Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.58 KB, 68 trang )

Đại học Kinh tế Quốc dân
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLĐTBXH

: Bộ Lao Động Thương binh xã hội

VKHLĐ

: Viện khoa học lao động

CVĐXH

: Các vấn đề xã hội

BCHTW

: Ban chấp hành trung ương

UNICEF

: Qũy nhi đồng Liên hợp Quốc

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

NCKH



: Nghiên cứu khoa học

WB

: Ngân hàng thế giới

SAE

: Phương pháp ước lượng quy mô nhỏ

ILO

: Tổ chức lao động quốc tế

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới

ODA

: Hỗ trợ phát triển chính thức

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

HTX

: Hợp tác xã


AECI

: Cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha

GTZ

: Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức

WORLD VISION

: Tổ chức tầm nhìn thế giới

SV:Vũ Thị Thu Thảo

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt
A. LỜI NÓI ĐẦU

ối với mỗi quốc gia con người luôn là nguồn lực cơ bản và
quan trọng nhất quyết định sự tồn tại, phát triển cũng như vị thế của quốc gia đó
trên thế giới. Trước đây đã có một thời người ta chỉ coi trọng máy móc thiết bị,
coi công nghệ là trung tâm của sự phát triển cho nên chỉ hướng vào hiện đại hoá
máy móc công nghệ mà xem nhẹ vai trò của con người, không chú trọng đến
công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dẫn tới chất lượng nguồn nhân lực

không tương xứng với sự phát triển. Trong những năm gần đây cùng với sự phát
triển của khoa học công nghệ và sự ra đời của nền kinh tế tri thức đặt ra những
yêu cầu ngày càng cao đối với nguồn nhân lực nói chung và lực lượng lao động
nói riêng. Khả năng phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào chất
lượng nguồn lực con người, tri thức khoa học công nghệ. Nếu như trước đây sự
dư thừa lao động phổ thông là một lợi thế thì ngày nay vốn nhân lực có chất
lượng cao của mỗi quốc gia sẽ là lợi thế, là vũ khí hiệu quả nhất để đạt được
thành công một cách bền vững. Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế sự cạnh tranh
giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh tế ngày càng quyết
liệt hơn, gay gắt hơn thì lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn
nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực nói chung, lao động kỹ thuật có chất
lượng cao nói riêng đang thực sự trở thành yếu tố cơ bản trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nước ta đang từng bước đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong bối cảnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế cùng với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế đòi hỏi chất lượng
nguồn nhân lực ngày càng cao, nhu cầu về lao động kỹ thuật đặc biệt là lao động
trình độ cao cho các khu công nghiệp và các ngành kinh tế mũi nhọn rất lớn vì
vậy việc chú trọng đến vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là hết sức cần
thiết. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu em xin đưa ra một số vấn đề cơ bản về
“Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh
tế”
Đề án được hoàn thành dựa trên những kiến thức em đã được học
cũng như qua quá trình nghiên cứu tham khảo tài liệu và đặc biệt là sự hướng dẫn
tận tình của tiến sĩ Trần Thái Ninh. Do khả năng nghiên cứu của em còn hạn chế
nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, em mong thầy
góp ý để đề án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

SV:Vũ Thị Thu Thảo


1

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI VÀ MỘT SỐ
LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ
I. Giới thiệu chung về Viện Khoa học lao động và Xã hội
1. Quá trình hình thành, chức năng và nhiệm vụ :
1.1. Quá trình hình thành :
Viện Khoa học Lao động được thành lập vào ngày 14 tháng 4 năm 1978 tại
Quyết định số 79/CP của Hội đồng Chính phủ. Đến tháng 3 năm 1987, Viện được
đổi tên thành Viện Khoa học Lao động và các vấn đề Xã hội (VKHLĐ&CVĐXH).
Theo Quyết định 782/TTg ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ
về việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu - triển khai khoa học và công nghệ, Viện
KHLĐ&CVĐXH được xác định là viện đầu ngành trực thuộc Bộ Lao Động
Thương Binh và Xã Hội có nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng,
cung cấp luận cứ phục vụ xây dựng chính sách, chiến lược thuộc lĩnh vực Lao
động – Thương binh và Xã hội.
Đến ngày 18 tháng 11 năm 2002, trên cơ sở quán triệt kết luận của Hội nghị
lần thứ sáu BCHTW khoá IX về tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 2 khoá VII,
phương hướng phát triển giáo dục – đào tạo khoa học và công nghệ đến năm 2005
và năm 2010, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ký quyết định số

1445/2002/QĐ-BLĐTB&XH đổi tên Viện Khoa học Lao động và Các vấn đề xã
hội thành Viện Khoa học Lao động Thương binh và Xã hội.
Kể từ khi thành lập đến nay, Viện đã không ngừng phát triển, trưởng thành và
đã khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống các Viện nghiên cứu khoa học
xã hội ở nước ta.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Viện
1.2.1. Chức năng:
Viện Khoa học Lao động và Xã hội là đơn vị nghiên cứu khoa học thuộc
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có chức năng nghiên cứu cơ bản, nghiên
cứu chiến lược và nghiên cứu ứng dụng về các lĩnh vực: việc làm, lao động, tiền
lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội,
bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây
gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); đào tạo sau đại học các
chuyên ngành thuộc lĩnh vực lao động và xã hội.

SV:Vũ Thị Thu Thảo

2

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt

1.2.2. Nhiệm vụ chủ yếu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội:
a. Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội, bao
gồm:

b. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành; đào tạo trình độ sau đại học
chuyên ngành Kinh tế lao động (thạc sỹ, tiến sỹ) theo quy định của pháp luật.
c. Điều tra cơ bản phục vụ nghiên cứu khoa học về Lao động và Xã hội; thu thập
và phổ biến thông tin khoa học, kết quả các công trình nghiên cứu.
d. Tư vấn và tham gia thẩm định, đánh giá các chương trình, dự án, chính sách,
công trình nghiên cứu thuộc Bộ quản lý.
e. Mở rộng hợp tác với các tổ chức, cơ quan nghiên cứu trong nước và nước
ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về Lao động và Xã hội theo
quy định của pháp luật, của Bộ.
f. Quản lý, tổ chức cán bộ, công chức; tài chính, tài sản được giao theo quy định
của pháp luật và của Bộ.
2. Cơ cấu tổ chức của Viện :
1. Viện khoa học Lao động và Xã hội có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng giúp
việc.
2. Các phòng chức năng gồm:
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức Viện Khoa học lao động và Xã hội

