Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Pháp luật thi hành án dân sự trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng trên địa bàn tỉnh trà vinh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.95 KB, 17 trang )

TÓM TẮT
Luận văn “Pháp luật Thi hành án dân sự trong giải quyết tranh chấp hợp đồng
tín dụng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” có nhiệm vụ nghiên cứu làm làm sáng tỏ hơn về
mặt lý luận những quy định của pháp luật về thi hành án dân sự các quyết định của
tòa án, Trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng; phân
tích, đánh giá các quy định hiện hành và thực trạng áp dụng các quy định này trong
thực tiễn thi hành án. Trên cơ sở các nghiên cứu tổng thể và toàn diện đó nhằm tìm
ra các giải pháp để các quy định này trong hoạt động thi hành án dân sự được áp dụng
một cách hiệu quả nhất, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trong
giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng; từ đó việc thu hồi nợ xấu cho các tổ chức
hệ thống tín dụng đạt hiệu quả.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
có 02 chương, Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thi hành án dân sự và Thực
trạng pháp luật về thi hành án các quyết định của tòa án trong giải quyết tranh chấp
hợp đồng tín dụng; Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật về thi hành án quyết
định của tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh - Nguyên nhân và đề xuất các giải pháp.
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thi hành án dân sự và Thực trạng
pháp luật về thi hành án các quyết định của tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp
đồng tín dụng và khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật thi hành án dân sự; nguyên
tắc đem quyết định của tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ra thi hành;
Thực trạng pháp luật về thi hành án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng,
nghiên cứu tìm hiểu về quá trình hình thành và triển của pháp luật thi hành án dân sự
Việt Nam; tác giả tập trung phân tích những quy định của pháp luật nói chung và
pháp luật về thi hành án dân sự nói riêng cũng như các nguyên tắc, thẩm quyền và
trình tự, thủ tục thi hành án quyết định của tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp
đồng tín dụng; qua đó làm rõ nội dung chính của luận văn là pháp luật về thi hành án
dân sự các quyết định của tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.

-iii-



Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật về thi hành án trong giải quyết tranh
chấp hợp đồng tín dụng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh - Nguyên nhân và đề xuất giải
pháp, nghiên cứu, đánh giá thực trạng, thực tiễn thực hiện pháp luật thi hành án dân
sự trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; nghiên
cứu phân tích tỷ lệ số án tranh chấp hợp đồng tín dụng ở các góc độ khác nhau, so
sánh số án tranh chấp hợp đồng tín dụng đã thi hành với tổng số án tranh chấp hợp
đồng tín dụng cần được thi hành, số án tranh chấp hợp đồng tín dụng cần thi hành với
tổng số án cần được thi hành để làm rõ tình hình thi hành án tranh chấp hợp đồng tín
dụng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh từ đó thấy được những thành tựu về mặt định lượng,
từ đó tìm ra những khó khăn, hạn chế còn tồn tại và những nguyên nhân dẫn đến sự
bất cập, hạn chế trong thực hiện pháp luật thi hành án dân sự trong giải quyết tranh
chấp hợp đồng tín dụng, đồng thời nghiên cứu tìm ra giải pháp đề xuất nhằm hoàn
thiện pháp luật thi hành án dân sự trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.

-iv-


ABSTRACT
The thesis “The law on enforcement of Civil Judgments in resolving credit
contract’s dispute in Tra Vinh Province” has a mission in researching to clarify in
theoretical the provisions of the law on enforcement of Civil Judgements about the
Court’s decisions, the Commercial Arbitration in resolving credit contract’s dispute;
analyzing and appraising the practical law and the reality application of this
provisions in enforcement practices. On the basis of this overall researching, we
found some solutions so that this regulations in enforcement of Civil Judgements
activity can be most effective applied, contribute to improve the effectiveness of
enforcement of civil judgements’s mission in resolving the credit contract’s dispute,
therefrom the bad dept recovery to credit system organizations can be efficiency.
Besides the introduction and conclusion, the list of references, this thesis

