Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

bao cao tong ket đề án phát triển nông nghiệp đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.23 KB, 49 trang )

UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
--------------------------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ ÁN
“PHÁT TRIỂN KINH TẾ VƯỜN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
LIÊN CHIỂU GIAI ĐOẠN 2016-2020”

Cơ quan chủ trì Đề án: Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
Chủ nhiệm Đề án: TS Nguyễn Phú Thái
Phó Chủ nhiệm Đề án: ThS Đinh Thị Hoa Mỹ


MỤC LỤC
I.1. Sự cần thiết xây dựng đề án............................................................................ii
I.2. Căn cứ pháp lý để xây dựng đề án.................................................................iii
I.3. Phạm vi và đối tượng áp dụng........................................................................v
Phần thứ nhất.....................................................................................................vi
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỀ ÁN...............vi
II.1. Cơ sở lý luận về kinh tế vườn rừng..............................................................vi
II.1.1. Một số khái niệm......................................................................vi
II.1.2. Đặc trưng của kinh tế vườn rừng..............................................vi
II.1.3. Các loại hình phát triển kinh tế vườn rừng..............................vii
II.1.4. Vai trò của KTVR trong phát triển kinh tế xã hội.....................viii
II.1.5. Một số kinh nghiệm phát triển vườn rừng tại một số địa
phương...............................................................................................ix

II.2. Cơ sở thực tiễn...........................................................................................xiii
II.2.1. Hiện trạng đất rừng sản xuất trên địa bàn quận Liên Chiểu...xiii


II.2.2. Cơ cấu cây trồng, con vật nuôi trong các mô hình KTVR trên
địa bàn quận.....................................................................................xiv

II.2.3. Thực trạng phát triển các mô hình KTVR trên địa bàn quận.................xvii
II.3. Đánh giá chung..........................................................................................xxv
II.3.1. Đánh giá về sự phù hợp trong cơ cấu cây trồng, con vật nuôi
của các mô hình KTVR.....................................................................xxv
II.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển KTVR trên địa
bàn quận.........................................................................................xxvi

Phần thứ hai.................................................................................................xxviii
QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN....................xxviii
III.1. Quan điểm...........................................................................................xxviii
III.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................xxviii
Phần thứ ba.....................................................................................................xxix
CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ VƯỜN
RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GIAI ĐOẠN 2016-2020..........................xxix
IV.1. Các hoạt động triển khai đề án................................................................xxix
IV.1.1. Truyền thông nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức cho
các chủ vườn về định hướng phát triển KTVR trên địa bàn quận giai
đoạn 2016-2020.............................................................................xxix
IV.1.2. Các hoạt động hỗ trợ...........................................................xxix
i


a) Triển khai công tác giao đất, giao rừng cho các hộ đầu tư phát
triển KTVR.......................................................................................xxix
Việc chậm trễ trong công tác giao đất, giao rừng đã gây không ít khó
khăn cho các hộ làm kinh tế vườn rừng khi có nhu cầu vay vốn để
đầu tư, mở rộng sản xuất. Do đó, trong năm 2017-2018s, triển khai

thực hiện công tác giao rừng trên địa bàn 3 phường Hòa Hiệp Bắc,
Hòa Khánh Bắc và Hòa Khánh Nam. Trong đó các ngành chức năng
của quận và UBND 3 phường hỗ trợ và ưu tiên thực hiện trước cho
các hộ đầu tư phát triển KTVR........................................................xxix
b) Hỗ trợ hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.....................xxix
c) Tạo điều kiện để các hộ dân được vay vốn đầu tư phát triển KTVR
........................................................................................................xxx
IV.1.3. Hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật.................................................xxx
IV.1.4. Hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện đề án....................xxxi

IV.2. Các giải pháp và cơ chế hỗ trợ nhằm phát triển KTVR trên địa bàn quận
giai đoạn 2016-2020........................................................................................xxxii
IV.2.1. Triển khai xây dựng các mô hình thí điểm..........................xxxii
IV.2.2. Hỗ trợ các hoạt động sơ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của
KTVR trên địa bàn quận................................................................xxxiii
IV.2.3. Tăng cường mối liên kết giữa các vườn rừng và giữa các vườn
rừng với các tổ chức kinh tế khác..................................................xxxv
IV.2.4. Chính sách hỗ trợ nhằm bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh
thực phầm.....................................................................................xxxv

Phần thứ tư..................................................................................................xxxvii
TỔ CHỨC THỰC HIỆN............................................................................xxxvii
V.1. Thời gian thực hiện đề án và kinh phí thực hiện:..................................xxxvii
V.2. Kế hoạch tổ chức thực hiện:..................................................................xxxvii
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................xxxviii
I. Kết luận...................................................................................................xxxviii
II. Kiến nghị.................................................................................................xxxviii
Tài liệu tham khảo..............................................................................................xl
Truyền thông nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức cho các chủ vườn
về định hướng phát triển KTVR trên địa bàn quận......................................41

MỞ ĐẦU

I.1. Sự cần thiết xây dựng đề án
Quận Liên Chiểu nằm về phía Bắc thành phố Đà Nẵng. Đông giáp vịnh Đà
Nẵng, Nam giáp quận Cẩm Lệ và quận Thanh Khê, Tây giáp huyện Hòa Vang,
Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế. Diện tích tự nhiên là 7.912,7 ha, trong đó, diện
tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm 49,2% (3.890,3 ha), bao gồm:
ii


- Diện tích rừng và đất rừng đặc dụng: 1.826,6 ha;
- Diện tích rừng và đất rừng sản xuất: 986,5 ha;
- Diện tích rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 1.077,2ha.
Quận hiện có 5 phường: Hoà Hiệp Nam, Hoà Hiệp Bắc, Hòa Khánh Nam,
Hòa Khánh Bắc và Hòa Minh đều có rừng và đất lâm nghiệp. Trong đó chỉ có 03
phường có đất rừng sản xuất, chủ yếu tập trung tại phường Hòa Hiệp Bắc.
Hiện nay, trên địa bàn quận có 06 chủ rừng nhà nước (Hạt Kiểm lâm quận
và UBND các phường: Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam, Hòa Khánh Bắc, Hòa
Khánh Nam, Hòa Minh) và trên 400 chủ rừng là tập thể, hộ gia đình và cá nhân.
Với diện tích rừng trồng hơn 2.000 ha rừng trồng kinh tế, chủ yếu là rừng Keo
và Bạch đàn của trên 400 tập thể, hộ gia đình, cá nhân đầu tư bằng vốn tự có,
thu nhập bình quân từ trồng rừng của hộ gia đình đạt khoảng 50 triệu đồng/năm.
Ngoài hoạt động trồng rừng, các chủ rừng đã triển khai các hoạt động
chăn nuôi động vật rừng, trồng cây ngắn ngày, cây ăn quả dể tăng hiệu quả kinh
tế. Ngoài ra, trên địa bàn quận có 02 đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái tại khu
vực Trạm dừng hầm đường bộ Nam Hải Vân và Suối Lương (phường Hòa Hiệp
Bắc) và 22 hộ gia đình làm dịch vụ du lịch sinh thái. Loại hình du lịch chủ yếu
là khám phá thiên nhiên, dã ngoại, vui chơi ngoài trời.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế rừng của các chủ rừng vẫn
còn nhiều hạn chế do các chủ rừng phát triển kinh tế theo hướng tự phát, manh

mún, thiếu kỹ thuật nuôi trồng nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Cơ sở hạ tầng
phục vụ phát triển vườn rừng còn hạn chế. Trong khi đó, địa phương vẫn còn
gặp khó khăn trong định hướng đầu tư, phát triển kinh tế rừng.
Do đó, Đề án “Phát triển kinh tế vườn rừng trên địa bàn quận Liên
Chiểu giai đoạn 2016-2020” với mục tiêu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế
rừng, xác định cây trồng, con vật nuôi mang lại lợi ích kinh tế cho chủ vườn
rừng từ đó đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế rừng sẽ góp phần làm tăng
hiệu quả sử dụng đất rừng làm cơ sở để phát triển kinh tế vườn rừng là việc làm
hết sức cần thiết.
I.2. Căn cứ pháp lý để xây dựng đề án
Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về việc
thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại.
Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được
thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
iii


Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2004 của Chính phủ về việc
hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu
hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về Khuyến
Nông.
Thông tư số 27/2011/TT-NN&PTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế
trang trại.
Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn về Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày
15 tháng 12 năm 2010.
Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.
Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
Luật đất đai năm 2013.
Thông tư số 15/2013/TT-BNNPTNT ngày 26/02/2013 của Bộ NN-PTNT về
Quy định một số điều của Nghị định 02/2010/NĐ-CP
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 Về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Quyết định 5924/QĐ-UBND ngày 27/8/3013 của UBND thành phố Đà nẵng
Về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2011-2020.
Quyết định số 7262/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 của UBND thành phố Đà
Nẵng Về phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
Quyết định số 7280/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 của UBND thành phố
Đà Nẵng về việc giao rừng và đất lâm nghiệp cho UBND phường Hòa Hiệp Bắc
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
iv


Quyết định số 7282/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 của UBND thành phố
Đà Nẵng về việc giao rừng và đất lâm nghiệp cho UBND phường Hòa Khánh
Bắc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Quyết định số 7266/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 của UBND thành phố
Đà Nẵng về việc giao rừng và đất lâm nghiệp cho UBND phường Hòa Khánh
Nam quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Văn bản hợp nhất số 21/VBHN-BNNPTNT ngày 06/5/2014 của Bộ NNPTNT về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
I.3. Phạm vi và đối tượng áp dụng
* Đối tượng nghiên cứu:
- Hoạt động kinh tế vườn rừng.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Lĩnh vực: Chăn nuôi và trồng trọt
- Địa điểm 3 phường: Hòa Hiệp Bắc, Hòa Khánh Bắc và Hòa Khánh Nam
* Phương pháp thu thập số liệu:
- Tiến hành đi thực địa tại 3 phường trong phạm vi nghiên cứu.
- Điều tra đánh giá tình hình phát triển kinh tế vườn rừng của 40 hộ gia
đình đang đầu tư, phát triển KTVR thông qua Phiếu khảo sát chuẩn bị sẵn (Phụ
lục 1 đính kèm).
Nội dung điều tra: Thực trạng vườn rừng; tình hình đất đai; cơ sở hạ tầng
tại khu vực sản suất; phương tiện phục vụ sản xuất; vốn; nguồn lao động; các
yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất; kỹ thuật sản xuất; tình hình tiêu thụ; thông tin
về chủ hộ: Độ tuổi, trình độ.
- Thu thập tài liệu sơ cấp.

v


Phần thứ nhất
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
II.1. Cơ sở lý luận về kinh tế vườn rừng
II.1.1. Một số khái niệm
Vườn rừng: Vườn nằm ở trên đất thoải, ít dốc thường từ 12 0 đến 250, hệ
thống các cây trồng khá đa dạng bao gồm các cây ăn quả lâu niên như
mận,nhãn, cam, quýt, na, bưởi…; các cây công nghiệp dài ngày như chè, cà
phê… được trồng ở lưng chừng đồi, xen cây ngắn ngày (ngô, đậu nành, đậu

phụng, sắn, ngô…), cây lấy củ, cây dược liệu ở tầng thấp vừa tận dụng đất cho
thu hoạt nhiều loại sản phẩm, lại có tác dụng che phủ và cải tạo đất. Do địa hình
đồi dốc nên bố trí cây trồng phải theo đường đồng mức, có hệ thống mương nhỏ
và bờ cản nước xen kẻ theo đường đồng mức hoặc san đất, trồng các loại cây
giữ đất, chống xói mòn, rửa trôi như dứa để canh tác lâu dài, hiệu quả và ổn
định.
Sản phẩm của kinh tế vườn rừng (KTVR) rất đa dạng và phong phú, kết
quả của các vườn rừng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó mô hình sản xuất là
một yếu tố có tác động trực tiếp. KTVR có bản chất đặc trưng riêng và phù hợp
với điều kiện của từng nơi.
Phát triển KTVR là sự kết hợp giữa các nguồn lực, gồm: đất đai, vốn, lao
động, kỹ thuật, cơ cấu cây trồng, con vật nuôi…để sản xuất ra các loại sản phẩm
không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong gia đình mà còn mang lại giá trị kinh
tế cao với các sản phẩm tươi, sản phẩm khô, sản phẩm chế biến cũng như dịch
vụ trên thị trường. Là một ngành sản xuất quan trọng, KTVR cần được chú trọng
và phát triển hơn về quy mô, năng suất, sản lượng và chất lượng là sản phẩm của
cây trồng, con vật nuôi, dịch vụ trong một địa phương.
II.1.2. Đặc trưng của kinh tế vườn rừng
- Phương thức canh tác đa dạng gắn với đất vườn rừng
Kinh tế vườn rừng khác với một số khác loại hình kinh tế khác ở chỗ là
các loại cây trồng, con vật nuôi trên đất rừng có đặc điểm về chế độ canh tác,
nuôi dưỡng riêng biệt.
Kinh nghiệm từ cuộc sống đã cho thấy “Đất nào thì cây đó” với điều kiện
đất đai, địa hình của từng tiểu khu, từng khu rừng có nhiều loại hình khác nau:
rừng có độ dốc thấp và thoải, dạng rừng có dạng dải đồi nhấp nhô uốn lượn…
- Sản phẩm kinh tế vườn rừng đa dạng
vi


Từ hệ thống cây trồng đa dạng, chủ yếu là cây lâu năm, trong giai đoạn

kiến thiết cơ bản và chưa khép tán vườn được trồng xen canh với các loại cây
ngắn ngày, đồng thời kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Do đó, sản phẩm
thu hoạch đa dạng, phong phú, rải rác các tháng trong năm, thực hiện phương
châm “lấy ngắn nuôi dài”.
Sản phẩm của KTVR chủ yếu là tươi sống, sản phẩm quả chín, dễ dập nát,
do chưa tạo nên cùng sản xuất tập trung chuyên canh cây lớn nên sản phẩm tản
mạnh, chủ yếu sản phẩm tươi. Trong khi đó, cơ sở chế biến và công nghệ bảo
quản ở các địa phương còn chậm phát triển, quá trình vận chuyển khó khăn.
- Kinh tế vườn rừng có mối quan hệ mật thiết với điều kiện tự nhiên, kinh
tế kỹ thuật, xã hội và môi trường.
Mỗi loại cây trồng, con vật nuôi chỉ thích nghi trong điều kiện tự nhiên và
yêu cầu về kỹ thuật chăm sóc nhất định. Cây trồng hay vật nuôi sẽ cho sản phẩm
tối đa khi các điều kiện đó phù hợp với quy luật sinh trường và phát triển của
chúng. Để khai thác mọi tiềm năng sản xuất, Kinh tế vườn rừng phải tận dụng
những lợi thế của điều kiện tự nhiên cả về không gian và thời gian để bố trí hợp
lý cây trồng, con vật nuôi nhằm phát huy được hiệu quả sử dụng các nguồn lực,
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Đặc điểm thời tiết, khí hậu, đất đai, nguồn nước và sự thay đổi của chúng
đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây trồng, con vật nuôi. Do đó, ở các
vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau thì việc bố trí cây trồng, vật nuôi khác
nhau.
Biện pháp canh tác, kỹ thuật chăm sóc, thời vụ là điều kiện để nâng cao
chất lượng và hiệu quả sản xuất của mô hình. Bên cạnh đó, sự am hiểu về kinh
tế thị trường, trình độ kỹ thuật của các chủ thể mô hình, tiềm lực kinh tế của chủ
hộ có tác động lớn đến kết quả sản xuất của mô hình.
Mô hình phát triển còn phụ thuộc vào tính kịp thời, hợp lý của chính sách
kinh tế của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Ngoài ra hệ
thống cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, tập quán canh tác, kinh nghiệm về phát
triển kinh tế vườn rừng của hộ gia đình và địa phương là điều kiện rất cần thiết
để Kinh tế vườn rừng hoàn thiện và phát triển.

