Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

KỸ THUẬT CHỤP CỘNG HƯỞNG từ đám rối THẦN KINH CÁNH TAY TRÊN máy MRI 3TESLA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 8 trang )

KỸ THUẬT CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY TRÊN MÁY
MRI 3TESLA TẠI BỆNH VIỆN VINMEC
I. Giới thiệu:
Đám rối thần kinh cánh tay là một mạng lưới các dây thần kinh xuất phát từ tủy sống cổ và
ngực cao, có chức năng dẫn truyền các xung động thần kinh từ tủy sống tới vai, cánh tay và bàn tay.
Chẩn đoán lâm sàng và đo điện cơ các bệnh lý đám rối thường khó khăn và không rõ ràng do nó nằm
sâu trong cơ. Trên thế giới, cộng hưởng từ đám rối thần kinh cánh tay ngày càng được ứng dụng
nhiều trong những năm gần đây để đánh giá những tổn thương nghi ngờ bệnh lý đám rối và các bệnh
lý thần kinh ngoại biên.
II. Giải phẫu đám rối thần kinh cánh tay

Hình ảnh giải phẫu đám rối thần kinh cánh tay

III. Các chỉ định chụp MRI đám rối thần kinh cánh tay.
1. Các tai biến sản khoa gây yếu hoặc liệt chi trên, nghi ngờ có tổn thương đám rối thần kinh
cánh tay.
2. Đau hoặc yếu vùng vai và cánh tay, khi điện cơ và MRI cột sống cổ không thấy được nguyên
nhân.


3. Đánh giá giải phẫu và các hình thái bất thường rễ thần kinh trước khi phẫu thuật hối chứng
lối thoát ngực.
4. Bệnh nhân có tiền sử điều trị bằng tia xạ các khối u liên quan tới vùng vai – nách, hiện tại
yếu hoặc liệt chi trên.
5. Nghi ngờ có khối máu tụ, tổn thương viêm, u – giả u.
6. Chấn thương vùng cổ, vai có tổn thương đám rối thần kinh cánh tay.
7. Hướng dẫn tiêm dây thần kinh ngoại biên.
IV. Chống chỉ định chụp đối với những người có các thiết bị sau
1. Máy tạo xung kích thích thần kinh( Neurostimulators)
2. Cấy ghép điện cực ốc tai ( Cochlear Implant)
3. Các máy kích thích phát triển của xương


4. Các dụng cụ cấy ghép trong bệnh lý xương ức ở trẻ em
5. Người có dị vật kim loại nằm trong mắt
6. Thiết bị chống trào ngược dạ dày.
7. Các clip cầm máu nội sọ trong phình mạch não
8. Máy tạo nhịp tim/ thiết bị cấy ghép khử rung tim.
9. Các máy bơm thuốc cấy ghép trong cơ thể
V. Các bước tiến hành chụp
1. Chuẩn bị dụng cụ
- Máy MRI 3 Tesla
- Các loại Coil

Coil cổ-sọ não

Coil body

Coil Flex(cho trẻ nhi)

2. Chuẩn bị bệnh nhân
- Bệnh nhân cần thay đồ, tháo bỏ các vật dụng bằng kim loại như: vòng cổ,
khuyên tai,
cặp tóc, đồng hồ, chìa khóa, các loại thẻ từ, điện thoại…
- Cho bệnh nhân ký cam kết đã hiểu rõ nội dung check list trong phiếu an toàn cộng hưởng từ.


- Giải thích cho bệnh nhân về những tiếng ồn trong quá trình chụp, thời gian dự kiến để bệnh
nhân yên tâm phối hợp thực hiện.
- Đối với bệnh nhân nhi không hợp tác thì có thể tiến hành gây mê trong quá trình chụp.
3. Đặt bệnh nhân chụp
- Bệnh nhân nằm ngửa đầu quay vào trong khoang máy, hai tay xuôi theo cơ thể.
- Đầu bệnh nhân được đặt ngay ngắn trong Coil cổ-sọ não, dùng các miếng đệm cố định đầu

bệnh nhân. Cho bệnh nhân nút tai hoặc đeo headphone giảm tiếng ồn.
- Sử dụng thêm Coil body phủ lên vùng cổ và vai bệnh nhân, đối với bệnh nhân nhi thì dùng
Coil Flex large.
- Dặn bệnh nhân giữ nguyên trong quá trình chụp.

Hình ảnh tư thế đặt bệnh nhân
4. Protocol chụp
Số TT

Chuỗi xung

FOV (cm)

Bề dày lát
cắt (mm)

TR/TE/TF

Matrix

1

T1 coronal (T1Axial)

30

4

881/11/7


512x512

2

3D coronal STIR SPACE

30

1.0

1500/97/53

256x256

3

3D Sagittal T2 SPACE

25

1.0

1000/97/81

256x256

4

STIR sagittal


22-24

3.0

5210/18/22

256x256

Nếu cần thiết có thể làm thêm
5

Axial T1

20-22

3.0-4.0

550/7.9/6

256x384

6

Axial T2

20-22

3.0-4.0

2840/70/13


256x384

- Đầu tiên chụp ảnh định vị theo 3 hướng sagital, coronal và axial.


- Chụp xung T1 coronal 4mm
Đặt các lớp cắt coronal trên hướng sagital, xoay cả group song song với trục của ống sống. Kiểm tra
vị trí đặt trên hướng axial sao cho FOV bao phủ hết vùng đám rối thần kinh cánh tay, khớp vai hai
bên. Hướng cắt từ phải sang trái để tránh nhiễu do chuyển động của phổi và tim.

- Chụp xung 3D coronal STIR SPACE 1mm
Đặt tương tự như khi chụp xung T1 coronal

- Chụp xung 3D sagital T2 SPACE 1mm
Đặt các lớp cắt sagital trên hướng coronal và axial


- Chụp axial T1, axial T2
Đặt các lớp cắt axial theo hướng sagital, xoay cả group vuông góc với trục của ống sống. Lấy được
từ C3 đến T3.

VI. KẾT LUẬN
Đám rối thần kinh cánh tay có giải phẫu phức tạp, chẩn đoán các bệnh lý của đám rồi thường khó
khăn. Cộng hưởng từ đám rối thần kinh cánh tay có vai trò quan trọng trong chẩn đoán sớm các bệnh
lý đám rối, các tổn thương đứt dây thần kinh do chấn thương hoặc do tai biến sản khoa. Ngoài ra nó
còn có giá trị trong việc theo dõi kết quả điều trị của bệnh nhân.


Một số hình ảnh chụp MRI đám rối thần kinh cánh tay tại bệnh viện Vinmec.


Hình ảnh đám rối thần kinh cánh tay(ĐRTKCT) bình thường


Hình ảnh tổn thương ĐRTKCT bên Phải ở bệnh nhi 4 tháng tuổi

Hình ảnh tổn thương thoạt dịch màng não tủy tại rễ C8 phối hợp đứt rễ C7 của ĐRTKCT bên trái


Hình ảnh đứt rễ C5 phối hợp thoát dịch màng não tủy tại các gốc C5, C6, C7 bên trái



×