BÀI GIẢNG MÔN “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH”
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH 10
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT TRONG KINH DOANH 19
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TRONG KINH DOANH 32
CHƯƠNG 5: DÒNG TIỀN VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 48
CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 73
Trang 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1. Khái niệm:
Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo định nghĩa chung nhất là quá trình nghiên cứu tất cả
các hiện tượng, các sự vật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của con người. Quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư
duy trừu tượng, tức là từ việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các
thông tin số liệu, tìm nguyên nhân, đến việc đề ra các định hướng hoạt động và các giải pháp
thực hiện các định hướng đó.
1.2. Ý nghĩa và nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh:
Phân tích hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp tự đánh giá về thế mạnh cũng như thế
yếu để cũng cố, phát huy hay khắc phục. Nó còn là công cụ cải tiến công tác quản trị trong
doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh giúp phát huy mọi tiềm năng, thị trường, khai thác tối đa
những nguồn lực của doanh nghiệp, nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
Kết quả của Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở để ra các quyết định quản trị ngắn hạn
và dài hạn.
Phân tích hoạt động kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong
kinh doanh.
1.3. Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh:
Trang 2
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng chính là kết qủa kinh doanh.
Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hoá những yếu tố của quá trình cung
cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại dịch vụ.
Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư,
lao động và đất đai, những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị
trường và môi trường kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào phân tích những kết quả đã đạt được từ những hoạt
động liên tục và vẫn còn tiếp diễn của DN, và dựa trên kết quả phân tích để để ra các quyết
định quản trị ngắn hạn lẫn dài hạn thích hợp.
1.4. Những đối tượng sử dụng công cụ phân tích hoạt động kinh doanh:
Nhà quản trị: phân tích để có quyết định về quản trị.
Người cho vay: phân tích để có quyết định tài trợ vốn.
Nhà đầu tư: phân tích để có quyết định đầu tư, liên doanh.
Các cổ đông: phân tích để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp – nơi họ có phần
vốn góp của mình.
1.5. Nhiệm vụ cụ thể của phân tích hoạt động kinh doanh :
Đánh giá giữa kết quả thực hiện so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước, so
với các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân nội ngành và các thông số
thị trường.
Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế
hoạch .
Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dài hạn.
Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích.
Trang 3
Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt động của doanh
nghiệp.
Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất các biện pháp quản trị.
Các báo cáo được thể hiện bằng lời văn, bảng biểu và bằng các loại đồ thị.
2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2.1. Phương pháp tính toán kỹ thuật của phân tích:
Cùng với sự phát triển của nhận thức các hiện tượng kinh tế, cũng như sự phát triển của các môn
khoa học kinh tế và toán học ứng dụng, đã hình thành nên các phương pháp tính toán kỹ thuật được
sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế.
a) Phương pháp chi tiết:
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh. Mọi kết quả kinh
doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo các hướng khác nhau.
Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: các chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động kinh
doanh do nhiều bộ phận cấu thành, từng bộ phận lại biểu hiện chi tiết về một khía cạnh nhất
định của kết quả kinh doanh. Phân tích chi tiết các chỉ tiêu cho phép đánh giá một cách chính
xác, cụ thể kết quả kinh doanh đạt được. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong
phân tích mọi kết quả hoạt động kinh doanh. Ví du: trong phân tích chỉ tiêu giá thành bao gồm
các bộ phận như: chi phí nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, nhiên liệu, chi phí tiền lương,
khấu hao thiết bị máy móc, chi phí sản xuất chung… Đến lượt mình từng bộ phận lại bao
gồm nhiều chi tiết cụ thể khác nhau. Như chi phí sản xuất chung trong chỉ tiêu giá thành lại
bao gồm: lương chính, phụ của nhân viên quản lý phân xưởng, bao mòn tài sản cố định dùng
chung cho phân xưởng, chi phí phục vụ và quản lý phân xưởng…
Trang 4
Chi tiết theo thời gian: kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do
nhiều nguyên nhân khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian
thường không đồng đều. Ví dụ: trong sản xuất, sản lượng sản phẩm thực hiện từng tháng,
từng quý trong năm không đều nhau. Tương tự trong thương mại, doanh số mua bán từng
thời gian trong năm cũng không bằng nhau. Việc phân tích chi tiết theo thời gian giúp ta
đánh giá được nhịp điệu, tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh qua các thời kỳ khác
nhau, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp có hiệu lực cho công việc kinh doanh.
