Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm phòng chống ma túy trong tầng lớp thanh thiếu niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.7 KB, 11 trang )

UBND HUYỆN HƯNG NGUYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG LAO ĐỘNG – TBXH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hưng nguyên, ngày

tháng

năm 2016

BÁO CÁO
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I. MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG:
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm:
Đề án Kinh nghiệm phòng chống ma túy trong tầng lớp thanh thiếu niên
2. Sự cần thiết của sáng kiến:
Trước diễn tiến phức tạp của tình trạng nghiện ma túy hiện nay đặt ra cho xã hội
những nhiệm vụ cấp bách. Chính phủ đã có nhiều nghị quyết chỉ đạo hoạt động của
công tác phòng chống và kiểm soát ma túy. Một số ban ngành chức năng được thành
lập và tiến hành những biện pháp phòngchống ma túy một cách tích cực.
Hưng Nguyên là huyện phụ cận thành phố Vinh. Đó là điều kiện thuận lợi trong
phát triển kinh tế xã hội nhưng lại tiềm ẩn các loại tội phạm hoạt động nhất là tội phạm
về ma túy. Vì vậy công tác đấu tranh phòng chống ma túy luôn là nhiệm vụ được Hưng
Nguyên đặt lên hàng đầu.
Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho tồn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy
thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng


1


nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Bọn tội phạm ma túy tìm
mọi cách nhằm đưa ma túy đến tay người sử dụng. Khách hàng chủ yếu của bọn chúng
là học sinh, sinh viên . Thủ đoạn của bọn tội phạm ma túy là bắt đầu với những loại ma
túy có hàm lượng ma túy rất nhẹ trong thuốc lá hoặc các loại nước uống … với nhiều
hình thức chào mời, dụ dỗ, doạ nạt, bắt ép... đưa các em đến ma túy một cách không
trực tiếp.
Thanh thiếu niên là một lực lượng rất quan trọng trong mọi hoạt động xã hội, là
một bộ phận lao động chính, sau này là lực lượng góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Trong số những người mắc nghiện thì thanh thiếu niên chiếm một tỷ lệ khá lớn.
Trước tình hình đó sự cần thiết ban hành Đề án:
Kinh nghiệm phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác trong thanh thiếu
niên góp phần đẩy lùi tiến tới xóa bỏ tệ nạn ma túy trong lớp thanh thiếu niên.
3. Cơ sở pháp lý để xây dựng sáng kiến:
- Luật Phòng chống ma túy;
- Nghị định 221NĐ/CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc.
4. Địa điểm thực hiện Đề án:
Huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

II. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU CỦA SÁNG KIẾN:
1. Mục đích

2


Tuyên truyền giáo dục rộng rãi đến mọi người, đến từng gia đình về tác hại của hiểm họa
ma túy và Luật phòng, chống ma túy. Đặc biệt chú ý đến tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh,

sinh viên, những đối tượng văn hóa thấp, chưa có việc làm ổn định và những đối tượng có nguy
cơ lạm dụng ma túy, nhằm nâng cao về nhận thức của mọi người về tác hại của ma túy. Đẩy lùi
và tiến tới xóa sạch tện nạn ma túy trong thanh thiếu niên và trong học đường.
2.Mục tiêu cụ thể:
Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXVII, nhiệm kỳ 2010 – 2015 về phát
triển kinh tế - xã hội.
III- NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:
1. Công tác tham mưu:
Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm huyện
tham mưu giúp UBND huyện xây dựng và triển khai kế hoạch giải quyết địa bàn trọng
điểm về tội phạm và tệ nạn ma túy với nội dung: Tập trung tuyên truyền, phổ biến về
tác hại của các loại ma túy, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng hoạt
động phạm tội hình sự, kinh tế, ma túy. Kết quả đấu tranh xử lý tội phạm ma túy, số
người nghiện ma túy đưa đi cai nghiện bắt buộc, gương người tốt, việc tốt, những tập
thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống ma túy.
2- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tích cực tham
gia phòng, chống ma túy (Giao cho Phòng VHTT huyện chủ trì phối hợp với các ngành
chức năng và các UBND xã cùng thực hiện).

