Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CHO VAY TRẢ GÓP MUA ÔTÔ CỦA VPBANK – CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.47 KB, 76 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Tên viết tắt
NH
NHTM
NHTMCP
NHNN
HĐQT
VPBank
TCTD
BTD/HĐTD
TSBĐ


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua
Sơ đồ 1.2: Phương thức tài trợ cho doanh nghiệp bán ôtô
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức chi nhánh VPBank nam Thăng Long
Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh củaVPBank nam Thăng Long giai đoạn 2012 –
2014
Biểu đồ 2.1: Thu nhập trước thuế của VPBank nam Thăng Long giai đoạn 2012
-2014
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động huy động vốn của các chi nhánh, phòng giao dịch
thuộc VPBankThăng Long đến 31/12/2014
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động cấp tín dụng của các chi nhánh, phòng giao dịch
thuộc VPBankThăng Long đến 31/12/2014
Sơ đồ2.2:Quy trình cho vay trả góp mua ôtô của VPBank nam Thăng Long
Bảng 2.4: Doanh số cho vay mua ôtô của VPBankNam Thăng Long
Bảng 2.5: Cơ cấu doanh số cho vay mua ôtô VPBankNam Thăng Long 2012 2014
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh số cho vay mua ôtô VPBankNam Thăng Long 2012 2014
Bảng 2.6: Dư nợ và tỷ trọng dư nợ của hoạt động cho vay trả góp mua ôtô của


VPBankNam Thăng Long giai đoạn 2012 - 2014
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng tổng dư nợ và dư nợ cho vay trả góp mua ôtô tại
VPBank:
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay mua ôtô theo phương thức cho vay
Bảng 2.8: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của VPBankNam Thăng Long giai
đoạn 2012 – 2014
Bảng 2.9: Một số công ty ôtô trên địa bàn liên kết hoạt động với Vpbank Nam
Thăng Long


Bảng 2.10 : Tỷ lệ an toàn vốn của VPBank giai đoạn 2012 – 2014
Bảng 2.11: Tốc độ tăng trưởng gdp giai đoạn 2002 - 2014
Bảng 2.12: Thu nhập bình quân đầu người trên cả nước giai đoạn 2012 – 2014.......
Bảng2.13: Trình độ nguồn nhân lực của VPBankgiai đoạn 2012 - 2014
Bảng2.14: Trình độ nguồn nhân lực của một số nhtm năm 2014
Bảng 2.15: Tỷ lệ lạm pháp ở việt nam giai đoạn 2012 - 2014
Bảng 2.16: Một số TCTD thực hiện hoạt động cho vay trả góp mua ôtô
Bảng 2.17: Vị trí của VPBank trong hệ thống NHTMCP
Bảng 3.1: Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu ôtô khi gia nhập WTO của Việt Nam


MỤC LỤC


5

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 07/11/2013 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 149 của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO). Đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói
riêng, sự kiện này chứa đựng nhiều cơ hội nhưng cũng phải đương đầu với không ít

thách thức. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc nâng cao chất lượng tín dụng tại các
NHTM luôn là yêu cầu cấp thiết do hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản đem lại thu
nhập cho ngân hàng.
Một trong những hoạt động tín dụng đem lại nguồn lợi nhuận quan trọng cho
ngân hàng trong thời gian gần đây là hoạt động cho vay trả góp mua ôtô. Hoạt động
này hứa hẹn phát triển mạnh trong tương lai.
Trong quá trình thực tập tại VPBank Nam Thăng Long, em nhận thấy hoạt động
này đã đạt được những thành tựu khả quan, tuy vậy, để phát triển nó cần phải có thời
gian kết hợp nhiều biện pháp tháo gỡ những bất cập hiện tại. Trong phạm vi chuyên đề
này, em xin trình bày một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc mở rộng hoạt động cho vay
trả góp mua ôtô áp dụng với VPBank Nam Thăng Long.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu khóa luận gồm những nội dung sau:
Chương I: Tổng quan về hoạt động cho vay trả góp mua ôtô của NHTM
Chương II:Thực trạng cho vay trả góp mua ôtô của VPBank Nam Thăng
Long
Chương III: Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ôtô
của VPBank Nam Thăng Long
Em xin cảm ơn Giám đốc Chi nhánh và tập thể cán bộ tín dụng tại phòng phục vụ
khách hàng VPBank Nam Thăng Long đã giúp em hoàn thiện chuyên đề này.
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Duy Anh


6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM ĐỐI VỚI
CHO VAY TRẢ GÓP MUA ÔTÔ

1.1. TỔNG QUAN VỀ NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM.

1.1.1. Khái niệm NHTM

Ngân hàng có thể được định nghĩa thông qua chức năng, các dịch vụ mà nó cung
cấp hoặc vai trò trong nền kinh tế. Xét trên phương diện những loại hình dịch vụ mà
nó cung cấp, khái niệm “ngân hàng” được định nghĩa như sau: “ Ngân hàng là các tổ
chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất như : tín
dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện chức năng tài chính tốt nhất so
với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
Trong Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1997 và luật sửa đổi năm 2004 khoản 7 điều 20 : “ Hoạt động ngân hàng là hoạt
động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với hoạt động thường xuyên là nhận
tiền gửi, dùng số tiền này để cấp tín dụng hoặc cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Trong mỗi nền kinh tế phát triển khác nhau thì hệ thống NH có thể bao gồm
nhiều loại hình khác nhau: NHTM, NH đầu tư, NH phát triển, NH hợp tác... NHTM
thường chiếm tỉ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các NH. Theo
Lênin: “ NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền
tệ”. Còn theo Pháp lệnh: “ NH, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” ban hành
ngày 24/08/1990 thì “ NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu
và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử
dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện
thanh toán”.
1.1.2. Hoạt động cho vay của các NHTM

Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM nói riêng và của các tổ
chức tín dụng nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi
lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất. Dưới đây, ta cùng tìm hiểu về
hoạt động cho vay của NHTM để từ đó phân tích đến vấn đề chính của chuyên đề này.
1.1.2.1.