includes 03 chapters. Chapter 1: general theoretical problems of civil judgment
execution and the state of the law on enforcement of court decisions in the dispute
settlement credit agreement; The status of law on enforcement of Court decisions in
resolving the credit contract’s dispute. Chapter 3: The pratical implementation on
enforcement of Court decisions in resolving the credit contract’s dispute in Tra Vinh
Province- Causes and solutions proposed.
Chapter 1: The general theoretical issues of credit contract’s dispute and the
enforcement of Court decisions in resolving the credit contract’s dispute: researched
on the concept, credit contract’s and its dispute’s characteristics, the process on
resolving the credit contract’s dispute; the concept, characteristics, and the role of the
law on enforcement of civil judgments; and the principle of enforcing the Court
decisions in credit contract’s dispute resolution.
Chapter 2: The status of law on enforcement of Court decisions in resolving
the credit contract’s dispute, studied about the formation and evolution of the law on
enforcement of civil judgments in Viet Nam. The author concentrated on analyzing
the regulations of general law and the law on enforcement of civil judgments in

-v-


particular, and so the principle, authorization and the procedure of Court decisions
enforcement in credit contract’s dispute resolution, thereby clarifying the main
content of this thesis, which is the law of Court decisions enforcement in resolving
the credit contract’s dispute.
Chapter 3: The practical implementation on enforcement of Court decisions in
resolving the credit contract’s dispute in Tra Vinh Province- Causes and solutions
proposed, analyzing, apprasing the actual situation, the practical implementation of
the law on enforcement of civil judges in credit contract’s dispute resolution in Tra
Vinh Province area; analyzing the proportion of credit contract’s dispute judgements
in some different angles, comparing the number of implemented contract dispute

judgements with all judgements of credit contract’s dispute to clartify the situation of
credit contract dispute enforcement in Tra Vinh Province. Then found out the
achievement on quatitative terms, pointed out the difficulties and inadequations,
which still exist and the causes that led to shortcoming in implementation of the civil
judgement enforcement law in credit contract’s dispute resolution, and study to
contribute to improve the law on enforcement of civil judgments in resolving the
credit contract’s dispute.

-vi-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ...............................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ....................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................5
5. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................6
8. Kết cấu của đề tài ................................................................................................6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THI HÀNH ÁN DÂN
SỰ VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRONG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG .....................................7
1.1 Những vấn đề lý luận chung về thi hành án dân sự trong giải quyết tranh chấp
hợp đồng tín dụng ....................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm hoạt động thi hành án dân sự ...................................................7
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động thi hành án dân sự ..............................................8
1.1.3. Vai trò của hoạt động thi hành án dân sự ..................................................9
1.1.4. Thi hành án dân sự trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ........12
1.2. Những quy định của pháp luật về thi hành án dân sự trong giải quyết tranh
chấp hợp đồng tín dụng .........................................................................................13

-vii-


1.2.1. Các nguyên tắc cơ bản thi hành án dân sự trong giải quyết tranh chấp hợp
đồng tín dụng .....................................................................................................13
1.2.2 Thẩm quyền thi hành án dân sự trong giải quyết tranh chấp hợp đồng
tín dụng .............................................................................................................19
1.2.3. Trình tự, thủ tục thi hành án dân sự trong giải quyết tranh chấp hợp đồng
tín dụng ..............................................................................................................20
1.2.3.1. Giai đoạn nhận đơn yêu cầu thi hành án và ra quyết định thi hành án ...20
1.2.3.2. Giai đoạn Chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định thi hành án
trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ..............................................22
1.2.3.3. Giai đoạn cưỡng chế thi hành án dân sự trong giải quyết tranh chấp
hợp đồng tín dụng ..........................................................................................29
1.2.4. Một số quyết định của cơ quan thi hành án trong quá trình thi hành dân sự
trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ..................................................37
1.2.4.1. Hoãn thi hành án quyết định của tòa án ............................................37
1.2.4.2. Tạm đình chỉ thi hành án quyết định của tòa án ...............................38
1.2.4.3. Đình chỉ thi hành án quyết định của tòa án .......................................39
1.2.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự trong giải quyết tranh