Chi tiết theo địa điểm: kết quả kinh doanh được thực hiện bởi các phân xưởng, tổ đội sản
xuất… hay các cửa hàng, trạm, trại, xí nghiệp trực thuộc doanh nghiệp. Phân tích chi tiết
theo địa điểm giúp ta đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ.
b) Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất. So sánh trong
phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa, có nội dung và
tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu.
Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung cũng như tách ra được những nét
riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay
kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong mỗi
trường hợp cụ thể.
Vì vậy, để tiến hành so sánh bắt buộc phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số
gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh.
Số gốc để so sánh : tùy thuộc vào mục đích cụ thể của hoạt động phân tích mà ta xác định số
gốc để so sánh. So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức, kế hoạch giúp ta đánh
giá mức độ biến động so với mục tiêu đề ra.
Trang 5
So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước (năm trước, quý trước, tháng trước) giúp ta nghiên
cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng.
So sánh số liệu của thời gian này với số liệu cùng kỳ của thời gian trước giúp ta nghiên cứu
nhịp độ thực hiện kinh doanh trong từng khoảng thời gian.
So sánh số liệu thực hiện với các thông số kinh tế kỹ thuật trung bình hoặc tiên tiến giúp ta
đánh giá được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp tương đương, điển hình hoặc
doanh nghiệp thuộc đối thủ cạnh tranh giúp ta đánh giá được thế mạnh, yếu của doanh
nghiệp.
So sánh số liệu thực tế với mức hợp đồng đã ký, tổng nhu cầu… giúp ta biết được khả năng
đáp ứng nhu cầu của thị trường.
So sánh các thông số kinh tế kỹ thuật của các phương án kinh tế khác nhau giúp ta lựa chọn
được phương án tối ưu.
c) Phương pháp liên hoàn (phương pháp số chênh lệch):
Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Ví dụ: chỉ tiêu doanh số bán hàng của
một công ty ít nhất chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 nhân tố: khối lượng bán hàng và giá bán
hàng hóa. Thông qua phương pháp thay thế liên hoàn, các nhà phân tích có thể nghiên cứu
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố lên chỉ tiêu cần phân tích.
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang
kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của
chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định, ta
sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó.
Nguyên tắc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn:
Trang 6
Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích và thể hiện mối quan
hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một công thức nhất định.
Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định và chú ý:
Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau.
Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau.
Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của bước trước
để tính mức độ ảnh hưởng và cố định các nhân tố còn lại.
Chúng ta có thể khái quát mô hình chung của phép thay thế liên hoàn như sau:
Nếu có
abcdQ
=
thì
11111
dcbaQ
=
và
00000
dcbaQ
=
ĐTPT:
01
QQQ
−=∆
00000001
dcbadcbaQa
−=∆
00010011
dcbadcbaQb
−=∆
00110111
dcbadcbaQc
−=∆
01111111
dcbadcbaQd
−=∆
Tổng hợp:
QdQcQbQaQ
∆+∆+∆+∆=∆
d) Phương pháp số chêch lệch:
Là phương pháp biến dạng của phương pháp thay thế liên hoàn. Nhưng cách tính đơn giản
hơn và cho phép tính ngay được kết quả cuối cùng bằng cách xác định mức độ ảnh hưởng
của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kế hoạch của
nhân tố đó.
Dạng tổng quát của số chênh lệch:
ĐTPT:
01
QQQ
−=∆
00001
)( dcbaaQa
−=∆
00101
)( dcabbQb
−=∆
Trang 7
01101
)( dbaccQc
−=∆
11101
)( cbaddQd
−=∆
Tổng hợp:
QdQcQbQaQ
∆+∆+∆+∆=∆
Ngoài các phương pháp phân tích nêu ở trên, trong thực tế người ta còn sử dụng các phương
pháp khác như phương pháp đồ thị, phương pháp toán kinh tế
3. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
3.1. Nguồn tài liệu:
Khi thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần phải thu thập những tài
liệu sau đây:
Bảng cân đối kế toán (Balance sheet).
