Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

báo cáo bến cảng nhà rồng và địa đạo củ chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 8 trang )

Bài tiểu luận
Chuyến tham quan Bảo Tàng Hồ Chí Minh và Địa Đạo Củ Chi
Bảo Tàng Hồ Chí Minh ở Thành Phố Hồ Chí Minh hay còn gọi là Bến
cảng Nhà Rồng nằm ở số 1 đường Nguyễn Tất Thành ,phường 12, quận 4.
Đây là một đơn vị thuộc Sở Văn Hóa Thông Tin TP. Hồ Chí Minh và là chi
nhánh của hệ thống Bảo tang và Di tích lưu niệm về Chủ Tịch Hồ Chí Minh .
Trước đây là trụ sở của Tổng Công ty vận tải Hoàng Đế.(một trong những
công trình đầu tiên mà pháp đã xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn). Ngôi
nhà được xây dựng vào năm 1862 đến giữa năm 1863 thì hoàn thành. Với
kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà lại gắn hai con rồng và mặt trăng
theo kiểu (lưỡng long chầu nguyệt) lối trang thì đền chùa ở Việt Nam ta.

Chúng tôi có 30 phút để tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh ở Thành Ph ố
Hồ Chí Minh dấu tích về một chuyến ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí
Minh vào ngày 05 tháng 6 năm 1911. Cảnh đã đổi thay nhiều nhưng dòng
sông bến cảng vẫn còn đó. Những kỷ niệm về người qua tái hiện của bảo
tàng vẫn sống động. Khi đứng trên mảnh đất gần 100 năm trước người thanh
niên nghị lực Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm ánh sáng gi ải phóng dân
tộc khi đứng tại nơi đây, một cảm xúc khó tả cứ dâng trào trong tâm h ồn tôi,
một hình ảnh “vị cha già kính yêu” thực sự hiện lên rõ nét nhất. Nhắc đến
Bảo tàng HCM có lẽ mọi người đều biết đến thông qua cái tên r ất quen thu ộc
Bến Nhà Rồng.Vâng ! Tại nơi đây người thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã ra đi


tìm đường cứu nước vào năm 1911. Đến với bảo tàng, tôi ấn tượng nh ất có lẽ
là tượng đài người thanh niên Nguyễn Ái Quốc. Tượng đài đặt giữa sân, xung
quanh trồng rất nhiều hoa cỏ. Hôm nay khi đến đây tôi đã thấy rất nhiều du
khách đến tham quan, ngoài những đoàn học sinh của các tr ường thì còn có
những du khách nước ngoài, tất cả đều vây xung quanh tượng đài chụp hình.
Có thể nói nếu đến Bến Nhà Rống mà không chụp được hình với tượng đài
Nguyễn Ái Quốc thì là một điều rất đáng tiếc .... Đứng nhìn t ượng đài tôi


không khỏi xúc động, bởi nếu ngày ấy người thanh niên Nguyễn Ái Quốc
không quyết chí ra đi tìm đường cứu nước thì :
-Thử Hỏi giờ đây đất nước ta có được sống trong cảnh thanh bình hay
không?!?


Tôi đang đi trên con đường mà gần trăm năm trước chàng trai tr ẻ yêu
nước Nguyễn Tất Thành đã đi qua, tôi mường tượng ra bóng dáng cao gầy với
nhiệt huyết sôi sục trong con người ấy, với quyết tâm xuất ngoại đi tìm con
đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách lầm than. Thật tự hào biết bao !
Bảo tàng Hồ Chí Minh là một di tích lịch sử nổi tiếng ở TP. Hồ Chí Minh, n ằm
trên ngã ba sông Sài Gòn, đầu đường Nguyễn Tất Thành, là m ột tòa nhà ba
tầng. Ngày 5/6/1911, với cái tên anh Ba, người thanh niên yêu nước Nguyễn
Tất Thành đã xuống tàu Admiral Latouche Tréville tại Bến Nhà Rồng xin làm
chân đầu bếp, để có điều kiện sang châu Âu và bôn ba kh ắp th ế giới tìm
đường cứu nước. Điều thú vị khi đến thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh là tôi không
chỉ được tận mắt chứng kiến những tư liệu quan trọng. Đặc biệt nhất ở đây,
tôi còn được xem những lá thư tay mà Người đã viết cho các cán bộ Đ ảng
viên, viết cho các chiến sỹ, cho quần chúng nhân dân, cho các cháu thiếu nhi…

