Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tiểu luận lanh dao trong cong ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.38 KB, 5 trang )

Học viên: Bùi Trọng Điệp

Lớp: Cao học QTKD K6B

TIỂU LUẬN
Chọn một người lãnh đạo cấp trên của bạn để nói về phẩm chất
của một nhà lãnh đạo
Lãnh đạo là một nghệ thuật của cá nhân ảnh hưởng đến tính tự giác hoàn tất
công của những người khác nhằm đạt được mục tiêu chung. Chỉ một số ít cá nhân
có tài bẩm sinh để làm lãnh đạo, còn phần lớn đều trải qua một quá trình học hỏi,
rèn luyện và nỗ lực hết mình để tạo cho họ những kỹ năng và kiến thức vững chắc
cho vai trò lãnh đạo của các nhà lãnh đạo. Lãnh đạo cũng có xét trên quy mô lớn
như 1 quốc gia, 1 tổ chức hay chỉ là những nhóm rất nhỏ do các thành viên tự lập.
Người lãnh đạo là 1 trong các nhân tố đóng vai trò quyết định tới sự sống còn và
sự phát triển của tổ chức.Họ được ví như người lái thuyền cho 1 con thuyền giữa
biển. Do đó đòi hỏi ở người lãnh đọa rất nhiều tố chất, kỹ năng mà người khác
không có được. Để hiểu rõ hơn nữa về người lãnh đạo và phẩm chất của một
người lãnh đạo là gì. Chúng ta cùng theo tôi nghiên cứu tiểu luận: Chọn một
người lãnh đạo cấp trên của bạn để nói về phẩm chất của một nhà lãnh đạo.
I. Giới thiệu chung lãnh đạo cấp trên của tôi
Tôi xin được phép chọn giám đốc của tôi để nói về các phẩn chất của một
nhà lãnh đạo như sau:
Giám Đốc của tôi có thể được xếp vào Nhà một nhà quản lý độc tài
- Ông thưởng rất ít khi tin tưởng và rất thiếu niềm tin ở nhân viên của mình.
Và luôn cho rằng không ai có thể hơn bản thân mình trong công việc nào đó và
khó có thể làm tốt hơn họ. Và thường chỉ đạo gần như trực tiếp tất cả những công
việc. Khi giao phó cho nhân viên một việc nào đó thì lại thường đóng góp ý kiến
từng chút một vào công việc đó và thường xuyên kiểm tra đi kiểm tra lại để đảm
bảo rằng công việc đó hoàn tất theo đúng như ý muốn của mình.
- Giám Đốc rất ít khi quan tâm tới nguyện vọng của nhân viên và luôn cho
rằng nhân viên phải tự trong bị cho mình. Nhất là khi nhân viên đề xuất muốn


được đào tạo để nâng cao trình độ và được đào tạo thêm được nâng cao tay nghề ,
để áp dụng những kiến thức mới vào công việc giúp công việc nâng cao hiệu quả.
Giám đốc luôn cho rằng việc đào tạo như thế không hiệu quả và rất tốn kém nên
không cần thiết, quan trong là bản thân phải tự tìm hiểu và tự đào tạo lấy bản thân
mình. Rất ít khi tạo cho nhân viên có cơ hội để phát triển bản thân và tay nghề
nên nhân viên rất bất mãn. Và kết quả cũng trông thấy là rất nhiều nhân viên giỏi
đã ra đi.
II. Các phẩm chất cần có của lãnh đạo
1


Học viên: Bùi Trọng Điệp

Lớp: Cao học QTKD K6B

Lãnh đạo doanh nghiệp tức là lãnh đạo con người . Bản chất của công việc
này là sự tác động tổng hợp lên ý trí, nhận thức và tiềm thức của nhân viên. Nghệ
thuật lãnh đạo được tất cả các chủ doanh nghiệp của mọi thời đại coi trọng : Nghệ
thuật giao tiếp với con người là một mặt hàng giá trị mà ông sẵn sàng trả với giá
cao nhất
Một nhà lãnh đạo giỏi là người vững tin, có tầm nhìn xa trông rộng, cởi mở,
ham học hỏi, biết đúc kết kinh nghiệm kinh doanh của bản thân và của người
khác, hướng vào kết quả, dứt khoát, có óc phê phán, có sức lôi cuốn thuyết phục
và gây được lòng tin, nhiệt tình , bình tĩnh, biết lắng nghe người khác, biết nhận
lỗi khi sai lầm, thiện tâm và chu đáo, mềm dẻo, sẵn sàng giúp đỡ người khác phát
triển.
1. Nhà lãnh đạo phải “lãnh đạo” người lập và phát triển mục tiêu
- Giám đốc bên đơn vị tôi là một người có tầm nhìn chiến lược rất hạn chế
nên không phát huy hết được thế mạnh của đơn vị. Bên cạnh đó thì cũng đã bỏ lỡ
nhiều cơ hội tốt để đưa đơn vị lên một vị thế mới. Chỉ đưa ra các chiến lược ngắn

