Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Bao cao tong ket đề án phát triển kinh tế vườn rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 54 trang )

UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
--------------------------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ ÁN
“GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU ĐẾN NĂM 2020
VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025”

Cơ quan chủ trì Đề án: Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
Chủ nhiệm Đề án: Th.S Đinh Thị Hoa Mỹ

Đà Nẵng, tháng
i 10 năm 2016


MỤC LỤC

i


Nội dung

Trang

Mở đầu

1


Tính cấp thiết của Đề án

1

Căn cứ pháp lý để xây dựng Đề án

2

Mục tiêu của Đề án

4

Phạm vi và đối tượng áp dụng

4

Phần thứ nhất: Thực trạng sản xuất nông nghiệp đô thị và tiêu thụ nông
sản trên địa bàn quận trong những năm qua

5

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển
nông nghiệp đô thị

5

Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, xã hội đến phát triển NNĐT

6


Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận

7

Trồng trọt

8

Chăn nuôi

12

Nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào

13

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

13

Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nơng nghiệp

14

Tình hình tiêu thụ các mặt hàng nông sản do người dân địa phương sản
xuất

15

Những vấn đề đặt ra trong phát triển NNĐT trên địa bàn quận và nguyên

nhân

16

Kinh nghiệm phát triển NNĐT

19

Ở các nước

19

Trong nước

20

Một số bài học kinh nghiệm

23

Phần thứ hai: Phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận Liên Chiểu đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025

24

Quan điểm, mục tiêu

24

Quan điểm


24

Mục tiêu chung

24

Mục tiêu cụ thể

24

Đề xuất một số mô hình thí điểm giai đoạn 2017-2020 và nhân rộng đến
năm 2025

26

ii


Nội dung

Trang

Đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025

27

Một số giải pháp và cơ chế, chính sách chung


27

Giải pháp và cơ chế, chính sách trong từng lĩnh vực

29

Phần thứ ba: Tổ chức thực hiện

35

Thời gian thực hiện đề án và kinh phí thực hiện

35

Kế hoạch tổ chức thực hiện

35

Kết luận và kiến nghị

36

Tài liệu tham khảo

37

Phụ lục 1

38


Phụ lục 2

43

Phụ lục 3

45

iii


Một số hình ảnh
Hình 1. Vùng sản xuất lúa tại phường Hịa Hiệp Bắc
Hình 2. Vùng sản xuất rau ở Hịa Hiệp Nam
Hình 3. Nhà làm nấm tại Hịa Minh
Hình 4. Mơ hình nơng nghiệp xanh theo chiều thẳng đứng tại Singapore
Hình 5. Mơ hình trồng hoa lili tại Hà Nội
Hình 6. Mơ hình trồng hoa lan trong nhà lưới tại TP.HCM

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CP
NNĐT


TC-KH
TTg
UBND

Chính phủ

Nơng nghiệp đơ thị
Nghị định
Quyết định
Tài chính – Kế hoạch
Thủ tướng chính phủ
Ủy ban nhân dân

iv


MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của Đề án
Quận Liên Chiểu nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Đà Nẵng với địa
hình khá đặc trưng, đa dạng về các loại hình kinh tế; bao gồm: sản xuất nơng
nghiệp, hoạt động kinh tế rừng, công nghiệp, thương mại, dịch vụ…Trong những
năm qua, với định hướng phát triển kinh tế quận theo hướng Công nghiệp - Tiểu
thủ công nghiệp, Thương mại- Dịch vụ và Nơng nghiệp và q trình chỉnh trang
đơ thị cùng với cơng nghiệp hóa diễn ra khá mạnh mẽ trên địa bàn quận đã làm
cho diện tích đất nơng nghiệp trên địa bàn quận hiện nay giảm đáng kể. Cụ thể:
diện tích đất nơng nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu hiện từ 245 ha (2010)
xuống còn 65,5 ha (năm 2014); trong đó: đất trồng lúa: 25,5 ha; diện tích cịn lại
là đất trồng cây lương thực, thực phẩm các loại. Tuy nhiên, diện tích đất nơng
nghiệp cịn lại này cũng chưa được quy hoạch ổn định. Do đó, cơ sở hạ tầng
phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa được đầu tư đồng bộ đã làm cho việc sản
xuất trở nên khó khăn dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao, chưa phát huy được
lợi thế của từng vùng, từ đó làm cho thu nhập của người dân khơng ổn định.
Để tăng thu nhập, người dân địa phương đã tự học hỏi và triển khai một số
mơ hình chăn nuôi, trồng trọt, chẳng hạn như: trồng nấm, nuôi ếch giống, ni cá
cảnh giống, trồng hoa… Song song đó, các ngành chức năng, hội đoàn thể của
quận và thành phố đã triển khai một số chương trình tập huấn, hỗ trợ nông dân

chuyển đổi phương thức sản xuất cũng như xây dựng các mơ hình nơng nghiệp
phù hợp. Cụ thể như: tập huấn kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh, hỗ trợ khai hoang,
tận dụng đất trống ở các khu dân cư/khu công nghiệp để sản xuất rau, màu …
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan một số mơ hình khơng
được duy trì và nhân rộng trên địa bàn quận.
Để tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người dân tham gia sản xuất
nông nghiệp, trong giai đoạn 2016 -2020, quận Liên Chiểu đã chủ trương phát
triển nông nghiệp của quận hướng đến
“….tăng nhanh sản phẩm hàng hoá, ứng dụng khoa học – kỹ thuật, tăng
năng suất lao động, làm tốt dịch vụ đầu vào và đầu ra cho nông dân yên tâm
phát triển sản xuất có hiệu quả”
Nghĩa là, nơng nghiệp trên địa bàn quận địi hỏi phải có những mơ hình
nơng nghiệp phù hợp với trình độ lao động, điều kiện khí hậu và đất đai, diện
tích đất nơng nghiệp nhỏ. Đồng thời, xây dựng một số vùng sản xuất ổn định, với
sự đầu tư về hạ tầng phục vụ sản xuất đồng bộ, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa đủ lớn và có chất
lượng từ đó nâng cao tính cạnh tranh cao của các mặt hàng nông sản do người
1


dân địa phương sản xuất ra. Trên cơ sở đó, có thể nâng cao hiệu quả sản xuất và
làm tăng thu nhập cho người sản xuất.
Do đó, Đề án “Giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận
Liên Chiểu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025” với mục tiêu đánh giá
thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận trong những năm qua, xây
dựng một số mơ hình phù hợp và đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp
đô thị trên địa bàn quận trong thời gian đến sẽ giải quyết các yêu cầu đã đề cập.
II. Căn cứ pháp lý để xây dựng Đề án:
- Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và

phát triển bền vững.
- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020.
- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững.
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu
thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 cuả Thủ tướng Chính
phủ về “Một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất
nơng nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước”.
- Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Hội Nơng dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số
chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giai đoạn 20112020.
- Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính Phủ về
khuyến nơng;
2


- Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng chính phủ
về “Phê duyệt Đề án phát triển nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm
2020”.