3


Triển khai đồng bộ các biện pháp thông tin tuyên truyền, đa dạng hóa nội dung
và hình thức cho phù hợp với tình hình và đặc điểm của từng thôn, từng cụm dân cư và
từng loại đối tượng. Cụ thể là:
- Các UBND xã cùng đồng loạt phát động phong trào quần chúng nhân dân tích
cực phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội, phối hợp giúp đỡ những người phạm tội
có án phạt tù, đi CSGD, TGD, cơ sở CBBB trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng,
tạo khí thế mạnh mẽ trong đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn
xã.

- Phòng Văn hóa thông tin: Cắt băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền trên các đường
liên thôn, liên xã về nội dung tuyên truyền về tác hại của ma tuý.
- Đài phát thanh huyện: Phối hợp với Công an huyện chỉ đạo Ban thông tin văn
hóa xã nghiên cứu, biên soạn viết bài tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao tinh
thần cảnh giác, tích cực, chủ động tham gia phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn
ma tuý phát trên đài truyền thanh của xã vào các buổi sáng sớm, buổi tối hàng ngày và
phải được duy trì thường xuyên (mỗi ngày 2 buổi: 6h30 và 17h30).
- Công an huyện: Phối hợp với Phòng Văn hóa thông tin huyện, Ban văn hóa
thông tin xã hội cùng in ấn tờ rơi có nội dung về tác hại của ma túy và cách thức phòng
chống ma túy phát cho từng hộ gia đình, đồng thời vận động mọi người, mọi nhà hãy
tránh xa ma tuý và tích cực tham gia hưởng ứng cuộc đấu tranh phòng, chống ma túy.
Phối hợp với Công an xã tổ chức gọi, hỏi, răn đe, giáo dục số đối tượng có biểu hiện
hoạt động phạm tội ma túy, đồng thời yêu cầu viết cam kết không vi phạm. Tổ chức tập
huấn về kiến thức phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội cho cán bộ các thôn,
4


xóm, các đoàn thể quần chúng trong xã. Có kế hoạch tham mưu giúp Ban chỉ đạo
phòng chống tội phạm và tệ nạn ma tuý xã thực hiện tốt hai nội dung sau:
+ Tập trung lực lượng phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Công an mở các
đợt tấn công trấn áp tội phạm, triệt phá các tụ điểm, ổ nhóm tội phạm hình sự, ma túy
và các điểm bán lẻ ma túy mới phát sinh trên địa bàn không để hình thành các điểm
phức tạp có tính chất “Boong ke” trên địa bàn huyện.
+ Tổ chức phát động phong trào “Vận động toàn dân tham gia phát hiện, tố giác
tội phạm và tệ nạn ma túy”; ký cam kết từ bỏ ma túy, không phạm tội ma túy. Phối hợp
với các ngành, đoàn thể của các xã tổ chức tuyên truyền về tác hại của ma túy và các
biện pháp phòng chống ma túy thông qua các hình thức: Câu lạc bộ, nói chuyện chuyên
đề về phòng chống ma túy...
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện: Phối hợp với Đoàn thanh niên xã, trường học
tổ chức tuyên truyền dưới nhiều hình thức như: Nói chuyện chuyên đề, giao lưu, duy trì

hoạt động của các tổ chức “Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước” ..., xây dựng các
tổ chức này thực sự là lực lượng nòng cốt trong phong trào phòng, chống tội phạm và tệ
nạn ma túy.
- Phòng Tư pháp huyện: Phối hợp với Ban tư pháp các xã củng cố tủ sách pháp
luật để phục vụ cho cán bộ và nhân dân trong xã nghiên cứu học tập nhằm nâng cao
dân trí cho nhân dân, có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các
khu dân cư, trường học.
Ngoài ra một số ban, ngành, đoàn thể là thành viên Ban chỉ đạo phòng chống
AIDS, phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm của huyện cần phối hợp và chỉ đạo các
5


