Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh tại Thái Nguyên giai đoạn 20162020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.19 KB, 52 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỖ THỊ LIÊN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP
TỈNH TẠI THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2016


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP
TỈNH TẠI THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Người thực hiện: Đỗ Thị Liên
Lớp: CCLLCT B9-15
Chức vụ: Phó TP Tài chính Hành chính sự nghiệp
Đơn vị công tác: Sở Tài chính Thái Nguyên

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN


Qua thời gian học tập, nghiên cứu và rèn luyện nâng cao trình độ lý
luận chính trị tại Học viện Chính trị khu vực I, để hoàn thành được Đề án tốt
nghiệp trình độ cao cấp lý luận chính trị này, lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc Học viện, các ban, phòng, khoa thuộc học viện
đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, rèn luyện trong môi trường tốt, giúp tôi
hoàn thiện mình hơn về trình độ lý luận chính trị, góp phần quan trọng phục
vụ cho công tác của bản thân sau này. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn các
thầy, cô giảng viên phụ trách giảng dạy và cô giáo chủ nhiệm lớp B9 -15 đã
tận tình truyền đạt những kiến thức về lý luận, kinh nghiệm quý báu trong
suốt thời gian qua. Trân trọng cảm ơn Thầy giáo cố vấn, hướng dẫn đã giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề án tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban tổ chức tỉnh ủy Thái Nguyên, ban
giám đốc Sở Tài chính, các đồng nghiệp thuộc văn phòng sở đã tạo điều kiện
để tôi được tham gia khóa học lớp Cao cấp lý luận chính trị, giúp tôi hiểu biết
và nâng cao trình độ lý luận chính trị của mình.
Sau cùng, tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, góp
ý và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành
khóa học theo chương trình đề ra.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Đỗ Thị Liên


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

QLNN

Quản lý nhà nước


NSNN

Ngân sách nhà nước

KBNN

Kho bạc nhà nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

NSĐP

Ngân sách địa phương

KT-XH

Kinh tế - xã hội


MỤC LỤC


1


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong những năm qua, khủng hoảng về tài chính và nợ công diễn ra khá
trầm trọng, tình hình chính trị bất ổn ở một số nước trên thế giới. Điều đó đã gây
ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của nước ta, đặc biệt tình hình bội chi ngân sách
luôn ở mức cao và thường năm sau cao hơn năm trước. Vì vậy, việc quản lý chặt
chẽ các khoản chi một cách tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích là một nhiệm vụ
hết sức quan trọng.
Hoạt động chi thường xuyên giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động
bình thường để thực hiện tốt chức năng QLNN, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội,
đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên
còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn
lực tài chính của đất nước, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy
và tiêu dùng. Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN
để chi cho đầu tư phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin
của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành của Nhà nước.
Với nhiệm vụ được giao, Sở Tài chính Thái Nguyên về cơ bản đã thực hiện
tốt việc quản lý chi thường xuyên NSNN thông qua công tác xây dựng, phân bổ
và quyết toán điều đó đã giúp cho các đơn vị thụ hưởng NSNN quản lý và sử
dụng kinh phí một cách tiết kiệm, đúng mục đích và có hiệu quả. Tuy nhiên
trong quá trình thực hiện vẫn còn tình trạng sử dụng NSNN kém hiệu quả, lãng
phí, thất thoát; các khoản chi thường xuyên còn chi vượt dự toán đầu năm nên
việc bổ sung, điều chỉnh dự toán xẩy ra thường xuyên; cơ chế quản lý chi NSNN
trên địa bàn đôi lúc còn bị động, thiếu kiểm soát, nhiều vấn đề cấp bách chưa
được xử lý kịp thời, thích đáng; công tác điều hành NSNN trên địa bàn còn
nhiều bất cập; công tác thanh, quyết toán chi ngân sách trên địa bàn đặc biệt là
chi thường xuyên còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại. Vì vậy, việc khắc phục các
tồn tại, hạn chế để thực hiện có hiêu quả trong quản lý chi thường xuyên NSNN



2

là nhiệm vụ cần thiết của các cơ quan quản lý và đơn vị sử dụng ngân sách nhà
nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2016-2020.
Với những lý do đó tôi chọn vấn đề: “Nâng cao hiệu quả quản lý chi
thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh tại Thái Nguyên giai đoạn 20162020” làm đề án tốt nghiệp chương trình Cao cấp lý luận chính trị.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh tại Thái
Nguyên giai đoạn 2016-2020 đảm bảo tiết kiệm, đúng mục đích, hiệu quả và
phục vụ tốt nhất nhu cầu hoạt động của cấp ủy chính quyền địa phương, các đơn
vị sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2020 đổi mới được quy trình lập, phân bổ dự toán trên địa bàn
theo mục tiêu trung hạn;
- Từng bước hiện đại hóa công tác tài chính trên địa bàn;
- Góp phần thực hiện thành công công tác quản lý tài chính trên địa bàn;
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán, tài chính trên
địa bàn;
- Góp phần vào việc thực hiện thành công dự án Tabmis.
3. Giới hạn của đề án
* Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quản lý chi thường xuyên của các đơn
vị dự toán ngân sách cấp tỉnh tại Thái Nguyên.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN cấp
tỉnh ở sở Tài chính Thái Nguyên.
- Phạm vi về thời gian: Đề án nghiên cứu thực trạng quản lý chi thường
xuyên NSNN cấp tỉnh tại Thái Nguyên trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2015;
đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN cấp
tỉnh tại Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020.