II.1.3. Các loại hình phát triển kinh tế vườn rừng
- Loại hình phát triển KTVR thông qua cải tạo vườn tạp:
Do những năm trước đây, người dân chủ yếu làm kinh tế vườn rừng theo
kiểu có gì trồng nấy nên trong các khu vườn bố trí cơ cấu cây trồng chưa hợp lý
nên chủ yếu là vườn tạp, giống kém, thiếu chăm sóc, thường bị sâu bệnh hại.
vii


Đất vườn không được bổ sung dinh dưỡng, cải tạo hàng năm, tưới tiêu không
kịp thời nên vườn lúc bị hạn hoặc lũ lụt.
Trong những năm gần đây, với chủ trương cải tạo vườn tạp và phong trào
làm kinh tế vườn rừng nên người dân đã đầu tư cải tạo vườn tạp bằng cách đưa
giống cây tốt, kháng sâu bệnh, năng suất cao và ổn định vào sản xuất. Đồng
thời, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, vườn được cải tạo thành vườn trồng
thuần, vườn trồng chuyên canh, kinh tế vườn rừng được nâng lên.
- KTVR chuyên canh: trong vườn hộ dân chỉ trồng thuần một vài cây
trồng chính và một ít cây trồng phụ. Cây trồng chính là cây có giá trị kinh tế cao,
cho thu nhập và chiếm tỷ lệ lớn trong vườn, còn các loại cây phụ chiểm tỉ lệ
nhỏm là cây ngăn ngày, cho thu hoạch bổ sung trong thời kỳ vườn chưa khép kín
tán (các loại cây đậu, xả, dứa…) và có tác dụng bảo vệ, ngăn xói mòi đất, giữ
ẩm, làm giàu đạm cho đất để cung cấp cho cây chính. Giữa 2 loại cây trồng
chính và phụ có tác dụng hỗ trợ nhau về dinh dưỡng, độ ẩm, ánh sáng và các
mặt sinh học khác.
- KTVR liên ngành: Là mô hình kết hợp giữa các ngành sản xuất nhằm
phát huy tốt nhất sự hỗ trợ nhau của các ngành sản xuất trong quá trình làm ra
sản phẩm như mô hình sản xuất nông – lâm kết hợp, mô hình nông – lâm – ngư
nghiệp, mô hình VAC, mô hình VAC-R…
II.1.4. Vai trò của KTVR trong phát triển kinh tế xã hội
Trong hệ thống sản xuất nông lâm nghiệp của hộ, đất vườn rừng có vị trí
quan trọng, đó là nơi để sản xuất ra các loại lương thực, thực phẩm, rau quả,

nguyên liệu công nghiệp, là nơi chăn thả gia súc gia cầm và là nơi xây dựng các
mô hình sản xuất, Kinh tế vườn rừng, trang trại… đóng góp cho phát triển kinh
tế xã hội nói chung và trong kinh tế hộ nói riêng. Đó là nhờ:
- KTVR mang lại thu nhập khá cao, góp phần tích cực vào việc ổn định và
nâng cao đời sống vật chất cho người nông dân. Nhờ lợi thế về quy mô của các
hộ làm KTVR giúp tạo ra một khối lượng hàng sản phẩm khá lớn. Bên cạnh đó,
sản phẩm do các hộ làm ra có giá trị cao và họ chỉ kinh doanh những loại cây,
con có hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu mà thị trường đòi hỏi.
- Tạo việc làm ở nông thôn, thu hút những lao động trong độ tuổi mà còn
thu hút các tầng lớp lao động, đủ mọi thành phần, mọi lứa tuổi. Hạn chế các tiêu
cực xảy ra do nhàn rỗi của người lao động, tình trạng du canh, du cư, đốt phá
rừng làm nương rẫy, hoang hóa đất rừng…
- Góp phần đa dạng hóa nông nghiệp, tạo nên vùng sản xuất chuyên canh,
sản xuất hàng hoá, vùng sinh thái nông nghiệp bền vững.
viii


- Là cách thích hợp nhất để đưa đất chưa sử dụng thành đất nông nghiệp.
- Tạo thêm lượng sản phẩm lớn làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
và xuất khẩu.
- Mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
- Tham gia chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, đẩy nhanh việc áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao dân trí của nông dân đối
với nghề làm vườn.
II.1.5. Một số kinh nghiệm phát triển vườn rừng tại một số địa phương
* Phát triển vườn cây ăn quả theo hướng bền vững ở tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang một trong những tỉnh có kinh tế trang trại phát triển khá nhanh,
nhất là trang trại vườn rừng trồng cây ăn quả. Toàn tỉnh có trên 20 nghìn mô
hình kinh tế vườn rừng có diện tích từ 0,5ha trở lên, khoảng 55.000 ha đất có giá
trị thu hoạch trên 50 triệu/ha/năm, trên 28 ngàn hộ đạt tiêu chí thu nhập từ 50

đến 100 triệu đồng/năm.
Để đạt được những kết quả trên, trong những năm qua chính quyền tỉnh
Bắc Giang đã thực hiện một số khuyến khích phát triển kinh tế trang trại vườn
cây ăn quả theo hướng bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Cụ thể
như sau:
- Triển khai xây dựng quy hoạch các vùng kinh tế chuyên trồng cây ăn
quả ở huyện Lục Ngạn, các trang trại kết hợp giữa trồng cây ăn quả với các cây
trồng và vật nuôi khác ở hai huyện Yên Thế và Lục Nam.
- Thực hiện các chương trình chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa hoc và
công nghệ, nhất là các chương trình triển khai sản xuất cây ăn quả theo tiêu
chuẩn VietGAP nhằm nâng cao độ an toàn tròng sản xuất, đặc biệt tại sự an toàn
của sản phẩm. Nhờ đó, các vùng chuyên canh cây ăn quả đã hình thành và phát
triển bền vững trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Chính quyền khuyến khích xây dựng các mô hình kết hợp giữa trồng cây
ăn quả, chủ yếu là cây vải được trồng trước đây với chăn nuôi gia cầm, chủ yếu
là gà. Mô hình này được triển khai ở 2 huyện Lục Nam và Yên Thế, trong đó mô
hình kết hợp trồng cây ăn quả với chăn nuôi gà thả vườn, đồi ở huyện Yên Thế
đã tạo dựng thương hiện “Gà đồi Yên Thế” có hiệu quả và tính bền vững cao.
* Huyện miền núi Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
Huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An) đã xác định kinh tế vườn rừng là thế
mạnh và đòn bẩy để phát triển kinh tế địa phương. Cho đến nay, toàn huyện dã
có hơn 400 mô hình kinh tế vườn rừng, mỗi năm cho thu nhập từ 100 triệu đồng
ix


