Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Phương pháp giải một số bài tập Hóa học trong chương Polime và vật liệu polime cho học sinh trường THPT Mường Tè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.18 KB, 24 trang )

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: "Phương pháp giải một số bài tập Hóa học trong chương
Polime và vật liệu polime cho học sinh trường THPT Mường Tè".
2. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Hà.
Năm sinh: 1988.
Nơi thường trú: Khu phố 10 thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Trình độ chuyên môn: Đại học.
Chức vụ công tác: Tổ phó chuyên môn.
Nơi làm việc: Trường THPT Mường Tè.
Điện thoại: 0978 668 373.
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%.
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy môn Hóa học.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 11tháng 10 năm 2014 đến ngày
10 tháng 04 năm 2015.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Mường Tè.
Địa chỉ: Khu phố 7, thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Điện thoại: 02313881199.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến
Hóa học được đưa vào nghiên cứu và giảng dạy trong nhà trường phổ
thông nhằm cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và
thiết thực đầu tiên về hóa học, đồng thời rèn luyện cho học sinh óc tư duy, tính
sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Việc nghiên cứu phần hóa học hữu
cơ nói chung và chương Polime và vật liệu polime trong chương trình Hóa học
12 nói riêng là góp phần hoàn thiện chương trình hóa học phổ thông. Các em
học chương Polime và vật liệu polime không những để làm bài tập tính toán,

1




nhận biết, viết phương trình hóa học của các phản ứng ... mà học hóa học còn để
biết được những ứng dụng phong phú và thiết thực của hóa học vào cuộc sống.
Trong quá trình giảng dạy môn Hóa ở trường Trung học phổ thông (THPT),
đặc biệt là quá trình ôn luyện cho học sinh ở kì thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng
các năm vừa qua, tôi nhận thấy chuyên đề về Polime và vật liệu polime là một
chuyên đề hay có mặt trong cấu trúc của các đề thi Đại học, cao đẳng và đặc biệt
có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên, thực tế nội dung kiến thức chương
Polime và vật liệu polime trong chương trình sách giáo khoa Hóa học 12 còn
chưa nhiều cùng với đó dạng bài tập toán thường gặp thì ít, nhưng vật liệu
polime lại gặp nhiều trong đời sống hàng ngày, vì vậy khi gặp các dạng toán về
Polime học sinh thường lúng túng trong việc tìm ra phương pháp giải bài tập nên
học sinh chủ quan, dễ bỏ qua phần kiến thức trong chương này. Để giúp học sinh
ôn tập, luyện tập cũng như vận dụng các kiến thức vào việc giải các dạng bài tập
trong chương Polime một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất thì việc xác định
phương pháp giải toán chương polime là một việc làm hết sức cần thiết nhưng
không làm cho bài toán khô cứng, hàn lâm mà sinh động, tươi mới với những
kiến thức về Polime và vật liệu polime mang đầy hơi thở cuộc sống.
Với suy nghĩ như vậy, tôi quyết định nghiên cứu đề tài "Phương pháp giải
một số bài tập Hóa học trong chương Polime và vật liệu polime cho học sinh
trường THPT Mường Tè" nhằm đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh
vừa nắm được phương pháp giải một số bài toán về polime một cách nhanh, dễ
hiểu, dễ vận dụng, tránh được những sai lầm thường gặp và vừa nắm được đặc
điểm, ứng dụng, tính chất của vật liệu polime để nâng cao kết quả học tập trong
các kì thi.
1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Đối với học sinh: Nhằm giúp học sinh nâng cao khả năng hệ thống hóa
kiến thức về phương pháp giải một số bài tập toán trong chương Polime tránh
được việc học máy móc hay bỏ qua kiến thức phần này. Đồng thời giúp học sinh

chủ động tiếp thu kiến thức hóa học sâu hơn, chắc chắn hơn trong học tập cũng
như trong thực tiễn để kích thích tư duy của học sinh.
2


Về phía giáo viên: Giáo viên có phương pháp giảng dạy phù hợp góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Phạm vi triển khai thực hiện
Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên tôi chỉ nghiên cứu đề tài này trên cơ
sở dạy học chương Polime và vật liệu polime trong chương trình Hóa học 12 ở
trường THPT Mường Tè.
3. Mô tả sáng kiến
3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
3.1.1. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới
Trong quá trình giảng dạy môn Hóa ở trường Trung học phổ thông (THPT),
đặc biệt là quá trình ôn luyện cho học sinh ở kì thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng
các năm vừa qua, tôi nhận thấy việc giải bài tập phần polime theo phương pháp
truyền thống mất nhiều thời gian về việc viết phương trình phản ứng, lập và giải
phương trình theo từng phương trình phản ứng mà không chú ý đến cả quá trình
phản ứng trong chuỗi phản ứng điều chế polime, ứng dụng các chuỗi phản ứng
cũng như công dụng của polime. Học sinh thường có thói quen viết và tính theo
phương trình phản ứng nên ít nhanh nhạy với bài toán dạng trắc nghiệm. Đặc
biệt là sau khi học sinh học xong chương Polime và vật liệu polime nhưng vẫn
chưa hiểu được sâu và rõ ràng về đặc điểm, lịch sử, tính chất, ứng dụng của các
vật liệu hàng ngày hay sử dụng có liên quan đến polime.
3.1.2. Thuận lợi
Chương Polime và vật liệu polime nằm ở phần cuối của chương trình hóa
học hữu cơ trong sách giáo khoa Hóa học 12. Các phương trình điều chế ra
polime và vật liệu polime học sinh đã được học ở lớp 11 và các chương trước
của lớp 12. Các khái niệm cơ bản và khó trong chương này đều đã được học và

nghiên cứu nên việc giải bài tập chương này sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó việc
giải toán về polime theo phương pháp truyền thống rèn luyện cho học sinh kĩ
năng viết phương trình của phản ứng hóa học.
3.1.3. Khó khăn