Lãnh đạo
viện
Trung tâm

Phòng Kế toán – Tài
vụ

Phòng Nghiên cứu
quan hệ lao động;

Phòng tổ chức
hành chính


Phòng Nghiên cứu chính
sách An sinh xã hội;

Phòng
chức
năng

T.t
n.cứu
dân
số lao
động
việc
làm

T.t
n.cứu
lao
động
nữ và
giới

T.t
n.cứu
môi
trường
và điều
kiện
lao
động


T.t
thông
tin
phân
tích và
dự báo
chiến
lược

Đội ngũ nghiên cứu viên của Viện cũng đã có bước trưởng thành đáng kể về
trình độ học vấn:
Bảng1: Trình độ học vấn của nghiên cứu viên trong Viện

SV:Vũ Thị Thu Thảo

3

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân
nghiệp
Năm
1978
1988
1998
2003

Báo cáo thực tập tốt

Trên đại
học
3
10
13

Đại học
10
59
55
44

Dưới đại
học
18
5
4

Như vậy số nghiên cứu viên có trình độ Đại học và trên Đại học của Viện
ngày càng tăng phản ánh chất lượng nghiên cứu của Viện ngày càng được nâng
cao, góp phần quan trọng vào việc giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra được
nhữnh chính sách kịp thời, phù hợp với từng điều kiện cụ thể, nhằm đạt được
những mục tiêu vĩ mô cũng như vi mô đã đề ra một cách hiệu quả nhất.
3. Các đề tài Viện đã nghiên cứu trong những năm gần đây
3.1.Các đề tài cấp Bộ
* Các đề tài năm 2007-2008
- Luận cứ khoa học và thực tiễn phát triển các hoạt động trợ giúp xã hội
( theo Quyết định số 341/QĐ-BLĐTBXH ngày 16/3/2007).
- Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện cơ chế vận hành và mô hình tổ chức
thực hiện chính sách BHXH ( theo Quyết định số 341/QĐ-BLĐTBXH ngày

16/3/2007).
- Xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp tổ chức phát triển thị trường lao
động.
- Mối quan hệ đầu tư, tăng trưởng với việc làm, năng suất lao động và thu
nhập.
* Các đề tài năm 2008
- Ứng dụng phân tích thị trường lao động Việt Nam theo bộ chỉ tiêu (KILM)
của tổ chức lao động quốc tế.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu tự giám sát, đánh giá môi trường, an toàn sức
khoẻ, nghề nghiệp trong các doanh nghiệp.
- Dự báo các tác động của tăng trưởng kinh tế và hội nhập giai đoạn 20112020 tới lao động - việc làm và các vấn đề xã hội.
- Xây dựng bộ chỉ số theo dõi đánh giá hoạt động của hệ thống bảo hiểm xã
hội, bảo trợ xã hội, xoá đói giảm nghèo.
* Đề tài năm 2008-2009

SV:Vũ Thị Thu Thảo

4

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt

- Luận chứng khoa học xây dựng chiến lược ưu đãi xã hội và bảo trợ xã hội
(theo Quyết định số 357/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/3/2008) về việc phê duyệt danh
mục, dự toán kinh phí nghiên cứu, hoạt động khoa học - công nghệ cấp bộ năm

2009.
3.2. Các đề tài nghiên cứu khoa học do Viện chủ trì phối hợp
Bên cạnh việc tập trung hoàn thành các nhiệm vụ Bộ giao theo chương trình
công tác, Viện đã tích cực triển khai các hoạt động hợp tác, phối hợp nhằm tăng
cường nguồn lực cho nghiên cứu, đào tạo và nâng cao trình độ cho nghiên cứu
viên, chuẩn bị các tư liệu, dữ liệu, căn cứ khoa học và thực tiễn cho các lĩnh vực
của ngành. Cụ thể, trong năm 2007 đã tiến hành hợp tác, phối hợp triển khai các
công việc sau đây:


Tổ chức tiếp nhận và triển khai thực hiện 01 dự án ODA “Nâng cao

năng lực phân tích chính sách tiền lương và BHXH”, do Ngân hàng Thế giới tài
trợ.


Triển khai 9 dự án/hợp đồng NCKH với các tổ chức quốc tế về các

lĩnh vực của ngành, bao gồm:
- Dự án “Nghiên cứu doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình” trong khuôn khổ
Chương trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp do tổ chức DANIDA-SIDA tài trợ.
- Dự án “Phân tích cơ chế phân cấp, trao quyền thông qua áp dụng hệ thống
quản lý và lập kế hoạch phát triển địa phương, quĩ phát triển địa phương, tác động
của nó đến nâng cao năng lực và trao quyền cho cộng đồng và khả năng nhân rộng
tại các địa bàn khác nhau nhằm giảm nghèo bền vững” thuộc Chương trình “Xóa
đói giảm nghèo Việt Nam -Thụy điển - Chia Sẻ”. Giai đoạn 1 đã hoàn thành hai
báo cáo gồm: (i) “Khung lý thuyết về phân cấp, trao quyền trong giảm nghèo” và
(ii) “Tổng quan về các dự án, các hoạt động phân cấp trao quyền hướng tới giảm
nghèo ở Việt Nam”. Viện đang triển khai tiếp giai đoạn 2 nhằm đánh giá tác động
của Chia sẻ đến nâng cao năng lực đối với cả hệ thống quản lý và cộng đồng cũng

như khả năng nhân rộng mô hình Chia sẻ nhằm giảm nghèo bền vững.
- Dự án Xây dựng bản đồ nghèo đói do WB hỗ trợ giai đoạn 2 (2006-2007).
Trong năm 2007 đã hoàn thành phương pháp luận xây dựng bản đồ nghèo ở Việt
Nam trên cơ sở phương pháp ước lượng quy mô nhỏ (SAE – Small Area Estimate),
triển khai thu thập thông tin tại 6 tỉnh (Cao Bằng, Nghệ An, Quảng Ngãi, Đắk
Nông, An Giang và Hậu Giang) và xây dựng bản đồ nghèo đói thí điểm tại các tỉnh
trên. Hoàn thành các hoạt động của dự án giai đoạn 2.

