Tải bản đầy đủ (.ppt) (45 trang)

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.27 KB, 45 trang )

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Chuyên đề 1

Tổng quan về phương pháp nghiên
cứu khoa học
PGS.TS . GVCC KiÒu thÕ ViÖt
Häc viÖn ChÝnh trÞ khu vùc i


I. Nghiên cứu khoa học – một hoạt động xã
hội đặc thù.
 1.

Hoạt động khoa học: Là một tập hợp có hệ thống
những hoạt đông có quan hệ chặt chẽ với nhau: Tích lũy;
tổng kết kinh nghiệm; nghiên cứu, tìm kiếm sáng tạo; lưu
giữ, phổ biến, truyền bá; thử nghiệm, ứng dụng vào đời
sống các thành quả khoa học kỹ thuật.

 2.

Nghiên cứu khoa học (NCKH) : Là hoạt động sáng tạo
trí óc của con người, nhằm tìm kiếm hoàn thiện nhận thức
của con người về thế giới khách quan (trong đó có bản
thân con người) và cải tạo thế giới đó.
 NCKH là khâu cốt lõi trong HĐKH, nó cung cấp cho xã
hội những tri thức mới.


I. Nghiên cứu khoa học – một hoạt động xã


hội đặc thù.
 3.

Nội dung cơ bản của NCKH.
-Tiếp thu, kế thừa, làm chủ tri thức của nhân loại đã được tích
lũy.
- Tìm tòi, phát minh, sáng tạo, sản xuất ra những tri thức mới.
- Ứng dụng những tri thức nhân loại vào sản xuất và đời sống.
 4. Chức năng của NCKH.
 Mô tả: đưa ra những hệ thống tri thức (thông tin) về nhận
dạng đối tượng. Mô tả định tính nhằm chỉ rõ những đặc
trưng về đối tượng, giúp nhận biết sự khác nhau giữa đối
tượng nghiên cứu và sự vật khác


I. Nghiên cứu khoa học – một hoạt động xã
hội đặc thù.
 Giải

thích. Làm rõ căn nguyên dẫn đến sự hình thành,
phát triển, quy luật chi phối quá trình vận động của đối
tượng nghiên cứu, đưa ra thông tin lý giải về bản chất
của đối tượng.
 Tiên đoán. Sự nhìn trước quá trình hình thành, phát
triển, triển vọng sự vận động và những biểu hiện của sự
vận động trong tương lai.
 Sáng tạo. Sản xuất ra những giá trị tri thức mới cho
nhân loại. Sáng tạo là sứ mạng lớn lao của NCKH, được
tạo ra từ các giải pháp, cách làm, các lý thuyết...



I. Nghiên cứu khoa học – một hoạt động xã
hội đặc thù.
 5.

Đặc điểm của hoạt động NCKH.
 Tính kế thừa.
 Tính tịn cậy.
 Hướng tới cái mới là đặc điểm cơ bản, bao trùm cuả hoạt
động NCKH.
 + Quan điểm về cái mới.
 + Đây là nhu cầu nội tâm của người làm khoa học chân
chính.


I. Nghiên cứu khoa học – một hoạt động xã
hội đặc thù.
+ Để hướng tới cái mới.
 - Tính khách quan.
 + Chân lý, quy luật tồn tại độc lập ngoài ý chí con
người.
 + Mọi áp đặt, duy ý chí đều không có chỗ đứng trong
khoa học.
 + Để bảo đảm tính khách quan.
 - Tính mạo hiểm (rủi ro), mạnh dạn và dũng cảm.
 + Khoa học tìm cái chưa ai biết, nên phải mạnh dạn và
mạo hiểm
 + Mạnh dạn, mạo hiểm không phải là liều lĩnh.




I. Nghiên cứu khoa học – một hoạt động xã
hội đặc thù.
-

Tính thông tin.
 + NCKH xét dưới góc độ công nghệ là quá trình thu
thập, xử lý và sản xuất ra những thông tin mới.
 + Thông tin không chỉ là nguyên liệu đầu vào, mà còn là
yếu tố kích thích làm nẩy nở những ý tưởng mới. Thông
tin chứa đựng bên trong năng lượng sáng tạo.
 + Chất lượng công trình phụ thuộc vào 2 đặc tính của
người nghiên cứu trong việc khai thác, sử dụng thông tin:
 Thứ nhất: năng lực (khả năng thu thập, khai thác, khả
năng phân tích, tổng hợp...)