3


Polime và vật liệu polime là một chương hay, gần gũi trong đời sống hàng
ngày nhưng nhiều học sinh lớp 12 ở trường THPT không chú ý đến phần giải bài
tập toán về polime do nguồn tài liệu tham khảo ít, đồng thời số lượng câu hỏi
trong cấu trúc đề thi Đại học, Cao đẳng ít thậm chí một số đề thi còn không đề
cập tới. Vì vậy học sinh chủ quan và dễ bỏ qua kiến thức phần này. Việc giải
toán về polime theo phương pháp truyền thống rèn luyện cho học sinh kĩ năng
viết và tính toán theo phương trình của phản ứng hóa học nhưng việc này gây
tốn thời gian trong việc giải các bài tập trắc nghiệm.
3.1.4. Nguyên nhân của thực trạng
Thực trạng trên là do một số nguyên nhân cơ bản sau:
Nguyên nhân khách quan: dung lượng kiến thức chính trong các tiết học
còn tương đối dài nên việc dành thời gian cho phần giới thiệu thêm về tính chất,
lịch sử, ứng dụng trong thực tiễn của vật liệu polime là khó.
Nguyên nhân chủ quan: Do tâm lí của giáo viên còn mải chú ý vào kiến thức
trọng tâm của bài học nên giáo viên chưa chú trọng giáo dục học sinh rút ra phương
pháp giải cho từng dạng bài cụ thể. Còn về phía học sinh: do các em còn thấy hóa
học là một môn học khó, không có hứng thú học tập nên cảm thấy chán nản.
Sở dĩ dẫn tới thực tế trên là do không phải mọi giáo viên đều có phương
pháp giải toán phù hợp phần polime và vật liệu polime. Tuy nhiên: phương pháp
giải toán và giới thiệu kiến thức lí thuyết mới phần polime và vật liệu polime thế
nào hiệu quả và tạo hứng thú học tập cho học sinh, đòi hỏi giáo viên hóa học phải
có kiến thức hóa học vững vàng và không ngừng đổi mới phương pháp dạy học.

3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
3.2.1. Tính mới của đề tài
Phương pháp giải một số bài tập Hóa học trong chương Polime và vật liệu
polime giúp học sinh ôn tập, luyện tập và vận dụng kiến thức vào việc giải các bài
tập trong chương Polime một cách nhanh chóng thuận lợi, đặc biệt là việc xây
dựng bài toán polime giúp người đọc chủ động lĩnh hội kiến thức mới liên quan
đến thực tiễn một cách tự nhiên mà không làm cho bài toán khô cứng, hàn lâm.
3.2.2. Biện pháp thực hiện
4


Mỗi giáo viên để chuẩn bị cho một tiết dạy được đảm bảo thì trong khâu
soạn bài ngoài việc nghiên cứu kĩ sách giáo khoa và sách chuẩn kiến thức kĩ
năng giáo viên cần chuẩn bị các kiến thức khác liên quan tới bài giảng sao cho
phù hợp với nội dung bài dạy. Cần xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập rõ ràng,
chuẩn xác, có hệ thống câu hỏi gợi mở sao cho tất cả các đối tượng học sinh đều
tham gia vào quá trình học giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, rèn luyện
kĩ năng một cách có hiệu quả.
Biện pháp lồng ghép kiến thức trong các bài giảng và là biện pháp cơ bản,
quan trọng để giáo dục cho học sinh Phương pháp giải một số bài tập Hóa học
trong chương Polime và vật liệu polime. Cụ thể là theo trình tự sau:
+ Nghiên cứu tổng quan về polime và vật liệu polime trong khuôn khổ
chương trình sau đó đưa ra một số thông tin, kiến thức mới mà sách giáo khoa
không đề cập tới về phần vật liệu polime ngay trong đề bài.
+ Phân loại một số dạng bài tập thường gặp.
+ Đề xuất phương pháp chung và hướng dẫn giải chi tiết một số dạng bài tập.
+ Ứng dụng vào dạy học thực tiễn ở nhà trường.
3.2.2.1. Các bước giải bài tập
Bước 1: Xác định giả thiết đề bài, xác định kiến thức mới có thể tiếp nhận
được thông qua đề bài. Viết phương trình hóa học của phản ứng tạo thành

polime hoặc sơ đồ của quá trình tạo thành polime.
Bước 2: Biểu diễn các đại lượng theo phản ứng hoặc sơ đồ phản ứng.
Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của bài toán. Trong nhiều trường hợp, có thể
áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng để giải nhanh bài toán.
3.2.2.2. Một số dạng bài tập thường gặp và phương pháp giải
* Dạng 1: Tìm hệ số trùng hợp, số lượng mắt xích, tỉ lệ mắt xích
(matxich) của polime.
Phương trình điều chế polime dạng tổng quát: n A → (-A-)n
- Hệ số trùng hợp ( độ polime hóa): n =

M po lim e
M matxich

- Số lượng mắt xích trong một lượng hỗn hợp polime
5


Số lượng mắt xích

= n.6, 02.1023 =

m
M matxich

.6, 02.10 23

- Tỷ lệ các loại mắt xích khác nhau trong polime đồng trùng hợp hoặc
đồng trùng ngưng.
Có hai cách:
Cách 1: Dựa vào thành phần % về khối lượng của nguyên tố trong mắt xích.

