Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO KINH tế CHÍNH TRỊ, CHUYÊN đề KINH tế VI mô, THỊ TRƯỜNG yếu tố sản XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.9 KB, 26 trang )

1
Chuyên đề
THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT
Trong chuyên đề 1, với vòng chu chuyển của nền kinh tế, chúng ta đã
trình bày sự chu chuyển của luồng HHDV và của luồng tiền trên hai thị trường:
đó là thị trường HHDV và thị trường các yếu tố sản xuất.
Chúng ta đã dành phần lớn nội dung của môn học để nghiên cứu thị trường
đầu ra hay thị trường HHDV. Đó là thị trường mà các DN là các nhà cung ứng hay
là người bán và người mua là người tiêu dùng.
Trong chuyên đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thị trường các yếu tố sản xuất.
Đó là thị trường mà trong đó người bán cung ứng các yêu tố sản xuất cho các
doanh nghiệp như thị trường lao động, nguyên, nhiên vật liệu… Theo đó trong quá
trình hoạt động, các DN phải tham gia vào thị trường các yếu tố sản xuất để lựa
chọn các yếu tố sản xuất tối ưu cho hoạt động của mình.
Đầu vào của quá trình sản xuất thì có rất nhiều nhưng trong nội dung nghiên
cứu môn học, chúng ta giả định có hai đầu vào cơ bản là: Lao động và vốn. Chuyên
đề này chúng ta sẽ nghiên cứu hành vi của DN trên hai thị trường đó là thị trường
lao động và thị trường vốn.
NỘI DUNG
I. Nguyên tắc thuê mua yếu tố sản xuất
*Giá của yếu tố sản xuất
- Cũng giống như hàng hoá, dịch vụ, giá của các yếu tố sản xuất được hình
thành thông qua sự tương tác giữa các lực lượng cung và cầu trên thị trường.
Trên thị trường yếu tố sản xuất, các doanh nghiệp đóng vai trò cầu các yếu
tố sản xuất và những người sở hữu các yếu tố sản xuất (hộ gia đình, doanh
nghiệp) đóng vai trò cung ứng những yếu tố này trên thị trường.
Trên hình 4.1 ta thấy giá của yếu tố sản xuất được xác định bởi mô hình
cung - cầu đã được đề cập ở các chương trước. Mức giá cân bằng là Pf. Thu
nhập của yếu tổ sản xuất f là diện tích phần tô đậm ở hình 4.1.



2
Yếu tố sản xuất f
Sr
Pr
Thu nhập của yếu
tố sản xuất f
Dr
Qr

Lượng yếu tố sản xuất

Hình 4.1: Giá và thu nhập của yếu tố sản xuất

- Sự thay đổi của cung và cầu trên thị trường yếu tố sẽ dẫn đến sự thay đổi giá
các yếu tố sản xuất. Sự thay đổi này được hiểu giống như sự thay đổi của trạng thái
cân bằng trên thị trường trong mô hình cung cầu.
Ví dụ, trong thời gian khủng hoảng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp
yếu kém do cầu đối với hàng hoá, dịch vụ giảm, dẫn đến cầu đối với lao động giảm
(đường cầu Df dịch chuyển sang bên trái) làm cho tiền lương giảm xuống hoặc cung
về vốn tăng lên do tỷ suất lợi nhuận đầu tư vào các lĩnh vực khác như cổ phiếu, bất
động sản... giảm (đường cung Sf dịch chuyển sang bên phải) làm cho lãi suất cân
bằng giảm xuống.
* Cầu đối với yếu tố sản xuất
- Cầu đối với mỗi yếu tố sản xuất là cầu thứ phát (hay cầu dẫn xuất). Vì
+ Các yếu tố sản xuất được sử dụng để sản xuất hàng hoá, dịch vụ bị ràng
buộc bởi công nghệ sản xuất, điều kiện thị trường của doanh nghiệp.
+ Mặt khác nó phụ thuộc vào mục tiêu của bản thân doanh nghiệp. Mà như
chúng ta đã biết, mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Theo
đó, dựa vào cầu của người tiêu dùng đối với HHDV trên thị trường hàng hóa,
các doanh nghiệp tính toán mức cầu đối với các yếu tố sản xuất để đạt được mục

tiêu lợi nhuận tối đa.
Đó chính là nguyên nhân tại sao cầu đối với các yếu tố sản xuất lại là cầu
thứ phát (hay dẫn xuất)
- Chúng ta trở lại với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận để hiểu rõ hơn xem các
doanh nghiệp xác định cầu đối với các yếu tố sản xuất đó như thế nào?


3
Để tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp phải lựa chọn mức sự vật, tại đó
MR = MC. Áp dụng nguyên tắc này đối với các yếu tố sản xuất, chúng ta dễ
dàng nhận thấy được nguyên tắc lựa chọn của doanh nghiệp. Tức là các doanh
nghiệp cũng so sánh chi phí cận biên của một yếu tố với doanh thu cận biên mà
yếu tố đó tạo ra.
Theo đó, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh ngiệp cũng sẽ lựa chọn yếu tố sản
xuất sao cho sản phẩm doanh thu cận biên của yếu tố sản xuất đó bằng với chi
phí cận biên của yếu tố sản xuất đó. Chúng ta xem xét cụ thể dưới đây:
+ Sản phẩm doanh thu cận biên (MRPf )
K/niệm: Sản phẩm doanh thu cận biên được hiểu là phần doanh thu tăng thêm
khi sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất trong quá trình sản xuất.
Hay nói cách khác, khi sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất, doanh nghiệp sản
xuất thêm được một lượng sản phẩm nhất định (sản phẩm cận hiên hay năng suất cận
biên của yếu tố f- MPr), số lượng sản phẩm này bán ra thị trường hàng hoá, dịch vụ thu
thêm được bao nhiêu đơn vị doanh thu được gọi là sản phẩm doanh thu cận biên.
Công thức: Dựa trên khái niệm đó, chúng ta có được công thức xác định
sản phẩm doanh thu cận biên như sau:
ΔTR
Δf
Nhân cả tử và mẫu với ΔQ ta có
MRPf =


MRPf
=>

=

MRP

ΔTR
ΔQ
=

f

.