hạn, mang tính chộp giật, thiếu các chiến lược dài hơi, và chiến lược dài hơi
không rõ và rất mơ hồ. Kiến thước và kỹ năng quản lý không có do được đào tạo
theo một ngành khác.
- Trong khi đó thì với Nhà lãnh đạo, là người đứng đầu trong 1 tổ chức hơn
ai hết họ phải có tầm nhìn chiến lược nhận biết được điểm yếu , điểm mạnh của
công ty và các đối thủ cạnh tranh, nhận thấy được vị thế của họ và đồng thời họ
cũng phải có tầm nhìn xa về xu thế của thị trường, các nhu càu hiện tại và tương
lai của người tiêu dùng. Vì vậy chính bản thân lãnh đạo phải đưa ra các mục tiêu
cả ngắn hạn và dài hạn cho việc phát triển của công ty. Để làm được điều này thì
nhà lãnh đạo phải có kiến thức sâu và rộng trong lĩnh vực của mình và trong đời
sống xã hội. Ngoài những kiến thức chuyên môn họ phải luôn luôn học hỏi và tự
tin để nâng cao kiến thức, kỹ năng. Điều đó sẽ góp phần quan trọng giúp các nhà
lãnh đạo đạt tới đỉnh cao và men say của sự thành công. Phân bổ nguồn lực cho 1
chiến lược phát triển và đồng thời cùng các nhà quản lý giám sát việc thực hiện
công việc đó, đánh giá kết quả thực hiện và cần thay đổi lại mục tiêu chiến lược
nếu cần thiết.
2. Khả năng truyền thông
- Khả năng truyền thông của Giám Đốc đơn vị tôi rất tốt, khả năng diễn giải
một vấn đề theo tư duy của lãnh đạo rất logic và có cơ sở. Khả năng giao tiếp với
khách hàng và đối tác rất nhạy bến. Tuy nhiên tính hiệu quả của các hành động
này chưa cao.
- Trong khi đó Doanh nghiệp của chúng ta là doanh nghiệp hoạt động hiệu
quả, sản phẩm sản xuất ra với chi phí thấp đồng thời chất lượng đồng đều và đẹp

2


Học viên: Bùi Trọng Điệp

Lớp: Cao học QTKD K6B


nhưng làm thế nào để khách hàng có thể biết đến điều đó. Đó chính là nhờ vào
việc truyền thông quản bá cho doanh nghiệp.
- Người lãnh đạo là người đại diện cho tổ chức trong việc thiết lập mạng
lưới quan hệ với các đối tác, với công chúng, với nhà báo. Họ có thể nó là bộ mặt
của doanh nghiệp. Do vậy diện mạo và khả năng truyền thông tốt họ sẽ thiết lập
được 1 tiếng nói tốt cho tổ chức và tạo dựng được nhiều mối quan hệ trong làm ăn
nhưng nếu nhà lãnh đạo không có khả năng truyền thông, quảng bá cho doanh
nghiệp thì doanh nghiệp đó khó có thể phát triển tốt được.
3. Khả năng tạo cảm hứng
Nhà lãnh đạo khác với nhà quản lý ở chỗ nhà quản lý là người tổ chức hoạt
động, thiết lập hệ thống kiểm tra và kiểm soát đảm bảo công việc được hoàn
thành tốt, nhà lãnh đạo ngoài vị trí là nhà quản lý họ phải biết đọng viên nhân
viên, truyền cảm hứng, khuyến khích họ làm việc cống hiến 1 cách tự nguyện.
Việc truyền cảm hứng này không những giúp các nhân viên làm việc hiệu quả, có
trách nhiệm sẽ gắn bó lâu dài với công ty.
- Giám Đốc bên đơn vị tôi cũng có khả năng tạo cảm hứng tốt nhưng đưa ra
các trương trình mới, cá chiến dịch mới tạo động lực cho nhân viên. Nhưng trong
khi đó lại rất thiếu sự lắng nghe ý kiến của các nhân viên.
- Trong khi đó thì một nhà lãnh đạo để tạo được cảm hứng thì phải biết lắng
nghe, động viên khuyến khích: Dù trong một cuộc họp chung của toàn công ty
hay gặp riêng một ai đó, nhà lãnh đạo tài năng luôn thể hiện là một người biết
lắng nghe. Trước tiên là lắng nghe ý kiến từ nhân viên. Kế đó là lắng nghe khách
hàng. Hầu hết các nhà lãnh đạo đều nói quá nhiều và lắng nghe quá ít. Nhà lãnh
đạo truyền cảm hứng làm cho mọi người cảm thấy họ được lắng nghe, cho dù họ
có đồng tình với những gì mình nghe được hay không. Họ tạo cho người khác
cảm giác về sự chăm chú, chứ không phải tỏ ra lắng nghe còn thực tế thì đầu óc
đang để ở… trên mây. Động viên, giúp đỡ và chia sử với nhân viên, làm sao cho
họ cảm thấy mình là người có giá trị. Hơn nữa, việc lãnh đạo quan tâm tới đời
sống nhân viên không những tạo được lòng tin và sự tín nhiệm mà còn xây dựng

