Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Quy trình sản xuất Sơri VietGap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.46 MB, 36 trang )



QUY TRÌNH SẢN XUẤT SƠ RI THEO VietGAP
Biên soạn dựa theo Quy trình thực hành nông nghiệp tốt
cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam được Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành theo Quyết định số1369/QĐ-BNN ngày
28 tháng 01 năm 2008

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.1. Phạm vi điều chỉnh: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho
quả sơ ri an toàn là những quy định và quy trình nhằm ngăn ngừa và hạn
chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất
lượng sản phẩm quả; môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi
xã hội của người lao động.
1.2. Đối tượng áp dụng: VietGAP áp dụng đối với các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và
chứng nhận sản phẩm trái sơ ri an toàn tại Việt Nam, nhằm:
1.2.1. Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và
quản lý an toàn thực phẩm.
1.2.2. Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất và được
chứng nhận VietGAP.
1.2.3. Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên được nguồn gốc của sản
phẩm.
1.2.4. Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất sơ ri tại Việt Nam.
2. Giải thích từ ngữ
2.1. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) cho sơ ri là trình tự,
nguyên tắc, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch và
xử lý sau thu hoạch quả sơ ri tươi để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,
nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội và sức khỏe


người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, làm cơ sở để truy
nguyên nguồn gốc sản phẩm.

1


2.2. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam (VietGAP)
cho sơ ri là việc xây dựng, tổ chức thực hiện sản xuất, tiêu thụ quả sơ ri
theo tiêu chuẩn ASEANGAP có tham khảo EUREPGAP/GLOBALGAP và
FRESHCARE, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quả Việt Nam tham gia
thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp
bền vững.
2.3. Tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã,
tổ hợp tác, hộ nông dân sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại tham
gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm sơ ri an toàn
theo VietGAP.

2


CHƯƠNG II
NỘI DUNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT SƠ RI THEO VietGAP
I. YÊU CẦU SINH THÁI
1. Nhiệt độ
Cây sơ ri có thể sinh trưởng và phát triển ở vùng nhiệt đới và bán
nhiệt đới, cho nên giới hạn nhiệt độ của cây sơ ri tương đối rộng. Cây sơ
ri sẽ ngừng sinh trưởng ở -2,220C, nhưng cây con sẽ bị chết ở nhiệt độ
-1,110C. Cây sinh trưởng thuận lợi ở nhiệt độ từ 25-300C.
2. Ánh sáng
Cây sơ ri sẽ cho năng suất thấp khi trồng dưới bóng râm.

3. Nước
Cây sơ ri sẽ sinh trưởng và phát triển tốt khi có lượng mưa phân bố
trung bình từ 1.000-2.000mm/năm. Khi đó cây sẽ ra hoa kết trái quanh
năm. Tuy nhiên, cây sơ ri là cây chịu hạn tốt, việc tưới nước sẽ tạo hoa và
do đó có thể điều khiển ra hoa bằng việc tưới nước.
4. Đất trồng
Cây sơ ri thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đá vôi,
đất sét, đất cát. pH đất thích hợp từ 5,5-7,5; có tầng canh tác dày trên
20cm và thoát nước tốt. Đất có pH 6,5 là thích hợp cho bộ rễ cây sơ ri
phát triển.
II. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN VÙNG SẢN XUẤT
• Vùng sản xuất sơ ri áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát,
đánh giá sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với quy định hiện
hành của Nhà nước đối với các mối nguy cơ gây ô nhiễm về hóa học,
sinh học và vật lý lên quả.
• Việc phân tích hàm lượng kim loại nặng, Dioxin, vi sinh vật trong
mẫu đất và nước tưới của vùng sản xuất sơ ri.
• Trong trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì phải có đủ cơ sở
chứng minh có thể khắc phục được hoặc làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn.
• Vùng sản xuất có mối nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý
cao và không thể khắc phục thì không được sản xuất theo VietGAP.

3


III. THIẾT KẾ VƯỜN
Phải có sơ đồ và bảng thể hiện hệ thống nông trại bao gồm vườn cây,
sân, chuồng trại hoặc các vị trí sản xuất khác.
1. Chuẩn bị đất trồng
Tiến hành cày cuốc lật 1-2 lần, sau đó phóng tuyến đào hố với khoảng

cách 5m x 5m. Đối với vùng đất thấp tiến hành xẻ mương lên liếp và
phơi ải đất trước mùa mưa.