ΔQ
Δf

dTR
dQ .

dQ
df

= TR’Q X Q’f

=> MRPf = MR.MPf.
Trong đó: MR là doanh thu cận biên
MPf là sản phẩm cận biên hay năng suất cận biên
Khi quyết định sử dụng các yếu tố sản xuất, các doanh nghiệp phải cân

nhắc so sánh: yếu tố sản xuất đó mang lại bao nhiêu và chi phí bỏ ra để có được
yếu tố sản xuất đó là bao nhiêu.
+ Chi phí cận biên của một yêu tố sản xuất


4
K/niệm: là phần chi phí tăng thêm khi doanh nghiệp sử dụng thêm một đơn vị yếu
tố sản xuất và được xác định bằng công thức sau:
MCf = ΔTC/Δf = dTC/df = (TC)’f
+ Trong trường hợp thị trường yếu tố sản xuất là cạnh tranh hoàn hảo, mỗi
người bán cũng như mỗi người mua (doanh nghiêp) không có khả năng ảnh
hưởng đến giá cả trên thị trường, do đó:
MCf = Pf
Pf là mức giá cân bằng trên thị trường yếu tố sản xuất f
* Nguyên tắc thuê mua yếu tố sản xuất
- Điều kiện tối đa hoá lợi nhuận: Dựa trên hai khái niệm được đề cập ở trên,
chúng ta xem xét điều kiện tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp khi thuê mua yếu
tố sản xuất f (ở đây chúng ta giữ cố định số lượng các yếu tố sản xuất khác):
π

df

df
Π’f

= TR
dTR
=
df
dTR

=
dQ
= MRP
f

- TC
dT
- C
df
dQ
.
df
- MC



Max

= 0
dTC
df
= 0
-

= 0

f

=> MRPf = MCf
Như vậy, điều kiện tối ưu trong việc thuê mua các yếu tố sản xuất của doanh

nghiệp là sử dụng yếu tố sản xuất cho đến khi sản phẩm doanh thu cận biên thu được
của đơn vị yếu tố cuối cùng bằng với chi phí cận biên của yếu tố đó.
Trong trường hợp cả thị trường hàng hoá, dịch vụ lẫn thị trường yếu tố sản
xuất đều là cạnh tranh hoàn hảo thì điều kiện tối ưu trở thành:
MRPf = Pf
Trong đó:

MRPf = MR. MPf = P0.MPf

(Po là mức giá cân bằng của hàng hóa trên thị trường hàng hóa dịch vụ cạnh
tranh hoàn hảo).
II. Thị trường lao động
Khi tham gia vào thị trường yếu tố đầu vào thì các thành viên trong nền


5
kinh tế thay đổi vai trò nhưng mục tiêu thì không thay đổi
+ DN đóng vai trò là người mua các yếu tố đầu vào nhằm mục tiêu TP max
+ Các hộ gia đình đóng vai trò là người bán yếu tố đầu vào nhằm mục tiêu TUmax
Chúng ta sẽ tìm hiểu từng vế của thị trường lao động, đầu tiên là cầu lao động.
1. Cầu lao động
- K/niệm: Cầu lao động được hiểu là số lượng lao động mà các doanh nghiệp
có khả năng và sẵn sàng thuê mua ở các mức tiền lương khác nhau trong một
khoảng thời gian nhất định các nhân tố khác không đổi.
Từ định nghĩa trên cho ta thấy:
+ Định nghĩa về cầu lao động tương tự định nghĩa về cầu hàng hóa, dịch vụ mà
chúng ra đã biết.
+ Số lượng lao động ở đây chính là lượng cầu lao động
+ Mức lương ở đây chính là giá cả của lao động.
+ Cũng giống như cầu về hàng hóa, dịch vụ thì cầu lao động là hàm số biểu

diễn mối quan hệ giữa L (lao động) và w (tiền lương). Mối quan hệ giữa L và w
là mối quan hệ tỷ lệ nghịch,
i.

Nếu w tăng điều đó có nghĩa là vẫn số lượng nhân công như cũ
nhưng doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra lượng chi phí lớn hơn nên doanh
nghiệp sẽ cắt giảm lao động, L giảm xuống,

ii.

Ngược lại. vì vậy, đường cầu lao động là một đường dốc xuống
P

w
MRL- Đường cầu về lao động

Tiền lương
danh nghĩa

Lượng cầu về lao động
L

Hình 4.2 : Đường cầu về lao động của doanh nghiệp

- Đặc điểm: Theo các bạn, cầu về lao động và cầu về HHDV, cái nào phát sinh trước? Trả lời:


6
Cầu về HHDV phát sinh trước, cầu về lao động phát trinh sau và phụ
thuộc vào cầu HHDV. Bởi vì, doanh nghiệp sẽ dựa vào vào nhu cầu thị trường

về HHDV để rồi đưa ra quyết định sản xuất đối với sản phẩm của mình. Sau đó,
doanh nghiệp sẽ giải bải toán sản xuất ra những lượng HH, theo đó, DN sẽ tính
toán cần phải sử dụng bao nhiêu lao động
Điều đó cho thấy rằng, cầu về lao động là cầu thứ phát, nó phụ thuộc vào
cầu về HHDV (có sách gọi là cầu dẫn xuất hay cầu hệ quả).
+ Đặc điểm thứ nhất: Cầu đối với lao động là cầu hệ quả, nó phụ thuộc vào
cầu đối với HHDV trên thị trường HH.
+ Đặc điểm thứ hai: cầu đối với lao động phụ thuộc vào giá cả của lao động
i.

Số lượng lao động được thuê không chỉ phụ thuộc vào cầu đối với HHDV
mà còn phụ thuộc vào tiền công của DN có khả năng và sẵn sàng trả hộ

ii.

Cũng giống như các HHDV khác, khi giá cả của lao động cao thì lượng
cầu đối với lao động thấp và ngược lại.

Đặc điểm thứ ba: cầu về lao động phụ thuộc vào các yếu tố sản xuất khác.
i.

Sản xuất là một nỗ lực của tập thể. Bản thân một chiếc máy cưa xẻ gỗ
không có tác dụng nếu một người nào đó muốn chặt một cây gỗ thật to.
Một người lao động đó cũng sẽ vô ích

ii.

Nhưng nếu kết hợp lại với nhau thì một người lao động và một chiếc
máy cưa lại có thể hạ được cây gỗ và xẻ nó ra từng mảng


iii.

Nói cách khác, năng suất của một yếu tố, chẳng hạn như lao động, phụ
thuộc vào số lượng các yếu tố khác để có thể cùng làm việc.