- Quyết định số 1866/QĐ-TTg ngày 08/10/2010 của Thủ tướng chính phủ
về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
đến năm 2020”.
- Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật ni, thủy sản để khôi
phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban Chấp hành Trung
ương khóa X hội nghị lần thứ 7 ban hành chủ trương về “Phát triển nông
nghiệp, nông dân, nông thôn”.
- Quyết định 61/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/5/2008
về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Dải ven biển miền
Trung Việt Nam đến năm 2020”.
- Chỉ thị 12/2006/CT-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng ngày
08/5/2006 Về việc nghiêm cấm chăn nuôi, giết mổ, mua bán gia súc, gia cầm
sống trên địa bàn quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà và một số phường thuộc
quận Cẩm Lê, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu.
- Quyết định số 8999/QĐ-UBND ngày 31/12/2012 của UBND thành phố
Đà Nẵng về việc Hội Nông dân thành phố trực tiếp thực hiện và phối hợp thực
hiện một số chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và
trong xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2011-2020.
- Quyết định số 6211/2010/QĐ_UBND ngày 18/8/2010 của Ủy ban nhân
dân thành phố Đà Nẵng về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành
khoa học công nghệ thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”.
- Quyết định số 8918/2010/QĐ-UBND ngày 18/11/2010 của Ủy ban nhân
dân thành phố về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông nghiệp
và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”.
- Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày 26/02/2014 Về việc Hội Nông dân
quận Liên Chiểu trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình,
đề án, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giai đoạn 2011-2020.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ V quận Liên Chiểu nhiệm kỳ 20152020.

3


III. Mục tiêu của Đề án
- Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận Liên
Chiểu trong những năm qua;
- Đề xuất một số mô hình nơng nghiệp đơ thị phù hợp trên địa bàn quận;
- Đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
IV. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng:
Phạm vi áp dụng của đề án gồm:
- Chăn ni tại phường Hịa Hiệp Bắc
- Trồng trọt trên địa bàn 5 phường.
2. Đối tượng áp dụng
Các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức, doanh nghiệp.

4


Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ VÀ TIÊU THỤ
NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TRONG NHỮNG NĂM QUA
I. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển
NNĐT
I.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Quận Liên Chiểu nằm ở phía Bắc thành phố Đà Nẵng, Đơng giáp vịnh Đà
Nẵng, Nam giáp quận Cẩm Lệ và quận Thanh Khê, Tây giáp huyện Hòa Vang
và Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế. Quận có 5 phường Hịa Hiệp Bắc, Hịa Hiệp
Nam, Hịa Khánh Bắc, Hịa Khánh Nam và Hịa Minh.

Diện tích tự nhiên: 7.912,7 ha, trong đó chủ yếu là diện tích đất rừng và
đất lâm nghiệp (3.452ha). Diện tích đất nơng nghiệp chỉ cịn 65,5 ha; trong đó
đất trồng lúa: 25,5 ha; diện tích cịn lại là đất trồng cây lâu năm các loại.
Liên Chiểu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Mỗi năm
có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 9 – 12 và mùa khô từ tháng 1 – 8.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C, cao nhất vào các tháng 6, 7, 8
(trung bình khoảng 350C) và thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2 (trung bình khoảng
200C). Độ ẩm khơng khí trung bình là 83,4%. Lượng mưa trung bình hàng năm
là 2.504,57mm, cao nhất vào các tháng 10 và 11, trung bình 550-1.000mm/tháng
và thấp nhất từ tháng 1 – 4, trung bình 23-40mm/tháng. Hàng năm chịu ảnh
hưởng trực tiếp từ một đến hai cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Chẳng hạn như,
năm 2015 có 05 cơn bão và 02 ấp thấp nhiệt đới hoạt động ở Biển Đơng, trong
đó cơ bão số 3 – VAMCO đổ bộ vào tỉnh Quảng Nam vào giữa tháng 9/2015 đã
ảnh hưởng trực tiếp đến thành phố Đà Nẵng. Cụ thể gây mưa diện rộng với tổng
lượng mưa toàn đợt phổ biến 150-300mm.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây nhiệt độ ngày càng tăng. Điển
hình, trong năm tình hình nắng nóng tại Đà Nẵng xảy ra chủ yếu từ giữa tháng 5
đến tháng 7, nhiệt độ cao nhất đo được vào giữa tháng 5 là 39,40C.
Tình hình nắng nóng, hạn hán kéo dài dẫn đến tình trạng mực nước và
dịng chảy trên các sông, suối tại một số khu vực thuộc quận bị suy giảm mạnh,
mặn xâm nhập có chiều hướng đi sâu vào các sông.
Trong những năm qua, điều kiện kinh tế của quận phát triển khá. Kết cấu
hạ tầng của quận ngày càng hồn thiện, cơng tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị
được thực hiện đều khắp và đồng bộ. Hiện nay, trên địa bàn quận có hơn 60 dự
án quy hoạch dân cư như dự án Trung tâm đô thị mới Tây Băc, Khu đô thị sinh
5


thái Quan Nam – Thủy Tú, Dự án nâng cấp và mở rộng Xí nghiệp Dây và cáp
điện Tân Cường Thành, đường DT 606 (lên khu du lịch nghỉ dưỡng Bà Nà), mở

rộng và nâng cấp đường Hoàng Văn Thái... sẽ tạo nên bộ mặt đô thị ngày càng
khang trang, hiện đại.
Ngồi ra, trên địa bàn quận cịn có một số cơ sở hạ tầng đặc biệt, bao
gồm: Trung tâm Chế biến gia súc- gia cầm Đà Sơn tại Đà Sơn, phường Hịa
Khánh Nam với cơng suất 1.200 con heo, 50 con bò và hàng ngàn con gia cầm
hàng đêm; bãi rác Khánh Sơn; các kho xăng dầu; khu sinh sống của đồng bào từ
làng Cân chuyển vào…
Nền kinh tế quận phát triển theo cơ cấu Công nghiệp – Dịch vụ - Nơng
nghiệp. Trong đó, cơng nghiệp – TTCN giữ vai trò chủ đạo, thương mại – dịch
vụ giữ vị trí quan trọng, nơng nghiệp sẽ giảm dần tỷ trọng đến mức ổn định.
Là quận cơng nghiệp, Liên Chiểu có 2 khu cơng nghiệp lớn với trên 200
nhà máy, xí nghiệp công nghiệp lớn của địa phương và trung ương cũng như các
nhà đầu tư trong và ngoài nước. Số công nhân trên địa bàn quận lên đến hơn
30.000 người. Bên cạnh đó, trên địa bàn quận có 2 trường đại học lớn, 04 trường
cao đẳng, 05 trường trung học chuyên nghiệp đã thu hút trên 32.000 học sinh,
sinh viên đến lưu trú và học tập.
Về dân số và số người trong độ tuổi lao động của quận tăng dần theo các
năm (Bảng 1).
Bảng 1. Một số chỉ tiêu về dân số (2011-2015)
Chỉ tiêu

