Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

BÀI GIẢNG KINH tế CHÍNH TRỊ CHUYÊN đề KINH tế VI mô, NHỮNG vấn đề CHUNG về KINH tế VI mô và lý THUYẾT CUNG cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 27 trang )

1
Chuyên đề
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ
VÀ LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát triển vô cùng mạnh mẽ trong suốt
thế kỷ qua. Giá trị của cải, sự phong phú của hàng hoá và dịch vụ đã tăng lên rất
nhiều. Có nhiều quốc gia trở nên rất giàu có, trong khi còn nhiều quốc gia khác lại
rất nghèo. Nhưng có một thực tế kinh tế luôn tồn tại ở mọi nơi và mọi lúc đó là sự
khan hiếm. Sự khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể thoả
mãn tất cả mọi nhu cầu ngày càng tăng của con người. Tất cả mọi nền kinh tế đều
tìm cách sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm một cách có hiệu quả nhất để
thỏa mãn nhu cầu của con người. Kinh tế học giúp chúng ta hiểu về cách giải quyết
vấn đề khan hiếm đó trong các cơ chế kinh tế khác nhau.
NỘI DUNG
I. Những vấn đề chung về kinh tế học vi mô
1. Kinh tế học và nền kinh tế
* Khái niệm:
- Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức xã hội phân bổ các
nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra các HH & DV có giá trị và phân phối chúng
cho các thành viên trong xã hội.
Trong khái niệm này có hai vấn đề cần làm rõ:
+ Nguồn lực có tính khan hiếm: xét về thời gian nhất định, nguồn lực là có
giới hạn, không dủ để sản xuất sản phẩm theo nhu cầu của con người. Do đó, xã hội
phải luôn lựa chọn xem nên sử dụng nguồn lực đó vào việc gì? Sử dụng như thế
nào? Và sử dụng cho ai?
+ Sử dụng phân bổ nguồn lực đó một cách hiệu quả. Theo đó, hiệu quả ở đây có nghĩa
là không lãng phí, hoặc sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm để thỏa mãn nhu cầu.


2


Vì vậy, kinh tế học giúp ta nhận thức được thực tế của sự khan hiếm, và dự kiến
tổ chức xã hội như thế nào để sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả nhất.
Đồng thời, kinh tế học giúp cho ta hiểu về cách thức vận hành của nền kinh
tế nói chung và cách ứng xử của từng thành viên tham gia nói riêng.
- Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ nguồn lực khan hiếm cho các mục đích sử
dụng khác nhau giữa các chủ thể XH. Cơ chế này nhằm giải quyết ba vấn đề kinh tế
cơ bản là: i) sản xuất cái gì?, ii) sản xuất như thế nào?, iii) sản xuất cho ai?
Để hiểu được cơ chế hoạt động của nền kinh tế chúng ta sẽ trừu tượng hoá
thực tế và xây dựng một mô hình đơn giản hoá về nền kinh tế. Nền kinh tế bao gồm
các bộ phận hợp thành và sự tương tác giữa chúng với nhau. Nền kinh tế có hai bộ
phận cơ bản là: i) người ra quyết định, ii) cơ chế phối hợp:

Người ra quyết định: Là bất cứ ai hoặc tổ chức nào ra các quyết định lựa
chọn, gồm có: Hộ gia đình, Doanh nghiệp và Chính phủ.
+ Hộ gia đình: Là một đơn vị ra quyết định. Tùy thuộc vào thị trường
mà các hộ gia đình đóng các vai khác nhau.
i.
Trong thị trường sản phẩm, hộ gia đình là người tiêu dùng. Các
hộ gia đình quyết định mua bao nhiêu HH&DV mỗi loại thông
ii.

qua cầu của họ biểu hiện ở mức giá mà họ sẵn sàng chi trả.
Trong thị trường các yếu tố, hộ gia đình là người chủ của các
nguồn lực, họ quyết định cung cấp bao nhiêu các nguồn lực đó
cho các DN. Có ba nguồn lực cơ bản là lao động, vốn và đất đai.


3
+ Doanh nghiệp là tổ chức mua hoặc thuê các yếu tố sản xuất và kết
hợp các yếu tố đó để sản xuất, bán các loại hàng hoá và dịch vụ.

+ Chính phủ tham gia vào nền kinh tế với tư cách là nhà cung cấp các hàng
hoá dịch vụ và điều tiết phân phối lại thu nhập. Thông thường, các Chính phủ cung
cấp hệ thống pháp luật, hạ tầng cơ sở, quốc phòng... , giới hạn sự lựa chọn của người
tiêu dùng, và điều tiết sản xuất và phân phối lại thu nhập.
Cơ chế phối hợp là cơ chế phối hợp sự lựa chọn của các thành viên kinh tế với
nhau. Cơ chế này nhằm giải quyết ba vấn đề KT cơ bản:
+ Sản xuất cái gì? Sản xuất hàng hoá dịch vụ gì, với số lượng bao nhiêu? mỗi
xã hội cần xác định nên sản xuất mỗi loại sản phẩm bao nhiêu trong vô số các hàng
hoá và dịch vụ có thể sản xuất được trong điều kiện nguồn lực khan hiếm và sản
xuất chúng vào thời điểm nào.
+ Sản xuất như thế nào? Quyết định sản xuất như thế nào nghĩa là do ai và
với tài nguyên nào, hình thức công nghệ nào, phương pháp sản xuất nào.
+ SX cho ai?Quyết định sản xuất cho ai đòi hỏi phải xác định rõ ai sẽ được
hưởng và được lợi từ những hàng hoá và dịch vụ của đất nước. Nói cách khác là
sản phẩm quốc dân được phân chia cho các thành viên trong xã hội như thế nào?
Có ba loại cơ chế kinh tế cơ bản là:
i)

cơ chế mệnh lệnh(cơ chế kế hoạch hoá tập trung), ba vấn đề kinh tế cơ
bản đều do Nhà nước quyết định.

ii)

Trong cơ chế thị trường, các vấn đề KT cơ bản do thị trường (cung-cầu) xác định.

iii)

Còn trong cơ chế hỗn hợp, cả Chính phủ và thị trường đều tham gia giải
quyết các vấn đề kinh tế cơ bản.