2. Mật độ và khoảng cách trồng
Tùy theo vùng đất trồng mà khoảng cách trồng thay đổi cho phù hợp.
Mật độ trồng ở ĐBSCL khoảng 40 cây/1.000m2, tương ứng với khoảng
cách trồng 5m x 5m. Ở giai đoạn đầu, để tận dụng đất trống có thể trồng
xen rau màu, nhưng sau một năm trồng khi cây bắt đầu phát triển tán
rộng thì dừng trồng hoa màu.
IV. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Thời vụ trồng
Do vùng Gò Công Đông phần lớn là thiếu nước vào mùa khô hoặc
nước bị nhiễm mặn, cho nên trồng cây con vào đầu mùa mưa (khoảng
tháng 5 dương lịch) để có đủ nước cho cây con phát triển và ít tốn công
lao động cho việc tưới tiêu.

4


2. Chọn giống trồng thích hợp
Cây sơ ri có thể nhân giống
bằng nhiều hình thức khác
nhau như: nhân giống từ hạt,
chiết cành, ghép, giâm cành.
Nhưng hiện nay phương
pháp nhân giống chủ yếu là
bằng cách chiết và giâm cành.
Hiện nay có 3 giống sơ ri đang
trồng phổ biến ở Gò Công: sơ
ri ngọt, sơ ri chua địa phương

và giống sơ ri Brazil.
Tiêu chuẩn cây giống sơ ri tốt
+ Một cây sơ ri tốt phải đạt các yêu cầu sau đây:

Lá có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống sơ ri mới, xanh tốt,
đã có ít nhất 1 đợt lộc đã trưởng thành trong giai đoạn vườn ươm.

Cây giống có ít nhất 4 cành cấp I.

Chiều cao cây giống từ 50cm trở lên (đo từ mặt bầu ươm đến mút
cuối cùng của cành giống cao nhất).

Đường kính gốc không nhỏ hơn 1cm (đo cách mặt bầu ươm 5cm).

Vỏ cây không bị các vết thương cơ giới làm trơ ra phần gỗ.


5


+ Cây giống phải sinh trưởng khỏe và bảo đảm:

Không có các triệu chứng cháy lá.

Dấu vết gây hại trên lá do các loại sâu ăn lá… cho phép không quá
10% và không quá 10% cây có dấu vết gây hại trên tổng số cây trong lô
sản xuất.

Không có rệp sáp và các loại côn trùng khác.


Bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ tơ phân bố đều trong bầu ươm.
a. Chiết cành
Chọn cành sát mặt đất, vỏ chuyển màu nâu, bẻ gập ngược cho gãy
phần lõi nhưng vẫn còn dính lại phần vỏ. Nhúng vết gãy vào dung dịch
NAA (theo khuyến cáo của nhà sản xuất) và bó đất bọc nylon lại, sau 1-5
tháng cắt ra cho vô bầu đợi đem trồng mới.
b. Giâm cành
Cắt các cành mới hóa nâu thành đoạn
20-25cm, có từ 2-3 lá nhúng vào dung dịch
NAA sau đó giâm ở vườn giâm, tốt nhất là
giâm trong môi trường cát. Khoảng cách
giâm 12cm x 12cm (70 cành/m2), phun
nước giữ ẩm mỗi ngày, sau 60 ngày cây
sẽ ra rễ, sau đó bứng cây cho vô bầu đợi
đem trồng.
c. Gieo hạt
Ít được áp dụng để nhân giống trong
sản xuất vì tỷ lệ nảy mầm của hạt trái sơ ri
thấp, khoảng 50%. Cây con từ hạt không
giữ lại được đặc tính của cây mẹ ban đầu
do quá trình thụ phấn chéo, cây lâu cho trái. Thường biện pháp nhân
giống từ hạt được áp dụng để lai giống hay sử dụng làm giống gốc ghép.
3. Chuẩn bị hố trồng, khoảng cách và phương pháp trồng
3.1. Chuẩn bị hố trồng
• Dọn sạch cỏ, gốc cây cũ và san bằng mặt đất.
• Không dùng thuốc trừ cỏ để diệt cỏ.
• Không đốt cỏ, cỏ cần được gom vào hố để trở thành phân hữu cơ bồi
dưỡng lại cho đất trồng.

