Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Bài tập lớn môn phân tích hoạt động kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.13 KB, 42 trang )

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, mọi vấn đề, mọi hiện tượng kinh tế- xã hội đều luôn luôn vận động,
chúng tồn tại và phát triển trong mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với
nhau. Khi mà xã hội càng phát triển thì mối quan hệ đó càng phức tạp và càng được biểu
hiện dưới nhiều hình thái khác nhau. Đó là lí do vì sao mà trong mọi vấn đề khi đưa ra
những quyết định thì cần phải xem xét, phải cân nhắc một cách kĩ lưỡng để có được
những quyết định đúng đắn ,hợp lí và kịp thời. Để làm được điều này thì chúng ta phải
có đầu óc biết phân tích và phán đoán. Dễ hiểu việc phân tích các hoạt động nói chung
và phân tích các hoạt động kinh tế nói riêng nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó chính
là một trong những công cụ của nhận thức, có nhận thức đúng thì mới có những quyết
định đúng có như vậy mới thu được những kết quả tốt nhất trong mọi hành động.
Phân tích hoạt động kinh tế ra đời với vai trò là một môn khoa học. Nó hình thành sau
các môn khoa học khác như thống kê, kế toán tài chính, tổ chức quản lý…và có mối liên
hệ chặt chẽ với các môn khoa học đó. Về nội dung, môn phân tích hoạt động kinh tế là
vận dụng những kiến thức chuyên môn cộng với những phương án phân tích để nghiên
cứu các kết quả và quá trình sản xuất kinh doanh được biếu hiện thông qua các chỉ tiêu
kinh tế gắn liền với các nhân tố ảnh hưởng. Tuy vậy môn khoa học này cũng có tính độc
lập nhờ những lĩnh vực riêng của nó. Nó nghiên cứu sự hoạt động của doanh nghiệp
dưới một góc độ riêng, nghĩa là nó có đối tượng nghiên cứu riêng. Trên cơ sở số liệu tài
liệu được rút ra từ hệ thống thông tin kinh tế của doanh nghiệp, các hiện tượng kinh tế
được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế với sự tác động của các nhân tố, từ đó tìm ra
phương hướng và biện pháp khai thác cải tiến những khả năng tiềm tàng, đưa doanh
nhiệp đạt tới hiệu quả kinh doanh cao hơn. Hay nói một cách tổng thể đó là quá trình
phân chia phân giải các hiện tượng và kết quả kinh doanh thành những bộ phận cấu

2



thành rồi dùng các phương pháp liên hệ so sánh đối chiếu và tập hợp lại nhằm rút ra tính
quy luật và xu hướng vận động phát triển của hiện tượng nghiên cứu.
Bài phân tích này chỉ đề cập tới hai nội dung chính trong hoạt động phân tích kinh tế đó
là: Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh và phân tích chỉ tiêu giá trị sản
xuất theo các chỉ tiêu sử dụng máy móc thiết bị…Thông qua việc đánh giá, phân tích
đưa ra những ưu điểm cũng như hạn chế của doanh nghiệp trong công tác quản lý, thực
hiên giá trị sản xuất và doanh thu, từ đó đề ra các biện pháp cần thiết để hạn chế, loại trừ
ảnh hưởng của các nhân tố tiêu cực, phát huy được ưu điểm của các nhân tố tích cực,
khai thác tối đa các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài để nâng cao năng suất làm
việc của doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp để
từ đó góp phần tăng doanh thu

3


PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
§1- Mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế
a) Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế
-

Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế, kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ được giao,

-

đánh giá việc chấp hành các chế độ, chính sách của Nhà nước…
Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. xác định nguyên
nhân đẫn đến sự biến động các nhân tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và xu hướng

-


của hiện tượng kinh tế
Đề xuất các biện pháp và phương pháp để cái tiến phương pháp kinh doanh, khai thác
các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
b) Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế
- Đối với doanh nghiệp
Phân tích hoạt động kinh tế được xem là công cụ nhận thức. Bởi vì muốn doanh nghiệp
hoạt động một cách liên tục, nhịp nhàng, hiệu quả và phát triển một các nhanh chóng thì
với cương vị là một nhà quản lý doanh nghiệp, bạn phải thường xuyên và kịp thời đưa ra
các quyết định để quản lí, điều hành và giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Để làm
được điều đó thì cần có sự hiểu biết sâu sắc toàn diện về các yếu tố, điều kiện sản xuất
và các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội có liên quan. Phân tích hoạt động kinh tế gắn liền
với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên nó có ý nghĩa to lớn và

-

quan trọng.
Đối với Nhà Nước
Phân tích hoạt động kinh tế thể hiện chức tổ chức và quản lý kinh tế
§2- Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài
1.1. Phương pháp so sánh:
So sánh là một phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích nhằm xác định hay
đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh xác định vị trí và xu hướng biến động của hiện
tượng kinh tế.