Mà trong mỗi lá thư Bác viết dù là việc công hay việc tư, đều ch ất chứa
những tình cảm dạt dào. Từng câu chữ trong những bức thư đều chứa đựng
những tình cảm chân thành sâu lắng thiết tha. Có lẽ, chính nh ững tình c ảm ấy
đã trở thành động lực giúp toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết kháng chiến. . Sau
ngày nước nhà độc lập Người vẫn chưa một lần có dịp trở vào thăm và với
Người: Miền Nam là máu của máu Việt Nam là thịt của thịt của th ịt Việt Nam.
Miền Nam luôn trong trái tim tôi.


Tham quan bảo tàng, xem lại những tư liệu, hình ảnh, những hiện vật

đã gắn liền với đời sống của Bác, mới cảm nhận cuộc sống gian kh ổ c ủa Bác,
mới thấy được đức hi sinh cao cả của Người vì sự tự do độc lập dân tộc …

.
Qua lời kể của chị thuyết trình viên, con đường và sự nghiệp cứu nước
của Bác như được tái hiện trước mắt chúng tôi, mọi người không khỏi xúc
động khi chị kể về Bác. Suốt ba mươi năm bôn ba khắp nơi tìm đường giải
phóng dân tộc, cuộc đời của Bác là một sự hi sinh vô bờ bến, một trái tim
nhiệt huyết và một tấm lòng cao cả. Người là một tấm gương sáng chói cho


toàn thế hệ dân tộc, con cháu Việt Nam. Từng dòng người nối tiếp nhau vào
tham quan, không chỉ là các bạn sinh viên mà còn có cả du khách nước ngoài
cũng đến đây tìm hiểu, lắng nghe về con người, về hành trình cứu nước gian
khổ của một vị lãnh tụ tài ba, và dĩ nhiên có cả nh ững em thiếu niên nhi đ ồng
hết mực kính yêu Bác Hồ Chí Minh
Kế tiếp Bến Nhà Rồng chúng tôi đã đến thăm khu địa đ ạo C ủ Chi . Ðịa
đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, thuộc xã Phú Mỹ H ưng,
huyện Củ Chi, cách Sài Gòn 70km về phía Tây - Bắc. Các đi ểm tham quan du
lịch tại địa đạo Củ Chi: Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược, tham quan hệ
thống địa đạo chiến, tham quan khu tái hiện vùng giải phóng C ủ Chi. Sau khi
thăm địa đạo Củ Chi nơi đã được tái hiện căn cứ kháng chiến. đ ến đó r ồi tôi
mới hiểu tại sao ngay một huyện ven đô lại tồn tại một khu căn c ứ cách
mạng anh hùng như vậy. sau chuyến đi, tôi cứ suy nghĩ mãi bởi những gì mình
được nhìn thấy tại địa đạo Củ Chi, cha ông ta đã làm được nh ững đi ều phi
thường.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Các chi ến
sĩ cách mạng ẩn náo dưới những căn hầm bí mật trong vùng địch h ậu, được
nhân dân che chở, bảo vệ. Hầm bí mật cấu t ạo theo nhi ều cách, nh ưng ch ủ

yếu là trong lòng đất, chỉ có một miệng lên xuống vừa l ọt vai ng ười và có l ỗ
thông hơi để thở. Khi đóng nắp miệng hầm lại, kẻ thù đi trên m ặt đ ất khó
phát hiện được căn hầm.


Người cán bộ sống trong vùng địch, ban ngày náu mình dưới hầm bí m ật, ban
đêm mới lên khỏi mặt đất, đi hoạt động.

