Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN THẠCH THẤT- HÀ NỘI pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.34 KB, 19 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
HUYỆN THẠCH THẤT
__________________
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________________________________
Số: /ĐA- UBND Thạch Thất, ngày tháng năm 2011
ĐỀ ÁN
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2011-
2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
Phần 1 KHÁI QUÁT CHUNG
1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Huyện Thạch Thất nằm ở phía Tây của thành phố Hà Nội, có diện tích đất
tự nhiên khoảng là 20.250,85 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng 9.478
ha, chiếm khoảng 45,7% diện tích, còn lại là đất phi nông nghiệp. Toàn huyện có
22 xã và 1 thị trấn với dân số tự nhiên đến hết năm 2010 là 182.000 người. Huyện
Thạch Thất có vị trí địa lý quan trong về quốc phòng- an ninh, nhiều tiềm năng về
phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch, nông nghiệp. Trên địa bàn
huyện có nhiều tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua, nhiều dự án lớn của
Trung ương, của thành phố Hà Nội và nhiều điểm công nghiệp của huyện đã và
đang triển khai trên địa bàn. Trong những năm qua kinh tế trong huyện liên tục
phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2005 -2010 đạt trên 10%, năm
2010 đạt 13,6%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Ngành nông,
lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng khoảng 15,5%, sản lượng lương thực hàng năm đạt
trên 55 nghìn tấn, năng suất đạt bình quân khoảng 58tạ/ha.
Trong tình hình kinh tế hội nhập đòi hỏi phải có sự phát triển bền vững;
thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất,
nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm trong nước và trên thế giới. Tăng
trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ


động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc
phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.
2. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG DỰ ÁN.
Căn cứ vào chương trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 về phát triển
nông nghiệp xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân
giai đoạn 2011- 2015.
- Căn cứ vào nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XV và nghị quyết đại
hội đảng bộ huyện lần thứ 22 nhiệm kỳ 2010- 2015 về phát triển kinh tế xã hội
1
- Căn cứ vào chương trình phát triển nông nghiệp của Huyện ủy, HĐND,
UBND huyện.
- Căn cứ vào Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN, ngày 15/10/2008 Ban
hành Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn
Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 về một số chính sách hỗ
trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015.
Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN, ngày 28/7/2008 Ban hành Quy chế
chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau,
quả và chè an toàn.
Quyết định số 69/2008/QÐ-BNN ngày 03/6/2008 ban hành Danh mục giống
cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu
chuẩn.
3. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
Huyện Thạch Thất là huyện ngoại thành phía Tây Hà Nội có vị trí nằm
trong vùng phát triển mở rộng của thủ đô, huyện đã được UBND thành phố quy
hoạch xây dựng các dự án đầu tư quy mô lớn như khu đô thị, công nghiệp,
trường Đại học, khu du lịch, làng văn hóa có lợi thế lớn về cơ sở hạ tầng, giao
thông và điều kiện thu hút đầu tư. Tuy nhiên công nghiệp hóa, đô thị hóa gây
ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế xã hội của một bộ phận dân cư nông nghiệp tại

địa phương như đất đai bị thu hẹp, trong khi năng suất và phẩm chất của các loại
nông sản truyền thống lại chưa cao, sản xuất manh mún nhỏ lẻ. Thị trường nông
sản không ổn định giá cả thay đổi theo chiều hướng bất lợi đối với nông dân.
Tình trạng giảm sút đa dạng gen ở giống mới đang làm cho việc phòng chống
sâu bệnh khó khăn hơn, việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt
cỏ và các chất kích thích sinh trưởng một cách tùy tiện đã có dấu hiệu vượt quá
mức cho phép của môi trường sinh thái, dần đến thoái hóa đất, ô nhiễm nguồn
nước và gây hại cho sức khỏe con người, do vậy việc phát triển một nền nông
nghiệp bền vững là cần thiết.
Nhận thấy rõ vai trò của huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn ổn định.
Trong nhiều năm qua Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã đầu tư cơ sở vật chất,
hỗ trợ các giống tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có phẩm
chất và chất lượng để nâng cao giá trị kinh tế, ổn định đời sống cho nhân dân lao
động địa phương từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi sang nền sản
xuất hàng hóa như rau an toàn, cây thanh long ruột đỏ, hoa chất lượng cao, lúa
hàng hóa, vật nuôi như: sind hóa đàn bò, zebu hóa đàn bò, nuôi gà siêu trứng,
nạc hóa đàn lợn cũng từng bước thu được kết quả.
Cơ cấu kinh tế huyện Thạch Thất chuyển dịch theo hướng tiến bộ năm
2010 giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt 7.156.040 triệu đồng. Tuy vậy
nhưng nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế: đất đai manh mún, phân tán, tốc độ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, quy mô sản xuất hàng hóa chậm, hiệu
quả kinh tế và sức cạnh chanh, trình độ sản xuất thủ công thấp, năng suất lao
2
động, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của
thị trường.
Để tận dụng được tối đa nguồn tài nguyên thuận lợi và nhân lực lao động
sẵn có của địa phương, đồng thời phát triển nền kinh tế nông nghiệp địa phương
theo hướng sản xuất hàng hóa thì đòi hỏi phải có một nền nông nghiệp hiện đại.
Để phát huy được thế mạnh đó, UBND huyện Thạch Thất xây dựng đề án :"Tiếp
tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững".

4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ- XÃ HỘI
4.1. Vị trí địa lý.
Huyện Thạch Thất nằm phần lãnh thổ ở phía tây bắc của tỉnh Hà Nội.
- Phía bắc giáp huyện Phúc Thọ.
- Phía đông và nam giáp huyện Quốc Oai.
- Phía tây giáp thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây và huyện Lương
Sơn tỉnh Hòa Bình.
Trung tâm huyện nằm cách thị xã Sơn Tây 13 km, cách thị xã Hà Đông
28 km. Trên địa bàn có quốc lộ 32 chay qua ở phía bắc, đường Hồ Chí Minh
( quốc lộ 21 A cũ ) ở phía tây, đường Láng- Hòa Lạc ở phía nam, các tỉnh lộ 80,
84 chạy xuyên qua huyện đã tạo ra mạng lưới giao thông thuận lợi cho sự phát
triển kinh tế- xã hội của huyện và giao lưu với bên ngoài.
Thạch Thất nằm trong vùng phát triển đô thị Hà Nội về phía tây trong
tương lai với việc xây xựng khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia,
chuỗi đô thị miếu môn- Xuân Mai- Hòa Lạc- Sơn Tây, sẽ là trung tâm phát triển
khoa học công nghệ cả nước. Đường Hồ Chí Minh có thể sẽ trở thành một bộ
phận của tuyến đường bộ xuyên Á ( đi từ Singapore qua Malaysia, Thái lan
Campuchia, Việt Nam sang Trung Quốc ). Vì vậy Thạch Thất có lợi thế rất lớn
trong việc úng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật tiên tiến, phát triển kinh tế-
xã hội với nhịp độ cao, có thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông- lâm- ngư
nghiệp ổn định vững chắc. Đây là cơ hội để huyện đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
4.2. Điều kiện tự nhiên.
4.2.1. Địa hình:
Địa hình huyện Thạch Thất là khu vực chuyển tiếp của vùng núi tỉnh Hòa
Bình xuống đồng bằng sông Hồng. Dáng địa hình có xu hướng thấp dần từ bắc
xuống đông nam, nghiêng từ tây sang đông. Lãnh thổ của huyện được chia thành
2 vùng chính là:
- Vùng đồi gò nằm ở bờ hữu sông Tích thuộc khu vực phía tây của huyện.
Địa hình trong vùng không đồng nhất, có những quả đồi thấp thoải nằm xen kẽ

