Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy đọc – hiểu văn bản văn học ở trường trung học phổ thông– thực trạng và giải pháp (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 15 trang )

TÓM TẮT
Phương pháp dạy học hợp tác đã được phổ biến và áp dụng ở Việt Nam trong
khoảng gần 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm bản thân, qua dự giờ trao
đổi với đồng nghiệp, qua dư luận xã hội thì chúng tôi thấy phương pháp này chưa được
áp dụng triệt để và hiệu quả chưa cao, đặc biệt là trong dạy đọc - hiểu văn bản văn học.
Nhiều giáo viên đã sử dụng phương pháp này nhưng hiệu quả rất hạn chế. Và cũng vì
thế mà một số giáo viên mất niềm tin và cho rằng phương pháp này không thực sự hiệu
quả. Vậy, nguyên nhân vì đâu? Do giáo viên áp dụng chưa đúng cách hay do học sinh
không phối hợp? Do bản thân phương pháp này không phù hợp thực tế Việt Nam hay
do những lí do khác? Làm thế nào để sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả?.
Từ những trăn trở trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài: “Sử dụng phương pháp
dạy học hợp tác trong dạy đọc – hiểu văn bản văn học ở trường Trung học phổ thông–
thực trạng và giải pháp”, chúng tôi hướng tới việc tìm hiểu thực trạng sử dụng phương
pháp dạy học hợp tác ở các trường Trung học phổ thông tại huyện Duyên Hải, phân
tích để tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy đọc – hiểu văn bản văn học ở trường
Trung học phổ thông. Qua đó, chúng tôi muốn góp phần nhỏ trong việc giải quyết vấn
đề trọng tâm của giáo dục hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển
năng lực chủ động, sáng tạo, tích cực của học sinh.
Trong đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được
cấu thành từ ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy đọc –
hiểu văn bản văn học ở các trường Trung học phổ thông tại huyện Duyên Hải
Chương 3: Đề xuất các giải pháp và thực nghiệm Sư phạm
Ở chương 1: Chúng tôi đã trình bày những kiến thức cơ bản nhất về lí thuyết
dạy học hợp tác, lí thuyết về đọc – hiểu văn bản văn học, lí thuyết về phát huy tính
tích cực của học sinh. Đây chính là sơ sở lí luận để từ đó chúng tôi soi chiếu vào thực
trạng và đề xuất các giải pháp ở các chương sau.

-iii-




Ở chương 2: Chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng dạy đọc - hiểu văn bản văn học
bằng phiếu thăm dò và qua khảo sát dự giờ ở các trường Trung học phổ thông tại
huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh. Qua các số liệu khảo sát và dự giờ, chúng tôi thấy
còn nhiều vấn đề hạn chế về chương trình, về phía nhà trường, giáo viên và học sinh.
Trong đó, chúng tôi đáng quan tâm nhất là phương pháp dạy học đã làm ảnh hưởng
không nhỏ kết quả của việc dạy đọc - hiểu văn bản văn học trong nhà trường Trung
học phổ thông. Ở mỗi hình thức khảo sát, chúng tôi đều tiến hành thống kê và phân
tích kết quả. Từ đó, chúng tôi thu nhận kết quả của thực trạng dạy học hợp tác trong
dạy đọc – hiểu văn bản văn học ở các trường Trung học phổ thông tại huyện Duyên
Hải và lấy đó làm cơ sở cho việc tìm ra giải pháp ở chương 3.
Chương 3: Qua kết quả khảo sát ở chương 2, chúng tôi nhận thấy ở một mức
độ nào đó về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học của giáo viên,
phương pháp học của học sinh cũng đã ảnh hưởng đến việc sử dụng phương pháp dạy
học hợp tác trong dạy đọc - hiểu văn bản văn học. Xuất phát từ những nguyên nhân
trên, chúng tôi đưa ra giải pháp để khắc phục và đề xuất, kiến nghị để đổi mới phương
pháp dạy học của giáo viên mang lại nhiều kết quả tốt đẹp như mong đợi của cả giáo
viên và học sinh. Thực tế, việc dạy đọc - hiểu văn bản văn học theo phương pháp dạy
học hợp tác có thể không hoàn toàn là cách dạy tối ưu hay duy nhất nhưng theo chúng
tôi, đó là cách dạy có thể góp phần cải thiện kết quả học trong dạy đọc - hiểu văn bản
văn học. Chúng tôi cũng tiến hành giảng dạy thực nghiệm đoạn trích “Trao duyên”
trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Mục đích thực nghiệm sư phạm là một khâu
không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu của đề tài, nhằm đánh giá khả năng ứng
dụng vào thực tiễn cũng như hiệu quả của đề tài. Trong quá trình thực nghiệm, chúng
tôi sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, bước đầu cho thấy việc thực nghiệm cũng
gặp những khó khăn và hạn chế nhưng đã mang đến tính khả thi của việc ứng dụng
đề tài, cách dạy học này mang tính thiết thực, giúp các em học sinh chủ động, sáng
tạo hơn trong việc tìm hiểu, tiếp nhận chiếm lĩnh tri thức. Dù đã cố gắng nhiều nhưng
chắc chắn luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng

góp chân thành quý báu của quý thầy cô và các bạn học viên.

-iv-


ABSTRACT
Cooperative teaching have been popularised and applied in Vietnam in the last
10 years. However, through experience and comparing notes with colleagues, as well
as public opinion, we realise that this method hasn’t been strictly applied and
therefore the results haven’t been satisfactying, especially in Literature reading
comprehension. Many teachers tried to apply this method to their teaching but there
were still many limitations. This led many of them to believe that this method is
uneffective. So, what is the reason for this? The way the teacher apply it or the noncooperation of the student? The method itself is not suitable with the education
system in Vietnam or there is other reasons? How to use this method effectively?
From these concerns, we decided to conduct the research “The use of cooperative
teaching method in Literature reading comprehension in highschool – actual state and
solutions” We aim to learn about the actual state of using cooperative teaching
method in highschools in Duyen Hai district, analyse to identify the reason, so as to
suggest proper solutions to improve the use of cooperative teaching method in
Literature reading comprehension in highschool. Through this research, we also want
to contribute in to the main focus of education today, that is to renovate teaching
methods in order to encourage creativity, positivity and self-motivation in students.
Apart from the beginning, conclusion and reference material, the thesis
consists of 3 chapters:
Chapter 1: Bases of arguments
Chapter 2: The actual state of applying cooperative teaching method in
Literature reading comprehension in highschools in Duyen Hai district
Chapter 3: Solutions, suggestions and experiments
In chapter 1: We presented the most basic theoretical knowledge of
cooperative teaching, Literature reading comprehension as well as encouraging

positivity in student. These are the bases on which we analyse the situation and
suggest solutions in the following chapters.

-v-


In chapter 2: We study the actual state of applying cooperative teaching method
in Literature reading comprehension in highschools in Duyen Hai district, Tra Vinh
province, using survey forms and attending teaching sessions. From the data gathered,
we see that there are still limitations in both teachers and students, as well as schools
and the education program itself. In that, the teaching method has the most effect on
the results of studying in Literature reading comprehension in highschool. In each of
the surveys, we analyse and put the results into statistics, the results of which is used
to suggest some appropriate solutions to improve the use of cooperative teaching
method in Literature reading comprehension in highschools in Duyen Hai district.
In chapter 3: From the results of chapter 2, we realise that to some extent, the
education program, the contents of books, teachers’ way of teaching and students’
way of learning, all affect the use of cooperative teaching method in Literature
reading comprehension. From these reasons, we offer solutions and suggest changes
in teaching methods in order to produce more satisfying results. Cooperative teaching
is not the best method or the only method but we believe that it will help improve the
results of Literature reading comprehension. We experimented the method with the
extract “Trao duyen” in Nguyen Du’s “Kieu”. Experimenting is an essential part of
the research, in order to assess the posibility of application and the efficiency of the
research. In the intitial phase of experimenting, we face some difficulties but the
research has proved it posibility of application, the cooperative teaching method is
very practical, it makes the student more creative and self-motivated in the process
of learning. Despite our efforts, some unavoidable flaws still exists in the thesis. We
hope to receive sincere remarks from our teachers and fellow students.


