Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Soạn bài Vịnh khoa thi hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.94 KB, 3 trang )

Soạn bài:

VỊNH KHOA THI HƯƠNG
--- TRẦN TẾ XƯƠNG ---

I.TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: Trần Tế Xương (1870 – 1907)
- Thường gọi là Tú Xương
- Quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
- Ông có cá tính rất phóng túng nên dù có tài nhưng thi đến tám lần chỉ đổ tú tài. - Tú Xương sống vào giai đoạn giao thời, giữa lúc xã hội phong kiến chuyển sang
xã hội thực dân nửa phong kiến. HIện thực cuộc sống đó đã được Tú Xương phản
ánh sinh động và sắc nét trong các bài thơ trào phúng đặc sắc.
- Bên cạnh đó, Tú Xương còn có những bài thơ trữ tình đằm thắm mà tiêu biểu là
những bài thơ viết về người bạn đời hiền thục, tần tảo của mình – bà Tú.
- Cũng như Nguyễn Khuyến, Tú Xương có công phát triển tiếng Việt văn học, Việt
hóa thể thơ Đường Luật, góp phần đổi mới nghệ thuật dân tộc.
- Ông để lại khoảng 100 bài thơ đều bằng tiếng Việt.
2. Tác phẩm:
- Vịnh khoa thi hương (hay Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu) là bài thơ thuộc về
đề tài “ thi cử” – một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương. Do chính
hiện thực lúc bấy giờ xã hội có nhiều biến chuyển suy tàn nên việc thi cử có phần
nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến.
→ Qua đó nhà thơ thể hiện thái đọ mỉa mai, phê phán của mình trước hiện thực đó.
II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Câu 1: Hai câu thơ đầu: nhà thơ giới thiệu về kì thi
– Kì thi đó là kì thi nhà nước mở ra ba năm một lần -> rất lâu và khó khăn cho
những người đi thi vì ba năm những chỉ quyết định có một vài người đỗ đạt
– Tuy nhiên nhà thơ đã kể lại khoa thi ấy với hình thức là thi giữa trường Nam



với trường Hà
– Chữ “lẫn” thể hiện sự lẫn lộn xáo trộn của kì thi
→ Nhà thơ như đang cười chính những người tổ chức ra kì thi ấy, ba năm một
lần chỉ làm khổ những kẻ ngày đêm đèn sách để đợi chờ những kì thi ấy. Đến lúc
không đỗ lại phải đợi ba năm, mà quãng thời gian ấy đâu phải là ngắn. Không
những thế tổ chức lại còn xếp lẫn sĩ tử của nơi này với nơi khác một cách xáo trộn
lẫn lộn không có khoa học
Câu 2:

Hình ảnh sĩ tử và quan trường:

Hình ảnh sĩ tử và quan trường là hia hình ảnh tiêu biểu nhất trong một kì thi:
sĩ tử (người đi thi) và quan trường (người coi thi).
Trong những câu thơ Tú Xương đã dùng nghệ thuật đảo ngữ để nhằm nhấn
mạnh tính chất của những nho sĩ khác thường “ lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ”, hình ảnh
lôi thôi, luộm thuộm, không gọn gàng, tác phong không nghiêm trang thật là coi
khinh không coi kì thi ra gì. Thật đáng phê phán. Chỉ riêng hình ảnh người sĩ tử
như vậy chúng ta đã thấy được sự nhố nhăng, ô hợp trong một kì thi trong cái xã
hội phong kiến ấy đem lại.
Không chỉ hình ảnh người sĩ tử mà cả hình ảnh quan trường “ậm ọe” “
miệng thét loa” cho ta thấy hình ảnh một giám thị coi thi ấy mà không đứng đắn,
chỉnh tề mà ra vẻ oai hờ. Ở đây Tú Xương cũng đã dùng biện pháp đảo ngữ ậm ọe
quan trường cũng cho người đọc hình dung được tính lộn xộn trong trường thi.
Câu 3: Hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện
pháp nghệ thuật đối ở hai câu 5,6 :
Đối lập với hình ảnh sĩ tử và quan trường là hình ảnh quan sứ và bà đầm. Để
diễn tả hai hình ảnh quan sứ và bà đầm Tú Xương đã sử dụng tinh tế biện pháp đảo
ngữ và nghệ thuật đối. Trong không khí linh đình đón quan sứ và bà đầm “cắm rợp
trời” như vậy nhưng Tú Xương muốn ẩn ý nhằm phê phán, chế giễu, đả kích châm
biếm sâu cay với hình ảnh: cờ trước, người sau, váy trước, người sau.

→ Tạo nên tiếng cười hài hước nhưng trong đó cũng là nỗi đau chua xót của tác
giả khi phải đứng nhìn cảnh tượng trường thi lố lăng.
Câu 4: Tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi:


Câu kết là tâm sự đau xót, chua chát của nhà thơ trước hiện thực đất nước.
Câu thơ vừa là lời tự vấn mình, vừa hướng đến những người đồng môn.
Bài thơ thể hiện nỗi đau đớn xót xa của nhà thơ trước vận mệnh dân tộc. Nỗi
đau đớn xót xa ấy thể hiện tác giả là người trọng danh dự, danh dự của các trí thức
nho học và là người có tấm lòng với dân với nước. Là con người biết trọng danh
dự, với tấm lòng lo nước thương đời, ông Tú muốn đánh thức ý thức dân tộc trong
con người Việt nam, nhất là những người tài, những người có trách nhiệm và có
khả năng cứu nước, cứu đời.
Giọng điệu chính của bài thơ là giọng điệu trào phúng, nhưng ở hai câu kết,
tác giả đã dùng giọng điệu trữ tình.
Sống trong hiện thực đen tối của xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ
XIX, biết trọng danh dự, biết đau xót trước hiện thực dân tộc như Tú Xướng là một
thái độ rất đáng trân trọng. Những nhà Nho như Tú Xương không đủ sức, đủ điều
kiện để đứng lên cầm súng chống giặc, cải tạo đất nước nhưng họ đã dùng ngòi bút
để thể hiện tấm lòng mình với dân tộc và đánh thức ý thức dân tộc trong mỗi người
Việt Nam. Những nhà thơ như Tú Xương đã góp phần làm nên sức mạnh Việt
Nam.



×