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm


3

- Khái niệm ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
- Phân biệt ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho

cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ
chi của cấp trung ương.
Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp
cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân
sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của
cấp địa phương.
- Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm
hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ
trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của
Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
1.1.2. Khái niệm, vai trò, nguyên tắc, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng
đến quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh
- Khái niệm quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh
Quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh là quá trình các cơ quan quản lý

nhà nước có thẩm quyền sử dụng hệ thống các biện pháp tác động vào hoạt động
chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh, đảm bảo cho các khoản chi thường
xuyên ngân sách cấp tỉnh được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.
- Vai trò của quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh: Đảm bảo nguồn tài
chính cho hoạt động của các cơ quan nhà nước; thước đo quan trọng để đánh giá
hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước của tỉnh khi đem so sánh giữa số
chi NSNN với các mặt kinh tế, hiệu suất, hiệu ích của các khoản chi này; đảm
bảo cho nhà nước có thể thực hiện sản xuất và cung ứng một phần hàng hoá
công cộng trên địa bàn; trợ giúp đắc lực cho sự phát triển kinh tế.


4

-

Nguyên tắc cơ bản trong quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh

Nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc quản lý theo dự toán; nguyên tắc
tiết kiệm hiệu quả; nguyên tắc chi trực tiếp qua kho bạc Nhà nước.
- Nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh
+ Xây dựng hệ thống định mức chi ngân sách: Định mức chi ngân sách bao
gồm định mức phân bổ và định mức sử dụng ngân sách. Định mức này là cơ sở
giúp cơ quan tài chính có căn cứ khi lập phương án phân bổ ngân sách, kiểm tra
quá trình chấp hành dự toán và thẩm tra xét duyệt quyết toán các đơn vị sử dụng
ngân sách.
+ Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh: Căn cứ vào các chỉ tiêu
phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, các chế độ tiêu chuẩn, định mức do các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và
chức năng nhiệm vụ của các đơn vị sử dụng ngân sách để lập dự toán chi thường
xuyên cho các đơn vị. Dự toán là cơ sở để kiểm tra, kiểm soát, thanh quyết toán

của các cơ quan chuyên môn đối với đơn vị sử dụng ngân sách.
+ Kiểm soát việc chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh:
Đây là một nội dung rất quan trọng trong quá trình quản lý chi ngân sách. Chấp
hành đúng dự toán chi thường xuyên là đảm bảo quá trình phân phối, cấp phát,
và sử dụng kinh phí được giao một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.
+ Kiểm soát, thanh, quyết toán các khoản chi thường xuyên ngân sách cấp
tỉnh: Các đơn vị sử dụng ngân sách cấp tỉnh phải mở tài khoản tại KBNN trên
địa bàn để giao dịch và chịu sự kiểm soát, kiểm tra của KBNN và sở Tài chính
trong quá trình thanh toán và sử dụng ngân sách. Đồng thời tổng hợp, lập báo
cáo theo quy định trước khi Sở Tài chính thẩm định, tổng hợp quyết toán chi
ngân sách trình Hội đồng nhân dân phê chuẩn.
+ Thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh: Các cơ quan
chuyên môn, ban thanh tra nhân dân tại đơn vị có kế hoạch hoặc thanh tra, kiểm


5

tra đột xuất việc chấp hành dự toán, việc quản lý, sử dụng kinh phí theo tiêu
chuẩn, định mức hiện hành.
-

Yêu cầu quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh

+ Thứ nhất, yêu cầu đối với quản lý lập dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh.
Việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh phải tuân theo các chính
sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định; Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ định mức phân bổ chi ngân sách địa
phương do Thủ tướng Chính phủ quyết định, ban hành định mức phân bổ chi
ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh và cấp dưới.
+ Thứ hai, yêu cầu đối với quản lý phân bổ, giao dự toán chi ngân sách cấp tỉnh.

Thời gian phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh cho
các đơn vị sử dụng ngân sách phải hoàn thành trước 31 tháng 12 năm trước, trừ
trường hợp dự toán chi ngân sách cấp tỉnh chưa được Hội đồng nhân dân tỉnh
quyết định. Phương án phân bổ dự toán chi thường xuyên phải được gửi cho Sở
Tài chính để thẩm tra trước khi giao cho các đơn vị. Trong quá trình thực hiện dự
toán, đơn vị dự toán cấp I có thể điều chỉnh dự toán ngân sách giữa các đơn vị
trực thuộc sau khi thống nhất với Sở Tài chính, song không được làm thay đổi
tổng mức và chi tiết dự toán đã giao cho đơn vị dự toán cấp I.
+ Thứ ba, yêu cầu trong kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên
ngân sách tỉnh.
Tất cả các khoản chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách phải
có trong dự toán và đã được thẩm định của Sở Tài chính đồng thời phải được
kiểm tra, kiểm soát trong quá trình cấp phát, thanh toán theo mục lục ngân sách
nhà nước hiện hành. Các khoản chi sai chế độ phải được thu hồi và hạch toán
giảm chi hoặc tăng thu cho ngân sách cấp tỉnh.
+ Thứ tư, yêu cầu trong quản lý việc chấp hành chế độ quyết toán chi
thường xuyên ngân sách tỉnh.