Hiện nay, các nước đều áp dụng cơ chế hỗn hợp để giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản.
Tuy nhiên, việc giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản đó khác nhau ở các nước khác nhau.
* Các bộ phận của kinh tế học
- Xét theo phạm vi nghiên cứu thì kinh tế học bao gồm:


4
Kinh tế học vi mô: Là môn học nghiên cứu cách thức ra quyết định của các
chủ thể kinh tế cũng như sự tương tác của họ trên các thị trường cụ thể.
Nó nhấn mạnh đến sự am hiểu chi tiết về các thị trường cụ thể…
+ Mục tiêu của các thành viên KT...
+ Các giới hạn (về nguồn lực và khả năng thanh toán...) của họ.
+ Phương pháp đạt được mục tiêu của các thành viên
Với tư cách là 1 khoa học cơ sở, KTH vi mô nghiên cứu bản chất của các hiện
tượng KT, tính quy luật và xu hướng vận động của các hiện tượng và quy luật KT
Kinh tế học vĩ mô: Là môn học nghiên cứu hoạt động của toàn bộ nền kinh
tế. Nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất
nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế.
Ví dụ qua bức tranh:
- Xét theo cách tiếp cận, kinh tế học gồm
Kinh tế học thực chứng: Mô tả và phân tích các sự kiện, các hoàn cảnh,
những mối quan hệ trong nền kinh tế.
Kinh tế học thực chứng thường liên quan đến các câu hỏi đó là gì? Tại sao lại
như vậy? Điều gì sẽ xảy ra nếu…
VD: Khi nhà nước đánh thuế vào xe máy nhập khẩu thì giá xe máy trong nước sẽ
tăng lên. Hoặc nếu giá hàng hóa tăng lên, người tiêu dùng ít mua hàng hóa đó đi.
Đây là vấn đề logic, khoa học mà chúng ta phải thừa nhận
Kinh tế học chuẩn tắc: Đưa ra những đánh giá, các chỉ dẫn hoặc khuyến
nghị dựa trên những nhận định chủ quan của cá nhân.
Nó liên quan đến những câu hỏi điều gì nên xảy ra, cần phải như thế nào?

VD: Chính phủ không nên thả nổi thị trường vàng bạc, vì như vậy sẽ dễ dẫn
đến sự đầu cơ, lũng đoạn.
2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của KTH vi mô
a. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của KTH vi mô
* Đối tượng của kinh tế học vi mô


5
- Tổng quan về KTH vi mô: Là môn khoa học KT cung cấp kiến thức lí luận
và phương pháp KT cho các môn quản lí DN trong các ngành KTQD; là khoa học
về sự lựa chọn trong các hoạt động KT của các chủ thể SXKD và người tiêu dùng.
- Đối tượng n/cứu của KTH vi mô n/c sự lựa chọn của các chủ thể KT để giải
quyết ba vấn đề cơ bản của mỗi tổ chức KT là SX cái gì, SX như thế nào và SX cho ai?
* Nội dung kinh tế học vi mô
Có thể giới thiệu một cách tổng quát nội dung chủ yếu để làm cơ sở định
hướng cho việc nghiên cứu cụ thể trong các chương tiếp theo.
- Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô, những vấn đề cơ
bản của doanh nghiệp, lựa chọn kinh tế tối ưu, ảnh hưởng của quy luật khan hiếm, lợi suất
giảm dần, quy luật chi phí tương đối ngày càng tăng, hiệu quả kinh tế.
- Cung và cầu: Nghiên cứu nội dung của cung và cầu, sự thay đổi cung cầu,
quan hệ cung cầu ảnh hưởng quyết định đến giá cả thị trường và sự thay đổi giá cả
trên thị trường làm thay đổi quan hệ cung cầu và lợi nhuận.
- Lý thuyết người tiêu dùng: Nghiên cứu các vấn đề về nội dung của nhu cầu và
tiêu dùng, các yếu tố ảnh hưởng, đường cầu, hàm cầu và hàm tiêu dùng, tối đa hóa lợi
ích và tiêu dùng tối ưu, lợi ích cận biên và sự co dãn của cầu...
- Thị trường các yếu tố SX: Nghiên cứu cung và cầu về lao động, vốn và đất đai.
- Sản xuất, chi phí và lợi nhuận: Nghiên cứu các vấn để về nội dung sản xuất
và chi phí, các yếu tố sản xuất, hàm sản xuất và năng suất, chi phí cận biên, chi phí
bình quân và tổng chi phí, lợi nhuận doanh nghiệp, quy luật lãi suất giảm dần, tối
đa hóa lợi nhuận, quyết định sản xuất và đầu tư, quyết định đóng cửa doanh nghiệp.

- Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền: Nghiên cứu về thị
trường cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền, quan hệ sản
xuất, giá cả, lợi nhuận.
- Vai trò của Chính phủ: Nghiên cứu khuyết tật của kinh tế vi mô, vai trò và sự
can thiệp Nhà nước.
b. Phương pháp nghiên cứu của KTH vi mô