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income Statement).
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (Explaination of Financial Statement).
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (The Statement of Cash Flows).
Các bảng báo cáo đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển
của doanh nghiệp qua các năm hoạt động.
3.2. Yêu cầu của công tác phân tích:
Muốn công tác phân tích hoạt động kinh doanh mang ý nghĩa thiết thực, làm cơ sở tham mưu
cho các nhà quản lý đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình, thì công
tác phân tích kinh tế phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Tính đầy đủ: nội dung và kết quả phân tích phụ thuộc rất nhiều vào sự đầy đủ của nguồn
tài liệu sưu tập.
Tính chính xác: chất lượng của công tác phân tích phụ thuộc rất nhiều vào tính chính xác
của nguồn số liệu khai thác; sự chính xác khi lựa chọn phương pháp phân tích, chỉ tiêu
dùng để phân tích.
Trang 8
Tính kịp thời: sau mỗi thương vụ hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh phải kịp thời tổ chức
phân tích đánh giá tình hình hoạt động, để nắm bắt được những mặt mạnh, mặt tồn tại
trong kinh doanh nhằm đề xuất những giải pháp cho thời kỳ kinh doanh tiếp theo có hiệu
quả hơn.
Để đạt được những yêu cầu trên, tổ chức công tác phân tích thường được tiến hành theo 3
bước sau:
Chuẩn bị cho quá trình phân tích.
Tiến hành phân tích.
Tổng hợp, đánh giá kết quả phân tích.
Các bước này có những nội dung, vị trí riêng nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, do đó
cần tổ chức tốt từng bước để không ảnh hưởng đến quá trình phân tích chung.
Trang 9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH
1. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH.
Khấu cuối cùng của quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp là khâu tiêu thụ mà thực chất
là bán các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Tuỳ vào tính chất hoạt động của từng loại doanh
nghiệp mà sản phẩm hàng hoá có thể do hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tạo ra hoặc
mua của các doanh nghiệp khác. Kết quả tiêu thụ sản phẩm thể hiện kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu doanh thu.
Chế độ kế toán mới và theo Thông tư số 76 TC/TCDN ban hàng ngày 15/11/1996 về hướng
dẫn chế độ quản lý doanh thu quy định doanh thu của các doanh nghiệp Nhà nước bao gồm
doanh thu từ hoạt động kinh doanh và doanh thu từ hoạt động khác.
Ngày 25/10/2000 theo QĐ số 167/2000/QĐ – BTC đã sửa đổi bổ sung các thông tư trước đây
và Thông tư 89/2002/TT – BTC ngày 09/12/2002 của Bộ Tài Chính thì báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh thể hiện ở mẫu được trình bày cụ thể trong chương 6.
1.1. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh:
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng, dịch
vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có
Trang 10
chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay
chưa thu tiền).
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn bao gồm:
Các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định Nhà nước để sử dụng cho doanh nghiệp đối
với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ được Nhà Nước cho phép.
Giá trị các sản phẩm, hàng hoá đem biếu, tặng hoặc tiêu dùng trong nội bộ doanh
nghiệp như: dùng ciment thành phẩm để xây dựng, sửa chữa, ở xí nghiệp sản xuất
ciment.
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh có 3 chỉ tiêu:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền bán
sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán (không
phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền).
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: doanh thu thuần bán hàng và cung
cấp dịch vụ phản ánh khoản tiền thực tế doanh nghiệp thu được trong kinh doanh.
Công thức cụ thể như sau:
DT Thuần = DTBH và CCDV – các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ bao gồm:
Chiết khấu thương mại
Giảm giá hàng bán
Hàng bán bị trả lại
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp, thuế giá trị gia tăng theo phương
pháp trực tiếp
1.2. Thu nhập từ các hoạt động khác:
Trang 11
Các khoản thu nhập khác là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên ngoài
các khoản thu đã được quy định ở điểm trên như: thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi
thừa, công cụ dụng cũ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng.