trở lên, trong đó có 45 trang trại cho thu nhập từ 250 triệu đồng trở lên. Để phát
triển kinh tế vườn rừng bền vững, các xã đã tạo điều kiện cho người dân tham
quan, học tập một số mô hình kinh tế vườn rừng ở trong và ngoài huyện cho thu
nhập cao để từ đó nhân rộng.
Đối với người dân, đầu tư vườn rừng trong điều kiện đất đồi núi khó khăn,

cây trồng chủ yếu là giang, nứa, lau lách. Các hộ gia đình đã thực hiện phương
châm “lấy ngắn nuôi dài”. Trên diện tích rừng, gia đình đã trồng xen sắn, khoai,
chuối để chăn nuôi trâu, bò. Ngoài ra còn đào ao nuôi cá, trồng thêm mía. Đồng
thời, họ đã mạnh dạn thay thế giang nứa bằng các loại cây công nghiệp dài ngày
như keo, xoan với vốn đầu tư ít nhưng phát triển tốt tại địa phương và cho lợi
nhuận cao.
* Xã Đức An, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh:
Xác định phát triển KTVR là một
trong ba đột phá phát triển kinh tế của xã,
trong những năm qua, xã đã tập trung nguồn
đầu tư khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế
của mô hình KTVR theo hướng trang trại
liên ngành. Đầu tiên, xã đã tuyên truyền đến
người dân về chủ trương phát triển KTVR
và hỗ trợ người dân trong triển khai thực
hiện. Nhiều hộ dân trong xã đã áp dụng theo
mô hình vườn – ao – chuồng, trong đó: nuôi
heo, bò lai; con gà thả vườn; trồng cam,
chanh kết hợp trồng rừng. (Huy Hùng,
2015)

Hình 1.1. Mô hình vườn ao
chuồng

* Xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình:
Đây là một trong những xã nghèo của huyện Quảng Trạch. Tuy nhiên,
trong những năm qua, dựa trên một số lợi thế về điều kiện đất đai phù hợp với
cây hồ tiêu cũng như cây sắn và các cây ngắn ngày khác như gừng, nghệ…
Đồng thời, với lợi thế đất đồi núi rộng lớn, đồng cỏ nhiều, chăn nuôi gia súc, gia
cầm, nuôi ong lấy mật cũng là lợi thế. Chính quyền xã Quảng Thạch đã triển

khai chủ trương phát triển vườn rừng trên địa bàn xã. Với sự hỗ trợ về kỹ thuật,
kinh nghiệm phát triển kinh tế vườn rừng của ngành nông nghiệp, người dân địa
phương đã thực hiện thành công kinh tế vườn rừng. Cụ thể: Trong giai đoạn
2010-2015, toàn xã đã trồng mới được khoảng 1.000ha rừng đưa tổng diện tích
rừng trồng lên gần 1.600ha; trong đó diện tích rừng thông lấy nhựa đạt gần 600
x


ha. Diện tích cây hồ tiêu: 48 ha; phát triển gần 200 ha sắn nguyên liệu, gần 50 ha
các loại cây nén, gừng, nghệ. Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng, gà thả
vườn, nuôi ong lấy mật. Đã xây dựng 117 mô hình kinh tế vườn rừng (Hạnh
Nguyễn, 2016).
* Tỉnh Quảng Nam:
Thông qua Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh, với hơn 20 tỷ đồng; vốn vay ủy thác
từ Ngân hàng Chính sách xã hội hơn 1.080 tỷ đồng, Hội Nông dân tỉnh Quảng
Nam cho nông dân vay đầu tư phát triển. Đồng thời, Hội Nông dân tỉnh đã hỗ
trợ nông dân trong việc phát triển các mô hình kinh tế với dịch vụ phân bón trả
chậm với hơn 700 tấn. Sau đây là một số mô hình phát triển KTVR hiệu quả:
Huyện Tiên Phước: Trên địa
bàn xã miền núi còn nhiều khó
khăn, nhiều hộ dân đã xây dựng
được mô hình kinh tế vườn rừng
liên ngành với cây trồng chính là
tiêu, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia
cầm cho nguồn thu ổn định. Cho
đến nay, nhiều hộ gia đình đã phát
triển các loại hình KTVR và mang
lại thu nhập khá từ trồng tiêu, các
loại cây ăn quả.
(www.baoquangnam.vn)


Hình 1.2. Quả thanh trà- đặc sản nổi tiếng
của vùng quê Tiên Hiệp (Nguồn: Internet)

Huyện Đại Lộc: Mô hình vườn – ao – chuồng – rừng của các hộ gia đình
tại xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc được xem là mô hình tiêu biểu trong phát triển
KTVR của tỉnh Quảng Nam. Với hơn diện tích đất rừng khaonrg từ 3-5ha, các
hộ đầu tư trồng cây keo, diện tích còn lại đầu tư phát triển chăn nuôi dê, bò thả
vào rừng, ao lớn nuôi thả ba ba, ngoài ra còn trồng thêm hồ tiêu.
Huyện Nông Sơn: Huyện Nông Sơn, mảnh đất đầu nguồn sông Thu Bồn
có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế trang trại. Ở đây, kinh tế vườn - kinh tế
trang trại đóng một vai trò quan trọng góp phần mang lại thu nhập cho hộ gia
đình. Vì vậy, huyện đã xác định cải tạo kinh tế vườn, kinh tế trang trại là khâu
đột phá mang lại hiệu quả kinh tế phát triển nông nghiệp bền vững tạo công ăn
việc làm và góp phần xóa đói giảm nghèo.
Tính đến năm 2010, diện tích cải tạo vườn tạp là170 ha và diện tích mở
mới vườn đồi, vườn rừng là 441 ha. Thời gian qua, được sự hỗ trợ của Dự án
khoa học công nghệ nên huyện đã xây dựng được 1 vườn giâm phục vụ công tác
xi


giâm cành chiết từ cây trụ lông làng Đại Bình để nhân rộng với diện tích khoảng
500m2. Tổng vốn đầu tư để phát triển kinh tế vườn là 1.390 triệu đồng, trong đó
vốn vay 720 triệu, còn lại bà con nông dân tự bỏ vốn ra để đầu tư phát triển kinh
tế vườn nhà. Qua thực tế, đã cho thấy, kinh tế vườn rừng đạt hiệu quả kinh tế cao
là nuôi ếch và bồ câu; nuôi heo siêu nạc; nuôi ghép cá trắm cỏ, rô phi, cá bống
tượng và mô hình trồng cây ăn quả như trụ long, bòn bon và sầu riêng.
Về kinh tế trang trại, đến nay toàn huyện Nông Sơn có 54 trang trại (bao
gồm 45 trang trại lâm nghiệp, 9 trang trại tổng hợp) với tổng diện tích đất tự
nhiên là 1.179,63 ha. Trong đó diện tích đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất là 940,23 ha.
Riêng tại xã Đại Bình, huyện Nông Sơn đã được ví như “vựa trái cây Nam
Bộ thu nhỏ” ở miền Trung. Chính quyền và các hộ dân đã phát triển du lịch làng
du lịch sinh thái vườn. Đến mô hình du lịch này, khách du lịch được thưởng thức
trái cây theo “mùa nào thức nấy” và mua về làm quà.
( />* Bài học kinh nghiệm từ những mô hình trên
Để phát triển KTVR các địa phương trải qua quá trình phát triển khá lâu
với các đặc điểm khác nhau tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và
định hướng phát triển của từng địa phương. Một số bài học kinh nghiệm có thể
rút ra đó là:
Thứ nhất, KTVR phát triển với nhiều hình thức đa dạng khác nhau và
hình thức sản xuất lấy hộ gia đình làm nền tảng để sản xuất nông sản hàng hóa,
sử dụng lao động gia đình trong quản lý và sản xuất, có thể sử dụng lao động
làm thuê hoặc theo mùa vụ.
Thứ hai, nhà nước có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát
triển KTVR. Trong đó, nhà nước định hướng phát triển cho từng vùng, đồng
thời có những chính sách hỗ trợ về khoa học, kỹ thuật và công nghệ cho các hộ
dân trong đầu tư sản xuất phát triển KTVR theo định hướng đó. Từ đó, tạo ra
các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh và tạo ra số lượng hàng hóa lớn phục
vụ nhu cầu của người dân trong và ngoài tỉnh.
Thứ ba, quy mô đất đai không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của hộ gia
đình mà phụ thuộc nhiều vào sử dụng hiệu quả diện tích đất hiện có và chất
lượng sản phẩm. Đồng thời, cần thực hiện phương châm “lấy ngắn nuôi dài” để
duy trì và phát triển KTVR.
Thứ tư, các mặt hàng nông sản từ các mô hình phát triển vườn rừng là
những sản phẩm đã có mặt trên thị trường, không phải là những mặt hàng mới
xii