chấp hợp đồng tín dụng .....................................................................................40
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN DÂN
SỰ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH TRÀ VINH – NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .............44
2.1. Thực trạng thực hiện pháp luật thi hành án dân sự trong giải quyết tranh chấp
hợp đồng tín dụng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh .......................................................44
2.1.1. Một số đánh giá chung .............................................................................44
2.1.2. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật thi hành án dân sự trong giải quyết
tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tỉnh Trà Vinh ................................................48
2.1.2.1. Những thành tựu về mặt định lượng .................................................48
2.1.2.2. Những khó khăn, hạn chế còn tồn tại ...............................................53
2.1.2.3. Phân tích một vụ việc cụ thể đã được giải quyết ..............................58

-viii-


2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến sự bất cập, hạn chế trong thực hiện pháp luật thi
hành án dân sự trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ............................60
2.2.1. Nguyên nhân khách quan.........................................................................60
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................60
2.3. Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự trong
giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ...............................................................62
KẾT LUẬN ..............................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67

-ix-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng


Tên bảng

Trang

Bảng số liệu tổng số vụ thi hành án tranh chấp hợp đồng tín
Bảng 2.1

dụng so với tổng số vụ thi hành án dân sự trong giai đoạn

49

năm 2011-2015 tại tỉnh Trà Vinh
Bảng số liệu tổng số án tranh chấp hợp đồng tín dụng đã thi
Bảng 2.2

hành với tổng số án giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

50

phải thi hành giai đoạn năm 2011-2015 tại tỉnh Trà Vinh
Bảng số liệu về tổng số tiền thi hành án vụ tranh chấp hợp
Bảng 2.3

đồng tín dụng so với tổng số tiền thi hành án dân sự giai

51

đoạn năm 2011-2015 tại tỉnh Trà Vinh
Bảng số liệu về tổng số tiền án tranh chấp hợp đồng tín dụng

Bảng 2.4

đã thi hành so với tổng số tìền án tranh chấp hợp dồng tín dụng
cần thi hành giai đoạn năm 2011 - 2015 tại tỉnh Trà Vinh

-x-

52


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thi hành án dân sự là hoạt động của Cơ quan Thi hành án dân sự để đưa bản
án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, của các cơ quan có thẩm
quyền khác được tôn trọng và thực hiện trên thực tế nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Hoạt động thi hành án nói
chung và hoạt động thi hành án dân sự nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối
với mọi phương diện của đời sống. Về mặt nhà nước, thi hành án là một trong những
phương thức thực hiện quyền lực nhà nước, giữ nguyên kỉ cương phép nước, bảo vệ
lợi ích của nhân dân. Đối với đời sống xã hội, thi hành án góp phần bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp cho các cơ quan, tổ chức và mọi công dân, tạo niềm tin vững chắc của
quần chúng nhân dân đối với pháp luật của quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Có thể nói thi hành án dân sự là công cụ hiệu quả nhất để thực thi các phán quyết của
Tòa án, Trọng tài thương mại liên quan đến vấn đề về tài sản và nhân thân nói chung
và trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng nói riêng.
Hoạt động cấp tín dụng (hoạt động cho vay) là một trong những hoạt động chủ
yếu và quan trọng của các tổ chức tín dụng, theo đó căn cứ làm phát sinh quyền lợi
và nghĩa vụ của các bên là hợp đồng tín dụng. Một trong những đặc trưng cơ bản của
hợp đồng tín dụng là sự chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn đối với bên cho vay; vì
thông thường bên cho vay chỉ có thể yêu cầu bên vay thanh toán tiền vay sau một thời