đội ngũ nhân viên nhiệt tình, hăng hái, khích lệ họ cống hiến và làm việc hết mình
cho công ty
- Lãnh đạo giỏi còn biết khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt công
việc. Dù bằng những phần thưởng có giá trị to hay nhỏ thì tất cả những việc làm
đó đều có ý nghĩa nhất định và mang lại sự hứng khởi của nhân viên
- Để cho nhân viên tự chủ trong công việc: Người nhân viên sẽ thỏa sức
sáng tạo khi mà họ được tự do trong công việc. Với những nhân viên có nhiều
kiến thức và kỹ năng trong ngành và có khả năng làm việc độc lập thì việc để cho
nhân viên được tự chủ trong công việc khuyến khích các nhà lãnh đạo sử dụng.
Tuy nhiên cái tự do cũng có chừng mực. Người lãnh đạo cũng cần phải luôn giám
sát, kiểm tra và đôn đóc việc thực hiện.
3


Học viên: Bùi Trọng Điệp

Lớp: Cao học QTKD K6B

- Huy động sức mạnh tập thể. Thay vì chỉ một mình mình suy nghĩ và đưa
ra mệnh lệnh cho mọi người thì người lãnh đạo giỏi phải biết huy động sức mạnh
tập thể, vận động tất cả mọi người trong tập thể của mình cùng suy nghĩ và đưa ra
sáng kiến của họ. Một lãnh đạo giỏi cũng cần có khả năng tập hợp và hiệu triệu
mọi người, hứng dẫn mọi người, mang đến công việc và trao quyền cho họ. Hãy
biến họ thành những người nhạy bén, mạnh mẽ, khiến họ phải suy nghĩ và đưa ra
các phương án khả thi trong công việc hơn là biến họ thành một cỗ máy không có
khả năng tự giải quyết công việc.
- Luôn luôn công bằng: Nhà lãnh đạo luôn biết đối xử khác nhau với từng
cá nhân nhưng đều trên cơ sở công bằng không thiên vị
- Lịch thiệp, đó là sự nâng cao lòng kính trọng đối với bản thân và người
khác. Những mệnh lệnh được đưa ra trong doanh nghiệp dưới dạng lịch thiệp