2. PHÂN TÍCH CHUNG KẾT QUẢ KINH DOANH
Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh là nhằm đánh giá tổng quát tình hình bán hàng
của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Trước khi phân tích cần chú ý kiểm tra chỉnh lý số liệu
khi phân tích.
Chúng ta hãy xem những thông tin sau của công ty NQ:
Chỉ tiêu
Kế hoạch Thực hiện
SL ĐG TT SL ĐG TT
Mặt hàng A
Mặt hàng B
Mặt hàng C
100
150
200
10 $
20 $
30 $
1000 $
3000 $
6000 $
110
140
210
10 $
22 $
30 $
1100 $
3080 $
6300 $
Tổng cộng 10.000 $ 10.480 $
Tổng chi phí hoạt động kinh doanh 8.000 $ 7.900 $
Người ta có thể dùng chỉ tiêu hiện vật hoặc giá trị để đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm. Nếu
gọi M là doanh thu bán hàng, khi đó ta có:
M = ∑pq ; M
0
= ∑ p
0
q
0
; M
1
= ∑ p
1
q
1
Trong đó : P
0
, P
1
: giá bán kỳ gốc, kỳ phân tích
q
0
,q
1
: khối lượng hàng bán kỳ gốc, kỳ phân tích.
2.1. Sử dụng phương pháp so sánh khi phân tích
Trang 12
Dùng phương pháp so sánh ta xác định được mức chênh lệch trong doanh thu và % thực hiện doanh
thu (hoặc chỉ số thực hiện) và đánh giá sự biến động của nó:
∆ DT = ∆M = M
1
– M
0
= 10.480 – 10.000 = 480 $
và % thực hiện DT = I
m
=
1
0
M
M
=
10.480
×100%=104.80%
10.000
Phân tích có liên hệ với chi phí:
Để đánh giá một cách chính xác tình hình thực hiện doanh thu nói chung cần liên hệ với chi
phí. Chi phí mà chúng ta liên hệ là toàn bộ chi phí của doanh nghiệp được phân bổ cho hàng
bán ra. Ta có:
Và % thực hiện kế hoạch có liên hệ chi phí
=
1
0 /
10480
100 108.13%
9875
d c
M
M
× = =
Qua phân tích chúng ta thấy nếu liên hệ với chi phí thì kết quả kinh doanh không phải như đã
phân tích ở trên. Với chi phí thực tế đã bỏ ra 7.900$ thì đáng lẽ doanh thu chỉ đạt được là
9.875$ chứ không phải 10.480$, chỉ đạt 95% theo dự kiến đặt ra. Như vậy doanh thu thực tế
đạt được hiệu quả cao hơn so với kế hoạch.
2.2. Phân tích theo các bộ phận cấu thành:
Tổng doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các khoản thu từ hoạt động động bán hàng - cung
cấp dịch vụ, và các hoạt động khác trong đó thu từ hoạt động bán hàng là chủ yếu.
Khi phân tích cần lưu ý:
Xác định khối lượng, giá trị và tỷ trọng của từng loại và sự chênh lệch qua các kỳ.
Trang 13
1
d/c 1 0 1 0d/cTcp
0
Tcp
ΔM =M -M× M -M
Tcp
7900
10.480 10.000
8.000
10.480 9.875 605
=
= − ×
= − =
Đánh giá sự biến động các chỉ tiêu trên và tìm nguyên nhân của sự biến động đó.
Đưa ra các giải pháp để tăng doanh thu cho từng loại và doanh thu chung của
doanh nghiệp.
2.3. Xác định hai nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu:
Có hai nhân tố tác động trực tiếp đến doanh thu bán hàng là khối lượng hàng hoá tiêu thụ và
giá cả hàng hoá tiêu thụ. Tuy nhiên, các nhân tố này lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố
khách quan, chủ quan khác nhau như:
Các nhân tố về thị trường
Các nhân tố về cơ chế chính sách của Nhà nước Việt Nam cũng như các nước trên thế
giới.
Nhóm các nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.
