Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

BÀI GIẢNG KINH tế CHÍNH TRỊ CHUYÊN đề KINH tế VI mô, cấu TRÚC THỊ TRƯỜNG, CẠNH TRANH và độc QUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.01 KB, 20 trang )

1
Chuyên đề
CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG, CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN
I. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

1.1. Khái niệm, đặc điểm của thị trường và doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
- Khái niệm: Cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó có nhiều người
mua và nhiều người bán và không người mua và người bán nào có thể ảnh hưởng
đến giá cả thị trường.
Từ khái niệm này ta nhận thấy
+ Đặc điểm quan trong của thị trương này là số lượng sản phẩm mà mỗi doanh
nghiệp cung ứng không có ảnh hưởng gì đến giá cả trên thị trường.
+ Mỗi DN trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là người chấp nhận giá.
+ Giá cả được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường và DN là người chấp
nhận mức giá đó.
+ Đường cầu đối với HH của mỗi DN sẽ là một đường nằm ngang do bất kể
lượng cung của họ là bao nhiêu thì họ cũng nhận được một mức giá không đổi.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về sự chấp nhận giá của các doanh nghiệp hoạt động
trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và để mô tả đúng đường cầu đối với HH của
các DN này, chúng ta xét đến những đặc điểm của thị trường CTHH.
- Những đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Thứ nhất, có rất nhiều người mua và rất nhiều người bán trên thị trường.
+ Điều này đảm bảo sản lượng của mỗi doanh nghiệp trong thị trường CTHH
không làm ảnh hưởng đáng kể đến thị trường.
+ Do có rất nhiều người bán và người mua nên thị phần của mỗi DN sẽ rất nhỏ so
với toàn thị trường và DN không có khả năng tác động đến quan hệ cung cầu trên thị
trường để có thể thay đổi giá cả mà họ luôn phải chấp nhận mức giá chung của thị trường
Thứ hai, sản phẩm tương đối đồng nhất,


2


+ Tức là không có sự khác biệt giữa các sản phẩm và chúng ta không thể phân biệt
được sản phẩm đó là của ai, để cho sản phẩm của các DN có thể thay thế hoàn hảo nhau.
+ Theo đó người tiêu dung có thể sử dụng sản phẩm của bất kỳ nhà sản xuất
nào cũng đều cảm thấy thỏa mãn như nhau.
VD: ra chợ mua rau, gạo, các nạ hoàn toàn không thể xác định được chúng
được bán ở cho do nông dân nào sản xuất.
Thứ ba, thông tin đầy đủ tức là mọi hành vi của người bán đều được phản ánh,
và tất cả người tiêu dung đều được biết như nhau và một cách đầy đủ.
VD: xăng dầu được niêm yết với giá 15.450, không một người mua nào không
biết về điều này.
Thứ tư, không có gì cản trở việc gia nhập và rút khỏi thị trường (tức là
không có rào cản gia nhập hay rút lui).
+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở mỗi thời điểm, mỗi người đều phải được
tự do trở thành người mua hoặc người bán, được tự do gia nhập thị trường và được
trao đổi ở cùng một mức giá như những người trao đổi hiện hành.
+ Tương tự, nó đòi hỏi không có trở ngại nào ngăn không cho một người nào đó
thôi không là người mua hoặc người bán trong thị trường và vì thế rút khỏi thị trường.
- Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
+ Doanh nghiệp là người chấp nhận giá trên thị trường. Đặc điểm này được
phân tích rõ ở trên, do thị phần của mỗi DN là rất nhỏ, nếu DN đặt giá cao hơn giá
thị trường thì DN sẽ không thể bán được HH vì người tiêu dung sẽ chuyển sang tiêu
dung HH của Dn khác, do sản phẩm là đồng nhất
+ Đường cầu của doanh nghiệp co giãn hoàn toàn
Do doanh nghiệp là người chấp nhận giá trên thị trường nên với mọi mức sản
lượng của doanh nghiệp đều bán ở mức giá thị trường


3
(đường cầu co giãn hoàn toàn là đường cầu ntn? Đó là một đường nằm ngang.)
Điều này hoàn toàn đúng do DN CTHH là người chấp nhận giá trên thị trường. Mức

giá này là cố định và DN chỉ có thể quyết định cung ứng mức sản lượng mà thôi.
Nói cách khác, các doanh nghiệp cạnh tranh không có ảnh hưởng độc lập đến
giá thị trường. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có sản lượng quá nhỏ so với
dung lượng thị trường, do đó các quyết định sản lượng của doanh nghiệp không có
ảnh hưởng đáng kể đến giá.
Theo đó, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đứng trước đường cầu nằm
ngang đối với sản lượng của mình.
Cần phân biệt đường cầu thị trường và đường cầu mà một doanh nghiệp cụ
thể phải đối mặt. Đường cầu thị trường luôn luôn là một đường dốc xuống dưới và
được biểu diễn ở hai hình 3.4a, 3.4b dưới đây.
P