I. Nghiên cứu khoa học – một hoạt động xã
hội đặc thù.
-

Thứ hai: phẩm chất (tính khách quan, trung thực trong
việc khai thác, sử dụng thông tin)
 - Tính “phi kinh tế”.
 + Đầu tư cho NCKH không thể tính chuyên thu lãi ngay
được.
 + Đầu tư cho NCKH là đầu tư chiều sâu, có ý nghĩa
quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.
 + Người làm KH chân chính không có mục đích vụ lợi
 - Sự kết hợp giữa “tính độc đáo cá nhân” với vai trò tập

thể trong khoa học.


I. Nghiên cứu khoa học – một hoạt động xã
hội đặc thù.
+ Mọi phát minh, sáng tạo khoa học đều được nhen
nhóm từ những tư duy tưởng như không bình thường –
những tư duy vượt trước thời đại của những con người
xuất chúng  tính độc đáo cá nhân trong NCKH.
 + Một đất nước (một trường đại học, một viện nghiên
cứu) có nền khoa học phát triển là cái nôi làm nẩy nở
nhiều tài năng khoa học.
 + Dân chủ, đề cao phản biện, coi trọng tài năng cá
nhân là một điều kiện cho phát triển khoa học.
 + Trong khoa học không có chuyện nhiều tuổi hay ít
tuổi, cấp trên hay cấp dưới, đa số hay thiểu số...



I. Nghiên cứu khoa học – một hoạt động xã
hội đặc thù.


6. Đặc điểm của NCKH xã hội và nhân văn.
- Khoa học XH- NV nghiên cứu những quan hệ, những quy luật
hoạt động của con người xã hội.



+ Con người xã hội luôn sống và hoạt động trong các




cộng đồng. Mỗi cộng đồng (tập hợp) có những đặc điểm
khác nhau về môi trường sinh thái, lịch sử, văn hóa,
truyền thống, phong tục tập quán, tâm lý, trình độ phát
triển...là tác nhân tạo nên những đặc tính của con
người trong cộng đồng đó.
 + Mỗi con người tham gia vào rất nhiều quan hệ cộng
đồng, chịu sự chi phối, ràng buộc của rất nhiều quan hệ
cộng đồng.


I. Nghiên cứu khoa học – một hoạt động xã
hội đặc thù.
+

Con người luôn tự quyết định hành vi của mình vì
mục đích (lợi ích) cuả mình.
 + Qua đấu tranh cho lợi ích, giải quyết các mâu thuẩn
giữa người với người là điều kiên để các quy luật hành
động của con người, vận động của xã hội được hình
thành, hoạt động.
 + Quy luật là khách quan, song khác với quy luật tự
nhiên, quy luật xã hội biểu hiện thông qua hoạt động
của con người.


I. Nghiên cứu khoa học – một hoạt động xã
hội đặc thù.

+

Do vậy, NCKH xã hội và nhân văn không chỉ nhằm
phát hiện quy luật, quan hệ khách quan trong hoạt
động của con người, mà còn phải phát hiện được cơ chế
vận động của nó trong những điều kiện cụ thể (trong
các quan hệ cộng đồng cụ thể).
 - Tính chính trị của khoa học xã hội- nhân văn.
 + Khoa học xã hội – nhân văn là vũ khí lý luận, tư
tưởng cho cuộc đấu tranh chính trị vì sự tiến bộ xã hội.
 + Những thành tựu của khoa học xã hội- nhân văn tạo
cơ sở khoa học cho việc hình thành đường lối chính trị,
dẫn dắt đất nước phát triển.


I. Nghiên cứu khoa học – một hoạt động xã
hội đặc thù.
+ Để làm nền tảng khoa học cho việc hình thành đường lối
một cách đúng đắn, khoa học xã hội- nhân văn trước hết
phải là khoa học.
- Tính trừu tượng, tính xã hội của khoa học xã hội- nhân văn.