Polime A → Polime B. Biết % khối lượng một nguyên tố trong B hãy xác
định mắt xích trong A.
- Bước 1: Viết công thức polime ban đầu A.
- Bước 2: Gọi ẩn là số lượng mắt xích hoặc tỉ lệ mắt xích đã phản ứng trong A.
- Bước 3: Viết công thức của polime B tạo thành.
- Bước 4: Lập công thức tính thành phần % về khối lượng của nguyên tố
trong B. Từ đó suy ra ẩn cần tìm.
Cách 2: Dựa vào tỉ lệ phản ứng hóa học mà polime tạo thành.
Ví dụ 1: PVC - poli(vinylclorua) là một loại vật liệu được sử dụng rộng rãi
để làm lớp phủ cho sàn nhà, cửa sổ, cửa ra vào, dây cáp điện, đường ống và làm
bao bì. Tính số mắt xích trung bình của PVC biết phân tử khối trung bình của
PVC là 1250000 là:
A. 20000

B. 10000

C. 15000

D. 30000

Hướng dẫn:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thông tin mới mà đề bài đã cung cấp
thêm: PVC - poli(vinylclorua) là một loại vật liệu được sử dụng rộng rãi để làm
lớp phủ cho sàn nhà, cửa sổ, cửa ra vào, dây cáp điện, đường ống và làm bao bì.
Hướng dẫn giải:
Công thức của PVC là: (-CH2-CHCl-)n . Số mắt xích trung bình của PVC là:
n=

1250000
= 20000

62,5

Đáp án A.
Ví dụ 2: Tính số mắt xích trung bình của xenlulozơ có trong sợi đay biết
phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1620 000 là:

6


A. 20000

B. 10000

C. 15000

D. 30000

Hướng dẫn:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thông tin mới mà đề bài đã cung cấp
thêm: xenlulozơ có trong sợi đay.
Hướng dẫn giải:
Công thức của xenlulozơ là: (C6H10O5)n.
Số mắt xích trung bình của PVC là: n =

1620000
= 10000
162

Đáp án B.
Ví dụ 3: Phân tử khối trung bình của poli(hexametylen-ađipamit) để chế

tạo tơ nilon -6,6 là 30000, của cao su tự nhiên là 105000. Số mắt xích (trị số n)
trung bình của mỗi loại polime trên là:
A. 133 và 1544

B. 136 và 1544

C. 265 và 1120 D. 236 và 430

Hướng dẫn giải:
Công thức của poli(hexametylen-ađipamit) là:
(-NH-[CH2]6 NH-CO[CH2]4CO-)n
Số mắt xích trung bình của tơ nilon -6,6 là: n =

30000
= 133
226

Công thức của cao su tự nhiên là: (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n
Số mắt xích trung bình của cao su tự nhiên là: n =

105000
= 1154
68

Đáp án A.
Ví dụ 4: Một đoạn tơ enang (tức nilon -7) có khố lượng là 4216,4 mg. Số
mắt xích của đoạn tơ đó là:
A. 200.1020

B. 199.1020


C. 1022

D. Kết quả khác

Hướng dẫn giải:
Công thức của một đoạn tơ enang (tức nilon -7) là: (-NH[CH2]6CO-)n
Số mắt xích của đoạn tơ đó là:
=

4216, 4.10−3
.6, 02.1023 = 1,99864.1022 mắt xích
127

Đáp án A

7


Ví dụ 5: Poli(metymetacrylat) là loại chất nhựa dẻo, rất bền, cứng, trong
suốt hay còn gọi là thủy tinh hữu cơ hay plexiglas. Plexiglas không bị vỡ vụn
khi va chạm và bền với nhiệt, nó cũng bền với nước, xăng, bazơ, ancol nhưng bị
hòa tan trong benzen và đồng dẳng, este, xeton. Phân tử khối của plexiglas có
thể lên tới 5.106. Số mắt xích của plexiglas đó là:
A. 25000

B. 75000

C. 50000


D. 100000

Hướng dẫn:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thông tin mới mà đề bài đã cung cấp:
Poli(metymetacrylat) là loại chất nhựa dẻo, rất bền, cứng, trong suốt hay còn
gọi là thủy tinh hữu cơ hay plexiglas. Plexiglas không bị vỡ vụn khi va chạm và
bền với nhiệt, nó cũng bền với nước, xăng, bazơ, ancol nhưng bị hòa tan trong
benzen và đồng dẳng, este, xeton.
Công thức của Poli(metymetacrylat) là:

Số mắt xích của đoạn tơ đó là:

n=

5.106
. = 50000 mắt xích
100

Đáp án C.
Ví dụ 6: Trùng hợp hoàn toàn 6,25 gam vinyl clorua được m gam PVC. Số
mắt xích -CH2-CHCl- có trong m gam PVC nói trên là:
A. 6,02.1023

B. 6,02.1020

C. 6,02.1021

D. 6,02.1022

Hướng dẫn giải:

Trùng hợp hoàn toàn 6,25 gam vinyl clorua được 6,25 gam PVC
Số mắt xích -CH2-CHCl- có trong m gam PVC nói trên là:
=

6, 25
.6, 02.1023 = 6, 02.1022
62,5

Đáp án D.

8


Ví dụ 7: CPVC - Chlorinated polyVinyl Chloride là một loại polime được
phát triển từ năm 1958 trên cơ sở phản ứng clo hóa PVC, nâng hàm lượng clo từ
56,7% (PVC) lên cao hơn nhằm cải thiện khả năng chịu nhiệt, kháng cháy và độ
bền cơ học của CPVC đối với môi trường. Đặc biệt là những tác nhân ăn mòn
như các dung dịch axit mạnh, kiềm mạnh, muối và chất oxi hóa. Clo hóa PVC
được một loại tơ Clorin chứa 66,18% clo. Hỏi trung bình một phân tử clo tác
dụng với bao nhiêu mắt xích PVC?
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hướng dẫn:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thông tin mới mà đề bài đã cung cấp

thêm: CPVC - Chlorinated polyVinyl Chloride là một loại polime được phát
triển từ năm 1958 trên cơ sở phản ứng clo hóa PVC, nâng hàm lượng clo từ
56,7% (PVC) lên cao hơn nhằm cải thiện khả năng chịu nhiệt, kháng cháy và độ
bền cơ học của CPVC đối với môi trường. Đặc biệt là những tác nhân ăn mòn
như các dung dịch axit mạnh, kiềm mạnh, muối và chất oxi hóa.
Phản ứng clo hóa PVC thực chất là phản ứng thế clo vào PVC. Gọi số mắt
xích của PVC đã kết hợp với clo là x. Ta có :
CnH2nCln