ĐVT

2011

2012

2013

2014


2015

Dân số trung bình

Người

141.730 146.334 151.006 154.893 158.558

Số người trong độ tuổi lao đông

Người

103.377 106.926 110.161 112.300 114.950

(Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu 2014, 2015)
Trên địa bàn quận có chợ Hịa Khánh là chợ có quy mô khá lớn của cả
khu vực Tây Bắc thành phố, ngồi ra cịn có các chợ nhỏ khác như chợ Thanh
Vinh, Nam Ơ, Hịa Mỹ…
I.2. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, xã hội đến phát triển NNĐT
I.2.1. Thuận lợi
Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội nêu trên, quận
Liên Chiểu có một số lợi thế nhất định trong thúc đẩy q trình phát triển kinh tế
- xã hội nói chung cũng như phát triển NNĐT nói riêng, thể hiện qua các mặt
sau:
6


- Quận nằm trên nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, có nhà ga, một
số khu du lịch sinh thái… tạo điều kiện giao thương hàng hóa, trong đó có hàng

nông sản.
- Với hệ thống chợ đều khắp trên địa bàn cùng với dân số cao và số lượng
công nhân, sinh viên, học sinh trung học chuyên nghiệp lớn trên địa bàn quận là
lợi thế trong việc tiêu thụ hàng hóa do người dân địa phương sản xuất ra.
I.2.2. Khó khăn
Bên cạnh thuận lợi, các đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
cũng gây ra một số khó khăn nhất định đối với sản xuất nơng nghiệp trên địa
bàn:
- Thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó các loại sâu, bệnh trên cây
trồng vật nuôi ngày càng nhiều và khó kiểm sốt, làm giảm năng suất, chất
lượng hàng nơng sản.
- Q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng đã làm
giảm diện tích đất nơng lâm nghiệp, do đó các lao động trung niên, lớn tuổi và
phụ nữ - là những đối tượng không thể tìm kiếm việc làm ở các ngành nghề khác
– bị mất đất sản xuất nên phải tìm kiếm đất đai ở những khu đất trống, khu đất
hoang hóa để mưu sinh.
Trong khi đó tại những khu vực này, cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông
nghiệp hầu như không có nên họ phải bỏ khá nhiều cơng lao động cũng như
kinh phí để cải tạo đất, đầu tư lại sản xuất. Tuy nhiên, do khơng có sự ổn định về
đất đai nên việc đầu tư còn hạn chế. Tất cả những lý do trên đã làm cho hiệu quả
sản xuất khơng cao và khơng ổn định.
- Q trình hoạt động của các khu công nghiệp, bãi rác…đã gây ô nhiễm
mơi trường khơng khí, đất, nước nên ảnh hưởng khá lớn đến sản xuất của người
dân ở các khu vực xung quanh.
II. Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận trong những năm
qua
Giá trị sản xuất nông nghiệp từ năm 2011 đến quý III/2016 giảm khoảng
8,6%; trong đó giai đoạn 2011-2013 giảm 14% sau đó giá trị sản xuất tăng 6,4%
trong giai đoạn 2013-2016. Trong đó, giá trị ngành chăn ni có giá trị sản xuất

tăng 20% (Bảng 2).

7


Bảng 2. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá cố định 2010 (triệu đồng)
Ngành nông nghiệp
Trồng trọt
Chăn nuôi

2011
22.929
8.798
14.131

2012
21.430
3.155
18.275

2013
19.700
2.700
17.070

2014
20.850
3.600
17.250


2015
20.780
3.460
17.320

Ước 2016
20.957
3.221
17.736

II.1. Trồng trọt
a) Sản xuất lúa:
Diện tích đất lúa trên địa bàn quận giảm đáng kể từ 111,7 ha (năm 2011)
xuống chỉ còn 25,5 ha (2014). Hiện nay, 25,5 ha đất lúa tập trung ở phường Hòa
Hiệp Bắc (13 ha) và Hòa Khánh Nam (12,5 ha). Sản xuất lúa tại 2 phường này
hoàn toàn phụ thuộc vào nước từ các khe núi chảy xuống nên chỉ sản xuất vụ
Đơng Xn, cịn các vụ khác nước khơng có (Hịa Khánh Nam) và rất ít (Hịa
Hiệp Bắc). Đáng chú ý là diện tích đất lúa sản xuất hai vụ chỉ còn 2,5 ha, số diện
tích đất lúa cịn lại hồn tồn bỏ trống trong các vụ còn lại.
Theo kết quả khảo sát người dân sản xuất tại 2 phường, người dân sản
xuất lúa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất và mua các loại vật tư nông
nghiệp ở các cửa hàng tại chợ Hòa Khánh. Trong vài năm gần đây, người dân
nhận được giống lúa hỗ trợ của quận. Do đó, năng suất lúa cũng đạt bình qn
khoảng 53,7 tạ/ha vụ Đơng Xuân và 45 tạ/ha trong vụ Hè Thu năm 2016 (Bảng
3).
Các hộ sản xuất lúa để đủ sử dụng trong gia đình nên hầu như khơng quan
tâm đến giá lúa, tiêu thụ lúa và hiệu quả sản xuất.