6



Lên mô trước khi trồng cây sơ ri
giống mới giúp cây không bị úng
nước làm thối rễ trong mùa mưa.
Khi lên mô sẽ kết hợp với việc bón
phân hữu cơ, vôi và phân hóa học,
tạo môi trường dinh dưỡng tốt,
giúp cây sẽ phục hồi nhanh và
phát triển tốt sau khi trồng. Mô
càng cao, càng rộng và bón phân
lót đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho cây
phát triển tốt, nhanh cho trái sau
khi trồng.
• Chiều cao mô: 40-50cm
• Mặt mô rộng: 40-50cm
• Đáy mô rộng: 60-80cm
Một mô sơ ri cần được bón:
• 5kg phân hữu cơ hoai mục
(phân bò, gà, dê, heo… hoặc rơm rạ,
tàn dư thực vật đã hoai mục).
• 200g vôi.
• 500g phân hữu cơ Komix.
•200g phân hỗn hợp 20-20-15.
Tất cả các loại phân trên được trộn đều vào đất mô trước khi trồng
5-7 ngày.
3.2. Khoảng cách trồng
Khoảng cách để trồng sơ ri mới
là 4m x 4m tính từ tâm của mô.
Nếu hàng đầu hoặc cây đầu tiên

sát bờ mương hoặc kinh nước thì
phải cách bờ tối thiểu là 2m.
Cần định vị các cây thẳng hàng
và đều nhau, tạo cự ly đồng nhất
cho sự phát triển của cây và thẩm
mỹ cho khu vườn.

7


3.3. Phương pháp trồng
Dùng len xúc đất giữa mô tương đương với kích cỡ của bầu ươm
cây giống. Dùng dao cắt đáy bầu, đặt cây xuống giữa mô, mặt bầu
thấp hơn mặt mô khoảng 3cm so với mặt mô. Rạch theo chiều dọc của
bầu ươm bằng mũi dao để kéo bao nylon lên và lấp đất lại, nén nhẹ
đất xung quanh gốc cây. Sau khi trồng cây nên cắm cọc và cột cây sơ ri
con vào cây để cây được mọc thẳng, không bị gió lay ảnh hưởng đến
bộ rễ cây con.

Sử dụng rơm hay cỏ khô phủ kín xung quanh mô. Tưới nước giữ ẩm
cho cây mỗi ngày một lần nếu trồng vào mùa nắng khô. Nếu mưa nhiều,
cần được tháo nước kỹ để tránh ngập úng và bổ sung đất xung quanh
mô nếu đất mô bị xói mòn.

8


4. Tủ gốc giữ ẩm
• Tủ gốc để giữ
ẩm trong mùa hè bằng

rơm rạ khô và cách gốc
khoảng 20cm. Biện
pháp này cũng tránh
được cỏ dại phát triển,
đồng thời khi rơm rạ
bị phân hủy sẽ cung
cấp cho đất một lượng
dinh dưỡng đáng kể.
• Trong thời kỳ
kiến thiết cơ bản nên
trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn, tăng thu nhập. Khi cây vào thời
kỳ kinh doanh thì xu hướng hiện nay ở các nước tiên tiến là giữ cỏ trong
vườn nhằm giữ ẩm cho đất trong mùa hè và chống xói mòn đất trong
mùa mưa.
• Tuy nhiên, khi cỏ phát triển mạnh sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với
cây sơ ri, vì vậy phải cắt bỏ bớt bằng dao hoặc máy cắt cỏ.
5. Tưới và tiêu nước
• Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện,
các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc,
gia cầm, nước phân tươi, nước giải.
• Cây sơ ri không tưới nước vào mùa khô cây sẽ không ra hoa và đậu
trái (nếu có đậu tỉ lệ thấp). Nếu có tưới, có thể thu hoạch trong mùa khô
thêm 1-4 vụ tùy theo khả năng sinh trưởng và phát triển của cây sơ ri.
• Tuy nhiên cần nghỉ không mang trái 1,5-2 tháng/năm để cây sơ ri
phục hồi sinh trưởng sau nhiều đợt mang trái.
Chú ý: không nên tưới nước nhiễm phèn mặn cho cây.
6. Tỉa cành và tạo tán
+ Tỉa cành tạo tán nhằm:
n Duy trì kích thước cây trong vườn.
n Cho ánh nắng và không khí lọt vào tán cây.

n Giúp cho lá khô ráo, giảm bệnh.