-vi-


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ...............................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... xii
DANH SÁCH CÁC HÌNH.................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1 . Lí do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................2
2.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................3
3.1. Những nghiên cứu về phương pháp dạy học hợp tác ...................................3
3.2. Những nghiên cứu về dạy đọc - hiểu văn bản văn học .................................7
3.3. Những nghiên cứu về việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác vào dạy
đọc - hiểu văn bản văn học ..................................................................................8
4. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................10
6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................10
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................11
8. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN .............................................................................12
1.1. Dạy học hợp tác ..............................................................................................12

1.1.1. Định nghĩa................................................................................................12

-vii-


1.1.2. Ưu điểm và nhược điểm ..........................................................................14
1.1.3. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học hợp tác .........................15
1.1.4. Các kĩ năng hợp tác .................................................................................18
1.1.5. Các loại nhóm trong dạy học hợp tác ......................................................19
1.1.6. Cách bố trí chỗ ngồi cho các nhóm trong giờ dạy học hợp tác ...............25
1.1.7. Cách thiết kế và sử dụng bài tập trong dạy học hợp tác ..........................28
1.1.8. Quy trình tổ chức thảo luận trong dạy học hợp tác .................................32
1.2. Đọc - hiểu văn bản văn học ...........................................................................33
1.2.1. Khái niệm đọc - hiểu văn bản văn học ....................................................33
1.2.2. Vai trò đọc - hiểu văn bản văn học .........................................................36
1.2.3. Mục tiêu dạy đọc - hiểu văn bản văn học ...............................................36
1.3. Phát huy tính tích cực của học sinh ................................................................39
1.4. Dạy học hợp tác – một hình thức tổ chức dạy học phù hợp khi dạy đọc - hiểu
văn bản văn học .....................................................................................................42
1.5. Yêu cầu đổi mới .............................................................................................42
1.5.1. Yêu cầu từ thực tiễn dạy học ...................................................................42
1.5.2. Yêu cầu từ việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông ..............45
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP
TÁC TRONG DẠY ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌCPHỔ THÔNG TẠI HUYỆN DUYÊN HẢI ..................................48
2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng ...........................................................................48
2.1.1. Mục tiêu khảo sát .....................................................................................48
2.1.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát ................................................................48
2.1.3. Thời gian khảo sát....................................................................................49
2.1.4. Nội dung khảo sát ....................................................................................49

2.1.5. Phương pháp khảo sát ..............................................................................49
2.1.5.1. Phương pháp quan sát sư phạm ........................................................49
2.1.5.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ................................................50
2.2. Kết quả khảo sát .............................................................................................51

-viii-


2.2.1. Kết quả dự giờ .........................................................................................51
2.2.2. Kết quả điều tra bằng bảng hỏi ................................................................57
2.2.2.1. Kết quả thăm dò ý kiến học sinh .......................................................57
2.2.2.2. Kết quả thăm dò ý kiến giáo viên .....................................................60
2.3. Phân tích kết quả khảo sát ..............................................................................63
2.3.1. Phân tích kết quả biên bản dự giờ............................................................63
2.3.2. Phân tích kết quả phiếu thăm dò ý kiến ...................................................70
2.3.2.1. Phân tích kết quả thăm dò ý kiến học sinh........................................70
2.3.2.2. Phân tích kết quả thăm dò ý kiến giáo viên ......................................73
2.4. Kết luận về thực trạng dạy học hợp tác ..........................................................75
2.4.1. Thuận lợi ..................................................................................................75
2.4.2. Khó khăn, hạn chế ...................................................................................76
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................ 79
3.1. Các giải pháp ..................................................................................................79
3.1.1. Xác định các mục tiêu dạy học ................................................................79
3.1.2. Thành lập nhóm học tập ..........................................................................79
3.1.3. Giải thích mục tiêu và nhiệm vụ bài học cho học sinh ............................82
3.1.4. Giao bài tập cho nhóm thảo luận .............................................................82
3.1.5. Theo dõi và điều chỉnh tiến trình hợp tác nhóm ......................................83
3.1.6. Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận .....................................83
3.1.7. Chốt lại kiến thức và nhận xét, đánh giá hoạt động của từng nhóm
thảo luận ............................................................................................................84

3.2. Thực nghiệm ...................................................................................................86
3.2.1. Thiết kế giáo án .......................................................................................87
3.2.2. Thực nghiệm ............................................................................................87
3.2.2.1. Mục tiêu thực nghiệm .......................................................................88
3.2.2.2. Đối tượng thực nghiệm .....................................................................88
3.2.2.3. Phương pháp thực nghiệm ................................................................89
3.2.2.4. Cách thức thực nghiệm .....................................................................89

