Tải bản đầy đủ (.pptx) (160 trang)

NNVC&PC 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.5 KB, 160 trang )

NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG &
PHONG CÁCH
Huỳnh Thị Hồng Hạnh


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb
Giáo dục, 2002

2. Đinh Trọng Lạc- Nguyễn Thái Hoà, Phong cách học tiếng Việt,
Nxb.Giáo dục, 1993

3. Đinh Trọng Lạc- Nguyễn Thái Hoà, Thực hành phong cách học
tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, 1993

4. Đinh Trọng Lạc, 99 biện pháp và phương tiện tu từ , Nxb. Giáo
dục, 1994

5. Phan Ngọc, Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb. Trẻ,
2000


6. R.Jakovson, Thi hc vaứ ng hc lớ lun vn hc phng Taõy hin ủi,
Nxb. Vn hc, 2008.
7. Hu t, Ngoõn ng th Vit Nam, Nxb. Giaựo dc, 2002.
8. Lai Thuựy, Con mt th, Nxb. Giaựo dc, 1997
9. Nguyn Phan Cnh, Ngoõn ng th, Nxb. Vn hc, 2006.
10. Aristotle, Ngh thut thi ca, Nxb. Lao ủng , 2007







11. Lưu Hiệp, Văn tâm điêu long, Nxb. Lao động , 2007



14. Robert A. Harris, A Handbook of Rhetorical Devices, Version Date: January 19, 2013, (
/>
12. Đinh Trọng Lạc, 300 bài tập phong cách học, Nxb. GD, 1999.
13. Nguyễn Thái Hòa, Từ điển tu từ – Phong cách - Thi pháp
học, Nxb. GD, 2006.







15. Joybrato Mukherjee (1996), Stylistics.
16. Peter Verdonk (2010), Stylistics, Oxford.
17. T. A. Znamenskaya (2004), Stylistics of The English language, Москва.
18. Geoffrey Leech (2008), Language in Literature: Style and Foregrounding, United
Kingdom: Pearson Education Limited.


Bài 1. Tổng quan về PHONG CÁCH HỌC




Nghiên cứu phong cách học cũng là khám phá ngôn ngữ, cụ thể hơn, là
khám phá những sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ. Nghiên cứu phong
cách học qua đó làm phong phú thêm cách chúng ta suy nghĩ về ngôn
ngữ ... và việc khám phá ngôn ngữ mang lại cho ta những hiểu biết quan
trọng về văn bản (viết). (Simpson, 2004: 3)


1. Lịch sử nghiên cứu
Phong cách học




Phong cách học là một bộ môn của ngôn ngữ học nghiên cứu toàn bộ hệ
thống các phương tiện biểu đạt sẵn có trong một ngôn ngữ cụ thể.
 Thuật ngữ “Stylistics” lần đầu tiên được đưa vào Từ điển Oxford English
Dictionary năm 1882, có nghĩa là khoa học nghiên cứu về phong cách văn
học, nghiên cứu về những đặc điểm phong cách. 




Tuy nhiên, các nghiên cứu ban đầu về phong cách học có từ thời
cổ đại. Thuật hùng biện và thi pháp cổ đại, được coi là những
tiền đề của phong cách học, nghiên cứu phong cách như một mô
hình biểu đạt cụ thể, những phương tiện “trang trí” cho tư duy. 





Các nhà hùng biện hay nhà thơ đã được xem như các bậc thầy trong việc áp dụng
những thủ pháp nghệ thuật trong sử dụng ngôn từ, sử dụng mô hình câu và thủ pháp
phong cách đặc trưng để đạt được mục đích biểu đạt cụ thể. 



Sau thời kỳ cổ đại, các phương pháp tiếp cận mang tính quy phạm được áp dụng
vào nghiên cứu phong cách học.





Năm 1909, nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ Charles Bally cho xuất bản công trình
“Traité de stylistique française” (Phong cách học tiếng Pháp), bác bỏ các
phương pháp quy phạm trong nghiên cứu phong cách và phát triển thành bộ
môn Phong cách học hiện đại.
Theo Ch. Bally, đối tượng của Phong cách học là tất cả mọi thứ cảm xúc và
biểu cảm trong ngôn ngữ và trong lời nói. 




Với vai trò là một phân môn ngôn ngữ riêng biệt, Phong cách học bắt đầu
định hình chỉ trong những năm 20-30 của thế kỷ XX.


ĐỊNH NGHĨA





Trong ngôn ngữ học hiện đại, thuật ngữ Phong cách học được dùng theo
nhiều nghĩa khác nhau. 
Nhìn chung, Phong cách học được định nghĩa là một ngành của ngôn ngữ
học nghiên cứu những nguyên tắc và hiệu quả của việc lựa chọn và sử dụng
các yếu tố ngôn ngữ khác nhau để diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc trong các
tình huống giao tiếp khác nhau (Арнольд, 1990: 7).


2. Đối tượng và các vấn đề cơ bản của Phong cách học



Với tư cách là một quy luật ngôn ngữ, Phong cách học nghiên cứu ngôn ngữ
tự nhiên.



Phong cách học không nghiên cứu một đơn vị hoặc một cấp độ ngôn ngữ cụ
thể, vì nó bao trùm tất cả các cấp độ ngôn ngữ và nghiên cứu các đơn vị
ngôn ngữ từ quan điểm chức năng. 