9


Giúp đậu trái nhiều hơn trong cả tán cây.
n Giúp việc phun xịt hiệu quả hơn (đi vào bên trong tán cây).
n Tạo trái lớn hơn, ngon hơn và màu tốt hơn.
n Màu tốt hơn sẽ có nhiều sắc tố (chất chống ôxi hóa), chất dinh
dưỡng và mùi vị.
n Giữ cho cây luôn trẻ và sản xuất tốt.
+ Cây cao 30cm: bấm đọt chừa 3-4 cành tược khỏe mạnh.
+ Cây cao 80cm: bấm đọt chừa 4-6 cành tược trên mỗi cành cấp I
+ Khi cây cao 2-2,2m cần cắt bỏ đọt không cho cây cao thêm.
+ Khi cây quá già, uốn cành xuống để dễ thu hoạch.
n

10


7. Phân bón
Phân bón (phân vô cơ, hữu cơ và bón lá) cùng các chất phụ gia của
đất là một trong những đầu vào có khả năng là nguồn ô nhiễm hóa học,
lý học và sinh học và có thể gây nhiễm bẩn cho sản phẩm nông nghiệp.
Vì vậy:
n Không được sử dụng phân và các chất thải từ người để bón trong
trang trại.
n Khi bón phân không được để phân bón thải ra và chảy thẳng vào
nguồn nước trong bất kỳ trường hợp nào.
n Khi có nguy cơ lớn về nhiễm độc kim loại nặng, cần lựa chọn cẩn

thận loại phân bón và phụ gia để giảm thiểu rủi ro và khả năng hấp thụ.
n Khi có nguy cơ lớn về ô nhiễm sinh học từ các chất hữu cơ, cần triển
khai biện pháp khống chế rủi ro. Trong trường hợp cần xử lý chất hữu
cơ tại chỗ trước khi gieo trồng, phải có biên bản lưu lại ngày tháng và
phương pháp xử lý.
n Đánh giá nguy cơ ô nhiễm
do sử dụng phân bón và chất
phụ gia đối với từng hoạt
động sản xuất và lưu lại hồ sơ
sử dụng phân bón và phụ gia,
nêu cụ thể tên sản phẩm/vật
liệu, ngày tháng, địa điểm xử
lý, số lượng, phương pháp sử
dụng và tên người thực hiện.

11


n Kho phân vô cơ để tồn trữ trong nhà kho sạch sẽ, kiên cố, có che
phủ và trên pallet cách ly với mặt sàn, không bị chuột, côn trùng gây
hại, không có nguy cơ bị thấm nước và phải cách ly với thuốc bảo vệ
thực vật, vật liệu nhân giống và sản phẩm nông nghiệp để ngăn chặn ô
nhiễm chéo.

7.1. Phân bón thời kỳ kiến thiết cơ bản:
+ Trong 3 tháng đầu, cây sơ ri cần được bón phân như sau:
Pha 20g phân urê + 20g phân D.A.P, hòa tan hết trong thùng tưới với
10 lít nước sạch, tưới đều xung quanh gốc cây vào lúc chiều mát, không
mưa. 1 thùng 10 lít tưới cho 3 cây.
n Thực hiện việc tưới phân này mỗi tháng 1 lần, lần đầu từ ngày thứ

15 sau khi trồng.

+ Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 12 sau khi trồng cần bón 4 đợt phân,
mỗi đợt cách nhau 3 tháng với số lượng mỗi đợt là: 100g phân hỗn hợp
20-20-15/cây/đợt cho cây từ 3-9 tháng tuổi và bón 150g phân 20-20-15/
cây/đợt (cây 9 đến 12 tháng tuổi).
+ Trong thời gian cây chưa giao tán, cần làm cỏ định kỳ hoặc trồng
xen rau màu để hạn chế cỏ, bón phân theo công thức sau:
Bảng 1: Bảng khuyến cáo bón phân cho sơ ri
( Malpighia glabra L.)
Tuổi cây

Urê (g)

Super lân (g)

Kali (g)

0

100

75

25

1

650


400

170

2

850

500

220

3

1.000

650

250

4

1.400

800

350

5


1.800

900

450

6-7

2.000

1.200

500

<8

2.200

1.400

550

12


7.2. Giai đoạn cây con (từ 1- 3 năm tuổi cụ thể áp dụng công thức
sau):
Bón NPK cho cây theo tỷ lệ 15-15-15, bón 4 lần trong năm với liều
lượng như sau:
Bảng 2: Tỷ lệ và liều lượng phân bón cho cây sơ ri

trong giai đoạn cây con
Năm tuổi

Loại phân

Liều lượng (g/cây/lần)

1

15-15-15

220

2

15-15-15

220

3

15-15-15

350

Ngoài ra, có thể bổ sung thêm lượng phân hữu cơ cho cây với liều
lượng từ 10-20kg/cây/năm và bón một lần vào cuối mùa mưa với mục
đích giúp cây giữ ẩm và có dinh dưỡng sinh trưởng trong mùa khô.
7.3. Giai đoạn kinh doanh (từ năm thứ 4 trở đi cụ thể áp dụng
công thức sau):