SV:Vũ Thị Thu Thảo

5

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt

- Dự án “Thực trạng tuyển dụng lao động và việc làm của lao động nữ di cư
tới các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam” hợp tác với ILO…
- Dự án “Dự báo tác động của việc Việt Nam tham gia tổ chức WTO đến thị
trường lao động Việt Nam” hợp tác với Viện FES.
- Dự án “Nghiên cứu nguyện vọng và khả năng chuyển đổi Bảo hiểm xã hội
nông dân Nghệ An sang Bảo hiểm xã hội tự nguyện Nghệ An” do WB và AECI tài
trợ. Viện đã phối hợp với Sở Lao động Nghệ An và Vụ Bảo hiểm xã hội tổ chức
khảo sát nguyện vọng và khả năng chuyển đổi bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An,
tổ chức Hội thảo với các cơ quan chính phủ, cán bộ và người dân tham gia bảo
hiểm, các tổ chức quốc tế. Hiện Viện phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và

Xã hội Nghệ An xây dựng báo cáo và đề xuất phương án chuyển đổi.
- Dự án “Phát triển việc làm nhân văn trong hệ thống sản xuất toàn cầu ở
Châu Á và Thái Bình Dương - Trường hợp khu vực dệt may của Việt Nam” do
ILO Bangkok tài trợ.
- Dự án “Nghiên cứu lương hưu và trợ cấp đối với người cao tuổi” hợp tác
với UNFPA. Đây là một nghiên cứu chung với quy mô nhỏ của khu vực. Viện đã
tổ cức khảo sát tại hai tỉnh Bắc Giang và Bến Tre, đã hoàn thiện báo cáo.
- Dự án “Dự báo quy mô đối tượng trợ giúp xã hội đến 2020” hợp tác với
GTZ. Nghiên cứu này giúp cho việc xác định quy mô và nhu cầu trợ giúp của các
nhóm đối tượng xã hội, có thể phục vụ cho việc xây dựng đề án Phát triển hệ thống
an sinh xã hội đến năm 2020.
Nhóm đề tài nghiên cứu hợp tác với các tổ chức quốc tế cơ bản được triển
khai thực hiện theo đúng kế hoạch và đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của đối
tác/nhà tài trợ. Một số đề tài đã có biên bản đánh giá/nghiệm thu.
3.3. Các đề tài nghiên cứu hợp tác quốc tế


Nghiên cứu hợp tác với Ngân hàng Thế giới

Dự án ODA: Tăng cường năng lực phân tích chính sách tiền lương và
BHXH.
Xây dựng Bản đồ nghèo đói.
Hội thảo truyền thông tuổi nghỉ hưu


Nghiên cứu hợp tác với ILO

- Flexicurity
- Xu hướng lao động – xã hội của Việt Nam


SV:Vũ Thị Thu Thảo

6

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt

- Xoá bỏ tình trạng trẻ em “tồi tệ”
- Nghiên cứu hợp tác với FHI
- Phân tích thị trường lao động làm cơ sở định hướng dạy nghề cho đối
tượng hồi gia sau cai nghiện.


Nghiên cứu hợp tác với GTZ

-

Xây dựng Chiến lược an sinh xã hội.



Dự án DANIDA

-


Dự án ODA: Điều tra doanh nghiệp vừa và nhỏ.



Nghiên cứu hợp tác với AECI (Tây Ban Nha)
- Dự án ODA: Đánh giá thực trạng dịch vụ xã hội đối với người lao

động và nhóm yếu thế trong khung chính sách về an sinh xã hội.


Nghiên cứu hợp tác với FES

- Dự báo đánh giá tác động của việc Việt Nam tham gia WTO tới thị trường
lao động.


Nghiên cứu hợp tác với UNICEF

-

Nghiên cứu hỗ trợ xây dựng chiến lược về trẻ em



Chương trình STAR



UNIFEM




WORLD VISION

4. Giới thiệu về Trung tâm nghiên cứu dân số, lao động, việc làm :
4.1. Chức năng:
Trung tâm nghiên cứu dân số, lao động, việc làm là đơn vị trực thuộc Viện
Khoa học lao động và Xã hội. Trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá, đề
xuất, kiến nghị giải pháp giải quyết về vấn đề lao động: quản lý lao động, bố trí
việc làm, cân đối lao động xã hội …
4.2. Những kết quả nghiên cứu đạt được.

SV:Vũ Thị Thu Thảo

7

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt

Có thể phân chia công tác nghiên cứu thành hai giai đoạn: Giai đoạn trước
đổi mới và giai đoạn kể từ khi Đảng và Nhà nước khởi xướng công cuộc đổi mới
đất nước.
Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa
tập trung. Hai thành phần chính của nền kinh tế là kinh tế quốc doanh và kinh tế
tập thể. Các nội dung nghiên cứu về lao động, việc làm nhằm phục cho công tác

quản lý lao động, bố trí việc làm và cân đối lao động xã hội. Phục vụ cho mục tiêu
này, các đề tài nghiên cứu lao động, việc làm tập trung vào nghiên cứu và xây
dựng định mức lao động trong ngành cơ khí; xây dựng các tiêu chuẩn thời gian
cho các công việc gia công cơ khí (đề tài cấp Nhà nước); nghiên cứu và xây dựng
hệ thống định mức lao động thống nhất trong ngành xây dựng (đề tài cấp Nhà
nước); nghiên cứu xây dựng mô hình mẫu tổ chức lao động khoa học tại nơi làm
việc; tổng kết và phổ biến kinh nghiệm các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu
quả…
Từ năm 1986, Đảng và Nhà nước khởi xướng công cuộc đổi mới. Trung
tâm đã triển khai nghiên cứu các đề tài: Lý luận thị trường lao động; lý luận về
quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường; thiết kế sổ tay thống kê thông tin thị
trường lao động; tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với lao động và việc
làm; thực trạng và những khuyến nghị giải quyết việc làm đối với lao động
dôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá… góp phần
làm sáng tỏ nội dung các khái niệm về thị trường lao động, quan hệ lao động,
những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển thị trường lao động…
Kết quả nghiên cứu được các nhà quản lý sử dụng phục vụ cho việc xây dựng
và ban hành các chính sách.
4.3. Một số nội dung trọng tâm nghiên cứu của trung tâm trong thời gian tới
- Nghiên cứu lực lượng lao động xã hội: bao gồm các nghiên cứu về phân
tích đánh giá thực trạng cơ cấu, chất lượng lực lượng lao động xã hội; nghiên cứu,
phân tích chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu việc làm; nghiên cứu tính năng
động xã hội và sự di chuyển lao động giữa nông thôn - đô thị, giữa các vùng trong
cả nước.
- Nghiên cứu thị trường lao động: các chính sách thị trường lao động tích
cực và chính sách thị trường lao động thụ động; tập trung nghiên cứu các nhân tố
tác động đến sự hình thành và phát triển thị trường lao động, cung cầu lao động;
nội dung cơ chế chính sách quản lý thị trường lao động.