P

d

3.4a

D

3.4b

q

Q

Hình 3.4: Đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và đường cầu thị trường

- Đường doanh thu cận biên của DN co giãn hoàn toàn. Xuất phát từ đặc
điểm thứ hai, như ta biết:

MR = TR’(Q) = (P.Q) (Q) = P (vì P là 1 hằng số cho trước)
=> MR trùng với đường cầu của DN => MR là đường co giãn hoàn toàn.
1.2. Quyết định sản xuất của doanh nghiệp trong ngắn hạn
* Nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận
- Quy tắc chung là lợi nhuận được tối đa hóa khi doanh thu cận biên bằng chi
phí cận biên MR = MC. Tức là một đồng chi phí bỏ ra thêm bằng doanh thu thêm
được khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.


4
Chứng minh bằng phương pháp đại số:
Xuất phát: TP = TR – TC
Lợi nhuận được tối đa hóa tại điểm mà tại đó sự gia tăng của một đơn vị sản
lượng làm TP không đổi, nghĩa là ∆TP / ∆Q = 0
∆TP / ∆Q = ∆TR / ∆Q - ∆TC / ∆Q = 0
Do: ∆TR / ∆Q = MR và ∆TC / ∆Q = MC
Nên chúng ta kết luận rằng lợi nhuận đạt cực đại khi MR – MC = 0
Hay MR = MC
- Trong CTHH: Doanh thu cận biên không đổi và bằng giá bán: MR = P.
=> Giá bán bằng chi phí cận biên: P =MC.
Vì doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo gặp đường cầu nằm ngang, nên đường cầu
mà doanh nghiệp gặp cũng chính là đường doanh thu bình quân và doanh thu cận biên
Dọc theo đường cầu này, doanh thu cận biên bằng giá MR = P. Do vậy, quy
tắc tối đa hóa lợi nhuận đối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là MC = P. Đây
chính là điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận.

* Các trường hợp xảy ra trong kinh doanh
- Doanh nghiệp có lợi nhuận P > ATCmin (đã nghiên cứu ở phần trên)
- Doanh nghiệp hoà vốn (hình a) P = ATCmin
Điểm hòa vốn: Điểm hòa vốn là điểm có tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Ở

điểm hòa vốn hãng không có lợi nhuận kinh tế.
Trong ngắn hạn, điểm hòa vốn của hãng là điểm giá bằng tổng chi phí bình quân


5
nhỏ nhất. (P = ATCmin)
- Doanh nghiệp chọn sản lượng để tối thiểu hoá thua lỗ (hình b)
AVCmin< PĐiểm tiếp tục sản xuất: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi giá bán sản
phẩm nhỏ hơn Tổng chi phí bình quân và lớn hơn chi phí biến đổi bình quân (AVC < P <
ATC) thì khi đó doanh nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất (nhưng sản xuất ở mức cầm chừng).
Trong quá trình này, doanh nghiệp cần phải lựa chọn một quy mô sản xuất phù
hợp, đồng thời tiếp tục đổi mới, tổ chức sắp xếp lại sản xuất và quản lý để giảm chi
phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm cách mở rộng thị trường.
- Doanh nghiệp đóng cửa sản xuất ( hình c) P < AVCmin
Điểm đóng cửa sản xuất: Trong kinh doanh không phải thua lỗ là đóng cửa,
nhưng đã đến điểm (hoặc ngưỡng) đóng cửa thì cần phải đóng cửa ngay.
+ Điểm đóng cửa sản xuất là điểm mà tại đó giá bán nhỏ hơn hoặc bằng chi
phí biến đổi bình quân nhỏ nhất (P ≤ AVCmin).
+ Xác định mức giá ở điểm đóng cửa thực chất là xác định chi phí biến đổi
bình quân nhỏ nhất. Điều kiện này cũng có nghĩa là tổng doanh thu nhỏ hơn hoặc
bằng chi phí biến đổi.

1.3. Đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh
* Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp
- Đường cung ngắn hạn của DN là đường biểu diễn mức sản lượng mà doanh
nghiệp sẵn sàng cung ứng ở mỗi mức giá.