Bón phân chia làm 3 đợt cho 5 vụ trái trong năm, với liều lượng và loại
phân bón như sau:
Bảng 3: Liều lượng và loại phân bón được sử dụng
trong giai đoạn kinh doanh:
Năm tuổi

Loại phân và liều lượng (cây/lần bón)

4 năm tuổi

2kg phân gà xử lý Humix + 250g (16-16-8) + 50g Urea

7.4. Thời điểm bón
• Sau khi thu hoạch vụ trước và lượng phân bón có thể thay đổi
theo năng suất cây trồng và tuỳ theo độ tuổi của cây.
• Kết quả nghiên cứu của Viện Cây ăn quả miền Nam cho thấy, khi
bón phân với liều lượng như trên ở cây sơ ri 4 năm tuổi cho năng suất
thu hoạch cao hơn bón đơn độc phân hoá học từ 10-25kg/cây/năm. Hơn
nữa không thấy xuất hiện dư lượng Nitrat trong thịt trái sơ ri, màu sắc
vỏ trái chín đẹp, trái cứng, ít bị tổn thương trong quá trình hái và vận

13


chuyển trái và thời gian bảo quản kéo dài được 4 ngày sau khi hái để ở
nhiệt độ phòng với tỷ lệ trái bị hư là 40%.
• Trong khi bón đơn độc phân hoá học thì tốn chi phí nhiều hơn do
phải bón 5 lần phân/5 đợt trái/năm, tốn công chăm bón, năng suất thấp
hơn, trái không to, màu sắc không đẹp và hơn nữa là có xuất hiện dư
lượng Nitrat trong thịt trái tuy còn ở mức cho phép nhưng nếu canh tác

kéo dài rất dễ dẫn đến dư lượng Nitrat quá mức cho phép, ảnh hưởng rất
lớn đến đầu ra của trái sơ ri.
• Theo xu hướng tiên tiến hiện nay, việc sử dụng phân hữu cơ bón
cho cây trồng được khuyến cáo. Viện Cây ăn quả miền Nam cũng đã có
nghiên cứu và có kết quả là sử dụng phân gà đã xử lý Humix với liều
lượng 3-4kg/cây/lần, bón 3 lần cho 5 vụ trái mang lại kết quả rất tốt trên
cây sơ ri, phù hợp với xu hướng sản xuất trái an toàn trên thị trường thế
giới ở hiện tại và tương lai. Kết hợp bón phân với xới xáo xung quanh
gốc cây.
• Phân hữu cơ có thể là phân có nguồn gốc thực vật hay động vật,
hoặc có nguồn gốc từ cả 2 dạng trên. Cây trồng nói chung không hấp
thu được phân hữu cơ ngay, hầu hết phải có thời gian để phân hủy bởi
các vi sinh vật có mặt trong đất (quá trình khoáng hoá).

Liều lượng khuyến cáo bón phân hữu cơ thay đổi theo từng quốc
gia, phân hữu cơ phần lớn được khuyến cáo bón sau thu hoạch vụ quả.
Tuy nhiên, trên cây sơ ri có nhiều đợt trái liên tục/năm, do đó rất khó bón
phân hữu cơ. Nếu có điều kiện thì phân hữu cơ dạng chế biến nên bón
cho sơ ri ở mỗi 2 đợt trái/lần.


8. Phương pháp bón
Dùng cuốc kéo nhẹ đất xung quanh mô, rải phân theo vòng tròn
dưới tán cây sơ ri.


Cuốc lấy đất từ ngoài phủ kín phân và tăng cường bề rộng của mô
từ 10-15cm so với kích cỡ mô cũ.




Tưới nước cho cây ngay sau khi bón phân nếu trời không mưa.

9. Kiểm soát chiều cao của tán cây
• Nên khống chế và duy trì chiều cao của cây sơ ri trong tầm kiểm
soát khoảng 2m để khả năng tiếp nhận ánh sáng của bộ lá tối đa, tăng
diện tích lá hữu hiệu cho quang hợp của bộ lá; thuận lợi trong việc quản

14


lý vườn ở giai đoạn kiến thiết
cơ bản và thời kỳ kinh doanh.
• Duy

trì sức sống tốt của
cây, tỉa bỏ cành vô hiệu bên
trong tán nhằm bảo đảm sự
cân bằng sinh trưởng và kết
trái, luôn luôn duy trì khả
năng cho trái ở mức tối hảo.
10. Xử lý ra hoa
Tạo sự khô hạn:
Sau khi thu hoạch xong tiến hành vệ sinh vườn như: cắt tỉa cành
già, cành sâu bệnh, làm cỏ, quét vôi gốc... kế đến bón phân với liều lượng
tùy thuộc vào sự sinh trưởng và tuổi cây.