6
Là một bộ phận cấu thành của kinh tế học, kinh tế học vi mô có phương pháp
nghiên cứu chung của kinh tế học. Tuy nhiên, do có đối tượng và nội dung nghiên cứu
riêng nên nó cũng có phương pháp nghiên cứu đặc thù của nó. Cụ thể:
- Phương pháp mô hình hóa: Xây dựng các giả thuyết KT và kiểm chứng
bằng thực nghiệm, nếu cho kết quả lặp lại nhiều lần đúng như giả thuyết thì được
coi là lý thuyết KT.
- Phương pháp so sánh tĩnh: Các biến số kinh tế luôn thay đổi và chịu tác
động của nhiều nhân tố, do đó, muốn kiểm tra giả thiết về mối quan hệ giữa các
biến số kinh tế, các nhà kinh tế thường sử dụng các kĩ thuật phân tích, thống kê
được thiết kế riêng cho trường hợp các yếu tố khác thay đổi.
- Phương pháp phân tích cận biên, so sánh giữa chi phí và lợi ích của sự lựa
chọn để đạt được mục tiêu định ra
- Phương pháp lựa chọn tối ưu
- Quan hệ nhân quả: Là quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Biến
độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, nhưng bản thân nó thì chịu sự tác động của
các biến số khác ngoài mô hình.
- Các phương pháp khác như phương pháp thống kê; phương pháp đơn giản
hóa các mối quan hệ; phương pháp cân bằng nội bộ, bộ phận…
3. Lý thuyết lựa chọn kinh tế
a. Những vấn đề cơ bản của lí thuyết lựa chọn
- Lựa chọn kinh tế là gì? Lựa chọn là cách thức mà các tác nhân trong nền

kinh tế đưa ra quyết định tối ưu về sử dụng các nguồn lực của họ.
Mỗi cá nhân, mỗi chủ thể trong nền kinh tế sẽ có những mục tiêu và nguồn lực
khác nhau. Hộ gia đình thì có mục tiêu tối đa hóa lợi ích, doanh nghiệp sản xuất có
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, Chính phủ, mục tiêu tối đa hóa phúc lợi xã hội,
tức là đạt được tổng lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế.
Theo đó, lý thuyết lựa chọn cố gắng giải thích tại sao họ lựa chọn và cách
thức lựa chọn của họ.


7
- Vì sao phải lựa chọn? xuất phát từ hai lý do sau:
Thứ nhất: Nguồn lực kinh tế là có hạn, trong khi mục tiêu và nhu cầu của
con người thì vô hạn.
+ Hộ gia đình thì có mục tiêu tối đa hóa lợi ích nhưng lại bị giới hạn bởi ngân
sách, tức là túi tiền mà hộ gia đình có, chính vì thế mà họ sẽ đưa ra quyết định lựa
chọn sao cho tối đa hóa lợi ích của mình trong sự ràng buộc ngân sách mà họ có.
+ Doanh nghiệp sản xuất có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, và bị giới hạn
bởi các nguồn lực đầu vào, họ sẽ đưa ra quyết định lựa chọn để đạt được lợi nhuận
cao nhất có thể có được trong điều kiện nguồn lực sản xuất hiện có.
+ Đối với Chính phủ, mục tiêu tối đa hóa phúc lợi xã hội, tức là đạt được
tổng lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế là lớn nhất với điều kiện giới hạn về
nguồn lực xã hội. Điều đó làm Chính phủ phải cân nhắc, phải lựa chọn phương án
sao cho tổng lợi ích xã hội là lớn nhất có thể.
Thứ hai: Một nguồn lực có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau
và chúng có thể thay thế cho nhau được trong sản xuất và trong tiêu dùng.
VD: người tiêu dùng có thể tiêu dùng nhiều loại HH khác nhau. Người nông
đân có thể sản xuất nhiều loại nông sản khác nhau. Hay một hàng hóa nhất định có
thể được sản xuất bằng nhiều loại đầu vào khác nhau. Theo đó, sự lựa chọn phải
được thực hiện trong tất cả những trường hợp này. Chính vì thế cần phải lựa chọn.
- Mục tiêu của lựa chọn: là nhằm tìm cách tối đa hoá (hay có thể thu nhiều

lợi ích nhất) trong điều kiện có những giới hạn về nguồn lực. Chẳng hạn,
+ Đối với người tiêu dùng là tối đa hoá lợi ích với khả năng ngân sách có hạn;
+ Đối với nhà sản xuất là tối đa hoá lợi nhuận trong điều kiện nguồn lực đầu
vào có hạn và khan hiếm;
+ Chính phủ cũng phải đưa ra quyết định về sử dụng ngân sách hữu hạn của
mình sao cho đạt lợi ích xã hội lớn nhất.
- Cơ sở của lựa chọn: là chi phí cơ hội.
Chi phí cơ hội là khái niệm hữu ích nhất được sử dụng trong lý thuyết lựa chọn.
Chi phí cơ hội là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra một sự lựa chọn KT.


8
Nói cách khác, chi phí cơ hội là những HH&DV cần thiết nhất bị bỏ qua để
thu được những HH&DV khác.
Ví dụ: nếu ban có hai phương án lựa chọn trong chiều nay là đi học và ở nhà
ngủ thì CPCH của việc bạn đi học là giấc ngủ.
Như vậy, việc tính toán chi phí cơ hội giúp chúng ta cân nhắc, so sánh các
phương án với nhau để từ đó lựa chọn được phương án tốt nhất. Điều đó là cần thết
khi đưa ra bất kỳ một sự lựa chọn nào.
b. Bản chất và phương pháp lựa chọn kinh tế
* Bản chất của sự lựa chọn kinh tế tối ưu là đưa ra quyết định tối ưu về SX
cái gì, SX như thế nào và SX cho ai trong giới hạn cho phép của nguồn lực hiện có.
Nói cách khác, là căn cứ vào nhu cầu vô hạn của con người, của xã hội, của
thị trường để ra quyết định tối ưu về SX cái gì, SX ntn và SX cho ai trong giới hạn
cho phép của nguồn lực hiện có.
Chằng hạn, để sản xuất ra HH chúng ta cần phải có các tài nguyên hay các
yếu tố sản xuất. Các yếu tố sản xuất là những đầu vào mà chúng ta sử dụng để sản
xuất ra HH mà chúng ta mong muốn, không có các yếu tố sản xuất, chúng ta
không thể sản xuất được cái gì cả
Nhưng một giới hạn cơ bản trong việc lựa chọn sản xuất và tiêu dùng của