Hình 1. Vùng sản xuất lúa tại phường Hòa Hiệp Bắc


8


Bảng 3. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa từ năm 2011 – 2015
Chỉ tiêu

Tổng số

Vụ
Đơng Xn

Hè thu

Diện tích (ha)
2011

170,2

111,7

58,5

2012

40,0

34,5

5,5


2013

27,0

24,5

2,5

+2014

28,5

25,5

3

2015

29

25,5

3,5

2016

28

25,5


2,5

2011

37,1

51,4

9,9

2012

43,1

42,7

45,0

2013

49,5

50,0

45,0

2014

51,3


51,5

50,0

2015

54,5

45,0

2016

53,7

50

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)
2011

631,9

573,9

58,1

2012

172,2


147,5

24,8

2013

133,8

122,5

11,3

2014

146,3

131,3

15

2015

154,75

139,0

15,75

2016


149,6

137,1

12,5

(Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu 2014, 2015 và Báo cáo quý
III/2016 Phòng Kinh tế quận Liên Chiểu)
b) Sản xuất rau màu:
Tổng diện tích rau màu của cả quận hiện chỉ còn khoảng 40 ha, chủ yếu
tập trung tại phường Hòa Hiệp Bắc (20 ha) tại khu vực Đồng Tranh, Đồng Khế;
Hòa Hiệp Nam (7ha) tại khu vực Đồng Rọc, Cồn Ơng Cơng, ven hồ Bàu Tràm.
Một số diện tích đất sản xuất rau màu hiện nay trên địa bàn quận là đất tận dụng
từ đất của các dự án được thành phố giao đất nhưng chưa triển khai hoặc cá lô
đất trống trong các khu dân cư. Do đó, diện tích trồng thường manh mún, nhỏ lẻ.
Một số khu vực trước đây là những cánh đồng trồng rau màu của người
dân nhưng sau khi giao đất cho dự án đã trở thành những khu hoang hóa, nếu
9


muốn sử dụng phải tốn khá nhiều công sức để cải tạo như khu vực Đồng Tằm
(5ha đất màu), phường Hòa Khánh Bắc đã quy hoạch Khu dân cư Thanh Vinh.
Về chủng loại rau, người dân chủ yếu sản xuất các loại rau ăn lá như: dền
đỏ, cải xanh, cải ngọt, rau muống, mồng tơi, ngò… và rau ăn quả như bí đao,
bầu, mướp hương…
Trên địa bàn quận, đã triển khai
thực hiện một số mơ hình sản xuất rau
sạch; chẳng hạn như: Mơ hình rau sạch
do Tổ chức Người nghèo Thế giới tài

trợ tại Hòa Khánh Nam (1ha) tại các
vùng có hệ thống thủy lợi khá hồn
chỉnh. Trong đó, hỗ trợ giống, phân
bón, thuốc BVTV và kinh phí tập
huấn. Sau khóa tập huấn, người dân

Hình 2. Vùng sản xuất rau ở Hòa Hiệp Nam

được cấp giấy chứng nhận và họ tiếp tục thực hiện dự án cho đến khi một số
diện tích đã bị thu hồi. Hiện nay, một số hộ ở phường Hòa Hiệp Nam vẫn tiếp
sản xuất tại các vùng rau trên địa bàn phường. Dự án QSEAP (Sở NN-PTNT
Thành phố) hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân phường Hòa Hiệp Nam (1,7ha) về kỹ
thuật sản xuất rau an toàn.
Trong năm 2004, với sự hỗ trợ của UBND quận, một số nơng dân ở
phường Hịa Hiệp Bắc đã triển khai mơ hình trồng rau sạch, với diện tích
khoảng gần 01ha. Trong đó, UBND quận đã hỗ trợ hệ thống điện, giống, giếng
bơm, phân bón, tập huấn kỹ thuật sản xuất và cử cán bộ kỹ thuật theo dõi mơ
hình. Tuy nhiên, sau khi dự án kết thúc, người dân không tiếp tục sản xuất chủ
yếu do các nguyên nhân sau:
- Tâm lý của người dân trong sản xuất ln trơng vào hỗ trợ tồn bộ của
nhà nước cả về giống, phân bón, thuốc BVTV, họ chỉ bỏ cơng lao động để thu
lại lợi nhuận.
- Đồng thời, trong thời điểm đó, vấn đề an tồn vệ sinh thực phẩm chưa
được người tiêu cùng quan tâm. Do đó, sản xuất ra rau có chất lượng đảm bảo
nhưng vẫn bán theo giá thị trường và giá cả khá bấp bênh nên lợi nhuận mang
lại không cao so với lao động ở các ngành nghề khác.
- Các loại rau sản xuất trong mơ hình chưa có chất lượng cao hơn các mặt
hàng đang có ở chợ.

10



- Người dân tham gia mơ hình khơng có kinh nghiệm trong sản xuất rau
và chủ yếu lao động đã lớn tuổi nên khơng thể lao động thường xun ngồi
đồng ruộng.
c) Trồng nấm:
Người dân trong quận đã sản xuất nấm rơm, nấm bào ngư từ rất sớm (từ
những năm 2004-2005).Tuy nhiên, qua q trình sản xuất khoảng 5-6 năm
khơng mang lại hiệu quả nên hầu hết các hộ đã ngừng sản xuất.
Hiện nay chỉ còn khoảng10 hộ sản xuất nấm, diện tích nhỏ lẻ chủ yếu tận
dụng đất của gia đình; chỉ có 5 hộ sản xuất với quy mơ 200m 2. Riêng các hộ hộ
trồng nấm ở phường Hòa Khánh Nam đã thành lập Tổ hợp tác làm nấm bào ngư,
mỗi ngày thu hoạch khoảng 30kg nấm. Tại phường Hịa Minh, 01 hộ gia đình đã
trồng thử nghiệm nấm linh chi cũng mang kết quả khả quan.
Trong những năm gần đây, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến
công thành phố hỗ trợ lò hấp nấm và giàn phun sương cho một số hộ.
Qua tìm hiểu, người dân khơng tiếp tục sản xuất nấm chủ yếu do các
nguyên nhân sau:
- Nấm bào ngư chỉ thích hợp ni trồng ở nhiệt độ 25-32 0C nhưng các hộ
dân chưa đầu tư các hệ thống phun sương. Do đó, trong điều kiện nắng nóng lên
đến 35-360C, sản xuất nấm gặp nhiều khó khăn do bị nấm bệnh và không ra tai
nấm.
- Nguồn giống cung cấp không đảm bảo cùng với dụng cụ hấp nấm thủ
công, đơn giản nên các bịch phôi thường bị nấm bệnh gây thối hàng loạt.
- Sự hỗ trợ đầu tư về thiết bị, công nghệ chưa đồng bộ, cụ thể là: hộ dân
được hỗ trợ hệ thống phun sương thì khơng có lị hấp nấm và ngược lại.
- Các hộ khó khăn về vốn để đầu tư nhà trồng nấm, hệ thống phun sương,
sấy khô sản phẩm.
- Do đặc trưng về tiêu thụ chủ yếu những ngày ăn chay của người dân nên
với trong những ngày còn lại, giá bán khá thấp và khó tiêu thụ.