Điều đó có nghĩa, các đầu vào khác nhau tác động qua lại với nhau và nhìn
chung không thể xác định được một mình yếu tố đầu vào nào đó trong số những đầu
vào khác nhau có thể tạo ra bao nhiêu đầu ra.
Như vậy, yếu tố nào quyết định số lượng lao động mà mỗi doanh nghiệp
quyết định thuê mua ở các mức tiền lương khác nhau? Ở phần trên chúng ta
xem nguyên tắc chung trong việc thuê mua các yếu tố sản xuất,
+ Dựa trên nguyên tắc này, chúng ta có thể áp dụng cho việc thuê mua lao
động của các doanh nghiệp như sau:


7
MRPL= MCL
Trong đó:

MRPL là sản phẩm doanh thu cận biên của lao động,
MCL là chi phí cận biên của lao động

+ Nếu trong trường hợp thị trường lao động và thị trường hàng hoá dịch là
canh tranh hoàn hảo, thì nguyên tắc trên trở thành:
MRPL = w
Trong đó,

w là tiền lương hay giá của một đơn vị lao động

Vậy MRPL = MR . MPL = P0. MPL

Khi xem xét cầu lao động, chúng ta giữ tất cả các yếu tố sản xuất khác cố
định. Coi lao động là đầu vào biến đổi duy nhất. Theo quy luật năng suất cận
biên giảm dần MPL có xu hướng giảm dần, nếu ta tăng số lượng lao động đầu
vào, do đó sản phẩm doanh thu cận biên của lao động (MRPL) cũng có xu hướng
giảm dần khi số lượng lao động đầu vào tăng lên.
* Cầu lao động ngắn hạn của hãng
- Trong ngắn hạn, đường sản phẩm doanh thu cận biên chính là đường cầu về lao động.
Giả sử một chủ cửa hàng rửa xe máy đang xem xét số lượng nhân viên làm
việc ở cửa hàng của mình sao cho tối ưu, số lượng xe rửa được mỗi ngày phụ
thuộc vào số lượng nhân viên sử dụng được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 4.1. Số lượng lao động và năng suất lao động
Số lượng

Số lượng xe

Sản phấm

Tổng

Sản phấm doanh thu

nhân viên

máy rửa được

cận biên

doanh thu

cân biên (1000đồng)


mỗi ngày

mỗi ngày (Q)

(MPL = ∆Q

(1000đồng)

(MRPL= ΔTR )

(L)

(1 chiếc xe)

ΔL

(TR = P.Q)

ΔL
hay = P.MPL

0
0
0
1
5
5
20
20

2
9
4
36
16
3
12
3
48
12
4
14
2
56
8
5
15
1
60
4
- Sản phẩm cận biên của lao động MPL là số lượng xe máy rửa thêm được
nếu sử dụng thêm một nhân viên giúp việc.
- Giả sử, thị trường cho dịch vụ rửa xe máy là cạnh tranh hoàn hảo cân bằng


8
tại mức giá 4000 đồng/1 xe máy.
i.

Từ đó, ta có thể xác định giá trị tổng doanh thu và sản phẩm doanh thu

cận biên của cửa hàng như ở cột 4 và 5 trong bảng trên.

ii. Chú ý, sản phẩm doanh thu cận biên MRPL cùng hướng giảm dần khi
số lượng lao động tăng thêm. Hiện tượng này hoàn toàn do quy luật
năng suất cận biên trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào chi phối.
20
16
12
8
MRPL ≡ DL

4

1

2

3

4

5

Pr

Hình 4.3: Đường sản phẩm doanh thu cận biên của lao động

- Trong trường hợp cửa hàng có sức mạnh đặt giá đối với dịch vụ rửa xe
máy của mình (độc quyền, cạnh tranh không hoàn hảo) chứ không chấp nhận
giá như trường hợp chúng ta đang xem xét (cạnh tranh hoàn hảo) thì đường sản

phẩm doanh thu cận biên sẽ dốc hơn so với trường hợp cạnh tranh hoàn hảo, vì
để bán được nhiều sản phẩm hơn cửa hàng phải giảm giá bán xuống.
- Giả sử, mức lương ngày mà chủ cửa hàng phải trả cho mỗi nhân viên là
12.000 đồng, vậy câu hỏi đặt ra là cửa hàng cần thuê bao nhiêu nhân viên?
+ Dựa trên nguyên tắc thuê mua lao động tối ưu trong trường hợp cả thị
trường lao động và thị trường cho dịch vụ rửa xe đều là cạnh tranh đã được đưa
ra ở trên: MRPL = w.
+ Như vậy ở tại mức tiền lương này cửa hàng sẽ thuê 3 nhân viên.
+ Tương tự như vậy, ở mỗi mức tiền lương khác nhau dựa vào nguyên tắc
trên chúng ta sẽ xác định được số lượng nhân viên cửa hàng cần thiết.
Do đó, đường sản phẩm doanh thu cận biên chính là đường cầu về lao
động. Vì căn cứ vào nguyên tăc thuê mua lao động, chúng ta thấy:


9
+ Đường sản phẩm doanh thu cận biên thể hiện mối quan hệ giữa tiền
lương và mức lao động tối ưu cần thiết tương ứng với các mức tiền lương đó,
+ Phần doanh thu tăng thêm do sử dụng thêm một đơn vị lao động (MRPL)
lớn hơn chi phí tăng thêm của đơn vị lao động đó (w) thì thuê lao động sẽ làm
cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên và ngược lại.
+ Doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận khi tiền lương bằng với sản phẩm
doanh thu cận biên của lao động.
* Cầu lao động dài hạn của hãng
- Trong dài hạn cả lao động và vốn đều biến đổi. Khi tiền công giảm, nhiều
lao động hơn được thuê để sản xuất ra số lượng sản phẩm nhiều hơn, số lượng
lao động lớn hơn đến lượt nó lại đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư thêm máy móc.
Do nhiều máy móc được sử dụng, MP L tăng làm cho đường MP L dịch
chuyển sang phải, đến lượt nó lại là nguyên nhân khiến cho cầu lao động tăng.

+ Hình vẽ trên, ban đầu, đường doanh thu cận biên MR L1 ở mức lương W1 ,

doanh nghiệp thuê L1 lao động, điểm tối ưu là A. Như vậy, W1 thuê L1
+ Khi mức lương giảm xuống W2 thì theo luật cầu, doanh nghiệp sẽ thuê L3 lao
động. Vì K và L là hàng hóa bỏ sung, nên K cũng tăng và MRL tăng dịch chuyển sang
phải đến MRL2. Tại đây, mức lao động sử dụng tăng lên đến L2, điểm tối ưu là C.
+ Nối hai điểm A và C lại ta có đường cầu về lao động của DN. Và trong dài
hạn thì lựa chọn mức lao động của DN là tại L2.
Như vậy, cầu lao động trong dài hạn của hãng co giãn hơn cầu lao động ngắn
hạn của nó, vì hãng có thể thay thế tư bản cho lao động trong quá trình sản xuất.
- Do đường cầu về lao động chính là đường sản phẩm doanh thu cận biên


10
nó chịu ảnh hưởng của ba nhân tố cơ bản sau:
+ Giá của hàng hoá, dịch vụ: Khi giá của hàng hoá, dịch vụ tăng lên (điều
kiện các yếu tố khác không đổi) sẽ làm tăng giá trị sản phẩm doan thu cận biên
dẫn đến đường cầu lao động ngắn hạn dịch chuyển sang phía bên phải.
Bởi vì: Xuất phát: MRL = P. MPL
Khi P thay đổi làm cho MR L thay đổi và đường cầu về lao động của DN
dịch chuyển.
+ Giá của các yếu tố sản xuất khác:
i.