Phong cách học lại được chia thành nhiều phân ngành riêng biệt, mỗi phân ngành
nghiên cứu một cấp độ và có đối tượng nghiên cứu khác nhau.

Từ đây chúng ta có ngữ âm học phong cách, hình thái học phong cách, từ vựng học
phong cách và cú pháp học phong cách. PCH chủ yếu quan tâm đến tiềm năng biểu
cảm của các đơn vị ngôn ngữ ở một mức độ tương ứng.


3. CÁC PHÂN MÔN CỦA PHONG CÁCH HỌC GỒM:



Ngữ âm học phong cách nghiên cứu sự hình thành phong cách âm thanh
dựa trên các đặc điểm về âm, nét đặc thù tổ chức các âm trong lời nói. Ngành
này cũng nghiên cứu các biến thể ngữ âm xảy ra trong các hình thức lời nói
khác nhau, những đặc tính ngôn điệu của văn xuôi và thơ.




Hình thái học phong cách quan tâm tiềm năng phong cách của hình
thức ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp đặc trưng với từng loại hình cụ
thể của lời nói.




Từ vựng học phong cách xem xét các chức năng phong cách của từ vựng, tiềm năng
biểu cảm, đánh giá và cảm xúc của lời nói thuộc các lớp từ vựng khác nhau.



Cú pháp học phong cách nghiên cứu các tiềm năng tạo phong cách cấu trúc và đặc

trưng cú pháp cụ thể sử dụng trong những loại hình lời nói khác nhau.


Như vậy



Giá trị phong cách của văn bản được thể hiện không chỉ đơn thuần thông
qua tổng thể các ý nghĩa tạo nên văn phong của từng đơn vị mà còn thông
qua các mối quan hệ tương tác của các yếu tố cũng như thông qua các cấu
trúc và tất cả các thành tố của toàn bộ văn bản.


Tóm lại:
Phong cách học quan tâm tất cả các khả năng biểu đạt và phương tiện biểu
đạt của ngôn ngữ, ý nghĩa phong cách của các yếu tố trên và các thành phần
“phụ gia” (nghĩa bóng). 
Nó cũng xem xét quy luật hoạt động của các đơn vị ngôn ngữ trong các lĩnh
vực giao tiếp khác nhau.


4. Phương pháp của Phong cách học



Phương pháp chủ yếu của Phong cách học là phân tích ngữ nghĩa phong
cách (phân tích phong cách học). Phương pháp này nhằm xác định mối
tương quan giữa các phương tiện ngôn ngữ dùng để biểu cảm nội dung lời
nói (hoặc văn bản) và các nội dung của thông tin theo trí tuệ, tình cảm hoặc
tính thẩm mỹ.






Phương pháp so sánh được coi là hạt nhân của phương pháp phân tích phong cách. 
Để phát ngôn hiệu quả hơn, người nói liên tục chọn các phương tiện ngôn ngữ nhất
định từ một tập hợp các đơn vị đồng nghĩa. Những phương tiện ngôn ngữ này có hiệu
quả tu từ tốt nhất so với đơn vị khác ít giá trị biểu đạt hoặc trung tính trong cùng một
ngữ cảnh.





Phương pháp phong cách thực nghiệm nằm ở cách người viết thay các từ ngữ, phát
ngôn hoặc cấu trúc cũ bằng những yếu tố mới với mục đích tạo phong cách. Nhờ vào
phương pháp này ta có thể mô tả các thuộc tính phong cách trong văn bản của người viết
và việc nhất trí lựa chọn các đơn vị thay thế có giá trị tu từ.
Phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi bởi các học giả như L. Shcherba, O.
Peshkovskyi, L. Bulahovskyi.




Phương pháp định lượng bao gồm việc xác định các thuộc tính định lượng của một
hiện tượng ngôn ngữ. Sử dụng dữ liệu định lượng và tính toán các số liệu thống kê,
phương pháp nhằm mục đích phân biệt các đặc trưng và các quy tắc của đơn vị ngôn
ngữ hành chức phân biệt phong cách cá nhân hay phong cách chức năng, từ đó thiết
lập các thông số thống kê của một hay nhiều văn bản được phân tích. Các số liệu

này cung cấp dữ liệu đáng tin cậy và khách quan cho việc phân tích phong cách.


5. Các loại Phong cách học



Phong cách học đại cương (Phong cách học lý thuyết) nghiên cứu các phương
tiện tu từ phổ quát tồn tại trong bất kỳ ngôn ngữ nào cũng như những quy luật của
ngôn ngữ hành chức không phụ thuộc vào nội dung, mục đích, tình huống và lĩnh
vực giao tiếp. 



Phong cách học trong một ngôn ngữ nghiên cứu các phương tiện biểu cảm của một
ngôn ngữ nhất định.


Một số loại Phong cách học khác được hình thành trên cơ sở các nguyên tắc sau đây:



1) Nguyên tắc biểu đạt hành động ngôn ngữ.
Một trong những khái niệm ngôn ngữ cơ bản được đề xuất bởi F. de Saussure là đối lập
ngôn ngữ - lời nói.
+ Ngôn ngữ được xem như là một hệ thống các đơn vị, các mối quan hệ giữa chúng và
các quy tắc sử dụng. 
+ Lời nói là sự hiện thực hóa ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×