Khái niệm.



7

Theo quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc
NHNN Việt Nam về ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách
hàng, “ Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, mà các tổ chức tín dụng giao cho
khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định
theo thỏa thuận với nguyên tắc cơ bản có hoàn trả cả gốc và lãi”.
1.1.2.2.

Các hình thức cho vay của NHTM.
 Theo mục đích sử dụng món vay
 Cho vay tiêu dùng

NH thỏa thuận cho khách hàng sử dụng một khoản tiền với mục đích tiêu dùng
với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Đây là khoản tài
chính quan trọng giúp khách hàng trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như : mua
ôtô, mua nhà, du lịch, du học,... trước khi họ đủ khả năng về tài chính để chi trả, tạo
điều kiện cho người tiêu dùng được hưởng mức sống cao hơn.
Đối tượng áp dụng: thường là cá nhân hay hộ gia đình
 Cho vay sản xuất kinh doanh

NH thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với mục đích đầu tư sản
xuất kinh doanh với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.
Hình thức cho vay này thường được sử dụng vào việc tài trợ vốn lưu động cho các
doanh nghiệp.
Đối tượng áp dụng: chủ yếu là các doanh nghiệp và hộ kinh doanh.
 Cho vay khác


Đây là những khoản vay nhằm các mục đích khác như: phát triển kinh tế nông
nghiệp, phủ xanh đồi trọc, chuyển đổi cơ cấu kinh tế,...
 Theo thời hạn cho vay:
 Cho vay dài hạn

Bao gồm các khoản vay có thời hạn từ trên 60 tháng trở lên, với mục đích tài trợ
cho các nhu cầu dài hạn như: tài trợ cho các công trình xây dựng, máy móc thiết bị giá


8

trị lớn, thời gian sử dụng dài. Lãi suất các khoản vay này thường cao hơn do rủi ro của
NH cao hơn.
Phân chia các khoản vay theo thời gian có ý nghĩa quan trọng vì thời gian của các
khoản cho vay có liên quan mật thiết đến khả năng hoàn trả của khách hàng cũng như
tính an toàn và sinh lời của nó.
 Cho vay trung hạn

Là các khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, với mục đích tài trợ
cho việc mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị chóng hao mòn, một số cây trồng vật
nuôi...
 Cho vay ngắn hạn

Bao gồm các khoản vay có thời hạn cho vay dưới 12 tháng, với mục đích bù đắp
cho sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp hay các nhu cầu chi tiêu ngắn của
cá nhân.
 Theo tính chất bảo đảm khoản vay
 Cho vay có tài sản đảm bảo

Cho vay có tài sản đảm bảo là hình thức cấp tín dụng, theo đó nghĩa vụ trả nợ của

khách gắn liền với tài sản đảm bảo, nó có thể là tài sản cẩm cố hay thế chấp,tài sản bảo
lãnh của bên thứ ba hay tài sản hình thành từ vốn vay. Đặt yêu cầu phải có tài sản đảm
bảo, ngân hàng muốn có được nguồn trả nợ thứ hai khi nguồn trả nợ thứ nhất là thu
nhập từ hoạt động không đảm bảo trả nợ.
 Cho vay không có tài sản đảm bảo

Cho vay không có tài sản đảm bảo là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng chỉ
dựa vào uy tín của khách hàng hoặc của người thứ ba mà không cần tài sản cầm cố
hoặc thế chấp. Loại hình cho vay này thường được cấp cho những khách hàng có uy
tín cao, các khoản vay theo chỉ thị của chính phủ...
 Theo phương pháp hoàn trả
 Cho vay trả góp


9

Là hình thức cấp tín dụng mà ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều
lần trong thời hạn vay đã thỏa thuận. Hình thức này thường áp dụng để tài trợ cho tài
sản cố định hoặc hàng lâu bền, các khoản vay trung và dài hạn. Thời gian hoàn trả và
số tiền trả mỗi lần được tính phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Đối tượng
áp dụng trong cho vay trả góp thường là những người có thu nhập ổn định.
 Cho vay theo món

Là những khoản vay thỏa thuận mà khách hàng phải hoàn trả toàn bộ cả gốc và
lãi một lần vào thời gian đáo hạn cuối cùng.
 Cho vay tuần hoàn

Là hình thức cho vay trong đó NH cho phép khách hàng vay và trả nợ nhiều lần
một cách tuần hoàn theo một hạn mức tín dụng.


1.2. CHO VAY TRẢ GÓP CỦA NHTM
Trong các phương thức cho vay kể trên, cho vay trả góp tỏ ra ưu việt hơn cả khi
áp dụng tài trợ cho một khoản vay tiêu dùng hay một khoản vay tương đối lớn phục vụ
kinh doanh. Hiện nay, hình thức này trở nên khá phổ biến và được các NHTM quan
tâm vì những ưu việt của nó.
1.2.1. Khái niệm cho vay trả góp.

Theo quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc
NHNN Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng: khi
khách hàng vay vốn áp dụng theo phương thức cho vay trả góp thì: “ tổ chức tín dụng
và các khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc
được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay”.
1.2.2. Đặc điểm cho vay trả góp

1.2.2.1.

Đối tượng cho vay trả góp.

Đối tượng áp dụng hình thức cho vay trả góp chủ yếu là các hãng kinh doanh có
tình hình tài chính tốt,lành mạnh, cá nhân, hộ gia đình có thu nhập cao và ổn định, và
thường có thời hạn dài.


10

1.2.2.2.