các dộc trũng, nơi cao nhất có độ cao khoảng 16- 17m, nơi thấp nhất có khoảng
4- 5m, độ cao trung bình 9- 10m. Các xã ở phía nam như Cần Kiệm, Hạ Bằng,
Đồng Trúc địa hình tương đối bằng phẳng.
3
- Vùng đồng bằng nằm bên bờ tả sông Tích thuộc khu vực phía đông của
huyện, địa hình nhìn chung bằng phẳng, độ cao chênh lệch không đáng kể.
Riêng khu vực phía đông nam có một số vùng trũng. Nơi cao nhất có độ cao
11m ( ở Cẩm Yên ), nơi thấp nhấp có độ cao 4- 5m. Độ cao trung bình toàn
vùng khoảng 6- 7m.
4.2.2. Khí hậu:
Theo số liệu điều tra theo dõi khí tượng nhiều năm cho thấy, khí hậu của
huyện chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt;
mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông khô lạnh, mưa ít.
Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,8
0
c, nhiệt độ tháng cao nhất ( tháng 7) là
28,8
0
c, tháng thấp nhất ( tháng giêng) nhiệt độ là 15,9
0
c, nhiệt độ cao tuyệt đối
ghi nhận được là 38,2
0
c, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 8,3
0
c.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.753mm, chủ yếu tập chung vào
tháng 6, 7, 8 và 9 chiếm 75% lượng mưa hàng năm. Lượng mưa tháng cao nhất
là 335,3mm ( vào tháng 8), lượng mưa tháng thấp nhất là 17,8mm (vào tháng 12
).

Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 80- 85%, độ ẩm không khí tháng
cao nhất là 95% và độ ẩm không khí tháng thấp nhất là 65%.
Số ngày nắng trong năm là 270 ngày, số giờ nắng trung bình hàng năm là:
1720 giờ, thuộc mức tương đối cao, có điều kiện thích hợp canh tác 3 vụ trong
năm.
Gió thổi theo 2 mùa rõ rệt: Gió đông bắc khô lạnh thổi về mùa đông, gió
đông nam thổi về mùa hè kèm theo nóng ẩm và mưa nhiều. Các tháng 4- 5 và
tháng 6 thỉnh thoảng có xuất hiện gió khô nóng nhưng ít ảnh hưởng đến sản
xuất. Hàng năm huyện phải hứng chịu những cơn lốc và gió bão nên nảh hưởng
không tốt đến nông nghiệp.
4.2.3. Thủy văn:
Huyện Thạch Thất có một hệ thống sông suối gồm:
- Sông Tích cắt ngang phần lãnh thổ huyện theo chiều từ bắc xuống nam
chia đôi huyện thành 2 vùng rõ rệt. Sông Tích là nguồn cung cấp nước quan
trọng cho sản xuất nông nghiệp của huyện.
- Các suối phát nguyên từ vùng núi Lương Sơn Hòa Bình như suối Linh
Khiêu. Suối Quan, Suối Thắng. Các suối này ngắn, chủ yếu cung cấp nước vào
mùa mưa, còn mùa mưa lưu lượng rất nhỏ.
4.2.4. Đánh giá đặc thù về khí tượng, thủy văn ảnh hưởng tới việc sử
dụng đất nông nghiệp, bố trí cơ cấu mùa vụ gieo trồng, khả năng tăng vụ và hệ
số sử dụng đất, phát triển chăn nuôi.
Khí tượng, thủy văn ảnh hưởng tới việc sử dụng đất nông nghiệp:
Đặc điểm khí tượng và thủy văn của huyện có một số thuận lợi đối với sử
dụng đất nông nghiệp. Tổng tích ôn cao trên 8000
0
c cho phép làm 3 vụ trong
năm, cho phép đa dạng hóa cây trồng vật nuôi. Mùa đông lạnh là điều kiện thuận
lợi để gieo trồng các giống cây trồng có nguồn gốc ôn đới, đặc biệt là loại rau
quả cao cấp.
4

Lượng mưa lớn là nguồn cung cấp nước dồi dào cho sản xuất nông
nghiệp. Hệ thống sông suối vừa là nguồn cung cấp nước, vừa là nguồn tiêu thoát
nước cực kỳ quan trọng của huyện.
Tuy nhiên, khí hậu và thủy văn cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất
nông nghiệp. Do lượng mưa lớn tập trung vào các tháng mùa mưa khiến cho
một số diện tích đất vùng đồng trũng bị ngập. Đây cũng là hạn chế trong việc bố
trí cây trồng. Mùa đông có thời kỳ nhiệt độ xuống thấp đòi hỏi sản xuất nông
nghiệp phải đặc biệt chú ý tới thời vụ gieo trồng một số loại cây trồng.
4.2. Điều kiện kinh tế xã hội:
4.2.1. Dân số và nguồn lao động:
Thạch Thất có 23 đơn vị hành chính với 1 thị trấn và 22 xã, dân số tính
đến năm 2010 là 182.000 người với 2 dân tộc kinh và mường. Trong tổng số dân
của huyện, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 59`% đây là nguồn lao động rồi
dào trong sản xuất nông nghiệp và sẽ là điều kiện tốt để phát triển thị trường sản
phẩm trên địa bàn huyện và là nguồn cung lao động lớn về số lượng để đáp ứng
nhu cầu lao động ngày càng tăng ở địa phương.
4.2.2. Điều kiện thị trường:
Do có vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, Thạch Thất được
đánh giá là huyện có nhiều lợi thế và phát triển thị trường địa phương.
Phần thứ 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1. Trồng trọt
Thạch Thất là huyện có diện tích nông nghiệp lớn, nhưng đồng ruộng ô
thửa manh mún chưa tập trung, bên cạnh đó địa hình phức tạp (có 3 xã miền núi,
9 xã bán sơn địa, 11 xã đồng bằng), phương thức canh tác chưa được tập chung,
chưa có sự quy hoạch tổng thể, trong các năm vừa qua việc hình thành các vùng
sản xuất tập trung cây nông nghiệp sản phẩm hàng hoá mới có những bước đầu
thử nghiệm ở một số xã như ( Đại Đồng, Hương Ngải… ). Hệ thống giao thông
nông thôn chưa được quan tâm cải tạo đúng mức, nhất là hệ thống giao thông
nội đồng chưa đáp ứng để đưa các khâu cơ giới hoá vào sản xuất canh tác nông