nhưng vẫn được tiêu thụ. Đó là nhờ uy tín về chất lượng và đảm bảo vệ sinh an

toàn thực phẩm của các mặt hàng này với người dân trong và ngoài địa phương
so với các mặt hàng cùng loại trên thị trường.
Cuối cùng, kết hợp mô hình KTVR với du lịch và phục vụ du lịch tại địa
phương cũng góp phần tạo thêm thu nhập cho các hộ dân đầu tư vào KTVR và
thúc đẩy phát triển KTVR tại các địa phương.
II.2. Cơ sở thực tiễn
II.2.1. Hiện trạng đất rừng sản xuất trên địa bàn quận Liên Chiểu
Ngày 14/10/2014 theo các Quyết định số 7266/QĐ-UBND, 7280/QĐUBND và 7281/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng, rừng và đất rừng
sản xuất trên địa bàn quận Liên Chiểu đã được giao cho UBND các phường Hòa
Khánh Nam, Hòa Hiệp Bắc và Hòa Khánh Nam quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng giai đoạn 2011-2020. Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch 3
loại rừng là 957,4 ha, trong đó:
- Phường Hòa Hiệp Bắc: 571,5 ha.
- Phường Hòa Khánh Bắc: 143.5 ha.
- Phường Hòa Khánh Nam: 242,4 ha.
Cụ thể diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch 3 loại rừng tại 3
phường như sau:
Bảng 1.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch 3 loại rừng
(ĐVT: ha)
Phường

Tổng
số

Rừng tự nhiên

Tổng
số

Hòa Hiệp Bắc


571,
5

Hòa Khánh Bắc

143,
5

Hòa Khánh
Nam

242,4

242,4

957,
4

333,4

Tổng số

Rừng
Đất
Giàu T/bình Nghèo Non trồng chưa có
rừng

91,0


91,0

480,
5

0,7

143,
5
242,4
91

866,4

(Nguồn: CSDL quản lý rừng và đất lâm nghiệp thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2011-2020, UBND thành phố Đà Nẵng)
xiii


Như vậy, trong tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch 3 loại
rừng chủ yếu là rừng trồng, chiếm 90,5% (866,4ha). Rừng tự nhiên chủ yếu là
rừng non (91ha) và đất chưa có rừng (0,7 ha) trên địa bàn phường Hòa Hiệp Bắc
Bắc.
Theo Báo cáo số 56/BC-UBND ngày 17/3/2016 của UBND quận Liên
Chiểu, các tổ chức, cá nhân trồng rừng và sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn quận
đều tuân thủ các nội quy, quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Trong đó,
các hộ đã ký cam kết thực hiện các quy định với ngành Kiểm lâm và chính
quyền địa phương trong công tác trồng rừng và phát triển kinh tế vườn rừng.
Tuy nhiên, công tác giao rừng và đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất lâm nghiệp cho nhân dân còn chậm nên ảnh hưởng đến phát triển kinh

tế vườn rừng. Tình trạng lấn chiếm, san ủi, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích
vẫn còn chưa xử lý dứt điểm.
II.2.2. Cơ cấu cây trồng, con vật nuôi trong các mô hình KTVR trên địa bàn
quận
Để tìm hiểu thực trạng các mô hình KTVR trên địa bàn quận, chúng tôi đã
tiến hành đi thực địa và khảo sát 40 hộ dân đầu tư phát triển KTVR trên địa bàn
3 phường.
Thời gian đầu tư vào KTVR của các hộ dân trung bình khoảng 8 năm;
trong đó: hộ làm lâu nhất từ những năm 1990 đến nay; những hộ mới đầu tư
KTVR được 3 năm.
Về độ tuổi của các chủ hộ, khoảng 55% chủ hộ có độ tuổi từ 40-50 tuổi;
35% chủ hộ tuổi từ 51-60 và 10% là người trên 60 tuổi (Hình 2.1).
Trình độ của các chủ hộ cũng khác nhau, tỷ lệ chủ hộ có trình độ THPT
chiếm cao nhất (47,5%); tiếp đến là trình độ THCS (40%); 7,5% chủ hộ có trình
độ đại học và 2,5% chủ hộ có trình độ là trung cấp và tiểu học (Hình 2.2).

xiv


Hình 2.1. Độ tuổi của chủ hộ

Hình 2.2. Trình độ văn hóa của chủ hộ

Kết quả khảo sát cho thấy rằng, hiện nay, người dân tập trung vào các mô
hình KTVR như sau:
Các hộ dân đầu tư phát triển KTVR trong nhiều mô hình khác nhau tùy
thuộc vào diện tích đất, loại đất, khả năng kinh tế của hộ và lao động. Trong đó,
trên địa bàn cả 3 phường, đa số là mô hình cây lâm nghiệp - cây ăn quả - chăn
nuôi – ao, với 27,5% hộ đầu tư mô hình này; cây ăn quả - chăn nuôi và cây lâm
nghiệp – cây ăn quả cũng được nhiều hộ lựa chọn đầu tư. Riêng trên địa bàn

phường Hòa Khánh Nam, có đến 22,5% hộ dân được khảo sát chỉ đầu tư chăn
nuôi gia súc, gia cầm (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Tổng hợp các mô hình KTVR trên địa bàn 3 phường
(Đơn vị : %)
Tổng
cộng

Mô hình
Cây ăn quả - Cây lâm nghiệp - Chăn
nuôi – Ao

10

15

7,5

7,5

12,5

5

7,5

Cây ăn quả

5

2,5


2,5

Chăn nuôi

25

22,5

2,5

Cây ăn quả - Chăn nuôi

15

12,5

2,5

Cây ăn qủa - Cây lâm nghiệp - Chăn
nuôi

100

Hòa
Hiệp
Bắc

10


Cây lâm nghiệp - Cây ăn quả

27,5

Hòa
Hòa
Khánh Khánh
Bắc
Nam

Trong các mô hình, các hộ dân đầu tư các loại cây trồng, con vật nuôi khá
đa dạng. Về cây trồng, cây lâm nghiệp chủ yếu là keo, bạch đàn; các loại cây ăn
quả như bưởi, mít, xoài, chanh…, một số loại cây ngắn ngày như chuối, dược
liệu, xả… Trong chăn nuôi, chủng loại vật nuôi cũng khá đa dạng từ chăn nuôi
gia súc, gia cầm như heo, bò, dê, thỏ, ếch, gà, vịt đến các loại có giá trị cao như
cá cảnh giống, hươu lấy nhung. Cụ thể tại các phường như sau:
- Tiểu khu 41, khu rừng Khánh Sơn, Đà Sơn, phường Hòa Khánh Nam và
rừng Đa Phước, Hòa Khánh Bắc:
Dưới các khu rừng keo, bạch đàn được phân bố ở trên núi có độ dốc lớn,
tại các khu vực ven chân núi, độ dốc nhỏ, người dân đã sản xuất các vườn với
các loại cây trồng, con vật nuôi như sau:
+ Cây trồng:
xv