Nhóm các nhân tố về trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, trình độ tổ chức
quản lý, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ giao tiếp ứng xử trong quan hệ với
khách hàng, với công chúng và có tác động trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Nghiên cứu những nhân tố khách quan lẫn chủ quan sẽ thấy được những tác động của
các yếu tố bên trong, bên ngoài của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tận dụng những
cơ hội thuận lợi, tìm những giải pháp hạn chế những rủi ro khó khăn, khai thác một
cách triệt để năng lực của doanh nghiệp nhằm chiếm lĩnh thị trường, đẩy mạnh bán ra
tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Ngoài ra chúng ta cần xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố; số lượng
hàng hoá tiêu thụ và cả giá cả hàng hoá tiêu thụ đến doanh thu bán hàng.
Đối tượng phân tích : ∆ M = 10480 – 10000 = 480 $, trong đó:
∆ M
A
= 1.100 – 1.000 = 100 $
Trang 14
∆ M
B
= 3.080 – 3.000 = 80 $
∆ M
C
= 6.300 – 6.000 = 300 $
480 $
M
10.480
I = =1.048
10.000
Nhân tố số lượng hàng hóa tiêu thụ:
∆ M
KL(A)
=
0 1 0 0
p q - p q
∑ ∑
=
( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )
10 110 20 140 30 210 10 100 20 150 30 200
× + × + × − × + × + ×
= 10.200 – 10.000 = 200 $
Chỉ số khối lượng hàng hóa:
10200
1.02
10000
0 1
q
0 0
p q
I =
p q
= =
∑
∑
Nhân tố giá cả:
∆
(gia') 1 1 0
1
M = p q - p q
∑ ∑
= 10480 – 10200 = 280 $
Chỉ số giá cả hàng hóa:
1 1
p
0 1
p q
10.480
I = = =1.027
p q 10.200
∑
∑
Tổng hợp các nhân tố:
∆ M = ∆ M
KL
+ ∆ M
Giá
= 200 + 280 = 480 $
Trang 15
0 1 1 1
M q p
0 0 0 1
p q p q
I =I ×I = ×
p q p q
∑ ∑
∑ ∑
= 1.02 x 1.027 = 1.048
3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH THEO MẶT HÀNG
3.1. Phân tích theo khối lượng mặt hàng:
Phân tích theo khối lượng mặt hàng được thực hiện theo nguyên tắc không lấy mặt hàng tiêu
thụ vượt chỉ tiêu bù cho mặt hàng tiêu thụ không đạt dự kiến. Phương pháp này thực hiện chủ
yếu đối với doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao hay các đơn đặt hàng tương đối ổn
định. Trong phân tích phải xác định % thực hiện kế hoạch tiêu thụ mặt hàng.
% THKH mặt hàng = x 100
Chúng ta hãy xem ví dụ sau đây, số liệu lấy từ báo cáo của công ty CK:
Bảng phân tích kết quả kinh doanh theo mặt hàng
Mặt hàng
Kế
hoạch
Thực
hiện
% Thực hiện
Hoàn thành KH theo mặt hàng
Trong KH Vượt KH
Không đạt
KH
A
B
C
4.000 $
5.000 $
6.000 $
4.500 $
5.500 $
5.500 $
112.50 %
110 %
91.67 %
4.000
5.000
5.500
500
500
500
Tổng
cộng
15.000 $ 15.500 $ 103.33 % 14.500 1.000 500
Ta có % hoàn thành kế hoạch =
14.500
100% 96.67%
15.000
× =
∆ M
mặt hàng
= 14.500 – 15.000 = - 500
Trang 16
Doanh thu kế hoạch
Doanh thu thực hiện theo mặt hàng
DT được coi là thực hiện theo kết cấu
Kết quả phân tích cho ta thấy xét về khối lượng doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch
tiêu thụ (103.33%) nhưng về từng mặt hàng lại không đạt kế hoạch đề ra.
3.2. Phân tích theo kết cấu mặt hàng:
Kết cấu mặt hàng nói lên tỷ trọng của các mặt hàng trong tổng số. Nếu như kết cấu mặt hàng
bằng kế hoặch đặt ra là tối ưu, thì sự thay đổi kết cấu mặt hàng trong tiêu thụ là không có lợi
cho doanh nghiệp vì vậy cần phân tích và xác định % hoàn thành kết cấu mặt hàng.
