Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án nhận biết hình khối chủ đề phương tiện giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.39 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
ĐỀ TÀI:
NHẬN BIẾT KHỐI CẦU, KHỐI TRỤ, KHỐI VUÔNG, KHỐI CHỮ NHẬT
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.
- Biết 1 số đồ vật có dạng khối cầu ,khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.
- Biết một số qui định về an toàn giao thông.
2. Kỹ năng:
- Có kỹ năng so sánh sự giống và khác nhau giữa các khối, phân biệt các khối cầu, khối trụ,
khối vuông, khối chữ nhật.
- Phát triển khả năng ghi nhớ, luyện tai nghe, kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ theo thuật
ngữ toán học, rèn trẻ nói trọn câu, rõ ràng, mạch lạc.
- Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn thông qua trò “Chuyển hàng về kho”
3.Giáo dục:
- Trẻ biết tham gia học tập tích cực.
- Giáo dục trẻ ý thức khi tham gia giao thông ( Khi ngồi trên tàu xe không thò đầu và tay ra
ngoài, không chơi dưới lòng, lề đường,…)
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Máy tính , giáo án điện tử.
- Các loại khối, trò chơi, câu vè, dân ca tự biên
* Đồ dùng của trẻ:
- Khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ..
- Các hình vuông.
- Một số đồ dùng đồ chơi có dạng các khối trên kệ góc chơi.
III. Tiến hành hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
- Trẻ chơi trò chơi: Đèn xanh- đèn đỏ.


- Để hưởng ứng tháng an toàn giao thông, hôm nay cô cháu ta cùng về góc chơi xây dựng
một bến xe khách thật đẹp và tiện dụng để các loại ô tô có bến đổ an toàn. Nào cô xin mời
các con!
- Cô tổ chức cho trẻ quan sát các loại ô tô và cổng ra vào được tạo nên bởi các loại khối.
- Các con nhìn xem khung viên của bến xe như thế nào?
- Thật đẹp phải không c/c? các bạn đã thiết kế một công ra vào như thế nào?
- Các bạn đã xây dựng cổng ra vào thật đẹp, 2 trụ cổng to là 2 khối trụ, bên trên trụ cổng
được trang trí bởi 2 khối tròn.
- Trong bến xe có những loại ô tô gì? Thế các bạn đã dùng những khối gì để lắp được các
loại xe?
- C/c ơi! từ những loại khối khác nhau các bạn đã xây nên một bến xe thật đẹp có cổng ra
vào, có tường rào và rất nhiều loại ô tô khác nhau. Nào c/c hãy làm những bác tài xế lái ô tô
đi nào. Khi đi ô tô các con nhớ điều gì?
- Trẻ hát bài: Tập lái ô tô.
2. Hoạt động trọng tâm:


* Nhận biết khối vuông:
- Các con nhìn xem cô có khối gì nào? ( Khối vuông)
- Vì sao con biết đây là khối vuông?
- Cô cháu ta cùng tìm hiểu khối vuông có đặc điểm gì?
- Cô cho trẻ nhận biết khối vuông. Trẻ đọc đồng thanh “ Khối vuông”
- C/c con thử chọn khối vuông và đưa lên cô xem?
- Thế con thấy khối vuông như thế nào c/c?(Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ...)
- Cô cháu ta cùng kiểm tra ý kiến của các bạn có đúng không?
- Cho trẻ quan sát trên màn hình và đếm các mặt của khối vuông
- Như vậy khối vuông có bao nhiêu mặt? Các mặt của khối vuông như thế nào?( Khối
vuông có 6 mặt, các mặt khối vuông đều là hình vuông và bằng nhau)
- Cô cho trẻ đo các mặt của khối vuông.
- C/c hãy lăn khối vuông đi nào? ( Trẻ ....)

