Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

bài tập vật lý 2 đại học thủy lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.06 KB, 9 trang )

TẬP VẬT LÝ II
CHƯƠNG 21
21.6 Hai quả cầu nhỏ được đặt cách nhau 20,0 cm có điện tích giống nhau. Bao nhiêu electron dư thừa có
phải có mặt trong mỗi quả cầu nếu độ lớn của lực đẩy giữa chúng là 4.57.10-21 N?
21.11 Ba điện tích điểm được sắp xếp trên một đường thẳng. Điện tích q3 = + 5,00 nC và nằm ở gốc toạ độ.
Điện tích q2 = - 3,00 nC và ở vị trí có toạ độ x = +4,00 cm. Điện tích q1 ở vị trí x = +2,00 cm. Điện tích q1
(độ lớn và dấu) là bao nhiêu nếu hợp lực tác dụng q3 bằng không?
21.12 Một điện tích âm – 0,550 μC tác dụng một lực hướng lên 0,200N lên một điện tích chưa biết nằm
cách 0,300 m ngay phía dưới nó. Độ lớn và dấu điện tích chưa biết tác dụng lên điện tích – 0,550 μC là
bao nhiêu?
21.13 Một điện tích điểm thứ nhất +3,50 μC được đặt cách 0,800 m về phía bên trái của một điện tích điểm
thứ hai giống điện tích tích thứ nhất. Độ lớn và hướng của các lực mà các điện tích đó tác dụng lên nhau?
21.14 Trong hình 21.1, hai điện tích điểm q1 = 2,0 µC và q2 = -2,0 µC tương tác với một điện tích điểm
thứ ba Q = 4,0 µC. Tìm độ lớn và hướng của lực tổng cộng (hợp lực) tác dụng lên Q.

21.17 Ba điện tích điểm được sắp xếp dọc trên trục x. Điện tích q1 = +3,00 μC nằm ở gốc toạ độ và diện
tích q2 = - 5,00 μC ở vị trí có toạ độ x = 0,200 m. Điện tích q3 = - 8,00 μC. Điện tích q3 được đặt ở đâu nếu
hợp lực tác dụng lên q1 là 7,00 N theo chiều âm của trục x?
R-21.19 Hai điện tích điểm được đặt trên trục y như sau: điện tích q1 = -1,50 nC ở y = - 0,600 m, và điện
tích q2 = +3,20 nC ở gốc toạ độ (y = 0). Lực tổng cộng (độ lớn và hướng) tác dụng bởi hai điện tích đó lên
một điện tích thứ ba q3 = +5,00 nC nằm ở y = - 0,400 m là bao nhiêu?


R-21.20 Hai điện tích điểm được đặt trên trục x như sau: Điện tích q1 = + 4,00 nC đặt ở vị trí x = 0,200 m,
và điện tích q2 = +5,00 nC ở x = - 0,300 m. Độ lớn và hướng của lực tổng cộng tác dụng bởi hai điện tích
đó lên một điện tích điểm âm q3 = - 6,00 nC được đặt ở gốc tọa độ là bao nhiêu?
R-21.23 Bốn điện tích giống nhau q được đặt ở các góc của một hình vuông chiều dài L. a) Trong giản đồ
vật tự do, chỉ ra tất cả các lực tác dụng lên một trong các điện tích. b) Tìm độ lớn và hướng của lực tổng
cộng tác dụng lên một điện tích bởi ba điện tích còn lại.

21.24 Một hạt có điện tích -3,00 nC.


a) Tìm độ lớn và hướng của điện trường do bởi hạt này tại một điểm ngay trên nó một khoảng 0,250m.
b) Khoảng cách từ hạt này bằng bao nhiêu để điện trường của nó có độ lớn là 12,0 N/C?
21.25 Một hạt anpha (điện tích + 2e và khối lượng 6,64.10-27 kg) đang di chuyển sang phải với tốc độ 1,50
km/s. Điện trường đều (độ lớn và hướng) cần thiết là bao nhiêu để làm cho nó di chuyển sang trái với cùng
tốc độ sau 2,65 μs?
21.26 Một electron được thả ra không vận tốc ban đầu trong một điện trường đều. Electron tăng tốc thẳng
đứng hướng lên trên, đi được 4,50 m trong 3,00 μs đầu tiên sau khi được thả.
a) Độ lớn và hướng của điện trường là bao nhiêu? b) Liệu bạn có lý do chính đáng để bỏ qua ảnh hưởng
của lực hấp dẫn? Chứng minh câu trả lời của bạn bằng định lượng.
21.27 a) Độ lớn và dấu điện tích của một hạt khối lượng 1,45g là bao nhiêu để nó vẫn không chuyên động
khi được đặt vào trong một điện trường hướng xuống dưới có độ lớn 650 N/C? b) Độ lớn của một điện
trường trong đó lực điện tác dụng lên một proton bằng về độ lớn với trọng lượng của nó là bao nhiêu?