nghiệp. Nên nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp vẫn làm thủ công, dẫn đến
năng suất và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được công
sức người dân bỏ ra.
Trước những diễn biến khó khăn về thời tiết, rét đậm rét hại vào mùa
đông, hạn hán nắng nóng vào mùa hè, giá cả tiêu dùng thị trường bất lợi cho
việc đầu tư: máy móc, giống, phân bón, thuốc BVTV nhưng việc chỉ đạo gieo
trồng vụ xuân, vụ mùa, vụ đông vẫn đảm bảo đúng cơ cấu và thời vụ.
Riêng trong năm 2011: tổng diện tích trồng lúa là 9.478ha, sản lượng
57.921,08 tấn (vụ xuân; DT gieo trồng = 4764ha, năng suất = 63,2 tạ/ha, sản
5
lượng = 30108,48 tấn, vụ mùa: DT gieo trồng = 4714 ha, năng suất = 59 tạ/ha,
sản lượng = 27.812,6 tấn). Là năm có năng suất sản lượng lúa cao nhất từ trước
tới nay, đã cho thấy nông nghiệp của huyện đã từng bước phát triển tiến bộ cả về
cơ cấu và tiến bộ kỹ thuật.
*Trong đó tình hình sản xuất nông nghiệp các năm trước là:
Cây trồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
DT gieo
trồng
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
DT gieo
trồng
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
DT gieo

trồng
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Cây lúa 8.996 52.193,6 9.343,2 50.565,26 9.349 53.044,45
Cây ngô 192,5 605,84 447 1.846,8 491,2 2.106,2
Khoai lang 391 2.723,98 389 3.885,5 255,4 2.281,4
Rau các loại 425,72 4.472,38 757,5 6.866,1 656,2 11.034,7
Đậu các loại 394 383,5 773,6 1.205,2 533,9 834,7
Lạc 376,6 739,13
473
820 395 679,6
Trong năm 2010 đã thành lập được hội sinh vật cảnh đã đưa phong trào
sản xuất kinh doanh và chơi cây cảnh được nhân rộng ở nhiều xã góp phần đem
lại hiệu quả kinh tế và tạo ra được không gian môi trường xanh đẹp.
Nhờ việc tích lũy được kinh nghiêm trong sản xuất mà các sản phẩm nông
nghiệp ngày một tăng cao cả về sản lượng và chất lượng, giúp ổn định an ninh
lương thực trong nước và có su hướng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp ra
các nước trên thế giới. Nhưng vẫn còn những tồn tại nhất định; nông nghiệp
phát triển chưa bền vững, sức cạnh tranh, chưa phát huy tốt các nguồn lực;
chuyển dịch cơ cấu và đổi mới cách sản xuất còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất
nhỏ lẻ, phân tán chưa tập trung. Công nghiệp, dịch vụ trong sản xuất nông
nghiệp còn chậm, chưa quy hoạch hay quy hoạch chưa tổng thể, quy mô nhỏ,
chưa thúc đẩy được cơ cấu chuyển dịch kinh tế và lao động ở nông thôn. Chênh
lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn cao, số hộ nghèo còn nhiều,
khiến có nhiều vấn đề bức súc trong dân chúng.
2. Chăn nuôi - nuôi trồng thủy sản
Về chăn nuôi: Đã làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia
súc, gia cầm, thủy sản. Tăng cường công tác kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm

soát giết mổ, vận chuyển, kinh doanh gia súc gia cầm và các sản phẩm gia súc,
gia cầm. Thực hiện khuyến khích người dân chăn nuôi, giết mổ tập chung. Giá
trị sản xuất ngành chăn nuôi năm sau luôn ổn định và tăng so với năm trước, có
nhiều sản phẩm từ chăn nuôi đã được làm hàng xuất khẩu đi các nước trên thế
giới. Có nhiều mô hình chăn nuôi lợn, gà gia đình, trang trại theo phương pháp
6
công nghiệp và bán công nghiệp gắn với hệ thống sử lý bioga chất thải bảo vệ
môi trường.
- Về thủy sản: Đã xây dựng nhiều điểm mô hình nuôi cá có năng suất
phẩm chất và sản lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân,
như mô hình nuôi cá chim trắng theo phương thức chuyên canh tại xã Chàng
Sơn, 2 mô hình nuôi cá chép lai kết hợp cá rô phi đơn tính ở xã Thạch Xá và
Phú Kim, tổ chức trình diễn mô hình cá sấu tại trạm khuyến nông và xã Bình
Phú. Từ những hiệu quả kinh tế mà ngành nuôi trồng thủy sản đem lại nhiều bà
con nông dân đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu từ những vùng đất trũng
khó cấy lúa sang nuôi cá và các mô hình 1 lúa 1 cá đã dần đem lại hiệu quả kinh
tế cao cho người nông dân.
3. Lâm nghiệp
Thực hiện chính sách phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo môi trường
xanh sạch và trong lành; duy trì diện tích rừng hiện có trên địa bàn huyện
(2.509,59ha), thực hiện giao đất giao rừng cho cá nhân tự quản, trồng mới thêm
ở một số nơi cần thiết, tạo nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến lâm sản; hàng
độc mộc cao cấp, vật liệu xây dựng, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp truyền
thống…
Công tác phòng cháy chữa cháy đã được quan tâm đúng mức, về cơ bản
UBND huyện đã mua sắm các phương tiện, trang thiết bị, xây dựng các công
trình phục vụ PCCCR.
4. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản
xuất nông nghiệp.
Nhận rõ vai trò hết sức quan trọng hàng đầu của ngành nông nghiệp đối với