6

Các đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện báo cáo quyết toán ngân sách
theo quy định, nội dung báo cáo phải chính xác, trung thực, đầy đủ và theo Mục
lục NSNN. Đồng thời trong báo cáo quyết toán năm phải kèm theo báo cáo
thuyết minh nguyên nhân tăng, giảm các chỉ tiêu chi ngân sách so với dự toán
được giao.
1.1.3. Hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh
Hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước là sự tác động của các
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sử dụng hệ thống, biện pháp tác động vào
hoạt động chi thường xuyên ngân sách nhà nước, đảm bảo cho các khoản chi

thường xuyên ngân sách nhà nước được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, phục vụ
tốt nhất mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội với chi phí bỏ ra thấp nhất.
Khi đánh giá hiệu quả các nhà kinh tế thường so sánh giữa các chi phí đầu
tư với giá trị đầu ra với tiêu chí tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí. Khác với các
khoản đầu tư khác, hiệu quả chi thường xuyên NSNN khó có thể đo lường được
cụ thể bằng phương pháp định lượng do đối tượng hưởng đầu tư chủ yếu phục vụ
cho đối tượng xã hội. Do vậy, khi đánh giá tính hiệu quả của chi NSNN phải có
quan điểm toàn diện, phải xem xét mức độ ảnh hưởng của mỗi khoản chi tới các
mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội và phải tính đến thời gian phát huy tác
dụng của nó. Vì vậy, khi nói đến hiệu quả chi NSNN được hiểu đó là những lợi
ích về mặt kinh tế, xã hội mà toàn xã hội hưởng thụ.
Tuy nhiên, hoạt động chi thường xuyên mang tính xã hội (NSNN chi vào
các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, các vấn đề xã hội, quản lý hành chính…) do
vậy để tính được hiệu quả đạt được rất khó khăn và phức tạp, bởi loại hoạt động
này mang tính định tính chứ không phải định lượng. Chi thường xuyên NSNN
được xem là có hiệu quả khi: đảm bảo hợp lý, tiết kiệm, đặc biệt là tiết kiệm tối
đa chi quản lý hành chính. Thực hiện chính sách tiết kiệm là tập trung vào rà
soát, cắt giảm những chương trình, dự án kém hiệu quả, tăng cường giám sát chi
thường xuyên ngân sách nhà nước theo đó một số tiêu chuẩn đi công tác bằng


7

máy bay, của các cán bộ đi công tác; việc sử dụng xe ô tô; chế độ tiếp khách
được điều chỉnh thấp hơn so với quy định của Bộ Tài chính, tiết kiệm tối thiểu
các khoản chi phí hội nghị, hội thảo, tọa đàm, khánh tiết… nhưng vẫn phù hợp
và đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ. Mức chi thường xuyên chỉ hạn chế trong
khả năng thu ngân sách của địa phương.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN
cấp tỉnh

Để quản lý có hiệu quả chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh cần thực hiện tốt
tất cả các khâu lập dự toán, chấp hành, quyết toán chi thường xuyên NSNN và
thanh tra, kiểm tra. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi thường xuyên
NSNN tỉnh
+ Thứ nhất, nhân tố về chế độ quản lý tài chính công
Đó là sự ảnh hưởng của những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm
pháp luật chi phối hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý
chi ngân sách. Các văn bản này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý chi
ngân sách trên một địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền phải ban hành những văn bản đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực
tế thì công tác quản lý chi NSNN mới đạt được hiệu quả.
+ Thứ hai, nhân tố về tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ quản lý chi thường xuyên
Tổ chức bộ máy tham mưu giúp việc tinh gọn, chất lượng, phù hợp tại mỗi
đơn vị sử dụng ngân sách sẽ mang lại hiệu quả cao trong quản lý chi ngân sách nói
chung và quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước nói riêng và ngược lại.
+ Thứ ba, nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và xã hội
Quản lý chi ngân sách chịu ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế xã
hội, tại địa phương có trình độ dân trí cao thì ý thức tuân thủ pháp luật của các tổ
chức, cá nhân được nâng cao; năng lực sử dụng NSNN tại các tổ chức, cá nhân
thụ hưởng NSNN được cải thiện thì việc sử dụng NSNN sẽ có hiệu qủa cao hơn,
mức độ vi phạm cũng sẽ thấp hơn.


8

+ Thứ tư, hệ thống thanh tra, kiểm tra, kiểm soát
Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, quyết toán, kiểm soát là nhằm phòng
ngừa phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện tham nhũng
lãng phí; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách, để phát hiện và
điều chỉnh những sai sót trong quá trình quản lý chi thường xuyên NSNN từ đó

góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi
ích hợp pháp của nhà nước, lợi ích hợp pháp của các cơ quan đơn vị, tổ chức
kinh tế và các cá nhân.
1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/ 2002;
- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; hướng dẫn tại Thông tư số 59/2003/TTBTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính.
- Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ về việc ban
hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương,
phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;
- Thông tư số 01/2007/TT- BTC ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ Tài
chính, về việc Hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối
với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước
hỗ trợ và ngân sách các cấp;
- Thông tư 107/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính, về việc
hướng dẫn bổ sung một số điểm về quản lý, điều hành NSNN; Thông tư
108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính, về việc hướng dẫn xử lý
ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm;
- Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định
chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành
chính đối với các cơ quan nhà nước; hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số
03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ
được sửa đổi bổ sung tại Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BTC-BNV ngày
26/06/2007 của liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ.