Tại một số vườn, các hộ dân đã đầu tư trồng cây ăn quả các loại như: mít
Thái Lan, bưởi da xanh, xoài, mãng cầu, tre lấy măng … kết hợp với các loại
cây ngắn ngày như cây cà gai leo, chuối, đu đủ… Hộ ông Nguyễn Phước Nhàn
(phường Hòa Khánh Nam) đã trồng thử nghiệm khoảng 40 cây sưa đỏ được
khoảng 2 năm và hầu hết cây sinh trưởng khá tốt, đây là loại cây có tiềm năng

kinh tế. Hộ ông Nguyễn Văn Tánh trồng thử nghiệm khoảng 300m 2 cây cà gai
leo, đã cho thu hoạch với năng suất khá (ước khoảng 130kg tươi).
Có 02 hộ đầu tư vào ươm cây giống lâm nghiệp, chủ yếu là keo lá chàm
và cây dược liệu (cây ba kích), với diện tích vườn tương đối nhỏ (khoảng
5.000m2) nhưng đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 4-5 lao động
tại địa phương/vườn.
+ Chăn nuôi
Một số hộ đầu tư chuồng trại nuôi heo, gà, vịt tập trung với số lượng
không lớn, khoảng 20-50 con heo/trại; 100-200 gà, vịt/vườn. Tuy nhiên, chỉ có
một vài hộ đầu tư xây dựng hầm biogas với công suất nhỏ (khoảng 12-20m 3).
Do đó, các hộ đều có nhu cầu đầu tư nâng cấp hầm lớn hơn nhưng do vốn có
hạn nên chưa thực hiện được. Riêng đối với các hộ nuôi gà, vịt bán thịt, hầu như
chưa xử lý môi trường chăn nuôi, chuồng trại cũng tạm bợ.
Một số hộ đầu tư nuôi dê, nhím, heo rừng để cung cấp cho các nhà hàng
trong thành phố. Theo các hộ này cho rằng, từ khi đầu tư nuôi các loại gia súc
này đã mang lại thu nhập ổn định cho gia đình họ.
Bên cạnh đó, một số hộ cũng đào ao nuôi các loại cá phổ biến như: trê lai,
trắm cỏ, cá lóc… hoặc đầu tư chuồng để nuôi ếch thịt và ếch giống.
- Tiểu khu 4A, 11 và 16 khu vực Suối Lương và rừng đặc dụng Nam Hải
Vân, phường Hòa Hiệp Bắc:
Tương tự các vườn tại phường Hòa Khánh Nam và Hòa Khánh Bắc, các
hộ tại khu vực này cũng trồng cây lâm nghiệp như keo, bạch đàn; các loại cây ăn
quả: xoài, mít, bưởi, cũng như chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như bò, heo,
dê, gà, vịt. Bên cạnh đó, các hộ làm vườn tại khu vực rừng đặc dụng Nam Hải
Vân trồng khá nhiều chanh cho năng suất, chất lượng khá cao và đã mang lại thu
nhập cho các hộ sản xuất tại khu vực này.
Ngoài ra, một số hộ đã đầu tư nuôi trồng một số loại cây con có giá trị
kinh tế. Chẳng hạn như, hộ ông Nguyễn Như Tiến đã đầu tư nuôi hươu lấy
nhung, với số lượng từ 3-5 cặp. Hay hộ bà Huỳnh Thị Hoa đầu tư trồng thử
nghiệm cây gió, quế.

xvi


Riêng tại khu vực Suối Lương, nhờ địa hình, đường giao thông thuận lợi
và tận dụng suối tự nhiên nên các hộ dân tại khu vực này ngoài đầu tư trồng trọt
và chăn nuôi, họ còn đầu tư dịch vụ phục vụ du lịch. Hộ ông Nguyễn Văn Dũng
đã đầu tư vườn cây ăn quả, dịch vụ ăn uống, giải trí phục vụ khách du lịch đến
vui chơi tại vườn trên diện tích 1,5ha.
II.2.3. Thực trạng phát triển các mô hình KTVR trên địa bàn quận
II.2.3.1. Về đất đai
* Diện tích đất rừng sản xuất:
Qua khảo sát các hộ dân, diện tích đất rừng chủ yếu là do các hộ tự khai
hoang từ lâu và sản xuất để nuôi sống gia đình và bản thân, chỉ có một số hộ
mua đất để đầu tư sản xuất. Một số hộ lúc đầu dự tính trồng một số loại cây thử
nghiệm, sau khi thu hoạch và mang lại thu nhập cho gia đình nên họ đã mở rộng
sản xuất. Do đó, diện tích đất của các hộ làm KTVR trên địa bàn quận chênh
lệch khá lớn; hộ có diện tích vườn rừng cao nhất là 10ha, thấp nhất là 300m 2 ;
trong đó ngoài diện tích trồng cây lâm nghiệp thì diện tích làm vườn trung bình
của các hộ khoảng 5.730m2, cao nhất khoảng 4ha.
Đa số các hộ dân cho rằng với diện tích đất như trên là đủ để hộ gia đình
sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, 12,5% số hộ được hỏi cho rằng họ vẫn còn
thiếu đất rừng sản xuất. Để khắc phục thiếu hụt về đất đai, các hộ có thể đi thuê
thêm đất để sản xuất và mong muốn được nhà nước giao thêm đất để tăng quy
mô sản xuất trong những năm đến.
* Công tác giao đất, giao rừng cho hộ dân sản xuất
Năm 2014, UBND thành phố đã có các Quyết định giao rừng và đất lâm
nghiệp cho UBND các phường Hòa Hiệp Bắc, Hòa Khánh Bắc và Hòa Khánh
Nam quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (Mục 2, phần Mở đầu). Trên cơ sở đó,
trong 2 năm 2015, Hạt Kiểm Lâm Liên Chiểu đã bàn giao rừng cho UBND các
phường.

Để tiến hành giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho các hộ dân trên
địa bàn theo Văn bản Hợp nhất số 21/VBHN-BNNPTNT ngày 6/5/2014 của Bộ
NN-PTNT, UBND các phường xây dựng phương án của từng phường. Trên cơ
sở đó, UBND quận xây dựng phương án của quận và trình UBND thành phố phê
duyệt. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang trong quá trình xây dựng phương
án và trình phê duyệt. Vì thế, các hồ sơ xin giao rừng, cho thuê rừng của các hộ
dân làm KTVR trên địa bàn quận chưa được giải quyết.
Theo kết quả khảo sát các hộ dân, đa số các hộ dân cho rằng thủ tục cấp
GCN QSDĐ chưa được thuận lợi; một số hộ đã nộp đơn nhiều lần nhưng chưa
xvii


được giải quyết, trong khi vài hộ không làm thủ tục vì chưa có tiền thuế và các
loại phí, lệ phí liên quan. Một số hộ đã được cấp GCN QSDĐ từ lâu và họ cho
rằng khi nhà nước có chủ trương thì họ phải làm thủ tục đầy đủ để trình các cấp
giải quyết.
Đáng chú ý, việc cấp GCN QSDĐ cho các hộ đầu tư KTVR tại Tiểu khu
41 (Hòa Khánh Nam) trong những năm qua chưa được thực hiện do nhiều
nguyên nhân. Do đó, hầu như các hộ được khảo sát chưa được cấp GCN QSDĐ
nên khi người dân xây dựng chuồng trại chăn nuôi, kho chứa vật tư nông nghiệp
kiên cố thì không được nhà nước cấp phép. Trên thực tế, một số hộ khi xây dựng
đã bị Đội Quy tắc đô thị phường buộc tháo dở.
Do đó, theo kết quả khảo sát, có đến 70% hộ dân cho rằng công tác giao
đất, giao rừng không thuận lợi. Gần 82% hộ dân đã làm đơn xin cấp GCN
QSDĐ đối với đất sản xuất vườn rừng nhưng chưa được cấp và 13,6% hộ không
biết thủ tục nên chưa làm các thủ tục xin GCN QSDĐ (Hình 3.1).