+

Cl2 → CnH2n-1Cln+1

+

HCl

(Tơ Clorin)
Tơ Clorin chứa 66,18% clo nên ta có:
.100% = 68,18 → n = 2.
Trung bình một nguyên tử Clo tác dụng với 2 mắt xích PVC.
Đáp án B.
Ví dụ 8: Lưu hóa là quá trình phản ứng hóa học mà qua đó cao su chuyển
từ trạng thái mạch thảng sang trạng thái không gian ba chiều. Sự lưu hóa làm
cho cao su bền hơn, dai hơn nên cải thiện được tính chất của cao su sản phẩm.
Cao su lưu hóa chứa 2% lưu huỳnh, khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một
cầu nối đisunfua -S-S- ? Giải thiết rằng S đã thay thế cho H ở metylen trong
mạch cao su.
A. 92


B. 46

C. 23
9

D. 58


Hướng dẫn:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thông tin mới mà đề bài đã cung cấp
thêm: Lưu hóa là quá trình phản ứng hóa học mà qua đó cao su chuyển từ trạng
thái mạch thảng sang trạng thái không gian ba chiều. Sự lưu hóa làm cho cao
su bền hơn, dai hơn nên cải thiện được tính chất của cao su sản phẩm.
Hướng dẫn giải:
Công thức của cao su isopren là: (C5H8)n . Khi phản ứng với S thì 2S vào
nối đôi thay thế chỗ 2H nên:
(C5H8)n + 2S → C5nH8n-2S2
Theo đề bài
%S =

32.2
.100 = 2 ⇒ n = 46
[12.5n + (8n − 2) + 32.2

Đáp án: B
Ví dụ 9: Cao su buna-S (SBR) là loại cao su tổng hợp được sử dụng nhiều
nhất chiếm hơn 45% tổng lượng cao su tiêu thụ trên toàn cầu. Nhìn chung cao su
buna S tương tự cau su thiên nhên nhưng một số tính chất vật lí và cơ học của nó
kém hơn như độ bền kém, độ co giãn dài, độ tưng nảy và sự trễ đàn hồi. Để cải
thiện tính chất cơ lí, nhiều loại cao su buna s được sản xuất dựa trên sự thay đổi

tỉ lệ của buta-1,3-đien và stiren. Khi cho một loại cao su buna -S tác dụng với
Brom (tan trong dung dịch CCl4) người ta nhận thấy cứ 1,05 gam cao su buna S
phản ứng vừa hết với 0,8 gam Br 2 trong CCl4. Tỷ lệ mắt xích của buta-1,3-đien
và stiren trong loại cao su đã cho là:
A. 1:3

B. 1:2

C. 2:3

D. 2:1

Hướng dẫn giải:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thông tin mới mà đề bài đã cung cấp
thêm: Cao su buna-S (SBR) là loại cao su tổng hợp được sử dụng nhiều nhất
chiếm hơn 45% tổng lượng cao su tiêu thụ trên toàn cầu. Nhìn chung cao su
buna S tương tự cau su thiên nhên nhưng một số tính chất vật lí và cơ học của
nó kém hơn như độ bền kém, độ co giãn dài, độ tưng nảy và sự trễ đàn hồi. Để

10


cải thiện tính chất cơ lí, nhiều loại cao su buna s được sản xuất dựa trên sự thay
đổi tỉ lệ của buta-1,3-đien và stiren.
Công thức một mắt xích buta-1,3-đien: -(CH2-CH=CH-CH2)Công thức một mắt xích stiren: -(CH2-CH(C6H5))Giả sử cứ n mắt xích buta-1,3-đien: -(CH2-CH=CH-CH2)- thì có m mắt
xích stiren: -(CH2-CH(C6H5))Như vậy: (54n + 104 m) gam cao su buna -S tác dụng với 160n gam Brom
Theo đầu bài 1,05 gam cao su buna -S tác dụng với 0,80 gam Brom
Ta có: (54n + 104 m) / 1,05 = 160n / 0,80





104 m = 156 n

n 104 2
=
=
m 156 3

Vậy tỉ lệ mắt xích buta-1,3-đien và stiren là 2: 3
Đáp án: C
Ví dụ 10: Khi đốt cháy hoàn hoàn toàn một lượng polime đồng trùng hợp
buta-1,3-đien và acrilonitrin với lượng oxi vừa đủ thấy tạo thành một hỗn hợp
khí ở nhiệt độ và áp suất xác định chứa 57,69% CO 2 về thể tích. Tỉ lệ số mắt
xích buta-1,3-đien và acrilonitrin trong polime trên là:
A. 1:3

B. 1:2

C. 2:1

D. 3:1

Hướng dẫn giải:
Ta có phương trình phản ứng sau:
C4nH6n + C3mH3mNm → C4n+3mH6n+3mNm
Giả sử có 1 mol C6n+3mH8n+3mNm tham gia phản ứng đốt cháy:
C4n+3mH6n+3mNm + O2 → (4n+3m)CO2 + (3n+1,5m) H2O + 0,5m N2
1(mol)


(4n+3m)

(3n+1,5m)

0,5m (mol)

Vì tỉ lệ thể tích bằng tỉ lệ về số mol nên theo bài ra ta có tỉ lệ:

( 4n + 3m )
.100 = 57, 69 ⇒
( 4n + 3m ) + ( 3n + 1, 5m ) + 0, 5m

n 11,55 3
=
=
m 3,83 1

Đáp số D.
* Dạng 2: Phương pháp xác định hiệu suất và các bài toán liên quan đến
tính hiệu suất phản ứng polime hóa
- Hiệu suất phản ứng