chúng ta đó là sự khan hiếm các nguồn tài nguyên – các yếu tố sản xuất. Chúng ta
không thể sản xuất mọi thứ theo khối lượng mà chúng ta mong muốn, vì các nguồn
nguyên liệu đều khan hiếm theo mong muốn của ta. Điều đó đòi hỏi chúng ta đưa
ra những lựa chọn khó khăn, trong số nguồn lực có hạn chúng ta phải lựa chọn để
sản xuất HH này thì mất một cơ hội để sản xuất ra HH khác
Do đó, phải lựa chọn thế nào cho đạt tới tối ưu trong giới hạn nguồn lực cho
phép. Sự lựa chọn tối ưu trước hết ưu tiên về mặt kinh tế, nhưng đồng thời phải chú
ý thỏa đáng các vấn đề xã hội trong từng doanh nghiệp.
Chính sự lựa chọn đúng đắn sẽ cho phép ta có thể thu được nhiều lợi ích nhất
từ những nguồn lực mà chúng ta có.


9
*Phương pháp tiến hành lựa chọn kinh tế:
- Phương pháp tiến hành lựa chọn mà các nhà kinh tế hay dùng là giải các bài
toán tối ưu hoặc có thể sử dụng thông qua đường giới hạn khả năng sản xuất
(PPF).
Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) mô tả mức độ sản xuất tối đa mà một
nền kinh tế có thể đạt được với số lượng đầu vào và công nghệ sẵn có, nó cho biết khả
năng sản xuất khác nhau mà một xã hội có thể lựa chọn.
Đường giới hạn khả năng sản xuất chỉ ra một sự đánh đổi mà xã hội phải đối mặt.
Các khả năng sản xuất khác nhau
Khả năng
A
B
C
D
E
F


Máy tính ( chiếc)
1000
900
750
550
300
0

Ô tô (chiếc)
0
10
20
30
40
50

Đặc điểm của PPF
i.

Phản ánh trình độ sản xuất và công nghệ hiện có.

ii.

Phán ánh phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả.

iii.

Phản ánh chi phí cơ hội: cho thấy chi phí cơ hội của một hàng hoá này
nhờ vào việc đo lường trong giới hạn của hàng hoá.


iv.

Phản ánh tăng trưởng và phát triển khi nó dịch ra phía ngoài.


10
- Phương pháp lựa chọn tối ưu thông qua phân tích cận biên. Khi đưa ra quyết định
lựa chọn, các tác nhân thường sử dụng phương pháp so sánh giữa chi phí và lợi ích của sự
lựa chọn để đạt được mục tiêu định ra. Phương pháp này gọi là phương pháp cận biên.
Phép phân tích cận biên sẽ giúp chúng ta hiểu được cách thức lựa chọn của các
thành viên kinh tế. Bất cứ sự lựa chọn kinh tế nào cũng liên quan đến hai vấn đề cơ bản
là: chi phí và lợi ích của sự lựa chọn. Cả hai biến số này đều thay đổi khi các thành viên
kinh tế đưa ra các sự lựa chọn với quy mô khác nhau.
Theo đó, mọi thành viên kinh tế đều mong muốn tối đa hoá lợi ích ròng (NU)
Lợi ích ròng = Tổng lợi ích – Tổng chi phi
NU = TU - TC
NB đạt giá trị cực đại khi (NB)’ (Q) = 0, ta có:
(NU)’ (Q) = TU’ (Q) – TC’ (Q) = 0
=> MU - MC = 0
=> MU = MC
Vậy lợi ích ròng đạt giá trị cực đại khi:

MU = MC. Trong đó:

+ MU là lợi ích cận biên, nó phản ánh lợi ích thu thêm được khi sản
xuất, tiêu thụ thêm một đơn vị HH,DV
+ MC là chi phí cận biên, nó phản ánh chi phí tăng thêm khi sản xuất,
tiêu dùng thêm một đơn vị HH, DV.
Bản chất của phương pháp phân tích cận biên được hiểu như sau:
+ Nếu MU > MC thì mở rộng quy mô hoạt động sẽ làm tăng lợi ích ròng, vì

chi phí bỏ thêm khi mở rộng quy mô nhỏ hơn lợi ích thu thêm từ nó
+ Nếu MU = MC quy mô hoạt động là tối ưu.
+ Nếu MU < MC nên thu hẹp quy mô, vì thu hẹp quy mô hoạt động sẽ
làm tăng lợi ích ròng.
Như vậy, khi đưa ra các quyết định về sự lựa chọn kinh tế các thành
viên kinh tế luôn phải so sánh giữa phần tăng thêm về lợi ích và phần tăng
thêm về chi phí nhằm mục đích xác định một mức sản lượng tối ưu.


11
c. Ảnh hưởng của một số vấn đề có tính quy luật đến việc
lựa chọn kinh tế tối ưu
* Quy luật khan hiếm
Sản xuất cái gì, SX ntn và cho ai sẽ chẳng thành vấn đề nếu tài nguyên có
không hạn chế. Bởi vì tất cả mọi người muốn bao nhiêu cũng có, nên phân phối HH
và thu nhập thế nào giữa các giai cấp và con người cũng không sao
Nhưng thực tế, cuộc sống đã cho chúng ta thấy mọi HH đều không cho không
bởi vì nguồn lực hạn chế, tài nguyên ngày một khan hiếm và cạn kiệt.
Do vậy, vấn đề lựa chọn kinh tế tối ưu càng ngày càng đặt ra một cách nghiêm
túc, gay gắt và thực hiện khó khăn. Đó là đòi hỏi tất yếu của nhu cầu ngày một tăng và
tài nguyên ngày càng khan hiệm
- Nội dung QL: Một hoạt động của con người, trong đó có hoạt động kinh tế
đều sử dụng các nguồn lực. Các nguồn lực đều khan hiếm, có giới hạn đặc biệt là các
nguồn lực tự nhiên khó hoặc không thể tái sinh.
- Tác động: Dựa và quy luật này, các thành viên trong nền kinh tế sẽ đưa ra
quyết định lựa chọn trong giới hạn cho phép của mình để đạt được mục tiêu tối ưu
hóa (DN phải sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có)
* Quy luật hiệu suất giảm dần
Quy luật này nói lên mối liên hệ, không phải là giữa hai loại hàng hóa mà là
giữa đầu vào của quá trình sản xuất (như lao động) và đầu ra mà nó góp phần sản xuất.