Điều này không ảnh hưởng đến cầu lao động trong ngắn hạn vì các
yếu tố sản xuất khác được giữ cố định.

ii.

Nhưng khi xét cầu lao động dài hạn, khi giá của tư bản giảm xuống
thì doanh nghiệp có xu hướng thay thế lao động bằng tư bản, do đó
làm cho cầu về lao động giảm và ngược lại.


+ Công nghệ: Việc thay đổi công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm
cận biên của lao động và do đó ảnh hưởng đến cầu lao động. Theo đó, tiến bộ
công nghệ làm tăng sản phẩm cận biên của lao động (MP L), do đó làm tăng
MRL, đường MRL dịch chuyển sang phải, nhu cầu lao động tăng. Đây chính là
giải pháp lý giải cho việc tăng lao động khi tiền công tăng lên
MPL tăng = MRL tăng < = > MRL dịch sang phải <=> DL dịch sang phải
* Đường cầu lao động của thị trường
- Khi xác định đường cầu thị trường về hàng hoá hoặc dịch vụ tiêu dùng,
chúng ta chỉ việc cộng các đường cầu của các cá nhân lại với nhau, và chỉ quan
tâm đến một ngành.
Nhưng yếu tố lao động có tay nghề thì được các hãng trong nhiều ngành
cần. Vì thế, để xác định đường cầu lao động của thị trường trước hết phải xác
định cầu lao động của mỗi ngành, sau đó cộng chiều ngang các đường cầu lao
động của các ngành lại với nhau.
- Trước hết, cần lưu ý một điều là khi giá đầu vào thay đổi thì mức số
lượng hãng sản xuất ra và giá sản phẩm của nó đều có thể thay đổi.


11
W
Đồng/ giờ

W
Đồng/ giờ

W1

Đường cầu về lđ của
ngành khi giá SP giảm

Đường cầu về lđ của ngành
khi giá SP không đổi

W1

W2

MRP L1

W2

MRPL2
L1

L2

L3

Giờ lđ

L1

L2

L3

Giờ lđ

Hình 4.5: Đường cầu lao động của ngành


Trong hình 4.5a, với mức giá sản phẩm xác định, cầu lao động của cá nhân
hãng là MRPL1. Nếu đơn giá tiền lương là w1, hãng thuê l1 đơn vị lao động.
+ Khi đơn giá tiền lương giảm xuống còn w2, nếu giá sản phẩm giữ nguyên
(có thể do cầu sản phẩm tăng), thì cá nhân hãng đang được xem xét này sẽ thuê
l3 đơn vị lao động.
+ Nhưng nếu vì đơn giá tiền lương giảm xuống mà tất cả các hãng trong
ngành đều thuê nhiều lao động hơn, thì sản lượng của ngành sẽ tăng lên, làm
dịch chuyển đường cung của ngành sang phải, giá thị trường của sản phẩm sẽ
giảm xuống.
Ở hình 4.5a, khi giá sản phẩm giảm xuống thì đường sản phẩm doanh thu
cận biên của lao động dịch chuyển sang trái, từ MRPL1 đến MRPL2 . Điều đó làm
cho lượng cầu lao động ở đơn giá tiền lương w 3 ít hơn dự kiến là l2 chứ không
phải l3 .
Ở hình 4.5b, đường nét liền biểu thị tổng chiều ngang của cầu lao động của
các hãng khi giá sản phẩm không đổi, đường nét đứt là đường cầu lao động của
ngành khi giá sản phẩm giảm xuống do tất cả các hãng trong ngành đều tăng sản
lượng khi đơn giá tiền lương thấp hơn. Bước cuối cùng là cộng chiều ngang các
đường cầu lao động của các ngành lại ta được đường cầu lao động của thị trường.
2 Cung lao động
* Cung lao động cá nhân


12
- K/niệm: Cung lao động cá nhân được hiểu là số lượng lao động mà một
cá nhân có khả năng và sẵn sàng cung cấp tại các mức tiền lương khác nhau
trong một khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi.
- Cung lao động liên quan đến việc các cá nhân phân bố thời gian 24 giờ
mỗi ngày của mình cho các mục đích khác nhau. Để đơn giản cho phân tích
chúng ta giả định mỗi cá nhân chỉ có hai cách sử dụng thời gian trong ngày của
mình là làm việc và nghỉ ngơi.

+ Làm việc tạo ra thu nhập từ đó chúng ta có thể sử dụng để mua sắm các
hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng và đạt được lợi ích.
+ Nghỉ ngơi cũng được coi là một loại hàng hoá dịch vụ nhưng chúng ta
thu được lợi ích trực tiếp từ hoạt động đó.
Theo đó, luôn luôn tồn tại sự mâu thuẫn đánh đối giữa thu nhập kiếm được
và số giờ nghi ngơi trong ngày. Chúng ta có thể coi cung lao động như đại lượng
đối ngẫu của cầu đối với hàng hoá nghỉ ngơi, số giờ nghỉ ngơi càng lớn thì số
giờ lao động càng nhỏ.
- Nhân tố quyết định đến cung lao động: Mỗi một người lao động là một
chủ thể cung ứng sức lao động trên thị trường và nó phụ thuộc vào
+ Các áp lực về mặt tâm lý xã hội.
+ Áp lực về mặt kinh tế : áp lực về mặt kinh tế buộc con người phải lao
động để có tiền trang trải cho những nhu cầu mà người ta cần
+ Phạm vi thời gian: khả năng cung ứng lao động của một cá nhân bị chi
phối rất nhiều bởi phạm vi thời gian
Thời gian của một ngày, tuần, tháng… là giới hạn cao nhất mà mỗi người lao
động phải phân chia cho cả lao động và nghỉ ngơi. Đồng thời, thời gian làm việc
của con người không thể suốt toàn bộ thời gian này.
+ Lợi ích cận biên của người lao động:
i.