4


Trong quá trình phân tích mà sử dụng phương pháp so sánh thì các hiện tượng
nghiên cứu được đưa về cùng mốc thời gian, cùng mục đích nghiên cứu.
Phương pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau:

- So sánh giữa trị số chỉ tiêu thực tế với trị số kế hoạch hoặc định mức.
- So sánh giữa trị số chỉ tiêu thực tế kỳ này với chỉ tiêu ấy ở kỳ trước.
- So sánh giữa các đơn vị với nhau, giữa các đơn vị thành phần, giữa đơn vị nghiên cứu
với ngành hoặc nền kinh tế quốc dân.
*Các bước trong phương pháp so sánh:
a/ So sánh bằng số tuỵệt đối:
Đây là phương pháp phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng nghiên cứu tăng hoặc
giảm về số tuyệt đối giữa hai kỳ.
Phương pháp xác định:
+ Mức biến động tuyệt đối (Chênh lệch tuyệt đối):

∆y = y1 − y 0
Trong đó:
y1: là mức độ chỉ tiêu của kỳ nghiên cứu.
y0: là mức độ chỉ tiêu của kỳ gốc
b/ So sánh bằng số tương đối:
Đây là phương pháp cho ta thấy xu hướng biến động, tốc độ phát triển, kế cấu của
tổng thể, trình độ phổ biến của hiện tượng.
Trong phân tích thường dùng các loại số tương đối sau:
* Số tương đối kế hoạch:
Dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của các chỉ tiêu kinh tế. Phương thức này
có hai dạng:


Dạng đơn giản:

5


kkh =

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch:

y1
* 100
ykh

(%)

Trong đó:
yKH, y1: là mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ kế hoạch, kỳ thực tế


Dạng liên hệ: khi tính cần liên hệ với một chỉ tiêu có liên quan để xác định mức biến
động tương đối và qua đó đánh giá sự biến động của hiện tượng.
Trị số chỉ tiêu nghiên cứu kỳ thực hiện
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch =

x

100(%)
Trị số chỉ tiêu nghiên cứu kỳ KH x hệ số tính chuyển
Trị số chỉ tiêu liên hệ kỳ TH
Hệ số tính chuyển

=

(chỉ số của chỉ tiêu liên hệ) Trị số chỉ tiêu liên hệ kỳ KH
* Số tương đối động thái:
Đây là phương pháp phản ánh xu hướng biến động, tốc độ phát triển của hiện tượng qua
thời gian.


t=
Công thức xác định:
Trong đó:

y1
* 100
y0

(%)

y1 là mức độ kỳ ngiên cứu.
y0 là mức độ kỳ gốc.

* Số tương đối kết cấu:
Phương pháp này xác định tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng thể (xác định kết
cấu của chỉ tiêu nghiên cứu).

di =
Công thức xác định:

yi
y
* 100 = n i * 100
ytt
∑ yi
i =1

6


(%)


Trong đó: di: tỷ trọng của bộ phận thứ i.
yi: là mức độ của bộ phận.
yt t là mức độ của tổng thể.
n: mức độ của tổng thể nghiên cứu.
Thông qua số lượng và tỷ trọng của từng bộ phận ta thấy đươcl vai trò của từng bộ phận
đó với tổng thể nghiên cứu đồng thời cho ta thấy nguyên nhân và bản chất của sự biến
động.
1.2. Phương pháp chi tiết:
Phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành:
Phương pháp giúp ta biết được quan hệ cấu thành của các hiện tượng và kết quả kinh tế,
nhận thức được bản chất của các chỉ tiêu kinh tế. Từ đó giúp cho việc đánh giá kết quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chính xác, cụ thể và xác định được nguyên
nhân cũng như trọng điểm của công tác quản lý.
2.Các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân
tích được sử dụng trong bài
Phương pháp thay thế liên hoàn
 Điều kiện vận dụng: Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có

mối quan hệ tích, thương số, kết hợp cả tích số và thương số, tổng các tích số, hoặc kết
hợp tổng hiệu tích thương với chỉ tiêu kinh tế
 Khái quát:

Chỉ tiêu tổng thể: y
Các nhân tố: a,b,c
+ Phương trình kinh tế:
y = abc
Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc

y0 = a0b0c0
Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu
y1 = a1b1c1
+ Xác định đối tượng phân tích:
Δy = y1 - y0 = a1b1c1 - a0b0c0
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
Ảnh hưởng của nhân tố a đến y:
7


Thay thế lần 1: ya = a1b0c0
+ Ảnh hưởng tuyệt đối:

+ Ảnh hưởng tương đối:

Δya = ya - y0 = a1b0c0 - a0b0c0

δya =

∆ya
* 100(%)
yo

Ảnh hưởng của nhân tố b đến y:
Thay thế lần 2: yb = a1b1c0
+ Ảnh hưởng tuyệt đối:

+ Ảnh hưởng tương đối:

Δyb = yb – ya = a1b1c0 - a1b0c0


δyb =

∆yb
* 100(%)
yo

Ảnh hưởng của nhân tố c đến y:
Thay thế lần 3: yc = a1b1c1
+ Ảnh hưởng tuyệt đối:

+ Ảnh hưởng tương đối:

Δyc = yc – yb = a1b1c1 - a1b1c0

δyc =

∆yc
* 100(%)
yo

- Tổng ảnh hưởng của các nhân tố:
Δy = Δya + Δyb + Δyc
δy = δya + δyb + δyc
Bảng phân tích ( bảng loại 1)
Stt

Chỉ tiêu

1

Nhân tố thứ nhất
2
Nhân tố thứ 2
3
Nhân tố thứ 3
Chỉ tiêu phân tích


Đơn
hiệu vị


gốc

Kỳ
NC

So
sánh
%

Chên
h lệch

A
B
C
Y

a0

b0
c0
y0

a1
b1
c1
y1

δa
δb
δc
δy

Δa
Δb
Δc
Δy

x
x
x
x

Phương pháp số chênh lệch
8

MĐAH đến
y
Tuyệ Tươn

t đối g đối
%
Δya
δya
Δyb
δyb
Δyc
δyc
-


Phương pháp này dùng để tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân
tích khi giữa chúng có mối quan hệ tích số
Xét về mặt toán học phương pháp số chênh lệch được coi là hệ quả của phương pháp
thay thế liên hoàn thông qua việc nhóm các số hạng chung nhưng xét về dặc điểm vận
dụng và ý nghĩa kinh tế thì nó vẫn được coi là một phương pháp độc lập cần linh hoạt,
tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của một nhân tố đến chỉ tiêu phân tích được tính bằng
cách lấy chênh lệch của nhân tố đó trị số kỳ nghiên cứu của các nhân tố đứng trước và trị
số kỳ gốc của các nhân tố đứng sau nó trong phương trình kinh tế.
 Khái quát