+ Là lĩnh vực khoa học trừu tượng.
+ Có phạm vi tác động rộng lớn trong xã hội.
+ Tốn nhiều thời gian và rất khó đánh giá tính đúng đắn.

Những đặc điểm của NCKH trên đây tạo nên nét đặc thù của lĩnh vực hoạt
động này, và đó cũng chính là những đặc trưng chung nhất thể hiện sự
khác biệt về mặt phương pháp của NCKH với các lĩnh vực hoạt động khác .



Câu hỏi thảo luận phần I
 1.

Vì sao hướng tới cái mới, đi tìm cái mới là đặc điểm
cơ bản, bao trùm của NCKH?
 2. Hãy phân tích, so sánh sự giống nhau và khác nhau
trong hoạt động của chính khách; doanh nhân; nhà
khoa học.




Giống nhau:



Đều là lao động sáng tạo trí óc.




Khác nhau:



Về mục đích.

 Nhà


khoa học đi tìm cái gì?

 Chính

khách, nhà kinh doanh đi làm cái gì?




Về phương pháp.

 Nhà

chính trị hành động như thế nào?
 Nhà chính trị tìm cách giành lấy quyền lực xã hội, dùng
quyền lực đó để biến đổi xã hội theo quan điểm, chính kiến
của mình.
 Tìm mọi cách lôi kéo quần chúng nhân dân, để quần
chúng nhân dân tin theo họ , trao quyền lực xã hội cho họ.
 Doanh nhân hành động như thế nào?
 Doanh nhân tìm cách giành lấy thị trường, mở rộng thị
phần để tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thu lợi ích kinh tế.
 Tìm mọi cách lôi kéo người tiêu dùng tin dùng, lựa chọn
sản phẩm của anh ta, bỏ tiền ra mua sản phẩm của anh ta.


 Nhà

khoa học hành động như thế nào?
 Nhà khoa học tìm cách giành lấy sự hiểu biết bản chất

của sự vật, hiện tượng, thế giới khách quan để cung
cấp cho nhân loại những hiểu biết mới.
 Tìm mọi cách làm chủ tri thức của nhân loại đã được
tích lũy và trên nền tảng ấy nghiên cứu, khám phá, bổ
sung thêm cho kho tàng tri thức của nhân loại.
 Nếu

không hành động như vậy không phải là chính
khách, doanh nhân, người làm khoa học. Chính đặc
điểm của từng loại hoạt động này quy định phương
pháp mà những người tham gia vào từng loại hoạt
động trên phải tuân thủ.


II. Nhận thức tổng quát về phương pháp NCKH
 1.

Hai cách nhận thức, hiểu biết sự vật, thế giới.
 - Chấp nhận: Là cách thức con người nhận thức, hiểu
biết sự vật, hiện tượng thông qua việc thừa nhận các
nghiên cứu hay kinh nghiệm của người khác.
 - Chấp nhận là nền tảng của hầu hết kiến thức chúng ta
có được.
 - Nghiên cứu: Là cách thức con người nhận thức, hiểu
biết sự vật, hiện tượng bằng việc tìm hiểu, thực hiện các
nghiên cứu hay tổng kết kinh nghiệm của chính mình.
 Khoa học cho chúng ta phương thức để tiếp cận với hai
cách nhận thức này. Khoa học thiết lập những tiêu
chuẩn cho việc chấp nhận cũng như cho việc tiến hành
các nghiên cứu.



II. Nhận thức tổng quát về phương pháp NCKH
 2.

Hai dạng cơ bản trong NCKH.
 - Nghiên cứu lý thuyết (còn gọi là nghiên cứu hàn lâm,
nghiên cứu cơ bản). Là nghiên cứu nhằm mục đích phát
triển nhận thức của con người về bản chất của sự vật,
hiện tượng; khám phá các quy luật vận động và phát
triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng, kiểm
định các lý thuyết; mở rộng tri thức lý luận các ngành,
lĩnh vực khoa học. Nghiên cứu lý thuyết dẫn đến sự phát
triển lý luận.
 - Nghiên cứu ứng dụng. Là nghiên cứu nhằm ứng dụng
các thành tựu khoa học vào thực tiễn cuộc sống. Nghiên
cứu ứng dụng nhằm mục đích hỗ trợ trực tiếp cho việc ra
các quyết định.


