Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

ThS.Nguyễn Trọng Hiếu ThS.Phan Anh Thế: PHƯƠNG PHÁP ủ PHÂN và sử DỤNG CHẾ PHẨM BIMA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.81 KB, 2 trang )

PHƯƠNG PHÁP Ủ PHÂN VÀ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM BIMA

ThS. Nguyễn Trọng Hiếu - ThS. Phan Anh Thế
- Trên các cây trồng cạn nói chung, các bệnh tấn công vùng rễ do
các nấm có nguồn gốc trong đất chỉ có thể phòng mà không thể trị.
Hoặc nếu trị được, hiệu quả không cao.
- Như nấm thán thư (Colletotrichum sp), nấm gây lở cổ rễ
(R.solani), xì mủ thân dưa (D.bryoniae), thối gốc mốc trắng
(S.rolfsii), sương mai (P.infestans), nấm gây bệnh héo vàng
(Fusarium oxysporium), nứt dây (M. melonis)…,.
- Cách phòng tốt nhất là xử lý phân chuồng bằng nấm đối kháng
Trichoderma sp. Hoặc trộn nấm đối kháng với phân Lân bón lót.
- Hiện nay có rất nhiều sản phẩm chứa các loài nấm đối kháng
thuộc chi Trichoderma. Có thể chưa một hoặc nhiều loài nấm đối
kháng, tùy nơi sản xuất.
- Phổ biến nhất là chế phẩm Bima của Trung tâm CNSH TP.HCM
sản xuất. Tập hợp nhiều loài nấm đối kháng, phòng trừ được nhiều
nấm bệnh trên cây trồng.
Nguyên liệu
- Phân chuồng: 1 tấn
- Chế phẩm Bima: 1kg
- Phi đựng nước: 100 lít
- Super Lân: 20-25 kg
- Đạm U rê: 0,3 kg
- Xác bã thực vật, rỉ đường,…, nếu có.
Các bước tiến hành
- Khuấy kỹ 1 kg chế phẩm BIMA vào phi 100 lít nước. Khuấy đảo
đều nước men trong phuy trước khi múc tưới lên chất ủ. Vì Bima
chủ yếu được cấy trên bã cà phê nên sẽ có một ít cặn. Có thể bổ
sung thêm 0,3 kg U rê (0,03%).
- Trải chất ủ lên nền xi măng hoặc lên bạt nhựa thanh lớp dày 20


cm, lấy nước men trong phuy tưới đều lên bề mặt chất ủ. Sau đó
trải chồng tiếp 20 cm chất ủ lên lớp đầu tiên rồi tưới. Làm tương tự
như vậy cho đến khi hết khối chất ủ.
- Cào banh đống ủ ra, đảo trộn lại cho đều, tưới thêm nước sao cho
khi nắm vắt chất ủ thấy nước rịn qua kẽ tay là vừa (đạt độ ẩm
khoảng 60%).
- Sau đó vun chất ủ lại thành đống (như hình vẽ), tủ bạt để giữ ẩm.
Trang 1 của 2 trang - Tài liệu hướng dẫn sử dụng chế phẩm BIMA - 0974.918.968 (Mr.Hiếu)


- Khoảng 7-10 ngày sau, cào banh đống ủ ra, đảo trộn, tưới thêm
nước như lần trước rồi vun thành đống, tủ bạt kín lại. Khoảng 20-25
ngày sau khi thấy chất ủ đã tơi rã thì có thể đưa đi bón cho cây.
- Cứ sau thời gian ủ khoảng 7-10 ngày, nhiệt độ trong phân tăng
dần lên khoảng 40-50oC. Nếu để lâu liên tục, nhiệt đô tăng cao nhất
sau 25- 30 ngày, có thể tăng đến 50-60oC.
- Trong khi Trichoderma sp phát triển nhanh nhất ở 25-30oC, rất ít
loài phát triển được ở trên 45oC.
- Để tạo điều kiện tốt nhất cho nấm Trichoderma sp phát triển, cứ
7-10 ngày, phân cần được đảo trộn để tăng cường hoạt động của
men vi sinh.
- Khi đảo trộn nếu thấy phân khô cần bổ sung thêm nước để đạt độ
ẩm 50-60%.
- Lớp ủ có độ cao vừa phải, có bạt che hoặc ủ vào trong các bao để
nấm Trichoderma sp phát triển.
- Khoảng 15-20 ngày sau khi ủ có thể bón cho cây trồng. Nếu có
điều kiện thời gian, nên ủ lâu hơn.
- Sau 50- 60 ngày, nhiệt độ giảm dần xuống 30oC. khi đó phân đã
hoai, khối lượng giảm hơn so với lúc ban đầu.
- Khi ủ phân bà con nông dân không nên dùng vôi, mà nên bón

ngoài ruộng trước khi làm đất.
- Phân đã ủ hoai, ngoài bón lót có thể dùng bón thúc. Ngoài ra có
thể hòa chế phẩm Bima với nước tưới, tỷ lệ 1kg với 50 lít tưới gốc
định kỳ 7-10 ngày một lần, để bổ sung nguồn nấm đối kháng cho
đất, bảo vệ cây trước nấm bệnh.
- Lưu ý: Nếu đã dùng chế phẩm có chứa Trichoderma sp để tưới
thì không được tưới các loại thuốc hóa học BVTV nào khác.
Trang 2 của 2 trang - Tài liệu hướng dẫn sử dụng chế phẩm BIMA - 0974.918.968 (Mr.Hiếu)



×