- Vì sao khối vuông không lăn được? ( Vì khối vuông có cạnh, có góc nên nó không
lăn được mà chỉ có thể lật và trượt)
- Các thử chồng khối vuông lên nhau, con phát hiện ra điều gì?
- Khối vuông có thể chồng lên nhau vì mặt của khối vuông là mặt phẳng.
- Cô tóm ý: Khối vuông có 6 mặt, các mặt của nó đều là hình vuông chúng bằng
nhau, vì các mặt của nó phẳng nên chúng có thể chồng lên nhau. Khối vuông có thể lật và
trượt
* Nhận biết khối chữ nhật:
- Cô hướng cho trẻ tự tìm ra một khối cũng gần giống khối vuông nhưng các mặt của
nó không bằng nhau ( Trẻ tìm)
- C/c biết đó là khối gì không?
- Cô giới thiệu khối chữ nhật ( trẻ nhắc lại..)
- Khối chữ nhật có đặc điểm gì? ( Trẻ trả lời...)
- Cô cung cấp cho trẻ biết khối chữ nhật qua màn hình.
- Cô cho trẻ đếm và nhận biết các mặt của khối chữ nhật ( có 6 mặt), Các mặt của
khối chữ nhật là hình chữ nhật.
- Các mặt của khối chữ nhật bằng nhau theo từng cặp đối diện (có 3 cặp đối diện) cô
vừa nói sử dụng hình chữ nhật theo kích thước từng mặt để đo.
- Khi lăn khối chữ nhật con phát hiện ra điều gì? Vì sao vậy? (Vì khối chữ nhật có
cạnh, có góc nên nó không lăn được mà chỉ có thể lật và trượt )
- Cô cho trẻ trải nghiệm chồng các khối chữ nhật lên nhau. Vì sao khối chữ nhật
chồng lên nhau được? (Vì khối chữ nhật có mặt phẳng nên chúng có thể chồng lên nhau
được)
+ So sánh khối vuông và khối chữ nhật:
. Giống nhau:
- Đều có 6 mặt, có thể lật và trượt. Có thể chồng lên nhau.
. Khác nhau:
6 mặt của khối vuông đều là hình vuông bằng nhau.
6 mặt của khối chữ nhật là hình chữ nhật và bằng nhau theo từng cặp đối diện.
* Cho trẻ liên hệ thực tế: Như vậy ở lớp ta có những đồ dùng đồ chơi gì ở dạng khối

vuông và khối chữ nhật? ( Trẻ kể…)
- Trẻ hát: Bóng tròn
- Với quả bóng c/c chơi được những trò chơi gì?
- Khi chơi với bóng các con không nên chơi ở lòng, lề đường vì như vậy sẽ không
đảm bảo an toàn giao thông đấy.


Nhận biết khối cầu:
- Cô cũng có quả bóng, trong toán học quả bóng ở dạng khối cầu.
- Cô giới thiệu khối cầu. Trẻ đồng thanh “ Khối cầu”
- Thế các con thấy hình dạng khối cầu như thế nào? ( Khối cầu không có cạnh,
không có góc, có mặt tròn bao quanh nên nó lăn được)
- Con hãy kể những đồ dùng đồ chơi có dạng khối cầu? (Quả bóng, quả địa cầu, viên
bi, …)
* Nhận biết khối trụ:
- Đố các con còn khối gì lăn được? ( Trẻ trả lời…)
- Cô giới thiệu: Khối trụ.
- C/c xem hình dạng của khối trụ như thế nào? ( trẻ kể…)
- Cô tóm ý: Khối trụ gồm mặt trên và mặt dưới là hình tròn, mặt bao quanh của khối
trụ là đường cong tròn khi để nằm khối trụ lăn được
- C/c thử chồng khối trụ lên nhau có được không? Vì sao khối trụ chồng lên nhau
được? ( vì mặt trên và mặt dưới của khối trụ là hình tròn có mặt phẳng nên có chồng lên
nhau được)
* So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa khối cầu và khối trụ:
- Giống nhau:
+ Đều lăn được và có mặt tròn bao quanh.
- Khác nhau:
-Yêu cầu trẻ xếp chồng từng loại khối lên nhau
+ Khối trụ có mặt trên và mặt dưới là mặt phẳng, tròn.
+ Khối trụ chồng lên khối trụ được, khối cầu chồng lên khối cầu không được.