= m(monome phản ứng)/mmonome ban đầu .100%
11


= n(monome phản ứng)/nmonome ban đầu .100%
mSản phẩm thực tế = mSản phẩm lí thuyết . Hphản ứng
Ví dụ 1: Thực hiện phản ứng trùng hợp 25 gam vinyl clorua thu được hỗn
hợp X. Lượng hỗn hợp này có khả năng làm mất màu 80 ml dung dịch Brom

1,0M. Hiệu suất của phản ứng trùng hợp là:
A. 80%

B. 65%

C. 50%

D. 40%

Hướng dẫn giải:
Số mol của Br là: nBr2 = 1,0 . 0,08 = 0,08 (mol)
25

Số mol của vinyl clorua là: n = 62,5 = 0, 4
Hiệu suất của phản ứng trùng hợp là: H =

0, 4 − 0, 08
100% = 80% :
0, 4

Đáp án: A
Ví dụ 2: Thủy phân 86,0 gam poli(vinyl axetat) để điều chế poli(vinyl ancol)
thu được 48,2 gam polime. % khối lượng của polime chưa bị thủy phân là:
A. 20%

B. 8%

C. 2,5%

D. 10%


Hướng dẫn giải:
Số mol của poli(vinyl axetat) là: n =

86
= 1(mol )
86

x(mol)

x (mol)

Gọi số mol poli(vinyl axetat) thm gia phản ứng thủy phân là x (mol). Theo
bài ra ta có: (1 − x).86 + 44.x = 48, 2 ⇒ x = 0,9( mol )
% khối lượng của polime chưa bị thủy phân là: H =

1 − 0,9
100% = 10%
1

Đáp án: D
Ví dụ 3: Tiến hành tổng hợp PVC bằng cách đun nóng 37,5 gam vinyl
clorua với một lượng nhỏ (0,3-0,7%) chất xúc tác benzoyl peoxit. Cho toàn bộ
hỗn hợp sau phản ứng (đã loại hết xúc tác) vào 2,0 lit dung dịch Br 2 0,1M; sau
12


đó cho thêm KI dư thấy tạo thành 20,32 gam I 2. Hiệu suất phản ứng tổng hợp
PVC là:
A. 66,7%


B. 80,0%

C. 86,7%

D. 93,3%

Hướng dẫn giải:
Số mol của I2 là: nI =
2

20,32
= 0, 08(mol )
254

Số mol của Br2 là: nBr = 2.0,1 = 0, 2(mol )
2

37,5

Số mol của vinyl clorua là: nC H Cl = 62,5 = 0, 6(mol )
2

PT: 2KI

+

Br2

3




2KBr

+

0,08

I2
0,08 (mol)

Số mol của vinyl clorua chưa phản ứng trùng hợp = Số mol của Br 2 tham
gia phản ứng với vinyl clorua là:
nBr2 = 0,2 - 0,08 = 0,12 (mol)
Hiệu suất của phản ứng trùng hợp là: H =

0, 6 − 0,12
.100% = 80%
0, 6

Đáp án: B
Ví dụ 4: Tơ nitron (olon) được sản xuất từ propan qua các giai đoạn sau:
CH3-CH2-CH3 → CH2=CH-CH3 → CH2=CH-CN → Tơ nitron
Từ 10000 m3 khí thiên nhiên (đktc), có chứa 11% propan về thể tích, tổng
hợp được 1,60 tấn tơ nitron. Nếu coi hiệu suất của mỗi giai đoạn phản ứng là
như nhau thì hiệu suất của mỗi giai đoạn là:
A. 61,5%

B. 85,0%


C. 67,6%

D. 87,8%

Hướng dẫn giải:
10000 m3 khí thiên nhiên (đktc), thể tích propan là:
VC3 H8

10.103
=
11 = 1100(m3 )
100

Vì tỉ lệ thể tích bằng tỉ lệ về số mol nên thể tích nitron là:
nC3 H8 = nnitron =

Khối lượng tơ nitron là: mnitron =

1100.103
(mol )
22, 4

1100.103
58300.103
.53 =
( g ) = 2, 6026(tan)
22, 4
22, 4
13



Hiệu suất của mỗi giai đoạn phản ứng là như nhau thì hiệu suất của mỗi
giai đoạn là:
H=

1, 60
.100% = 61,5%
2, 6026

Đáp án A
* Dạng 3: Xác định khối lượng polime hoặc chất tham gia quá trình tạo
polime.
- Lập sơ đồ điều chế polime từ chất đã cho.
- Nắm vững khái niệm hiệu suất và giải toán liên quan tới hiệu suất.
- Trong nhiều trường hợp kết quả tính toán không phụ thuộc vào đơn vị đo
lường, do đó để giải nhanh ta có thể bỏ qua việc đổi đơn vị đo.
- Kết quả tính toán không phụ thuộc vào chỉ số n, để đơn giản khi tính toán
ta bỏ qua giá trị này.
Ví dụ 1: Polietilen là một nhựa nhiệt dẻo được dùng bọc dây điện, bọc
hàng, làm màng mỏng che mưa, chai lọ, chế tạo thiết bị trong ngành sản xuất
hóa học. Từ 4 tấn etilen, có thể điều chế bao nhiêu tấn PE? Nếu hiệu suất phản
ứng là 90.
A. 2,55

B. 2,8

C. 2,52

D. 3,6


Hướng dẫn:
Giáo viên hướng dẫn học sinh thu thập kiến thức đề bài đã cung cấp thêm:
Polietilen là một nhựa nhiệt dẻo được dùng bọc dây điện, bọc hàng, làm màng
mỏng che mưa, chai lọ, chế tạo thiết bị trong ngành sản xuất hóa học.
Hướng dẫn giải:
Khối lượng PE thực tế thu được là: m = 4. 0,9 = 3,6 (tấn)
Đáp án: D
Ví dụ 2: Trùng hợp 11,2 lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì
khối lượng polime thu được là:
A. 8,6 gam.