Đặc điểm về quy mô khoản vay
Trừ một số ít các khoản vay trả góp có giá trị cao, giá trị mỗi món vay trả góp
thường không quá lớn, một phần vì sản phẩm khách hàng muốn mua có giá trị không

quá lớn, và trước khi cho vay trả góp, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải
thanh toán một phần giá trị tài sản cần mua sắm, do vậy,khách hàng đã có sự chuẩn bị
nhất định về vốn, vốn của ngân hàng chỉ có tác động hỗ trợ.
Nhìn chung giá trị món vay thường không quá lớn nhưng nhu cầu vay trả góp của
người dân ngày càng tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nên tổng quy mô các
khoản cho vay trả góp là tương đối lớn.

1.2.2.3.

Đặc điểm về rủi ro
Hoạt động cho vay trả góp là hoạt động có độ rủi ro cao. Bên cạnh các nhân tố
khách quan như: môi trường kinh tế - chính trị - xã hội, thảm họa tự nhiên... Hoạt động
này còn tiềm ẩn những rủi ro bắt nguồn từ các nguyên nhân khách hàng như:
Thứ nhất, tài sản để đảm bảo cho khoản vay thường là chính hàng hóa mua trả
góp. Khách hàng thường thế chấp hàng hóa mua trả góp để xin vay vốn ngân hàng.
Qua thời gian sử dụng, hàng hóa mua trả góp sẽ bị hao mòn và giảm giá trị, vì vậy, với
loại hình cho vay này,ngân hàng phải đối mặt với loại rủi ro cao hơn các hình thức cho
vay khác.
Thứ hai, thu nhập của người đi vay có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ.
Bất kỳ sự thay đổi nào ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe hoặc công việc của khách
hàng cũng có thể khiến ngân hàng khó khăn trong việc thu hồi nợ.
Thứ ba, khách hàng cố tình lừa đảo, chây ỳ không chịu trả nợ. Với những trường
hợp này, ngân hàng phải gánh chịu rủi ro giảm thu nhập dù có nắm giữ TSCĐ.

1.2.2.4.

Đặc điểm về khả năng sinh lời.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu vay trả góp của khách hàng ngày càng
tăng. Đây là một hoạt động có triển vọng lợi nhuận cao và xu hướng phát triển mạnh
trong tương lai. Do vậy, trong danh mục cho vay của ngân hàng, cho vay trả góp đang

và sẽ là một trong những khoản mục mang lại lợi nhuận cao.


11

1.2.2.5.

Đặc điểm về lãi suất cho vay.
Cho vay tiêu dùng nói chung và cho vay trả góp nói riêng có độ rủi ro rất cao vì
người vay có thể bị chết, ốm hoặc bị mất việc, ngân hàng sẽ khó thu được nợ. Một số
khoản cho vay với thời hạn dài. Do hoạt động cho vay trả góp có độ rủi ro cao nên lãi
suất cho vay trả góp thường là lãi suất cao nhất trong khung lãi suất của ngân hàng.

1.2.3. Vai trò của cho vay trả góp

Đối với khách hàng

1.2.3.1.

Hoạt động cho vay trả góp có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
cuộc sống của người đi vay. Nó mang lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng.
Hoạt động cho vay trả góp giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu chi tiêu trước

-

mắt vượt quá khả năng thanh toán hiện tại của mình. Qua đó, họ có thể sử dụng những
sản phẩm dịch vụ mong muốn, mà điều kiện thực tế chưa có khả năng đáp ứng. Điều
này làm tăng độ thỏa dụng của khách hàng. Ngoài ra, cho vay trả góp còn giúp cho
người đi vay có những sự lựa chọn về nguồn tài trợ khác nhau để đáp ứng nhu cầu
hiện tại của mình.

Về phía các doanh nghiệp sản xuất hay cung ứng những hàng hóa dịch vụ là đối

-

tượng của cho vay trả góp : tăng doanh thu do số lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ
tăng mạng. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, nâng cao chất
lượng, hạ giá thành sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Và cuối cùng, người
hưởng lợi không ai khác chính là khách hàng.
Đối với Ngân hàng

1.2.3.2.

Hoạt động cho vay trả góp không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng, mà hoạt
động này còn mang lại cho ngân hàng rất nhiều lợi ích:
-

Đa dạng hóa các hình thức cho vay của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của khách hàng. Qua đó, ngân hàng sẽ nâng cao sức cạnh tranh và tạo ra sự khác
biệt trong sản phẩm dịch vụ của mình.

-

Hoạt động này mang lại cho ngân hàng một khoản lợi nhuận không nhỏ, lãi suất
cho vay trả góp thường là lãi suất cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân


12

hàng. Số lượng cho vay lớn, nên tổng các khoản vay lớn, nhu cầu vay trả góp của
khách hàng ngày một tăng, nên tổng thu nhập của ngân hàng từ hoạt động này là đáng

kể.
Đối với nền kinh tế

1.2.3.3.

Hoạt động này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Cụ thể :
Có tác dụng kích cầu, làm tăng sức mua của khách hàng. Do đó thúc đẩy quá

-

trình tiêu thụ hàng hóa phát triển, vì vậy sẽ khuyến khích các hãng sản xuất kinh doanh
mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy phát triển kinh
tế.
-

Nhờ hoạt động cho vay trả góp, cuộc sống của người dân được cải thiện, hỗ trợ
Nhà nước đạt được các mục tiêu xã hội.

1.3. GIỚI THIỆU VỀ CHO VAY TRẢ GÓP MUA ÔTÔ
Trong dư nợ cho vay trả góp của các NHTM, cho vay trả góp mua ôtô thường
chiếm từ 30% đến 70% tổng dư nợ cho vay trả góp tùy theo từng ngân hàng. Cho vay
đối với cho vay trả góp mua ôtô hứa hẹn thu được doanh số cao hơn nữa trong thời
gian tới đây khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO. Chúng ta cùng tìm
hiểu về loại cho vay mua ôtô mà hình thức áp dụng là cho vay trả góp này.
1.3.1. Khái niệm

Cho vay trả góp mua ô tô là một hình thức cho vay trả góp, trong đó ngân hàng
thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền nhằm mục đích mua ôtô, với nguyên
tắc hoàn trả gốc và lãi làm nhiều lần trong thời hạn đã thỏa thuận.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, NHTM đã cho ra đời
nhiều phương thức cho vay phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.
Phương thức cho vay trả góp, đặc biệt là cho vay trả góp mua ôtô ngày càng được
nhiều NHTM áp dụng và mở rộng trong tương lai vì đây là mộy thị trường đầy tiềm
năng với triển vọng lợi nhuận cao.


