Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất tại các ngân hàng thương mại – thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.26 KB, 16 trang )

TÓM TẮT
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế như hiện nay, vốn giữ một vai trò
hết sức quan trọng. Việc luân chuyển dòng vốn từ bên có vốn nhàn rỗi sang bên cần
vốn để đầu tư, phát triển làm xuất hiện quan hệ tín dụng.
Với điều kiện nền kinh tế hiện nay, việc sử dụng vốn vào các hoạt động đầu
tư, kinh doanh, sản xuất… luôn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro nhất định. Để đảm bảo
an toàn nguồn vốn cho vay trong điều kiện rủi ro xảy ra, pháp luật cho phép các ngân
hàng thương mại áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay mà theo đó bên vay hoặc
bên thứ ba bằng tài sản thuộc sở hữu của mình bảo đảm cho các tổ chức tín dụng được
xử lý để thu hồi nợ vay trong trường hợp đã đến hạn mà bên vay không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.
Tuy nhiên thực tế thu hồi nợ vay của các ngân hàng thương mại cho thấy gặp
không ít khó khăn mà trường hợp xử lý tài sản bảo đảm phổ biến là quyền sử dụng
đất và tài sản gắn liền với đất, mặc dù pháp luật có những quy định theo hướng tạo
điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong xử lý tài sản bảo đảm. Thế
nhưng, khi áp dụng các quy định này mà nhất là các quy định có liên quan đến quyền
sử dụng đất để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay đã phát sinh những vướng mắc, bất cập,
làm cho hoạt động xử lý tài sản bảo đảm kém hiệu quả, các ngân hàng thương mại
thu hồi không được nợ, tình trạng nợ xấu tăng cao.
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, chưa thống nhất
trong các quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng
đất, bên cạnh đó còn thể hiện ở ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật của các bên
tham gia giao dịch bảo đảm, làm cho các quyền xử lý tài sản để thu hồi nợ của bên
nhận bảo đảm chưa được thực hiện một cách triệt để, mà tác giả đã lựa chọn đề tài
“Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất tại các ngân hàng thương mại –
Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện”.
Với nội dung đề tài luận văn này tác giả có sự phân tích, nghiên cứu và tìm
hiểu thực tế, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về xử lý tài sản bảo đảm và xử

-iii-



lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất, với tính chất là một loại tài sản bảo
đảm tiền vay phổ biến hiện nay là quyền sử dụng đất. Tư cơ sở lý luận đó đưa ra một
số thực trạng cụ thể về thủ tục, trình tự xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử
dụng đất và các quy định pháp luật còn bất cập, gây không ít khó khăn trong công tác
xử lý tài sản bảo đảm mà nhất là xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, đề xuất
những giải pháp hoàn thiện nhằm tạo ra cơ chế xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền
sử dụng đất một cách hiệu quả, góp phần tháo gỡ những khó khăn chung cho nền kinh
tế là một yêu cầu quan trọng đang hết sức cấp bách hiện nay.

-iv-


ABSTRACT
In the process of development of the current economy, the capital keeps a very
important role. The circulation of capital inflows from party which has capital to the
party which needs capital for investment and development that brings up the credit
relationship.
On the condition of the current economy, the use of capital in activities of
investment, trading, manufacturing ... always entails a certain risk. For ensuring the
safety of loan capital in terms of risks, the law allows commercial banks to apply the
loan security measures for which the borrower or a third party with owned assets can
make security for the credit institution for treatment to loan recovery in case of due
the borrower fails implementation or makes incomplete implementation of the
repayment obligations.
However, in fact loan recovery of commercial banks shows that they must face
many difficulties which common cases of handling security asset which is land use
rights and assets attached to land, although the law has provisions in the direction of
creating favorable conditions for commercial banks in the handling of security assets.
However, when the application of this provision and especially the provisions relating

to land use rights to handle security assets for loans incurred difficulties and
shortcomings, making security assets processing inefficient, commercial banks are
not recovered debt, rising bad debt status.
Originating from many subjective and objective causes without the uniformity
in the provisions of law on handling loan security asset that is land use rights, besides
showing in awareness of adherence and compliance law of the parties to secured
transactions, making rights of handling assets for debt recovery of the secured party
which has not been done thoroughly, the author has chosen the theme " Handling loan
security assets which is the land use right at commercial banks - Legal status and
recommendations for improvement. "