Chỉ tiêu tổng thể: y
Các nhân tố: a,b,c
+ Phương trình kinh tế:
y = abc
Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc
y0 = a0b0c0
Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu
y1 = a1b1c1

+ Xác định đối tượng phân tích:
Δy = y1 - y0 = a1b1c1 - a0b0c0
-Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
+Ảnh hưởng của nhân tố a đến y
Ảnh hưởng tuyệt đối: Δya = (a1 – a0) b0c0

Ảnh hưởng tương đối : δya =

∆ya
* 100(%)
yo

+Ảnh hưởng của nhân tố b đến y
Ảnh hưởng tuyệt đối : Δyb =a1(b1-b0)c0

Ảnh hưởng tương đối : δyb =

∆yb
* 100(%)
yo

+Ảnh hưởng của nhân tố c đến y
Ảnh hưởng tuyệt đối : Δyc = a1b1(c1-c0)
9


Ảnh hưởng tương đối : δyc =

∆yc
* 100(%)

yo

10


PHẦN II: NỘI DUNG PHÂN TÍCH
Chương I: Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh
§1.MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
1.Ý nghĩa
Các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến và mong muốn đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp mình ngày càng cao. Do vậy việc đánh giá tình hình sản xuất
kinh doanh là một việc vô cùng quan trọng. Thông qua việc đánh giá người ta có thể xác
định được các mối quan hệ cấu thành , quan hệ nhân quả ...qua đó phát hiện ra quy luật
tạo thành, quy luật phát triển của các hiện tượng và kết quả kinh tế. Từ đó có những
quyết định đúng đắn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đánh giá
chung tình hình sản xuất kinh doanh sẽ giúp nhà quản lý thấy rõ kết quả của các hoạt
động của doanh nghiệp. Thấy được khả năng mạnh, yếu từ hoạt động nào. Qua đó có các
biện pháp thích ứng.
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu
chủ yếu, các chỉ tiêu này được chia thành bốn nhóm như sau:
- Nhóm 1: Giá trị sản xuất
Nhóm này thể hiện tổng khối lượng hàng hoá sản xuất ra trong kỳ
- Nhóm 2: Nhóm chỉ tiêu về lao động và tiền lương. Bao gồm các chỉ tiêu như:
` Tổng số lao động
` Tổng quỹ lương
` Năng suất lao động bình quân
` Tiền lương bình quân
Mục đích của việc phân tích tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu là nhầm thông
qua đó đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, giám sát việc thực hiện nghĩa
vụ của công ty với Nhà nước cũng như để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

- Nhóm 3: Nhóm những chỉ tiêu tài chính. Nhóm được phân thành 3 chỉ tiêu:
` Tổng doanh thu
` Tổng chi phí
11


` Lợi nhuận
- Nhóm 4: Nhóm những chỉ tiêu quan hệ với ngân sách.
Những chỉ tiêu này phản ánh các chỉ tiêu thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ dối với ngân
sách Nhà nước bao gồm thuế các loại và các khoản phải nộp khác như:
` Thuế VAT
` Thuế sử dụng vốn
` Thuế thu nhập doanh nghiệp
` Nộp bảo hiểm xã hội
2.Mục đích
§2. PHÂN TÍCH
I)Lập biểu số hiệu

12


BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kỳ gốc


1
2
a
b

Giá trị sản xuất
Lao động tiền lương
Tổng số lao động
Năng suất lao động

103 đồng
Người
103 đồng/ng

c
d
3
a
b
c
4
a
b
c
d

Tổng quỹ lương
Tiền lương bình quân
Chỉ tiêu tài chính
Tổng thu

Tổng chi
Lợi nhuận
Quan hệ với ngân sách
Thuế VAT
Thuế TNDN
BHXH
Thuế TNCN

103 đồng/ng-th
103 đồng
103 đồng
103 đồng
103 đồng
103 đồng
103 đồng
103 đồng
103 đồng

Chênh lệch

So sánh (%)