B. 14,6 gam.

C. 10,2 gam.

Hướng dẫn giải:
mC2 H 4 =

11, 2
.28 = 14 gam
22, 4
14

D. 12,6 gam.


Hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polime thu được là:
m po lim e = 14.0,9 = 12, 6( gam)


Đáp án: D
Ví dụ 3: Polivinyl clorua (PVC) là chất dẻo ít bị ăn mòn, có khả năng co
giãn , độ bền lớn, không thấm nước nước có lịch sử phát triển hơn 100 năm qua
được tổng hợp bởi Henri Regnault. PVC được điều chế từ khí thiên nhiên
(metan chiếm 95%) theo sơ đồ chuyển hóa sau: CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC.
Hiệu suất tương ứng với mỗi giai đoạn lần lượt là: 15%, 95%, 90%. Muốn tổng
hợp 1 tấn PVC thì cần bao nhiêu m3 khí thiên nhiên (đktc)?
A. 5589 m3

B. 5883 m3

C. 2914m3

D. 5877m3

Hướng dẫn:
Giáo viên hướng dẫn học sinh thu thập kiến thức đề bài đã cung cấp thêm:
Polivinyl clorua (PVC) là chất dẻo ít bị ăn mòn, có khả năng co giãn , độ bền
lớn, không thấm nước có lịch sử phát triển hơn 100 năm qua được tổng hợp bởi
Henri Regnault.
Hướng dẫn giải:
Số mol của PVC là: nC2 H 4 =

1.106
= 16.103 mol
62, 6

Ta có sơ đồ phản ứng như sau: 2CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC
Số mol của CH4 là: 2. 16.103 = 32.103 (mol)
Hiệu suất tương ứng với mỗi giai đoạn lần lượt là: 15%, 95%, 90%. Muốn

tổng hợp 1 tấn PVC thì cần thể tích khí thiên nhiên (đktc) là:
V =

32.103.100.100.100.100.22, 4
= 5883. 103 ( lit ) = 5883m3
15.95.90.95

Đáp án: B
Ví dụ 4 (KA-08): Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC.
Để tổng hợp 250kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m 3 khí thiên nhiên (ở đktc).
Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả
quá trình là 50%)
A. 224,0.

B. 286,7.

C. 358,4.

15

D. 448,0.


Hướng dẫn giải:
Coi quá trình chuyển hóa như sau: 2CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC
nCH 4 = 2nPVC =

250.103
= 4.103 ( mol )
62,5


Thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần để tổng hợp 250kg PVC theo sơ đồ trên là:
V=

4.103.22, 4.100.100
= 224.103 lit = 224m3
80.50

Đáp án A.
Ví dụ 5: Để điều chế 100 gam thủy tinh hữu cơ cần bao nhiêu gam axit hữu
cơ và bao nhiêu gam ancol, biết hiệu suất quá trình phản ứng đạt 80%.
A. 68,8 gam axit và 25,6 gam ancol.

B. 86,0 gam axit và 32 gam ancol.

C. 107,5 gam axit và 40 gam ancol.

D. 107,5 gam axit và 32 gam ancol.

Hướng dẫn giải:
Ta có các phản ứng sau

nthuy tinh huu co =

100
= 1(mol ) = naxit = nancol
100

Vì hiệu suất quá trình phản ứng đạt 80% nên khối lượng axit cần dùng là:
maxit =


1.86.100
= 107,5( gam)
80

mancol =

1.32.100
= 40( gam)
80

Đáp án C.
Ví dụ 6: Từ tinh bột có thể điều chế cao su buna theo sơ đồ phản ứng và
hiệu suất mỗi giai đoạn như sau:

16


90%
75%
75%
80%
→ Glucozơ 
→ Etanol 
→ Buta-1,3-đien 

Tinh bột 

Poli(Buta-1,3-đien). Khi sử dụng 24,3 tấn tinh bột thì khối lượng cao su buna điều
chế được là bao nhiêu (giả thiết cao su buna gồm 70% là Poli (Buta-1,3-đien).

A. 3280,5 kg. B. 4686,4 kg.

C. 2296,35kg.

D. 8100 kg.

Hướng dẫn giải:
Ta có sơ đồ chuyển hóa sau:
(C6H10O5)n → n(C6H12O6) → 2nC2H5OH → nC4H6 →Poli(Buta-1,3-đien)
nC6 H10O5 )n = nc a os ubuna =

24,3.106
= 0,15.106 ( mol )
162

Khối lượng cao su buna thực tế điều chế được là:
mc a os ubuna = 0,15.106.54

90.75.75.80.100
= 4, 6864.106 ( g ) = 4686, 4kg
100.100.100.100.70

Đáp án B.
Ví dụ 7: Từ 100 lit rượu etylic 40o ( DC H OH = 0,8 g / ml ) điều chế được bao
2

5

nhiêu kg cao su buna (hiệu suất 75%) ?
A. 28,174 kg B. 18,783kg


C. 14,087 kg

D. 25,043kg

Hướng dẫn giải:
Ta có sơ đồ chuyển hóa sau:
t , p , xt
xt
2nC2 H 5OH 
→ nCH 2 = CH − CH = CH 2 
→(−CH 2 − CH = CH − CH 2 −) n

VC2 H 5OH =
mC2 H 5OH )n =

40
.100 = 40(lit ) = 40.103 (ml )
100

40.103.0,8
= 32.103 ( gam) = 32( kg )
46

Vì hiệu suất là 75% nên khối lượng cao su buna điều chế được là) ?
mcubuna =

32.103.54.75
= 14, 087.103 ( gam) = 14, 087( kg )
2.46.100


Đáp án C.
Ví dụ 8: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được điều chế từ
xenlulozơ và axit nitric. Tính thể tích dung dịch axit nitric 99,67% (có d=1,52 g/ml)
cần để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat. Biết hiệu suất phản ứng đạt 90%.
A. 11,28 lit

B. 7,86 lit

C. 36,5 lit
17

D. 27,72 lit


Hướng dẫn giải:
Giáo viên hướng dẫn học sinh thu thập kiến thức đề bài đã cung cấp thêm:
Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được điều chế từ xenlulozơ và
axit nitric.
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng sau:
t , H SO
→ [C6H7O2(ONO2)3]n + 3n H2O
(C6H10O5)n + 3nHNO3 
2

4

Ta thấy:
nHNO3 = 3nC H O ( ONO )



6

7

2

2 3
n

= 3.