huyện Thạch Thất nói riêng và của cả nước nói chung là đã đảm bảo được an ninh
lương thực cho đất nước và ít bị ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trong nhưng năm qua Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã quan tâm đầu tư phát
triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Giúp nông dân làm giàu từ mảnh đất của
mình, bằng các biện pháp như đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
mới vào sản xuất nông nghiệp; hàng năm huyện đã đầu tư hỗ trợ đưa các giống
cây rau màu, lúa tiến bộ, các cây, con mới có chất lượng cao, năng suất ổn định
vào sản xuất. Huyện đã có các văn bản ghi nhớ với Viện cây lương thực và thực
phẩm về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, các giống mới vào sản xuất nông
nghiệp Trong đó có việc khuyến khích đầu tư các loại máy móc phục vụ cho sản
xuất, từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu sức lao
động cho nông dân. Trong năm 2011 huyện đã đầu tư 100% mua máy móc cho 6
xã bao gồm các máy: làm đất, máy phun thuốc BVTV và đặc biệt là mua 2 máy
gặt đập liên hợp cho 2 xã Đại Đồng và Hương Ngải. Đã từng bước tiến đến công
nghiệp hóa hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp nông thôn.
5. Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đây là yếu tố nền tảng, tạo
tiền đề cho quá trình phát triển, là trọng điểm xuyên suốt trong quy hoạch phát
7
triển 10 - 15 năm tới. Ưu tiên đầu tư hoàn thiện mạng lưới giao thông và hệ
thống thuỷ lợi. Tiếp tục xây dựng các mạng lưới điện, cấp nước, bưu chính viễn
thông. Các cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp và cơ sở sản xuất giống cây
trồng, vật nuôi mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ chưa đủ đáp ứng nhu cầu trên
toàn huyện, phần lớn vẫn nhập từ các nơi khác.
- Về hệ thống đường giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp;
Trên địa bàn huyện có 13km tuyến quốc lộ và 22km tỉnh lộ đi qua hiện đang
được nâng cấp. Các tuyến giao thông liên xã, liên thôn cũng đang dần được khắc
phục để đáp ứng nhu cầu phát triển. Tại 22 xã có 948,63 km giao thông nông
thôn, đã trải nhựa hoặc đổ bê tông được 319,93 km (33,68%) trong đó 174,36
km (54,57%) còn tốt, 145,17 km(45,43%) xuống cấp và 629,11 km (66,32%) là

đường cấp phối hoặc đường đất. Về thủy lợi; Số trạm bơm do xã quản lý tại 22
xã là 92 trạm bơm trong đó 38 trạm đang sử dụng tốt, 54 trạm xuống cấp cần cải
tạo nâng cấp. Các kênh mương do xã quản lý hiện có 386,78 km, đã kiên cố hóa
50,27 km (13%) trong đó có 19,88 km (39,55%) còn tốt, 30,39 km (60,45%)
xuống cấp và 336,51 km (87%) mương đất cần kiên cố hóa…
Được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND, HĐND hàng năm có nhiều đầu
tư cho phát triển nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi. Nhưng vẫn chỉ đáp ứng
được khoảng 70% nhu cầu đi lại vận chuyển của người dân, hàng năm đều có
các đợt kiểm tra rà soát diện tích miễn thủy lợi phí để có các biện pháp khắc
phục sự cố đê, sông và các kênh mương tưới tiêu. Năm 2011 có 100% diện tích
rau, hoa, lúa thâm canh có hệ thống tưới tiêu chủ động. Quan tâm xây dựng hệ
thống giao thông nông thôn và giao thông thủy lợi nội đồng, đặc biệt là các xã
còn khó khăn; như 3 xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đòi hỏi phải
nâng cao đời sống; văn hóa, kinh tế… theo kịp yêu cầu phát triển của kinh tế,
văn hóa- xã hội của thủ đô, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu nghị
quyết đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XV, nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện
lần thứ XXII nhiệm kỳ 2010- 2015.
- Về hệ thống điện; Là vấn đề lớn cần quan tâm hiện nay; Trên địa bàn
huyện hiện nay 100% người dân được dử dụng điện, hệ thống điện trên toàn
huyện đang cần sự cải tạo và nâng cấp, xây mới các trạm biến áp, các cột điện
và hệ thống dây điện quy hoạch lại cho phù hợp với hệ thống giao thông….
- Về thông tin tuyên truyền: Bám sát các nhiệm vụ chính trị và các
chương trình công tác của huyện và thành phố, UBND huyện đã chỉ đạo các
ngành, các cơ quan, đơn vị, UBND xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, tổ chức thực
hiện tốt công tác tuyên truyền về các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương, tuyên truyền về các mục tiêu
kinh tế- xã hội. UBND huyện đã giao phòng văn hóa và thông tin theo chức
năng, nhiệm vụ chủ động xây dựng kế hoạch, tham mưu văn bản chỉ đạo chỉ đạo
các cơ quan đơn vị, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng
nhiều hình thức đến với nhân dân toàn huyện đạt hiệu quả.

Bên cạnh những cái đã đạt được thì còn nhiều vấn đề về cơ sở hạ tầng
phục vụ sản xuất nông nghiệp rất cần các cấp chính quyền quan tâm đầu tư đúng
8
mức; cần có các hệ thống sân kho, bến bãi, nhà lưới, nhà lạnh… tại các vùng sản
xuất tập trung, hệ thống thủy lợi, giao thông công cộng, giao thông nội đồng ở
các xã, thị trấn trên toàn huyện.
6. Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội huyện Thạch Thất.
Bảng tổng hợp thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Thạch Thất
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011
1.Tổng giá trị sản
xuất
Triệu
đồng
1.703.961 1.866.723 2.057.840 2.338.575 2.644.153
Nông lâm thủy sản Triệu
đồng
318.936 330.764 345.715 359.545 388.680
Công nghiệp- TTCN-
XD
Triệu
đồng
1.099.046 1.214.835 1.352.164 1.556.990 1.768.740
Thương Mại dịch vụ
du lịch
Triệu
đồng
285.979 321.124 359.961 422.040 486.733
2. Tổng diện tích gieo
trồng
ha 13.940 10.291,6 11547 1.106,52 11.555