-ix-


3.2.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm .................................................................90
3.2.3.1. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm .............................................90
3.2.3.2. Kết quả thực nghiệm .........................................................................90
3.3. Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm và nêu đề xuất, kiến nghị .............100
3.3.1. Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm ...............................................100
3.3.1.1. Về hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong đọc
- hiểu văn bản văn học .................................................................................100
3.3.1.2. Về những khó khăn và hạn chế trong việc sử dụng phương pháp dạy
học hợp tác trong đọc - hiểu văn bản văn học .............................................101
3.3.2. Đề xuất kiến nghị ...................................................................................102
3.3.2.1. Đối với nhà trường ..........................................................................103
3.3.2.2. Đối với tổ chuyên môn ...................................................................104
3.3.2.3. Đối với giáo viên ............................................................................104
3.3.2.4. Đối với việc biên soạn sách giáo khoa và sách giáo viên ...............104
3.3.2.5. Đối với việc đánh giá kết quả học tập của học sinh ........................104
KẾT LUẬN ............................................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................109
PHỤ LỤC ...............................................................................................................113
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH .....................................113

PHỤ LỤC 2: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN ...................................119
PHỤ LỤC 3: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM .........................................................123
PHỤ LỤC 4: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC HỢP TÁC SAU KHI HỌC XONG ĐOẠN TRÍCH “TRAO DUYÊN”
TRÍCH “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU...............................................131
PHỤ LỤC 5: ĐỀ KIỂM TRA SAU KHI THỰC NGHIỆM ...............................133
PHỤ LỤC 6: HÌNH ẢNH MINH HỌA ..............................................................135

-x-


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HS:

Học sinh

GV:

Giáo viên

THPT:

Trung học phổ thông

PPDH:

Phương pháp dạy học

TPVH:


Tác phẩm văn học

SGK:

Sách giáo khoa

SGV:

Sách giáo viên

NXB:

Nhà xuất bản

TN:

Thực nghiệm

ĐC:

Đối chứng

-xi-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3


Tên bảng
Thống kê kết quả hai lần kiểm tra
Bảng thống kê điểm kiểm tra lần 1 của lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng
Bảng thống kê điểm kiểm tra lần 2 của lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng

-xii-

Trang
91
97

97


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 3.1

Biểu đồ biểu thị kết quả kiểm tra lần 1 lớp 10c1

98


Hình 3.2

Biểu đồ biểu thị kết quả kiểm tra lần 1 lớp 10c6

98

Hình 3.3

Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra lần 2 của hai lớp 10c1 và 10c6

99

-xiii-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Lăng Bình (chủ biên), Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị
Thặng (2010), Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học,
NXB Đại học sư phạm.
[2]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2015), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
[3]. Nguyễn Hữu Châu (Chủ biên), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và
kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn 10, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Hữu Châu (2004), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình
dạy học, NXB Giáo dục.
[5]. Nguyễn Hữu Châu (2015), “Dạy học hợp tác”, Tạp chí thông tin khoa học giáo
dục, (114), Hà Nội.
[6]. Ngô Thị Thu Dung (2002), “Một số vấn đề lý luận về kĩ năng học theo nhóm
của học sinh”, Tạp chí Giáo dục, (46), quý IV.
[7]. Đào Thị Dung (2014), Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào dạy phong
cách chức năng ngôn ngữ, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học

Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Hồ Chí Minh.
[8]. Dương Thị Hồng Hiếu (2014), “Bản chất của hoạt động đọc văn và việc dạy
đọc hiểu văn bản văn học trong nhà trường”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, (56).
[9]. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[10]. Nguyễn Thanh Hùng (3/2006), “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn”, Tạp chí
nghiên cứu khoa học Giáo dục, (6).
[11]. Nguyễn Thanh Hùng (2007), Phương pháp dạy học Ngữ văn Trung học phổ
thông – Những vấn đề cập nhật, NXB Đại học Sư phạm.
[12]. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường,
NXB Giáo dục.
[13]. Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2012), “Kĩ năng học tập hợp tác của sinh viên”, Tạp
chí Giáo dục, 1(279).

-109-


[14]. Đào Thị Hồng Hạnh (2013), “Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập
cho học sinh phổ thông trong dạy đọc hiểu văn bản”, Tạp chí Giáo dục, 1(315).
[15]. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy học văn ở trường phổ thông, Đại học
quốc gia Hà Nội.
[16]. Phạm Thị Thu Hương (2012), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong
nhà trường Phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.
[17]. Nguyễn Thị Thu Hiền (2013), “Các nguyên tắc tổ chức hoạt động của giáo viên
Ngữ văn trong giờ dạy đọc hiểu văn bản”, Tạp chí Giáo dục, 2 (314).
[18]. Nguyễn Thành Kỉnh (2009), “Dạy học hợp tác và vấn đề xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”, Tạp chí Giáo dục, số 218, (kì 2)
[19]. Phan Trọng Luận (1999), Phương pháp dạy học văn, NXB Đại Học Quốc gia
Hà Nội.
[20]. Phan Trọng Luận (2000), Đổi mới giờ dạy học tác phẩm văn chương, NXB