Lợi ích cận biên của người lao động được đánh giá bằng lợi ích của
các HHDV – những thứ có thể mua được bằng tiền lương.


13
ii.

Lợi ích của lao động phụ thuộc vào mức tiền lương của người lao
động, mức độ yêu thích lao động của người lao động và phụ thuộc

vào vai trò của thu nhập từ lao động đối với cá nhân đó.

iii.

Khi thời gian lao động tăng lên thì lợi ích cận biên của lao động giảm
dần (tuân theo quy luật lợi ích cận biên giảm dần). Nếu lợi ích tăng
thêm được khi tăng thêm một đơn vị thời gian lao lớn hơn lợi ích cận
biên của việc nghỉ ngơi thì người lao động sẽ quyết định tiếp tục tăng
thêm thời gian lao động và ngược lại.

+ Tiền công. Tiền công là giá cả của sức lao động. Nếu mức tiền công cao
hơn thì chúng ta có hai hiệu ứng:
i. Hiệu ứng thay thế: khi tiền công tăng thúc đẩy người lao động làm việc nhiều
ii. Hiệu ứng thu nhập: nếu tiền công cao hơn thu nhập thì thu nhập tăng, đến một
lúc nào đấy người ta muốn nghỉ ngơi nhiều hơn dù cho thu nhập có là bao
nhiêu đi nữa, thì lúc này thờ gian làm việc sẽ giảm, họ muốn nghỉ nhiều hơn
Đồ thị về cung lao động

Hiệu ứng được biểu diễn thông qua hình vẽ :
+ Giai đoạn đầu (Hiệu ứng thay thế): Khi tiền công tăng sẽ thúc đẩy người lao
động làm việc nhiều hơn vì mỗi giờ làm việc thêm bây giờ được trả thù lao nhiều hơn.
Điều này có nghĩa là mỗi giờ nghỉ sẽ trở nên đắt hơn (nói cách khác lợi ích cận
biên của lao động vẫn lớn hơn lợi ích cận biên của nghỉ ngơi), vì vậy người lao động
có động cơ làm việc thay thế cho nghỉ ngơi, tương ứng với đoạn AB trên đường SL.
+ Hiệu ứng thu nhập: Nhưng khi tiền lương tăng đến điểm B thì người lao
động bắt đầu muốn nghỉ ngơi, như trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, đến một
lúc nào đó công việc bề bộn người ta chỉ muốn có thời gian nghỉ ngơi.


14

Từ điểm B trở đi biểu thị điều này. Dù tiền công có tăng đến đâu đi nữa thì
người ta không muốn làm việc, vì lúc này với họ lợi ích cận biên của nghỉ ngơi lại lớn
hơn lợi ích cận biên của lao động. Điều này làm giảm cung lao động và đường cung
có hình dạng cong như đoạn BC trên đờng SL.
Đây chính là đường cung về lao động cá nhân. Đường cung lao động cá nhân là
một đường có xu hướng cong về phía sau
* Cung lao động cho một ngành
- K/niệm: Cung lao động cho một ngành là tổng các cung lao động cá nhân.
Dù đường cung lao động cá nhân là đương vòng về phía sau, nhưng xét trong
một ngành thì người này thôi làm việc sẽ có người khác làm, mà số người đạt được
đến điểm B cũng rất ít và vì thế nếu tiền lương tăng thì lượng cung lao động vẫn tăng
nên đường cung về lao động của ngành là một đường dốc lên.
+ Trong ngắn hạn cung về lao động cho một ngành tương đối ổn định, vì:
i.

Nguồn cung của một nghề kỹ thuật nào đó là cố định, mà mỗi ngành lại là
một nghề cụ thể

ii. Do mỗi người một công việc phù hợp khác nhau, nên họ chỉ quan tâm đến
công việc mà mình đang làm.
Do đó đường cung ngắn hạn có chiều hướng dốc hơn nh SLS
+ Trong dài hạn, cung về lao động cho một ngành sẽ thay đổi do trong
dài hạn có sự thay đổi về nguồn cung một nghề kỹ thuật nào đó, và trong dài hạn
sẽ có sự dịch chuyển lao động giữa các ngành. Do đó đường cung dài hạn có
chiều hướng thoải hơn, đường SLL

* Cung lao động thị trường


15

- Cung lao động thị trường được hình thành từ sự tổng hợp tất cả các đường
cung lao động cá nhân trên thị trường.
Đường cung lao động của mỗi cá nhân cong trở lại về phía sau ở các mức
tiền lương khác nhau, mức tiền lương tối thiểu để mỗi cá nhân chấp nhận cung
ứng lao động cũng khác nhau, đồng thời có sự chuyển dịch của lao động giữa các
ngành khác nhau khi tiền lương thay đổi, từ ngành có lương thấp sang ngành có
tiền lương cao hơn tương đối, nên đường cung lao động thị trường vẫn được coi
là đường dốc lên (SM).
W

S1

S2

SM

L

Hình 4.8: Đường cung lao động thị trường

* Các nhân tố ảnh hưởng đến cung lao động
- Sở thích: Khi cá nhân đánh giá lợi ích của hoạt động nghỉ ngơi cao hơn,
cung lao động có xu hướng giảm xuống, ngược lại khi cá nhân muốn có nhiều
hàng hoá dịch vụ hơn cung lao động sẽ tăng lên.
- Thu nhập: Khi thu nhập tăng lên sẽ làm tăng cầu đối với nghỉ ngơi và
cung lao động giảm. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rõ sự vận động và dịch
chuyển của đường cung lao động:
+ Nếu thu nhập tăng do ảnh hưởng của tiền lương thì đó là sự vận động
trên cùng một đường cung lao động,
+ Nhưng nếu thu nhập tăng do các nguồn khác ngoài thu nhập từ tiền lương

lao động thì sẽ làm cho đường cung lao động dịch chuyển về phía trái.
- Giá của các hàng hoá dich vụ có liên quan: Khi giá cả đi lại giảm xuống
làm cho cung lao động tăng lên, ngược lại nếu giá của các hoạt động giải trí
giảm có thể làm cho cầu về nghỉ ngơi tăng và cung lao động giảm.
- Dân số: Khi dân số tăng sẽ làm tăng cung lao động. Hiện tượng di dân tự


16
nhiên hay nhập khẩu lao động vào các trung tâm công nghiệp cũng gây ra áp lực
làm giảm tiền lương do cung lao động tăng lên.
Bên cạnh các nhân tố trên, cung lao động còn chịu ảnh hưởng của những
nhân tố phi kinh tế như áp lực tâm lý xã hội, phong tục tập quán…
3.Cân bằng trên thị truờng lao động
- Cân bằng thị trường lao động

