Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Tác động của tự do kinh tế, doanh thu thuế và chất lượng quy định của chính phủ đến thu nhập bình quân đầu người, phân tích tại các quốc gia trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.17 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HÀ ANH

TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO KINH TẾ, DOANH THU THUẾ
VÀ CHẤT LƯỢNG QUY ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
LÊN THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI
- PHÂN TÍCH TẠI CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - 2017



TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt
Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Thương mại, 2005. Công bố năm tiêu chí về nền kinh tế
thị trường. < [Ngày truy cập: 20
tháng 10 năm 2016].
Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, 2009. Công bố sáu tiêu
chí đánh giá nền kinh tế thị trường của Bộ Thương mại Hoa Kỳ.
<>. [Ngày truy cập: 15 tháng 10 năm 2016].
Tài liệu Tiếng Anh
Ali, Abdiweli M., and W. Mark Crain (2001). Political Regimes, Economic
Freedom,Institutions and Growth. Journal of Public Finance and Public Choice 19
(1): 3-22.
Ali, Abdiweli M., and W. Mark Crain (2002). Institutional Distortions, Economic
Freedom and Growth. Cato Journal 21 (3): 415-426.


Ashby, Nathan J., Avilio Bueno, and Deborah Martinez (2013). Economic Freedom
and Economic Development in the Mexican States. Journal of Regional Analysis
and Policy 43 (1): 21-33.
Beach, William W., and Timothy Kane (2007) Methodology: Measuring the 10
economic freedoms, Index of Economic Freedom, Heritage Foundation. Retrieved
March 5, 2009
Cebula, Richard J. (2011). Economic Growth, Ten Forms of Economic Freedom,
and Economic Stability. The Journal of Private Enterprise 26 (2): 61-81.
Cebula, Richard J. (2010). Impact of Trade Freedom on Per Capita Real GDP
Growth among OECD Nations: Recent Panel Data Evidence. Applied Economics
Letters 17 (16-18): 1687-1690.
Cebula, R.J., and Gigi M. Alexander (2006). “Determinants of Net Interstate
Migration, 2000-2004,” Journal of Regional Analysis and Policy, 27 (2): 116-23.


Cebula, Richard J., Clark, J.R., and Mixon, Franklin G. (2013). The Impact of
Economic Freedom on Per Capita Real GDP: A Study of OECD Nations,” Journal
of Regional Analysis and Policy, 34(1): 34-41.
Clark, J.R., Peter J. Boettke, and Edward Stringham (2008). Are Regulations the
Answer for Emerging Stock Markets? Evidence from the Czech Republic and
Poland. Quarterly Review of Economics and Finance 48 (3): 541-566.
Clark, J.R., and Robert A. Lawson (2008). The Impact of Economic Growth, Tax
Policy, and Economic Freedom on Income Inequality. Journal of Private Enterprise
24 (1)
Cole, Julio H. (2003). The Contribution of Economic Freedom to World Economic
Growth, 1980-99. Cato Journal 23 (2): 189-198.
Damette, O., and V. Fromentin (2013). Migration and Labour Markets in OECD
Countries: A Panel Cointegration Approach. Applied Economics 45 (16):
2295-2304.
Dawson, John W. (1998). Institutions, Investment, and Growth: New Cross-Country

and Panel Data Evidence. Economic Inquiry 36 (4): 603-619.
Dawson, John W. (2003). Causality in the Freedom-Growth Relationship. European
Journal of Political Economy 19 (3): 479-495.
De Haan, Jakob and Jan-Egbert Sturm (2000). On the Relationship between
Economic Freedom and Economic Growth. European Journal of Political Economy
16 (2): 215- 241.
Farr, W. Ken, Richard A. Lord, and J. Larry Wolfenbarger, (1998). Economic
Freedom, Political Freedom, and Economic Well-Being: A Causality Analysis.
Cato Journal 18: 247–262.
Goldsmith, Arthur A. (1995). Democracy, Property Rights and Economic Growth.
The Journal of Development Studies 32 (2): 157-174.
Grubel, Herbert G. (1997). Economic Freedom and Human Welfare: Some
Empirical Findings. Cato Journal 18 (2): 287-304.
Gwartney, James D., Randall G. Holcombe, and Robert A. Lawson (2006).


Institutions and the Impact of Investment on Growth. Kyklos 59 (2): 255-276.
Gwartney, James, Robert Lawson, and Randall Holcombe (1999). Economic
Freedom and the Environment for Economic Growth. Journal of Institutional and
Theoretical Economics 155, 643–663.
Hausman, J.A. (1978). Specification Tests in Econometrics. Econometrica 46 (6):
1273-1291.
Heckelman, Jac C. (2000). Economic Freedom and Economic Growth: A Short-Run
Causal Relationship. Journal of Applied Economics 3 (1): 71-91.
Heckelman, Jac C., and Michael D. Stroup (2000). Which Economic Freedoms
Contribute to Economic Growth? Kyklos 53 (4): 527-544.
Islam, Sadequl (1996). Economic Freedom, Per Capita Income, and Economic
Growth. Applied Economics Letters 3 (10): 595-597.
Mathers, Rachel L. and Claudia Williamson (2011). Cultural Context: Explaining
the Productivity of Capitalism. Kyklos 64 (2): 231-252.