21.31 Một electron được phóng ra với một tốc độ ban đầu v0 = 1,60.106 m/s
vào trong một điện trường đều giữa các bản song song trong hình 21.32. Giả
thiết rằng điện trường giữa các bản là đều và hướng thẳng đứng xuống dưới,
và điện trường bên ngoài các bản bằng không. Electron đi vào trong điện 21.32 Bài tập 21.31
trường tại một điểm ở giữa các bản.
a) Nếu electron đó vừa lệch ra khỏi bản trên khi nó ra khỏi điện trường thì độ lớn của điện trường là bao
nhiêu? b) Giả sử rằng trong hình 21.32 electron được thay thế bởi một proton với cùng vận tốc ban đầu v0.
Liệu proton đó có va chạm vào một trong các bản không? Nếu proton đó không va chạm thì độ lớn và
hướng của độ dời theo phương thẳng đứng của nó khi nó thoát ra khỏi không gian giữa các bản là bao
nhiêu? c) So sánh đường đi của electron và đường đi của proton và giải thích sự khác nhau đó. d) Thảo
luận xem liệu có hợp lý không khi bỏ qua ảnh hưởng của trọng lực đối với mỗi hạt.
R-O21.32 Điện tích điểm q1 = - 5,00 nC nằm ở gốc toạ độ và điện tích điểm q2 = + 3,00 nC nằm trên trục x
tại x = 3,00 cm. Điểm P nằm trên trục y tại y = 4,00 cm.


E1
E2

a) Tính các điện trường

tại điểm P do bởi các điện tích q1 và q2. Biểu diễn các kết quả của bạn
theo các véc tơ đơn vị
b) Sử dụng các kết quả của phần (a) để thu nhận điện trường tổng cộng tại P, được biểu diễn theo dạng véc
tơ đơn vị




R-21.37 Một điện tích điểm ở gốc toạ độ, với điện tích này thì nó như là một điểm nguồn, véc tơ đơn vị
theo hướng như thế nào đối với a) điểm trường tại x = 0, y = -1,35 m; b) điểm trường tại x = 12,0 cm, y =



ˆj

12,0 cm; điểm trường tại x = -1,10 m, y = 2,60 m. Biểu diễn các kết quả theo các véc tơ đơn vị và .
21.39 a) Một electron đang chuyển động về phía đông trong một điện trường đều 1,50 N/C được hướng về
phía tây. Tại điểm A, vận tốc của electron đó là 4,50.10 5 m/s về phía đông. Tốc độ của electron khi nó tới
điểm B, cách điểm A 0,375 m về phía đông, là bao nhiêu? b) Một proton đang chuyển động trong một điện
trường đều của phần (a). Tại điểm A, vận tốc của proton là 1,90.104 m/s về phía đông. Tốc độ của nó tại
điểm B là bao nhiêu?
R-21.40 Hai hạt có điện tích q1 = 0,500 nC và q2 = 8,00 nC cách nhau một khoảng 1,20 m. Tại điểm nào
dọc theo đường thẳng nối hai điện tích điện trường tổng cộng do bởi hai điện tích đó bằng không?
R-21.41 Hai điện tích điểm dương q được đặt trên trục x, một tại x = a và một tại x = - a. a) Tìm độ lớn và
hướng của điện trường tại x = 0. b) Tìm biểu thức đối với điện trường tại các điểm nằm trên trục x. Sử dụng
kết qủa của bạn để vẽ phác đồ thị thành phần x của điện trường như hàm số của x, đối với các giá trị của x
trong khoảng -4a đến 4a.
R-21.43 Một điện tích điểm + 2,00 nC nằm ở gốc toạ độ, và một điện tích điểm thứ hai – 5,00 nC nằm trên