6

- Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trùng với
đường chi phí cận biên MC tính từ điểm AVCmin trở lên.
* Đường cung ngắn hạn của thị trường
- Lượng cung của thị trường là tổng lượng cung của tất cả doanh nghiệp
tham gia thị trường.
- Đường cung của thị trường là đường tổng hợp theo chiều ngang các đường
cung của tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường.
1.4. Lựa chọn sản lượng trong dài hạn

- Ở mức sản lượng Q2 doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế bằng 0
- Đường cung dài hạn của doanh nghiệp là một phần đường LMC với điều
kiện P ≥ LATCmin (từ điểm LATCmin trở lên)
1.5. Cân bằng dài hạn

II. Thị trường độc quyền thuần tuý
2.1. Độc quyền bán


7
* Khái niệm, đặc điểm của thị trường và doanh nghiệp độc quyền bán
- Khái niệm:Thị trường độc quyền bán là thị trường chỉ có một ngời bán
nhưng có nhiều ngời mua.
- Đặc điểm của thị trường độc quyền:
+ Chỉ có một người bán duy nhất một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó. Do
vậy, ưu thế hoàn toàn thuộc về ngườ bán và họ là người định giá.
+ Sản phẩm sản xuất ra không có sản phẩm thay thế. Do đó, sự thay đổi giá
của các sản phẩm khác không ảnh hưởng gì đến giá và lượng của sản phẩm độc
quyền, ngược lại, sự thay đổi giá của sản phẩm độc quyền cũng không ảnh hưởng
đến giá của các sản phẩm khác.
- Đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền bán:

+ Trên thị trường độc quyền bán, sức mạnh thị trường thuộc về người bán.
Doanh nghiệp có thể điều hành được giá cả để đạt đợc mục tiêu, hay doanh nghiệp
độc quyền là người “ ấn định giá”.
+ Cung của doanh nghiệp là cung của thị trường, đồng thời nhu cầu của thị
trường cũng chính là nhu cầu đối với doanh nghiệp.
* Nguyên nhân dẫn đến độc quyền bán
- Do đạt được tính kinh tế theo quy mô.
Tính kinh tế theo quy mô nghĩa là gì? Trong chương trước chúng ta đã biết,
tính kinh tế theo quy mô là việc nếu tăng k lần việc sử dụng các yếu tố đầu vào mà
tạo ra mức sản lượng lớn hơn k lần, ta có hiệu suất tăng theo quy mô. Đây chính là
tính kinh tế theo quy mô.
Vì thế, ngành đạt được tính kinh tế theo quy mô là ngành có đường chi phí bình
quân là một đường dốc xuống để bảo đảm rằng càng tăng sản lượng thì mức chi phí sẽ
càng thấp hơn. Chính vì vậy, các ngành mới gia nhập thị trường sẽ có chi phí cao hơn
rất nhiều so với những ngành lớn, nên những ngành lớn sẽ có thể bán mức giá rất thấp
để những ngành nhỏ không thể tồn tại trên thị trường, và tạo thành thế độc quyền.


8
Những doanh nghiệp có lợi thế kinh tế theo quy mô là nhưng doanh nghiệp
độc quyền tự nhiên
- Bản quyền. Một hãng có thể thu được vị trí độc quyền nhờ có được bản quyền
đối với sản phẩm hoặc quy trình công nghệ nhất định. Ví dụ ở Mỹ luật về bảo hộ bản
quyền cho phép phát minh có quyền sử dụng độc quyền sáng chế của mình trong 17 năm.
Như vậy, không một ai có quyền sử dụng sáng chế đó. Luật này đã khuyến khích việc
phát minh sáng chế để đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Sự kiểm soát các yếu tố đầu vào: Một hãng có thể trở thành độc quyền khi
nó kiểm soát được toàn bộ nguồn cung cấp các nguyên liệu để tạo ra một loại sản
phẩm nào đó. Ví dụ công ty Niken của Canada kiểm soát 9/10 sản lượng niken trên
thế giới và nó có sức mạnh ghê gớm trong việc sản xuất các sản phẩm từ niken.