Đây là một nội dung nghiên cứu nền tảng quan trọng của KTHVM
Ví dụ : DN sử dụng hai yếu tố đầu vào là K và L. Giả sử K cố định và L thay
đổi. Kết quả SX được biểu thị trên bảng


12

Chúng ta thấy rằng, việc tăng thêm lao động làm cho sản lượng tăng nhưng với
tốc độ chậm, đến một lúc nào đó, việc tăng thêm lao động sẽ còn làm giảm sản lượng.
- Nội dung QL: Khối lượng đầu ra có thêm ngày càng giảm đi, khi ta liên tiếp
bỏ thêm những đơn vị bằng nhau của một đầu vào biến đổi (như lao động) vào một số
lượng cố định của một đầu vào khác (như đất đai).
Nói một cách đơn giản: Nếu tăng dần lượng của một yếu tố đầu vào với giả
định các yếu tố khác không đổi, thì sản lượng tăng thêm của đầu ra ngày càng giảm.
- Tác động: DN tính toán lựa chọn kết hợp đầu vào một cách tối ưu.
* Quy luật chi phí cơ hội ngày một tăng
- Nội dung QL: Để có thêm một số lượng bằng nhau về một mặt hàng, xã hội
phải hy sinh ngày càng nhiều số lượng mặt hàng khác.
Quy luật này biểu biện bởi đường giới hạn khả năng sản xuất PPF
- Tác động: DN phải tính toán và lựa chọn sx cái gì, ntn là có lợi nhất
Tất cả các quy luật này đều nhằm mục đích giúp chúng ta tính toán, cũng như
đưa ra các quyết định lựa chọn để đạt hiệu quả cao nhất.
II. Lý thuyết cung - cầu
1. Cầu
Người tiêu dùng quyết định mua bao nhiêu hàng hoá hoặc dịch vụ căn cứ vào
rất nhiều yếu tố như giá của hàng hoá hoặc dịch vụ đó, thị hiếu của họ, giá của các
hàng hoá hoặc dịch vụ liên quan, thu nhập, thông tin, và các chính sách của Chính
phủ... Để hiểu rõ hành vi của người tiêu dùng, chúng ta sử dụng một khái niệm cơ
bản của kinh tế học đó là cầu.



13
* Khái niệm: Cầu là số lượng HH, DV mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua
ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với các điều kiện khác không đổi.
- Cầu khác nhu cầu: Nhu cầu là những mong muốn và nguyện vọng của con người
(thường là vô hạn). Sự khan hiếm làm cho hầu hết các nhu cầu không được thỏa mãn.
- Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán, tức là nhu cầu được đảm bảo bằng
một số lượng tiền tệ để có thể mua được số hàng hoá có nhu cầu
- Hiểu khái niệm như sau:
+ Điều kiện để hình thành cầu phải hội đủ hai yếu tố: muốn mua và có khả năng
mua (khả năng thành toán)
+ Cầu là số lượng HH, DV mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các
mức giá khác nhau, tức là mỗi mức giá khác nhau sẽ có một lượng cầu tương ứng.
Nên cần phải biểu diễn mối quan hệ giữa giá và số lượng HH nên cầu là một hàm số.
+ Chúng ta xem xét, nghiên cứu cầu với giả định các điều kiện khác không
đổi. Có nghĩa là trên thực tế có rất nhiều yếu tố tác động đến hành vi người tiêu
dung, nhưng để dễ hiểu và đơn giản hóa, chúng ta sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa giá
và lượng cầu được rõ rang hơn khi có giả định này.
- Cầu bao gồm:
+ Cầu cá nhân: Cầu của từng người tiêu dùng đối với một loại hàng hóa hoặc
dịch vụ nào đó là cầu cá nhân.
+ Cầu thị trường : Cầu thị trường về một hàng hoá hoặc dịch vụ là tổng tất cả
các cầu cá nhân của hàng hoá hoặc dịch vụ đó. Lượng cầu trên thị trường là tổng
lượng cầu của mọi người mua.
Trong thực tế cầu thị trường là cái mà ta có thể quan sát được. Vì vậy, trong
chương này chúng ta tập trung nghiên cứu cầu thị trường
* Lượng cầu và biểu cầu, đường cầu
- Lượng cầu: ứng với một mức giá sẽ có một số lượng hàng hóa được mua sắm
- số lượng cầu. Lượng cầu đối với một hàng hoá nào đó có thế lớn hơn lượng
hàng


hoá thực tế bán ra.


14
- Biểu cầu: Tổng hợp các số lượng cầu trong một bảng gọi là biểu cầu. Biểu
cầu là một bảng mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hóa mà người mua có khả
năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau.
Biểu này gồm hai cột: một cột phản ánh giá của hàng hóa, và một cột phản
ánh lượng cầu về hàng hóa đó.
Ví dụ: số liệu về tình hình tiêu dùng thịt lợn tại Canada trong một năm
Giá một kg thịt (P)
đôla/kg

0

Lượng cầu về thịt (Q)
nghìn tấn/năm.