ban, ngành, đoàn thể các xã tham gia vận động chồng con đi cai nghiện, từ bỏ hoạt
động phạm tội ma túy.
- Ủy ban MTTQ, Hội CCB, Hội Nông dân, Hội người cao tuổi huyện: Tiếp tục
đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng
khu dân cư, cơ quan, trường học không có tội phạm và tệ nạn xã hội” gắn với phong
trào toàn dân tham gia tố giác tội phạm, cảm hóa giáo dục, cải tạo người phạm tội tại
cộng đồng dân theo Nghị định 221- NĐ/CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành
chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Chính phủ. Hội Cựu chiến binh, Hội người
cao tuổi phối hợp xây dựng mô hình dòng họ không có người nghiện ma túy và vi
phạm pháp luật. Tập trung tuyên truyền giáo dục đoàn viên, hội viên tích cực, tự giác
tham gia phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma tuý. Phối hợp với cơ quan
Công an để tố giác, cung cấp tài liệu, chứng cứ phục vụ công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm và tệ nạn ma tuý.
- Phòng giáo dục huyện: Tiếp tục chỉ đạo trường THCS và Trường Tiểu học trên
địa bàn các xã tổ chức thực hiện tốt kế hoạch về phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tội
phạm và tệ nạn ma túy trong học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên. Củng cố, duy trì và
phát huy tác dụng hòm thư giúp bạn trong trường học. Tổ chức cho 100% cán bộ, giáo
viên và học sinh các trường học trên địa bàn ký cam kết không vi phạm hoặc liên quan

đến ma túy. Tổ chức giao lưu, nói chuyên chuyên đề: Vì một mái trường không có ma
túy” hoặc lồng ghép vào các giờ học trên lớp, các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn...
phấn đấu không để ma túy xâm nhập vào trường học.

6


- Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm huyện
phối kết hợp với Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm
các xã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thế ở xã tổ chức hội nghị tuyên truyền, phát động
và hướng dẫn việc ký cam kết thi đua, ký cam kết về phòng, chống ma túy đối với
100% thành viên thuộc tổ chức mình.
3. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy (Giao cho Công an
huyện chủ trì thực hiện).
- Công an huyện chủ trì xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các phòng
nghiệp vụ Công an tỉnh, Công an các xã nắm chắc tình hình, diễn biến hoạt động của
tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn, thường xuyên mở đợt cao điểm tấn công trấn áp
tội phạm với thời gian và quy mô thích hợp nhằm kịp thời phát hiện đấu tranh ngăn
chặn kịp thời, có hiệu quả. Kiên quyết không để phát sinh số đối tượng nghiện, số đối
tượng phạm tội về ma túy.
- Tập trung đấu tranh khai thác mở rộng vụ án, nhất là những vụ án có liên quan
đến đường dây, ổ nhóm, tụ điểm về hình sự, ma túy. Từ đó phát hiện, phòng ngừa, đấu
tranh có hiệu quả với các đối tượng bên ngoài địa bàn huyện cấu kết hoạt động với các
đối tượng trên địa bàn huyện. Ngăn chặn xử lý không để xâm nhập vào địa bàn.
- Công an huyện, Công an xã, Dân quân tự vệ phối hợp tổ chức lực lượng tuần
tra phục kích, cắm chốt trên địa bàn phát hiện, ngăn chặn, xử lý hoạt động của tệ nạn
ma tuý