- Do quy định của chính phủ: Một hãng có thể trở thành độc quyền nhờ các
quy định của chính phủ có thể ủy thác cho một hãng nào đó có quyền được bán
hoặc cung cấp những loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định.
* Đường cầu và doanh thu cận biên
- Đường cầu của doanh nghiệp là một đường dốc xuống phía dới, hay khi
doanh nghiệp tăng hàng hoá bán ra sẽ làm cho giá bán giảm xuống.
Do vậy đờng doanh thu cận biên luôn nằm dới đờng cầu, hay doanh thu cận
biên luôn nhỏ hơn giá bán ( P > MR)

Chứng minh: Giả sử đường cầu của doanh nghiệp độc quyền có dạng:
P = b 0 - b1 Q


9
TR = P.Q = b0Q – b1Q2
=>

MR = b0 – 2b1Q

*Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp độc quyền bán
Sau khi xem xét doanh thu của DN độc quyền thì chúng ta sẽ tìm hiểu cách
thức ra quyết định sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền
- Nguyên tắc chung (hay điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận chúng ta không
còn xa là, đó là:

MR = MC

Từ đây, chúng ta sẽ tìm được sản lượng tối ưu Q* (đó chính là phần sản
lượng mà MC và MR gặp nhau)


Khi xác định được mức sản lượng tối ưu, doanh nghiệp độc quyền sẽ ấn định
mức giá mình như thế nào? Đó là dựa vào đượng cầu của thị trường. Chính vì vậy,
để xác định mức giá P*, từ mức sản lượng Q* ta thay vào đường cầu và được mức
giá P* như hình vẽ trên.
* Quy tắc định giá
- Sản lượng và giá bán của doanh nghiệp có thể vận dụng quy tắc định giá như sau:
MR

= ∆TR/∆Q = ∆(P.Q)/∆Q = ( P.∆Q + Q.∆P)/∆Q
= P + P.(Q/P ).(∆P/∆Q) = P (1 + 1/EPD)

- Mức sản lượng tối ưu được xác định theo nguyên tắc : MR = MC. Do đó:
MC = P (1 + 1/EPD)
⇒ Mức giá được ấn định là: P = MC/(1+ 1/EPD)
Cầu càng co giãn, giá cả càng gần với chi phí cận biên thì càng không có lợi


10
cho nhà độc quyền. Ngược lại, cầu càng ít co giãn, giá cả càng cao hơn chi phí cận
biên, càng có lợi cho nhà độc quyền
* Trong độc quyền bán không có đường cung
Vì sao DNĐQ bán lại không có đường cung? Điều đó được giải thích bởi hai lý do:
- Đường cung là đường biểu diễn mối quan hệ giữa giá và sản lượng mà
doanh nghiệp sẵn sang cung ứng. Nó cho biết lượng cung mà doanh nghiệp sẵn
sang bán tại mỗi mức giá, nhưng vì doanh nghiệp độc quyền bán có khả năng định
giá trên thị trường ngay tại thời điểm quyết định mức sản lượng cung ứng ( nói
cách khác DNĐQ là người định giá chứ không phải là người chấp nhận giá), nên
việc nhắc đến đường cung của DN độc quyền bán là vô nghĩa.
- Với nhà độc quyền, chúng ta không thấy có mối quan hệ 1 -1 giữa giá và
sản lượng cung ứng. Lý do là: quyết định SX, cung ứng của doanh nghiệp không

chỉ phụ thuộc vào chi phí cận biên (MC) mà còn phụ thuộc vào hình dáng của
đường cầu. Sự dịch chuyển của đường cầu không tạo ra các mức giá và lượng như
đối với các đường cung cạnh tranh. Thay vào đó, dịch chuyển đường cầu có thể làm
giá thay đổi nhưng lượng không thay đổi hoặc thay đổi lượng nhưng giá lại không
thay đổi (hình a và hình b)

- Đồ thị 1: Ban đầu đương cầu D1 ứng với đường MR1, mức sản lượng tối ưu sẽ
được xác định bởi giao điểm của MC và MR1, khi có sự thay đổi làm đường cầu dịch
chuyển đến D2, đường doanh thu MR2 cùng cắt MC tại A ở mức sản lượng Q 1 như cũ
nhưng mức giá được xác định dựa vào đường cầu D2 , và như ta thấy mức giá giảm


11
xuống P2. Như vậy, đã có sự thay đổi trong mức giá nhưng mức sản lượng không đổi.
- Đồ thị 2: thì ngược lại, vẫn có sự dịch chuyển của đường D và MR nhưng
lúc này MR2 giao MC tại mức sản lượng mới Q2 cao hơn mức Q1, còn mức giá P1
vẫn giữ nguyên (do cầu co giãn nhiều giá vẫn không đổi).
Điều đó cho thấy không có mối quan hệ 1 – 1 giữa giá và sản lượng cung
ứng. Như vậy, DNĐQ không có đường cung.
* Sức mạnh độc quyền bán
- Sức mạnh độc quyền bán: là khả năng định giá cao hơn chi phí cận biên.
Chính vì thế sức mạnh này được thể hiện thông qua chênh lẹch giữa P và MC
+ Sức mạnh độc quyền được đo bằng chỉ số Lerner :
L=