• Bơm nước tưới
đẫm cây vào tháng 4

trước khi có mưa đầu
mùa 10-15 ngày, cây sẽ
ra hoa không trùng đợt
rộ. Khi cây ra hoa đầu
mùa mưa, hủy bỏ hoa
bằng cách phun urê
nồng độ 2% cho rụng
bông, quả trái vụ còn lại
trên cây; sau đó phun
MKP= 0:52:34 (100g/18
lít nước), tiếp theo phun KNO3 nồng độ 100g/8 lít nước vào giai đoạn
ngay sau khi phun MKP= 0:52:34 để xử lý ra hoa cho cây sơ ri trong cả 2
mùa mưa và mùa nắng.
• Phun dung dịch NAA (10ppm) kết hợp phun phân bón lá có Canxi
(Seni Phos) để tăng đậu trái sơ ri trong mùa mưa. Phun NAA (10ppm) kết
hợp phun phân bón lá có Canxi (Seni Phos) và phun GA3 (10ppm) kết
hợp phân bón lá có Canxi (Seni Phos) có tác dụng làm tăng năng suất
trái sơ ri trong mùa nắng.

15


V. PHÒNG TRỊ SÂU BỆNH CHÍNH
1. Rệp sáp, rệp muội: Pseudococcidae, Margarodidae, Coccidae
(Homoptera).

Rệp sáp chích hút nhựa trên đọt non và trái làm cho đọt non bị vàng,
không phát triển; nếu nặng làm cho chết đọt, trái nhỏ bị chai và có dị
hình. Rệp sáp bài tiết ra chất đường làm cho nấm bồ hóng phát triển làm
cho trái sơ ri bị đen, mất giá trị thương phẩm.

Phòng trị:
n Phun phối hợp nước rửa chén + DANTOTSU hoặc dầu khoáng
SK99 + DANTOTSU phun 2 đợt trong năm vào 2 thời điểm khi có mật số
rệp sáp thấp hay ở lứa đầu tiên xuất hiện (đợt 1: tháng 5 đến tháng 6
Dl; đợt 2: tháng 9 đến tháng 10 Dl).
n Vệ sinh vườn trước khi phun thuốc: cắt các cành có mật số rệp sáp,
rệp dính đem tiêu hủy.
n Kiểm tra mật số thấy 2-3 con rệp sáp/cành tiến hành phun thuốc
ngay.
n Mỗi đợt phun thuốc trừ sâu có 3 lần phun:
Lần phun 1: phun nước rửa chén 20ml pha 8 lít nước.
Lần phun 2: phun thuốc DANTOTSU 1 gói pha 8 lít nước + 10ml dầu
khoáng SK99. Nếu thấy mật số rệp sáp thấp 1-10 con/cây không nên
phun.
Lần phun 3: phun thuốc DANTOTSU 1 gói pha 8 lít nước + 10ml dầu
khoáng SK99.
Chú ý: Trước khi hòa thuốc phải rửa bình thuốc thật kỹ.

16


2. Rầy mềm: Aphididae Homopter
Phòng trị:
n Giống như rệp sáp.
n
Sử dụng dầu khoáng
SK Enspray 99EC, nước rửa
chén, DANTOTSU, Green để
phòng trị.
3. Sâu đục thân: phòng

trị bằng cách tỉa cành tạo
tán, tiêu hủy cành sâu bệnh,
phun Karate.
4. Ruồi đục quả: hiện nay
trên thị trường có sản phẩm
Duzi-bonz là chất dẫn dụ
ruồi đực khá hiệu quả. Sản
phẩm “SOFRI protein” (do
Viện Cây ăn quả miền Nam
và Cty Bia Foster sản xuất) có
khả năng dẫn dụ cả ruồi đực
lẫn ruồi cái vào bẫy để tiêu
diệt ở nồng độ phun SOFRI
protein (pha 1,2 lít SOFRI
protein + 32ml Regent 5SC
+ 8 lít nước). Tại Tiền Giang,
khi sử dụng đồng loạt
trên diện rộng bằng cách
phun SOFRI protein 10DD
+ Fipronil (100ml protein
+ 3ml Fipronil)/1 lít nước,
50ml dung dịch thuốc phun
cho 1m tán cây, phun 4 lần/
tháng (1 lần/tuần) vào thời
điểm áp lực ruồi đục quả
Bactrocera dorsalis ngoài
đồng chưa cao (tháng 4 Dl).