13
1.3.2. Đặc điểm.

Cho vay trả góp mua ôtô là một hình thức của cho vay trả góp nên nó mang đầy
đủ các đặc điểm của cho vay trả góp nói chung. Bên cạnh các đặc điểm chung đó, hoạt
động cho vay trả góp mua ôtô còn có những đặc điểm riêng sau:
1.3.2.1. Đặc điểm về đối tượng và phạm vi cho vay trả góp mua ôtô.
 Đặc điểm về đối tượng

Đối tượng của loại cho vay này chính là giá trị hình thành lên chiếc xe. Giá trị
này bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau như: chi phí mua xe, chi phí đăng kí xe, chi
phí bảo hiểm, chi phí vận hành sửa chữa, chi phí nộp thuế... Tùy thuộc vào từng ngân
hàng mà đối tượng cho vay trả góp mua ôtô có thể bao gồm hoặc không bao gồm các
chi phí khác ngoài giá mua xe. Tuy vậy, để hạn chế rủi ro, các ngân hàng thường chỉ
cho vay với một tỷ lệ phần trăm nhất định dựa trên chi phí mua xe.
 Đặc điểm về phạm vi cho vay

Khách hàng có thể được chia làm 02 nhóm chính sau:
Nhóm khách hàng là các hãng, doanh nghiệp



Các hãng, doanh nghiệp có nhu cầu mua ôtô để phục vụ kinh doanh hoặc phục vụ

cho công việc chung của công ty. Họ cần mua ôtô để phục vụ việc đi lại, công tác và
các hoạt động khác có liên quan. Do vậy, họ tìm đến ngân hàng để được vay vốn và
dành vốn mình có để đầu tư vào hoạt động kinh doanh khác đem lại lợi nhuận cao hơn.
Với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, vận tải, các
hãng taxi, họ thường vay vốn để mua hàng loạt xe ôtô để phục vụ nhu cầu kinh doanh
của mình... Các ngân hàng cần chú ý đến nhóm này vì số tiền họ vay là khá lớn
Nhóm khách hàng là cá nhân, hộ gia đình



Những khách hàng này thường có thu nhập cao, ổn định và có nhu cầu mua ôtô
để phục vụ việc đi lại hàng ngày, loại xe mà họ hướng tới là: xe con, xe du lịch
nhỏ...họ thường quan tâm đến những ôtô sang trọng, hiện đại, tiện dụng và có giá trị
cao.


14

Nhu cầu đi lại bằng ôtô của nhóm khách hàng này ngày càng tăng do thu nhập và
chất lượng cuộc sống của họ ngày càng tăng. Do đó, trong tương lai, số lượng cho vay
của nhóm này sẽ ngày càng tăng.
1.3.2.2. Đặc điểm về thời gian trả góp mua ôtô.

Theo nguyên tắc, cho vay trả góp thường áp dụng với các món vay trung và dài
hạn, thời hạn trả góp tùy thuộc vào từng ngân hàng mà có thể mở rộng tới 20 năm. Tuy
vậy, với cho vay trả góp mua ôtô, ngân hàng thường quy định thời hạn cho vay từ 1
đến 6 năm tùy thuộc vào tài sản đảm bảo, mục đích sử dụng vốn, nguồn và khả năng
trả nợ của khách hàng. Thời gian cho vay trả góp mua ôtô không nên quá dài vì dễ
làm giá trị tài sản tài trợ là ôtô bị giảm mạnh, hơn nữa, nếu thời gian cho vay loại này
quá dài thì thiện chí trả nợ của người vay sẽ giảm và việc thu hồi nợ của ngân hàng sẽ

gặp nhiều khó khăn.
1.3.2.3. Đặc điểm về quy mô và số lượng món vay



Đối với các doanh nghiệp, các hãng mua ôtô phục vụ mục đích kinh doanh
Số lượng khách hàng thuộc nhóm này không nhiều nhưng món vay của họ lại có
giá trị lớn. Những công ty du lịch thường vay mua xe du lịch loại lớn có giá trị cao.
Các hãng taxi tuy chỉ mua ôtô giá trị trung bình, nhưng số lượng xe họ mua lại lớn.
Các công ty vận tải thường vay ngân hàng để mua những chiếc xe đã qua sử dụng,
nhưng giá trị của chúng cũng không hề nhỏ. Vzì vậy, ngân hàng phải đặc biệt chú ý
đến những món vay loại này.



Đối với các hộ gia đình, cá nhân mua ôtô phục vụ mục đích tiêu dùng và các doanh
nghiệp mua ôtô nhằm phục vụ nhu cầu đi lại hay công tác
1.3.2.4. Đặc điểm về lãi suất cho vay trả góp mua ôtô

Đối với hoạt động cho vay trả góp, có thể áp dụng lãi suất cố định hoặc lãi suất
thả nổi, ngân hàng cũng có thể áp dụng lãi suất hỗn hợp bằng cách quy định mức lãi
suất cố định vào đầu năm, lãi suất các năm sau đó bằng lãi suất được lấy làm cơ sở(có
thể là lãi suất huy động có kỳ hạn) cộng với một mức cố định.


15

Tại Việt Nam, lãi suất cho vay trả góp mua ôtô thường cao hơn so với các hình
thức cho vay khác của NHTM. Do đó, mang lại cho ngân hàng một khoản lợi nhuận
không nhỏ.