Diện tích lúa ha 9.770 8.996 9.343 9.349 9.478
Diện tích màu ha 2.184 420,5 528 599 1250
Diện tích cây vụ đông ha 1986 875,12 1676 1108,2 827
3. T. SL lương thực Tấn 52.667 52731 52.745 55.745 60.059
Thóc Tấn 51.221 52.151 50.570 53.040 57.921
Ngô Tấn 1446 580 1.138 2.705 2.138
4. Năng suất lúa
Lúa xuân Tạ/ ha 50,7 60,29 57,2 60,3 63,2
Lúa mùa Tạ/ ha 54,1 55,84 50,8 53,1 59
5. Chăn nuôi
- Tổng đàn lợn Con 79.190 72.497 77.130 79.772 86.168
Sản lượng thịt hơi
- Tổng đàn trâu Con 4.540 4.835 4.960 5.087 5.135
- Tổng đàn bò Con 9.475 6.866 7.273 7.522 7.067
Trong đó bò sữa Con 25 25 27 30 35
- Tổng đàn gia cầm Con 669.000 597.000 632.498 703.950 776.330
6. Cơ cấu ngành nông
nghiệp
9
Trồng trọt % 49,7 47 47,3 49,6
Chăn nuôi % 50,3 53 52,7 50,4
Qua bảng tổng hợp kinh tế xã hội của huyện, cho ta thấy tình hình phát
triển kinh tế xã hội của toàn huyện năm trước luôn tăng so với
Còn nhiều vấn đề tồn tại: Hạ tầng cơ sở ở các xã còn hạn chế, quy hoạch
và quản lý quy hoạch phát triển nông nghiệp còn nhiều bất cập, tình trạng phát
triển nông nghiệp còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Môi trường nông thôn đang dần
đi xuống và ô nhiễm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hiệu quả chưa cao, đặc biệt là công
nghiệp và dịch vụ. Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng
bằng và miền núi vẫn còn cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo hàng năm vẫn chưa đạt

chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.
Phần 3. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
I. NỘI DUNG
1. Quan điểm về phát triển nông nghiệp bền vững
Quan điểm tổng thể là: “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các
nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của
các thế hệ tương lai”, phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời trên
các phương diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng,
công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên
được duy trì bền vững. Có nghĩa là phát triển đồng thời cả ba mặt: kinh tế, xã
hội, môi trường.
Nông nghiệp nước ta đã chải qua các thời kỳ phát triển của lịch sử, ở mỗi
thời kỳ lịch sử lại gắn với những đặc trưng phát triển nông nghiệp riêng nói lên
đặc điểm hình thái kinh tế nông nghiệp ở từng thời đại. Từ một nên nông nghiệp
lạc hậu, chỉ mang tính tự cung tự cấp, lương thực còn chưa đủ phục vụ nhu cầu
hàng ngày, nước ta đã dần đưa nền nông nghiệp lên tầm cao mới, sản lượng
lương thực tăng cao và đa dạng các sản phẩm và đã thành một nước xuất khẩu
gạo lớn trên thế giới.
Như vậy phát triển nông nghiệp bền vững là đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp theo hướng công nghiệp - hóa hiện đại hóa, tăng năng suất, chất lượng,
và sản lượng cây trồng trên đơn vị diện tích mà không làm tổn hại đến tài
nguyên thiên nhiên.
Chuyển dần các vùng sản xuất theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa
tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp; hình thành các vùng sản xuất lúa chất
lượng cao, vùng trồng rau theo tiêu chuẩn RAT, vùng trồng hoa chất lượng cao
vv tận dụng các nguồn lợi của từng vùng mà phát huy thế mạnh của vùng, đầu
10
tư thâm canh đúng mang lại hiệu quả cao nhất. Chuyển đổi vùng đất trũng, các
vùng trồng lúa năng suất thấp, sang các mô hình phát triển có giá trị kinh tế cao.

Tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp bằng cách làm ra các sản phẩm nông
nghiệp theo hướng hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường
lớn; các đô thị lớn trong nước và hướng xuất khẩu ra các nước trên thế giới.
Phát triển nông nghiệp cần có sự kết hợp hài hòa giữa 4 nhà; nhà nước,
nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Các cấp chính quyền, các ngân
hàng, các doanh nghiệp tư nhân cần có những chính sách hỗ trợ về vốn, các
ngân hàng hỗ trợ vay vốn lãi xuất thấp, các doanh nghiệp thu mua các sản phẩm
nông nghiệp không qua thương lái mà thu mua trực tiếp của người dân giúp bình
ổn giá nông phẩm, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân vừa
nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp.
Nâng cao vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị -
xã hội ở từng xã vào cuộc thực hiện dồn điền đổi thửa tạo "mặt bằng" thuận lợi
cho việc sản xuất nông nghiệp, đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp.
Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo
đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng
đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng
kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Nước ta
có điều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển nhanh cũng đang đặt ra hết
sức cấp thiết. Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh
để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải
luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh
tế - xã hội.
Kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới. Đổi mới chính trị phải đồng bộ
với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trong
Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương để thúc đẩy đổi mới
toàn diện và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng

nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh. Lấy việc thực hiện mục tiêu này làm tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu
quả của quá trình đổi mới phát triển.
2. Chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững
Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật
chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự
đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết
hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã
hội và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất
yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người.
11
Ðẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; xây
dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp; tăng cường tiềm lực khoa học và công
nghệ trong nông nghiệp; tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống
thuỷ lợi định hướng phát triển chiến lược của ngành nông nghiệp ta có thể chú
trọng, tập trung các mặt sau:
Ðẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn:
theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị
trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu của ngành,
nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước và thế giới.
Chú trọng cơ giới hóa ở nông thôn. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến
gắn với vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia công và
dịch vụ; liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trên từng địa bàn và trong
cả nước.
Tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn. Quy
hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả việc sử dụng quỹ đất, nguồn nước, vốn rừng
gắn với bảo vệ môi trường. Quy hoạch các khu dân cư, phát triển các thị trấn,
các điểm văn hoá ở làng xã; nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, xây
dựng cuộc sống dân chủ, công bằng, văn minh ở nông thôn.

Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp: Ðiều chỉnh quy hoạch
sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, tăng năng suất đi
đôi với chất lượng. Bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống. Xây
dựng các vùng sản xuất tập trung lúa hàng hóa, ngô làm thức ăn chăn nuôi, rau
theo tiêu chuẩn RAT, hoa quả có giá trị kinh tế cao,… tận dụng điều kiện thích
hợp của các địa bàn khác để sản xuất lương thực có hiệu quả. Nâng cao giá trị
và hiệu quả xuất khẩu gạo. Có chính sách bảo đảm lợi ích của người nông dân
sản xuất lương thực. Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia
súc, gia cầm, mở rộng phương pháp nuôi công nghiệp gắn với chế biến sản
phẩm; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp. Ðầu tư cải tạo đàn
giống, tăng cường công tác thú y; phát triển đàn bò thịt, sữa và các cơ sở chế
biến thịt, sữa; tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Phát huy lợi thế của thuỷ sản; diện tích mặt nước thả cá là 610ha; phát
triển mạnh nuôi, trồng thuỷ sản, thực hiện các mô hình chuyên canh nuôi cá.
Xây dựng các mô hình chuyển đổi, kết hợp mô hình lúa – cá tăng giá trị kinh tế
trên đơn vị diện tích.
Duy trì diện tích rừng hiện có trên địa bàn huyện và thực hiện phủ xanh
đất trống đồi núi trọc, tăng tỷ lệ che phủ của rừng, tăng diện tích cây xanh trên
các tuyến đường tạo bóng mát và cải thiện môi trường. Kết hợp phát triển lâm
nghiệp với nông nghiệp ở các xã có rừng, có những chính sách để hỗ trợ phát
triển thêm diện tích rừng, nâng cao cải thiện môi trường trong lành.
Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp: nhất là
công nghệ sinh học kết hợp với công nghệ thông tin. Chú trọng tạo và sử dụng
12
giống cây con có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Ðưa nhanh công nghệ mới
vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp. Hạn chế việc sử dụng hóa chất độc hại trong nông nghiệp. Xây
dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao. Tăng cường đội ngũ, nâng cao
năng lực và phát huy tác dụng của các cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư.

Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thủy lợi: kiểm soát
lũ, bảo đảm tưới tiêu an toàn, chủ động cho sản xuất nông nghiệp (kể cả cây
công nghiệp, nuôi trồng thủy sản) và đời sống nông dân. Cùng với các giải pháp
hạn chế tác hại thiên tai, phải điều chỉnh quy hoạch sản xuất và dân cư thích
ứng với điều kiện thiên nhiên. Nâng cao năng lực dự báo thời tiết và khả năng
chủ động phòng chống thiên tai, hạn chế thiệt hại. Hoàn thành xây dựng các
công trình thuỷ lợi kết hợp với phòng tránh lũ ở các đê, sông.
Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn: Hình thành các
khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng
nghề gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Chuyển một phần doanh
nghiệp gia công (may mặc, da giày ) và chế biến nông sản ở thành phố về nông
thôn. Có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào
phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
Trên cơ sở chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành,
nghề khác, từng bước tăng quỹ đất canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp, mở
rộng quy mô sản xuất, tăng việc làm và thu nhập cho người dân nông thôn.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ và giải pháp chung
Tập trung phát triển nông nghiệp hiện đại; đưa nhanh các tiến bộ khoa học
kỹ thuật mới, đưa cơ giới hóa vào sản vào sản xuất nông nghiệp tạo ra năng
suất, chất lượng. Trọng tâm của phát triển nông nghiệp bền vững là chuyển nông
nghiệp tự túc, tự cấp sang sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, từ sản xuất truyền
thống sang sản xuất hiện đại cơ giới hóa, tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi,
các ngành nghề, dịch vụ nhằm đảm bảo thu nhập cho người nông dân. Một nền
nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống bền vững về mặt sinh thái, có
tiềm lực vế kinh tế, có khả năng thoã mãn những nhu cầu của con người mà
không làm huỷ diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường.
Tổng quan tình hình phát triển kinh tế của huyện là; thu nhập của người
dân vẫn còn chưa cân bằng, do nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn và chiếm
một lực lượng lớn trong sản xuất nông nghiệp. Do vây, phát triển nông nghiệp là

nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu của huyện, nông nghiệp có phát triển được, có
tăng trưởng được thì mới thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo và bền
vững. Nông nghiệp nuôi sống chúng ta và có tăng trưởng được thì mới tạo ra các
sản phẩm dư cung cấp nguồn nguyên nhiên liệu cho các ngành công nghiệp phát
triển.
13
Trước tình hình kinh tế có nhiều biến động; giá cả các mặt hàng tiêu dùng
thiết yếu; xăng dầu, máy móc…tăng cao, trong khi đó các mặt hàng nông sản
tăng chưa phù hợp với giá trị của nó mang lại. Do vây, việc bình ổn giá các sản
phẩm nông nghiệp cho người nông dân là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách
cần được các cấp chính quyền, cơ quan chức năng liên quan phải vào cuộc giải
quyết nhanh việc bình ổn giá cho người dân.
Tăng năng suất, chất lượng của các cây trồng đến mức năng suất tiềm
năng của mỗi loại cây, mỗi giống cây là nhiệm vụ hàng đầu của người làm nông
nghiệp. Như vây, cần có những giải pháp thiết thực vào sản xuất nông nghiệp;
đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, đẩy nhanh
công nghiệp hóa hiện đại hóa, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp giúp
giảm sức lao động, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, chuyển giao các tiến bộ
kỹ thuật tiên tiến, các giống mới năng suất, phẩm chất tốt vào sản xuất…
Nâng cao vai trò của các HTX nông nghiệp; trong 5 năm qua HTX nông
nghiệp đã có những kết quả hoạt động tốt; thực hiện được vai trò điều hành, các
khâu dịch vụ chủ yếu phục vụ sản xuất,… Nhưng kết quả vẫn chưa thực sự phát
huy hết tiềm năng lợi thế cần đạt được của một HTX nông nghiệp. Nhiệm vụ
của các HTX nông nghiệp là phải gần dân, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng
của dân, để có những cách thức đổi mới phù hợp với xu hướng phát triển, phát
huy hết chức năng, nhiệm vụ của mình, tiếp tục phát huy những cái đạt được và
không ngừng đổi mới, phải làm sao cho HTX nông nghiệp của một đất nước xã
hội chủ nghĩa sẽ tiến bộ hơn.
Vấn đề lớn của xã hội hiện nay mà toàn thế giới đang quan tâm và đang
chung tay cùng nhau giải quyết là vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.

Như vậy, nhiệm vụ của phát triển nông nghiệp bền vững là phát triển, tăng
trưởng cao nhưng không làm tổn hại, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Thực hiện
nông nghiệp sạch, an toàn, chất lượng…theo tiêu chuẩn RAT.
2. Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể
Nhiệm vụ và giải pháp về phát triển nông nghiệp: Nông nghiệp bền
vững là một hệ thống trong đó con người tồn tại và sử dụng những nguồn năng
lượng không độc hại, tiết kiệm và tái sinh năng lượng, sử dụng nguồn tài nguyên
phong phú của thiên nhiên mà không phá hoại những nguồn tài nguyên đó, con
người là vai trò trung tâm trực tiếp tác động lên sự phát triển. Nhiệm vụ chủ đạo
của sản xuất nông nghiệp hàng năm là tăng năng suất, chất lượng nông phẩm,
không làm giảm độ phì nhiêu của đất.
Vấn đề chung và là mong muốn thiết thực của người dân là nâng cao chất
lượng cuộc sống, như vậy phát triển nông nghiệp bền vững là phải làm giàu cho
người nông dân từ chính mảnh đất của mình và ổn định; cần có những chính
sách đầu tư, khuyến khích: như xây dựng các mô hình phát triển phù hợp với
đặc điểm của từng tiểu vùng, chính sách hỗ trợ các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
giống mới phẩm chất, chất lượng tốt vào sản xuất. Các ngân hàng chính sách
trên địa bàn huyện hỗ trợ người dân vay vốn dài hạn với lãi xuất ưu đãi nhất, thủ
14
tục đơn giản, hợp lý, các doanh nghiệp tư nhân thu mua trực tiếp với người dân
các sản phẩm nông nghiệp mà không qua thương lái, giúp bình ổn giá.
Đầu tư các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất( máy cày, máy cấy, các
giống cây trồng tiến bộ kỹ thuật…) đưa nhanh cơ giới hóa vào sản xuất nông
nghiệp giảm sức lao động cho hiệu quả kinh tế cao. Tiến hành dồn điền đổi thửa,
tập trung quỹ đất, quy hoạch thành các vùng sản xuất hàng hóa như lúa hàng
hóa, hoa, rau an toàn, hay vùng trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác.
Nhân rộng và phát triển mô hình trồng hoa cây cảnh, đây là mô hình mang hiệu
quả kinh tế cao.
Mở rộng và phát triển các trang trại chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, lấy
chăn nuôi lợn, gia cầm, bò sữa, bò thịt làm trọng tâm. Sử dụng các loại giống