95.258.369

Kỳ nghiên
cứu
125.369.258

30.110.889


131,61

675
141.123,51

684
183.288,39

9
42.165

101,33
129,88

2.760.750
4090

2.885.112
4218

124.362
128

104,50
103,13

74.654.987
68.231.369
6.423.618


88.987.654
75.123.456
13.864.198

14.332.667
6.892.087
7.440.580

119.20
110,10
215,83

7.465.498,7
1.413.195,96
496.935
204,5

8.898.765,4
3.050.123,56
519.320,16
210,9

1.433.267
1.636.928
22.385
6

119,2
215,83
104,5

103,13

13


II) Đánh giá chung.
Qua bảng phân tích ta nhận thấy nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp có sự biến động giữa hai kỳ. Tất cả các chỉ tiêu ở kỳ nghiên cứu đều tăng cao hơn
so với kỳ gốc. Trong đó thì lợi nhuận là chỉ tiêu có tốc độ tăng nhanh nhất. Mức tăng của
chỉ tiêu lợi nhuận là rất lớn. So với kỳ gốc là 6.423.618(10 3 đồng) , ở kỳ nghiên cứu chỉ
tiêu tổng thu đạt 13.864.198(103 đồng) tức là tăng 7.440.580(103 đồng), tương đương với
tăng 115,83% . Chỉ tiêu tổng số lao động tăng ít nhất, chỉ tăng 1,33% tương đương với 9
lao động. Doanh nghiệp đóng đủ các loại thuế của nhà nước theo đúng quy định.
Nhìn chung doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và với người lao
động.
III) Phân tích chi tiết
1. Chỉ tiêu giá trị sản xuất
Giá trị sản xuất kỳ nghiên cứu là 125.369.258 (10 3 đồng), tăng 30.110.889 (103 đồng),
tương ứng với 31,61% so với kỳ gốc 95.258.369 (10 3 đồng). Biến động này là rất tốt. Giá
trị sản xuất của doanh nghiệp tăng lên do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Trong kỳ, doanh nghiệp đã có sự mở rộng quy mô sản xuất thông qua việc xây
dựng thêm 2 phân xưởng sản xuất mới. Hai phân xưởng này được đưa vào hoạt động
trong năm làm cho lượng sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp tăng lên đáng kể.
Lượng sản phẩm sản xuất tăng lên dẫn đến giá trị sản xuất của doanh nghiệp trong kì
nghiên cứu tăng lên. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
- Các yếu tố sản xuất được đảm bảo một cách kịp thời. Doanh nghiệp đã tổ chức
tốt công tác vận chuyển và cấp phát nguyên vật liệu, máy móc thiết bị trong doanh
nghiệp cũng thường xuyên được sửa chữa và bảo dưỡng kịp thời. Nhờ đó, hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp có thể diễn ra liên tục, không bị gián đoạn, làm cho giá trị sản
xuất củâ doanh nghiệp tăng lên. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực


14


Ngoài những nguyên nhân chủ quan do bản thân doanh nghiệp thì các yếu tố khách
quan bên ngoài tác động cũng làm cho giá trị sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng lên.
Có thể đưa ra một số nguyên nhân chính như sau:
- Do nhu cầu trên thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng tăng cao.
Đứng trước cơ hội kiếm lời cao, doanh nghiệp đã chủ động sản xuất nhiều hơn để đáp
ứng nhu cầu của thị trường. Do vậy, giá trị sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ nghiên
cứu tăng lên. Nguyên nhân khách quan tích cực này góp phần to lớn trong việc tăng
mạnh giá trị sản xuất của doanh nghiệp.
Giá trị sản xuất của doanh nghiệp tăng lên cho thấy doanh nghiệp đã có sự mở rông quy
mô sản xuất, đa dạng hoá loại hình hoạt động
2. Lao động, tiền lương
Tình hình lao động của doanh nghiệp được thể hiện qua 4 chỉ tiêu : tổng số lao động,
năng suất lao động, tổng quỹ lương và tiền lương bình quân. Qua bảng phân tích ta thấy
tất cả các chỉ tiêu này ở kì nghiên cứu đều tăng lên so với kì gốc. Cụ thể như sau:
a. Tổng số lao động:
Tổng số lao động của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc đạt 101,33%, tăng
1,33% tương ứng với 9 người. Đây là nhân tố có tốc độ tăng chậm nhất trong tất cả các
nhân tố. Tổng số lao động của doanh nghiệp tăng lên là do:
- Để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp đã mở rộng đầu
tư sản xuất bằng việc xây dựng thêm 2 phân xưởng mới và đưa vào hoạt động. Việc mở
rộng quy mô sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp phải có công nhân để vận hành máy móc và
làm việc. Do đó, doanh nghiệp đã tuyển thêm lao động ở bên ngoài làm cho số lao động
của doanh nghiệp tăng lên. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
- Doanh nghiệp đã đa dạng hoá loại hình công việc của mình, ngoài việc sản xuất
sản phẩm chính của công ty, doanh nghiệp còn nhận kinh doanh thêm một số dịch vụ
kèm theo như vận chuyển hàng hoá, tư vấn về sản phẩm. Đây là một cơ hội kinh doanh

đem lại khả năng sinh lời tương đối lớn cho công ty. Tuy nhiên, đội ngũ lao động trong
15


doanh nghiệp chưa đủ khả năng và chưa có đủ thời gian để có thể thực hiện công việc
một cách thành thạo. Vì vậy, doanh nghiệp đã thuê thêm một số nhân viên để đảm nhận
phần công việc mới này. Đây cũng là một nguyên nhân chủ quan làm cho số lao động
của doanh nghiệp tăng lên.
- Doanh nghiệp là một chi nhánh của tổng công ty. Trong kỳ, tổng công ty đã điều
chuyển một số lao động từ chi nhánh khác sang để thực hiện luân chuyển công tác cho
các cán bộ. Do vậy, số lao động của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu tăng lên.
Tổng số lao động tăng làm tăng chi phí tiền lương. Số lao động tăng cho thấy quy mô
sản xuất của doanh nghiệp đã được mở rộng. Đồng thời, tốc độ tăng số lao động nhỏ hơn
rất nhiều so với tốc độ tăng năng suất lao động. Điều này cho thấy doanh nghiệp biết
khai thác tốt khả năng của nguồn lao động và việc tăng số lao động của doanh nghiệp là
hợp lý.
b.Năng suất lao động
Qua bảng ta thấy năng suất lao động của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu so với kì gốc
đạt 129,88%, tăng 29,88% tương ứng với 42.165 (103 đồng/người). Năng suất lao động
của doanh nghiệp tăng lên là do những nguyên nhân sau:
- Doanh nghiệp đã mở các lớp đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho các cán bộ,
công nhân trong doanh nghiệp. Ở các lớp đào tạo này, người công nhân được hướng dẫn
cụ thể và khoa học về các thao tác vận hành máy móc thiết bị, thao tác sử dụng nguyên
vật liệu theo đúng quy trình thiết kế. Nhờ đó, người công nhân làm việc hiệu quả hơn,
làm ra nhiều sản phẩm hơn. Kết quả là năng suất lao động tăng lên. Đây là nguyên nhân
chủ quan tích cực trong việc bồi dưỡng nguồn nhân lực.
- Cùng với việc đào tạo tay nghề, doanh nghiệp còn chú trọng đến việc đào tạo và
rèn luyện ý thức làm việc của công nhân. Song song với việc tuyên truyền về ý thức
trách nhiệm, doanh nghiệp còn sử dụng các chính sách khuyến khích người công nhân
bằng cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần như chính sách lương, thưởng, chế độ đãi ngộ