Mishkin, Frederic S. (2013). The Economics of Money, Banking, and Financial
Markets. New York: Pearson.
Mulholland, Sean E., and Rey Hernandez-Julian (2013). Does Economic freedom
Lead to Selective Migration by Education? Journal of Regional Analysis and Policy
43 (1): 65-87.
Nissan, Edward, and Farhang Niroomand (2008). Linking Labor Productivity to
Economic Freedom. The American Economist 52 (2): 42-53.
Nissan, Edward, and Farhang Niroomand (2010). Distribution of Income and
Expenditures across Nations. Journal of Economics and Finance 34 (2): 173-186.
Powell, Benjamin (2003). Economic Freedom and Growth: The Case of the Celtic
Tiger. Cato Journal 22: 431–448.
Saltz, Ira S. (1998). State Income Tax Policy and Geographic Labor Force Mobility
in the United States. Applied Economics Letters 5 (10): 599-601.
Richard J. Cebula & J. R. Clark (2014). Impact of Economic Freedom, Regulatory
Quality, and Taxation on the Per Capita Real Income : An anlysis for OECD


Nations and Non-G8 OECD Nations.
Tortensson, Johan (1994). Property Rights and Economic Growth: An Empirical
Study. Kyklos 47 (2): 231-247.
The Heritage Foundation, 2016. Công bố dữ liệu chỉ số tự do kinh tế.
< [Ngày truy cập: 10 tháng 06 năm 2016].
The World Bank, 2016. Công bố các dữ liệu tổng hợp của các nước trên thế giới.
< [Ngày truy cập: 08 tháng 06 năm 2016].
The

World

Bank


Institute,

2016.

Công

bố

dưc

liệu

chính

phủ.

< [Ngày truy cập 12 tháng 06 năm 2016].
The International Monetary Fund (2016). Công bố các dữ liệu và thống kê.
< [Ngày truy cập 20 tháng 08 năm 2016].
Upadhyaya, Kamal P., Jeannie E. Raymond, and Franklin Mixon, Jr. (1997). The
Economic Theory of Regulation Versus Alternative Theories for the Electric
Utilities Industry: A Simultaneous Probit Model. Resource and Energy Economics
19 (2): 191- 202.
White, Halbert (1980). A Heteroskedasticity-Consistent Covariance Matrix and a
Direct Test for Heteroskedasticity. Econometrica 48 (4): 817-38.


PHỤ LỤC

Danh sách các quốc gia trong bộ dữ liệu nghiên cứu gồm:


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28


QUỐC GIA
Australia
Austria
Bahrain
Barbados
Canada
Chile
Croatia
Czech Republic
Denmark
Estonia
Finland
France
Germany
Greece
Hungary
Iceland
Ireland
Israel
Italy
Japan
Latvia
New Zealand
Norway
Poland
Singapore
Slovenia
Spain
Oman


STT
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56


QUỐC GIA
Armenia
Belarus
Belize
Brazil
Bulgaria
China
Egypt, Arab Rep.
Georgia
Guatemala
Honduras
India
Indonesia
Jordan
Malaysia
Moldova
Mongolia
Nicaragua
Nigeria
Philippines
Romania
South Africa
Sri Lanka
Suriname
Thailand
Ukraine
Vietnam
Peru
Lebanon



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HÀ ANH

TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO KINH TẾ, DOANH THU THUẾ
VÀ CHẤT LƯỢNG QUY ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
LÊN THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI
- PHÂN TÍCH TẠI CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số:

60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ QUANG CƯỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.


Tác giả luận văn

Nguyễn Hà Anh


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu

TÓM TẮT.....................................................................................................................1
CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU......................................................................................... 2
1.1. Vấn đề nghiên cứu...........................................................................................2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
1.5. Ý nghĩa thực tiễn và điểm mới của đề tài....................................................... 4
1.6. Kết cấu của bài luận văn................................................................................. 5
CHƯƠNG II – CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................6
2.1. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây..................................................6
2.1.1. Mối quan hệ giữa tự do kinh tế và thu nhập bình quân đầu người....... 7
2.1.2. Mối quan hệ giữa doanh thu thuế và thu nhập bình quân đầu người..14
2.1.3. Mối quan hệ giữa chất lượng quy định của chính phủ và thu nhập bình
quân đầu người............................................................................................... 15
2.1.4. Tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thực, ổn định chính trị, thâm hụt ngân sách
và thu nhập bình quân đầu người...................................................................17

2.1.5. Mối quan hệ giữa hệ số tự do kinh tế, doanh thu thuế và chất lượng
quy định của chính phủ đối với thu nhập bình quân đầu người....................18
2.2. Điểm khác biệt của bài nghiên cứu...............................................................20