+ Cũng giống như sự cân bằng trên thị trường hàng hóa, thì trên thị trường lao
động cũng đạt cân bằng tại giao điểm của DL và SL
+ Giao điểm của hai đường cung và cầu về lao động cho ta mức lương và mức
lao động cân bằng trên thị trường
- Sự dịch chuyển đường cung về lao động

Giả sử di cư lao động, đường cung dịch chuyển sang phải từ S L1 đến SL2. Tại
mức tiền công ban đầu W1 lượng cung ứng lao động > cầu lao động.
Lao động thừa tạo sức ép giảm tiền công xuống W2.
Tiền công giảm => lợi nhuận tăng các DN thuê nhiều lao động hơn, lao động
cần thuê tăng lên L2.
Trong khi các yếu tố khác cố định, MPL và MRL giảm. Trạng thái cân bằng mới
MRLvà W đều thấp hơn trạng thái cân bằng cũ.



17
- Sự dịch chuyển đường cầu về lao động

+ Giả sử P một loại hàng hoá hoặc DV nào đó tăng lên, làm tăng MRL.
Giá cao hơn, việc thuê lao động để sản xuất SP có thể đem lại lợi nhuận và DN
trả W cao hơn. Cầu về lao động tăng làm đường DL dịch chuyển sang phải, trạng thái
cân bằng mới được thiết lập.
II. Thị trường vốn
1. Lãi suất và giá trị hiện tại
Bản chất của lãi suất: Lãi suất là khoản tiền được trả cho cá nhân chấp
nhận hoãn việc sử dụng tài sản của mình trong một khoảng thời gian nhất định.
Tương tự như vậy, trong các giao dịch tín dụng, người đi vay có được một lượng
tiền nhất định ở hiện tại, nhưng đổi lại phải thanh toán trả lại cho người cho vay
khi đáo hạn cùng với một khoản lãi suất. Người cho vay hoãn việc sử dụng tiền
của mình ở thời điểm hiện tại nhưng được nhận trả lại cũng với lãi suất khi đến
hạn.
Lãi suất và giá trị hiện tại: Trong phần trên, chúng ta đã thấy được sự khác
biệt giữa giá trị của một đồng ở hiện tại và một đồng ở thời điểm tương lai. Một
ứng dụng đặc biệt quan trọng của lãi suất là thể hiện mối quan hệ giữa giá trị hiện
tại giá trị tương lai. Mối quan hệ đó được biểu diễn thông qua công thức sau:
P0 + rP0 = P1
P0 (1+ r) = P1
P1
1+r
Trong đó P0 là giá trị hiện tại; P1 là giá trị đó sau 1 năm; r là lãi suất/năm
P0

tuơng ứng.

=



18
Khi thời hạn thanh toán là n năm, ta có công thức tổng quát sau:
Pn
(1 + r)n
2. Thị trường trái phiếu và việc xác định lãi suất
P0

=

* Những đặc điểm cơ bản của trái phiếu
Trái phiếu có hai đặc điểm cơ bản là mệnh giá trái phiếu và thời hạn thanh
toán của trái phiếu. Mệnh giá được hiểu là khoản tiền mà người phát hành trái
phiếu trả cho người nắm giữ trái phiếu khi đến hạn. Thời hạn thanh toán là thời
điểm trả mệnh giá trái phiếu.
Hầu hết các trái phiếu đều được phát hành với thời hạn thanh toán lớn hơn
1 năm. Những trái phiếu dài hạn như vậy thường đi liền với một tỷ lệ lãi suất
trái phiếu. Một trái phiếu không có tỷ lệ lãi suất trái phiếu thì chỉ phải trả mệnh
giá khi đến hạn và được gọi là trái phiếu không thanh toán lãi.
Cho dù là trái phiếu thanh toán lãi hay không thanh toán lãi, cho dù thời
hạn thanh toán là bao lâu, hay mệnh giá trái phiếu là bao nhiêu đi chăng nữa thì
người phát hành luôn mong muốn bán với giá cao nhất có thể, và ngược lại
người mua luôn tìm kiếm mức giá thấp nhất có thể. Hiện nay, rất nhiều trái
phiếu phát hành được bán dưới hình thức đấu giá.
* Giá trái phiếu và lãi suất
Ớ phần trên chúng ta đã thấy được mối quan hệ giữa giá trị hiện tại, giá trị
tương lai và lãi suất. Mệnh giá của trái phiếu không thanh toán lãi chính là giá trị
tương lai Pn, giá phái trả cho trái phiếu chính là giá trị hiện tại P0. Ta có:
Pn

(1 + r)n
Pn 1/n
1+ r =
P0
Mối quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu tương tự như mối quan hệ giữa
P0

=

lãi suất và giá trị hiện tại đã xét ở phần trên. Giá trái phiếu càng thấp thì lãi suất
càng cao. Như vậy, việc phân tích sự thay đổi của giá trái phiếu sẽ giúp chúng ta
hiểu được rõ hơn về lãi suất.
* Cung cầu trên thị trường trái phiếu
Để đơn giản trong phần này, chúng ta giả sử tất cả các trái phiếu của những


19
người phát hành khác nhau là giống nhau. Tất cả các trái phiếu đều có mệnh giá là
10 triệu không thanh toán lãi và có thời hạn thanh toán là 10 năm.
Trái phiếu được cung bởi Chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức khác
nhằm mục đích huy động vốn. Giá trái phiếu càng cao có nghĩa là họ huy động
được càng nhiều, hay chi phí huy động càng thấp. Điều này giải thích tại sao
đường cung trái phiếu dốc lên. Mặt khác, những người nắm giữ trái phiếu cũng
có thế bán trái phiếu tại bất cứ thời điểm nào trước khi đáo hạn. Giá trái phiếu
càng cao có nghĩa là họ lãi càng nhiều.
Trái phiếu được mua bởi các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức Chính phủ
và các tổ chức khác. Giá trái phiếu càng thấp thì lãi suất từ việc nắm giữ nó
càng cao. Điều đó giải thích tại sao lượng cầu trái phiếu càng lớn khi giá trái
phiếu giảm xuống. Một lý do khác làm đường cầu trái phiếu dốc xuống đó là:
rất nhiều người kỳ vọng khi giá trái phiếu thấp thì nó thường có xu hướng tăng

lên hơn là giảm xuống. Tương tự như vậy, việc đường cung dốc lên cũng là vì
khi giá trái phiếu cao những người nắm giữ trái phiếu thường dự đoán nó sẽ có
xu hướng giảm.
Giá trái phiếu

S1
S2

5 triệu
4,5 triệu
D1

Số lượng trái phiếu

Hình 4.17: Thị trường trái phiếu

Tại vị trí cân bằng ban đầu trái phiếu mệnh giá 10 triệu thời hạn 10 năm
được bán với giá 5 triệu, tại đây lãi suất tương ứng là 7,2%/năm. Khi cung trái
phiếu tăng lên (do Chính phủ phát hành mới hay các công ty tăng huy động vốn
bàng trái phiếu) làm cho giá trái phiếu giảm xuống còn 4,5 triệu, tương ứng với
lãi suất tăng lên thành 8,3%/ năm.