9

- Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với

đơn vị sự nghiệp công lập; hướng dẫn tại Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày
9/8/2006 của Bộ Tài chính, về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung tại Thông tư
số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007;
- Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của
Chính phủ; Thông tư số 71/2014/TTLT- BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Liên bộ
Tài chính - Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng
kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;
- Các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính; Công văn hướng dẫn của
UBND tỉnh về việc điều hành ngân sách cho từng năm…
- Các Quyết định của UBND tỉnh về việc ban hành định mức phân bổ dự
toán chi thường xuyên ngân sách địa phương trong từng giai đoạn; Các Quyết
định của UBND tỉnh quy định về việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp thuộc phạm vị quản lý của tỉnh…
1.3. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua việc quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Thái
Nguyên có nhiều bước tiến bộ, cụ thể:
- Hệ thống chế độ chính sách của Nhà nước được hoàn thiện, các tiêu chuẩn
định mức được địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Nhờ đó, về cơ bản
ngân sách, tài sản nhà nước được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ chính
sách, tiết kiệm và hiệu quả.
- Công tác cải cách các thủ tục hành chính được đổi mới thiết thực, tạo điều
kiện thuận lợi cho các đơn vị dự toán; cơ chế xin cho cơ bản được hạn chế. Trong


10


việc giao dự toán ngân sách, trên cơ sở Quyết định phân bổ dự toán của UBND
tỉnh, về cơ bản sở Tài chính đã phân bổ và giao toàn bộ dự toán chi thường xuyên
cho các đơn vị sử dụng ngân sách ngay từ đầu năm. Các đơn vị được chủ động rút
kinh phí tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ của mình.
- UBND tỉnh đã có quyết định phân cấp và giao quyền chủ động cho các
đơn vị dự toán và các chủ đầu tư quyết định mua sắm, phê duyệt dự toán và tổ
chức mua sắm theo quy định của pháp luật, tự chịu trách nhiệm về các quyết
định của mình theo phân cấp.
- Thực hiện tốt việc giao dự toán chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị
sử dụng ngân sách, nội dung dự toán ngân sách đã phản ánh đầy đủ các nội
dung, yêu cầu gắn với nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ của từng đơn vị. Tỉnh đã
chú trọng cân đối chi NSNN trên cơ sở từng nhiệm vụ chi và theo Nghị quyết
của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Sở Tài chính cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh quản lý tốt dự phòng ngân
sách chủ yếu để phục vụ cho các nhu cầu cấp thiết khi có thiên tai, dịch bệnh xảy
ra. Trường hợp thật đặc biệt, mới được phép điều chỉnh dự toán chi nếu trong quá
trình thực hiện dự toán khi có nhu cầu phát sinh. Cách làm này đã giúp giải quyết
tốt công việc phát sinh đột xuất chưa được giao trong dự toán đầu năm.
- Sở Tài chính Thái Nguyên luôn quan tâm đến hoàn thiện công tác quyết
toán ngân sách, thực hiện công khai việc giao dự toán và quyết toán ngân sách
theo đúng các quy định của pháp luật.
- Ngoài ra việc triển khai sâu rộng và xây dựng chương trình hành động
về thực hiện luật thực hành tiết kiệm và luật phòng chống tham nhũng trong
quản lý chi NSNN cũng được thực hiện nghiêm túc.
Tuy nhiên, quản lý chi thường xuyên NSNN ở tỉnh Thái Nguyên cũng còn
một số tồn tại.


11


- Việc lập dự toán để cấp kinh phí ở một số đơn vị sử dụng ngân sách chưa
kịp thời. Vẫn còn đơn vị xây dựng dự toán chưa bám sát nhiệm vụ, hoạt động
nên ngay từ những tháng đầu năm khi vừa giao xong dự toán đã xin điều chỉnh,
bổ sung ngân sách.
- Việc thực hiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hành chính sự nghiệp
ở một số đơn vị dự toán chưa nghiêm. Tình trạng thất thoát ngân sách nhất là
trong lĩnh vực mua sắm trang thiết bị tài sản vẫn diễn ra.
- Việc sử dụng ngân sách có lúc, có nơi chưa đúng quy định của pháp luật,
chi NSNN không thuộc nhiệm vụ chi theo quy định của Luật NSNN.
- Công tác kiểm tra, thanh tra vẫn còn hạn chế, tình trạng thất thoát, tiêu
cực trong quản lý và sử dụng ngân sách chưa được khắc phục triệt để.
Trên cơ sở thực tiễn trong quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh tại
Thái Nguyên cho thấy việc nâng cao cách quản lý trong chi tiêu ngân sách, cải
tiến các quy trình, thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
công chức có trình độ chuyên môn cao trong quản lý tài chính là cần thiết. Bên
cạnh đó việc thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ trong toàn bộ các khâu
của chu trình quản lý ngân sách, hướng quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra
một cách hiệu quả, phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Nội dung thực hiện
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói
riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh
tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp
giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía
Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ
đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km 2. Tỉnh Thái Nguyên