-v-


With the contents of this thesis the author analyzed, researched and found in
the fact to unravel the basic theoretical issues on handling the security assets and
handling loan security asset which is land use rights with the nature of the asset is a
popular loan security asset now that is the land use right. From that theoretical basis,
it provides some specific situation on procedures, processing order for loan security
asset which is land use right and the regulation of law is still inadequate, causing
difficulties in the security assets processing which is land use right, proposing the
perfect solution to create a mechanism for handling loan security asset which is the
land use right in effective way, contributing to overcome the difficulties in the
economy that is an important and urgent requirement now.

-vi-


MỤC LỤC
Trang tựa


Trang

Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ...............................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................xi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................3
6. Kết cấu của luận văn............................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢMTIỀN VAY LÀ
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................4
1.1. Những vấn đề chung về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất
tại các ngân hàng thương mại ..................................................................................4
1.1.1. Khái niệm xử lý tài sản bảo đảm ...............................................................4
1.1.2. Đặc điểm về xử lý tài sản bảo đảm ............................................................6
1.1.3. Các hình thức xử lý tài sản bảo đảm ..........................................................8
1.1.4. Vai trò của xử lý tài sản bảo đảm ............................................................12
1.2. Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất tại các ngân hàng thương mại.16
1.2.1. Tổng quan về quyền sử dụng đất .............................................................16
1.2.1.1. Khái niệm về quyền sử dụng đất .......................................................16


-vii-


1.2.1.2. Đặc điểm quyền sử dụng đất .............................................................18
1.2.1.3. Phân loại quyền sử dụng đât .............................................................21
1.2.2. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền
sử dụng đất tại các ngân hàng thương mại ........................................................24
1.2.2.1. Khái niệm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất tại các
ngân hàng thương mại ....................................................................................24
1.2.2.2. Đặc trưng cơ bản của xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng
đất tại các ngân hàng thương mại ..................................................................25
1.2.3. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất tại các
ngân hàng thương mại .......................................................................................28
1.2.4. Chủ thể xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất tại các ngân
hàng thương mại ................................................................................................31
1.2.5. Thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất tại các ngân
hàng thương mại ................................................................................................31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢNBẢO ĐẢM
TIỀN VAY LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ..................................................................36
2.1. Thực trạng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất
tại các ngân hàng thương mại ................................................................................36
2.1.1. Về điều kiện, trình tự, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử
dụng đất tại các ngân hàng thương mại .............................................................38
2.1.2. Về phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất tại
các ngân hàng thương mại .................................................................................44
2.1.2.1. Bán đấu giá tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất .............46
2.1.2.2. Bên nhận bảo đảm nhận chính quyền sử dụng đất thay cho việc thực
hiện nghĩa vụ trả nợ của bên bảo đảm ...........................................................54
2.1.2.3. Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất thông qua thủ tục

tố tụng dân sự .................................................................................................56
2.1.3. Về chuyển quyền sử dụng đất trong xử lý tài sản bảo đảm .....................65

-viii-


2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử
dụng đất tại các ngân hàng thương mại .................................................................68
2.2.1. Về điều kiện, trình tự, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử
dụng đất tại các ngân hàng thương mại .............................................................68
2.2.2. Về phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất tại
các ngân hàng thương mại .................................................................................69
2.2.2.1. Bán đấu giá quyền sử dụng đất .........................................................69
2.2.2.2. Bên nhận bảo đảm nhận chính quyền sử dụng đất thay cho việc thực
hiện nghĩa vụ trả nợ của bên bảo đảm ...........................................................71
2.2.2.3. Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất thông qua tố tụng
dân sự .............................................................................................................71
2.2.3. Về chuyển quyền sử dụng đất từ xử lý tài sản bảo đảm tiền vay ............74
KẾT LUẬN ..............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................79