CHƯƠNG III – DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................23
3.1. Nguồn dữ liệu................................................................................................ 23
3.1.1. Biến phụ thuộc:.................................................................................... 23
3.1.2. Biến độc lập:........................................................................................ 23
3.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................46
CHƯƠNG IV – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................53
4.1. Kết quả ước tính PLS tuyến tính theo mô hình hiệu ứng cố định FE.......... 53
4.2. Kết quả kiểm định tương quan phần dư, phương sai thay đổi và hiện tượng
tự tương quan........................................................................................................61
4.2.1. Kiểm định Pesaran tương quan giữa các sai số ngẫu nhiên, phần dư
giữa các cá thể cho mô hình hiệu ứng cố định.............................................. 61
4.2.2. Kiểm định Modified Wald phương sai thay đổi cho mô hình hiệu ứng
cố định............................................................................................................ 61
4.2.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan Wooldridge cho mô hình hiệu
ứng cố định..................................................................................................... 62
4.3. Kết quả hồi quy tuyến tính theo mô hình hiệu ứng cố định được hiệu chỉnh
phương sai sai số thay đổi.................................................................................... 63
4.4. Kết quả ước tính PCSEs (Panel corrected standard errors) và FGLS
(Feasible generalizes least squares)..................................................................... 65
4.5. Kết quả hồi quy theo phương pháp sử dụng biến công cụ GMM
(Generalized method of moments).......................................................................67
CHƯƠNG V – KẾT LUẬN....................................................................................... 70
5.1. Tổng kết kết quả của bài nghiên cứu............................................................ 70
5.2. Khuyến nghị.................................................................................................. 71
5.3. Hạn chế của bài nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo............... 72


Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất (ordinary least
squares)

PLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất với dữ liệu bảng
(Panel Least Squares)

RE

Hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effects)

FE

Hiệu ứng cố định (Fixed Effects)

PCSEs

Phương pháp sai số chuẩn điều chỉnh trong dữ liệu bảng
(Panel corrected standard errors)


FGLS

Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát có khả thi
(Feasible generalizes least squares)

GMM

Phương pháp ước lượng tổng quát sử dụng các biến công
cụ (Generalized Method of Moments)

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product)


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Bảng mô tả các biến trong mô hình:...................................................... 46
Bảng 3.2. Mười chỉ số tự do kinh tế thành phần trong hệ số tự do kinh tế tổng hợp
của The Heritage Foundation 2016......................................................................... 50
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến.........................................................................53
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình, 56 quốc gia, giai
đoạn 2004 - 2015..................................................................................................... 54
Bảng 4.3. Kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS giai đoạn 2004 - 2015, 56 quốc
gia. Biến phụ thuộc là thu nhập bình quân đầu người (PPP)..................................56

Bảng 4.4. Kết quả uớc tính mô hình tuyến tính hiệu ứng cố định (Fixed effects) và
hiệu ứng cố định (Random effects) giai đoạn 2004-2015, 56 quốc gia. Biến phụ
thuộc là thu nhập bình quân đầu người (PPP).........................................................58
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định Hausman để lựa chọn hai mô hình FE và RE......... 60
Bảng 4.6. Kết quả uớc tính mô hình tuyến tính hiệu ứng cố định (Fixed effects) đã
hiệu chỉnh giai đoạn 2004-2015, 56 quốc gia. Biến phụ thuộc là thu nhập bình quân
đầu người (PPP).......................................................................................................63
Bảng 4.7. Kết quả ước tính PCSEs (Panel corrected standard errors) và FGLS (F
generalizes least squares) với dữ liệu của 56 nước, giai đoạn 2004 - 2015. Biến phụ
thuộc là RPCY - thu nhập bình quân đầu người (PPP)...........................................65
Bảng 4.8. Kết quả hồi quy theo GMM, 56 quốc gia, giai đoạn 2004 - 2015, biến phụ
thuộc là thu nhập bình quân đầu người/ GDP (PPP) 68


1

TÓM TẮT

Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu mối quan hệ tác động
của tự do kinh tế, chất lượng quy định của chính phủ và doanh thu thuế lên thu nhập
bình quân đầu người tại một số quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 12 năm.
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm dựa trên bộ dữ liệu bảng (panel data) được
thực hiện bằng mô hình hồi quy đa biến OLS với tác động hiệu ứng cố định (Fixed
effects) đã được hiệu chỉnh robust. Các ước tính theo PCSEs và FGLS được sử
dụng để kiểm định lại tính vững của mô hình. Ngoài ra, để khắc phục hiện tượng
nội sinh của các biến liên quan, mô hình hồi quy mới có các biến công cụ là độ trễ
của các biến độc lập được ước lượng bằng phương pháp GMM để mang lại kết quả
tốt hơn.
Qua các mô hình ước lượng cho thấy một tác động tích cực của hệ số tự do kinh tế
vá chất lượng quy định của chính phủ lên thu nhập bình quân đầu người, nhất là khi

đã loại bỏ khả năng đa cộng tuyến trong mô hình. Riêng biến tỷ lệ doanh thu thuế
trên GDP cho thấy bằng chứng mối quan hệ tiêu cực với biến thu nhập bình quân
đầu người trong tất cả các mô hình được kiểm định, trừ trường hợp mô hình khắc
phục hiện tượng nội sinh.
Các kiểm định với bộ dữ liệu thay thế trong giai đoạn thay thế lớn hơn và sự phân
loại đặc điểm của dữ liệu cũng nên được tiến hành trong các nghiên cứu tiếp theo để
thấy những kết quả kiểm tra rõ nét hơn. Các kết quả thực nghiệm cho thấy những ý
nghĩa của các yếu tố quan trọng trong việc gia tăng thu nhập cho các quốc gia và
định hướng cho những hành động, chính sách có lợi cho nền kinh tế.


2

CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU
1.1.