20
3. Lãi suất và tư bản hiện vật
Số lượng tư bản mà các doanh nghiệp sử dụng để sản xuất hàng hóa dịch
vụ có những tác động rất quan trọng đến các hoạt động kinh tế và đời sống
trong nền kinh tế quốc dân. Sự gia tăng tư bản sẽ làm tăng năng suất cận biên
của lao động và làm cho tiền lương tăng lên, đồng thời làm gia tăng tổng sản
lượng. Thông thường, tư bản là nhân tố sản xuất cố định trong ngắn hạn. Việc

xác định số lượng tư bản mà các doanh nghiệp sử dụng liên quan đến những lựa
chọn trong dài hạn.
* Cầu tư bản hiện vật
Nguyên tắc chung như chúng ta đã biết là một doanh nghiệp thuê thêm các
yếu tố sản xuất cho đến khi sản phẩm doanh thu cận biên của yếu tố đó bằng với
chi phí tài nguyên cận biên của nó. Đối với yếu tố tư bản cũng như vậy.
- Tư bản và giá trị hiện tại ròng
Công ty S&S đang xem xét việc đầu tư một dây chuyền thiết bị với giá là
95.000 USD. Công ty sẽ sử dụng dây chuyền này trong vòng 5 năm, và dự tính
sẽ bán lại dây chuyền với giá 20.000 USD sau 5 năm sử dụng. Ngoài phương
án mua dây chuyền trên, công ty có thể mua trái phiếu với lãi suất 7%/năm. Dự
kiến từ dây chuyền trên, công ty thu được 40.000USD doanh thu mỗi năm và
chi phí vận hành là 20.000 USD/ năm. Câu hỏi đặt ra là công ty có nên mua dây
chuyên này không?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta sử dụng đại lượng giá trị hiện tại ròng
(NPV), bằng giá trị hiện tại cùa tất cả các giá trị doanh thu trừ đi giá trị hiện tại
của các loại chi phí. Điều đó có nghĩa là chúng ta so sánh sự khác biệt giữa giá
trị hiện tại của sán phẩm doanh thu cận biên và giá trị hiện tại của chi phí tài
nguyên cận biên. Nếu NPV > 0 thì việc lựa chọn tài sản đó sẽ làm tăng lợi
nhuận của công ty. Như vậy, một doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận sẽ mua sắm
thêm tài sản cho đến khi giá trị hiện tại của sản phẩm doanh thu cận biên của tài
sản đó bằng với giá trị hiện tại của chi phi tài nguyên cận biên của tài sản đó.
NPV0 = R0 – C0 +

R1 – C1
1+r

+ … +

Rn – Cn

(1 + r)n


21
Trong đó: R là doanh thu; C là chi phí; n là số năm hoạt động; r là lãi suất
triết khấu và NPV là giá trị hiện tại ròng.
Áp dụng công thức trên, ta xác định được NPV của dây chuyền nói trên là
11,264USD. Điều đó có nghĩa là mua sắm dây chuyền này mang lại lợi nhuận
cao hơn so với đầu từ vào trái phiếu.
- Đường cầu tư bản hiện vật
Những phân tích ở trên về quyết định của công ty S&S đã chỉ ra cho
chúng ta cách thức xác định đường cầu đối với tư bản hiện vật. Tại bất kỳ thời
điểm nào công ty cũng phải xem xét rất nhiều các quyết định khác nhau liên
quan đên tư bản hiện vật. Mỗi quyết định gắn liền với một loại tư bản hiện vật
nhất định, với chi phí dự kiến, sản phẩm doanh thu cận biên dự kiến và giá trị
lãi suất.
Các doanh nghiệp không chỉ xem xét việc mua sắm các tài sản mới mà
đồng thời còn xem xét các tài sản hiện có của doanh nghiệp mình. Có nên tiếp
tục sử dụng các tư bán đó nữa hay nên bán chúng. Để quyết định nên giữ tư bản
đó hay không, chúng ta cần đánh giá NPV của từng loại tư bản. Các quyết định
đó bị ảnh hưởng bởi lãi suất. Nếu lãi suất cao chúng ta nên bán tư bản đi, ngược
lại nếu lãi suất thấp thì nên tiếp tục sử dụng tư bản đó.
Do các lựa chọn của doanh nghiệp trong việc mua sắm mới tư bản và duy
trì sử dụng tư bản bị ảnh hưởng bởi lãi suất nên đường cầu đối với tư bản dốc
xuống như hình vẽ:
Lãi suất
r1
r2

Đường cầu đối với

tư bản hiện vật

Số lượng tư bản USD

Hình 4.18: Đường cầu tư bản hiện vật

Tuy nhiên, sự thay đổi trong lượng cầu tư bản hiện vật không thể diễn ra


22
quá nhanh. Việc bán bớt tư bản hay mua sắm mới tư bản cần một khoảng gian
để thực hiện.
- Sự dịch chuyển cùa đường cầu tư bản hiện vật
Vì đường cầu tư bản hiện vật phản ánh sản phẩm doanh thu cận biên của tư
bản, do đó tất cả các yếu tố làm thay đổi sản phẩm doanh thu cận biên sẽ làm
thay đối cầu đối với tư bản.
+ Kỳ vọng: khi tính toán NPV, chúng ta sử dụng các giá trị dự kiến như
doanh thu dự kiến, chi phí dự kiến... Nếu dự kiến về những đại lượng này thay
đổi sẽ làm thay đối giá trị NPV và do đó cầu về tư bản cũng thay đổi.
+ Sự thay đổi công nghệ: khi thay đổi công nghệ sẽ làm tăng sản phẩm cận
biên của tư bản và do đó cầu về tư bản tăng lên.
+ Cầu hàng hoá dịch vụ thay đổi: cầu đối với các yếu tố sản xuất nói chung
là cầu thứ phát, do đó khi cầu đối với hàng hoá dịch vụ tăng sẽ làm cho cầu về
tư bản nói riêng và cầu về các yếu tố sản xuất nói chung tăng lên
+ Giá của các đầu vào có liên quan: trong lý thuyết sản xuất ta đã biết điều
kiện sử dụng đầu vào tối ưu là MPL/ PL = MPK/PK . Khi tiền lương tăng lên (giá
của lao động) sẽ làm cho tỷ lệ MPL/ PL giảm xuống. Trong điều PK không thay
đổi như vậy doanh nghiệp sẽ phải thay thế lao động bằng tư bản. Cầu đối với tư
bản tăng lên.
* Thị trường trái phiếu và tư bản