12


được tái lập ngày 01/01/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc
Kạn và Thái Nguyên, có 9 đơn vị hành chính với dân số khoảng 1,2 triệu người.
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận
lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự
tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là
kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều
thành phần… song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên
tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm
cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng
không nhỏ tới sức cạnh tranh. Kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu
vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực
xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm
chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm... Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực
cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã
thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực ...
Tình hình thu ngân sách từ năm 2011 đến 2015 của tỉnh Thái Nguyên được
phản ánh qua số liệu ở bảng sau:

Bảng 01: Tình hình thu NSNN tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015

STT

1
2
3
4

Chỉ tiêu
Tổng thu

Thu nội địa
Thu thuế xuất NK
Các khoản thu để lại
đơn vị chi
Thu huy động đầu tư
theo Khoản 3 Điều 8
Luật NSNN

Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Sơ bộ thực
2014
hiện 2015

Năm
2011

Năm
Năm
2012
2013
5.143.49 5.541.52
3.661.959
7
7 6.219.943 9.057.007
2.975.090 3.087.182 3.378.471 4.166.122 5.889.349
89
1.395.391
277.777
452.27

547.
749.660
409.092

516.841

680.445

161.872

630.578

140.000

388.000

337.000

377.890


13

5
6

Thu kt d ngõn
sỏch nm trc
Thu chuyn ngun


33.553
913.643

33.5
513.295

7
42.408
762.881

47.343
716.456

(Ngun: Bỏo cỏo QT thu NSNN tnh giai on 2011-2015 ti S Ti chớnh TN)
Cựng vi vic thu NSNN tng, chi NSNN núi chung v c bit l chi
thng xuyờn núi riờng u tng qua cỏc nm. Tỡnh hỡnh chi NSNN t nm 2011
n 2015 ca tnh Thỏi Nguyờn c phn ỏnh qua bng s liu sau:
Bng 02: Tỡnh hỡnh chi NSNN cp tnh ti Thỏi Nguyờn
giai on 2011-2015
n v tớnh: Triu ng
TT

1
2

3

4

5

6

Ch tiờu

Nm 2011 Nm 2012 Nm 2013 Nm 2014

Tng chi
2.528.951
Chi u t phỏt trin
428.392
T trng
16,94%
Chi thng xuyên 1.360.982
T trng
53,82%
Chi bổ sung
quĩ dự trữ tài
chính
1.000
T trng
0,04%
Chi trả gốc, lãi
vay theo khoản
3 điều 8
186.500
T trng
7,37%
Chi chuyển
nguồn
552.077

T trng
21,83%

S b
thc hin
2015

2.589.023
548.510
21,19%
1.758.705
67,93%

3.202.025
770.788
24,07%
1.975.229
61,69%

3.912.097
894.543
22,87%
2.397.183
61,28%

4.128.344
950.243
23,02%
2.550.723


1.000
0,04%

1.000
0,03%

1.000
0,03%

1.000
0,02%

41.375
1,60%

0,00%

0,00%

0,00%

239.433
9,25%

455.008
14,21%

619.372
15,83%


630.378
15,27%

61,79%

(Ngun: Bỏo cỏo quyt toỏn thu NSNN tnh giai on 2011-2015 ti S Ti chớnh Thỏi Nguyờn)

2.1.2. T chc hot ng chi thng xuyờn ngõn sỏch cp tnh ti Thỏi Nguyờn
Ti s Ti chớnh, phũng ti chớnh - hnh chớnh s nghip tham mu cho
giỏm c S trong vic qun lý d toỏn thu, chi ngõn sỏch ca cỏc c quan hnh
chớnh, s nghip cp tnh; hng dn, kim tra cỏc n v d toỏn cp tnh trong
cụng tỏc lp, chp hnh d toỏn, quyt toỏn thu, chi ngõn sỏch; vic thc hin
cỏc quy nh ca phỏp lut v ch , tiờu chun, nh mc chi ngõn sỏch, phớ, l
phớ, cỏc khon thu khỏc. ng thi phi hp vi phũng Qun lý ngõn sỏch tng


14

hợp dự toán, phương án phân bổ dự toán thu, chi ngân sách hàng năm trình
UBND tỉnh để UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn.
Khi sở Tài chính thẩm định và giao dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách,
các đơn vị thực hiện quản lý, chi và chấp hành theo đúng dự toán đã được phê
duyệt theo các quy định hiện hành. Đồng thời chịu sự kiểm soát chi của Kho bạc
nhà nước và thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chuyên môn. Thực hiện lập báo
cáo quyết toán năm theo đúng quy định của nhà nước.
2.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án
2.2.1. Thực trạng chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh tại Thái Nguyên
Chi thường xuyên là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN.
Tình hình giao dự toán và quyết toán chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh tại Thái
Nguyên giai đoạn 2011-2016 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 03: Tổng hợp dự toán chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh tại Thái
Nguyên giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm
2011