trục x tại x = 0,800 m. a) Tìm điện trường (độ lớn và hướng) tại các điểm sau đây nằm trên trục x: i) x =
0,200 m; ii) x = 1,20 m; iii) x = - 0,200 m. b) Tìm lực điện tổng hợp mà hai điện tích đó tác dụng lên một
electron được đặt tại mỗi điểm trong phần (a).
R-21.45 Trong một hệ trục toạ độ vuông góc, một điện tích điểm dương q = 6,00.10-9C được đặt tại điểm x
= + 0,150 m, y = 0 và một điện tích giống như vậy được đặt ở x = - 0,150 m, y = 0. Tìm các thành phần x và
y, độ lớn và hướng của điện trường tại các điểm sau: a) gốc toạ độ; b) x = 0,300 m, y = 0; c) x = 0,150 m, y
= 0,400 m; d) x = 0, y = 0,200m.
R-21.46 Một điện tích điểm q1 = - 4,00 nC tại một điểm x = 0,600m, y = 0,800 m và một điện tích điểm thứ
hai q2 = +6,00 nC tại điểm có x = 0,600 m y = 0 m. Tính độ lớn và hướng của điện trường tổng hợp tại gốc
toạ độ do bởi hai điện tích điểm đó.
21.85 Một điện tích 12,0 nC ở gốc toạ độ; một điện tích chưa biết thứ hai ở x = 3,00 m, y = 0; và một điện
tích thứ ba q3 = -16,0 nC ở x = 5,00 m, y = 0. Dấu và độ lớn của điện tích chưa biết đó là bao nhiêu nếu
điện trường tổng cộng tại x = 8,00 m, y = 0 có độ lớn 12,0 N/C và hướng theo chiều dương của trục x?
21.86 Điện tích dương Q được phân bố đều dọc theo trục theo trục x từ x = 0 đến x = a. Một điện tích
dương q nằm trên trục x về phía dương tại x = a + r, r là khoảng cách tới đầu bên phải của Q (Hình 21.37).
a) Tính toán các thành phần x và y của điện trường tổng cộng gây ra bởi sự phân bố điện tích Q tại các
điểm nằm trên trục x về phía dương có x > a. b) Tính lực (độ lớn và hướng) mà sự phân bố điện tích Q tác
dụng lên q. c) Chỉ ra rằng nếu r >> a, độ lớn của lực trong phần (b) xấp
21.87 Điện tích dương Q được phân bố đều dọc theo trục theo trục y từ y = 0 đến y = a. Một điện tích âm –
q nằm trên trục x về phía dương, cách gốc tọa độ một khoảng x (Hình 21.38). a) Tính các thành phần x và y
của điện trường gây ra bởi sự phân bố điện tích Q tại các điểm nằm trên trục x về phía dương. b) Tính các
thành phần x và y của lực mà sự phaâ bố điện tích Q tác dụng lên q. c) Chỉ ra rằng nếu x >> a , thì
F ≅ −Qq / 4πε 0 x 2

F ≅ +Qqa / 8πε 0 x 3



. Giải thích tại sao kết quả được thu nhận như vậy.



21.94 Một điện tích dương Q được phân bố đều quanh một nửa vòng tròn bán kính a ( hình 21.39). Tìm
điện trường (độ lớn và hướng) tại tâm của đường cong P.theo dạng véc tơ đơn vị

Hình 21.39 Bài tập 21.94

Chương 23:
C23:1,2,313,14,15,17,18,21,32,33,79,
R23.1 Một điện tích điểm có điện tích q = +2,4

Điện thế

µC
được giữ nằm yên tại gốc. Một điện tích thứ hai q2 = -

µC
4,3
dịch chuyển từ điểm x = 0,15m , y = 0 đến điểm x = 0,25m, y = 0,25m. Hỏi công của lực điện
trường để làm dịch chuyển điện tích q2 là bao nhiêu?
R23.2 Một điện tích q1 được giữ nằm yên tại gốc. Điện tích thứ hai q2 được đặt tại điểm a và thế năng điện
trường của cặp điện tích này là +5,4.10-8 J. Khi dịch chuyển điện tích thứ hai đến điểm b thì lực điện trường
thực hiện công lên điện tích là – 1,9.10-8J. Hỏi thế năng điện trường của cặp điện tích là bao nhiêu khi điện
tích thứ hai ở tại điểm b?.
µC
R23.3 Một quả cầu kim loại nhỏ, mang điện tích q1 = - 2,8
, được giữ nằm yên bằng cột cách điện. Một
µC
quả cầu kim loịa nhỏ thứ hai có điện tích q2 = - 7,8
và khối lượng 1,5g được phóng về phía q1. Khi hai
quả cầu cách nhau 0.8m thì q2 đang chuyển động về phía q1 với tốc độ 22 m/s (hình 23.28). Giả sử rằng có

thể coi hai quả cầu như các điện tích điểm. Bạn có thể bỏ qua lực hấp dẫn. a) Tốc độ của q2 khi hai qủa cầu
cách nhau 0,4m là bao nhiêu? b) Điện tích q2 đến gần q1 đến mức nào?