Giáo dục, Hà Nội.
[21]. Phan Trọng Luận, Nguyễn Thanh Hùng (2003), Phương pháp dạy học văn,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
[22]. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2006), SGK Ngữ văn 10 (tập 1 + 2 ), NXB Giáo dục.
[23]. PhanTrọng Luận (chủ biên) (2006), SGV Ngữ văn 10 (tập 1 + 2 ), NXB Giáo dục.
[24]. Phan Trọng Luận (chủ biên), Trương Dĩnh (2007), Phương pháp dạy học văn,
NXB Hà Nội, Đại học sư phạm.
[25]. Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử (và các tác giả khác) (2008), Hướng dẫn thực
hiện chương trình, SGK lớp 12 môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[26]. Lê Phước Lộc (2004), Giáo trình Lí luận dạy học, Đại học Cần Thơ.
[27]. Lê Phước Lộc (2006), Phương pháp nguyên cứu khoa học, Đại học Cần Thơ.
[28]. Trần Thị Thu Mai (2000), “Về phương pháp học tập nhóm”, Nghiên cứu khoa
học, (12).
[29]. Hoàng Lê Minh (2013), “Phân biệt giữa phương pháp dạy học hợp tác và hình
thức dạy học theo nhóm”, Tạp chí Giáo dục, số 301 (kì 1).
[30]. Nguyễn Thị Hồng Nam, Trần Đình Thích (2002), Lí luận dạy học Văn, Đại học
Cần Thơ.

-110-


[31]. Nguyễn Thị Hồng Nam (2006), Tổ chức dạy học hợp tác trong dạy học Ngữ
văn, Đại học Cần thơ.
[32]. Nguyễn Thị Hồng Nam (2010), “Câu hỏi hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản”,
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, (73).
[33]. Nguyễn Thị Hồng Nam (2013), Bài giảng Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản,
Đại học Cần Thơ.
[34]. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường,
NXB Đại học Sư phạm.
[35]. Bùi ngọc Nhuận (2014), Dạy đọc – hiểu văn bản tự sự (chương trình Ngữ văn

THPT) theo quan điểm tiếp nhận văn học, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học,
Trường Đại học Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Hồ Chí Minh.
[36]. Đoàn Huy Oánh (2005), Tâm lý sư phạm, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
[37]. Nguyễn Kim Phong (chủ biên), Đặng Tương Như (2008), Kĩ năng đọc - hiểu
văn bản Ngữ văn 12, NXB Giáo dục.
[38]. Nguyễn Thục Phương (2006), Học tốt Ngữ văn 10 (tập 1, 2), NXB Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
[39]. Nguyễn Thị Quỳnh Phương (2008), “Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cho học
sinh trung học phổ thông qua hình thức tổ chức học tập theo nhóm tại lớp”, Tạp
chí giáo dục, 2(186).
[40]. Nguyễn Thị Quỳnh Phương (2008), “Xây dựng nhóm hợp tác cho học sinh phổ
thông”, Tạp chí Giáo dục, 2(190).
[41]. Trần Đình Sử (2001), Dạy văn, học văn, NXB Giáo dục.
[42]. Trần Đình Sử (2009), “Con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy - học
văn”, Văn nghệ , ngày 7/3/2009.
[43]. Nguyễn Trọng Sửu (2007), “Dạy học nhóm – phương pháp dạy học tích cực”,
Tạp chí Giáo dục, 1(171).
[44]. Lê Văn Tạc (2004), “Một số vấn đề về cơ sở lí luận học hợp tác nhóm”, Tạp chí
giáo dục, (81), Hà Nội.
[45]. Đỗ Ngọc Thống (2010), “Trần Đình Sử và quan niệm đọc văn”, Tạp chí Văn
hóa Nghệ An.

-111-


[46]. Đỗ Ngọc Thống (2012), Tài liệu chuyên văn (tập 1), NXB Giáo dục Việt Nam.
[47]. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB
Giáo dục việt Nam.
[48]. Trần Thị Bích Trà (2006), “Một số vấn đề trao đổi về học hợp tác ở trường phổ
thông”, Tạp chí Giáo dục, 2(146).

[49]. Trịnh Xuân Vũ (2002), Phương pháp dạy – học văn ở bậc trung học, NXB Đại
học Quốc gia. Thành Phố Hồ Chí Minh.

-112-



×