P − MC
P

( 0 ≤ L ≤ 1)


Nếu L càng lớn thì doanh nghiệp sẽ càng có sức mạnh thị trường.
+ Chỉ số Lerner cũng có thể biểu thị bằng hệ số co giãn của cầu đối với doanh nghiệp:
L = -1/ EPD
- Nguồn gốc của sức mạnh độc quyền bán
Từ công thức trên cho ta thấy, sức mạnh độc quyền phụ thuộc vào hệ số co giãn
của cầu đối với doanh nghiệp, mà cầu đối với doanh nghiệp do ba yếu tố xác định:
+ Co giãn của cầu thị trường: Độc quyền thuần túy, tức là chỉ có một doanh
nghiệp, đường cầu của nó là đường cầu thị trường. Do vậy, sức mạnh của độc
quyền hoàn toàn phụ thuộc vào hệ số co giãn của cầu thị trường. Tuy nhiên, thường
có vài doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, do đó co giãn của cầu thị trường là giới
hạn dưới của hệ số co giãn của cầu đối với doanh nghiệp
+ Số lượng doanh nghiệp: Sức mạnh độc quyền của mỗi doanh nghiệp sẽ
giảm đi khi số lượng doanh nghiệp tăng lên, vì có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh
thì mỗi doanh nghiệp càng khó khăn hơn khi nâng giá mà không bị giảm thị phần.
+ Sự tương tác giữa các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có thể lien kết
nhất trí giảm sản lượng và tăng giá. Cùng nhau tăng giá sẽ có lợi cho DN và sự câu


12
kết có thể tạo ra sức mạnh độc quyền cao.
* Chi phí xã hội cho sức mạnh độc quyền bán (bổ sung)

* Điều chỉnh độc quyền
Chính phủ thường đa ra một số giải pháp điều chỉnh độc quyền như :
+ Đưa ra các luật lệ chống độc quyền như luật cạnh tranh, luật doanh nghiệp,
luật đầu tư…
+ Điều tiết sản lượng. Tức là Chính phủ sẽ áp đặt mức sản lượng mà DNĐQ
phải sản xuất, cung ứng với mức sản lượng đạt hiệu quả xã hội, đó chính là mức
sản lượng Qc
+ Điều tiết giá cả. Chính phủ điều tiết ntn? Vì nhà độc quyền sản xuất với

mức sản lượng thấp nhưng với giá rất cao. Nên để có thể điều tiết độc quyền, ngoài
việc quy định mức sản lượng thì Chính phủ có thể tác động vào giá cả bằng cách ấn
định mức giá đối với sản phẩm của nhà độc quyền và làm cho mức sản lượng tăng
lên (hình vẽ)


13
* Điều chỉnh độc quyền (thị trường ĐQ tự nhiên)

III. Cạnh tranh có tính độc quyền
3.1. Khái niệm, đặc điểm của thị trường và doanh nghiệp
* Khái niệm: Thị trường cạnh tranh độc quyền là thị trường trong đó có
nhiều người bán một sản phẩm nhất định nhưng sản phẩm của mỗi người bán ít
nhiều có sự phân biệt đối với người tiêu dùng.
VD: thị trường dầu gội đầu, chúng ta thấy rằng có rất nhiều người bán và ta
có thể mua dầu gội đầu ở bất cứ đâu, nhưng làm sao mà tất cả các loại dầu gội đầu
đó đều có thể đứng được trên thị trường. Đó là vì mỗi loại sản phẩm lại có một đặc
trưng khác nhau để phục vụ những nhu cầu khác nhau của người tiêu dung. Clear
thì dành cho những ai nhiều gầu, Sunsilk dành cho những ai muốn có mái tóc óng
mượt, còn Enchanter thì khác biệt hóa sản phẩm của mình với hương thơm…Tất
cả các loại sản phẩm này tương tự nhau nhưng có những đặc trưng riêng để người
tiêu dung có thể phân biệt chúng
* Đặc điểm của thị trường
+ Có nhiều người mua và nhiều người bán: đồ uống chẳng hạn, chỉ riêng
dòng bia đã có rất nhiều loại khác nhau, mỗi hang có một đặc trưng riêng
+ Sản phẩm có sự phân biệt: có nhiều sản phẩm thay thế gần gũi nhưng có
sự phân biệt sản phẩm. Ít nhất ở đây đó là sự phân biệt thương hiệu, danh tiếng và
đặc tính sản phẩm.