17



Điểm phun Protein

Điểm phun thuốc BVTV

Số
TT

Giai
đoạn

Đối tượng

1

Sau thu
hoạch

Rệp sáp, rầy mềm,
ruồi đục trái

Tỉa cành, làm vệ sinh vườn

2

Đọt
non và
hoa

Sâu ăn lá, hoa; rầy

mềm, rệp sáp

Làm vệ sinh vườn, AZTron,
Dipel, DANTOTSU, Green, SK
Enspray, nước rửa chén

3

Đang
thu
hoạch

Ruồi đục trái, rầy
mềm, rệp sáp

Làm vệ sinh vườn, Pheromon
+ SOFRI Protein, DANTOTSU,
Green, SK Espray, nước rửa
chén

Cách áp dụng

18


5. Những quy định chung về bảo vệ thực vật
• Người lao động và tổ chức,
cá nhân sử dụng lao động phải
được tập huấn về phương pháp sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật và các

biện pháp sử dụng bảo đảm an toàn.
• Nên áp dụng các biện pháp
quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM),
quản lý cây trồng tổng hợp (ICM)
nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật.
• Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử
dụng cho cây trồng tại Việt Nam theo sự hướng dẫn ghi trên nhãn hàng
nhằm đảm bảo an toàn cho vùng sản xuất và sản phẩm.
• Thời gian cách ly phải
đảm bảo theo đúng hướng
dẫn sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật ghi trên nhãn hàng
hóa.
• Các hỗn hợp hoá chất
và thuốc bảo vệ thực vật
dùng không hết cần được
xử lý, đảm bảo không làm ô
nhiễm môi trường.

19


• Kho chứa hoá chất phải đảm bảo theo quy định, xây dựng ở nơi
thoáng mát, an toàn, có nội quy và được khóa cẩn thận. Phải có bảng
hướng dẫn và thiết bị sơ cứu. Chỉ những người có trách nhiệm mới được
vào kho.
• Các hoá chất hết hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng phải ghi rõ
trong sổ sách theo dõi và lưu giữ nơi an toàn cho đến khi xử lý theo quy
định của Nhà nước.

• Ghi chép các hoá chất đã sử dụng cho từng vụ (tên hoá chất, lý do,
vùng sản xuất, thời gian, liều lượng, phương pháp, thời gian cách ly và
tên người sử dụng).
• Lưu giữ hồ sơ các hóa chất khi mua và khi sử dụng (tên hóa chất,
người bán, thời gian mua, số lượng, hạn sử dụng, ngày sản xuất, ngày
sử dụng).
• Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hoá chất. Những vỏ bao
bì, thùng chứa phải thu gom và cất giữ ở nơi an toàn cho đến khi xử lý theo
quy định của Nhà nước.

VI. THU HOẠCH VÀ XỬ LÝ SAU THU HOẠCH
1. Thời điểm thu hoạch
Có thể thu hoạch trái sơ ri
ở giai đoạn từ 17 đến 20 ngày
sau khi hoa nở, trong giai
đoạn này vỏ trái chuyển từ
màu xanh sang màu đỏ tươi
(Xem bảng hướng dẫn độ
chín thu hoạch cho sơ ri Gò
Công trang 22).
2. Kỹ năng thu hái
Kỹ năng thu hái càng tránh
gây tổn thương cơ học càng
tốt. Đối với sơ ri, dùng tay cầm giữ trái chắc chắn nhưng nhẹ nhàng, cắt
nhẹ cuống trái theo chiều ngược lại với hướng phát triển của trái. Cần
chú ý vệ sinh tay trước khi thu hoạch hoặc đeo găng tay vải, cắt móng
tay và không đeo đồ trang sức như nhẫn, vòng tay để giảm tổn thương
cơ học trong quá trình thu hái.