SV:Vũ Thị Thu Thảo


8

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt

- Các nghiên cứu về việc làm: tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và tạo mở việc làm, các chỉ tiêu quản lý, giám sát tạo việc làm và
giải quyết việc làm; tạo việc làm trong các khu vực, nhất là các khu vực mũi nhọn
trong giải quyết việc làm.
- Các nghiên cứu nâng cao năng lực có việc làm của người lao động: tập
trung nghiên cứu thực trạng chất lượng lao động hiện nay; những nhu cầu đào tạo,
bổ túc nâng cao chất lượng lao động; các giải pháp can thiệp của Nhà nước nhằm
nâng cao năng lực có việc làm, tự tạo việc làm của người lao động, v.v…
- Nghiên cứu các nhân tố tác động đến lĩnh vực lao động - việc làm trong
bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế: tập trung nghiên cứu tác động của toàn
cầu hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ… đến lĩnh vực lao động việc làm, làm rõ các tác động đến thị trường lao động, môi trường lao động, năng
suất lao động, v.v…
II. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUÁ TRÌNH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
2.1. Lý luận về nguồn nhân lực
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Lao động:
Lao động là hoạt động của con người diễn ra giữa người với tự nhiên. Trong
quá trình lao động, con người sử dụng các tiềm năng trong cơ thể tác động vào giới

tự nhiên chiếm giữ những chất trong giới tự nhiên, biến đổi những chất đó làm cho
chúng trở nên có ích trong đời sống của mình. Mác cho rằng lao động trước hết là
một quá trình diễn ra giữa con người với tự nhiên, một quá trình trong đó bằng sức
lao động của chính mình con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi
chất giữa họ với tự nhiên1.
Ngày nay khái niệm lao động đã được mở rộng, theo Savchenko (1987) 2lao
động là hoạt động có mục đích của con người, bất cứ làm việc gì con người cũng phải
tiêu hao một năng lượng nhất định. Tuy nhiên chỉ tiêu hao năng lượng có mục đích
mới được gọi là lao động. Theo từ điển Tiếng Việt 3, lao động sản xuất là hoạt động có
mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và giá trị tinh thần cho
xã hội. Vì vậy, lao động là điều kiện không thể thiếu được của đời sống con người, lao
động mãi là nguồn gốc động lực phát triển xã hội, bởi vậy xã hội càng phát triển thì
tính chất, hình thức và phương thức tổ chức lao động càng tiến bộ.
1

Triết học Mác Lênin (2004), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
Paul Savchenko (1987), what is Labour? ABC of Social and Political Knowledge, Progress publishers, Moscow
3
Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Hà Nội- Đà Nẵng
2

SV:Vũ Thị Thu Thảo

9

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân
nghiệp


Báo cáo thực tập tốt

* Lực lượng lao động:
Trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về lực lượng lao động:
- Theo quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì lực lượng lao
động là một bộ phận dân số trong độ tuổi qui định, thực tế đang có việc làm và
những người thất nghiệp. Các nước thành viên của ILO về cơ bản đều thống nhất
quan niệm này. Giữa các nước chỉ có sự khác nhau về độ tuổi quy định. Gần đây
nhiều nước đã lấy tuổi tối thiểu là 15, còn độ tuổi tối đa có sự khác nhau tuỳ theo
tình hình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Các trị số tối đa về tuổi thường
trùng với tuổi về hưu. Ở Australia không quy định tuổi về hưu và cũng không có
giới hạn tuổi tối đa.
- Theo Tổng cục Thống kê (1995) lực lượng lao động là những người từ đủ
15 tuổi trở lên có việc làm và không làm việc4.
Hiện nay, theo Bộ luật Lao động ở Việt Nam tuổi lao động quy định là đủ
15-60 tuổi đối với nam và đủ 15-55 tuổi đối với nữ. Trong đề tài em đưa ra định
nghĩa về lực lượng lao động phù hợp với định nghĩa của ILO và theo bộ luật Lao
động hiện hành, tuy nhiên chỉ lấy trị số tối đa của độ tuổi lao động mà không chia
theo giới. Từ đó khái niệm lực lượng lao động được hiểu là gồm những người đủ
15-60 tuổi có việc làm và đang thất nghiệp.
Những người không thuộc lực lượng lao động bao gồm các đối tượng từ đủ
15-60 tuổi đang đi học, làm nội trợ, không có nhu cầu làm việc, những người mất
khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật.
2.1.2. Đặc điểm của nguồn lao động ở Việt Nam hiện nay
a. Số lượng lao động tăng nhanh
Có sự khác biệt chủ yếu giữa sự thách thức phát triển mà các nước đang
phát triển gặp phải so với các nước phát triển là sự gia tăng chưa từng thấy của lực
lượng lao động. Ở hầu hết các nước,trung bình mỗi năm số người tìm việc làm
tăng từ 2% trở lên. Sự gia tăng nguồn lao động liên quan chặt chẽ với việc gia tăng

dân số. Theo số liệu tổng điều tra dân số 1-4-1999 dân số nước ta là 76,32 triệu
người, trong đó khoảng 39 triệu người là lực lượng lao động chiếm 51% dân số.
Dự báo ở nước ta mỗi năm bình quân tăng thêm hơn một triệu lao động dẫn đến
sức ép rất lớn về việc làm.