7



+ Công an huyện phối hợp với Phòng Lao động TBXH huyện tham mưu cho Hội
đồng tư vấn huyện lập hồ sơ số đối tượng nghiện trên địa bàn để đưa đi CBBB, đi cơ sở
giáo dục, trường giáo dưỡng.
+ Đối với các đối tượng nghiện lang thang, không có nơi cư trú nhất định tiến
hành thu gom, lập hồ sơ đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc của tỉnh.
- Các ngành Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tóa án nhân dân huyện: Chủ động
phối hợp trong công tác bắt giam giữ, điều tra xử lý tội phạm, lựa chọn xây dựng một
số vụ án điểm tổ chức xét xử lưu động tại các xã để nâng cao hiệu lực răn đe tội phạm,
nâng cao niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, tạo cơ sở thúc
đẩy phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc ở địa phương.
- Tổ chức mít tinh tại địa bàn các xã và diễu hành nhân ngày toàn dân phòng,
chống ma túy (26/6) trên các trục đường chính.
- Hàng năm sơ kết đánh giá kết quả đạt được, rút ra tồn tại, thiếu sót và đề ra
biện pháp tiếp tục thực hiện trong các năm tiếp theo.
4. Công tác quản lý đối tượng nghiện, cai nghiện và quản lý sau cai nghiện.
(Giao cho Phòng Lao động TBXH huyện chủ trì phối hợp với Công an huyện và Công
an các xã thực hiện).
Trên cơ sở số người mắc nghiện đã có danh sách theo dõi quản lý, phòng Lao
động TBXH huyện cùng Công an huyện chỉ đạo và phối hợp với Công an xã có kế hoạch
phân công cán bộ tổ chức điều tra, khảo sát theo từng khu dân cư, có đại biểu đại diện tổ
chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể cùng tham gia. Công tác điều tra khảo sát tiến
hành 2 đợt trong năm (vào tháng 4 và tháng 10).
8


- Phòng Lao động TBXH, Phòng y tế, trạm y tế xã tổ chức mở lớp tập huấn Nghị
định 221NĐ/CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc của Chính phủ cho lực lượng tham gia của xã về công tác quản lý, giáo dục,
điều trị cắt cơn cho đối tượng nghiện.

- Đội CSĐTTP về ma túy và đội Công an phụ trách xã về ANTT của Công an
huyện có trách nhiệm tổng hợp số liệu, lên danh sách theo dõi kết quả khảo sát, tiến

hành lập hồ sơ quản lý và tiến hành đánh giá phân loại, đề xuất các biện pháp
giải quyết. Cụ thể là:
+ Số đã qua cai nghiện tại cộng đồng và gia đình nhưng vẫn tái nghiện thì khẩn
trương hoàn thành hồ sơ đề nghị đưa đi chữa bệnh bắt buộc - Nghị định 221- NĐ/CP quy
định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ Số chưa qua cai nghiện tại cộng đồng và gia đình đề nghị duyệt đưa vào diện
cai nghiện tại gia đình theo - Nghị định 221- NĐ/CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử
lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tích cực vận động gia đình và đối tượng
tự cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.
+ Số đã qua chữa bệnh bắt buộc từ Trung tâm về thì đưa vào diện quản lý giáo
dục tại phường, xã theo - Nghị định 221- NĐ/CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý
hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trong đó số có hành vi vi phạm pháp luật
phải có biện pháp xử lý nghiệm theo pháp luật.

9


- Để công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng đạt hiệu quả, yêu cầu cơ quan
chức năng cần thực hiện các nội dung sau:
+ Phòng y tế huyện: Có kế hoạch chỉ đạo tổ chức điều trị cắt cơn cho số người
nghiện bằng các phương pháp như: Tây y, Y học dân tộc, châm cứu cắt cơn khi Trạm y
tế xã, phường có yêu cầu.
+ Đối với các đối tượng sau khi đã cai nghiện tại trung tâm hoặc đã cai nghiện tại
gia đình và cộng đồng. Phòng Lao Động - TBXH phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa
phương và Công an các xã có biện pháp quản lý, giám sát, giáo dục đối với số đối
tượng đó, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp họ ổn định công ăn việc làm có
thu nhập, để đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình và giúp họ sớm hòa nhập với

cộng đồng, chống tái nghiện.
III. Kết luận:
Đối tượng tầng lớp thanh thiếu niên là đội ngũ lao động, nguồn nhân lực chính,
là tiềm năng tương lai của đất nước. Vậy nên vấn đề phòng chống ma túy trong độ tuổi
này là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt của mỗi chúng ta góp phần vào xây dựng cho
sự nghiệp phát triển đất nước ở tương lai.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
lĩnh vực phòng chống ma túy trong tầng lớp thanh thiếu niên. Kính mong Hội đồng
khoa học sáng kiến công nhận đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho tôi./.

10


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

NGƯỜI BÁO CÁO

Nguyễn Thị Thu Hiền

11



×