1.3.2.5. Đặc điểm về rủi ro cho vay trả góp mua ôtô

Do khách hàng thường dùng tài sản thế chấp bằng chính ôtô mua trả góp và khả
năng trả nợ khách hàng phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của họ nên hoạt động cho vay
trả góp mua ôtô có độ rủi ro cao. Khả năng thu nợ của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nếu
thu nhập của người vay bị giảm sút hoặc mất việc.
Để hạn chế rủi ro với loại hình cho vay này, ngân hàng thường yêu cầu khách
hàng phải thế chấp giấy tờ xe bản chính tại ngân hàng, còn khách hàng sẽ sử dụng bản
sao có công chứng để lưu thông. Ngoài ra, khách hàng còn phải mua bảo hiểm vật chất
cho xe trong suốt thời gian vay vốn, nếu có sự cố xảy ra, ngân hàng sẽ là người thụ
hưởng toàn bộ số tiền bảo hiểm đó. Thêm vào đó, số lượng các món vay trả góp mua
ôtô lại lớn, nên ngân hàng sẽ phân tán được rủi ro. Vì thế, trên thực tế, hoạt động cho
vay trả góp mua ôtô được đánh giá là hoạt động có mức rủi ro thực tế thấp.
1.3.3. Phương thức cho vay trả góp mua ôtô.
1.3.3.1.

Phương thức cho vay trực tiếp người mua.

Theo phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua này, ngân hàng sẽ thanh
toán số tiền mua ôtô cho doanh nghiệp sản xuất hay bán lẻ ôtô, sau đó, khách hàng sẽ
trả tiền trực tiếp cho ngân hàng làm nhiều lần theo thỏa thuận.
Dưới đây là sơ đồ khái quát phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua:


16

Sơ đồ 1.1: Phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua

Ngân hàng


(4)

Người mua ôtô

(1)

(3)

(2)

Doanh nghiệp bán ôtô

Các bước thực hiện:
Bước 1: người mua ôtô và ngân hàng kí kết hợp đồng tín dụng để ngân hàng trả
tiển cho doanh nghiệp bán ôtô. Ngân hàng cần phân tích tình hình tài chính của người
mua và yêu cầu tài sản đảm bảo
Bước 2: doanh nghiệp bàn giao ôtô cho người mua và ký hợp đồng trả góp với
người mua.
Bước 3: doanh nghiệp tập trung hóa đơn bán hàng đưa lên ngân hàng để ngân
hàng thanh toán
Bước 4: hàng kì như thỏa thuận, người mua trực tiếp trả tiền trả góp cho ngân
hàng.
1.3.3.2.

Phương thức tài trợ cho doanh nghiệp bán ôtô

Với hình thức này, ngân hàng sẽ tài trợ cho doanh nghiệp bán ôtô (một phần hay
toàn bộ tùy theo thỏa thuận của hai bên và mức độ tin cậy của ngân hàng và doanh
nghiệp). Sau khi bán hàng, các doanh nghiệp được nhận ngay số tiền bán ôtô và làm
đại lý thu tiền cho ngân hàng.

Dưới đây là sơ đồ khái quát phương thức ngân hàng tài trợ cho doanh nghiệp bán
ôtô.


17

Sơ đồ 1.2: Phương thức tài trợ cho doanh nghiệp bán ôtô

Ngân hàng

(3)

(5)

(1)

Người mua ôtô

(2)
(4)

Doanh nghiệp bán ôtô

Các bước thực hiện:
Bước 1: ngân hàng kí hợp đồng với doanh nghiệp bán ôtô về việc tài trợ cho
người mua trả góp ôtô. Đối với phương thức này, ngân hàng phải phân tích tình hình
tiêu thụ, khả năng mở rộng quy mô và khả năng thu hồi tiền sau khi bán ôtô của doanh
nghiệp.
Bước 2: doanh nghiệp bán ôtô cho người mua và kí hợp đồng trả góp với người
mua.

Bước 3: doanh nghiệp tập trung hóa đơn bán ôtô trình lên ngân hàng để ngân
hàng thanh toán.
Bước 4: hàng kì theo quy định, doanh nghiệp bán ôtô thu tiền trả góp cho người
mua.
Bước 5: doanh nghiệp bán ôtô nộp tiền đã thu của người mua cho ngân hàng.
1.3.4. Vai trò của cho vay trả góp
1.3.4.1.

Đối với Ngân hàng

Cho vay trả góp mua ôtô là một trong những hoạt động quan trọng đối với bản
thân ngân hàng, nhất là đối với nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay. Cụ thể:
Do lãi suất cho vay trả góp mua ôtô thường cao hơn các loại vay khác nên khoản
lợi nhuận mà ngân hàng thu được từ hoạt động này không nhỏ. Tuy rằng lợi nhuận cao
do hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng rủi ro này sẽ được phân tán cho ngân


18

hàng do số lượng các món vay trả góp mua ôtô là tương đối lớn. Hơn thế nữa, nhu cầu
mua ôtô của người dân ngày càng tăng do mức sống được nâng cao, thêm vào đó, giá
ôtô đang có xu hướng giảm dần nên tổng thu nhập của ngân hàng từ hoạt động này là
khá lớn.
Là cơ hội tốt để ngân hàng tạo được mối quan hệ với các đại lý bán xe, từ đó có

-

được một hệ thống thông tin phong phú và đa dạng về khách hàng.
Hoạt động này cũng giúp ngân hàng tạo được thói quen cho người dân khi tiếp
cận với các dịch vụ ngân hàng. Qua đó, giúp ngân hàng mở rộng được mối quan hệ

với khách hàng và tạo dựng được hình ảnh trong tâm chí khách hàng.
Đối với khách hàng

1.3.4.2.

Cho vay trả góp mua ôtô mang lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng, có vai trò
quan trọng trong việc giúp khách hàng có được ôtô như mong muốn mà tài chính chưa
cho phép:
Khách hàng có thể hưởng những tiện ích của chiếc xe trước khi tích lũy đủ tiền.