gian nhất định. Vì thế, các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng cũng thường
xảy ra với số lượng lớn hơn so với các hợp đồng khác. Dù các tranh chấp này đã được
giải quyết bằng con đường tài phán hay Trọng tài thương mại, nhưng trên thực tế các
bên vẫn không chủ động và nghiêm túc chấp hành các quyết định của Tòa án hay
Trọng tài thương mại. Điều này gây không ít khó khăn cho Cơ quan thi hành án trong
quá trình Cơ quan thi hành án thực hiện nhiệm vụ của mình.
Từ thực tiễn công tác thi hành án dân sự, đặt ra vấn đề cấp thiết cần nghiên
cứu làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận những quy định của pháp luật về thi hành án dân

-1-


sự các quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp hợp
đồng tín dụng; phân tích, đánh giá các quy định hiện hành và thực trạng áp dụng các
quy định này trong thực tiễn thi hành án. Trên cơ sở các nghiên cứu tổng thể và toàn
diện đó nhằm tìm ra các giải pháp để các quy định này trong hoạt động thi hành án
dân sự được áp dụng một cách hiệu quả nhất, góp phần nâng cao hiệu quả công tác
thi hành án dân sự trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng; từ đó việc thu hồi
nợ xấu cho các tổ chức hệ thống tín dụng đạt hiệu quả. Từ tình hình thực tế và đặc
điểm đặc thù của công tác thi hành án dân sự các quyết định của Tòa án, Trọng tài
thương mại trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng đã đặt ra tính cấp thiết
cả về lý luận và thực tiễn cần nghiên cứu.
Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật thi hành án dân sự trong
giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” để làm luận
văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Cho đến thời điểm hiện nay, các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực pháp luật
về thi hành án dân sự và pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng là tương
đối nhiều. Nhưng việc nghiên cứu kết hợp giữa hoạt động thi hành án dân sự trong
giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng hay nói chính xác hơn là pháp luật về thi

hành án các quyết định của Tòa án về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng thì hầu
như rất ít.
Các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực tín dụng ngân hàng
nói chung và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng nói riêng
có thể kể đến như: “Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng tín dụng và thời hiệu khởi
kiện vụ án kinh tế về tranh chấp hợp đồng tín dụng” của tác giả Nguyễn Quỳnh Chi;
“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay” của
PGS.TS Nguyễn Như Phát và TS. Lê Thị Thu Thủy; “Tranh chấp hợp đồng và các
phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng” của TS. Phan Chí Hiếu. Nội dung này
cũng có thể được tìm thấy trong các sách chuyên khảo với tựa sách “Các biện pháp
bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng” do TS. Lê Thị Thu Thủy

-2-


làm chủ biên, Nhà xuất bản Tư pháp năm 2006, cuốn sách “Hoàn thiện pháp luật về
hoạt động của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của
TS. Ngô Quốc Kỳ, Nhà xuất bản Tư pháp năm 2005. Các công trình nghiên cứu này
đã góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết
tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nói chung và hợp đồng tín dụng nói riêng.
Trong lĩnh vực pháp luật thi hành án dân sự những năm gần đây đã có một số
công trình khoa học nghiên cứu như:
Đề tài cấp Nhà nước "Luận cứ khoa học của việc đổi mới tổ chức và hoạt động
thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới" do Bộ Tư pháp chủ trì; đề tài cấp nhà
nước năm 2003 với tên “Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và
hoạt động Thi hành án dân sự ở Việt Nam trong giai đoạn mới” của Viện Khoa học
pháp lý - Bộ Tư pháp; Đề tài nghiên cứu cấp Bộ "Mô hình quản lý thống nhất công tác
thi hành án" do Cục THADS - Bộ Tư pháp thực hiện; Đề tài nghiên cứu cấp trường
"Một số lưu ý đối với chấp hành viên trong việc thông báo thi hành án, thụ lý thi hành
án và xác minh điều kiện thi hành án", Trường đại học Luật Hà Nội năm 2010...