% thực hiện KH = x 100
Quay trở lại với ví dụ của công ty CK:
Bảng phân tích theo kết cấu mặt hàng
Mặt hàng
KH TT
Doanh thu
TT theo kết
cấu KH
Mức hoàn
thành KH
theo kết
cấu KH
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
A
B
C
4.000
5.000
6.000
26.67 %
33.33 %
40%
4.500
5.500
5.500
29.04 %
35.48 %
35.48 %
4.133,85 $
5.166,15 $
6.200 $
4.133,85 $
5.166,15 $
5.500 $
TỔNG
CỘNG
15.000 100 % 15.500 100 % 15.500 $ 14.800 $
Ta có % thực hiện KH theo kết cấu mặt hàng =
14.800
95.48%
15.500
=
Qua ví dụ chúng ta thấy do kết cấu thực tế thay đổi so với kế hoạch đã làm cho % thực hiện
kế hoạch theo kết cấu mặt hàng chỉ đạt 95.48%.
Trang 17
Doanh thu thực tế theo kết cấu KH
Doanh thu Thực Tế theo kết cấu kế hoạch (cột 5) được tính bằng cách lấy tổng số
doanh thu thực tế ở cột 3 (15.500$) nhân với tỷ trọng tiêu thụ kế hoạch mỗi mặt hàng
(cột 4). Ví dụ: mặt hàng B: 15.500$ x 33.33% = 5.166,15 $.
Mức hoàn thành Kế Hoạch theo kết cấu Kế Hoạch (cột 6): được tình bằng cách so
sánh số liệu giữa cột (5) và cột Doanh Thu Thực Tế (cột 3). Nếu số liệu ở cột (5) nhỏ
hơn cột (3), sẽ lấy số liệu cột (5) đưa sang cột 6. Ví dụ: mặt hàng A : cột (5) 4.133,85 $,
cột (3): 4.500$, số 4.133,85 $ sẽ được chuyển sang cột (6).
Nếu số liệu ở cột (5) lớn hơn cột (3), số ở cột (3) sẽ được đưa sang cột (6). Ví dụ: Mặt
hàng C : số liệu cột (5) : 6.200$, số liệu cột (3) : 5.500$, số liệu cột (3): 5.500$ sẽ được
đưa sang cột (6).
Trang 18
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT
TRONG KINH DOANH
Giới thiệu: để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có đủ lực lượng lao động, máy móc,
thiết bị và nguyên vật liệu, hàng hóa,dịch vụ… các yếu tố này phải được sử dụng cân đối, hài hòa
trong quá trình sản xuất kinh doanh thì mới đảm bảo đem lại kết quả sản xuất cao, chi phí sản xuất
thấp, vậy hiệu quả kinh doanh mới cao được.
1. PHÂN TÍCH YẾU TỐ LAO ĐỘNG
1.1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động
a) Phân tích tình hình biến động lao động: sử dụng phương pháp so sánh để phân tích
So sánh tuyệt đối:
∆LĐ=LĐ
1
– LĐ
0
LĐ
0
, LĐ
1
: lao động bình quân kỳ gốc và kỳ thực hiện.
Chỉ tiêu
KH TH
SL % SL %
1. CN sản xuất
- Trực tiếp
- Gián tiếp
2. CNV ngoài sản xuất
110
100
10
40
120
108
12
44
Trang 19
- Bán hàng
- Quản lý
3. Cán bộ lãnh đạo
- Chung của DN
- Các bộ phận
20
20
15
12
3
22
22
15
12
3
Tổng cộng 165 179
Trong ví dụ ta có :
∆LĐ = 179 – 165 = 14,
như vậy tổng lao động của doanh nghiệp tăng so với kế hoạch đặt ra là 14 người.
Xác định tỷ lệ phần trăm thực hiện:
% về sử dụng lao động =
1
0
179
100% 100% 108%
165
LĐ
x x
LĐ
= =
,
như vậy tổng số lao động tăng so với kế hoạch là 8%.