và thăng tiến.... Nhờ vậy, ý thức làm việc của công nhân được nâng cao. Người công
16


nhân có ý thức tự giác làm việc một cách nhiệt tình, không lơ là, không tự ý ngừng việc
hay bỏ việc. Đây là một trong những nguyên nhân chủ quan làm năng suất lao động tăng
lên
- Đứng trước xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay, doanh nghiệp cũng
từng bước đầu tư, hiện đại hoá trang thiết bị máy móc của mình. Những máy móc thiết
bị đã cũ kĩ hay lạc hậu đều được thay thế bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại hơn.
Nhờ vậy, mức độ cơ giới hoá, tự động hoá trong doanh nghiệp được nâng cao. Máy móc
thiết bị dần thay thế sức lao động của con người, làm cho năng suất lao động tăng lên.
- Công tác sữa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị cũng được chú trọng. Doanh
nghiệp thường tổ chức bảo dưỡng máy móc theo định kì để đảm bảo máy móc hoạt động
liên tục, không bị trục trặc hay gián đoạn trong quá trình sản xuất. Do đó, thời gian lãng
phí do phải chờ đợi khi có hỏng hóc bị giảm xuống, làm cho năng suất lao động tăng
lên.
- Công tác cung cấp và phân phối nguyên vật liệu đầu vào cũng được thực hiện
khá tốt. Nguyên vật liệu được cung cấp đầy đủ và kịp thời giúp cho quá trình sản xuất
được liên tục, không bị gián đoạn. Đồng thời, chất lượng nguyên vật liệu được đảm bảo,
làm hạn chế những trục trặc về máy móc trong quá trình vận hành. Nguyên nhân khách
quan tích cực này cũng góp phần làm tăng năng suất lao động.
- Giữa các bộ phận có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ. Hầu như bán thành
phẩm của phân xưởng này sản xuất ra đều được các phân xưởng khác hoàn thiện ngay
lập tức. Không có tình trạng bán thành phẩm của phân xưởng nào đó bị ứ đọng lại, hay
bộ phận này phải chờ đợi bộ phận kia, dẫn đến năng suất lao động tăng lên
Năng suất lao động tăng lên cho thấy chất lượng của đội ngũ lao động đang có xu hướng
tăng. Đồng thời tốc độ tăng năng suất lao động tăng nhanh hơn số lao động cho thấy
doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả nguồn lao động của mình
c.Tổng quỹ lương:


17


Tổng quỹ lương của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu so với kì gốc đạt 104,50%, tăng
4,5% tương ứng với 124.362 (103 đồng). Các nguyên nhân làm cho tổng quỹ lương của
doanh nghiệp tăng lên có thể là:
- Do nhu cầu về sản phẩm trên thị trường tăng lên, đòi hỏi doanh nghiệp phải mở
rộng quy mô sản xuất. Đồng thời phải tuyển thêm một số lao động từ bên ngoài. Điều
này làm cho số lao động trong doanh nghiệp tăng lên, cùng với đó là việc doanh nghiệp
phải bỏ ra khoản chi phí lương cho người lao động nhiều hơn. Vì vậy, tổng quỹ lương
trong doanh nghiệp tăng lên. Đây là nguyên nhân mang tính khách quan
- Do tốc độ lạm phát của nền kinh tế tăng lên, là cho giá cả các mặt hàng tăng
theo, đòi hỏi tiền lương bình quân của người lao động phải tăng lên để có thể thoả mãn
các nhu cầu thiết yếu của họ trong cuộc sống. Tiền lương bình quân tăng làm cho tổng
quỹ lương tăng lên. Đây là nguyên nhân khách quan
- Doanh nghiệp đã tuyển thêm một số lao động có tay nghề cao từ bên ngoài
nhằm đáp ứng nhu cầu của việc đa dạng hoá loại hình hoạt động. Do vậy, số lượng lao
động trong doanh nghiệp tăng lên, đồng thời chất lượng lao động cũng biến động theo xu
hướng tăng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chi phí tiền lương của doanh
nghiệp tăng lên. Đây là nguyên nhân chủ quan.
- Doanh nghiệp đã áp dụng chính sách tiền thưởng, phụ cấp nhằm khuyến khích
người lao động hăng hái sản xuất. Nhờ vậy, tất cả các công nhân đều ra sức làm việc, cố
gắng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra. Điều này làm cho không khí
thi đua làm việc trong doanh nghiệp vô cùng náo nhiệt, đem lại nhiều hiệu quả bất ngờ.
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực tác động vào tâm lý của công nhân.
Tổng quỹ lương tăng lên cho thấy quy mô sản xuất của doanh nghiệp đã có sự mở
rộng, thu nhập của người lao động cũng được tăng lên. Tuy nhiên, tổng quỹ lương tăng
lên làm tăng chi phí sản xuất, dẫn đến làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng qua
bảng ta cũng có thể thấy tốc độ tăng tiền lương chậm hơn rất nhiều so với tốc độ tăng