cho năng suất cao như lợn siêu nạc, gà siêu trứng, đồng thời Zebu hóa đàn bò,
sind hóa đàn bò để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Mở rộng, phát triển mô hình
VAC tận dụng tối đa nguồn thức ăn, chất thải, đồng thời thân thiện với môi
trường xung quanh. Cần phát triển các ao nuôi cá, đồng thời mở rộng các mô
hình thủy sản có giá trị như mô hình nuôi ếch, nuôi ba ba, nuôi cá sấu,… mang
lại thu nhập cao.
Các cấp chính quyền cần quan tâm hơn đến việc tìm ra các cách thức giúp nông
nghiệp huyện phát triển ngày càng đi lên; như chính sách các ngân hàng cho dân
vay vốn ưu đãi, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản
thông qua các hợp đồng ghi nhớ giúp bình ổn giá cho dân, tức là sự cần thiết của
sự liên kết giữa 4 “nhà” (Nhà nước-nhà nông-nhà khoa học-nhà doanh nghiệp)
trong sản xuất- chế biến- tiêu thụ. Mô hình liên kết bốn nhà đuợc thể hiện các
chức năng và nhiệm cụ thể như sau:
Nhà nước: Nhà nước tham gia vào mối liên kết với vai trò hỗ trợ, điều phối
thông qua các chính sách khuyến khích và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy
hoạch vùng nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương
mại, đồng thời là người kiểm tra, giám sát và bảo đảm tính pháp lý cho việc thực
hiện hợp đồng giữa các bên.
Nhà Nông: Nhà nông trực tiếp làm ra sản phẩm, ký kết hợp đồng với doanh
nghiệp và được nhà khoa học hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật tăng năng
suất và được nhà nước hỗ trợ về chính sách vay vốn trong sản xuất nông nghiệp
Nhà Khoa Học: khoa học giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình liên kết. Họ
chính là người giúp nông dân ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để
nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán và tăng sức
cạnh tranh của hàng hoá.
Nhà Doanh Nghiệp: Doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, chủ động ký kết hợp
đồng, hỗ trợ vay vốn và vật tư nông nghiệp, thực hiện bao tiêu sản phẩm với giá
thỏa thuận bảo đảm lợi ích của cả hai bên.
Giải pháp về CN - TTCN, TM – DV: Một trong những mục tiêu phát
triển nông nghiệp bền vững là tạo ra sản phẩm nông nghiệp hàng hóa phải gắn

với thị trường, phát huy ngành TM- DV tạo ra sự cạnh tranh công bằng chiến
lược thị trường, đổi mới nền nông nghiệp theo cơ chế thị trường. Xây dựng quy
hoạch hợp lý các khu chợ nông thôn giúp người dân có thể giao lưu buôn bán
15
các mặt hàng sản phẩm nông nghiệp. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là
dịch vụ có giá trị cao, đầy tiềm năng và có sự cạnh tranh lớn. Tiếp tục thực hiện
công nghiệp hóa- hiện đại hóa giúp các cơ sở CN- TTCN phát triển, nâng cao
vai trò giúp phát triển đồng bộ. Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo
hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, cơ cấu lại sản xuất CN-
TTCN quy hoạch hợp lý các khu công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ
cao, cơ- kim khí. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông
thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng
công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu. Hoàn thành việc xây dựng các khu
công nghệ cao và triển khai xây dựng một số khu nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và
đổi mới công nghệ. Thực hiện phân bố công nghiệp hợp lý trên toàn huyện, bảo
đảm phát triển cân đối và hiệu quả. Trên cơ sở đó phải nghiêm chỉnh chấp hành
các quy định về môi trường, không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, đòi hỏi
phải đổi mới công nghệ công nghiệp ít, hoặc không gây nguy hại cho môi
trường. Trong cơ cấu kinh tế huyện; TM- DV chiếm khoảng 18% tỷ trọng, trên
toàn huyện có 14 chợ loại III, trong đó 4 chợ cấp vùng và 10 chợ ở các xã, ngoài
ra còn nhiều chợ cóc, chợ tạm tại các khu dân cư gây nhức nhối trong vấn đề
giao thông, cần được quy hoạch lại, cần đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở vật của
các chợ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nông thôn.
Xây dựng nông thôn mới: Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức
cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và
trách nhiệm xây dựng nông thôn mới. Thực hiện khẩu hiệu “ toàn dân chúng sức
xây dựng nông thôn mới” huy động mọi nguồn lực góp phần xây dựng nông
thôn ngày càng giàu đẹp, văn minh, trong sạch. Phát huy những cái đạt được,
đổi mới có hiệu quả các phương thức, cách thức có hiệu quả cao nhất.
Từng bước nâng cao đời sống nhân dân: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ

tầng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội. Chú trọng nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất để
tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; Phát triển nhanh công tác nghiên cứu khoa
học công nghệ, trên cơ sở đó ứng dụng vào sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực;
Đổi mới cơ chế, chính sách, huy động mọi nguồn lực để đầu tư cho nông nghiệp,
nông dân, nông thôn; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước
trong việc xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống cho nông dân
Phát triển bền vững hài hòa kinh tế, XH – MT: Thực hiện cơ cấu lại nền
kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với yêu cầu
phát triển của huyện. Gắn phát triển kinh tế với môi trường, từng bước ứng dụng
công nghệ sạch vào các ngành kinh tế của huyện. Đến năm 2015 các cơ sở sản
xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị
giảm ô nhiễm. Cải tạo nâng cấp các hệ thống tiêu thoát nưới mưa, nước thải trên
toàn huyện.
Phần 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
16
1. Cấp huyện
- UBND huyện xây dựng đề án, trình HĐND phê duyệt và thành lập ban
chỉ đạo thực hiện đề án, các tổ chức công tác giúp việc ban chỉ đạo.
- Ban chỉ đạo tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch tổ chức
thực hiện, tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả chỉ đạo, tổ chức thực hiện đề án ở
các xã, thị trấn. Kịp thời điều chỉnh, bổ sung những phát sinh trong khi thực hiện
đề án, rút ra kinh nghiệm để tổ chức thực hiện tốt giai đoạn tiếp theo. Tiến hành
sơ kết tổng kết quá trình thực hiện đề án.
*Phòng kinh tế: là cơ quan thường trực, trụ trì, phối hợp với các phòng,
ban ngành, đoàn thể có liên quan, UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực
hiện đề án.
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm đến các xã, thị
trấn, xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ thực hiện đề án. Định kỳ báo cáo

UBND, ban chỉ đạo tiến độ, kết quả thực hiện đề án.
*Đài phát thanh huyện: Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến đến
từng địa phương trên địa bàn huyện, về các chính sách, kế hoạch thực hiện của
huyện.
*Phòng Tài chính- kế hoạch: Xây dựng kế hoạch ngân sách hàng năm
báo cáo UBND huyện cấp kinh phí đảm bảo thực hiện đề án đúng tiến độ.
*Phòng Tài nguyên và môi trường: Tham mưu cho UBND huyện chỉ
đạo các xã, thị trấn lập quy hoạch đất để xây dựng các cơ sở phục vụ nông
nghiệp, các mô hình sản xuất…
*Phòng Nội vụ: Tham mưu cho UBND huyện kế hoạch tuyển dụng, bố
trí đội ngũ cán bộ làm nông nghiệp. Tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng cán
bộ nông nghiệp từ huyện đến xã, thị trấn để phục vụ quy hoạch cán bộ và đưa đi
đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo cán
bộ nông nghiệp có năng lực, trình độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
*Phòng Quản lý đô thị: Chủ trì, phối hợp với phòng Kinh tế các cơ quan
liên quan để quy hoạch, thẩm định hồ sơ xây dựng, kiểm tra, rà soát các mô hình
chăn nuôi.
*Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân: Căn cứ chức năng nhiệm
vụ, xây dựng và triển khai thực hiện đề án tại đơn vị mình, tuyên truyền vận
động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên gương mẫu tham gia các hoạt động
theo nội dung đề án.
2. Cấp xã
- Thành lập ban chỉ đạo thực hiện đề án tại địa phương.
- Quy hoạch và đầu tư xây dựng các cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp
theo tiêu chuẩn của huyện, thành phố Hà Nội giao, phù hợp với quy hoạch của
địa phương. Đầu tư nâng cấp các hệ thông giao thông đặc biệt là giao thông nội
đồng
17
- Tăng cường công tác tuyên truyền đến các thôn, vận động thực hiện tốt
các nội dung của đề án, thực hiện nếp sống văn minh.

II. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Giai đoạn 2011- 2013
Tổ chức tuyên truyền triển khai đề án đến các cơ quan, đơn vị, các xã,
thị trấn. Hoàn thành các quy hoạch và các hạng mục công trình phục vụ
sản xuất nông nghiệp.
2. Giai đoạn 2013- 2015
Tiếp tục thực hiện các mục tiêu đề án. Nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
vụ nông nghiệp, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao
chất lượng của đội ngũ cán bộ từ huyện đến các xã, thị trấn. Cơ bản
đưa nông nghiệp huyện lên mức tiên tiến trong toàn thành phố.
3. Định hướng đến năm 2020
Bước đầu nông nghiệp huyện tiến lên công nghiệp hóa hiện đại hóa;
các tiến bộ kỹ thuật đã được thực hiện trên toàn huyện, cơ giới hóa được
80% trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp huyện cơ
bản quy hoạch được nhiều vùng sản xuất tập trung, phát triển mạnh các
mô hình chuyển đổi. Không ngừng nâng cao đời sông văn hóa tinh thần
cho nhân dân trong huyện, kinh tế ổn định, văn minh.
Trong chiến lược thực hiện đề án sẽ từng bước nâng cao hiệu quả,
năng suất, khả năng tăng trưởng của nông nghiệp, tạo ra nguồn lao động
nông nghiệp ở nông thôn có tay nghề, kinh nghiệm cao hơn tạo ra năng
suất, chất lương nông phẩm tăng. Để hướng đến các mục tiêu kinh tế xã
hội, môi trường, phù hợp, từng bước nâng cao đời sông cho người dân.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Trong giai đoạn 2011- 2020 huyện thạch thất triển khai công tác xây
dựng nông thôn mới, nông nghiệp là một trong những ngành mũi nhọn
quan trọng của huyện giúp đưa kinh tế toàn huyện phát triển, từng bước
nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất cho nhân dân toàn huyện.
Đề án này sẽ giúp có những chiến lược phát triển nông nghiệp và

nông thôn toàn huyện, sẽ giải quyết những vấn đề hiện đại hóa nông
nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Đưa nền nông nghiệp huyện dần
18
lên đạt những kết quả cao tiến đến là sản xuất đạt năng suất, chất lượng
đạt được năng suất, chất lượng tiềm năng của mỗi giống cây, con mới.
Tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có sức cạnh tranh cao. Thúc
đẩy nền kinh tế toàn huyện phát triển.
Để nền nông nghiệp huyện phát triển được thì cần sự chung tay,
chung sức của mọi tầng lớp nhân dân trong toàn huyện, đặc biệt là các cấp
chính quyền, các ban ngành có liên quan, các cấp xã, thị trấn quan tâm
đúng mức để giúp kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển.
II. KIẾN NGHỊ
Trên đây là đề án “ Phát triển nông nghiệp bền vững giai đoạn 2011-
2015, định hướng đến năm 2020”. UBND huyện yêu cầu các phòng, ban,
ngành, UB MTTQ, UBND các xã, thị trấn, các đoàn thể nhân dân trong
huyện cùng phối hợp triển khai đề án đạt hiệu quả cao./.
Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH
- Sở nông nghiệp & PTNT; để b/c PHÓ CHỦ TỊCH
- TT Huyện ủy- HĐND huyện;
- Chủ tịch, các PCT UBND huyện;
- Các ban ngành liên quan;
- UBND, HTX NN các xã, thị trấn;
- Chánh, phó VP HĐND, UBND;
- Lưu. Chu Đại Thành
19

×