59, 4.103
= 600(mol )
297

Vì hiệu suất phản ứng đạt 90% nên thể tích dung dịch axit nitric 99,67%
cần để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat là:
VddHNO3 =

600.63 100 100
.
.
= 27723(ml ) = 27, 723(lit )
1,52 90 99, 67

Đáp án D.
Ví dụ 9: Poli(tetrafloetylen) hay thường gọi là teflon là loại polime nhiệt
dẻo có tính bền cao với các dung môi và hóa chất, hệ số ma sát nhỏ và độ bền

nhiệt cao nên dùng để chế tạo chi tiết máy dễ bị mài mòn, vỏ cách điện và chất
tráng phủ nên chảo nồi để chống dính. Teflon được điều chế từ clorofom qua
79%
81%
80%
→ CHF2Cl 
→ CF2=CF2 
→ (-CF2-CF2-)n.
các giai đoạn sau: CHCl3 

Từ 17,505 tấn clorofom thì lượng teflon thu được là:
A. 3,7494 tấn B. 4,6688 tấn

C. 7,342 tấn

D. 2,4995 tấn

Hướng dẫn giải:
Giáo viên hướng dẫn học sinh thu thập kiến thức đề bài đã cung cấp thêm:
Poli(tetrafloetylen) hay thường gọi là teflon là loại polime nhiệt dẻo có
tính bền cao với các dung môi và hóa chất, hệ số ma sát nhỏ và độ bền nhiệt
cao nên dùng để chế tạo chi tiết máy dễ bị mài mòn, vỏ cách điện và chất tráng
phủ nên chảo nồi để chống dính.
1
2

Theo sơ đồ phản ứng trên thì: n( −CF −CF − ) = nCHCl
2

2


Khối lượng teflon thực tế thu được là:
18

n

3


1 17,505.106
79.81.80
m( − CF2 −CF2 − ) = .
.100.
= 3, 7494.106 ( gam) = 3, 7494
n
2
119,5
100.100.100
(tấn)

Đáp án A.
* Dạng 4: Tìm công thức Polime, monme hoặc công thức của một mắt
xích trong polime.
Ví dụ 1: Dạng tơ nilon phổ biến nhất là nilon-6 có 63,68% cacbon; 12,12%
nitơ; 9,80% hiđro và 14,40% oxi. Công thức thực nghiệm (công thức ngyên) của
nilon-6 là:
A. C5NH9O

B. C6NH11O


C. C6N2H10O

D. C6N2H11O2

Hướng dẫn giải:
Gọi công thức nguyên của nilon-6 là: CxNyHzOt (x, y, z, t là các số nguyên
dương). Ta có tỉ lệ:
x: y : z :t =

63, 68 12,12 9,8 14, 40
:
:
:
= 6 :1:11:1
12
14
1
16

Vậy công thức thực nghiệm (công thức ngyên) của nilon-6 là: C6NH11O
Đáp án B.
Ví dụ 2: Polime X có phân tử khối là 336000 và hệ số trùng hợp là 12000.
Vậy X là:
A. PE

B. PP

C. PVC

D. Teflon.


Hướng dẫn giải:
Phân tử khối của một mắt xích của polime X là:
M=

336000
= 28( DVC )
12000

Vậy trong các chất ở trên polime thỏa mãn là PE có công thức của một mắt
xích như sau: -CH2-CH2Đáp án A.
Ví dụ 3: Một mắt xích của polime X gồm C, H, O, N. Hệ số polime hóa
của polime là 500 và có phân tử khối là 56500. X chỉ có 1 nguyên tử N. Mắt
xích của polime X là:
A. -NH-(CH2)5CO-

B. -NH-(CH2)6CO-

C.-NH-(CH2)10CO-

D. -NH-CH(CH3)CO19


Hướng dẫn giải:
Gọi công thức nguyên của một mắt xích của polime X là: C xNHzOt (x, y, z,
t là các số nguyên dương).
Phân tử khối của một mắt xích của polime X là:
M=

56500

= 113(dvc)
1200

Nên công thức thỏa mãn là -NH-(CH2)5COĐáp án A.
Ví dụ 4: Polime Y có phân tử khối M = 5040000 đvC và hệ số trùng hợp n
= 120000. Y là:
A. (-CH2-CH2-)n

B. (-CF2-CF2-)n

C. (-CH2-CHCl-)n

D. [-CH2-CH(CH3)-]n

Hướng dẫn giải:
Phân tử khối của một mắt xích của polime X là: M =

5040000
= 42
120000

Vậy trong các chất ở trên polime thỏa mãn là PP có công thức của một mắt
xích như sau: -CH2-CH(CH3)Đáp án D.
3.4.2. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
Trong giảng dạy và ôn thi Tốt nghiệp, Đại học, Cao đẳng, tôi đã có nhiều
trăn trở khi dạy về phần Polime và vật liệu polime. Tôi nhận thấy trong đề thi
Đại học, cao đẳng thì số lượng câu hỏi định lượng về polime luôn chiếm một tỉ
lệ nhất định. Trên thực tế như vậy tôi mạnh dạn đưa một số phương pháp giải
bài tập phần này vào giảng dạy. Qua đó tôi nhận thấy học sinh nắm vấn đề tương
đối nhanh và nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả rõ rệt nhất là định hướng và thời gian

giải bài tập. Đặc biệt là khi giải xong một bài toán về Polime và vật liệu polime
học sinh còn có thêm nhiều kiến thức về lịch sử, tính chất, ứng dụng của polime
hay tính chất hóa học của polime và vật liệu polime, gây hứng thú cho học sinh
trong quá trình giải bài tập và tiếp thu kiến thức mới.
Sau khi học xong chương Polime và vật liệu polime trong chương trình
Hóa 12. Tôi tiến hành dạy ở bốn lớp: 12A1, 12A2, 12A3, 12A3, 12A4 khi có sử
20


dụng phương pháp giải bài tập chương Polime và vật liệu polime.
Để bài kiểm tra 15 phút như sau (mỗi câu 1 điểm):
Câu 1: Phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta-1,3-đien thu được một
polime A. Cứ 3,275 gam A phản ứng hết với 2 gam brom. Tính tỉ lệ số mắt xích
buta-1,3-đien và stiren.
A. 2/3