18


năng suất lao động và tốc độ tăng lợi nhuận, do đó có thể thấy việc tăng tổng quỹ lương
của doanh nghiệp là hợp lí và có hiệu quả.
d. Tiền lương bình quân :
Tiền lương bình quân của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu đạt 103,13% so với kỳ gốc,
tăng 3,13%, tương ứng với 128(103 đồng/người-tháng).Tiền lương bình quân của doanh
nghiệp tăng lên có thể do một số nguyên nhân sau :
- Lạm phát kinh tế diễn ra với tốc độ lớn, kéo theo là giá cả tất cả các mặt hàng
tăng lên cao. Nếu chỉ được nhận mức lương như năm trước thì người lao động khó có thể
thoả mãn được các nhu cầu thiết yếu của họ trong cuộc sống. Thực tế này đòi hỏi tiền
lương bình quân của người lao động phải tăng lên. Đây là nguyên nhân khách quan tiêu
cực
- Nhà nước đã đưa ra chính sách tăng mức lương cơ bản cho người lao động. Là
một doanh nghiệp tồn tại trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, doanh
nghiệp phải thực hiện đúng các chủ trương chính sách của nhà nước. Do đó, tiền lương
bình quân trong doanh nghiệp tăng lên. Đây là nguyên nhân khách quan.
- Doanh nghiệp thực hiện hình thức trả lương theo sản phẩm kết hợp với lương
thời gian. Đồng thời doanh nghiệp cũng có kế hoạch quản lý tốt thời gian làm việc.Năng
suất lao động và thời gian làm việc tăng lên làm cho số sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn,
làm tăng tiền lương bình quân. Đây là nguyên nhân chủ quan.
Tiền lương bình quân tăng lên góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động,
cải thiện đời sống của họ. Đồng thời nó cũng thể hiện phần nào vị thế cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường, tạo khả năng thu hút những lao động có trình độ cao vào
làm việc
3. Chỉ tiêu tài chính
Các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp được thể hiện qua 3 chỉ tiêu: tổng doanh thu,
tổng chi phí và lợi nhuận. Nhìn chung, cả 3 chỉ tiêu này ở kì nghiên cứu so với kì gốc

đều tăng lên.
19


a.Tổng thu:
Qua bảng ta thấy, doanh thu của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu đạt 119,20% so với kỳ
gốc, tăng 19,2%, tương ứng với 14.332.667(10 3 đồng). Doanh thu của doanh nghiệp tăng
lên cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã có nhiều tiến triển thuận lợi. Các
nguyên nhân làm cho doanh thu củâ doanh nghiệp tăng lên có thể là:
- Công tác quảng cáo trong doanh nghiệp đã được chú trọng. Ngoài việc quảng
cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, doanh nghiệp còn in nhiều
catalog quảng bá về sản phẩm và mở các cuộc hội thảo chuyên đề nhằm giới thiệu sản
phẩm của mình. Vì vậy, ngày càng nhiều người tiêu dùng biết đến và sử dụng sản phẩm
của doanh nghiệp. Khối lượng hàng hoá tiêu thụ tăng vọt làm cho tổng doanh thu của
doanh nghiệp tăng lên. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
- Doanh nghiệp đã mở thêm nhiều đại lý phân phối mới trên các thị trường mới.
Do chất lượng sản phẩm hoàn toàn vượt trội, doanh nghiệp đã đánh bại các đối thủ cạnh
tranh trên các thị trường này, thị phần của doanh nghiệp ngày càng mở rộng. Doanh
nghiệp đã chiếm lĩnh được một thị trường vô cùng rộng lớn, cả ở trong nước và nước
ngoài. Điều này đẩy khối lượng hàng tiêu thụ của doanh nghiệp tăng lên, làm tăng doanh
thu. Đây là nguyên nhân chủ quan.
-Việc làm tốt các dịch vụ trong và sau bán hàng cũng là thế mạnh góp phần giúp
doanh nghiệp tăng khối lượng tiêu thụ, dẫn đến tăng doanh thu.
- Trong năm, Nhà nước đã thực hiện chính sách giảm thuế xuất khẩu đối với các
công ty xuất khẩu nhằm khuyến khích xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Một số
mặt hàng xuất khẩu của công ty nằm trong diện được miễn hoặc giảm thuế. Nhờ vậy,
doanh thu của công ty tăng lên do khoản thuế xuất khẩu phải nộp giảm xuống.
Tổng doanh thu tăng lên là một xu hướng tốt đối với hoạt động của doanh nghiệp. Tổng
doanh thu tăng làm tăng lợi nhuận, đồng thời thể hiện quy mô và lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường

b. Tổng chi
20


Dựa vào bảng ta thấy tổng chi phí của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu tăng 10,1% so với
kỳ gốc, tương ứng với 6.892.087 (103 đồng). Tổng chi phí của doanh nghiệp ở kỳ nghiên
cứu tăng lên do ảnh hưởng của cả các nguyên nhân sau:
- Do công tác quản lý, cấp phát nguyên vật liệu chưa được quản lý chặt chẽ. Tại
nhiều bộ phận, việc cấp phát nguyên vật liệu chỉ căn cứ trên giấy đề nghị cấp mà không
xem xét đến tình hình thực tế tại các phân xưởng. Điều này dẫn đến làm thất thoát nhiều
nguyên vật liệu do hành vi tham ô của một số cán bộ quản lý. Từ đó làm cho chi phí
nguyên vật liệu tăng lên, dẫn đến tổng chi phí của doanh nghiệp tăng. Đây là nguyên
nhân khách quan tiêu cực ảnh hưởng lớn đến chi tiêu của doanh nghiệp.
- Hệ thống kho bãi bảo quản vẫn còn chưa tốt. Một số dãy nhà kho rơi vào tình
trạng xuống cấp nghiêm trọng, không đủ ánh sáng, độ ẩm cao, nhiều côn trùng và gặm
nhấm...Vì vây, lượng nguyên vật liệu bảo quản trong kho bị hao hụt nhiều, một số bị hư
hỏng một phần, một số bị hư hỏng toàn bộ, không đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất.
Doanh nghiệp buộc phải mua thêm một lượng lớn nguyên vật liệu để bù đắp vào phần
thiếu hụt, làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng, dẫn đến tổng chi phí tăng. Đây là nguyên
nhân chủ quan tiêu cực.
- Người công nhân đã có ý thức làm việc chăm chỉ nhưng họ chưa có ý thức trong
việc sử dụng tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu. Sự lãng phí này làm cho chi phí nguyên vật
liệu của doanh nghiệp tăng lên, làm tăng tổng chi phí. Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu
cực.
- Biến động kinh tế trên thế giới đã đẩy mức giá của hầu hết các loại hàng hoá
tăng lên. Do đó chi phí cho các khoản dịch vụ khác của doanh nghiệp như dịch vụ sửa
chữa máy móc thiết bị, hoa hồng bán hàng, tiền điện chiếu sáng cho sản xuất...cũng tăng
lên làm tăng tổng chi phí. Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
Tổng chi phí tăng lên cho thấy quy mô sản xuất của doanh nghiệp đã được mở rộng.
Nhưng phần nào nó cũng thể hiện sự yếu kém trong công tác quản lý các nguồn lực, làm

giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên tốc độ tăng chi phí (10,1%) chậm hơn rất
21


nhiều so với tốc độ tăng doanh thu (19,2%). Điều này cho thấy việc tăng chi phí của
doanh nghiệp là hợp lí
c. Lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa doanh thu trong kì và các khoản chi
phí bỏ ra để có được doanh thu đó. Dựa vào bảng ta thấy lợi nhuận của doanh nghiệp ở
kỳ nghiên cứu đạt 215,83% so với kỳ gốc, tăng 115,83% tương ứng với 7.440.580 (10 3
đồng). Đây là chỉ tiêu có tốc độ tăng lớn nhất trong tất cả các chỉ tiêu. Lợi nhuận của
doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu tăng lên so với kỳ gốc là do các nguyên nhân sau:
- Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính, doanh nghiệp còn thực hiện nhiều
hoạt động khác như gia công hàng hoá hay dịch vụ tư vấn... Các hoạt động này cũng
đem lại một nguồn thu khá lớn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, số tiền đầu tư thông qua việc
mua cổ phiếu của một số công ty khác cũng tạo ra cho doanh nghiệp khoản lợi nhuận lớn
do các công ty này làm ăn có lãi. Các khoản thu từ các hoạt động ngoài sản xuất kinh
doanh cơ bản làm cho tổng lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên. Đây là nguyên nhân
chủ quan tích cực của doanh nghiệp.
- Một số đối thủ cạnh tranh cùng ngành của doanh nghiệp đã chuyển sang kinh
doanh mặt hàng khác nên sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp giảm bớt. Doanh
nghiệp có cơ hội để tiêu thụ một khối lượng sản phẩm khá lớn. Khối lượng tiêu thụ tăng
làm tăng doanh thu, từ đó giúp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân
chủ quan tích cực.
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp
tăng lên đã cho thấy việc mở rộng quy mô sản xuất là cần thiết để tận dụng và khai thác
hết các nguồn lực sẵn có. Lợi nhuận tăng cho phép doanh nghiệp quan tâm hơn đến việc
cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động

22



4. Các chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ với ngân sách
Các chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ của doanh nghiệp với ngân sách bao gồm thuế giá trị
gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp ( TNDN), bảo hiểm xã hội và thuế thu
nhập cá nhân.
a. Thuế GTGT
Thuế GTGT phải nộp được xác định bằng 10% doanh thu.
Dựa vào bảng ta thấy thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp ở kỳ nghiên cứu đạt
119,2% so với kỳ gốc, tăng 19,2%, tương ứng với 1.433.266 (10 3 đồng). Thuế GTGT mà
doanh nghiệp phải nộp ở kỳ nghiên cứu tăng lên là do một số nguyên nhân sau:
- Doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ. Trong kỳ,
doanh nghiệp đã nhập khẩu thêm 2 dây chuyền sản xuất mới từ cộng hoà liên bang Đức
nhằm thay thế các máy móc thiết bị đã cũ kĩ, lạc hậu. Nhờ vậy, chất lượng sản phẩm của
doanh nghiệp được nâng cao, tạo được sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Nó kéo theo
khối lượng bán tăng lên và mức giá bán cũng cao hơn, từ đó tăng doanh thu và tăng thuế
GTGT phải nộp. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực
- Doanh nghiệp đã thực hiện việc tìm kiếm nhiều thị trường mới tiềm năng. Trong
kỳ doanh nghiệp đã mở thêm được 6 đại lý tiêu thụ ở sáu tỉnh thành phố của cả nước.
Nhờ vậy, khai thác được một khối lượng lớn khách hàng tiềm năng và tiêu thụ thêm
được một lượng hàng khá lớn. Khối lượng tiêu thụ tăng làm tăng doanh thu, từ đó góp
phần tăng thuế GTGT nộp cho ngân sách nhà nước. Đây là nguyên nhân chủ quan.
- Loại hàng hoá mà doanh nghiệp sản xuất trên thị trường đang khan hiếm. Nguồn
cung không đáp ứng đủ nhu cầu đã đẩy mức giá bán tăng lên. Nhờ vậy, doanh thu của
doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu tăng lên, làm tăng thuế GTGT.
Thuế GTGT phải nộp vào ngân sách nhà nước tăng lên cho thấy doanh thu của doanh
nghiệp trong kỳ đã gia tăng. Nó biểu hiện quy mô sản xuất của doanh nghiệp đã có sự
mở rộng. Khoản thuế này góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước
b. Thuế thu nhập doanh nghiệp
23