-ix-


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS:

Bộ luật dân sự

LĐĐ:


Luật đất đai

QSDĐ:

Quyền sử dụng đất

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

UBND:

Ủy ban nhân dân

TAND:

Toà án nhân dân

TSBĐ:

Tài sản bảo đảm

-x-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Bảng 2.1
Bảng 2.2


Tên bảng
Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Tình hình xử lý tài sản tiền vay tại các ngân hàng trên địa bàn
tỉnh Cà Mau

-xi-

Trang
37
37


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất trong thời gian gần đây
nó là một hoạt động thường xuyên tại các tố chức tín dụng nói chung và các ngân
hàng thương mại nói riêng. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, vốn giữ một
vai trò hết sức quan trọng. Việc luân chuyển dòng vốn từ bên có vốn nhàn rỗi sang
bên cần vốn để đầu tư, phát triển làm xuất hiện quan hệ tín dụng. Các ngân hàng
thương mại ra đời như là một trung gian góp phần điều tiết vốn cho nền kinh tế.
Trong quan hệ tín dụng giữa một bên cho vay là các ngân hàng thương mại
với bên vay là cá nhân, tổ chức có nhu cầu về vốn ở nước ta hiện nay đang diễn ra
một cách rất sôi động. Với điều kiện nền kinh tế hiện nay, việc sử dụng vốn vào các
hoạt động đầu tư, kinh doanh, sản xuất… luôn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro nhất
định. Để đảm bảo an toàn nguồn vốn cho vay trong điều kiện rủi ro xảy ra, pháp luật
cho phép các ngân hàng thương mại áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay mà theo
đó bên vay hoặc bên thứ ba bằng tài sản thuộc sở hữu của mình bảo đảm cho các ngân
hàng thương mại được xử lý để thu hồi nợ vay trong trường hợp đã đến hạn mà bên
vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.

Thực tế thu hồi nợ vay của các ngân hàng thương mại cho thấy, trường hợp
bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn
trả nợ, phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay chiếm tỷ lệ rất lớn mà trong đó
tài sản bảo đảm phổ biến là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Đồng thời,
pháp luật cũng có những quy định theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân
hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm.
Tuy nhiên thực tế cho thấy các quy định của pháp luật mà nhất là các quy định
có liên quan đến quyền sử dụng đất để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay đã phát sinh
những vướng mắc, khuyết điểm, bất cập, làm cho hoạt động xử lý tài sản bảo đảm
kém hiệu quả, các ngân hàng chậm thu hồi được nợ, tình trạng nợ xấu tăng cao. Từ
những nguyên nhân như thế các ngân hàng trở nên dè dặt hơn trong việc cấp vốn,trong

-1-


một chừng mực nhất định tác động tiêu cực đến khả năng đảm bảo an toàn và tính ổn
định trong hoạt động tín dụng, tốn kém thời gian, công sức, để xử lý các tình trạng
đó, làm xảy ra hiện tượng thiếu vốn của nền kinh tế.
Theo nhận định của tác giả, thì những vướng mắc, bất cập trên xuất phát từ
nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, trong đó thể hiện chủ yếu và cơ bản là
ở sự bất cập, chưa thống nhất trong các quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo
đảm tiền vay là quyền sử dụng đất, bên cạnh đó còn thể hiện ở ý thức tuân thủ và
chấp hành pháp luật của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, làm cho các quyền xử
lý tài sản để thu hồi nợ của bên nhận bảo đảm chưa được thực hiện một cách triệt để.
Từ những lý do nêu trên, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Xử lý tài sản bảo
đảm tiền vay là quyền sử dụng đất tại các ngân hàng thương mại – thực trạng pháp
luật và kiến nghị hoàn thiện” làm Luận văn Thạc sỹ Luật kinh tế của mình, tác giả
mong muốn những nghiên cứu và ðề xuất giải pháp phù hợp có tính khả thi trong luận
văn sẽ góp phần lành mạnh hóa các quan hệ tín dụng, đảm bảo điều kiện để nền kinh
tế phát triển.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua đề tài, tác giả mong muốn làm sáng tỏ hệ thống các quy định của
pháp luật có liên quan đến hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng
đất tại các ngân hàng thương mại. Tiến hành khảo sát thực tiễn áp dụng các quy định
này, để có những kết luận về tính hiệu quả của nó, thông qua đó nhận diện được
những điểm còn hạn chế của pháp luật, tìm ra những nguyên nhân làm cản trở việc
thực thi pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất. Trên cơ sở
đó, tác giả có những kiến nghị góp phần hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt
động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất cả về thủ tục tự xử lý của
các ngân hàng thương mại và thủ tục xử lý thông qua các cơ quan tố tụng dân sự.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về quyền sử dụng đất và xử lý
tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất tại các ngân hàng thương mại. Tác giả
tập trung phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan thực trạng những quy định pháp