11


Hình 3. Nhà làm nấm tại Hịa Minh

d) Sản xuất hoa, cây cảnh:
Trên địa bàn các phường, người dân vẫn tận dụng những khu đất trống
(của tư nhân và dự án) để sản xuất các loại hoa trong chậu như ly ly, hồng, cúc
để bán vào dịp Tết Âm lịch hàng năm. Với những chủng loại hoa này, các hộ
dân cũng dễ dàng tiêu thụ, đặc biệt có hộ ở Hịa Khánh Nam bán cúc chậu và
hồng ra tận ngồi thị trường Thừa Thiên Huế.
Bên cạnh đó, các loại cây cảnh cũng được người dân sản xuất tại nhà. Các
hộ đã liên kết với nhau trong Hội Sinh vật cảnh quận để hợp tác sản xuất, trưng
bày và tiêu thụ sản phẩm. Hàng năm, với sự hỗ trợ về kinh phí của UBND quận,
Hội Sinh vật cảnh đã tham gia các hội chợ, triển lãm để quảng bá sản phẩm.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, các loại cây cảnh do người dân chưa có
tính cạnh tranh cao do mẫu mã, hình thức chưa đẹp và loại cây cũng phổ biến ở
nhiều nơi.
Tại phường Hòa Hiệp Bắc, với sự hỗ trợ của UBND phường về thuê đất
của các hộ dân trong phường, hộ ông Nguyễn Văn Thi đã thuê khoảng 2 ha đất
màu bỏ hoang tại Đồng Khế để trồng các loại giống cây cảnh quan. Việc sản
xuất và tiêu thụ các loại cây cảnh quan của hộ đã mang lại hiệu quả kinh tế khá.
II.2. Chăn nuôi
Gia cầm, gia súc: Tình hình chăn ni trên địa bàn quận chủ yếu quy mơ
nhỏ hộ gia đình. Chẳng hạn như, ở Hòa Khánh Bắc, người dân tận dụng đất ven
núi Thanh Vinh, Thanh Phước để làm trang trại, trong đó có nuôi gà, heo; 8 hộ
dân nuôi heo quy mô 20-50 con/chuồng. Phường Hịa Khánh Nam cũng có mơ
hình ni gà, heo vườn đồi tại Khánh Sơn; phường Hịa Minh: ni thỏ tại nhà.
Mơ hình ni ếch giống kết hợp với nuôi gà, ngan, ngỗng trên 10 năm với

quy mô lên đến 1000 con giống. Tuy nhiên, mơ hình này khơng được duy trì và
mở rộng do khơng thể tiêu thụ được ếch giống.
Riêng phường Hịa Hiệp Bắc, hiện nay có khoảng 2.010 con gia súc các
loại (bao gồm: bò: 1.150 con; dê: 200 con; heo: 620 con và 10 con trâu) và
3.350 con gia cầm mang lại thu nhập cho các hộ dân từ 2,5-4 triệu đồng/tháng.
Theo người dân địa phương, chất lượng đàn gia súc tại phường Hòa Hiệp Bắc
cịn khá thấp, chủ yếu giống địa phương và ni theo hình thức chăn thả là chủ
yếu nên hình thức bị khơng đẹp và khó cạnh tranh với bị ở các địa phương
khác.

12


Trong khi đó, các hộ chăn ni heo chưa được đầu tư về xử lý chất thải
như hầm bioga nên ảnh hưởng môi trường xung quanh.
Hiện nay, một số hộ dân đã trồng cỏ ni bị, như: phường Hịa Hiệp Bắc
đã có 01 hộ thuê 7 sào lúa trồng cỏ để ni khoảng 11 con bị; 01 hộ tại Hịa
Khánh Nam: trồng 01 sào cỏ để ni bị (04 con bị thịt).
Mặc dù, cơng tác phịng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được
triển khai hằng năm nhưng do nhiều nguyên nhân các loại dịch bệnh cũng
thường xuyên xảy ra gây thiệt hại cho các hộ chăn nuôi.
Nuôi cá cảnh: Tận dụng diện tích đất ở, một số hộ dân đã đầu tư đồng bộ
các trang thiết bị để nuôi cá cảnh. Cụ thể như hộ ông Trần Trung Hữu (tổ 68,
phường Hòa Khánh Nam) đã xây dựng trại nuôi cá cảnh rộng hơn 200m 2, quy
mô hơn 3.000 con cá mẹ và hàng chục vạn cá con các loại.
II.3. Nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào
- Khuyến nông: Trong thời gian gần đây, chủ yếu tập huấn kỹ thuật sản
xuất rau, hoa các loại cũng như sử dụng phân bón và thuốc BVTV an tồn.
- Giống, phân bón, thuốc BVTV:
+ Nguồn gốc: Các hộ sản xuất chủ yếu mua giống rau, hoa tại các cửa

hàng ở chợ Hịa Khánh. Ngồi ra, các hộ nơng dân cịn được hỗ trợ giống của
nhà nước.
Đối với chăn nuôi, chủ yếu mua giống trôi nổi trên thị trường, chất lượng
giống không đảm bảo và nguồn giống không chủ động.
+ Chủng loại: Các hộ dân sản xuất chủ yếu là các loại rau thơng thường
như rau muống, xà lách, cải, ngị....
Trong chăn ni, chủ yếu ni dê, bị, heo thịt, gà thả vườn...
- Tín dụng: Do quy mơ diện tích nhỏ, phân tán và nhu cầu vốn đầu tư cho
sản xuất rất ít nên người nơng dân thường sử dụng vốn tự có để phục vụ sản
xuất. Một số hộ dân được vay vốn từ hội nông dân, khoảng 10-25 triệu/hộ tùy
theo quy mô sản xuất của từng hộ.
- Điều kiện đất đai để sản xuất: Như đã phân tích ở trên, đất đai sản xuất
lúa thì khơng chủ động nước, thiếu hạ tầng cơ sơ để hỗ trợ sản xuất. Diện tích
đất sản xuất rau màu khơng ổn định vì thuộc các dự án phát triển nên sản xuất
cầm chừng và cũng ít có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.
II.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
13


Qua khảo sát thực địa, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tại các vùng sản
xuất nông nghiệp rất nghèo nàn. Cụ thể là:
Với 25,5 ha đất lúa còn lại tại 2 phường Hòa Hiệp Bắc và Hòa Khánh
Nam đang sử dụng nước từ núi chảy xuống qua hệ thống kênh, mương tự nhiên
khơng có đập, hồ chứa nước để phục vụ sản xuất. Các hộ sử dụng đường giao
thông là các tuyến đường quốc lộ, đường trong khu dân cư; khơng có hệ thống
đường giao thơng nội đồng để vận chuyển vật tư sản xuất và thu hoạch.
Tại các khu vực sản xuất rau, màu: Do là đất tận dụng của các dự án nên
các hộ dân đã tận dụng nước chảy tự nhiên từ các hồ nước trong khu vực, như từ
hồ Bàu Tràm theo hệ thống kênh mương cũ để dẫn nước đến khu vực sản xuất.
Tuy nhiên khơng có hệ thống thốt nước nên thường xuyên bị ngập lụt trong