286

1,30 2,30

3.3
0

4,30 5,30

6,30


260

220

200

160

240

180

Đường cầu hay đồ thị đường cầu: Khi mô tả biểu cầu trên một đồ thị (trục
tung là mức giá và trục hoành là lượng) thì đường biểu diễn này gọi là
đường cầu. Đường cầu là đường mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hóa
mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua với các mức giá khác nhau.
Đường cầu thị trường được xác định bằng cách cộng theo chiều ngang.
tất cả các đường cầu cá nhân. Hầu hết các đường cầu dốc xuống dới từ trái
sang phải, khi đó giá cả của hàng hóa hoặc dịch vụ giảm thì l ợng cầu tăng
lên và ngược lại.
Đường cầu dốc xuống do hai lý do: Hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập.

* Hàm cầu (phương trình cầu) và luật cầu


15
- Hàm cầu tuyến tính đơn giản có dạng: Qd= - aP + b
Trong đó:

Qd: Khối lượng cầu hàng hoá, dịch vụ

P: Giá cả hàng hoá, dịch vụ,
a,b: hằng số

- Luật cầu: Số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được yêu cầu trong khoảng thời
gian đã cho tăng lên khi giá của nó giảm xuống và ngược lại.
Trên thực tế, lượng cầu về một hàng hoá hoặc dịch vụ không chỉ phụ thuộc vào
giá của hàng hoá đó mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
* Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu:
- Giá của hàng hoá, dịch vụ (giá cả của chính nó) – theo luật cầu
- Thu nhập của dân cư
Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mua gì và
bao nhiêu đối với người tiêu dùng, vì thu nhập quyết định khả năng mua của người
tiêu dùng. Một nhà thống kê học người Đức tên là Emst Engel đã nghiên cứu cơ
cấu chi tiêu của các hộ gia đình và phát biểu mối quan hệ giữa thu nhập và cầu đối
với hàng hoá thành quy luật Engel. Quy luật này được các nhà kinh tế khác thừa
nhận và là một trong những quy luật kinh tế quan trọng. Nội dung của quy luật này
có thể được thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Đối với đa số hàng hoá và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên thì cầu đối với chúng
tăng lên và ngược lại. Các hàng hoá đó được gọi là các hàng hoá bình thường. Trong hàng
hóa bình thường lại có hàng hoá thiết yếu và hàng hoá xa xỉ. Hàng hoá thiết yếu là các
hàng hoá được cầu nhiều hơn khi thu nhập tăng lên nhưng sự tăng cầu là tương đối nhỏ
hoặc xấp xỉ như sự tăng của thu nhập. Các hàng hoá xa xỉ là các hàng hoá được cầu tương
đối nhiều khi thu nhập của bạn tăng lên.
+ Đối với một số hàng hoá và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng
mua ít đi và ngược lại. Các hàng hoá đó có tên gọi là hàng hoá cấp thấp.


16
- Giá của HH, DV có liên quan: Khi mua sắm hàng hóa, người tiêu dùng
còn rất quan tâm đến giá của các hàng hóa liên quan. Mỗi hàng hoá có hai

loại hàng hoá liên quan là hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung.
+ Hàng hoá thay thế là những hàng hoá giống hàng hoá đang xem xét
hoặc có cùng giá trị sử dụng hay thoả mãn cùng nhu cầu. Hàng hoá bổ sung
là các hàng hoá được sử dụng cùng nhau,
- Thị hiếu của người tiêu dùng - tỷ lệ thuận. Thị hiếu là ý thích của con
người. Thị hiếu cho biết người tiêu dùng muốn mua loại hàng hóa nào. Tuy
nhiên, thị hiếu thường rất khó quan sát và các nhà kinh tế thường giả định là thị
hiếu không phụ thuộc vào giá của hàng hoá và thu nhập của người tiêu dùng.
Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân tố như tập quán tiêu dùng, tâm lý lứa tuổi, giới
tính, tôn giáo... Thị hiếu cũng có thể thay đối theo thời gian và chịu ảnh hưởng lớn của
quảng cáo. Người tiêu dùng thường sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua các hàng hoá có
nhãn mác nổi tiếng và được quảng cáo nhiều.
- Kỳ vọng của người tiêu dùng về giá - tỷ lệ thuận. Khi mua sắm hàng hóa,
người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến các yếu tố như trình bày ở phần trên. Các kỳ
vọng cũng chi phối rất nhiều quyết định mua sắm của họ.
Ví dụ, nếu bạn kỳ vọng rằng giá hàng hóa bạn định mua sẽ giảm mạnh trong
thời gian tới, tất nhiên bạn sẽ cân nhắc việc dừng mua tại thời điểm hiện tại, có nghĩa
là cầu giảm. Hoặc nếu bạn kỳ vọng rằng thu nhập của bạn sẽ tăng cao trong thời gian
tới (do ký được hợp đồng, do được thăng tiến...) bạn có thể tiêu dùng nhiều hơn trong
hiện tại, cầu của bạn tăng.
+ Số lượng người tiêu dùng, chính sách thuế, chính sách đầu tư…
Như vậy, có thể kết luận rằng sự thay đổi của bất cứ yếu tố nào khác giá bản
thân hàng hóa sẽ gây ra sự dịch chuyển của đường cầu chứ không phải là sự vận động
dọc theo đường cầu. Khi đường cầu dịch chuyển sang bên phải, chúng ta gọi là cầu
tăng và khi cầu dịch sang bên trái, chúng ta gọi là cầu giảm.
* Hàm số cầu tổng quát có dạng:


17
Khi tổng hợp tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, chúng ta có thế biểu diễn mối quan

hệ giữa lượng cầu đối với hàng hoá và các yếu tố ảnh hưởng dạng hàm số tổng quát sau:
Qdx= f(Px,Pr, Y, T, Ntd, E…)
Trong đó: - Qd: Lượng cầu hàng hóa X,
- Px: Giá hàng hóa X,
- Pr: Giá của các hàng hóa có liên quan,
- T: Sở thích của người tiêu dùng,
- Y: Thu nhập của người tiêu dùng,
- Ntd: Số lượng người tiêu dùng,
- E: các kì vọng…
* Sự di chuyển lượng cầu và dịch chuyển của đường cầu
Lượng cầu thay đổi do sự thay đổi của giá, vì mỗi mức giá tương ứng với một
giá trị cụ thể của lượng cầu nên sự thay đổi của giá này biểu hiện là sự di chuyển dọc
đường cầu.
Còn sự thay đổi của những yếu tố khác ngoài giá (giá cố định) thì cùng một
mức giá, chúng ta có những giá trị khác nhau của lượng cầu, nên biểu thị cho sự thay
đổi này là sự dịch chuyển của đường cầu.