Các giáo trình và sách chuyên khảo tiêu biểu như: "Giáo trình Kỹ năng thi hành
án dân sự của Học viện Tư pháp", Nhà xuất bản Thống kê năm 2005; "Luật Thi hành
án dân sự Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn" do TS. Nguyễn Công Bình chủ
biên, Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2007; "Giáo trình Luật Thi hành án dân sự
Việt Nam", Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2008; "Giáo
trình Luật tố tụng dân sự", Học viện Tư pháp, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2008;
"Những điểm mới của Luật Thi hành án dân sự 2008", Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ
Chấp hành viên, Tổng cục THADS, Bộ Tư pháp, tháng 11 năm 2010.
Một số Luận văn Thạc sĩ Luật học tiêu biểu như “Quản lý nhà nước trong lĩnh
vực Thi hành án dân sự” của tác giả Hoàng Kim Chiến; "Hoàn thiện pháp luật thi hành
án dân sự" của tác giả Nguyễn Thanh Thủy; "Xã hội hóa thi hành án dân sự ở Việt
Nam" của tác giả Lê Xuân Hồng; "Đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở
Việt Nam" của Nguyễn Quang Thái; “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân
sự” của Đinh Duy Bằng; “Vai trò của cơ quan công an trong thi hành án dân sự -

-3-


Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Sỹ Quang; “Tổ chức và hoạt động cơ quan Thi
hành án dân sự - thực tiễn từ tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả Cù Hoàng Thanh…
Các bài báo khoa học như "Những vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật Thi
hành án dân sự " của tác giả Nguyễn Thị Khanh, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số
5/2010; "Bàn thêm về nghĩa vụ thông tin, xác minh về tài sản, điều kiện thi hành án
của đương sự khi yêu cầu thi hành án" của tác giả Bùi Thái Bình, Số chuyên đề về
THADS của Tạp chí Dân chủ và pháp luật năm 2010; “Những điểm mới về mô hình
tổ chức quản lý công tác thi hành án dân sự” của TS. Nguyễn Thanh Thủy, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề về Thi hành án năm 2009.
Các công trình nghiên cứu đã liệt kê nghiên cứu nội dung chủ yếu về vấn đề
cơ cấu tổ chức bộ máy Cơ quan thi hành án dân sự; sự phối hợp thực thi nhiệm vụ
giữa Cơ quan Thi hành án dân sự với Cơ quan Công an; địa vị pháp lý của Cơ quan

Thi hành án dân sự cũng như thực trạng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án
dân sự . . . Những công trình, bài viết nêu trên nghiên cứu một cách toàn diện hay ở
từng góc độ pháp lý nhất định khác nhau nhưng đó sẽ là những tài liệu rất hữu ích
cho quá trình nghiên cứu đề tài của tác giả.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài “Pháp luật thi hành án dân sự trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín
dụng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” có nhiệm vụ làm sáng tỏ các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về hợp đồng tín dụng, tranh
chấp hợp đồng tín dụng, thi hành án dân sự các quyết định của tòa án về giải quyết
tranh chấp hợp đồng tín dụng.
Thứ hai, nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về thi hành án dân
sự các quyết định của Tòa án về việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng.
Thứ ba, trên cơ sở những điểm bất cập, hạn chế được phát hiện tác giả sẽ đề
xuất những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của Luật Thi hành án dân
sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 cũng như để xây dựng hệ thống pháp luật ngày
càng hoàn thiện, nhằm thi hành án các vụ việc tranh chấp hợp đồng tín dụng đạt hiệu
quả cao.

-4-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản pháp luật
[1]. Hiến pháp năm 2013.
[2]. Bộ luật Dân sự năm 2015.
[3]. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
[4]. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.
[5]. Luật Thương mại năm 2005.
[6]. Luật Doanh nghiệp 2014.
[7]. Luật Thi hành án dân sự 2008.