B. 4/5.

C. 1/2

D. 3/7

Câu 2: Thủy phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sẩn
xuất ancol etylic, toàn bộ khí CO 2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu
được 750 gam kết tủa. nếu hiệu suất của quá trình thủy phân và lên men đều là
80% thì giá trị của m là:
A. 949,2

B. 945,0


C. 950,5

D. 1000.

Câu 3: Một đoạn tơ nilon - 6 có khối lượng là 3,7516 gam. Hệ số mắt xích
gần đúng của đoạn tơ capron là
A. 1022

B. 1021

C. 1023

D. 2. 1019

Câu 4: Sau khi trùng hợp 1 mol etilen thì thu được sản phẩm có phản ứng
vừa đủ với 16 gam brom. Hiệu suất phản ứng và khối lượng phản ứng và khối
lượng polime thu được là
A. 80%; 22,4 gam

B. 90%; 25,2 gam

B. 20%; 25,2 gam.

D. 10%; 28 gam.

Câu 5: Phân tử khối trung bình của polietilen X là 560000. Hệ số polime
hóa của PE là:
A. 12000

B. 17000


C. 15000

D. 20000

Câu 6: Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn
PE? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%)
A. 2,55

B. 2,8

C. 2,52

D. 3,6

Câu 7: Để tổng hợp 120kg poli (metyl metcrylat) với hiệu suất của quá
trình hóa este là 60% và quá trình trùng hợp là 80% thì cần các lượng axit và
ancol lần lượt là:
A. 170, 80 kg B. 85, 40 kg

C. 172, 84 kg

21

D. 86, 42 kg


Câu 8: Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (CH 4). Nếu
hiệu suất của toàn bộ quá trình là 20% thì để điều chế 1 tấn PVC thì cần một thể
tích metan là:

A. 3500m3

B. 3560m3

C. 3584m3

D. 5500m3

Câu 9: Polime X có phân tử khối là 2800.000 và hệ số trùng hợp n =
100.000. X là:
A. (-CH2-CH2)n

B. (-CF2-CF2)n

C. (-CH2-CHCl)n

D. [-CH2-(CH2)-]n

Câu 10: Cho cao su thiên nhiên phản ứng với HCl thu được sản phẩm chứa
14,76% clo về khối lượng. Số mắt xích trung bình của cao su thiên nhiên đã
phản ứng với 1 phân tử HCl là
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Kết quả khảo sát điểm trước khi áp dụng và sau khi áp dụng phương pháp

giải bài tập chương Polime và vật liệu polime như sau:
Bảng: Thống kê điểm kiểm tra
Điểm

Trước khi áp dụng sáng kiến
HS

Sau khi áp dụng sáng kiến

Tỉ lệ (%)

HS

Tỉ lệ

2

17

12

3

2

3

33

24


5

4

4

45

33

6

4

5

15

11

46

34

6

14

10


25

18

7

2

2

20

15

8

1

1

17

12

9

0

0


9

5

Ghi
chú

10
0
0
6
4
Với việc áp dụng phương pháp giải bài tập polime trên tôi nhận thấy: khả
năng giải bài tập polime của học sinh đã được nâng cao. Đặc biệt là ở các lớp ôn
thi với đối tượng học sinh có học lực trung bình, thì số em học sinh hiểu và có kĩ
năng giải bài tập trên là đa số.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
22


Đề tài trên có thể áp dụng vào trong các tiết học chính khóa, phụ đạo đối
với học sinh lớp 11, 12 và trong việc ôn thi tốt nghiệp, Đại học cao đẳng môn
Hóa học. Đề tài này cũng có thể là nguồn tài liệu tham khảo đối với các đồng
nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không có.
7. Kiến nghị, đề xuất
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành sáng kiến này tôi xin có một số
kiến nghị như sau:
Đối với Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Lai Châu: Tiếp tục hỗ trợ thêm các

thiết bị và phương tiện dạy học, đặc biệt là dụng cụ, hóa chất phục vụ cho giảng
dạy và thực hành hóa học của học sinh.
Đối với nhà trường: Cần tăng số tiết dạy tự chọn, dạy phụ đạo môn Hóa
học 11, 12 để giáo viên có thời gian hướng dẫn thêm học sinh về phần polime và
vật liệu polime. Ngoài ra, nhà trường cần trang bị thêm cho thư viện tài liệu,
sách tham khảo về phần polime và vật liệu polime nhằm cung cấp cho giáo viên
và học sinh có nguồn tài liệu nghiên cứu.
Đối với giáo viên: cần nắm vững kiến thức phần polime và vật liệu polime
để từ đó hướng dẫn học sinh giải bài tập một cách hiệu quả.
Đối với học sinh: cần chủ động, tích cực, tự giác trong quá trình học tập
và nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu và tìm đọc các tài liệu có liên quan đến
phương pháp giải bài tập về polime.
8. Tài liệu kèm: Không.
Trên đây là nội dung, hiệu quả sáng kiến do chính tôi thực hiện không sao
chép hoặc vi phạm bàn quyền./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
(Ký tên)

(Ký tên, đóng dấu)
Nguyễn Thị Hà

23


24




×