14
+ Tự do gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường: cản trở của việc gia nhập thị
trường là tương đối thấp
* Đặc điểm của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có sức mạnh độc quyền nhưng luôn bị đe dọa bởi sức ép
cạnh tranh tiềm tàng của các DN khác cung ứng những sản phẩm tương đồng:
Vì thị trường CTĐQ là thị trường tổng hợp giữa CTHH và ĐQ. Giả sử với
thị trường dầu gội đầu ở trên, các sản phẩm của chúng ta có sự khác biệt, giả sử
khách hàng đánh giá cao dầu gội Clear và sẵn sàng trả mức giá cao cho loại dầu
này thì công ty Unilever có thể đặt mức giá cao cho dầu Clear. Tuy nhiên, không
thể đặt giá quá cao vì nếu quá cao thì khách hàng có xu hướng chuyển sang sử
dụng loại dầu gội khác, có đặc tính tương tự và có giá hợp lý hơn.
- Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau do bán các sản phẩm khác biệt,
có thể thay thế được cho nhau nhng không phải thay thế hoàn toàn.
Điều này khác với thị trường độc quyền trong đó chỉ có một nhà cung ứng
duy nhất và khó có hàng hóa thay thế nên DN có thể định giá cao mà không sợ
việc khách hàng mua những sản phẩm thay thế khác. Trong cạnh tranh độc quyền,
sự thay thế có thể xảy ra. Nếu dầu gội Clear có giá quá cao sơ với các loại dầu gội
khác, hay không sẵn có tại các quầy bán, ngườ tiêu dung sẽ chuyển sang sử dụng
các loại dầu khác.
Tuy nhiên, sẽ có những khách hàng trung thành, họ chỉ tiêu dung mang nhãn
hiệu sản phẩm đó mà thôi. Điều này có thể do sự trung thành nhãn hiệu của khách
hành, vị trí cửa hàng, sự khác biệt của chất lượng sản phẩm… Do vậy, doanh
nghiệp chỉ có khả năng chi phối giá sản phẩm của mình ở mức độ giới hạn, bởi vì
nếu doanh nghiệp định giá quá cao cho sản phẩm của mình, người tiêu dung sẽ
chuyển mua những sản phẩm khác
=> Chính vì thế mà đường cầu sản phẩm của hãng là tương đối thoải (co giãn)
- Doanh nghiệp là người chấp nhận mặt bằng giá chung của thị trường,



15
nhưng doanh nghiệp cũng có quyền chi phối đến giá cả của riêng mình. Nên thị
trường hình thành nhiều mức giá khác nhau nhưng chênh lệch nhau không lớn.
3.2. Đường cầu và doanh thu cận biên
- Mỗi DN cạnh tranh có tính độc quyền SX ra một loại sản phẩm khác biệt,
vì vậy mỗi DN có một đường cầu riêng. Nếu DN tăng giá sẽ mất đi một phần khách
hàng nhưng không phải toàn bộ và ngược lại nếu DN giảm giá sẽ làm tăng lượng
cầu đối với bộ phận khách hàng của DN.
Do đó, đường cầu của DN cạnh tranh có tính ĐQ là đường nghiêng xuống
dưới giống như doanh nghiệp ĐQ nhưng co giãn hơn.
- Đường MR cũng dốc xuống và nằm bên dưới đường cầu (MR < P)

3.3. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp
- Mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận Q* của DN cạnh tranh có tính độc
quyền được xác định theo nguyên tắc doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên.
MR = MC
- Do doanh thu cận biên luôn nhỏ hơn giá bán (MR < P), nên doanh nghiệp
cạnh tranh có tính độc quyền cũng đặt giá cao hơn chi phí cận biên (MC) giống
như doanh nghiệp độc quyền.
- Khoảng cách giữa P và MC đo sức mạnh độc quyền của doanh nghiệp và
được xác định theo chỉ số Lerner.
3.4. Cân bằng ngắn hạn và dài hạn