-2-


luật hiện hành, đồng thời đề ra những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về xử
lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất tại các ngân hàng thương mại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
chung và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành để luận giải vấn đề, như phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin làm cơ sở lý
luận và phương pháp luận, sử dụng các phương pháp quan sát, phân tích, chứng minh,
so sánh, suy luận logic và các phương pháp nghiên cứu khác, để nghiên cứu về lý
luận và thực trạng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất
tại các ngân hàng thương mại.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn góp phần làm sáng tỏ bản chất pháp lý của quyền sử dụng đất, cơ sở

lý luận cho hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất tại các ngân
hàng thương mại. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, có những phân tích, đánh giá từng
loại thủ tục xử lý quyền sử dụng đất bảo đảm tiền vay, qua đó nêu lên những tồn tại,
bất cập và nguyên nhân của nó, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp, định hướng hoàn
thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này, góp phần bảo đảm an toàn
nguồn vốn vay nhằm hướng tới quan hệ tín dụng lành mạnh, an toàn và hiệu quả, tạo
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, Luận văn còn có giá trị
tham khảo đối với các tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại trong thực tiễn
hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được thiết kế gồm hai chương:
Chương 1. Khái quát về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất
tại các ngân hàng thương mại.
Chương 2. Thực trạng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử
dụng đất tại các ngân hàng thương mại và kiến nghị hoàn thiện.

-3-


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
[1]. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên & Môi trường (2006), Thông tư liên tịch số
04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tư pháp – Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn công chứng, chứng thực hợp đồng, văn
bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
[2]. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên & Môi trường (2011), Thông tư liên tịch
20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tư pháp, Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng
quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

[3]. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên & Môi trường (2011), Thông tư liên tịch số
15/2011/TTLT –BTP-BNG-TANDTC ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tư
pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy
định về tương trợ Tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật tương trợ Tư pháp.
[4]. Chính Phủ (1999), Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của
Chính Phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
[5]. Chính Phủ (2004), Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của
Chính Phủ về giao dịch bảo đảm.
[6]. Chính Phủ (2004), Nghị định 164/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2004 của
Chính phủ về kê biên, bán đấu giá quyền sử dụng đất bảo đảm thi hành án.
[7]. Chính Phủ (2006), Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của
Chính Phủ về giao dịch bảo đảm.
[8]. Chính Phủ (2009), Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 07 năm 2009
của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại
thành phố hồ chí minh.
[9]. Chính Phủ (2010), Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của
Chính Phủ về bán đấu giá tài sản.

-79-


[10]. Chính Phủ (2010), Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của
Chính Phủ về đăng ký giao dịch có bảo đảm.
[11]. Chính Phủ (2011), Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 của Chính
Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày
10/12/2004 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền
tệ và hoạt đông Ngân hàng.
[12]. Chính Phủ (2012), Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 của
Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày
29 tháng 12 năm 2006 của Chính Phủ về giao dịch bảo đảm.