4

Tổng cụ Thống Kê (1995), Hướng dẫn nghiệp vụ chỉ tiêu xã hội ở Việt Nam, NXB Thống Kê, Hà Nội

SV:Vũ Thị Thu Thảo

10

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt

b. Phần lớn lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp.
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất về lao động ở các nước đang phát
triển là đa số lao động làm nông nghiệp.ở Việt Nam lao động nông nghiệp chiếm
hơn 70% tông số lao động. Loại hình công việc này mang tính phổ biến ở những
nước nghèo. Xu hướng chung là lao động trong nông nghiệp giảm dần trong khi
lao động trong công nghiệp và dịch vụ lại tăng. Mức độ chuyển dịch này tuỳ theo
mức độ phát triển của nền kinh tế.
c. Trình độ chuyên môn của người lao động thấp
Ở Việt Nam số người không biết chữ hiện nay còn chiếm tỷ lệ đáng kể. Trong

lực lượng lao động xã hội, số người lao động phổ thông cơ sở chiếm 25%, phổ thông
trung học 13%. Hàng năm chỉ có 7% số thanh niên sau khi học hết phổ thông trung
học được đào tiếp trong các trường học nghề, trung học và đại học chuyên nghiệp, chỉ
có 9% trong tổng số lao động của xã hội là lao động kỹ thuật. Các chuyên viên kỹ
thuật, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và công nhân kỹ thuật giỏi còn ít.
d. Còn một bộ phận lớn lao động chưa được sử dụng.
Như trên đã phân tích, việc đánh giá tình trạng chưa sử dụng hết lao động
phải được xem xét qua các hình thức biểu hiện của thất nghiệp-thất nghiệp hữu
hình và thất nghiệp trá hình. Do sức ép về dân số và những khó khăn về kinh tế ở
các nước đang phát triến đã tác động lớn tới vấn đề công ăn việc làm ở cả hai khu
vực thành thị và nông thôn. Tình trạng lao động thất nghiệp, thiếu việc làm có xu
hướng gia tăng đặc biệt ở khu vực thành thị. ở nước ta, năm 1998, chỉ tính riêng
khu vực thành thị thì tỷ lệ thất nghiệp là 6,85%tăng hơn 0,84%so với năm 1997. Số
lao động thiếu việc làm trong các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay trên 8%, thậm chí
còn có nơi lên tới 50-60%. Còn ở nông thôn, tỷ lệ thiếu việc làm khoảng 27,65%.
Tính chung cho cả nước, tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng cho hoạt động kinh tế
năm 1998 là 71,13%. Thực tế đó cho thấy, vấn đề giải quyết việc làm đang là áp lực
nặng nề đối với các nươc đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.
Vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta được xem là vấn đề kinh tế-xã hội rất
tổng hợp và phức tạp. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm
2000 của Việt Nam đã khẳng định “Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng
lao động xã hội là mục tiêu quan trọng hàng đầu của chiến lược, là một tiêu chuẩn
để định hướng cơ cấu kinh tế và lựa chọn công nghệ’’. Trên phạm vi rộng, giải
quyết việc làm bao gồm những vấn đề liên quan đến phát triển nguồn lực và sử
dụng có hiệu quả nguồn nhân lực; còn theo phạm vi hẹp, giải quyết việc làm chủ
yếu hướng vào đối tượng và mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp, khắc phục tình trạng
thiếu việc làm, nâng cao hiệu quả việc làm và tăng thu nhập.

SV:Vũ Thị Thu Thảo


11

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt

2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.2.1. Khái niệm
Cơ cấu kinh tế là tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ
chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một không gian và thời gian
nhất định, trong những điều kiện xã hội cụ thể hướng vào thực hiện các mục tiêu
đã định
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái
này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển
Thực chất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phát triển không đều giữa
các ngành. Ngành nào có tốc độ phát triển cao hơn tốc dộ phát triển chung của nền
kinh tế thì sẽ tăng tỷ trọng và ngược lại, ngành có tốc độ thấp hơn sẽ giảm tỷ trọng.
Nếu tất cả các ngành có cùng một tốc độ phát triển thì tỷ trọng các ngành sẽ không
đổi, nghĩa là không có chuyển dịch cơ cấu ngành.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý là sự chuyển dịch sang một cơ cấu kinh
tế có khả năng tái sản xuất mở rộng cao, phản ánh được năng lực khai thác, sử
dụng các nguồn lực và phải phù hợp với các quy luật, các xu hướng của thời đại
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình tất yếu gắn liền với sự phát
triển kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là sự phát triển trong quá trình hội nhập.
2.2.2. Phân loại cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ

lệ, biểu hiện mối liên hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân
- Cơ cấu kinh tế lãnh thổ được hình thành bởi việc bố trí sản xuất theo
không gian địa lý. Trong cơ cấu ngành kinh tế, lãnh thổ có sự biểu hiện của cơ cấu
ngành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ. Tuỳ theo tiềm nang phát
triển kinh tế gắn với sự hình thành phân bố dân cư trên lãnh thổ để phát triển tổng
hợp hay ưu tiên một vài ngành kinh tế nào đó
- Cơ cấu thành phần kinh tế biểu hiện hệ thôngd tổ chức kinh tế với các chế
độ sở hữu khác nhau có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất,
thúc đẩy phân công lao động xã hội
Cơ cấu thành phần kinh tế cũng là một nhân tố tác động đến cơ cấu ngành
kinh tế và cơ cấu vùng lãnh thổ trong quá trình phát triển
Ba loại hình kinh tế trên đặc trưng cho cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc
dân. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó cơ cấu ngành kinh tế có

SV:Vũ Thị Thu Thảo

12

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt

vai trò quan trọng hơn cả. Và cơ cấu ngành kinh tế cũng phản ánh phần nào trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội của một quốc
gia. Chính vì vậy mà sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có quan hệ mật thiết tới
sự chuyển dịch cơ cấu lao động.

2.3. Tác động giữa nguồn nhân lực và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
động
Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động có quan hệ mật thiết và có tác động qua
lại với nhau. Khi cơ cấu kinh tế thay đổi thì đồng nghĩa với việc thay đổi tỷ trọng
các ngành trong nền kinh tế. Ngành nào có tỷ trọng tăng lên thì nguồn lực cho
ngành đó sẽ phải tăng lên để có thể đáp ứng được yêu cầu của ngành, đồng thời
nguồn lực trong các ngành có tỷ trọng giảm cũng sẽ giảm theo. Chính vì vậy mà
khi quá trình chuyển dịch kinh tế diễn ra sẽ làm thay đổi tỷ trọng lực lượng lao
động trong các ngành. Lao động sẽ chuyển từ ngành có tỷ trọng giảm (thừa lao
động) sang ngành có tỷ trọng tăng (thiếu lao động), do đó dẫn đến sự chuyển dịch
cơ cấu lao động. Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ
thuật thì các ngành công nghiệp và các ngành dịch vụ cũng không ngừng phát
triển, tỷ trọng của các ngành này trong nền kinh tế cũng không ngừng tăng lên dẫn
đến quá trình dịch chuyển lực lượng lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và
dịch vụ, quá trình chuyển dịch lao động diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng lao động
trong các ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công
nghiệp và dịch vụ. Như vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thường diễn ra trước và
định hướng cho chuyển dịch cơ cấu lao động.
2.3.2. Nguồn nhân lực tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nguồn nhân lực được coi là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình
phát triển kinh tế và có có tác động to lớn tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế .
Nguồn nhân lực mà có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao...
thì khả năng tư duy sáng tạo, và tinh thần làm việc cũng như tinh thần trách nhiệm
và tính tự giác sẽ cao hơn, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ cũng cao hơn.
Đây là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy khoa học kỹ thuật trong các ngành sản
xuất phát triển, cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
và nâng cao năng suât lao động, thúc đẩy các ngành dịch vụ kỹ thuật cao phát
triển, do đó làm cho các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh hơn. Tỷ
trọng các ngành này trong nền kinh tế cũng tăng lên tác động đến quá trình chuyển

dịch cơ cấu kinh tế được đi đúng hướng , thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế.