Nhưng hầm bí mật có nhược điểm là khi bị phát hiện, dễ bị đ ịch kh ống ch ế
vây bắt hoặc tiêu diệt, bởi địch đông và lợi th ế h ơn nhiều. Từ đó ng ười ta
nghĩ rằng cần phải kéo dài căn hầm bí mật thành những đ ường h ầm và tr ổ
lên mặt đất bằng nhiều cửa bí mật để vừa trú ẩn vừa đánh l ại quân đ ịch, và
khi cần, sẽ thoát khỏi chỗ nguy hiểm đến một nơi khác.
Từ đó, địa đạo ra đời mang một ý nghĩa quan tr ọng đặc biệt trong hoạt đ ộng
chiến đấu, công tác đối với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào vùng ven Sài Gòn Chợ Lớn - Gia Định.
chúng tôi đã tận mắt chứng kiến những hầm ngầm chằng chịt được đào sâu
trong lòng đất (theo số liệu là 250km đường hầm). Đường hầm sâu dưới đất
từ 3 - 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom.Tầng một cách mặt
đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. T ầng 2
cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách
mặt đất 8-10m hết sức an toàn. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố
trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn nh ư nh ững ụ
mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đ ạo có các h ầm
rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp
Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu... Còn có cả hầm lớn, mái lợp
thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ. Cả h ơn 200km
đường hầm được đào trong suốt mười mấy năm, đó là thành quả của những
con người tuy bé nhỏ mà lại không hề bé nhỏ. Nhờ vào sự thông minh sáng
tạo mà các chiến sĩ đã tạo ra cả một thế giới ngầm, thế giới đã làm điên đ ảo
bọn thực dân: “Củ Chi còn thì Sài Gòn mất” và thật là Sài Gòn đã m ất khi b ọn

thực dân đã rất cố gắng vẫn không thể xóa sổ được vùng đất thép.
Chỉ chui qua được vài trăm mét địa đạo chúng tôi mới th ấy được sức s ống
bền bỉ kiên gan của nhân dân Nam bộ thành đồng mới có dịp cảm nh ận tr ực


tiếp sự thông minh sáng tạo của nhân dân Việt Nam trong những cuộc chiến
đấu thần thánh của dân tộc. Một công trình vĩ đại được khởi đầu từ những
năm 1948 sống trong mưa bom bão đạn cày xới của quân thù một đ ường
hầm nuôi những đạo quân chui lên từ mặt đất lúc ẩn lúc hiện làm cho k ẻ thu
khiếp sợ không thể nào hiểu nổi.

Những chuyên gia quân sự tài ba nhất lúc bấy giờ bằng nhiều chiến dịch nguy
hiểm khác nhau cũng đành bó tay bất lực thốt lên những câu kinh ngạc về hệ
thống địa đạo này cho rằng đây là "làng ngầm" "mật khu nguy hiểm". Tôi đã
rẩt tâm đắc khi đến đây và đã chui qua hết tất cả 190 m đường h ầm tôi đã t ự
trả lời được câu hỏi .Vì sao con người việt nam lại bản lĩnh đến vậy? Có lẽ đó
cũng là tâm trạng của nhiều bạn bè trên thế giới hiểu biết ít nhiều về cu ộc
chiến tranh Mỹ gây ra ở Việt Nam. Rời Củ Chi trong trưa nắng nhìn lại tôi
thấy công trình vĩ đại chống Mỹ xưa kia lẫn khuất trong cây xanh khó có th ể
nhận ra đó là nơi một thời bị bom thù cày xới tất cả rất khiêm nhường bình
dị nhưng lặng lẽ trong lòng nó ghi dấu bao kỳ tích của đất và người Nam b ộ


anh dũng trung kiên.

Qua chuyến thực tế của mình tôi khuyến khích các sinh viên, học sinh
bằng cách nào đó nên dành thời gian và công sức đi tới những địa ch ỉ trên đ ể
có dịp hiểu hơn về thực tế đó cũng là cách gắn lý luận với thực tiễn bài h ọc
với đời sống chắc chắn kết quả học tập sẽ cao hơn bởi trăm nghe không
bằng một thấy bởi thực tế luôn sống động và phong phú và trên hết chúng ta

cho thế giới thấy được Việt Nam là một nước nhỏ bé nhưng ý chí và nghị l ực
thì chúng ta không hề nhỏ , chúng ta đã cho thế giới th ấy được sức mạnh c ủa
sư đoàn kết và long yêu nước khi có giặc ngoại xâm. Đó là truy ền th ống quý
báu cần được giữ gìn và phát huy…



×