Năm 2012

Tổng cộng (A+B)

1.361.121

1.758.736

1.975.250 2.397.3981

2.817.608

Dự toán đầu năm
887.419
Chi trợ giá chính sách
14.980
Chi sự nghiệp
673.875
Sự nghiệp kinh tế
96.661
Sự nghiệp GD-ĐT
195.065

Sự nghiệp Y tế
316.448
Sự nghiệp KHCN
17.799
Sự nghiệp VH, TT, DL 22.329
Sự nghiệp phát thanh
2.6 truyền hình
14.573
2.7 Sự nghiệp môi trường
11.000
3
Chi đảm bảo xã hội
14.561
Chi quản lý hành
4 chính
165.601

1.563.802
9 410
1.232.701
245 902
351 179
522 541
20 278
43 612

1.927.958 2.123.914
9.410
15.000
1.474.995 1.617.571

325.650
355.053
404.623
512.908
602.147
591.252
18.516
22.107
48.752
57.390

2.383.501
25.000
1.774.845
384.425
516.347
656.580
23.000
112.599

TT

A
1
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5


5
6

Chi quốc phòng - an
ninh
Chi khác của ngân
sách

Năm
2013

Năm
2014

22 476
26 713
24 465

29.873
45.434
31.423

35.625
43.236
37.533

229 380

339.161


377.086

12.500

49.930

40930

45.360

5.763

17.885

32018

31.165

Năm
2015

35.962
45.932
40.244
453.776
46.360
43.230



15

B

Dự toán điều chỉnh,
bổ sung

473.702

194.934

47.292

273.467

434.107

1

Chi trợ giá chính
sách

-14.980

-6.648

-5.458

-10.522


-18.698

2

Chi sự nghiệp

376.042

84.592

49.438

278.534

349.734

2.1 Sự nghiệp kinh tế
Sự nghiệp giáo
2.2 dục-ĐT

114.266

0

0

28.847

164.418


74.302

0

0

0

26.859

2.3 Sự nghiệp Y tế
Sự nghiệp khoa học
2.4 CN
Sự nghiệp văn
2.5 hóa, TT, DL
Sự nghiệp phát
2.6 thanh truyền hình
Sự nghiệp môi
2.7 trường
Chi đảm bảo xã
3 hội
Chi quản lý hành
4 chính
Chi quốc phòng 5 an ninh
6
Chi khác của NS

102.913

42.527


30.579

216.773

161.321

0

0

0

0

0

70.033

33.877

14.799

22.388

0

9.471

8.188


4.060

2.261

3.920

0

8.265

0

5.057
6.120

3.521

0

3.012

25.361

73.176

68.067

0


0

46.458

18.532
14.812

45.402
0

3.312
0

2.443
0

31.252
0

(Nguồn: Tổng hợp dự toán NSNN tỉnh giai đoạn 2011-2015 tại Sở Tài chính Thái Nguyên)

Bảng 04: Tổng hợp quyết toán chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh tại Thái
Nguyên giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT

1
2
2.1
2.2


Chỉ tiêu

Năm
2011

Tổng cộng

1.360.982

Chi trî gi¸ chÝnh
s¸ch
Chi sự nghiệp
Sự nghiệp kinh tế
Sự nghiệp GD-ĐT

Năm
Năm
Năm
2012
2013
2014
1.758.70
1.975.229 2.397.182
5

2 762
3.952
4.478
1.049.917 1.317.293 1.524.433 1.896.105

210.927
245 902
325.650
383.900
269.367
351 179
404.623
512.908

Sơ bộ t.h
2015
2.818.562
6.302
2.125.579
549.843
543.206


16

2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
3
4
5
6


Sự nghiệp Y tế
Sự nghiệp khoa học CN
Sự nghiệp VH, TT, DL
Sự nghiệp phát thanh
truyền hình
Sự nghiệp môi trường
Chi đảm bảo xã hội
Chi quản lý hành chính
Chi quốc phòng - an
ninh
Chi khác của ngân sách

419.361
17.799
92.362

565 068
20 278
77 489

632.726
18.516
63.551

808.025
22.107
79.778

817.901
23.056

105.759

24.044
16.057
20.681
238.777

30 664
26 713
27 986
297 447

33.933
45.434
31.423
339.161

37.886
51.501
40.545
377.087

39.882
45.932
65.605
500.234

31.032
20.575


95.332
17.885

44242
32018

47.803
31.165

77.612
43.230

(Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN tỉnh giai đoạn 2011-2015 tại Sở Tài chính TN)