- Sự dịch chuyển dọc trên đường cầu khi giá của chính nó thay đổi
- Sự dịch chuyển đường cầu khi các nhân tố ngoài giá của nó tác động
2. Cung
* Khái niệm: Cung là số lượng HH, DV mà người bán có khả năng và sẵn sàng
bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với điều kiện các yếu tố


18
khác không đổi.
Hiểu khái niệm như sau: cũng giống như cầu
+ Điều kiện để hình thành cung phải hội đủ hai yếu tố: người bán muốn bán và
có khả năng cung ứng HH ra thị trường
+ Cung là số lượng HH, DV mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các

mức giá khác nhau, tức là mỗi mức giá khác nhau sẽ có một lượng cung tương ứng.
Nên cần phải biểu diễn mối quan hệ giữa giá và số lượng HH nên cung là một hàm số.
+ Chúng ta xem xét, nghiên cứu cầu với giả định các điều kiện khác không
đổi ngoài giá. Có nghĩa là trên thực tế có rất nhiều yếu tố tác động đến hành
vi người tiêu dung, nhưng để dễ hiểu và đơn giản hóa, chúng ta sẽ tìm hiểu
mối quan hệ giữa giá và lượng cung được rõ ràng hơn khi có giả định này.
- Lượng cung: là số lượng HH&DV mà người bán muốn bán và có khả
năng bán tại một mức giá cho trước trong một thời gian nhất định
- Cung bao gồm:
+ Cung của từng nhà SX đối với một loại hàng hoá hoặc dịch vụ là cung cá nhân.
+ Cung thị trường về một loại hàng hoá hoặc dịch vụ là tổng các lợng cung cá
nhân của hàng hoá hoặc dịch vụ đó.
Trên thị tế cung thị trường là cái mà ta có thể quan sát đợc, vì vậy trong chương
này chúng ta tập trung nghiên cứu cung thị trường.
* Biểu cung và đường cung
Biểu cung là bảng liệt kê lượng hàng hoá cung ứng ở các mức giá khác nhau,
nó mô tả mối quan hệ giữa giá thị trường của hàng hoá đó và lượng hàng hoá mà
người sản xuất muốn sản xuất và bán, trong khi các yếu tố khác không thay đổi.
Biểu cung là một bảng gồm hai cột: Một cột phản ánh giá và một cột
phản ánh lượng cung.
Ví dụ: số liệu về tình hình doanh nghiệp cung cấp thịt lợn ở Canada trong
một năm được tổng hợp theo biểu sau:
Giá một kg thịt (P)

0

1,30 2,30

3.3


4,30 5,30

6,30


19
đôla/kg
Lượng cung về thịt (Q)
nghìn tấn/năm.

0
0

80

160

220

260

300

340

Đường cung: Khi mô tả biểu cung này trên một đồ thị với trục tung là
giá và trục hoành biểu thị lượng thì đường biểu diễn này gọi là đường cung.
Đường cung là đường mô tả mối quan hệ giữa lượng cung và giá cả của hàng
hoá đó. Đường cung có chiều hướng dốc lên từ trái sang phải đối với hầu hết các mặt
hàng tiêu dùng cá nhân.


Một lý do quan trọng dẫn đến đường cung dốc lên là lượng đầu vào biến đổi
tăng lên trong khi các đầu vào khác cố định.
* Luật cung và hàm cung
- Luật cung: Số lượng hàng hóa được cung ứng trong khoảng thời gian nhất
định sẽ tăng lên khi giá của hàng hoá hoặc dịch vụ đó tăng lên và ngược lại.
Nói cách khác, cung của các hàng hoá hoặc dịch vụ có mối liên hệ cùng chiều
với giá cả của chúng. Tức là giá cả và lượng cung có mố quan hệ đồng biến, khi mức
giá tăng thì lượng cung tăng và ngược lại.
- Hàm cung: Qs = c. P + d
Trong đó: Qs: Khối lượng cung
P: Giá cả hàng hoá,
c, d: hằng số
* Các nhân tố ảnh hưởng đến cung


20
- Giá của hàng hoá, dịch vụ
- Công nghệ chế tạo ra hàng hoá: Công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến
số lượng hàng hoá được sản xuất ra. Công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng
suất

và do đó nhiều hàng hoá được sản xuất ra.
- Giá cả các yếu tố sản xuất (đầu vào): Giá yếu tố đầu vào tác động trực tiếp

đến chi phí sản xuất và do đó ảnh hưởng đến lượng hàng hoá mà các hãng muốn bán.
Nếu như giá của các yếu tố đầu vào giảm, chi phí sản xuất sẽ giảm, lợi nhuận sẽ lớn và
do đó hãng sẽ muốn cung nhiều hàng hóa hơn. Khi giá đầu vào tăng lên, chi phí sản
xuất tăng, khả năng thu lợi nhuận giảm do đó hãng cung ít sản phẩm hơn.
- Chính sách thuế, lãi suất tiền gửi: Nhà nước sử dụng thuế như công cụ điều

tiết sản xuất. Đối với các hãng thì thuế là chi phí, do vậy khi Chính phủ giảm thuế,
miễn thuế hoặc trợ cấp có thể khuyến khích sản xuất làm tăng cung. Ngược lại, nếu
Chính phủ đánh thuế sẽ hạn chế sản xuất và làm giảm cung.
- Số lượng người SX, cung ứng:
- Kỳ vọng của nhà SX, cung ứng về giá HH, DV trong tương lai: Cũng
giống như người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng đưa ra quyết định cung
cấp của mình dựa vào các kỳ vọng. Ví dụ, nếu các nhà sản xuất kỳ vọng thời
gian tới giá hàng hóa sẽ giảm vì Chính phủ sẽ mở cửa thị trường đối với các
nhà sản xuất nước ngoài, các nhà sản xuất có khả năng cạnh tranh mạnh hơn,
họ phải cố gắng sản xuất để

tăng

cung hiện tại.