SV:Vũ Thị Thu Thảo

13

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt

Ngược lại, nguồn nhân lực mà có trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp
vụ thấp thì sẽ không đủ khả năng để tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại. Khoa
học kỹ thuật thì lạc hậu, năng suất lao động thấp sẽ làm cho tốc độ phát triển của
các ngành công nghiệp và dịch vụ công nghệ cao thấp và quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế cũng sẽ diễn ra chậm chạp hoặc “ dậm chân tại chỗ” thậm chí có khi
còn thụt lùi, nền kinh tế sẽ phát triển một cách chậm chạp.
Do đó, để phát triển đất nước thì việc đầu tiên cần làm là nâng cao trình độ
cho người lao động và đào tạo nguồn nhân lực là một việc làm cấp thiết cần phải
được quan tâm đúng mức. Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay của nước ta thì điều
này càng cần phải được quan tâm nhiều hơn. Nước ta là nước nông nghiệp và chỉ
vừa tiến hành đổi mới nền kinh tế chưa lâu, đang trên con đường thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khoa học, kỹ thuật còn rất lạc hậu trình độ học
vấn và trình độ chuyên kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Do đó để có thể theo kịp được
các nước trên thế giới và khu vực thì nước ta cần phải đầu tư phát triển các nguồn
lực đất nước nhiều hơn nữa trong đó quan trọng nhất là phát triển nguồn nhân lực
vì đây là nhân tố bên trong quan trọng quyết định tới sự phát triển của đất nước.

Hiện nay, lực lượng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ của
nước ta đã qua đào tạo là rất ít, và số đã qua đào tạo thì trình độ cũng còn rất hạn
chế chưa đáp ứng được nhu cầu của quá trình công nghiệp hoá. Tỷ lệ lao động qua
đào tạo theo các cấp trình độ: Đại học/Trung cấp/Công nhân kỹ thuật ở các nước
phát triển trên thế giới là 1/4/10, trong khi tỷ lệ này ở nước ta là 1/1.2/2.7. Như vậy
có thể thấy là nước ta có số lượng lao động với trình độ Trung cấp và trình độ kỹ
thuật còn thiếu rất nhiều đặc biệt là lực lượng công nhân kỹ thuật. Vì vậy, cần phải
chú trọng hơn vào công tác đào tạo công nhân kỹ thật trong các ngành công nghiệp
và dịch vụ và tập trung chủ yếu vào các nghề như cơ khí, chế tạo và chế biến, công
nghệ... các ngành xây dựng và kiến trúc, y tế, tài chính và bưu chính viễn thông...

SV:Vũ Thị Thu Thảo

14

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA
SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ĐẾN CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU LAO ĐỘNG
I. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ở Việt Nam hiện nay

1.1. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam
1.1.1. Quy mô nguồn nhân lực
Nước ta là một nước nông nghiệp với dân số rất đông và có tốc độ gia tăng
dân số lớn. Do đó mà quy mô của nguồn nhân lực cũng rất lớn và tốc độ gia tăng
cũng rất cao, khoảng gần 1,5%. Đây là một thách thức rất lớn đối với nền kinh tế
trong vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao trình độ cho người lao động. Năm
2001 quy mô lực lượng lao động của cả nước là 39489804 người, đến năm 2002 là
40716856 người và đến năm 2003 là 41313288. Cho thấy là quy mô nguồn nhân
lực của nước ta vẫn không ngừng tăng lên nhưng với tốc độ ngày càng giảm. Vì
vậy mà để phát triển đất nước thì nước ta cần chú trọng làm giảm tỷ lệ tăng dân số
và đảm bảo chất lượng cho nguồn nhân lực đang ngày càng tăng lên.

SV:Vũ Thị Thu Thảo

15

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân

a.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Cơ cấu nguồn nhân lực theo tuổi

Bảng 2: Số người lao động theo độ tuổi của cả nước từ năm 1996-2003
Đơn vị: người
Năm


1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

Chung
cả nước
15-24

35187261

35588460

36579596

37783831

38643089


39489808

40716856

41313288

9131636

8798723

8492546

8577634

8443530

8859723

8868700

8895951

25-34

10495067

10652747

10706615


10600843

10895772

11154756

11346249

11164509

35-44

8549760

9101178

9873899

10393944

10895885

10872355

11216660

11496511

45-54


4006427

4402849

4919754

5565255

5823391

5952035

6544274

7175375

55-59
>=60

1372899
1631472

1237235
1395728

1253609
1333173

1267074

1379081

1225618
1358893

1228608
1421716

1289063
1450858

1411690
1168413

SV:Vũ Thị Thu Thảo

16

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nước ta là một nước thuộc loại dân số trẻ. Số lao động trong độ tuổi từ 1544 chiếm gần 80% lao động độ tuổi trên 60 chiếm khoảng 3% tổng lao động của cả
nước. Nguồn nhân lực của nước ta rất dồi dào và đang ngày càng tăng nhanh. Tỷ lệ
lao động trong độ tuổi 15-34 và độ tuổi trên 60 thì có xu hướng giảm còn độ tuổi
từ 35-59 lại có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, sự thay đổi này là rất nhỏ không
đáng kể. Trong tổng số lao động của cả nước thì lao động nông thôn chiếm tỷ

trọng lớn. Năm 2002 cả nước có 31012699 lao động nông thôn (chiếm 76,17% lao
dộng cả nước) năm 2004 thì có 31298750 lao động nông thôn (chiếm 75,76 lao
động cả nước). Lượng lao động nông thôn vẫn ngày càng tăng tuy nhiên tỷ trọng
trong tổng số lao động cả nước thì đang có xu hướng giảm dần.
Tỷ lệ lao động nông thôn lớn, mà đa số lại không có trình độ đang là một
thách thức rất lớn đối với phát triển nền kinh tế. Yêu cầu giáo dục, đào tạo đối với
họ là cấp thiết không thể không triển khai nếu muốn phát triển nền kinh tế đất
nước.
Trong khi đó thì khu vực thành thị có lượng lao động thất nghiệp tương đối
cao và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2002 là 6,85% và năm 2003 là 7,22%
Bảng 3: Lực lượng và cơ cấu lao động chia theo nhóm tuổi của cả nước
Đơn vị: người
Các
chỉ tiêu
Chung
cả nước