Hình 23.28 Bài tập 23.3

23.14 Hai điện tích giống hệt nhau, q = +5µC được đặt tại hai đỉnh đối diện của một hình vuông. Độ dài
của mỗi cạnh hình vuông là 0,2m. Một điện tích q0 = -2µC được đặt tại một trong các đỉnh còn lại của hình
vuông. Công của lực điện trường tác dụng lên q0 bằng bao nhiêu khi q0 được dịch chuyển đến đỉnh trống
không còn lại?
23.15 Một điện trường đều hướng về phía đông. Điểm B ở về phía tây 2m so với điểm A, điểm C ở về
phía đông 2m so với A và điểm D ở về phía nam 2m so với điểm A. Thế tại mỗi điểm B, C và D lớn hơn,
nhỏ hơn hay bằng nhau? Hãy đưa ra lý do cho sau các câu trả lời của bạn

E
23.17 Một điện tích 28 nC được đặt trong điện trường đều hướng lên trên và có độ lớn của
là 4.104V/m.
Hỏi công của lực điện trường thực hiện lên điện tích là bao nhiêu khi điện tích dịch chuyển a) 0,45m về bên


phải; b) 0,67m hướng lên trên; c) 2,6m hướng xuống theo phương hợp với phương nằm ngang một góc
450 ?
23.18 Hai điện tích tĩnh +3nC và +2nC đặt cách nhau một khoảng 50cm. Một electrôn được thả ra từ nghỉ
tại điểm chính giữa của hai điện tích và dịch chuyển dọc theo đường nối giữa hai điện tích. Hỏi tốc độ của
electrôn khi nó cách điện tích +3nC 10cm là bao nhiêu?
23.21 Hai điện tích điểm q1= +2,4nC và q2 = -6,5nC cách nhau 0,1m. Điểm A ở chính giữa khoảng cách của
chúng. Điểm B cách 0.08m so với q1 và cách q2 0,06m (hình 23.29). Lấy thế bằng không ở vô cực.Hãy tìm
a) Thế tại điểm A? b) Thế tại điểm B ? c) Công của lực điện trường thực hiện lên điện tích 2,5nC đi từ điểm
B đến điểm A.

23.32 Một điện tích toàn phần 3,5 nC được phân bố đều trên khắp một bề mặt của một quả cầu kim loại với

bán kính 24cm. Nếu thế bằng không tại một điểm ở vô cùng thì hãy tìm giá trị của thế tại các khoảng cách
sau so với tâm quả cầu: a) 48cm; b) 24cm; c) 12cm.
23.33 Một vòng dây tròn, mảnh tích điện đều có bán kính 15cm và điện tích toàn phần là+24nC. Một e
được đặt trên trục của vòng dây và cách tâm vòng dây 30cm và nó bị ép nằm trên trục vòng dây. Sau đó thả
e ra từ trạng thái nghỉ. a) Mô tả chuyển động tiếp theo của e. b) Tìm tốc độ của e khi nó đến tới tâm vòng
dây.
23.79 Địên tích phân bố đều dọc trên một thanh mảnh, dài a, điện tích toàn phần Q. Lấy thế bằng không ở
vô cùng. Tìm thế tại các điểm sau (xem hình 23.36): a) điểm P, cách đầu bên phải thanh một khoảng x . b)
điểm R ở phía trên thanh và cách đầu bên phải thanh một đoạn y. c) Kết quả ở cả câu (a) và (b) đều giảm đi
khi x và y trở nên lớn hơn nhiều so với a?

Hình 23.36

CHƯƠNG 27: TỪ TRƯỜNG VÀ LỰC TỪ
C27: 1,4,7,8,9,14,15,30,33,34,35,37,38,39
R-27.1 Một hạt với một điện tích -1,24.10-8 C đang chuyển động với vận tốc tức thời


v = (4,19.10 4 m / s )iˆ + (−3,85.10 4 m / s) ˆj
B = (1,40T )iˆ
. Lực tác dụng lên hạt này bởi một từ trường a)
là bao

B = (1,40T )kˆ
nhiêu? b)
là bao nhiêu?



v = (3,00.10 4 m / s ) ˆj


27.4 Một hạt với khối lượng 1,81.10 -3 kg và một điện tích 1,22.10 -8 C có vận tốc
tại
một thời điểm đã cho nào đó. Độ lớn và hướng gia tốc của hạt đó được tạo ra bởi một từ trường đều

B = (1,63T )iˆ + (0,980T ) ˆj
là bao nhiêu?
R-27.7 Một electron chịu tác dụng bởi một lực từ có độ lớn 4,60.10 -15 N khi chuyển động tạo một góc 60 o
đối với một từ trường có độ lớn 3,50.10-3 T. Tìm tốc độ của electron.