mùa mưa. Một số nơi được hỗ trợ khoan giếng để sản xuất.
Hệ thống điện phục vụ sản xuất hầu như chưa được đầu tư; để phục vụ sản
xuất, người dân chủ yếu kéo điện sinh hoạt của gia đình để sử dụng bơm, tưới.
II.5. Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp
Với nền NNĐT cịn nhiều khó khăn thì trong giai đoạn phát triển vừa qua vai
trò quản lý của nhà nước là rất lớn thể hiện qua một số hoạt động chính:
+ Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt cho người dân; chẳng hạn
như: kỹ thuật sản xuất các loại hoa, nấm, rau; sử dụng phân bón và thuốc BVTV an
toàn trong sản xuất rau.
+ Hỗ trợ giống lúa mới và phân bón cho các hộ dân tại các vùng sản xuất
lúa; hầm bioga cho một số hộ chăn nuôi.
+ Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác quản lý nhà nước
trên những lĩnh vực quản lý, du nhập các giống cây trồng, con vật nuôi mới làm
đa dạng thêm về chủng loại giống và loại bỏ các giống cây trồng, con vật nuôi.
- Bên cạnh đó, Hội Nơng dân quận đã triển khai các hoạt động nhằm hỗ
trợ cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp:
+ Hội đã đại diện cho các hộ dân sản xuất tại các khu đất thuộc các dự án
đang bỏ trồng cam kết với các chủ đầu tư về sử dụng đất hợp lý và trả lại đất khi
dự án triển khai.
+ Phối hợp tổ chức 33 lớp tập huấn trồng rau, hoa, đu đủ, chăm sóc cây
cảnh, trồng cỏ ni bị, ni cá nước ngọt và 2 lớp kỹ năng kinh doanh cho
1.695 nông dân.
14


+ Tổ chức cho Hội viên nông dân đi thăm học tập kinh nghiệm các mơ
hình ni heo rừng, ni thỏ, nuôi cá nước ngọt, nuôi trồng và chế biên các loại
nấm ăn, nấm dược liệu tại Huyện Hòa Vang, Quận Sơn Trà và quận Cẩm Lệ
giúp nông dân nắm bắt được những kiến thức mới, tự tin ứng dụng vào thực tế
sản xuất, nuôi trồng, kinh doanh mang lại hiệu quả.

Tuy nhiên, theo ý kiến của người dân, trong tập huấn sử dụng phân bón,
thuốc BVTV an tồn, cán bộ thường khuyến khích người sản xuất rau sử dụng
các loại chế phẩm sinh học hay một số loại thuốc BVTV an tồn nhưng người
dân khơng thể tìm mua tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên địa bàn quận.
II.6. Tình hình tiêu thụ các mặt hàng nơng sản do người dân địa phương sản
xuất
Qua khảo sát người dân và các tiểu thương bán mặt hàng rau tươi sống tại
các chợ, tình hình tiêu thụ các mặt hàng nơng sản do người dân địa phương sản
xuất ra như sau:
Địa chỉ mua các mặt hàng nơng sản
Nhìn chung, các chợ trên địa bàn chính là địa chỉ người dân thường đến
để mua các mặt hàng nông sản. Tất cả các sản phẩm nông sản được khảo sát đều
được mua chủ yếu ở chợ với tỷ lệ dao động từ 60-90% tùy từng loại. Trong đó
có khoảng 90% người tiêu dùng mua các loại rau, bao gồm rau ăn trái, rau gia vị
và rau ăn lá tại các chợ trên địa bàn.
Ngoài địa điểm là chợ, người dân cũng đến siêu thị và hộ gia đình tại địa
phương để chọn mua các sản phẩm gà, vịt.
Hình thức mua hàng trực tuyến hoặc qua điện thoại cũng xuất hiện nhưng
với tỷ lệ nhỏ chỉ ở một vài người được khảo sát (2,4%). Riêng mặt hàng hoa có
tỷ lệ mua ở các đại lý cao hơn các sản phẩm khác (22%).
Đối với các hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ, họ cũng chủ yếu mua các
mặt hàng rau, củ quả ở tại chợ. Họ không quan tâm đến nguồn gốc của mặt hàng
mà chỉ quan tâm đến mẫu mã, giá cả, khả năng cung ứng thường xuyên. Do đó,
theo họ nếu các mặt hàng nông sản do người dân địa phương sản xuất ra đáp
ứng những u cầu đó thì họ vẫn mua. Có khoảng 30% hộ tiểu thương cho rằng
họ sẵn sàng mua rau các loại của người dân địa phương sản xuất dù giá cả cao
hơn khoảng 10-20% vì họ tin tưởng chất lượng và họ có một lượng khách hàng
có nhu cầu tiêu thụ nông sản sạch.
Các yếu tố ảnh hưởng khi mua hàng nông sản
Kết quả khảo sát cho thấy sự tiện lợi của nơi bán (73,2%), chất lượng

nông sản (70,7%), uy tín nơi bán (63,4%) và yếu tố giá cả (63,4%) là những yếu
tố người tiêu dùng ưu tiên xem xét khi mua nơng sản. Trong khi đó, quảng cáo,
mẫu mã bên ngồi khơng xem là yếu tố quan trọng.
15


Mặc dù yếu tố nguồn gốc sản phẩm được 100% người trả lời khảo sát trả
lời có quan tâm tuy nhiên chỉ có 58,5% trường hợp mang tính quyết định đến
việc tiêu dùng.
Điểm đáng lưu ý của kết quả khảo sát chính là mặc dù mong muốn mua
nơng sản do địa phương sản xuất ra nhưng có đến 62,9% người tiêu dùng không
biết phải mua sản phẩm ở đâu. Bên cạnh đó, sản xuất khơng thường xun
(71,4%) và khơng đủ về chủng loại sản phẩm (48,6%) cũng gây khó khăn cho
việc tiêu dùng sản phẩm địa phương. Một số người trả lời cho biết rau do địa
phương trồng không đa dạng, ít chủng loại để lựa chọn nên phải mua các sản
phẩm của nơi khác được bày bán phong phú ở chợ. Các ý kiến cũng cho rằng
người sản xuất cần thơng qua người bán hàng để tìm hiểu nhu cầu cụ thể của
người tiêu dùng để có thể đáp ứng tốt hơn
Góp ý nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm
Khi được hỏi để nâng cao tính cạnh tranh của các mặt hàng nông sản địa
phương, đa số các ý kiến đều tập trung vào chất lượng và sự cung ứng của sản
phẩm. Trong đó có 82,9% người được phỏng vấn đề nghị nâng cao chất lượng
nông sản địa phương cao hơn các sản phẩm cùng loại. 95,1% góp ý cải thiện khả
năng cung cấp để sản phẩm địa phương xuất hiện thường xuyên hơn ở các địa
điểm bán và trong số các địa điểm bán hàng thì chợ vẫn là địa điểm các mặt
hàng nên được ưu tiên xuất hiện (80,5%). Mặt khác, cần hỗ trợ địa điểm bán hợp
lý cũng như giá cả cho bà con nông dân, đồng thời thông tin địa điểm bán rau
sạch đến với người dân để thuận tiện hơn trong việc mua sản phẩm
Khảo sát thăm dò ý kiến người tiêu dùng cũng cho thấy giá cả không phải
là vấn đề khi có đến 46,3% sẵn sàng mua nơng sản địa phương với mức giá cao