[13]. Chính Phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của
Chính Phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.
[14]. Chính Phủ (2014), Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014
của Chính Phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ
và Ngân hàng.
[15]. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Cà Mau (2015), Báo cáo thống kê năm 2015.
[16]. Nguyễn Ngọc Điện (2003), Giáo trình luật dân sự Việt Nam (Quyển I - Tập 1.
Trường Đai học Cần thơ, tr. 65.
[17]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
[18]. Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh Cà Mau (2015), Báo cáo số liệu cân
đối của các ngân hàng thương mại năm 2015.
[19]. Ngân hàng công thương Việt Nam – chi nhánh Cà Mau (2015), Báo cáo số
45/BC-CNTG ngày 30/11/2015 về tình hình hoạt động năm 2015.
[20]. Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Cà Mau (2015), Theo số liệu thống
kê từ ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Cà Mau.
[21]. Ngân hàng nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau (2015), Báo cáo số
633/BC-CMA ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
– Chi nhánh Cà Mau về tình hình hoạt động của ngân hàng năm 2015.

-80-


[22]. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
[23]. Quốc hội (1993), Luật đất đai 1993 (Luật số 24-L/CTN ngày 14 tháng 7 năm
1993 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
[24]. Quốc hội (1995), Bộ Luật dân sự 1995 (Luật ngày 28 tháng 10 năm 1995 của
Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

[25]. Quốc hội (2003), Luật đất đai năm 2003 (Luật số 13/2003/QH11 ngày 26 tháng
11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
[26]. Quốc hội (2004),Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004 (Luật số 24/2004/QH11 ngày
15 tháng 6 năm 2004 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
[27]. Quốc hội (2004), Luật phá sản năm 2004 (Luật số 21/2004/QH11 ngày 15 tháng
6 năm 2004 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
[28]. Quốc hội (2005), Bộ Luật dân sự năm 2005 (Luật số 33/2005/QH11 ngày 14
tháng 6 năm 2005 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
[29]. Quốc hội (2005), Luật thương mại năm 2005 (Luật số 36/2005/QH11 ngày 14
tháng 6 năm 2005 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
[30]. Quốc hội (2006), Luật công chứng năm 2006 (Luật số 82/2006/QH11 ngày 29
tháng 11 năm 2006 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
[31]. Quốc hội (2008), Luật thi hành án dân sự năm 2008 quy định: đương sự bao
gồm người được thi hành án, người phải thi hành án.
[32]. Quốc hội (2010), Luật trọng tài thương mại năm 2010 (Luật số
54/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam).
[33]. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật số
47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam).
[34]. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
[35]. Quốc hội (2013), Luật đất đai năm 2013 (Luật số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng
11 năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

-81-


[36]. Quốc hội (2014), Luật phá sản năm 2014 (Luật số 51/2014/QH13 ngày 19 tháng
6 năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
[37]. Quốc hội (2015), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (Luật

số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam).
[38]. Quốc hội (2015), Bộ Luật dân sự năm 2015 (Luật số 91/2015/QH13 ngày 24
tháng 11 năm 2005 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
[39]. Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau (2014), Quyết định công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự số 123/2014/QĐST-KDTM ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Tòa
án nhân dân tỉnh Cà Mau.
[40]. Tổng cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp (2011), Công văn số 3887/TCTHADSNV1 ngày 02 tháng 11 năm 2011 của Tổng cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp
“về việc hướng dẫn nghiệp vụ Thi hành án dân sự”.
[41]. Trường đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình luật đất đai, NXB Công an nhân
dân, Hà Nội, tr. 92.
[42]. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh – Khoa Luật thương mại (2010),
Giáo trình Luật Ngân hàng. NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 28.
[43]. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư Pháp (1998), “Chuyên đề về giao
dịch có bảo đảm và đăng ký tài sản trong pháp luật Việt Nam”, (9), tr. 6.
[44]. Phạm Văn Võ (2012), Chế độ pháp lý về quyền sở hữu và quyền tài sản đối với
đất đai, Nxb Lao Động, tr. 21.
Trang mạng
[45]. Thanh

Tùng,

Ngân

hàng



được


tự

bán

tài

sản

thế

chấp,

< <truy cập ngày 06/02/22016>.

-82-



×