-

Với nhóm khách hàng mua ôtô nhằm mục đích kinh doanh, cho vay trả góp mua ôtô
sẽ giúp họ tận dụng được cơ hội kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận.
Nhiều người đi vay tiền ngân hàng để mua ôtô không đơn thuần chỉ là để đáp
ứng nhu cầu đi lại, mà còn nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất tinh thần vì ôtô
còn là biểu hiện của sự sang trọng, quý phái. Hơn nữa, khi sở hữu chiếc xe mình yêu
thích, khách hàng sẽ có thêm sự hưng phấn về tinh thần và động lực trong công việc
hàng ngày.
Ngân hàng cho vay trả góp mua ôtô sẽ góp phần làm tăng doanh thu của các

-

hãng bán ôtô vì số lượng ôtô tiêu thụ tăng lên. Điều này tạo động lực cho các hãng mở
rộng sản xuất, đồng thời thu hút nhiều hãng khách cũng như người lao động tham gia
vào thị trường đầy tiềm năng này. Đây là một nguyên nhân tích cực dẫn đến sự cạnh
tranh về chất lượng sản phẩm cũng như giá thành giữa các hãng
1.3.4.3.

Đối với nền kinh tế.


Hoạt động này cũng có vai trò không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát
triển, cụ thể:


19
-

Kích cầu trong nền kinh tế, làm tăng sức mua của khách hàng. Tác động dây
truyền là các hãng sản xuất ôtô mở rộng sản suất, tạo công ăn việc làm cho người lao
động. Từ đó, giúp nhà nước đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội.

-

Tạo đòn bẩy kích thích nền công nghiệp sản xuất ôtô phát triển. Từ đó tác động
gián tiếp tới sự phát triển của các ngành kinh tế khác như: ngành dịch vụ, ngành du
lịch, ngành giao thông vận tải...Qua đó, tạo ra sự năng động cho nền kinh tế và góp
phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam.
1.3.5. Một số chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng cho vay trả gópmua ôtô của NHTM

Việc mở rộng cho vay trả góp mua ôtô là việc ưu tiên hàng đầu của các NHTM
hiện nay vì nó phù hợp với nhu cầu cũng như xu hướng phát triển của nền kinh tế. Hơn
thế nữa, nếu cho vay trả góp mua ôtô được mở rộng thì chính nó quay trở lại thúc đẩy
nền kinh tế phát triển. Vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể trong chương III của
chuyên đề này.
Để đánh giá việc mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ôtô cần phải xem xét
nhiều chỉ tiêu và kết hợp chặt chẽ với nhau mới có một kết luận chính xác việc mở
rộng đó có được thực hiện hiệu quả không.
Thông thường, các NHTM thường sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản dưới đây để
đánh giá mức độ mở rộng của hoạt động cho vay trả góp mua ôtô:

1.3.5.1.

Dư nợ cho vay trả góp mua ôtô

Dư nợ cho vay là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho vay tính đến thời điểm
nhất định, tổng dư nợ này bao gồm cả số nợ quá hạn, đây chính là nhược điểm của chỉ
tiêu này khi đánh giá việc mở rộng cho vay trả góp mua ôtô. Nó có thể không đánh
giá chính xác nếu tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay trả góp mua ôtô lớn hơn mức quy định.
Chính vì vậy cần kết hợp chặt chẽ với chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn sẽ được
trình bày ở dưới đây.
Dư nợ cho vay trả góp mua ôtô được hiểu là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn
cho khách hàng vay nhằm mục đích mua ôtô theo phương thức trả góp tính đến một
thời điểm nhất định.


20

Dưới đây là công thức tính dư nợ cho vay trả góp mua ôtô được áp dụng tại
VPBank
Dư nợ cho
vay trả góp

Doanh số cho

Dư nợ cho vay

Doanh số thu

vay


trả góp mua ôtô kỳ trước

nợ cho vay trả

mua ôtô kỳ

góp +
mua ôtô trong

này

kỳ

=

trả

góp mua ôtô
trong kỳ

Dựa vào công thức trên ta thấy:
Nếu dư nợ cho vay trả góp mua ôtô kỳ này tăng so với kỳ trước tức là doanh số
cho vay trả góp mua ôtô trong kỳ lớn hơn doanh số thu nợ cho vay trả góp mua ôtô
trong kỳ, ta có sự mở rộng cho vay trả góp mua ôtô tại NHTM.
1.3.5.2.

Tỷ trọng dư nợ cho vay trả góp mua ôtô

Chỉ tiêu này mang tính tương đối, phản ánh quy mô các món vay trả góp mua ôtô
trong tổng số các món vay được ngân hàng giải ngân. Sự tăng trưởng của chỉ tiêu này

cho thấy sự mở rộng của hoạt động cho vay trả góp.
Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:

Tỷ trọng này tăng cũng phản ánh việc mở rộng cho vay trả góp mua ôtô. Trên
thực tế, có 2 nguyên nhân dẫn đến R tăng:
-

Thứ 1: Dư nợ cho vay trả góp mua ôtô tăng lên nhiều hơn so với mức tăng của
tổng dư nợ cho vay. Điều này thể hiện chính sách mở rộng cho vay trả góp mua ôtô .

-

Thứ 2: Do dư nợ cho vay trả góp mua ôtô không tăng, thậm chí còn giảm, tuy
vậy, mức giảm của tổng dư nợ lại nhiều hơn. Trường hợp này vẫn có thể được coi là
mở rộng đối với cho vay trả góp mua ôtô. Đây là kết quả của chính sách thắt chặt tín
dụng trong NHTM .
Chỉ tiêu này cũng sẽ không phản ánh một cách chính xác việc mở rộng cho vay
trả góp mua ôtô nếu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng cao. Do đó, cần kết
hợp chặt chẽ xem xét các chỉ tiêu về nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn và
1.3.5.3.