Vấn đề nghiên cứu

Đối với lịch sử loài người, hầu hết các cá nhân đã trải qua giai đoạn thiếu tự do kinh
tế và cơ hội, lên án sự đói nghèo và thiếu thốn. Hôm nay, chúng ta đang sống trong
thời gian thịnh vượng nhất trong lịch sử nhân loại. Đói nghèo, bệnh tật, và sự ngu
dốt được giảm xuống trên toàn thế giới, do một phần lớn dựa vào sự tiến bộ của tự
do kinh tế, sự gia tăng về thu nhập.
Các quốc gia hiện nay đang nỗ lực để tăng trưởng và phát triển, mở rộng thương
mại và tự do hóa kinh tế, phát huy các chìa khóa lợi thế cần thiết để nhắm đến mục
tiêu thu nhập bình quân cao hơn, mức sống tốt hơn. Vấn đề về tăng trưởng kinh tế,
gia tăng thu nhập bình quân đang được quan tâm tại các quốc gia, là mục tiêu mà
các chính phủ chú trọng, làm cơ sở đưa ra những chính sách và định hướng phù hợp.
Mở cửa nền kinh tế, môi trường kinh tế thị trường đa quốc gia phát triển, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định tiền tệ,… đang trở thành xu hướng

chung trên thế giới. Đồng thời, cách quản lý của mỗi chính phủ tại các quốc gia đối
với thị trường là khác nhau trong việc tạo điều kiện phát triển kinh tế, tự do kinh
doanh, hay là hạn chế những rủi ro có thể xảy ra đối với nền kinh tế. Dựa vào nguồn
thu ngân sách quan trọng từ doanh thu các loại thuế cho các mục đích chi tiêu của
chính phủ đã góp phần tác động đến nền kinh tế, xã hội của quốc gia đó. Rất ít các
nghiên cứu tập trung đồng thời vào tác động của tự do kinh tế, doanh thu thuế và
chất lượng quy định của chính phủ đến thu nhập bình quân đầu người cũng như
chưa làm rõ được sự ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực của các yếu tố quan trọng này.
Chính vì vậy, với đề tài “Tác động của tự do kinh tế, doanh thu thuế và chất
lượng quy định của chính phủ đến thu nhập bình quân đầu người, phân tích
tại các quốc gia trên thế giới” nhằm đánh giá vai trò của tự do kinh tế, chất lượng
quy định của chính phủ và doanh thu thuế tác động như thế nào đến thu nhập bình
quân đầu người tại các quốc gia được nghiên cứu, giải đáp các vấn đề quan trọng
thực tiễn trên.


3

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm, đề tài này giải quyết hai vấn đề sau:
 Thứ nhất, đánh giá chỉ số tự do kinh tế theo Heritage Foundation 2016 đã hiệu
chỉnh, doanh thu thuế và chất lượng điều hành của chính phủ có tác động đồng
thời đến thu nhập bình quân đầu người tại các quốc gia nghiên cứu hay không.
 Thứ hai, đánh giá các tác động (nếu có) của từng yếu tố, tự do kinh tế, doanh
thu thuế và chất lượng quy định của chính phủ là tích cực hay tiêu cực đến thu
nhập bình quân đầu người.
1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu tập trung vào dữ liệu của 56 nước trên thế giới
Giai đoạn số liệu nghiên cứu 12 năm từ 2004 – 2015
Chỉ số nghiên cứu chính gồm: chỉ số tự do kinh kế, chất lượng quy định của chính
phủ/ chất lượng điều hành của chính phủ, doanh thu thuế và thu nhập bình quân đầu
người của mỗi quốc gia theo từng năm.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu thực hiện theo phương pháp định lượng để kiểm định mô hình hồi
quy đa biến và các giả thuyết bằng phần mềm Stata-11 trên cơ sở sử dụng dữ liệu
bảng với biến phụ thuộc là thu nhập bình quân đầu người theo ngang giá sức mua.
Các biến độc lập trong mô hình gồm tự do kinh tế, chất lượng quy định của chính
phủ và doanh thu thuế, các biến kiểm soát là tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thực dài hạn,
ổn định chính trị và thâm hụt ngân sách.
Nghiên cứu này sử dụng biện pháp tính toán trung bình tổng thể của tự do kinh tế
khi loại bỏ hai trong số mười chỉ số quyền tự do kinh tế của Heritage Foundation
(2016), cụ thể là, tự do tài khóa và tự do kinh doanh, chủ yếu là để loại bỏ sự hiện
diện vấn đề đa cộng tuyến do chúng tạo ra và một phần là để thay thế chúng cũng
như tránh trùng lắp với các biến số được cho là tốt hơn để đo lường chỉ số quyền tự
do tài khóa và quyền tự do kinh doanh, cụ thể là, tỷ lệ tất cả các loại thuế so với
GDP (thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm) và đo lường trực tiếp chất lượng điều


4

hành của chính phủ, thành phần chủ yếu của tự do kinh doanh. Sự thay thế này sẽ

được giải thích thêm ở phía sau của bài nghiên cứu.
Mô hình thể hiện dưới dạng tuyến tính, được ước tính bởi PLS (panel least squares),
đầu tiên sử dụng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random effects model), sau đó sử
dụng mô hình hiệu ứng cố định (Fixed effects model), dùng kiểm định Hausman để
lựa chọn mô hình phù hợp sau khi hiệu chỉnh phương sai sai số thay đổi. Các ước
tính PCSEs và FGLS để khắc phục các khuyết tật của mô hình cũng được thực hiện.
Tiếp theo, mô hình các biến công cụ theo độ trễ với phương pháp GMM
(Generalized method of moments) được sử dụng để khắc phục vấn đề nội sinh và tự
tương quan cho dữ liệu bảng.
1.5.