Liên hệ với kết quả sản xuất kinh doanh: để đánh giá tình hình biến động về lao động
chính xác, cần liên hệ với quy mô sản xuất kinh doanh đạt được. Trở lại ví dụ trên: giả sử
rằng kết quả sản xuất kế hoạch đề ra là 40.000$, trong khi thực tế kết quả sản xuất được
là 45.000$ và doanh thu bán hàng kế hoạch là 80.000$ cùng với thực hiện là 90.000$.
Phân tích tình hình biến động số lượng lao động có liên hệ với kết quả sản xuất kinh doanh
sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn việc sử dụng lao động như thế nào.
So sánh mức tuyệt đối có liên hệ với quy mô sản xuất:
∆LĐ
đ/c
=LĐ
1
– LĐ
0
x
0
1
Q
Q
Trang 20
Hoặc so sánh với doanh thu:
∆LĐ
đ/c
=LĐ
1
– LĐ
0
x
0
1
M
M
Theo ví dụ trên ta có:
∆LĐ = 120 – 110 x
40000
45000
= 120 – 124 = -4LĐ
∆LĐ
đ/c
= 179 - 165
80000
90000
= 179 – 186 = -7LĐ
Nếu tính về số lượng tuyệt đối số công nhân sản xuất thực tế cao hơn với kế hoạch là 10
người, nhưng nếu có liên hệ với kết quả sản xuất thì số lao động tiết kiệm được là 4 người
và việc sử dụng lao động chung ở doanh nghiệp tiết kiệm được 48 người. Chứng tỏ doanh
nghiệp sử dụng lao động sản xuất kinh doanh thực tế tốt hơn kế hoạch.
Tỷ lệ % về sử dụng lao động có liên hệ với kết quả sản xuất kinh doanh:
% về sử dụng lao động (liên hệ với kết quả sản xuất) =
1
1
0
0
100
LĐ
x
Q
LĐ x
Q
=
%97100
40000
45000
110
120
=
x
x
Như vậy theo kế hoạch để đạt được 45.000$ giá trị sản xuất cần phải có 124 công nhân viên
sản xuất nhưng thực tế chỉ có 120, tiết kiệm được 4 người và thực hiện thấp hơn mức kế
hoạch là 3%.
1.2. Phân tích năng suất lao động
a) Các chỉ tiêu về năng suất lao động :
Năng suất lao động là chỉ tiêu hiệu quả trong sản xuất. Việc sử dụng tốt lao động là điều kiện
để tăng năng suất lao động. Có nhiều cách tính khác nhau về năng suất lao động:
Số sản phẩm sản xuất
Trang 21
NSLĐ =
Số thời gian lao động
Chỉ tiêu này nói lên trong 1 đơn vị thời gian lao động tạo ra được bao nhiêu sản phẩm.
Số thời gian lao động
Số sản phẩm sản xuất
Chỉ tiêu này nói lên để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm cần bao nhiêu thời gian.
Về thời gian lao động có thể sử dụng nhiều đơn vị thời gian khác nhau như giờ, ngày, tháng,
quý, năm.
Ngoài cách tính năng suất lao động bằng hiện vật, người ta còn dùng chỉ tiêu giá trị và thường
xác định theo các đơn vị thời gian sau:
Giá trị sản xuất( Doanh thu) trong kỳ
Tổng số giờ làm việc trong kỳ
Giá trị sản xuất( Doanh thu) trong kỳ
Tổng số ngày làm việc trong kỳ
Mối liên hệ giữa năng suất lao động ngày với năng suất lao động giờ được biểu hiện
qua công thức:
Giá trị sản xuất( Doanh thu) trong năm
Số lao động bình quân trong năm
Mối liên hệ giữa năng suất lao động năm với năng suất lao động ngày được thể hiện
qua công thức:
Trang 22
NSLĐ =
NSLĐ giờ =
NSLĐ ngày =
NSLĐ ngày =
Số giờ làm việc
bình quân ngày
x NSLĐ giờ
NSLĐ năm =
NSLĐ năm = Số ngày làm việc x NSLĐ ngày
(bình quân năm/1LĐ)
NSLĐ năm = số ngày làm việc x số giờ làm việc x Năng suất LĐ giờ
(BQ năm /1 LĐ) (BQ ngày /1 LĐ)
b) Phân tích 2 nhân tố lao động và năng suất lao động:
Chúng ta thấy kết quả năng suất kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được phụ thuộc vào 2 nhân
tố: lao động và năng suất lao động.