[8]. Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014.
[9]. Luật Tổ chức Viện Kiểm sát 2002.
[10]. Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung năm 2012.
[11]. Nghị định 58/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.
[12]. Nghị định 74/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý Thi hành án dân sự, cơ quan
Thi hành án dân sự và công chức làm công tác Thi hành án dân sự.
[13]. Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện
thí điểm tại TP Hồ Chí Minh.
[14]. Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật
Thi hành án dân sự.
[15]. Nghị định 173/2004/NĐ-CP quy định về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm
hành chính trong thi hành án dân sự, Hà Nội.
[16]. Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến 2020.
[17]. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp.
[18]. Nghị quyết 08/2002/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm
vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

-67-


[19]. Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP ngày 31/07/2003 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao.
[20]. Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân Tối cao.
[21]. Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân Tối cao.
[22]. Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993.

[23]. Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004.
[24]. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành Quy chế
cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
[25]. Thông tư 03/2012/TTLT-BTP-BCA ngày 30/3/2012 của Chính phủ quy định cụ
thể việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế trong Thi hành án dân sự.
[26]. Thông tư liên tịch số 184/2011/TTLT- BTC-BTP ngày 19/12/2011 hướng dẫn cơ
chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự, Hà Nội.
B. Sách chuyên khảo, giáo trình, báo cáo, đề tài khoa học, bài báo khoa học
[27]. Hoàng Thế Anh (2005), Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, Luận
văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia.
[28]. Bùi Thái Bình (2010), "Bàn thêm về nghĩa vụ thông tin, xác minh về tài sản,
điều kiện thi hành án của đương sự khi yêu cầu thi hành án", Tạp chí Dân chủ
và pháp luật, (Số chuyên đề thi hành án dân sự).
[29]. Nguyễn Công Bình (2007), Luật Thi hành án dân sự Việt Nam những vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
[30]. Nguyễn Công Bình (2010), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
[31]. Bộ Tư pháp (2010), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2010, giai đoạn
2007 - 2010 định hướng công tác giai đoạn 2011 - 2015, nhiệm vụ và giải pháp
chủ yếu công tác tư pháp năm 2011.
[32]. Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự (2010), Một số lưu ý đối với chấp
hành viên trong việc thông báo thi hành án, thụ lý thi hành án và xác minh điều
kiện thi hành án, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Chấp hành viên, Hà Nội.

-68-


[33]. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Trà Vinh (2010), Báo cáo tổng kết Thi hành án dân
sự của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Trà Vinh năm 2010.
[34]. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Trà Vinh (2011), Báo cáo tổng kết Thi hành án dân

sự của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Trà Vinh năm 2011.
[35]. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Trà Vinh (2012), Báo cáo tổng kết Thi hành án dân
sự của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Trà Vinh năm 2012.
[36]. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Trà Vinh (2013), Báo cáo tổng kết Thi hành án dân
sự của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Trà Vinh năm 2013.
[37]. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Trà Vinh (2014), Báo cáo tổng kết Thi hành án dân
sự của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Trà Vinh năm 2014.
[38]. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Trà Vinh (2015), Báo cáo tổng kết Thi hành án dân
sự của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Trà Vinh năm 2015.
[39]. Trần Hoàng Hải (2011), “Về hình thức thỏa thuận trọng tài”, Tạp chí Nhà nước
và pháp luật, (4), tr.12-17.
[40]. Trần Đình Hảo (2001), “Hoà giải thương lượng trong việc giải quyết tranh chấp
HĐKT”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (1), tr.12-14.
[41]. Lê Xuân Hồng (2009), "Thủ tục thực hiện công việc của thừa phát lại", Tạp chí
Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề Thi hành án dân sự và vấn đề xã hội hóa).
[42]. Nguyễn Thu Hồng (2013), Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng qua
thực tiễn xét xử tại Toà phúc thẩm Toà án nhân dân Tối cao tại Hà Nội, Luận
văn Thạc sĩ Luật học, Học Viện khoa học xã hội.
[43]. Phạm Mạnh Hùng (2014), Pháp Luật Thi hành án dân sự, thực trạng và giải
pháp, liên hệ thực tiễn ở tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại
học Quốc gia Hà Nội.
[44]. Lê Dương Hưng (2015), Pháp Luật Thi hành án Kinh doanh thương mại từ thực
tiễn thực hiện tại địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật Kinh tế,
Trường Đại học Mở Hà Nội.
[45]. Học viện Tư pháp (2005), Tài liệu đào tạo nghiệp vụ Chấp hành viên, Tài liệu
bồi dưỡng nghiệp vụ Chấp hành viên, Hà Nội.