20



3. Bao bì thu hái
Sau khi thu hoạch, bỏ trái sơ ri cẩn thận vào trong các dụng cụ chứa.
Dụng cụ chứa phải sạch và không có gờ cạnh sắc bén dễ làm tổn thương
cho trái sơ ri. Nếu bên trong các dụng cụ chứa có nhiều gờ cạnh (đối với
dụng cụ làm bằng tre nứa) thì có thể dùng giấy sạch để lót. Tránh để trái
sau khi thu hoạch ngoài nắng, nên để trong bóng mát hoặc dùng vải
hay giấy che ánh nắng, nhưng tốt nhất là chở ngay đến điểm tập trung
càng sớm càng tốt.
4. Phân loại trái
• Trái sơ ri được phân
loại tùy theo yêu cầu của thị
trường, tiêu chuẩn phân loại
thường dựa vào màu sắc vỏ
trái, có thể được chia ra làm 4
loại: xanh, cà, cam và chín đỏ.
• Trái sơ ri phải đạt các
yêu cầu về hình dạng, màu sắc,
độ tươi: hình dạng đặc trưng,
vỏ màu đỏ và láng, không có
vết tổn thương do va chạm cơ học hay vết côn trùng phá hại.
• Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc trực tiếp với rau, quả phải
được làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản phẩm.
• Thiết bị, thùng chứa hay vật tư
phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch
sẽ trước khi sử dụng.
• Thùng đựng phế thải, hoá chất
bảo vệ thực vật và các chất nguy hiểm
khác phải được đánh dấu rõ ràng và

không dùng chung để đựng sản phẩm.
• Thường xuyên kiểm tra và bảo trì
thiết bị, dụng cụ nhằm hạn chế nguy cơ
ô nhiễm lên sản phẩm.
• Thiết bị, thùng chứa rau, quả thu
hoạch và vật liệu đóng gói phải cất giữ
riêng biệt, cách ly với kho chứa hóa

21


chất, phân bón và chất phụ gia và có các biện pháp hạn chế nguy cơ
gây ô nhiễm.
5. Thiết kế và nhà xưởng (Chỉ tham khảo)
Cần hạn chế đến mức tối đa nguy cơ ô nhiễm ngay từ khi thiết kế,
xây dựng nhà xưởng và công trình phục vụ cho việc gieo trồng, xử lý,
đóng gói, bảo quản.


• Khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản sản phẩm quả phải tách biệt
khu chứa xăng, dầu, mỡ và máy móc nông nghiệp để phòng ngừa nguy
cơ ô nhiễm lên sản phẩm.

Phải có hệ thống xử lý rác thải và hệ thống thoát nước nhằm giảm
thiểu nguy cơ ô nhiễm đến vùng sản xuất và nguồn nước.


Các bóng đèn chiếu sáng trong khu vực sơ chế, đóng gói phải có
lớp chống vỡ. Trong trường hợp bóng đèn bị vỡ và rơi xuống sản phẩm
phải loại bỏ sản phẩm và làm sạch khu vực đó.



Các thiết bị và dụng cụ đóng gói, xử lý sản phẩm phải có rào ngăn cách
đảm bảo an toàn.


22


6. Vệ sinh nhà xưởng
• Nhà xưởng phải được vệ sinh bằng các loại hoá chất thích hợp
theo quy định, không gây ô nhiễm lên sản phẩm và môi trường.
• Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ.
7. Phòng chống dịch hại
• Phải cách ly gia súc và gia cầm khỏi khu vực sơ chế, đóng gói và
bảo quản quả.
• Phải có các biện pháp ngăn chặn các sinh vật lây nhiễm vào các
khu vực sơ chế, đóng gói và bảo quản.
• Phải đặt đúng chỗ bã và bẫy để phòng trừ dịch hại và đảm bảo
không làm ô nhiễm quả, thùng chứa và vật liệu đóng gói. Phải ghi chú
rõ ràng vị trí đặt bã và bẫy.
8. Vệ sinh cá nhân
• Người lao động cần được tập huấn kiến thức
và cung cấp tài liệu cần thiết về thực hành vệ sinh cá
nhân và phải được ghi trong hồ sơ.
• Nội quy vệ sinh cá nhân phải được đặt tại các địa
điểm dễ thấy.
• Cần có nhà vệ sinh và trang thiết bị cần thiết ở
nhà vệ sinh và duy trì đảm bảo điều kiện vệ sinh cho người lao động.
• Chất thải của nhà vệ sinh phải được xử lý.

9. Xử lý sản phẩm
• Chỉ sử dụng các loại hoá chất, chế phẩm, màng sáp cho phép
trong quá trình xử lý sau thu hoạch.
• Nước sử dụng cho xử lý quả sau thu hoạch phải đảm bảo chất lượng
theo quy định.
10. Bảo quản và vận chuyển
• Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước khi xếp thùng
chứa sản phẩm.
• Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa
khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm.
• Phải thường xuyên khử trùng kho bảo quản và phương tiện vận
chuyển.

23


×