hơn các sản phẩm cùng loại từ 10% - 20% và chỉ có 14,6% đề nghị sản phẩm
được bán với mức giá rẻ hơn.
Về mẫu mã và khả năng bảo quản, một số cho biết rau sản xuất tại địa
phương có mẫu mã khơng đẹp bằng các loại rau khác bày bán ở chợ và đề nghị
cải thiện mẫu mã sản phẩm (41,5%). Bên cạnh đó, có 48,8% người được khảo
sát góp ý cần nâng cao khả năng bảo quản sản phẩm lâu hơn.
Kết luận
Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu về nông sản sạch của người tiêu dùng
tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng là khá lớn. Trong khi đó, trên địa bàn
quận chưa có địa chỉ cung cấp rau sạch đáng tin cậy. Do đó, sản xuất nơng sản
sạch của người dân đã có một thị trường tiềm năng khá lớn.
16


II.7. Những vấn đề đặt ra trong phát triển NNĐT trên địa bàn quận và
nguyên nhân
Từ những phân tích trên, có thể thấy phát triển NNĐT trên địa bàn quận
đang gặp một số vấn đề chính và những nguyên nhân sau đây:
- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp: Quy hoạch sử dụng đất nơng
nghiệp của quận thiếu tính ổn định, chưa có vùng sản xuất nào trên địa bàn quận
được UBND thành phố phê duyệt quy hoạch phát triển. Chính điều này đã gây
nhiều khó khăn cho các hộ dân và các doanh nghiệp có thể mạnh dạn đầu tư vốn
kinh doanh, sản xuất.
- Quy mô sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nhỏ lẻ, phân tán; chất lượng
sản phẩm nông nghiệp chưa cao và chưa tạo được uy tín, thương hiệu, lịng tin
đối với người tiêu dùng; cụ thể:
+ Đối với vùng trồng lúa: Do lịch sử để lại nên trên diện tích đất lúa là
những mảnh đất manh mún, diện tích đất lúa bình qn trên hộ còn thấp, khoảng
0,3ha/hộ.
+ Vùng sản xuất rau còn manh mún, chủ yếu người dân tận dụng đất ở các

khu đất bỏ trống tại các dự án, khu dân cư. Do đó, để sản xuất được người dân
phải bỏ khá nhiều cơng lao động cũng như kinh phí để cải tạo đất, đầu tư lại sản
xuất.
+ Tương tự, mặt bằng trồng hoa cũng thiếu ổn định, chưa đảm bảo; hầu
hết người dân trồng hoa để phục vụ Tết Nguyên Đán. Trình độ kỹ thuật sản xuất
của người dân còn hạn chế; chủng loại hoa thiếu đa dạng, chủ yếu hoa cúc trồng
chậu.
+ Chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, chất lượng đàn gia súc, gia cầm cịn thấp chủ
yếu chăn ni theo hình thức thả rơng, khó kiểm sốt dịch bệnh. Chưa ứng dụng
các kỹ thuật chăn ni an tồn dịch bệnh và bảo vệ mơi trường.
- Đầu tư cơ giới hóa, áp dụng các kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp chưa được triển khai do hạn chế về trình độ của người sản xuất,
vốn đầu tư, đất đai hạn chế và chưa ổn định.
- Điều đáng quan tâm trong sử dụng đất của người dân đó là: Những hộ
dân đã bị thu hồi hoặc chuẩn bị bị thu hồi đất thì cố gắng tìm kiếm các khu đất
trống, đất bỏ hoang để khai hoang, phục hóa để đầu tư sản xuất nơng nghiệp từ
đó có thể tạo thu nhập cho gia đình. Trong khi đó, những hộ dân đang còn sở
hữu đất lúa tại 2 phường Hòa Hiệp Bắc và Hịa Khánh Nam lại khơng muốn đầu

17


tư vào sản xuất nông nghiệp. Họ chỉ sản xuất theo kiểu “được chăng hay chớ” và
chủ yếu sống nhờ các nghề khác.
Thậm chí, diện tích đất màu gần khu cơng nghiệp Liên Chiểu (Hịa Hiệp
Bắc) khơng bị thu hồi nhưng người dân cũng bỏ hoang không sản xuất trong
những năm gần đây.
- Các loại nông sản do người dân địa phương sản xuất ra được tiêu thụ
chủ yếu là mặt hàng tươi sống không qua sơ, chế biến. Do đó, nếu sản xuất ra số
lượng lớn và khơng có địa chỉ tiêu thụ thì người dân phải bán với giá rẻ hoặc

khơng tiếp tục sản xuất. Do đó, trong những năm qua đã có một số mơ hình sản
xuất mặc dù người dân đã sản xuất ra một số sản phẩm mới nhưng khơng được
duy trì hoặc mở rộng.
- Dịch vụ và hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa
đảm bảo:
+ Các loại vật tư phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất;
chẳng hạn chưa có các mặt hàng phân bón và thuốc BVTV an tồn trong sản
xuất rau. Do đó, trong q trình sản xuất các loại rau an tồn đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng còn gặp nhiều khó khăn.
+ Hầu như tại các vùng sản xuất hiện nay trên địa bàn quận chưa được
đầu tư hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất, bao gồm: hệ thống điện, thủy lợi, giao
thông nội đồng.
- Trong những năm gần đây (khoảng từ 2010- 2015), tại một số vùng sản
xuất của các phường Hòa Khánh Nam, Hòa Hiệp Bắc, một số người dân hầu
như không được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi.
- Sự phù hợp của các mơ hình sản xuất: Thời gian qua đã có nhiều mơ
hình thí điểm về chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi trên địa bàn quận nhưng
nhìn chung chưa phù hợp với điều kiện thời tiết. Đồng thời, kỹ thuật cũng như
đầu tư sản xuất chưa phù hợp nên nhiều mơ hình đã bị thất bại. Chẳng hạn như:
mơ hình ni ếch giống, trồng nấm bào ngư, trồng cây chùm ngây, trồng bưởi da
xanh…
Bên cạnh đó, trong một số dự án được nhà nước đầu tư 100% kinh phí đã
xây dựng thành cơng mơ hình sản xuất. Tuy nhiên, khi thời gian triển khai dự án
kết thúc, người dân đã không tiếp tục đầu tư sản xuất.
- Tâm lý của người dân: Lao động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là phụ
nữ, người lớn tuổi nên họ rất ngại thay đổi và ít mạnh dạn trong đầu tư sản xuất.
Họ chỉ sản xuất các loại cây trồng, con vật ni theo tập qn, thói quen lâu đời
18