Hình 3.1. Nguyên nhân không được cấp GCN QSDĐ
II.2.3.2. Cơ sở hạ tầng và phương tiện phục vụ sản xuất
- Đường giao thông: Đối với những hộ làm vườn rừng ở các khu vực ven

đường giao thông thì việc đi lại, vận chuyển hàng nông sản cũng dễ dàng và
thuận lợi. Tuy nhiên, đối với các hộ làm vườn rừng trong các khu vực sâu (cách
xa đường giao thông chính khoảng từ 200m trở lên) thì đường đi chủ yếu là
đường đất do họ tự khai hoang nên việc đi lại trở nên khó khăn. Đối với những
hộ này, họ cũng mong muốn chính quyền hỗ trợ xây dựng đường giao thông.
Theo kết quả khảo sát các hộ, nhu cầu làm đường bê tông cho các hộ này
khoảng 4km.
- Về nước tưới và điện: 100% hộ dân đã tự đầu tư kinh phí để có nước
phục vụ sản xuất. Do các vườn nằm ở ven rừng nên 76,5% số hộ đã tận dụng
xviii


nguồn nước suối trên cao và đầu tư kinh phí mua đường ống để dẫn nước về sử
dụng. Khoảng gần 24% số hộ đầu tư khoan giếng bơm công nghiệp với chi phí
khá đắt đỏ, thấp nhất 36 triệu/giếng và có hộ đã đầu tư hơn 50 triệu đồng. Tuy
nhiên, qua sử dụng, đường ống bị hư hỏng nên đòi hỏi phải thay thế. Vì vậy, ảnh
hưởng đến chi phí đầu tư cho sản xuất. Mặt khác, đến mùa hè, một số con suối
cạn nước nên các hộ không có đủ nước để phục vụ chăn nuôi, trồng trọt.
Tương tự, đa số hộ cũng đã tự đầu tư kinh phí để có điện phục vụ sản xuất
và sinh hoạt. Hiện nay, một số hộ đang sản xuất KTVR dọc theo đường tránh
Nam Hải Vân phải tự đầu tư đường điện và trả tiền điện khá cao để có điện sử
dụng trong sinh hoạt và sản xuất.
- Về phương tiện phục vụ sản xuất:
Đối với các phương tiện sản xuất thông thường như cuốc, xẻng, kéo… thì
các hộ trang bị đầy đủ, nhưng các loại thiết bị, máy móc thì hầu như các hộ đi
thuê để làm. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cao nên họ không có đủ tiền để mua
và không phải chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy móc.
Trong quá trình đầu tư phát triển KTVR của các hộ dân trên địa bàn 3
phường, họ gặp những khó khăn về cơ sở hạ tầng, chủ yếu liên quan đến nước,
đường đi khó khăn cho việc vận chuyển nông sản và điện không đảm bảo (Hình

4.1.).

Hình 4.1. Những khó khăn về cơ sở hạ tầng của hộ dân
II.2.3.3. Vốn và tình hình vay vốn phục vụ sản xuất
Cho đến nay, vốn đầu tư của các hộ dân chủ yếu là vốn tự huy động của
gia đình, chiếm đến 80% tổng vốn, vốn đi vay chỉ chiếm khoảng 20%.
xix


Hầu như các hộ chưa có đủ vốn đề đầu tư sản xuất nên có nhu cầu vay
vốn từ các nguồn khác nhau. 42,5% số hộ được hỏi đã vay, trong đó: 60% hộ
được vay từ nguồn Hội Nông dân phường; 33,3% hộ được vay vốn của Ngân
hàng chính sách xã hội (Hình ; chỉ có 6,7% hộ vay của Ngân hàng NN-PTNT.
Trong khi đó, 10% hộ dân muốn vay vốn, chủ yếu từ nguồn Hỗ trợ Nông dân
của Hội Nông dân, nhưng đến nay vẫn chưa được vay (Hình 5.1.).
Thiếu vốn sản xuất đang là vấn đề nan giải của một số hộ đầu tư phát triển
KTVR trên địa bàn quận. Muốn xây dựng chuồng trại, cơ sở hạ tầng trong khu
vực sản xuất, đầu tư trang thiết bị, máy móc. Hầu hết các hộ cho rằng với số vốn
hiện tại và vốn vay từ các hội, đoàn thể và ngân hàng chính sách vẫn chưa đủ
phục vụ nhu cầu sản xuất của hộ.
Do hạn mức cho vay của các
nguồn vốn ưu đãi còn thấp (khoảng từ
10-40 triệu/hộ/lần), thời gian vay vốn
ngắn và khó tiếp cận nên hầu như chưa
đáp ứng nhu cầu cần vay của các hộ
dân. Trong lúc đó, để vay vốn từ các
ngân hàng thương mại với lãi suất cao
đòi hỏi phải có GCN QSDĐ hoặc GCN
trang trại. Tuy nhiên, các hộ không có
đầy đủ thủ tục như GCN trang trại

hoặc GCN QSDĐ đất của vườn hiện

Hình 5.1. Các nguồn vốn vay

nay nên họ không có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng. Vì vậy, đối với
nhiều hộ dân, việc vay vốn đầu tư phát triển sản xuất rất khó khăn.
II.2.3.4. Các nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất
Qua thực tế khảo sát, các nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất tại các
vườn rừng có nguồn gốc cụ thể như sau:
- Về cây/con giống: Các hộ dân chủ yếu mua từ các cơ sở mua bán tại các
địa phương khác nhưng chất lượng cây/con giống không đảm bảo, chẳng hạn
như nhiễm bệnh nên dễ bị chết hoặc sinh trưởng, phát triển không tốt. Bên cạnh
đó, giá cả cũng khá cao do hộ phải trả chi phí vận chuyển.
- Các loại nguyên liệu phân bón và thuốc trừ sâu; thức ăn chăn nuôi và
thuốc thú y: Người dân chủ yếu mua ở các hộ kinh doanh dịch vụ trên địa bàn
phường và chợ Hòa Khánh và thanh toán ngay khi mua do số lượng mua không
nhiều và không thường xuyên. Ngoài ra, tận dụng hoặc mua nguồn phân chuồng
xx


trong chăn nuôi để chăm sóc cây trồng hoặc các loại cây dùng cho chăn nuôi
ngay tại vườn.
Về chất lượng, đa số hộ dân cho rằng “chất lượng các loại vật tư này có
lúc tốt có lúc không”.
II.2.3.5. Lao động và kỹ thuật sản xuất
Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của các chủ hộ có ảnh hưởng lớn
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Những chủ hộ có trình độ chuyên môn, học
vấn cao, có trình độ quản lý tốt thì sẽ dễ dàng áp dụng các công nghệ tiến bộ vào
sản xuất, dám đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý và sử
dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách hợp lý và có hiệu quả hơn.