II. Nhận thức tổng quát về phương pháp NCKH


3. Các phương pháp tiếp cận nhân thức.

-

Phân tích và tổng hợp
 Phân tích là phân chia cái toàn thể của đối tượng
nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những

yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu cái chung
phức tạp từ những yếu tố, bộ phận ấy.
 Tổng hợp là từ những kết quả nghiên cứu từng mặt,
liên kết, tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn
cái toàn thể, từ đó tìm ra bản chất, quy luật vận động
của đối tượng nghiên cứu.
 Hai cách tiếp cận này luôn gắn liền với nhau.
 Quan trọng trong phân tích là tiêu chuẩn phân chia,
còn trong tổng hợp là năng lực trừu tượng, khái quát
hóa.


II. Nhận thức tổng quát về phương pháp NCKH
-

Suy diễn và quy nạp.
 Suy diễn bắt đầu từ các lý thuyết đã có (lý thuyết nền)
đễ xây dựng (suy diễn) các giả thuyết trả lời cho những
câu hỏi (vấn đề ) nghiên cứu và dùng quan sát (thu thập
dữ liệu) để kiểm định các giả thuyết này.
 Quy nạp thì ngược lại, bắt đầu bằng cách quan sát các
hiện tượng khoa học để xây dựng mô hình, giải thích
các hiện tượng (lý thuyết). Quy nạp đi từ cái đặc thù đến
cái tổng quát, từ những nhận thức các sự vật, hiện
tượng riêng lẻ để đi đến nguyên lý chung.
 Cả hai đều đi từ cái biết rồi để tìm ra cái chưa biết  đi
tới kết luận, tức là khám phá ra tri thức mới.


II. Nhận thức tổng quát về phương pháp NCKH

-

Định tính và định lượng.
 Trong nghiên cứu hàn lâm, Nghiên cứu định tính thường
đi đôi với việc khám phá ra các lý thuyết koa học dựa vào
quy trình quy nạp (nghiên cứu trước, lý thuyết sau).
 Nghiên cứu định lượng thường gắn liền với việc kiểm
định các giả thuyết dựa vào quá trình suy diễn (lý thuyết
trước, nghiên cứu kiểm chứng)
 - Lôgic và lịch sử.
 Lịch sử là thông qua miêu tả, tái hiện lịch sử với tất cả sự
hỗn độn, lôn xộn bề ngoài của các yếu tố, sự kiện kế tiếp
nhau đề tìm ra tính quy luật của sự phát triển của đối
tượng nghiên cứu. Cách tiếp cận này đòi hỏi phải phản
ánh được quá trình lịch sử cụ thể của sự phát triển.


II. Nhận thức tổng quát về phương pháp NCKH
 Lôgic

là phương pháp nghiên cứu dưới hình thức lý
luận trừu tượng, khái quát vạch ra bản chất, tính tất
nhiên, tính quy luật trong sự vận động của sự vật.
 Lịch sử là bản thân cuộc sống, lôgic là bản chất cuộc
sống do nghiên cứu lý luận vạch ra. Lôgic lý luận là
phản ánh lôgic của bản thân cuộc sống chứ không phải
ngược lại. Sự phù hợp giữa lôgic và lịch sử là một đặc
trưng quan trọng của phép biện chứng duy vật, là
nguyên tắc xuất phát quan trọng trong nghiên cứu khoa
học.



II. Nhận thức tổng quát về phương pháp NCKH
 4.

Một số vấn đề cơ bản về phương pháp NCKH.
 Khái niệm PP NCKH:
 + Xét một cách tổng quát, PPNCKH là cách thức do con
người định ra để nghiên cứu, khám phá, nhận thức thế
giới khách quan.
 Ba cấp độ của phương pháp:
 + Để nghiên cứu, khám phá bất cứ đối tượng nào, trước
hết con người phải hình thành cho mình những tư
tưởng cơ bản có tính định hướng, chỉ đạo; những
nguyên tắc, quan điểm tiếp cận. Trên quan điểm này,
PPNCKH thể hiện ra là phương pháp luận.


×