Ý nghĩa thực tiễn và điểm mới của đề tài

Bài nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa đối với các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý
mà còn mở ra định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo về vấn đề đánh giá tác động
của tự do kinh tế, chất lượng quy định và doanh thu thuế lên thu nhập bình quân đầu
người nhằm nghiên cứu mức độ tăng trưởng, phát triển của các quốc gia bị ảnh
hưởng như thế nào từ vai trò của các biến quan sát trong mô hình. Từ đó, nhấn
mạnh thêm mức độ càng cao của tự do kinh tế sẽ thúc đẩy cao hơn hoạt động nền
kinh tế và làm gia tăng thu nhập bình quân đầu người trong nền kinh tế khi các yếu
tố khác không đổi. Tương tự như vậy, tác động của doanh thu thuế và chất lượng
quy định của chính phủ đến thu nhập bình quân đầu người được kiểm định để từ đó
có những định hướng, hành động nhằm mục tiêu gia tăng thu nhập cho các quốc
gia.
Điểm mới của đề tài là nghiên cứu mức độ tác động của các yếu tố tự do kinh tế,
chất lượng quy định và doanh thu thuế đến thu nhập bình quân đầu người đối với
mẫu nhóm nước trên thế giới đáp ứng bộ dữ liệu đầy đủ để nghiên cứu. Đây là
những chỉ số quan trọng và cho thấy một cái nhìn mới, tổng thể thể hiện sự tác động
đến thu nhập, đến tăng trưởng kinh tế và cần được định hướng nghiên cứu tiếp trong
tương lai. Đặc biệt bài nghiên cứu còn kiểm định củng cố, làm rõ hơn các kết quả

khi kiểm soát các vấn đề về tác động nội sinh trong mô hình.


5

1.6.

Kết cấu của bài luận văn

Ngoài phần mở đầu, các danh mục bảng biểu, phụ lục và tài liệu tham khảo kèm
theo, để tài nghiên cứu được trình bày theo bố cục gồm năm chương. Chương I là
giới thiệu. Chương II là phần tổng quan các nghiên cứu trước đây và trình bày cơ sở
lý luận. Chương III thể hiện dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Chương IV trình
bày và đánh giá kết quả hồi quy. Chương V cuối cùng là phần tổng kết, đánh giá
những đóng góp của bài nghiên cứu, đồng thời chỉ ra những giới hạn của bài luận
văn và định hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƯƠNG II – CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.

Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây

Chỉ tiêu GDP trên người là một chỉ tiêu tăng trưởng theo chiều sâu, thể hiện mức
sống và phúc lợi của người dân. Một sự tăng trưởng kinh tế bền vững là yếu tố vô
cùng quan trọng để thay đổi tiêu chuẩn sống của người dân. Trong nghiên cứu này,
mức thu nhập thực tế bình quân đầu người được đo lường bằng mức GDP thực tế
bình quân đầu người của mỗi quốc gia trong thời gian nghiên cứu từ năm 2004 đến

năm 2015. Giá trị của GDP bình quân thực tế, được so sánh giữa các quốc gia bằng
cách điều chỉnh ngang giá sức mua (PPP). Với sự nhấn mạnh về vai trò của tự do
kinh tế trong việc xác định mức thu nhập thực tế bình quân đầu người và sự chênh
lệch của nó giữa các quốc gia, các giả thuyết cơ bản nhất của nghiên cứu này là thu
nhập bình quân đầu người thực tế phụ thuộc trực tiếp vào tự do kinh tế trong mỗi
hình thức được nghiên cứu khác nhau của nó, khi các yếu tố khác không đổi. Ngoài
ra, thu nhập thực tế bình quân đầu người được giả thuyết là một hàm nghịch chiều
với doanh thu thuế - thể hiện như tỷ lệ phần trăm của GDP. Vì tỷ lệ thuế trả cao hơn
sẽ làm giảm thu nhập khả dụng và hạn chế khả năng mua hàng hoá và dịch vụ mới,
do đó làm giảm hoặc hạn chế mức độ hoạt động kinh tế. Ngoài ra, thu nhập bình
quân thực được giả thuyết là một hàm gia tăng với chất lượng điều hành của chính
phủ khi chính phủ tạo điều kiện phát triển kinh doanh cho khu vực tư nhân và giảm
sự hạn chế phát triển kinh tế thị trường. Các lý thuyết cũng như những nghiên cứu
thực nghiệm gần đây về vấn đề này đã cho thấy những bằng chứng có ý nghĩa về
việc khẳng định các mối quan hệ, giả thuyết được đặt ra bên trên và làm cơ sở cho
bài nghiên cứu được thực hiện.