16
- Trong ngắn hạn quy mô sản xuất của các DN không đổi và được thể hiện
bằng đường ATC và MC giống với độc quyền, các D N cạnh tranh có tính độc
quyền gặp đường cầu dốc xuống (D) và vì thế có sức mạnh của độc quyền bán.
Nhưng điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp cạnh tranh có tính độc quyền
chắc chắn kiếm được lợi nhuận lớn. Cạnh tranh có tính độc quyền cũng tương tự

như cạnh tranh hoàn hảo, có sự tự do gia nhập, do đó tiềm năng kiếm được lợi
nhuận sẽ hấp dẫn các doanh nghiệp mới với các HH cạnh tranh đẩy lợi nhuận kinh
tế xuống bằng không.
Hình dưới cho thấy: sản lượng tối đa hóa lợi nhuận Q SR được tìm ra ở điểm
cắt của các đường doanh thu biên và chi phí biên. Vì giá tương ứng P SR cao hơn chi
phí trung bình (P > ATC), nên DN thu được lợi nhuận tương ứng với diện tích hình
chữ nhật bé.

Trong dài hạn lợi nhuận kích thích các DN mới gia nhập ngành. Khi các DN
mới này đưa ra các nhãn hàng cạnh tranh thì DN cũ sẽ bị mất thị trường, lượng bán
và đường cầu sẽ dịch chuyển xuống dưới (trong dài hạn các chi phí trung bình
LATC và chi phí biên LMC có thể dịch chuyển, nhưng để giản đơn chúng ta giả
định là nó không đổi).
Đường cầu dài hạn DLR sẽ chỉ tiếp xúc với đường LATC của doanh nghiệp,
sản lượng và giá tối đa hóa lợi nhuận tương ứng là Q LR và PLR , và lợi nhuận bằng 0
vì P = LATC (hình trên), mặc dù doanh nghiệp có sức mạnh độc quyền bán. Đường
cầu dài hạn của DN vẫn dốc xuống vì loại sản phẩm cụ thể của DN vẫn là độc nhất.


17
Nhưng do gia nhập cạnh tranh của DN khác đã làm cho lợi nhuận kinh tế của nó
giảm xuống bằng 0.
Tuy nhiên, trong thực tế các doanh nghiệp có thể có chi phí khác nhau, và một số
loại sản phẩm có những khác biệt nhất định. Trong trường hợp này, các DN có thể giả
định giá hơi khác một ít và một số sẽ thu được một khoản lợi nhuận nhỏ nào đó.
Như vậy, trong cạnh tranh có tính độc quyền, điểm cân bằng tiếp xúc dài hạn xuất
hiện khi đường cầu của mỗ doanh nghiệp là tiếp tuyến của đường cong LATC của nó ở
mức sản lượng mà tại đó MR bằng MC. Mỗi DN đều tối đa hóa lợi nhuận nhưng chỉ
hòa vốn. Sẽ không có thêm sự gia nhập ngành hoặc rời bỏ ngành nào nữa.
4. Độc quyền tập đoàn (nhóm)

4.1. Khái niệm, đặc điểm của thị trường và doanh nghiệp độc quyền tập đoàn
* Khái niệm: Thị trường độc quyền tập đoàn là thị trường trong đó có một
vài doanh nghiệp sản xuất toàn bộ hay hầu hết mức cung của thị trường về một loại
sản phẩm hay dịch vụ nào đó. VD:
* Đặc điểm của thị trường
- Số lượng người bán tham gia thị trường tương đối ít : do vậy mỗi người bán
sẽ cung ứng một mức sản lượng rất lớn.
- Sản phẩm có thể phân biệt hoặc không phân biệt.
- Các DN mới khó hoặc không thể đi vào thị trường do các hàng rào chắn lối,
hoặc các doanh nghiệp trong ngành tiến hành các hành động chiến lược
* Đặc điểm của doanh nghiệp
- Có sự phụ thuộc rất lớn giữa các doanh nghiệp tham gia thị trường. Mỗi
doanh nghiệp khi đưa ra quyết định cho mình đều phải cân nhắc đến phản ứng của
các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh với mình.
- Áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp tuỳ thuộc vào chiến lược mà doanh
nghiệp lựa chọn.
4.2. Giá của ngành - mục tiêu của độc quyền tập đoàn


18
- Các DN ĐQ nhóm sẽ tối đa hoá lợi nhuận chung nếu họ ứng xử như một
nhà ĐQ gồm nhiều cơ sở. Trong trường hợp này các DN trong ngành cấu kết với
nhau để tối đa hoá lợi nhuận.
+ Cấu kết là một thoả thuận công khai hoặc ngầm giữa các DN nhằm trách
cạnh tranh với nhau.
Giả sử mỗi DN và toàn bộ ngành có ATC và MC không đổi ở mức giá P C.
Nếu ngành này có tính cạnh tranh, ngành sẽ sản xuất Q C và PC . Nhưng nếu ĐQ liên
kết với nhau sẽ tối đa hoá lợi nhuận ở mức: Qm với giá Pm tại đó MR = MC.
Sau khi xác định tổng lợi nhuận, các DN sẽ phân chia theo tỷ trọng thị
trường mà họ thoả thuận.