Tốc độ tăng dư nợ cho vay trả góp mua ôtô


21

Đây cũng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ mở rộng cho vay trả góp
mua ôtô nhanh hay chậm. Tốc độ tăng dư nợ của hoạt động cho vay trả góp mua ôtô
được xác định theo công thức sau:


Khi G > 0: Phản ánh sự mở rộng đối với cho vay trả góp mua ôtô(Dư nợ cho vay
trả góp mua ôtô kỳ này tăng hơn kỳ trước)
Khi G <= 0: Nhìn chung, trong trường hợp này, NHTM không mở rộng cho vay
trả góp mua ôtô. Tuy nhiên, nếu tỷ trọng dư nợ cho vay trả góp mua ôtô W tăng, thì
vẫn có sự mở rộng cho vay trả góp mua ôtô.
1.3.5.4.

Doanh thu cho vay trả góp mua ôtô

Đây là chỉ tiêu tuyệt đối, quan trọng, phản ánh quy mô cho vay trả góp mua ôtô
của ngân hàng qua các thời kỳ . Doanh thu từ hoạt động cho vay trả góp mua ôtô là
tổng số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay trong kỳ theo phương thức trả góp
nhằm mục đích mua ôtô.
1.3.5.5.

Mức độ đa dạng hóa sản phẩm cho vay trả góp mua ôtô

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng cung ứng sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng của ngân hàng. Nếu trong chính sách của mình, ngân hàng có thể cung cấp
một số lượng phong phú và đa dạng các sản phẩm cho vay trả góp mua ôtô như: cho
vay mua xe ôtô mới, cho vay mua xe ôtô đã qua sử dụng... thì đương nhiên ngân hàng
đó có thể thu hút nhiều khách hàng hơn do khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Nó
cũng phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ôtô của ngân hàng.
1.3.5.6.

Thị phần cho vay trả góp mua ôtô của Ngân hàng

Các sản phẩm dịch vụ của mỗi ngân hàng đều tương tự nhau. Vì vậy, sự cạnh
tranh giữa các ngân hàng là điều tất yếu. Nếu một ngân hàng có thị phần cho vay trả
góp mua ôtô gia tăng qua các kỳ so với các ngân hàng khác cũng như so với chính thị

phần cho vay của ngân hàng đó chứng tỏ tốc độ mở rộng cho vay trả góp mua ôtô của
ngân hàng này diễn ra nhanh.
1.3.5.7.

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay trả góp mua ôtô


22

Nếu các khoản cho vay trả góp mua ôtô đến hạn thanh toán mà khách hàng lại
không thanh toán được nợ và ngân hàng không cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoản nợ
này sẽ bị chuyển thành nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động cho vay trả góp
mua ôtô được xác định theo công thức sau:

Chỉ tiêu này tuy không trực tiếp phản ánh việc mở rộng cho vay trả góp mua ôtô,
nhưng đây là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá chất lượng của việc mở rộng hoạt
động cho vay trả góp mua ôtô. Hoạt động cho vay trả góp mua ôtô được coi là có hiệu
quả khi tỷ lệ quá hạn nằm trong giới hạn cho phép, thường thì các ngân hàng luôn cố
gắng duy trì tỉ lệ này ở dưới mức 5%. Nếu chỉ tiêu này vượt quá 5% và ngày càng cao
thì việc mở rộng cho vay được coi là không có hiệu quả vì việc mở rộng này có thể
dẫn đến thua lỗ cho ngân hàng.
1.3.5.8.

Số lượng khách hàng cho vay trả góp mua ôtô

Dư nợ cho vay trả góp mua ôtô được tính bằng công thức :
Dư nợ cho vay
trả góp mua ôtô

=


Số lượng
khách hàng

×

Giá trị trung bình của các món
vay trả góp mua ôtô

Nếu số lượng khách hàng kỳ này tăng so với kỳ trước hoặc giá trị trung bình của
các món vay trả góp mua ôtô kỳ này cao hơn kỳ trước, thì dư nợ cho vay trả góp mua
ôtô kỳ này tăng lên, phản ánh mức độ mở rộng cho vay trả góp mua ôtô.
Thêm nữa, nếu giá trị trung bình của các món vay trả góp mua ôtô càng cao có
nghĩa số khách hàng vay các món vay có giá trị lớn càng nhiều. Do vậy, nếu giá trị
trung bình của các món vay trả góp mua ôtô tăng cùng với số lượng khách hàng làm
dư nợ cho vay trả góp mua ôtô tăng thì ta có được sự mở rộng cho vay cả về số lượng
khách hàng và số tiền của mỗi món vay. Hơn thế nữa, nếu số lượng khách hàng càng
nhiều, chứng tỏ ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vay trả góp mua ôtô của khách
hàng.
1.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay trả góp mua ôtô

Nhìn chung, việc mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ôtô chịu ảnh hưởng
của rất nhiều nhân tố. Việc nghiên cứu các nhân tố này là việc cần thiết vì nó quyết


23

định đến hoạt động cho vay trả góp mua ôtô cũng như việc mở rộng hoạt động này.
Dưới đây, xin trình bày 3 nhóm nhân tố chính:
1.3.6.1.




Nhân tố từ môi trường vĩ mô

Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là một nhân tố tạo ảnh hưởng lớn tới cho vay trả góp mua
ôtô của NHTM.
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2013:“ mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự do
kinh trong khuôn khổ của pháp luật”. Như vậy, hình thức cho vay đối với cho vay trả
góp mua ôtô tất yếu phải tuân thủ các quy định của nhà nước, luật các TCTD, luật
NHNN và các quy định khác. Sự chặt chẽ, đồng bộ của pháp luật sẽ góp phần tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh, tạo sự trật tự và ổn định của thị trường để hình thức cho
vay trả góp mua ôtô nói riêng và hoạt động kinh tế - xã hội nói chung diễn ra thông
suốt và hiệu quả.
Trong hệ thống pháp lý mà hoạt động cho vay trả góp mua ôtô chịu ảnh hưởng,
dễ dàng nhận thấy luật thuế xuất nhập khẩu có ảnh hưởng lớn đến hoạt động này. Vấn
đề này sẽ được trình bày kỹ ở những phần sau.