7

2.1.1. Mối quan hệ giữa tự do kinh tế và thu nhập bình quân đầu người
2.1.1.1. Tổng quan về tự do kinh tế
Sự tăng trưởng, phát triển kinh tế là mục tiêu theo đuổi của các quốc gia trên thế
giới với rất nhiều chỉ số được quan tâm đánh giá nhằm mục tiêu nâng cao thu nhập
cũng như chất lượng sống cho quốc gia. Với mô hình kinh tế thị trường mà cốt lõi là
mở rộng sự tự do kinh tế đã có những tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế
xã hội, gia tăng việc làm, ổn định tiền tệ, nâng cao mức sống tại nhiều quốc gia trên
thế giới. Đã có những tranh luận tương tự rằng gia tăng tự do kinh tế sẽ nâng cao sự
tăng trưởng/ tốc độ của các hoạt động kinh tế thông qua việc khuyến khích làm việc,
đầu tư, tiết kiệm, quyết định kinh doanh dựa trên thị trường và chấp nhận rủi ro

trong một nền kinh tế thị trường.
Năm tiêu chí đánh giá nền kinh tế thị trường của EC
1. Mức độ ảnh hưởng của Chính phủ đối với việc phân bổ các nguồn lực và các
quyết định của doanh nghiệp, bất kể là trực tiếp hay gián tiếp, chẳng hạn như thông
qua việc áp dụng giá cả do Nhà nước ấn định, hoặc phân biệt đối xử trong chế độ
thuế, thương mại hoặc tiền tệ.
2. Không có hiện tượng Nhà nước can thiệp bóp méo hoạt động của các doanh
nghiệp liên quan đến khu vực tư nhân hoá. Không sử dụng cơ chế thương mại phi
thị trường hoặc các hệ thống đền bù (ví dụ như thương mại hàng đổi hàng).
3. Ban hành và thực thi luật doanh nghiệp minh bạch và không phân biệt đối xử,
đảm bảo quản lý doanh nghiệp một cách thích hợp (áp dụng các tiêu chuẩn kế toán
quốc tế, bảo vệ cổ đông, đầy đủ thông tin chính xác về doanh nghiệp).
4. Ban hành và áp dụng một hệ thống luật thống nhất, hiệu quả và minh bạch
đảm bảo tôn trọng quyền sở hữu tài sản và đảm bảo sự vận hành của quy chế phá
sản doanh nghiệp.
5. Tồn tại một khu vực tài chính đích thực hoạt động độc lập với Nhà nước, với
đầy đủ các quy định về các biện pháp đảm bảo tín dụng và giám sát điều chỉnh về
mặt pháp luật cũng như trên thực tế.


8

Sáu tiêu chí đánh giá nền kinh tế thị trường của Bộ Thương mại Hoa Kỳ
1. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền
2. Tự do thoả thuận mức lương
3. Đầu tư nước ngoài
4. Sở hữu hoặc quản lý của Nhà nước đối với các ngành sản xuất
5. Quản lý của Nhà nước đối với sự phân bổ các nguồn lực
6. Các yếu tố thích hợp khác


Dựa trên các tiêu chí trên có thể thấy một nền kinh tế thị trường được ưu tiên bởi sự
hạn chế can thiệp của chính phủ dưới nhiều hình thức khác nhau, thì trường hoạt
động hiệu quả, đồng tiền lưu động tự do trong thị trường vốn, khu vực tài chính
minh bạch cao.
Mấu chốt chính của nền kinh tế thị trường nói chung là sự tự do kinh tế ở nhiều mặt.
Tư tưởng tự do và lý tưởng tư bản chủ nghĩa đã có từ thời Adam Smith, John Locke
hay Milton Friedman. Cơ chế kinh tế của nền kinh tế thị trường được Adam Smith
ví như “bàn tay vô hình” điều tiết nền kinh tế, làm gia tăng giàu có cho các quốc gia.
Tự do thương mại là công cụ để tạo ra tăng trưởng kinh tế (David Ricardo,
1821-1912). Milton Friedman cũng đã nhấn mạnh rằng tự do kinh tế thực sự đã
mang lại hiệu quả về mặt kinh tế nhiều hơn so với phương pháp khác trong việc
kiểm soát hoạt động kinh tế (Gwartney, 1996).
Khi nói đến kinh tế thị trường là nói đến nguyên tắc “tự do kinh tế”, bao gồm quyền
tự do trong kinh doanh, tự do thương mại, tự do về thuê lao động, lựa chọn công
việc, tự do tiêu dùng, …. Nền kinh tế khi đó hội tụ đủ các yếu tố có thể đạt đến sự
“tự do kinh tế” và hạn chế sự can thiệp vào thị trường tự nhiên cũng như hoạt động
kinh doanh của tư nhân. Đồng thời, chính phủ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tạo
hành lang pháp lý hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh doanh tư nhân. Tự do kinh tế
không có nghĩa là không có sự can thiệp của chính phủ tuyệt đối, đó là sự tự do
dưới pháp luật của chính phủ (Friedrich Hayek, Hiếp pháp tự do 1960).