Các chủ hộ ở trên địa bàn 3 phường chủ yếu học hết phổ thông và tỷ lệ
các chủ hộ có trình độ chuyên môn là rất thấp. Theo kết quả khảo sát, đa số
người dân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, con vật nuôi trong vườn
chủ yếu nhờ kinh nghiệm của bản thân (65,6% người trả lời). Một số người đã
tham gia các lớp tập huấn do Hội nông dân, Trung tâm Khuyến nông lâm tổ
chức. Ngoài ra, họ còn học hỏi qua TV, đài truyền thanh cũng như người quen
có nhiều kinh nghiệm (Hình 6.2.).

Hình 6.1. Hiểu biết kỹ thuật sản xuất
Do đất đai tự khai hoang và sản xuất, nên diện tích đất và quy mô sản xuất
của đa số các hộ được khảo sát thường nhỏ. Do đó, chủ yếu sử dụng lao động
trong gia đình để tiến hành các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt nên các hộ không
gặp khó khăn về lao động (70% hộ trả lời).
Trong khi đó, 30% số hộ còn lại gặp khó khăn về lao động như không đủ
người làm, có người làm nhưng sức khỏe yếu hoặc tiếp thu kém. Do đó, 75% hộ
xxi


thường thuê thêm người làm theo thời vụ; 10% hộ thuê người làm lâu dài có khả
năng đáp ứng yêu cầu lao động và chỉ 10% hộ lựa chọn là cố gắng làm thêm.
Lao động trong các vườn chủ yếu là lao động phổ thông và làm các làm các
công việc giản đơn như: cho vật nuôi ăn, gieo trồng, thu hoạch…
Nhìn chung, trong các vườn, hầu như không có cán bộ kỹ thuật có chuyên
môn sâu, lao động không qua đào tạo là chủ yếu.

Hình 6.2. Nguyên nhân thiếu lao động
Trong quá trình sản xuất, các hộ gặp nhiều khó khăn, trong đó đa số hộ
cho rằng thời tiết, khí hậu ngày càng khắc nghiệp làm cho tình trạng thiếu nước
vào mùa hè, lũ lụt trong mùa mưa trở nên trầm trọng hơn (45,7% người trả lời).
Đặc biệt, ở hầu hết các vùng sản xuất nếu người dân không đầu tư kinh phí lớn

để khoan giếng công nghiệp thì đều bị thiếu nước. Bên cạnh đó, gần 40% người
sản xuất gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do không nắm được kỹ thuật. Do đó,
hầu như các hộ chưa đầu tư thâm canh tăng năng suất chất lượng nuôi, trồng.
Chẳng hạn như, trong chăm sóc cây ăn quả, hầu như chưa có hộ dân nào thực
hiện các kỹ thuật cơ bản về tỉa cành, tạo tán và lựa chọn quả. Bón phân cho cây
chưa đầy đủ, số lượng bón còn hạn chế. Trong chăn nuôi, chưa áp dụng tiêm
phòng, chủng ngừa các loại bệnh thường xuyên xảy ra cho gia súc, gia cầm, chỉ
áp dụng chữa trị khi phát hiện bệnh. Vì vậy, hiệu quả chữa trị không cao dẫn đến
tình trạng con vật nuôi chết cả đàn.

xxii


Hình 6.3. Nguyên nhân của khó khăn trong quá trình sản xuất
II.2.3.6. Tiêu thụ sản phẩm
Với dân số trên địa bàn quận khá đông và mức sống của người dân ngày
càng được nâng cao nên nhu cầu tiêu dùng các loại nông sản an toàn rất lớn. Vì
vậy, sản xuất nông nghiệp nói chung và các vườn rừng nói riêng đòi hỏi phải sản
xuất ra hàng hóa có khối lượng lớn và chất lượng tốt.
Sản phẩm từ sản xuất KTVR chủ yếu là các loại nông sản tươi, chưa qua
sơ/chế biến nên tiêu thụ sản phẩm nông sản là vấn đề được người dân hết sức
quan tâm, hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm của đa số các hộ khá thuận lợi. Chủ
yếu là nhờ các sản phẩm do người dân địa phương sản xuất ra vừa ít sử dụng
thuốc BVTV cũng như hóa chất bảo quản nên người dân địa phương ưa chuộng
những sản phẩm do các chủ vườn rừng bán ngay tại địa phương; trong khi đó,
các sản phẩm nông sản trên thị trường không đảm bảo chất lượng.
Hình thức tiêu thụ cũng khá đa dạng, gần 25% hộ dân khi sản xuất ra có
tiểu thương đến thu mua tận vườn; khoảng 60% hộ dân tự bán tại các chợ ở địa
phương hoặc tại nhà (Hình 7.1).
Về giá cả, do người mua – người bán thương lượng và giá cũng ngang ở

ngoài thị trường đôi lúc có thể cao hơn nhưng người mua cũng vẫn sẵn sàng
mua.
Tuy nhiên, đối với một số hộ việc tiêu thụ còn gặp một số khó khăn chủ
yếu là có lúc bán được, có lúc bán cũng khó; hoặc không biết bán ở đâu và giá
cả không ổn định. Các hộ này chủ yếu là những hộ mới đầu tư phát triển KTVR
nên chưa được tiểu thương biết đến.
Cho đến nay, chưa có mặt hàng nào từ KTVR trên địa bàn quận có thể
tiếp cận với hệ thống bán chính thức như siêu thị, cửa hàng nông sản sạch trên
địa bàn thành phố. Khi chúng tôi đặt câu hỏi “Hộ gia đình có muốn tìm nơi tiêu
xxiii


thụ ổn định theo hợp đồng không?”, có 59% hộ sẵn sàng tham gia. Trong khi đó,
gần 41% hộ dân chưa sẵn sàng. Lí do họ đưa ra là quy mô sản xuất nhỏ nên số
lượng sản phẩm ít, sản phẩm không có thường xuyên nên không thể cung cấp
thường xuyên. Ngoài ra, nhiều hộ không muốn ràng buộc vào hợp đồng và họ
chỉ muốn bán cho ai được thì dễ dàng hơn.

Hình 7.1. Địa chỉ tiêu thụ các mặt hàng nông sản
II.2.3.7. Mối liên kết sản xuất, kinh doanh giữa các hộ đầu tư KTVR và giữa các
hộ làm KTVR với các tổ chức kinh tế khác
Mối liên kết giữa các hộ đầu tư KTVR với nhau trên địa bàn từng phường
và giữa các phường hầu như chưa có. Qua thực tiễn phỏng vấn, điều tra hầu như
các hộ chưa có ý định liên kết với nhau trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản
phẩm.
Mối liên kết giữa chủ vườn – nhà quản lý – nhà doanh nghiệp – ngân hàng
– nhà khoa học không có. Chủ yếu ở các vườn, chủ hộ có mối liên kết với nhà
quản lý là các cơ quan chức năng của quận, phường và Hội Nông dân.
II.2.3.8 Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển KTVR trên địa bàn quận
Trong những năm qua, vai trò quản lý của nhà nước về phát triển KTVR thể

hiện qua một số hoạt động chính:
+ Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho người dân.
+ Hỗ trợ xây dựng một số mô hình phát triển KTVR trên địa bàn quận, đồng
thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác quản lý nhà nước trên
những lĩnh vực quản lý, du nhập các giống cây trồng, con vật nuôi mới làm đa
dạng thêm về chủng loại giống.
- Bên cạnh đó, Hội Nông dân quận đã triển khai các hoạt động nhằm hỗ
trợ cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp bằng nhiều hình thức như tổ chức tham
quan, học hỏi kinh nghiệm của các địa phương trong và ngoài thành phố. Hỗ trợ
xxiv


×