thường mang lại hiệu quả cao hơn là mệnh lệnh không tôn trọng người khác. Con
người, bao giờ cũng có xu hướng chống lại sự thô bạo một tính chất trái ngược
với lịch thiệp và niềm nở. Lãnh đạo doanh nghiệp phải tạo ra cho mình thói quen
chủ động giao tiếp thân ái, niềm nở và nhìn mọi người bằng con mắt thân thiện.
Lịch thiệp khác hẳng với sự xun xoe, nịnh bợ và tâng bốc.
4. Nhà lãnh đạo phải được sự tín cẩn của mọi người
Sự tin tưởng là hết sức cần thiết trong các mối quan hệ ngay cả trong công
việc lẫn trong đời sống. Để có được sự tin tưởng nhà lãnh đạo phải có những đức
tính sau:
Nhiệt tình: Luôn luôn giữ được lửa trong công việc
Khiêm tốn: Nhà lãnh đạo phải luôn biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến
đối lập và cũng không bao giờ tự phụ cho mình là giỏi nhất.
Bền chí: Tiến hành các hoạt động khác nhau hoặc lặp đi lặp lại để vượt qua
những trở ngại trong kinh doanh. Không từ bỏ sau lần thất bại lần đầu để giải
quyết vấn đề. Hy sinh cá nhân hoặc thực hiện các cố gắng phi thường để hoàn
thành công việc. Tiếp tục giữ vững lập trường của mình trước đối thủ hoặc những
dấu hiệu ít có thành công ở phút ban đầu. Họ vốn là những người rất kiên trì và
quyết đi đến cùng các mục tiêu đề ra.
Sôi nổi: Những người kiêu hãnh lạnh lung không thể là những người lãnh
đạo tốt. Khả năng lãnh đạo bao gồm cả trái tim lẫn ý trí. Yêu thích những gì mình
đang làm và quan tâm đến những người khách đều như nhau
Tự tin: Sự tự tin là đặc điểm đầu tien mà mọi người thấy ở bạn. Việc phát
huy sự tự tin luôn là bước khởi đầu để trở thành 1 nhà lãnh đạo giỏi. Hiểu chính
bản thân mình và tin tưởng chắc chắn vào chính mình và khả năng của chính
mình. Thể hiện sự tự tin trong khả năng của bạn để hoàn thành các nhiệm vụ khó
khăn hoặc đáp ứng những thử thách. Nhưng đừng quá tự tin quá mức vì đây là
bước đầu tiên dẫn tới sự kiêu ngạo.
5. Tính chính trực
4



Học viên: Bùi Trọng Điệp

Lớp: Cao học QTKD K6B

Đây là đức tính luôn được mọi người tin tưởng và là đặc điểm phân biệt
giữa nhà lãnh đạo giỏi và nhà lãnh đạo hướng thiện. Một nhà lãnh đạo mà không
dựa trên nền tảng của sự chính trực thì không thể tồn tại lâu dài được và rõ ràng sẽ
sụp đổ không sớm thì muộn
6. Tính quyết đoán và khả năng linh hoạt
Là người đứng đầu 1 tổ chức và chịu trách nhiệm về hoạt động của tổ chức
nên nhà lãnh đạo luôn cần cân nhắc 1 cách kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định
cuối cùng cho 1 vấn đề. Đôi khi trong những trường hợp cần phải quyết định
nhanh thì nhà lãnh đạo dựa trên nền tảng kiến thức của mình phải tự đưa ra quyết
định của bản thân. Đã có các nghiên cứu quan trọng về hành vi lãnh đạo kiểu
mẫu. Mô hình lãnh đạo đó giả thiết rằng các hoạt động nhất định có thể nâng cao
hiệu suất của nhà quản trị. Kỹ năng lãnh đạo của nhà quản trị bán hàng có thể
được nâng lên nhờ hiểu biết cá mô hình đó và ứng dụng chúng. Tuy nhiên có các
giới hạn trong khả năng áp dụng các nguyên tắc lãnh đạo của mỗi con người cụ
thể. Cũng có các tình huống mà họ có thể không làm việc được. Do đó tùy trong
các tình huống cụ thể mà nhà lãnh đạo phải linh hoạt cho việc ra quyết định
7.Khả năng phân công công việc và giải quyết xung đột
Công việc của nhân viên được phân công đảm bảo rằng ở lĩnh vực đó họ có
khả năng phát huy được tất cả những kỹ năng của họ, làm việc hiệu quả cao. Do
vậy là 1 nhà lãnh đạo cần phải nhận biết được sở trường sở đoản của nhân viên từ
đó phân công công việc 1 các hợp lý. Thêm vào đó nhân sự giữa các bộ phận cũng
phải được đảm bảo, không xảy ra tình trạng thừa thiếu cục bộ.
Trong hoạt động tập thể thì xung đột là kết quả hoàn toàn tự nhiên và không
thể tránh khỏi. Nó có thể là xung đột mang lại tác dụng tích cực nếu mục tiêu của
nhóm được thực hiện và cải thiện hoạt động của nhóm. Nó có thể là tiêu cực nếu

nó cản trở tới mục tiêu và quá trình hoàn thành mục tiêu.
Và điều này phụ thuộc và khả năng xử lý giải quyết xung đột của người
lãnh đạo.

5



×