9

Tự do kinh tế là quyền cơ bản của mỗi con người trong việc kiểm soát lao động và
tài sản của chính mình. Trong một xã hội kinh tế tự do, cá nhân được tự do để làm
việc, sản xuất, tiêu thụ và đầu tư theo bất kỳ cách nào họ muốn. Trong xã hội kinh
tế tự do, chính phủ cho phép lao động, vốn, và hàng hóa di chuyển tự do, và không
được ép buộc hoặc hạn chế về tự do vượt ra ngoài phạm vi cần thiết để bảo vệ và
duy trì sự tự do của chính nó. Tự do kinh tế mang lại sự thịnh vượng hơn. Tài liệu

về chỉ số Tự do Kinh tế cho thấy các mối quan hệ tích cực giữa tự do kinh tế và một
loạt các mục tiêu xã hội và kinh tế. Tự do kinh tế lý tưởng liên quan chặt chẽ với
các xã hội lành mạnh, môi trường sạch hơn, của cải trên đầu người lớn hơn, con
người phát triển, dân chủ và xoá đói giảm nghèo (Báo cáo của The Heritage
Foundation 2016 diễn giải sự tự do kinh tế - Economic Freedom). Tự do kinh tế sẽ
tồn tại khi các cá nhân được quyền lựa chọn tham gia các giao dịch mà không gây
tổn hại về người hoặc tài sản cho đối tượng khác (Báo cáo của Economic Freedom
of the World 2016 của James Gwartney, Robert Lawson, Joshua Hall).
Tóm lại, tự do kinh tế là một yếu tố quan trọng, có vai trò lớn trong nền kinh tế thị
trường, mang lại sự tự do nhiều mặt cho các cá nhân dưới quy định tạo điều kiện
của chính phủ. Hành động của chính phủ là cần thiết khi bảo vệ quốc gia, thúc đẩy
phát triển hòa bình và tạo điều kiện kinh doanh hợp lý.
2.1.1.2. Các thước đo tự do kinh tế
Về cơ bản, có 4 thước đo tự do kinh tế:
The Fraser Institute - Gwartney et al (1996) được công bố lần đầu tiên vào năm
1996 trong Economic Freedom of the World đo lường về mức độ của các chính
sách và thể chế tại các quốc gia ủng hộ cho sự tự do kinh tế. Cơ sở của tự do kinh tế
là tự do cá nhân, trao đổi tự nguyện, thị trường linh hoạt, tự do cạnh tranh và quyền
sở hữu tư nhân được đảm bảo. Tiêu chuẩn đo lường của thước đo này gồm kích
thước của chính phủ; cơ cấu pháp lý và đảm bảo quyền sở hữu; quyền về tiền tệ; tự
do trao đổi với nước ngoài và cuối cùng là quy định, tín dụng và kinh doanh.


10

Thước đo Heritage Foundation của tạp chí The Wallstreet Journal và The
Heritage Foundation được công bố hàng năm. Đây là thước đo được sử dụng khá
nhiều trong nghiên cứu với ưu điểm dữ liệu tổng hợp từ nhiều quốc gia và trong
thời gian dài từ 1995. Ngoài ra, dữ liệu luôn được cập nhật, cải tiến và liên tục đáp
ứng nhu cầu nghiên cứu hiệu quả và nó chủ yếu dựa trên các biến số chính sách mà

chính phủ có thể thực sự kiểm soát (Heckelman 2000). Năm 2016, 10 chỉ số tự do
kinh tế được công bố cho 186 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cùng những
đánh giá khách quan, sát thực cho thấy một cái nhìn tổng thể về chỉ số tự do kinh tế
của các quốc gia và khu vực. Các chỉ số tự do kinh tế này tập trung vào bốn khía
cạnh quan trọng của môi trường kinh tế mà các chính phủ thường tiến hành các
chính sách kiểm soát gồm quy định của pháp luật (quyền tư hữu, tự do không bị
tham nhũng), vai trò hạn chế của chính quyền (tự do tài khóa, độ lớn của nhà nước),
hiệu quả quản lý (tự do kinh doanh, tự do lao động, tự do tiền tệ), sự mở cửa của thị
trường (tự do thương mại, tự do đầu tư, tự do tài chính). Đây là thước đo mà bài
nghiên cứu này sử dụng vì những ưu điểm của nó và sự công bố số liệu hàng năm
thay vì năm năm một lần như chỉ số Fraser.
Thước đo Freedom House với một loạt các chỉ số từ 1982 đến 1996 được thực
hiện bởi Wright (1982) và Messick (1996) tiếp cận tự do kinh tế theo hướng tập
trung vào quyền chính trị và tự do dân sự so với hai thước đo trên.
Thước đo Scully và Slottje (1991) là thước đo đầu tiên của Freedom House từ năm
1980 với 144 quốc gia gồm mười lăm chỉ số khác nhau là tự do chế độ ngoại tệ, tự
do từ dự thảo quân sự, tự do tài sản, tự do di chuyển, tự do thông tin, chỉ số tự do
dân sự của Gastil, phân loại các hệ thống kinh tế Gastil - Wright, tự do in ấn, truyền
thông, tự do phát sóng, tự do du lịch nội bộ, tự do du lịch nước ngoài, tự do tập hợp
hòa bình, tự do giấy phép lao động, tự do tìm kiếm không cần giấy phép và tự do
giữ bất động sản.