Năm 1996
Tổng số

Năm 2003
Tỷ lệ
(%)

Tổng số

Tỷ lệ
(%)

35187261


100

41313288

100

15-24

9131636

25,95

8895951

21,53

25-34

10495067

29,83

11164509

27,02

35-44

8549760


24,30

11496511

27,83

45-54

4006427

11,39

7175375

17,37

55-59

1372899

3,90

1411690

3,42

>=60

1631472


4,64

1168413

2,83

Nguồn: Lao động – việc làm ở Việt Nam 1996-2003

SV:Vũ Thị Thu Thảo

17

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

năm 1996

năm 2003

35

30

Tỉ lệ %


25

20

15

10

5

0
15-24

25-34

35-44
Tuổi

45-54

54-59

>=60

Biểu 1: Tỷ lệ lao động theo từng nhóm tuổi
Như vậy ta có thể thấy là nguồn nhân lực của nước ta có nhu cầu đào tạo rất
lớn do số lượng lao động đông, tỷ lệ trong độ tuổi lao động cao và số lượng lao
động nông thôn cũng rất lớn. Mặt khác thì hiện nay trình độ của lực lượng lao
động nước ta rất thấp, một khối lượng lớn người lao động chưa được giáo dục đào
tạo. Do đó, muốn đáp ứng được nhu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu thì lao

động cần phải được đào tạo, trang bị và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật,
trình độ tay nghề
b. Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính
Lực lượng lao động nước ta có tỷ lệ lao động nữ chiếm gần 52% trong đó
lao động nữ trong và trên độ tuổi lao động nhiều hơn lao động nam đặc biệt là lao
động nữ trên độ tuổi lao động cao hơn rất nhiều so với lao động nam (gấp 2 lần).
Như vậy có thể thấy là lao động nữ nước ta trong tổng số lao động của cả
nước là lớn và đây là một lực lượng lao động rất quan trọng, góp phần không nhỏ
vào quá trình phát triển của đất nước.
Theo điều tra lao động - việc làm 1/7/2004 tỷ lệ lao động nữ trong độ tuổi
lao động tham gia vào lực lượng lao động xã hội chiếm khoảng 77,4%

SV:Vũ Thị Thu Thảo

18

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 4: Cơ cấu lao động theo giới tính của cả nước
Đơn vị: %
Các chỉ tiêu

Nữ

Nam


Chung

51,4

48,6

Trong độ tuổi lao động

50,74

49,26

Trên độ tuổi lao động

63,5

36,5

Nguồn: Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001-2010

49%

Nữ

51%

Nam

Biểu 2: Cơ cấu nguồn lao động theo giới - trong độ tuổi lao động


37%

Nữ
Nam

63%

Biểu 3: Cơ cấu nguồn lao động theo giới – trên độ tuổi lao động
Do đặc điểm về giới tính và chức năng của người phụ nữ nên tỷ lệ nữ tham
gia vào hoạt động kinh tế ít hơn so với nam giới ở cả hai khu vực thành thị và nông
thôn. Đây là một sự lãng phí rất lớn nguồn nhân lực của đất nước.
Khu vực nông thôn tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế cao hơn thành thị
(81,3% ở nông thôn so với 67,3% ở khu vực thành thị). Điều này cho thấy ở nông
thôn chủ yếu là lao động nông nghiệp nên thu hút nhiều lao động nữ hơn khu vực
thành thị.

SV:Vũ Thị Thu Thảo

19

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 5: Tỷ lệ người tham gia hoạt động kinh tế chia theo giới và khu vực
Đơn vị: %

Các chỉ tiêu
Từ 15 tuổi trở lên

Chung

Thành thị

Nông thôn

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

75,51

67,62

68,9

57,95

77,9


71,3

77,4

76,07

67,3

84,16

81,3

Trong độ tuổi lao 81,9
động

Nguồn: Điều tra lao động- việc làm 1/7/2004
Lao động nữ chiếm tỷ lệ tương đương với lao động nam trong lực lượng lao
động của cả nước. Tuy nhiên, thì tỷ lệ lao động nữ tham gia vào hoạt đông kinh tế
lại ít hơn so với lao động nam (77,4% so với 81,9%) và nhất là ở khu vực thành thị
thì khoảng cách chênh lệch tỷ lệ nàylà rất cao (tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế
là 67,3% trong khi tỷ lệ nam là 76,6%)
Bảng 6: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị
Đơn vị: %
Các chỉ tiêu

Năm 2002

Năm 2003


Chung

6,01

5,78

Lao động nữ

6,85

7,22

Nguồn: Lao động – việc làm ở Việt Nam 1996-2003
ở khu vực thành thị tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp cao, cao hơn so với tỷ lệ
thất nghiệp chung và ngày càng có xu hướng tăng lên (năm 2002 là 6,85% năm
2003 là 7,22%). Như vậy để có thể phát huy hết nguồn lực phát triển đất nước thì
cần phải có giải pháp để tăng tỷ lệ lao động nữ tham gia vào hoạt động kinh tế, và
giảm tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ cũng như tỷ lệ thất nghiệp chung của lao
động cả nước nhằm tận dụng hết nguồn lực bên trong, phát triển đất nước.