Trong các phần trên chúng ta đã biết, cầu tư bản thay đổi phụ thuộc lãi suất
và lãi suất được xác định trên thị trường trái phiếu. Qua đó, ta thấy giữa hai thị
trường này có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Nếu khi mua tư bản mới, các
doanh nghiệp phát hành trái phiếu, như vậy sự thay đổi trong cầu tư bản gây ra
sự thay đổi trong cung trái phiếu và điều đó sẽ ảnh hưởng đến lãi suất. Ngược
lại, sự thay đổi lãi suất gây ra sự vận động trên đường tư bản.
- Cầu tư bản thay đổi vả thị trường trái phiếu
Khi một doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô tư bản, nó có thể huy động
bằng nhiều hình thức khác nhau. Có thể bằng tiền tự có, vay từ ngân hàng hoặc
phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. Ở đây, chúng ta tập trung vào việc doanh


23
nghiệp phát hành trái phiếu để tài trợ cho việc mua sắm tư bản mới. Bởi vì trên
thực tế, lãi suất ngân hàng và giá cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi lãi suất trên thị trường
trái phiếu. Chúng ta sẽ phân tích ở các nội dung sâu hơn.
Lãi suất

Giá trái phiếu

r2

P1

r1

P2

S1
S2


D2

D1

D1
K1

K2

K

Số lượng trái phiếu

Thị trường tư bản

Thị trường trái phiếu

Hình 4.19: Thay đổi cầu tư bản và thị trường trái
phiếu

Trên thị trường trái phiếu, mức giá trái phiếu ban đầu là P1 tương ứng với
lãi suất là r1 , và tại mức lãi suất này, lượng cầu tư bản là K 1. Một sự cải tiến
công nghệ làm tăng cầu tư bản, đường cầu tư bản dịch sang D 2, doanh nghiệp
tài trợ cho việc mua sắm tư bản mới bằng trái phiếu, điều này làm cho cung trái
phiếu tăng lên thành S2. Giá trái phiếu giảm xuống P2 và lãi suất tương ứng với
mức giá đó là r2 và lượng cầu tư bản tại mức này là K2.
- Thị trường trái phiếu thay đổi và cầu tư bản
Giả sử Chính phủ phát hành trái phiếu làm cho cung trái phiếu tăng lên S2, lúc
này giá trái phiếu giảm từ P1 xuống P2 và lãi suất tương ứng tăng từ T1 lên T2. Điều

này gây ra hiện tượng vận động trên đường cầu tư bản như hình vẽ.


24
Giá trái phiếu

Lãi suất

S1
S2

P1

r2
r1

P2
D1

D1
K1

Số lượng trái phiếu
Thị trường trái phiếu

K2

K

Thị trường tư bản


Hình 4.20: Thị trường trái phiếu thay đổi và cầu tư
bản

IV. Thị trường đất đai
1. Cung, cầu đất đai
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tổng mức cung ứng của nó là cố định, nó
không thể thay đổi do bất kỳ quyết định cá nhân nào. Do đó, đường cung đất
đai là đường hoàn toàn không co dãn. Bất kể mức giá thuê đất là bao nhiêu
nhưng lượng cung ứng không thay đổi.
Cầu đối với đất đai của các doanh nghiệp cũng giống như các yếu tố sản
xuất khác là cầu thứ phát. Nó phụ thuộc vào quyết định sản xuất kinh doanh của
mỗi doanh nghiệp. Do đó, tuân theo luật cầu như chúng ta đã xem nguyên tắc
chung và 2 yếu tố sản xuất trên. Mức tiền thuê cân bằng được lập trên cơ sở
cung cầu thị trường.
Giá thuê đất
P1

P1
D2
D1
Số lượng đất đai

Hình 4.21: Thị trường đất đai


25
Sự thay đổi mức giá thuê đất hoàn toàn do sự thay đổi của cầu về đất đai,
khi cầu về đất đai tăng từ D1 lên D2 sẽ làm cho giá thuê đất tăng từ P1 lên P2.
Một đặc điểm hoàn toàn khác biệt với các tài sản khác, đất đai là tài nguyên

thiên nhiên, do đó giá thuê luôn là phần thặng dư đối với người chủ đất. Vì cung
về đất hoàn toàn không co giãn, nên người chủ đất sẵn sàng cung ứng cùng khối
lượng đó với bất kỳ mức giá nào nên phần này được gọi là tô kinh tế như trên
hình vẽ.
2. Tiền thuê đất đai
Vì đất đai có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nên việc thuê
nó cũng nhằm các mục đích sử dụng khác nhau. Mà cầu đối các yếu tổ sản xuất
nói chung là cầu thứ phát. Do đó, tiền thuê đất phụ thuộc vào giá trị sản phẩm
của từng ngành, từng doanh nghiệp, cầu đất đai của từng ngành khác nhau thay
đổi theo giá thuê đất, do đó dẫn đến việc phân bổ đât đai giữa các ngành là khác
nhau. Trong ngắn hạn, các chủ đất có thể cho thuê với giá cao hơn mức bình
thường, nhưng trong dài hạn giá thuê đất sẽ bằng nhau ở tất cả các ngành khác
nhau.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày nguyên tắc thuê mua yếu tố sản xuất?
2. Hãy phân tích thị trường lao động?
3. Trình bày những vấn đề cơ bản của thị trường vốn?
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1: Giả định hàm sản xuất của một doanh nghiệp cạnh tranh được xác
định: Q = 12L – L2. Với L từ 0 đến 6, L là lượng đơn vị lao động trên ngày, Q là
sản lượng/ngày.
Yêu cầu:
a. Tìm đường cầu lao động của doanh nghiệp nếu sản phẩm bán với mức
giá là 10 USD một đơn vị sản phẩm trên thị trường.
b. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ thuê bao nhiêu đơn vị lao động
khi mức tiền công W = 30USD/ngày? Và nếu tiền công là 60 USD/ngày.


×