B = −(1,25T )k
R-27.8 Một hạt với điện tích – 5,60 nC chuyển động trong một từ trường đều
. Lực từ tác



F = −(3,40.10 −7 N )i + (7,40.10 −7 N ) j
dụng lên hạt được đo là
. a) Tính tất cả các thành phần vận tốc của
hạt từ thông tin trên. b) Có các thành phần vận tốc không được xác định bởi sự đo lực nói trên không? Giải

 

v
v .F
F
thích. c) Tính tích vô hướng
. Góc giữa và
là bao nhiêu?


v = −(3,80.10 3 m / s ) ˆj

R-27.9 Một hạt với điện tích 7,80 μC chuyển động với vận tốc
. Lực từ tác dụng lên



F = +(7,60.10 −3 N )i − (5,20.10 −3 N )k
hạt đó được đo là
. a) Tính tất cả các thành phần của từ trường từ
thông tin trên. b) Có các thành phần của từ trường không được xác định bởi sự đo lực nói trên không? Giải



B.F
B
F
thích. c) Tính tích vô hướng
. Góc giữa

là bao nhiêu?
R-27.14 Một hạt với điện tích 6,40.10 -19 C chuyển động theo một quỹ đạo tròn với bán kính 4,68 mm nhờ
có lực tác dụng lên nó do bởi một từ trường có độ lớn 1,65 T và vuông góc với quỹ đạo. a) Độ lớn của động


p
L
lượng dài
của hạt là bao nhiêu? b) Độ lớn của động lượng góc của hạt là bao nhiêu?


R-27.15 Một electron tại điểm A trong hình 27.42 có tốc độ v0 bằng
1,41.106 m/s. Tìm a) Độ lớn và hướng của từ trường sẽ làm cho
electron đó chuyển động theo nửa đường tròn từ điểm A đến điểm
B; b) Thời gian cần thiết để electron đó chuyển động từ A đến B.
Hình 27.42 Bài tập 27.15 và 27.16

R-27.30 Các trường


E




B


v0 = (5,85.10 3 m / s ) ˆj
vuông góc. Một hạt với vận tốc ban đầu

đi vào một


B = −(1,35T )kˆ
vùng có các điện trường và từ trường đều. Từ trường trong vùng này là

. Tính độ lớn và



hướng của điện trường trong vùng đó nếu hạt đi qua vùng đó mà không bị lệch hướng đối với một hạt có
điện tích a) +0,640 nC; b) -0,320 nC. Bạn có thể bỏ qua trọng lượng của hạt.
R27.33 Một thanh nằm ngang với khối lượng m và chiều dài L nằm thẳng hàng theo hướng bắc-nam.

B
Thanh đó mang một dòng điện I theo hướng về phía bắc. Khi một từ trường đều
tác dụng vào toàn bộ
chiều dài của thanh thì lực từ tác dụng lên thanh giữ cho nó treo lơ lửng đứng yên trong không gian. a) Tìm


B
B
độ lớn tối thiểu mà
có thể có. b) Tìm hướng của
nếu nó có độ lớn được tìm thấy trong phần (a).
R-27.34 Một sợi dây thẳng được treo thẳng đứng mang một dòng điện 1,20 A hướng xuống dưới trong một
vùng giữa các cực của một nam châm điện siêu dẫn lớn, trong đó từ trường có độ lớn B = 0,588 T và nằm
ngang. Độ lớn và hướng của lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn dài 1,00 cm nằm trong từ trường đều đó
nếu hướng từ trường là a) hướng đông? b) hướng nam?
R-27.35 Một thanh nằm ngang dài 0,200 m được đặt lên một chiếc cân và mang một dòng điện. Tại một vị
trí trên thanh có một từ trường đều nằm ngang có độ lớn 0,067 T và hướng vuông góc với thanh. Lực từ tác
dụng thanh được đo bởi cân và thấy nó bằng 0,13 N. Dòng điện là bao nhiêu?
27.39 Một thanh kim loại mỏng dài 50,0 cm
với khối lượng 750 g nằm yên trên các điểm
đỡ kim loại trong một từ trường đều có độ lớn
0,450 T như được chỉ ra trong hình 27.45
(nhưng không được gắn vào các điểm đỡ).
Một nguồn điện (ắc quy) và một điện trở 25,0
Ω nối tiếp với nhau được nối vào các điểm
đỡ. a) Điện áp lớn nhất mà nguồn có thể có