-69-



[46]. Học viện Tư pháp (2008), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Học viện Tư pháp,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
[47]. Học viện Tư pháp (2015), Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự, Học viện Tư
pháp Nxb Thống kê, Hà Nội.
[48]. Bùi Nguyên Khánh (2011), Tài liệu giảng dạy cơ chế giải quyết tranh chấp thương
mại bằng trọng tài, Nxb Công an nhân dân , Hà Nội.
[49]. Bùi Nguyên Khánh (2012), Tài liệu giảng dạy giải quyết tranh chấp thương mại
dành cho cao học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
[50]. Nguyễn Thị Khanh (2010), "Những vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật Thi
hành án dân sự", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (5), tr.15-19.
[51]. Cù Hoàng Thanh (2007), Tổ chức và hoạt động cơ quan Thi hành án dân sự Thực tiễn từ tỉnh Thừa thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đạị học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
[52]. Nguyễn Thanh Thủy, “Những điểm mới về mô hình tổ chức và quản lý công tác
thi hành án dân sự”, Tạp chí Dân chủ pháp luật số chuyên đề Thi hành án và
vấn đề xã hội hoá, 2009.
[53]. Lê Quang Tiến (2007), "Thi hành án dân sự ở thành phố Hà Nội. Vướng mắc,
khó khăn và giải pháp", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (7), tr.15-17.
[54]. Tòa án nhân dân Tối cao (2010), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2010, Tòa
án nhân dân Tối cao.
[55]. Tòa án nhân dân Tối cao (2011), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2011, Tòa
án nhân dân Tối cao.
[56]. Tòa án nhân dân Tối cao (2012), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2012, Tòa
án nhân dân Tối cao.
[57]. Tòa án nhân dân Tối cao (2013), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2013, Tòa
án nhân dân Tối cao.
[58]. Tòa án nhân dân Tối cao (2014), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2014, Tòa
án nhân dân Tối cao.
[59]. Tòa án nhân dân Tối cao thành phố Hải Phòng (2010), Báo cáo tổng kết ngành
Tòa án năm 2010, Tòa án nhân dân Tối cao.


-70-


[60]. Tòa án nhân dân Tối cao thành phố Hải Phòng (2011), Báo cáo tổng kết ngành
Tòa án năm 2011, Tòa án nhân dân Tối cao.
[61]. Tòa án nhân dân Tối cao thành phố Hải Phòng (2012), Báo cáo tổng kết ngành
Tòa án năm 2012, Tòa án nhân dân Tối cao.
[62]. Tòa án nhân dân Tối cao thành phố Hải Phòng (2013), Báo cáo tổng kết ngành
Tòa án năm 2013, Tòa án nhân dân Tối cao.
[63]. Tòa án nhân dân Tối cao thành phố Hải Phòng (2014), Báo cáo tổng kết ngành
Tòa án năm 2014, Tòa án nhân dân Tối cao.
[64]. Tòa án nhân dân Tối cao thành phố Hải Phòng (2015), Báo cáo tổng kết ngành
Tòa án năm 2015, Tòa án nhân dân Tối cao.
[65]. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật thương mại, Nxb Trường
Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
[66]. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (2007), Giáo trình Luật Kinh tế,
Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
[67]. Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb tư pháp.
[68]. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật,
Nxb tư pháp.
[69]. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Thi hành án dân sự Việt
Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

-71-



×