Thuế TNDN là khoản thuế tính trên thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Thuế TNDN
được tính bằng 22% lợi nhuận trước thuế. Thuế TNDN trong kỳ nghiên cứu đạt 215,83%
so với kỳ gốc, tăng 115,83%, tương ứng với 1.636.928 (10 3 đồng). Các nguyên nhân làm
cho thuế TNDN tăng lên là do lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ đã tăng lên. Bao
gồm các nguyên nhân sau:
- Do doanh nghiệp đã biết cách mở rộng quy mô sản xuất một cách hợp lý, lợi
nhuận của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu tăng lên làm tăng thuế TNDN. Đây là
nguyên nhân chủ quan
- Sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều người tiêu dùng biết đến và sử dụng,
làm cho khối lượng hàng bán và doanh thu tăng lên. Mặt khác chi phí cho công tác
quảng cáo tiếp thị lại nhỏ hơn rất nhiều so với doanh thu thu được, dẫn đến lợi nhuận
tăng, làm tăng thuế TNDN. Đây là nguyên nhân chủ quan
- Nhà nước có chính sách tăng giá một số loại sản phẩm nhằm kìm chế việc lạm
phát đang gia tăng trong nền kinh tế. Do đó, giá bán của doanh nghiệp cũng tăng theo xu
hướng chung ,làm tăng doanh thu, dẫn đến tăng lợi nhuận và thuế TNDN. Đây là nguyên
nhân khách quan.
- Thu nhập của người dân tăng lên nên nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của họ cũng
nhiều hơn. Vì vậy, khối lượng hàng bán của doanh nghiệp tăng lên, làm cho doanh thu
tăng. Doanh thu tăng lên kéo theo lợi nhuận và thuế TNDN cũng tăng lên. Đây là nguyên
nhân khách quan.
c. Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội được tính bằng 18% lương cơ bản ( lương thời gian ). Bảo hiểm xã hội
mà doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách trong kì nghiên cứu đạt 104,5% so với kỳ gốc,
tăng 4,5%, tương ứng với 22.385 (103 đồng). Bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp phải nộp
trong kỳ nghiên cứu tăng lên là do lương thời gian tăng lên. Các nguyên nhân có thể là:
- Doanh nghiệp đã thực hiện việc tuyển mộ thêm lao động ở bên ngoài vào làm
nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất làm cho số lao động trong doanh
24



nghiệp tăng lên. Số lao động tăng làm tăng lương thời gian mà doanh nghiệp phải trả,
dẫn đến khoản BHXH trích theo lương cũng tăng lên.
- Doanh nghiệp đã thực hiện việc tăng mức lương cơ bản cho người lao động.
Đây là một chiến lược có ý nghĩa đặc biệt của doanh nghiệp nhằm thu hút lực lượng lao
động có tay nghề cao. Việc làm này bước đầu có thể làm cho khoản BHXH mà doanh
nghiệp phải nộp tăng nhưng nó có ỹ nghĩa lâu dài, đem lại nhiều lợi ích trong tương lai
cho doanh nghiệp thông qua việc kích thích tinh thần lao động sáng tạo cho người lao
động và có đội ngũ lao động có trình độ cao. Đây là nguyên nhân chủ quan mang tính
tích cực.
- Do nền kinh tế đang rơi vào tình trạng lạm phát nhanh, làm cho giá cả các mặt
hàng có xu hướng tăng lên. Để đảm bảo cho người lao động có thể đáp ứng được các
nhu cầu thiết yếu của mình trong cuộc sống, nhà nước đã có chính sách tăng mức lương
cơ bản cho người lao động. Vì vậy, khoản BHXH trích theo lương cơ bản cũng tăng lên.
§3- KẾT LUẬN
Qua việc phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã cho ta thấy
doanh nghiệp đã có sự mở rộng và phát triển vượt bậc. Đồng thời doanh nghiệp cũng đã
quan tâm hơn đến đời sống của người lao động trong doanh nghiệp, thực hiện tốt các
nghĩa vụ đối với nhà nước. Để thực hiện được điều này, đội ngũ cán bộ quản lý và công
nhân trong doanh nghiệp đã không ngừng phấn đấu, thi đua vì lợi ích chung của toàn
doanh nghiệp.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp vẫn còn tồn tại một số hạn
chế nhất định. Công tác quản lý các yếu tố đầu vào chưa thực sự chặt chẽ, làm hao hụt
nhiều nguyên vật liệu. Đồng thời doanh nghiệp cũng mới chỉ quan tâm đầu tư đến khâu
sản xuất nhưng khâu dự trữ và bảo quản chưa được chú ý nên gây ra nhiều thiệt hại cho
doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần quản lý tốt hơn nữa quá trình thu mua cấp phát nguyên
vật liệu, duy tu lại hệ thống kho bãi bảo quản để tránh những thiệt hại không cần thiết.

25



×