* Hàm cung tổng quát có dạng:
Khi tổng hợp tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến cung, chúng ta có thể
biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung đối với hàng hoá và các yếu tố ảnh
hưởng dạng hàm số tổng quát sau:
Qs.x= f(Px,,Pi, Y, T, Ns, E…)
Trong đó: - Qs.x: Lượng cung hàng hóa X,
- Px: Giá cả hàng hóa X
- Pr: Giá các yếu tố đầu vào SX hàng hóa X,


21
- T: Công nghệ,
- Y: Thu nhập của người tiêu dùng,
- Ns: Số lượng người SX,
- E: các kì vọng…

* Sự di chuyển của lượng cung và dịch chuyển đường cung
- Sự dịch chuyển dọc trên đường cung khi giá của chính nó tác động
- Sự dịch chuyển đường cung khi các nhân tố ngoài giá của nó tác động

3. Cân bằng cung – cầu trên thị trường
* Trạng thái cân bằng trên thị trường
- Trạng thái cân bằng cung cầu là trạng thái mà số lượng hàng người sản xuất
cung ứng đúng bằng với số lượng hàng người tiêu dùng yêu cầu đối với một hàng hoá
nào đó trong một thời gian nhất định.
- Tại trạng thái cân bằng có thể xác định được giá cân bằng (Pe) và sản lg cân bằng
(Qe).
- Điểm cân bằng trên thị trường được xác định bằng cách kết hợp biểu cung và
biểu cầu hoặc kết hợp đường cung và đường cầu


22

* Sự thay đổi trạng thái cân bằng của thị trường
Cân bằng thị trường không phải là một trạng thái vĩnh cửu mà nó có
thể thay đổi khi các yếu tố của cung và cầu thay đổi. Các yếu tố đó thay đổi
sẽ làm dịch chuyển đường cung và đường cầu. Kết quả là các trạng thái cân
bằng mới được thiết lập.
- Cung không đổi, cầu tăng: Cầu tăng làm dịch chuyển đường cầu sang
phải, theo đó giá và sản lượng cân bằng đều tăng.

- Cầu không đổi cung giảm: cung giảm tức đường cung dịch chuyển sang trái,
theo đó giá cân bằng tăng nhưng sản lượng cân bằng giảm.


23


- Cầu và cung giảm cùng mức độ: khi cầu và cung cùng giảm thì cả hai đường
đều dịch chuyển sang trái (như hình vẽ).
Ta có kết luận: mức sản lượng cân bằng giảm, còn mức giá cân bằng thì chưa
thể kết luận ( vẽ thêm một số hình vẽ chỉ ra sự dịch chuyển của cầu nhiều hơn của
cung hay của cung nhiều hơn của cầu thì sẽ quyết định mức giá cân bằng).

- Cầu giảm ít, cung tăng nhiều hơn


24

* Trạng thái dư thừa và thiếu hụt trên thị trường
Trạng thái dư thừa và thiếu hụt của thị trường là trạng thái biểu hiện cungcầu không ăn khớp với nhau, là trạng thái vượt quá trạng thái cân bằng. Cụ thể là
khi giá thị trường cao hơn hoặc thấp hơn giá cân bằng thì sẽ xuất hiện trạng thái dư
thừa hoặc thiếu hụt của thị trường.
- Trạng thái dư thừa của thị trường: Với mức giá cao hơn giá cân bằng thị
trường (P1>Po) sẽ xảy ra lượng cung lớn hơn lượng cầu, do đó dư cung HH ế thừa.
Vì với mức giá cao hơn giá cân bằng trên thị trường, người SX sẽ mong muốn
cung ứng nhiều hàng hóa hơn (theo luật cung). Tuy nhiên, người tiêu dùng sẽ giảm bớt
nhu cầu của mình (theo luật cầu) và do đó sẽ xuất hiện sự dư thừa của thị trường.
Tóm lại, sự dư thừa của thị trường là kết quả của cung lớn hơn cầu ở mức giá
nào đó (thặng dư cung).

- Trạng thái thiếu hụt của thị trường: Với mức giá thấp hơn mức giá cân bằng
trên thị trường (P2

25
sẽ khan hiếm, thiếu hụt. Vì với mức giá thấp hơn giá cân bằng trên thị trường, mức lợi

nhuận đối với các nhà sản xuất sẽ giảm xuống và các nhà sản xuất sẽ có ít mong muốn
cung cấp hàng hóa cho thị trường (theo luật cung). Đồng thời khi giá thấp xuống tạo điều
kiện cho người tiêu dùng có khả năng mua hàng hóa (theo luật cầu) và do đó khoảng cách
giữa cung và cầu càng lớn gây ra hiện tượng thiếu hụt trên thị trường.
Tóm lại, thiếu hụt trên thị trường là kết quả của việc cầu lớn hơn cung ở một
mức giá nào đó (thặng dư cầu).

- Sự can thiệp của Chính phủ khi dư cung thị trường
+ Quy định giá sàn (Psàn>P0), Mục tiêu của giá sàn là bảo vệ người bán, bao tiêu
sản phẩm hỗ trợ người SX
+ Giá sàn là mức giá thấp nhất đối với một hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể do CP quy
định. Đây cũng là một hình thức can thiệp trực tiếp giá mà các CP thường áp dụng.

- Sự can thiệp của CP khi thị trường thiếu hụt


×