Từ các bảng số liệu trên, so sánh giữa dự toán chi thường xuyên do UBND
tỉnh giao với số thực chi có thể thấy rằng, tổng chi thường xuyên về cơ bản thực
hiện đúng dự toán được giao từ đầu năm. Số chi năm 2015 tăng cao so với dự
toán giao là do năm 2015 thu NSNN trên địa bản tỉnh Thái Nguyên vượt cao dự
toán (đạt 150,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao) nên UBND tỉnh giao bổ sung
một số nhiệm vụ chi thường xuyên và do trong năm có một số nội dung chi phát
sinh như: Festival trà; bổ sung kinh phí phục vụ hoạt động đối ngoại, xúc tiến
đầu tư... Dự toán chi thường xuyên năm của các năm từ 2011 đến 2014 thực hiện
thấp hơn so với dự toán nhưng không đáng kể.
Đối với nội dung chi hoạt động sự nghiệp, bao gồm chi sự nghiệp kinh tế,
sự nghiệp môi trường, sự nghiệp Giáo dục đào tạo, ứng dụng khoa học công
nghệ, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hoá, thể thao... Nội dung chi này nhằm mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; hỗ trợ người lao động phát triển kinh
tế gia đình; đưa các mô hình sản xuất ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào
các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông
qua các chương trình hỗ trợ đào tạo và chuyển giao công nghệ; nâng cao chất

lượng cuộc sống của người dân; tuyên truyền, giáo dục các chính sách của Đảng,
pháp luật của nhà nước tới các tầng lớp dân cư thông qua các hoạt động văn hoá,
thể thao, đảm bảo hoạt động của các cơ sở giáo dục đào do tỉnh quản lý. Chi cho
hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2011 đến 2015 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng


17

chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh (khoảng từ 74,9% đến 79,1%) điều này thể
hiện sự quan tâm, chú trọng đến sự nghiệp phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, văn
hoá, phát thanh truyền hình của tỉnh.
Về chi đảm bảo xã hội, khoản chi này được bố trí trong dự toán để thực
hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do tỉnh quản lý như cứu tế xã
hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các công tác xã hội khác (thăm
hỏi gia đình chính sách, hoạt động tình nghĩa...). Khoản chi này chiếm tỷ trọng
không lớn trong tổng chi thường xuyên, thường chiếm khoản từ 1,52% đến
1,69% trong tổng số chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh.
Về chi quản lý hành chính, bao gồm các khoản chi cho hoạt động của các
cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội ở địa phương. Đây là
khoản chi đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh và là
khoản chi chiếm tỷ trọng cao thứ 2 (đứng sau chi sự nghiệp) trong tổng chi
thường xuyên ngân sách tỉnh hàng năm (chiếm từ 15,73% - 17,54% so với tổng
chi thường xuyên) và tăng nhanh qua các năm. Tổng chi quản lý hành chính năm
2011 mới chỉ có 238.777 triệu đồng, đến năm 2015, tổng chi đã là 500.234 triệu
đồng, tăng 2,09 lần so với năm 2011. Chi quản lý hành chính luôn đảm bảo có
trong dự toán được giao, không chi vượt dự toán. Khoản chi này có xu hướng
tăng tương đối cao về số tuyệt đối do thay đổi chính sách tiền lương và Nhà
nước điều chỉnh một số định mức chi tiêu hành chính.
Chi trợ giá chính sách chủ yếu là mặt hàng muối iốt. Từ năm 2010 trở về
trước, muối i ốt là một trong những mặt hàng chính sách được Nhà nước trợ giá,

trợ cước từ nguồn ngân sách Trung ương nhằm phòng, chống bệnh bướu cổ cho
người dân vùng dân tộc và miền núi. Đến cuối năm 2010, chính sách trợ cước,
trợ giá tạm dừng. Năm 2012 lại bắt đầu thực hiện lại, với nguồn kinh phí trợ
cước, trợ giá từ ngân sách tỉnh. UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết
định số 2528/QĐ-UBND tỉnh về phương án hỗ trợ muối i-ốt phòng chống biếu
cổ cho người dân vùng dân tộc và miền núi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 20122015 và giao cho Sở Tài chính, Ban Dân tộc phối hợp với các ngành, ban liên


18

quan để triển khai thực hiện. Khoản chi này là thấp nhất chiếm từ 0,16% đến
0,22% trong tổng chhi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh.
2.2.2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh tại Thái Nguyên
Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
từ khâu lập, phân bổ, chấp hành dự toán, kiểm soát thanh toán và quyết toán
được thực hiện trên cơ sở Luật Ngân sách, các văn bản hướng dẫn thực hiện
Luật, Nghị quyết của HĐND và Quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên về
phân cấp quản lý NSNN cho các cấp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong từng
thời kỳ ổn định ngân sách.
2.2.2.1. Thực trạng xây dựng hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường
xuyên ngân sách hàng năm
Trong giai đoạn 2011-2015, căn cứ vào các Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN;
Hội đồng Nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2010/NQ-HĐND ngày
20/7/2010 của HĐND tỉnh về Ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách
tỉnh Thái Nguyên thực hiện từ năm 2011 đến năm 2015. Định mức phân bổ dự
toán nêu trên có những ưu điểm cơ bản sau:
- Hệ thống định mức phân bổ được xây dựng với các tiêu chí phân bổ cụ
thể, rõ ràng, đơn giản phù hợp với đặc điểm của từng giai đoạn và đảm bảo tính
công bằng, hợp lý giữa các địa phương, đơn vị, có ưu tiên vùng sâu, vùng xa, ưu

tiên đối với các huyện có số đơn vị hành chính lớn và đơn vị có số biên chế ít;
tăng tính công khai, minh bạch của chi ngân sách nhà nước; khắc phục dần tình
trạng “xin - cho” trong công tác quản lý ngân sách.
- Hầu hết các lĩnh vực chi thường xuyên của ngân sách địa phương (NSĐP)
đã có định mức phân bổ nên việc bố trí ngân sách tương đối công bằng, hợp lý.
Hơn nữa, định mức phân bổ đã xây dựng theo tiêu chí cụ thể (ví dụ số học sinh,
số giường bệnh, biên chế…) và hệ số ưu tiên cho từng vùng, miền nên việc bố trí
dự toán cho các địa phương, các ngành được thuận lợi, đảm bảo nguồn lực tài
chính cần thiết đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.