tại địa phương. Chẳng hạn như, ở vùng sản xuất lúa mặc dù sản xuất lúa không
đem lại nhiều lợi nhuận nhưng họ không mạnh dạn để chuyển sang trồng các
loại cây trồng khác như rau, màu hoặc cỏ nuôi bị.
Ngồi ra, ý thức về bảo vệ của cải của người khác còn nhiều hạn chế do
người dân đã sống với nhau tại địa phương qua nhiều thế hệ nên họ thường có
tâm lý nể nang, sợ mất lịng. Chẳng hạn như, các hộ chăn bò ở Hòa Hiệp Bắc thả
rơng bị, phá hoại cây trồng của người dân địa phương, cũng chưa được giải
quyết triệt để.
III. Kinh nghiệm phát triển NNĐT
III.1. Ở các nước
Đài Loan: Tập trung phát triển và gọi là “hưu nhàn nông nghiệp” tức là
nông nghiệp nghỉ ngơi, thư giãn. Xây dựng các cơ ngơi nghỉ ngơi đồ sộ, cao
tầng theo kiểu kiến trúc đô thị phải tơn trọng thiên nhiên, hài hịa thiên nhiên và
kiến trúc.
Tập trung chọn tạo, nhân giống, xây dựng thương hiệu một số cây giống,
con giống mà đơ thị có ưu thế, có thể là giống hoa, cây kiểng, cây cảnh phù hợp
với trình độ tay nghề, khí hậu, thổ nhưỡng và những đặc điểm sinh học để tránh
lai tạp. Đài Loan rất chú trọng sản xuất máy móc, cơng nghệ (dây chuyền), các
công cụ chuyên dùng, các loại dinh dưỡng, bảo vệ thực vật,….nhằm đáp ứng
nhu cầu đa dạng và thiếu nguồn lao động trong sản xuất nơng nghiệp nói chung,
ngành hoa kiểng nói riêng. Trong lĩnh vực thu hoạch, bảo quản, sơ chế, vận
chuyển cũng vậy, cần đi vào chun mơn hóa và tranh thủ thời gian một cách tối
đa, nhất là việc tổ chức tiêu thụ các loại hoa cắt cành (lily, cúc, hồng, layơn,….).
Đài Loan đã có 13.000ha trồng các loại hoa, cây cảnh và chủ yếu được
tiêu thụ trong nước (90%) đạt 500 triệu USD, chỉ xuất khẩu khoảng 50 triệu
USD chủ yếu là hoa lan và một số loại hoa cắt cành. Đài Loan có nhiều trung
tâm, chợ đầu mối do chính phủ đầu tư, xây dựng cơ sở ban đầu và giao cho các
tổ chức trong hiệp hội hoa khai thác dưới hình thức công ty cổ phần. Chợ hoa
Đài Bắc rộng 4,6 ha, là một doanh nghiệp cổ phần. Cổ đông bao gồm các nhà
kinh doanh (60%), các nhà vườn, cơ sở sản xuất (40%) và kích thích tiêu thụ

nhiều sản phẩm bằng chính sách ưu đãi cho người bán bn, các nhà phân phối
lớn. Nhờ tác động của hoạt động kinh doanh, dịch vụ mà ngành hoa kiểng Đài
Loan phát triển bền vững và ngày càng đi vào năng suất, chất lượng, hiệu quả
cao.

19


Singapore: Trong một nước nhỏ
chỉ có khả năng đáp ứng 7% nhu cầu tiêu
thụ rau xanh, mơ hình Nơng nghiệp xanh
theo chiều thẳng đứng là một giải pháp
hiệu quả và đem lại lợi ích cho mơi
trường. Trong một nhà lưới, hệ thống 5
tầng theo chiều thẳng có hệ thống thủy
canh đứng có thể sản xuất gấp 5 đến 10
lần so với sản xuất truyền thống. Nhà lưới
và hệ thống tưới thủy canh giúp sản xuất
xà lách và cải bắp quanh năm cũng như
tiết kiệm năng lượng và nước.

Hình 4. Mơ hình nơng nghiệp xanh theo
chiều thẳng đứng tại Singapore (Nguồn:
Từ Internet)

Tại Mumbai (Ấn Độ) là một trong các thành phố có mật độ dân cao nhất
thế giới, 48.215 người/km2. Trong bối cảnh thiếu đất, hiếm nước, đông người
nghèo, Tiến sĩ Doshi đưa ra phương pháp làm vườn hữu cơ quy mơ nhỏ trên ban
cơng, thậm chí treo trên tường, trên cơ sở dùng bã mía trộn đất đựng trong túi
nhựa hay trong các loại hộp, ống, lốp xe, để hộ dân có rau ăn tại gia và tăng thu

nhập. Theo cách thức của ơng, hộ gia đình có thể tự túc được 5kg rau quả mỗi
ngày trong 300 ngày của năm.
III.2. Trong nước
Hà Nội: Người dân thủ đô đã tận dụng đất đai ở ao hồ, kênh mương để
sản xuất nông nghiệp; chẳng hạn như húng Láng, rau Tây Tựu, đào Nhật Tân,
cam Canh bưởi Diễn, cá rô Đầm Sét, tôm cá Hồ Tây…
Thủ đô là địa bàn vừa sản xuất, vừa gắn với thị trường tiêu thụ lớn và có
nhiều đơn vị nghiên cứu của Trung ương về nơng nghiệp nên có lợi thế hơn hẳn
các tỉnh, thành khác trong việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất.
Người dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, như chăm sóc bưởi Diễn
ở khu Chiến Thắng, thị trấn Xuân Mai (Chương Mỹ), Phương Đình (Đan
Phượng) cho giá trị thu nhập đạt trên 150-200 triệu đồng/ha, mơ hình trồng cam
Canh ở Cao Viên (Thanh Oai) cho thu nhập 250-300 triệu đồng/ha, chăn ni bị
sữa ở Ba Vì, Gia Lâm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/hộ/năm…
Ngồi ra, nhiều hộ gia đình cịn kinh doanh chim cảnh, cá cảnh, chó cảnh,
cây cảnh rất có hiệu quả.

20


×