11

2.1.1.3. Mối quan hệ giữa tự do kinh tế và thu nhập bình quân đầu người
Như các lý thuyết trên cũng như những giả thuyết đang được điều tra trong nghiên
cứu này, mức thu nhập thực tế bình quân đầu người được dự kiến sẽ là một hàm
ngày càng tăng của các chỉ số quyền tự do kinh tế, với các yếu tố khác không đổi.
Bằng chứng trong các hình thức khác nhau đã cho thấy tác động tích cực của mức

độ tự do kinh tế lên thu nhập bình quân đầu người. Trong hàng chục năm qua, nhiều
nghiên cứu đã được thực hiện để điều tra tác động rõ ràng của tự do kinh tế đến tăng
trưởng kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng tồn tại một tác
động tích cực mạnh mẽ của tự do kinh tế, đặc biệt là tự do kinh tế tổng thể, đến tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế (Tortensson, 1994; Goldsmith, 1995; Ali, năm 1997; Norton,
1998; Farr, Lord và Wolfenbarger năm 1998; Gwartney, Lawson, và Holcombe,
1999; Heckelman và Stroup, 2000; Heckelman, 2000; De Haan và Strum, năm 2000;
Ali và Crain, 2001, 2002; Dawson, 1998, 2003; Powell, 2003; Cole, năm 2003;
Cebula và Alexander, 2006; Holcombe, và Lawson, 2006; Clark và Lawson, 2008;
Gwartney, Liu và Riyanto, 2009; Cebula, 2010, 2011; Mathers và Williamson, 2011;
Easterly,

2011;

Cebula,

Clark,



Mixon,

năm

2013;

Mulholland




Hernandez-Julian, năm 2013; Ashby, Bueno, và Martinez, 2013; Belasen và Hafer,
năm 2013), ….
Cụ thể, có thể đề cập đến một nghiên cứu tiêu biểu bởi Islam (1996) tại các quốc gia
năm 1992. Các ước tính của Islam (1996) tìm thấy một tác động trực tiếp của tự do
kinh tế lên thu nhập bình quân đầu người ở các nước thu nhập thấp và nhóm tất cả
các nước được thực hiện. Nghiên cứu khác từ đồ thị phân tích cơ bản xuyên quốc
gia bởi Grubel (1997, tr. 289-291, đặc biệt Hình 1), cho thấy rằng các quốc gia có
mức độ tự do kinh tế cao hơn sẽ có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn.
Nghiên cứu của Farr, Lord, và Wolfenbarger (1998) sử dụng nhân quả Granger để
kiểm tra cho thấy có mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tự do và phát triển kinh tế.
Nghĩa là, theo nhân quả Granger, tự do kinh tế gây ra mức độ của tình trạng kinh tế
tăng trưởng và ngược lại mức độ kinh tế tốt (tăng trưởng) có nguyên nhân từ tự do


12

kinh tế. Điển hình nữa là nghiên cứu của Gwartney, Lawson và Holcombe (1999),
khi họ đánh giá cao tầm quan trọng của các tổ chức thị trường và tự do kinh tế như
là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế, bài nghiên cứu đã chứng minh được
rằng tự do kinh tế là một yếu tố quyết định quan trọng đến tăng trưởng kinh tế, ngay
cả khi nguồn nhân lực, tài sản vật chất, và nhân khẩu học được đưa vào tính toán.
Heckelman (2000) cũng xem xét mối quan hệ nhân quả giữa tự do kinh tế và tốc độ
phát triển kinh tế trong ngắn hạn với 147 quốc gia trong giai đoạn 1991 - 1997 bằng
phương pháp Granger. Tác giả đã sử dụng chỉ số Heritage Foundation vì nó cho
phép bộ đầy dữ liệu liên tục qua các năm để nghiên cứu trong ngắn hạn. Nghiên cứu
khác của Jkob de Haan và Ja-Egbert Sturm (2000) đặt trọng tâm vào hai chỉ số tự do
kinh tế Heritage Foundation và Fraser Institute trong giai đoạn 1975-1990 tại 80
quốc gia. Kết quả thu được là sự tự do kinh tế cao hơn sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế và mức độ tăng trưởng ổn định không bị ảng hưởng bởi mức độ tự do kinh tế. Bài
nghiên cứu của Jonh W. Dawson (2002) cho thấy quan hệ nhân quả giữa các loại

thể chế khác nhau gồm tự do chính trị và tự do kinh tế trong mối quan hệ với tăng
trưởng kinh tế dài hạn. Bài nghiên cứu này cũng tiếp tục sử dụng Granger để xem
xét quan hệ nhân quả của tự do với tốc độ tăng trưởng. Kết quả cho thấy mức độ
tổng thể của tự do kinh tế gây ra sự tăng trưởng và sự thay đổi trong tự do sẽ tác
động đến tốc độ tăng trưởng.
Nghiên cứu của H. Cole (2002) là hướng đi khác khi giải thích chỉ số tự do kinh tế
thế giới (EFW) của Fraser Institute bằng nhiều mô hình tăng trưởng kinh tế. Bài
nghiên cứu đánh giá sự hữu ích của chỉ số EFW giai đoạn 1980-1999 ước tính cho
106 quốc gia dưới các mô hình khác nhau. Tuy nhiên, phân tích của tác giả có
những hạn chế do dữ liệu bị phân tán thành nhóm tự do khác nhau, kết quả sai lệch
do bỏ sót biến và dường như kết quả trái ngược với dự đoán của mô hình tăng
trưởng tân cổ điển. Khi đánh giá tác động của tự do kinh tế đến tăng trưởng kinh tế
dưới khung lý thuyết thay thế, tự do kinh tế có liên quan mạnh mẽ đến những thay
đổi chính trong tất cả các thông số kỹ thuật của mô hình và kết luận rằng tự do kinh
tế là một yếu tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, không phụ thuộc vào khuôn


×