Môi trường kinh tế
Hoạt động cho vay trả góp mua ôtô phụ thuộc lớn vào mức độ thu nhập của
người dân cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp. Xét trong một chu kỳ kinh tế,
khi nền kinh tế ở thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, người dân có
mức thu nhập khá và yên tâm về mức thu nhập ổn định trong tương lai, nên nhu cầu
mua ôtô của họ sẽ tăng cao. Hoạt động cho vay trả góp mua ôtô nhờ đó mà có cơ hội
mở rộng và phát triển. Trái lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn
định, mức thu nhập của người dân không chắc chắn, thì người dân sẽ hạn chế đi vay
tiền mua ôtô vì khi đó họ chỉ mong muốn đảm bảo cuộc sống của mình ở mức bình

thường mà không nghĩ đến việc đi vay tiền mua ôtô để thỏa mãn nhu cầu cao hơn.



Môi trường văn hóa – xã hội


24

Môi trường văn hóa – xã hội có ảnh hưởng tương đối lớn tới hoạt động cho vay
trả góp mua ôtô tại các ngân hàng thông qua việc tác động đến quyết định đi vay mua
ôtô của khách hàng. Quyết định này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thói quen, tâm lý,
trình độ dân trí, phong tục tập quán...Việc mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ôtô
sẽ gặp khó khăn khi người dân tại địa bàn đó không có thói quen đi lại bằng ôtô hay họ
không có thói quen vay vốn ngân hàng để mua ôtô và ngược lại.
Nhân tố từ phía khách hàng

1.3.6.2.

Khách hàng là người cuối cùng quyết định việc có lựa chọn hình thức cho vay trả
góp mua ôtô hay không. Vì vậy, các nhân tố từ phía khách hàng có ảnh hưởng không
nhỏ đến việc mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ôtô và do đó, việc nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng từ phía khách hàng là rất cần thiết.
Đối tượng khách hàng của loại cho vay này rất đa dạng và phong phú, bao gồm
tất cả các cá nhân, hộ gia đình hay các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu mua ôtô
nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng. Mỗi khách hàng lại có những nhu cầu,
mong muốn, đòi hỏi khác nhau phát sinh những nhân tố ảnh hưởng khác nhau.
Dưới đây là một số nhân tố chính xuất phát từ phía khách hàng
-


Mục đích vay vốn của khách hàng

-

Nhu cầu vay vốn của khách hàng
Một điều dễ nhận thấy là: những khách hàng sinh sống ở các thành phố lớn, có
thu nhập cao và ổn định thường có nhu cầu mua ôtô nhiều hơn so với những người có
thu nhập thấp và sống ở nông thôn. Tại các thành phố lớn, nhu cầu sử dụng các dịch vụ
từ ôtô như: taxi, xe du lịch cũng cao hơn so với ở nông thôn. Nhu cầu vay vốn của
khách hàng ảnh hưởng đến giá trị của món vay trả góp mua ôtô: những người có thu
nhập cao thường thích đi xe loại sang hơn là những xe đã qua sử dụng, do đó giá trị
món vay sẽ lớn hơn.
Việc nghiên cứu nhu cầu vay vốn của khách hàng ảnh hưởng đến việc mở rộng
hoạt động cho vay trả góp mua ôtô vì nhu cầu vay vốn của khách hàng có ảnh hưởng
đến giá trị của món vay trả góp và sẽ làm tăng hay giảm dư nợ cho vay trả góp mua
ôtô.


25

Nguồn trả nợ của khách hàng

-

Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng là một yếu tố quan trọng nhất mà ngân
hàng phải đánh giá trước khi quyết định cấp tín dụng hay không. Ngân hàng không thể
thực hiện mở rộng cho vay trả góp mua ôtô bằng mọi giá theo chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra
mà không quan tâm đến việc khách hàng có trả nợ được hay không. Việc tìm hiểu khả
năng tài chính của khách hàng cũng như các nguồn trả nợ trong tương lai sẽ làm giảm
rủi ro trong hoạt động của ngân hàng và việc mở rộng cho vay trả góp mua ôtô có chất

lượng.

Tài sản đảm bảo cho khoản vay

-

Tài sản đảm bảo thường là một điều kiện không thể thiếu trong quyết định tín
dụng tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tài sản đảm bảo mà ngân hàng yêu
cầu có thể là: sổ tiết kiệm, chứng từ có giá, bất động sản...hoặc bằng chính chiếc ôtô
mình mua. Ngân hàng yêu cầu tài sản đảm bảo vì muốn có được nguồn trả nợ thứ 2
khi nguồn trả nợ thứ nhất là thu nhập của khách hàng không bảo đảm khả năng trả nợ.
Do đó việc mở rộng tín dụng sẽ hạn chế được rủi ro.
Nhân tố xuất phát từ bản thân Ngân hàng

1.3.6.3.

Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay trả góp mua ôtô
chính là nhân tố từ bản thân ngân hàng.
-

Định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới
Định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới có ảnh hưởng đến tất cả
các hoạt động của ngân hàng đó, trong đó có hoạt động cho vay trả góp mua ôtô.
Quyết định mở rộng cho vay trả góp mua ôtô phải theo sát định hướng phát triên của
ngân hàng.

-

Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng của ngân hàng: kim chỉ nam cho mọi hoạt động tín dụng,

trong đó có hoạt động cho vay trả góp mua ôtô. Qua chính sách tín dụng, các ngân
hàng phản ánh cương lĩnh tài trợ của mình: mở rộng hay thắt chặt tín dụng, là hướng


×