mà không làm đứt mạch điện tại các điểm đỡ
là bao nhiêu? b) Điện áp nguồn có giá trị lớn
nhất được tính trong phần (a). Nếu điện trở
đột ngột bị đoản mạnh một phần làm cho điện
trở của nó giảm xuống 2,0 Ω, tìm gia tốc ban
đầu của thanh đó.

Chương 28: TỪ TRƯỜNG

C28:3,5,6,12,16,17,19,22,24,25
R-28.3

Một điện tích -4,8 µC đang chuyển động với một tốc độ không đổi 6,8.10 5 m/s theo hướng

dương của trục x đối với một hệ quy chiếu quán tính. Tại thời điểm khi điên tích điểm ở gốc tọa độ, vectơ
từ trường mà nó sinh ra tại các điểm sau bằng bao nhiêu


28.5

Một cặp điện tích điểm, q = +4 µC và q’ = -1,5 µC đang chuyển động trong một hệ quy chiếu

quán tính như chỉ ra trong hình 28.30. Tại thời điểm này, độ lớn và hướng của từ trường đã sinh ra tại gốc
tọa độ bằng bao nhiêu? Lấy v = 2.105 m/s và v’ = 8.105 m/s.

R-28.12

Một dây thẳng dài nằm dọc theo trục y và mang một dòng điện I = 8A theo hướng âm của trục y

B0

(Hình 28.32). Thêm vào với từ trường do dòng điện trong dây, một từ trường đều
có độ lớn 1,5.10-6 T
theo hướng dương của trục x. Từ trường tổng cộng (độ lớn và hướng) bằng bao nhiêu tại các điểm sau
trong mặt phẳng xz? a) x = 0, z = 1,0m; b) x = 1,0m, z = 0; c) x = 0, z = -0,25 m?
R-28.16 Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 10 cm mang các dòng điện bằng nhau bằng 4 A
theo cùng hướng, như chỉ ra trong hình 28.33. Tìm độ lớn và hướng của từ trường tại a) điểm P1 nằm giữa
các dây; b) điểm P2 cách 25 cm về bên phải của điểm P1; c) điểm P3 cách 20 cm ngay phía trên điểm P1.

28.17
Hai đường truyền dài song song cách nhau 40 cm mang các dòng điện 25 A và 75 A. Tìm tất cả
các vị trí mà ở đó từ trường tổng cộng của hai dây bằng không nếu các dòng điện này là a) cùng hướng b)
ngược hướng.
28.19
Bốn dây dẫn mang dòng điện rất dài trong cùng mặt phẳng gặp và cắt nhau tạo thành một hình
vuông cạnh 40 cm như chỉ ra trong hình 28.35. Tìm độ lớn và hướng của dòng điện I sao cho từ trường tại
tâm của hình vuông bằng không.

28.22
Hai dây dài song song được cách nhau một khoảng 0,4 m (xem hình 28.38). Các dòng điện I1 và
I2 có hướng như chỉ ra. a) Tính độ lớn của lực tác dụng bởi mỗi dây lên 1,2 m chiều dài của dây kia. Lực là


hút hay đẩy? b) Mỗi dòng điện tăng gấp đôi sao cho I1 trở thành 10 A và I2 trở thành 4 A. Bây giờ độ lớn
của lực mà mỗi dây tác dụng lên 1,2 m chiều dài của dây kia bằng bao nhiêu?
28.24
Tính dộ lớn và hướng của từ trường tại điểm P do dòng điện trong một phần bán nguyệt của
dây chỉ ra trong hình 28.39. (Gợi ý: dòng điện trong phần thẳng dài của dây có sinh ra một từ trường bất kỳ
tại P không?

Hình 28.39 Bài tập 28.24.

28.25
Tính độ lớn của từ trường tại điểm P của hình 28.40 theo R, I1 và I2. Biểu thức của bạn như thế
nào khi I1 = I2 ?

Hình 28.40 Bài tập 28.25.



×