-Tuy nhiên trong thực tế rất khó ngăn cản các DN vi phạm thoả thuận chung.
Việc lừa gạt tăng sản lượng của DN nào đó sẽ tăng lợi nhuận nhưng DN câu kết với
nó lại giảm. Sản lượng của ngành lúc này sẽ lớn hơn QM và giá bán sẽ nhỏ hơn PM

Cấu kết giữa các DN khi được chấp nhận về mặt pháp lý được gọi là Cartel.
Hiện nay, đa số các nước việc câu kết là bất hợp pháp, nên Cartel thường có tính
chất quốc tế. Cartel nối tiếng hiện nay là OPEC.
Có một điều rất hay về hành vi có tính chiến lược của các DN; nếu một Dn
tăng giá thì các DN khác không có phản ứng gì, vì nếu tăng giá thì khách hàng sẽ ra
đi, còn nếu một DN giảm giá thì các DN khác lại cùng giảm giá theo dẫn đến một
hiện tượng “ đường cầu gãy khúc”
4.3. Đừờng cầu gãy khúc và giá cả kém linh hoạt


19
- Đường cầu gẫy khúc là sự hợp thành của hai đường cầu riêng biệt, nên sẽ
có hai đường MR tương ứng.
+ Ban đầu giả sử chúng ta ở điểm A với mức giá PA và sản lượng QA, bây giờ chúng
ta tăng lên mức PB tại điểm B thì lượng cầu sẽ giảm rất nhiều vì họ sẽ mất khách hàng.
+ Đứng trước tình huống này, chúng ta quyết định giảm giá đến mức P C, để
có lượng khách hành như cũ nhưng sẽ không bao giờ cho chúng ta điều đó. Khách
hàng ra đi sẽ chỉ có một phần quay trở lại với chúng ta, có những khách hàng họ sẽ
quay về và tiếp tục ở lại với doanh nghiệp khác. Một phần khách hàng ở lại nên
mức sản lượng có được chỉ là tại QC.
Nên đường cầu của chúng ta bị gãy khúc tại điểm A.

Giữa hai đường MR có một khoảng cách (gọi là lớp đệm chi phí), nên MC có thể
thay đổi nhưng vẫn bằng MR ở một mức đầu ra – Q0. vì vậy giá cả vẫn ở mức P0.
Các DN trong thị trường này không muốn thay đổi P vì việc đó có thể gửi
một thông điệp sai lệch đến đối thủ cạnh tranh, dẫn tới cuộc chiến về giá.

Mô hình này giải thích tính cứng nhắc về giá nhưng không giải thích vì P0 lại
hình thành như vậy.
- Khắc phục tình trạng này, thị trường xuất hiện người lãnh đạo giá. (thay
phiên hoặc DN có uy tín lớn). Giá cả sẽ phụ thuộc vào người lãnh đạo trên thị
trường, người lãnh đạo ấn định giá cho sản phẩm của mình và của người khác bán
theo giá đó. Người lãnh đạo thường là doanh nghiệp lớn có uy tín trên thị trường,
có thể là lãnh đạo truyền thống cũng có thể là luân phiên


20
KẾT LUẬN
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Câu 1: Trình bày những đặc điểm của cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn
hảo. Tại sao nói mỗi hãng cạnh tranh hoàn hảo là người chấp nhận giá? Hãy giải
thích tại sao một hãng cạnh tranh hoàn hảo bị lỗ nhưng vẫn tiếp tục sản xuất mà
không đóng cửa?
Câu 2: Hãy giải thích tại sao trong dài hạn các hãng cạnh tranh hoàn hảo lại
có lợi nhuận kinh tế bằng không?
Câu 3: Thặng dư sản xuất là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa thặng dư sản
xuất và lợi nhuận kinh tế.
Câu 4: Doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền có thể thua lỗ trong ngắn hạn
hay không? Tại sao?
Câu 5: Phân biệt sự khác nhau giữa cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo
với cấu trúc thị trường cạnh tranh độc quyền.
Ngày tháng năm 2016
NGƯỜI BIÊN SOẠN

GIẢNG VIÊN
Thiếu tá, TS Trịnh Xuân Việt




×