+ Khối cầu chồng lên khối trụ được, khối trụ chồng lên khối cầu không được vì mặt
tiếp của khối cầu đều tròn.
- Các con đã nhìn thấy những đồ dùng đồ chơi có dạng khối trụ hãy kể cho cô và các
bạn cùng nghe? ( Lon sữa, lon bia, lon nước yến, …)
- Cô cho trẻ nhận biết các khối đã học: khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ.
* Luyện tập:
- C/c ơi! Từ những khối này bạn đã tạo ra một chiếc ô tô thật đẹp. Vậy ô tô là phương
tiện gì?
- Trẻ hát bài đường bộ ( dân ca tự biên).
- Trẻ chuyển đội hình chữ u.
- Cô đọc vè về các khối:
Cô hát
Trẻ trả lời
+ Khối vuông:
- Nghe vẻ nghe ve- Nghe vè cô đố
Trẻ: Sáu mặt hình vuông
Bé có 6 hình vuông vuông bằng nhau
Đó là khối vuông
Nhanh tay lên nào Bé chọn khối gì?
+ Khối chữ nhật:
Thế còn khối gì?
Trẻ: Bạn hãy nói mauCũng là sáu mặt
Là khối chữ nhật
Đối diện bằng nhau
Theo cặp theo cặp
+ Khối trụ:
Các con giỏi quá!
Trẻ: Đúng rồi đúng rồi
Tìm khối lăn lăn
Đó là khối trụ

Nằm ngang lăn được


Đứng thì trượt thôi
+ Khối cầu:
Cũng giống khối trụ
Trẻ: Thân em tròn tròn
Nhưng lăn được khắp nơi
Lăn đâu cũng được
Là bé biết rồi.
Là khối cầu thôi
- Bây giờ c/c hãy lắng nghe cô nói tên khối con trả lời đặc điểm của khối.
Cô nói: Khối vuông
- Trẻ: Sáu mặt đều là hình vuông.
Cô nói: Khối chữ nhật
- Trẻ : có 6 mặt bằng nhau theo từng cặp đối diện.
Cô nói: Khối trụ
- Trẻ: có mặt trên và mặt đáy là hình tròn,
có đường cong bao quanh.
Cô nói: Khối cầu
- Trẻ: Tròn và lăn được.
* Trò chơi 1: Chuyển hàng về kho.
Cô phổ biến cách chơi:
- Cô có rất nhiều khối, nhiệm vụ của các đội vận chuyển các khối về kho.
Luật chơi: Hai bạn vận chuyển một khối dưới hình thức đặt khối vào giữa bụng của 2
bạn, khi di chuyển tay không được chạm vào khối đưa khối về kho thì 2 bạn tiếp theo sẽ lên
tiếp tục trò chơi, cứ như vậy đến hết thời gian qui định, đội nào vận chuyển được nhiều hơn
sẽ là đội thắng cuộc.
* Trò chơi 2: Bé khéo tay
- Cô phổ biến cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội, nhiệm vụ của các đội dùng các khối

đã học để tạo ra các phương tiện giao thông mà con thích như ô tô, tàu hỏa, …Sau thời gian
qui định đội nào tạo ra nhiều phương tiện hơn là đội thắng cuộc.
3. Kết thúc hoạt động:
- Các con ơi! Các loại phương tiên giao thông đã được lắp ghép thật đẹp rồi, cô cháu
mình cùng ra chơi ở sân giao thông.
- Trẻ hát “ Em qua ngã tư đường phố”.



×