Giá trị sản xuất kinh doanh và năng suất lao động phải tương ứng với nhau về thời gian. Nếu
giá trị sản xuất kinh doanh tính trong 1 năm, thì NSLĐ phải tính trong 1 năm. Cụ thể hơn như
sau:
G
WG x x N x LÐ Q
=
G
W x G x N x LÐ M
=
Trong đó:
LÐ
: số LĐ bình quân trong kỳ.
N: số ngày làm việc của 1 LĐ trong kỳ.
G: số giờ làm việc của 1 LĐ trong ngày
G
W
: NSLĐ của 1 LĐ trong 1 giờ.
Từ công thức trên ta có thể sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố trên ảnh hưởng đến giá trị sản xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu KH TH
1. Giá trị sản xuất
2. Số CN sản xuất bình quân
100.000.000 $
100 người
120.000.000 $
110 người
Trang 23
3. Số ngày làm việc bình quân
4. Số giờ làm việc bình quân (ngày)
của 1 công nhân
5. NSLĐ bình quân ngày của 1 CN
260
8g
480.77 $
270
7.5g
538.70$
ĐTPT:
∆ Q = Q
1
– Q
0
= 120.000.000 – 100.000.000 = 20.000.000 $
Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố:
Q
1
= LĐ
1
x N
1
x G
1
x
1
G
W
Q
0
= LĐ
0
x N
0
x G
0 x
0
G
W
Do số CN thay đổi:
(LĐ
1
– LĐ
0
) (N
0
x G
0
x
0
G
W
) = (110 – 100) ( 260* 8 * 480.77 ) = 100.000 $
Do số ngày làm việc bình quân năm thay đổi:
(N
1
– N
0
) ( LĐ
1
x G
0
x
0
G
W
) = (270 – 260) (110 x 8 x 480.77) = 4.230.000 $
Do giờ làm việc bình quân ngày thay đổi:
(G
1
– G
0
) (LĐ
1
x N
1
x
0
G
W
) = (7.5 – 8) (110 x 270 x 480.77) = - 7.139.000 $
Do NSLĐ giờ bình quân thay đổi:
(
1 0
G G
W -W
) ( LĐ
1
x N
1
x G
1
) = (538.70 – 480.77) (110 x 270 x 7.5)
= 12.935.000 $
Tổng hợp:
∆Q = ∆ LĐ + ∆ N + ∆ G + ∆ W = 20.000.000 $
Năng suất lao động bình quân năm 1 công nhân tăng nhanh hơn năng suất lao động bình quân ngày
cho thấy số ngày làm việc bình quân năm 1 công nhân cao hơn kế hoạch.
Trang 24
2/ PHÂN TÍCH YẾU TỐ VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH:
2.1 Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định
Tài sản cố định là bộ phần tài sản chủ yếu, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa
học kĩ thuật của doanh nghiệp.
a) Phân tích chung tài sản cố định:
Hệ số tăng(giảm) TSCĐ. Chỉ tiêu này đánh giá quy mô TSCĐ thay đổi trong kỳ.
Giá trị TSCĐ tăng(giảm) trong kỳ
Giá trị TSCĐBQ trong kỳ
Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ có thể tính bằng công thức sau:
Giá trị TSCĐBQ trong kỳ = Giá trị TSCĐ đầu kỳ + Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ x số tháng tăng/12 - Giá
trị TSCĐ giảm trong kỳ x số tháng giảm/12
b) Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định
Để đánh giá trình độ trang bị tài sản cố định, sử dụng chỉ tiêu sau:
Giá trị còn lại TSCĐ bình quân
Mức trang bị TSCĐ cho 1 lao động =
Số lao động trong ca lớn nhất
Giá trị hao mòn TSCĐ
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Trang 25
Hệ số tăng(giảm) TSCĐ =