19

Ngoài kinh phí thường xuyên được phân bổ theo định mức nêu trên, khi
Nhà nước thay đổi chế độ, chính sách, thay đổi các định mức chi tiêu, định mức
trang bị tài sản làm việc... hoặc các đơn vị được giao thêm nhiệm vụ chi thì đều
được xem xét bổ sung dự toán kinh phí. Nhìn chung, định mức phân bổ ngân
sách cho từng giai đoạn do UBND tỉnh ban hành về cơ bản đã quán triệt được
nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch, phù hợp với khả năng cân đối ngân
sách của địa phương, đồng thời tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và chủ động
trong sử dụng kinh phí ngân sách cho các đơn vị; khuyến khích các địa phương,
đơn vị tăng cường công tác quản lý tài chính ngân sách, phấn đấu tăng thu, tiết
kiệm chi, sử dụng ngân sách có hiệu quả, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương.
Tuy nhiên, công tác xây dựng định mức cũng còn bộc lộ một số những hạn chế
- Căn cứ để xây dựng định mức phân bổ ngân sách chưa có cơ sở khoa học
vững chắc, chưa thật sự bao quát toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội,
nhiều khi vẫn còn mang tính bình quân. Việc sử dụng các công cụ phân tích,
thống kê trong quá trình xây dựng định mức còn rất hạn chế.
- Định mức phân bổ ngân sách chưa sát thực tiễn nên trong quá trình chấp

hành dự toán một số đơn vị sử dụng ngân sách còn gặp khó khăn. Do vậy trong
quá trình thực hiện vẫn phải bổ sung dự toán chi thường xuyên cho các cơ quan,
đơn vị.
- Chưa xây dựng và ban hành được định mức phân bổ kinh phí mua sắm,
sửa chữa lớn tài sản cố định.
- Định mức được ban hành theo giai đoạn ổn định 05 năm, một mặt giúp
các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí trong phạm vi dự toán
được phân bổ, tuy nhiên cũng còn hạn chế là chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời
dẫn đến hàng năm phải bố trí thêm dự toán ngoài định mức, kể cả bổ sung cho
những nội dung chi có tính chất thường xuyên…
2.2.2.2. Thực trạng quản lý xây dựng dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh
Việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh tại Thái Nguyên
trong thời gian qua đã được triển khai thực hiện theo các quy định của Luật


20

Ngân sách, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các thông tư hướng
dẫn của Bộ Tài chính, Nghị quyết và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có
thẩm quyền tại địa phương về phân cấp, quản lý, điều hành ngân sách trong từng
thời kỳ. Dự toán chi ngân sách của các đơn vị dự toán đã được xây dựng trên cơ
sở nhiệm vụ được giao; các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu
hiện hành, định mức phân bổ chi ngân sách do cơ quan có thẩm quyền ban hành
và tình hình thực hiện dự toán của các năm trước. Dự toán được lập theo đúng
nội dung, mẫu biểu quy định, thể hiện đầy đủ các nội dung chi theo từng loại
hình đơn vị dự toán như chi thường xuyên, chi không thường xuyên, kinh phí tự
chủ, kinh phí không tự chủ...
Quản lý lập dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh tại Thái Nguyên
cho thấy, về cơ bản việc lập dự toán chi ngân sách đã được thực hiện theo đúng
nguyên tắc, nội dung, trình tự quy định. Chất lượng công tác lập dự toán của các

đơn vị dự toán ngân sách cấp tỉnh đã dần được cải thiện, đặc biệt là các đơn vị
dự toán cấp II. Việc tổng hợp và xây dựng dự toán chi thường xuyên ngân sách
cấp tỉnh về cơ bản đảm bảo thời gian quy định. Số liệu dự toán đã dần bám sát
với yêu cầu, nhiệm vụ chi được phân cấp và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn.
Tuy nhiên, quản lý lập dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh tại
Thái Nguyên còn có tồn tại, hạn chế. Đó là: Chất lượng dự toán do các đơn vị
lập chưa cao, ít tính thuyết phục. Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Trình độ xây dựng dự toán của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách còn
yếu vì nhiều cán bộ làm công tác kế toán tại các cơ quan, đơn vị chưa được đào
tạo bài bản, chưa nắm rõ được các tiêu chuẩn định mức hiện hành. Trong quá
trình lập dự toán, một số đơn vị thường lấy số dự toán giao năm trước nhân với
một tỷ lệ nhất định để lập dự toán năm sau mà chưa căn cứ vào định mức phân
bổ ngân sách ổn định trong từng thời kỳ; chưa căn cứ vào việc điều chỉnh giảm
hay bổ sung nhiệm vụ chi; vào việc thay đổi chính sách về tiền lương, định mức
chi tiêu của Nhà nước. Số liệu dự toán được các đơn vị xây dựng không chính


×