SV:Vũ Thị Thu Thảo

20

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


c. Theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn và dân trí của nước ta hiện nay là khá cao nhờ phát triển
mạnh nền giáo dục và coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đây là chìa khoá quan
trọng để tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cho tăng trưởng và phát triển
kinh tế đất nước.
Bảng 7: Số lượng và loại hình các trường trung học trong cả nước
Đơn vị: Trường
Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Tổng

CL

NCL

Tổng

CL

NCL

20002001

7733

7635


98

1251

905

346

20012002

8092

7997

95

1397

995

402

20022003

8396

8314

82


1532

1090

442

Nguồn: Giáo dục Việt Nam 1945- 2005
Quy mô giáo dục vẫn không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
Số lượng trường cấp II và cấp III tăng nhanh theo thời gian, cùng với sự gia tăng
của trường công lập thì số lượng trường ngoài công lập cũng không ngừng tăng
lên. Cho thấy là nước ta đã hình thành được một hệ thống trường học đa dạng về
hình thức nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, cũng
như đã khai thác được triệt để hơn các nguồn lực trong nhân dân, phục vụ cho
công tác đào tạo nước ta ngày càng tốt hơn.
Không chỉ quy mô hệ thống trường học tăng lên mà quy mô học sinh trong
các cấp học cũng không ngừng tăng lên, phản ánh nhu cầu học tập ngày càng tăng
của nhân dân. Trong đó thì số học sinh nữ cũng tăng qua các thời kỳ cho thấy sự
bình đẳng giới trong xã hội đã được quan tâm, chú ý nhiều hơn vào việc đào tạo
lao động nữ. Tổng số học sinh tốt nghiệp cũng tăng qua các năm làm cho lượng lao
động có trình độ học vấn ngày càng tăng lên.

Bảng 8: Tổng số học sinh trung học phổ thông trong cả nước

SV:Vũ Thị Thu Thảo

21

Lớp Toán kinh tế 48



Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đơn vị: Người

Năm

Ngoài
Tổng số Công lập
công lập

2000-2001 2199814 1444376 755438
2001-2002 2328965 1545120 783845
2002-2003 2458446 1656942 801504
Nguồn: Giáo dục Việt Nam 1945- 2005

Trong tổng số
Nữ

Mới
tuyển

Tốt
nghiệp

1028351
1091430
1164367


830826
853998
942111

598957
634628
686478

Tuy nhiên tỷ lệ tốt nghiệp này là chưa cao chỉ khoảng 28% trong tổng số
học sinh. Như vậy có thể thấy là chất lượng giáo dục vẫn chưa cao, phương pháp
giảng dạy vẫn chưa được tốt nên học sinh ít chú trọng vào việc học tập, và chất
lượng quá trình học tập cũng không được cao. Do đó tỷ lệ lực lượng lao động có
trình độ học vấn vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy để nâng cao chất lượng giảng dạy thì
cần phải có biện pháp nhằm làm cho học sinh chú tâm nhiều hơn vào việc học,
thích thú hơn với việc học tập và quan trọng nhất là phải giáo dục cho họ ý thức
được tầm quan trọng của việc học tập rồi từ đó mà tự giác học tập. Có vậy mới
nâng cao được chất lượng giáo dục đào tạo.

SV:Vũ Thị Thu Thảo

22

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 9: Lực lượng lao động chia theo trình độ văn hoá phổ thông

Đơn vị: Người
Năm
Cả nước
Không
biết
chữ
ChưaTN cấp1

1996
35187261
2011220

1997
35588460
1799002

1998
36579596
1477659

1999
37783831
1547277

2000
38643089
1533826

2001
39489808

1415524

2002
40716856
1523001

2003
41313288
1752393

7292030

7106976

6700221

6789979

6373065

6362570

6433724

6393460

TNC1

9747172


9964730

10666808

10932174

11317132

11856780

12911678

13017458

TNC2

11288235

11528438

11781621

12066907

12755073

12912892

12400369


12560352

TNC3

4848604

5189314

5953287

6447494

6663993

6942042

7447084

7589625

Nguồn: Lao động - việc làm ở Việt Nam 1996-2003

SV:Vũ Thị Thu Thảo

23

Lớp Toán kinh tế 48


Đại học Kinh tế Quốc dân

nghiệp

Báo cáo thực tập tốt

Trong tổng số lao động của cả nước số lao động biết chữ là khá cao chiếm
gần 95%, số lao động không biết chữ chiếm khoảng gần 5%, tuy nhiên tỷ lệ này
đang có xu hướng tăng, năm 2002 là 3,74% đến năm 2003 là 4,24% và năm 2004
là 5% chủ yếu tập trung ở các vùng núi, cao nguyên và miền nông thôn. Tỷ lệ tốt
nghiệp phổ thông cơ sở và tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học có tăng nhưng
không đáng kể và tỷ lệ này vẫn còn thấp so với yêu cầu của xã hội. Một điều đáng
quan tâm là có sự cách biệt về trình độ học vấn giữa lực lượng lao động thành thị
và nông thôn, giữa các vùng lãnh thổ. Vùng núi và cao nguyên thì tỷ lệ người mù
chữ cao hơn và người tốt nghiệp các cấp thì thấp hơn so với vùng đồng bằng. Năm
2004 ở đồng bằng sông Hồng cứ 100 người tham gia lực lượng lao động thì só 27
người tốt nghiệp phổ thông trung học, 51 người tốt nghiệp phổ thông cơ sở và chỉ
3 người mù chữ hoặc chưa tốt nghiệp tiểu học. Trong khi đó ở đồng bằng sông
Cửu Long có các chỉ số tương ứng là 11,16 và 33, Tây Bắc là 12,23 và 35, Tây
Nguyên là 16,26 và 26.
Như vậy, có thể thấy là lực lượng lao động nước ta có trình độ học vấn vẫn
còn hạn chế và trình độ này cũng không đều giữa các vùng, miền. Lực lương lao
động ở thành thị có trình độ cao hơn lao động ở nông thôn, và lao động ở các vùng
đồng bằng có trình độ cao hơn nhiều so với lao động ở các vùng núi và cao
nguyên.
d. Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Trình độ chuyên môn kỹ thuật là chỉ tiêu thể hiện chất lượng nguồn nhân
lực và tiềm năng to lớn của nguồn nhân lực. Do đó để nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực thì phải nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động.
Tính đến nay cả nước đã có 127 trường cao đẳng, 87 trường đại học, học
viện, 147 cơ sở đào tạo sau đại học, 95 cơ sở đào tạo tiến sĩ. Hệ thống các trường
đào tạo của nước ta ngày càng tăng về số lượng và loại hình. Số trường dân lập

cũng ngày càng tăng lên cùng với sự gia tăng của loại hình công lập.
Bảng 10: Số lượng và tỷ lệ các trường dân lập trong cả nước
Đơn vị: Trường
Đại học- cao đẳng

Trung học chuyên nghiệp

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

27

21,7

30

11

Nguồn: Giáo dục Việt Nam 1945-2005

SV:Vũ Thị Thu Thảo

24

Lớp Toán kinh tế 48



×