Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

tieu pham ke chuyen Bac Ho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.78 KB, 4 trang )

Thanh niên quê tôi với tục "giảm mâm"
( 2 bạn trẻ chuẩn bị cưới đi mời đám cưới vào mời bà chị cùng cơ
quan )
Chị : Chào 2 em 2 em vào nhà chơi
Chú dể : Chào chị
Chị : Các em uống nước , thế dạo này thế nào rồi . sắp cưới chưa
Chú dể - Hôm nay 2 chúng em đến mời chị dự đám cưới của chúng
em .(lấy thiếp mời ra )
Chị - Thế à tốt quá rồi cơ quan mình lại có thêm niềm vui rồi. thế
các em định tổ chức như nào ?
Chú dể - Chị ạ đợt này bọn em cưới phải tổ chức tưng bừng phải to
nhất huỵện này chị ạ. cứ làm khoảng 100 mâm .làm 3 ngày cho anh
em bạn bè vui vẻ chị ạ, nhà có điều kiện mà sợ gì tốn kém.
Chị : Sao lại làm nhiều vậy, mấy ngày thì mất thời gian , lại vừa tốn
kém, mà các em làm mấy ngày như vậy nghỉ việc cơ quan lại ảnh
hưởng đến công việc , nếu làm không cẩn thận lại mất vệ sinh thì
phiền lắm đấy.
Cô dâu : Lo gì chị bọn em đảm bảo không có vấn đề gì sảy ra cả , vệ
sinh là hàng đầu , mấy đám cưới đứa bạn em làm tưng bừng mấy
ngày có sao đâu chị.
Chị - Chú có điều kiện làm to thì tốt vui rồi ….nhưng mọi người thì
sao hả chú ???
Cô dâu – Sao là sao hả chị ?
Chị - Chị kể cho cô chú câu truyện của chị thì cô chú sẽ hiểu ngay là
sao .
- Quê chị ở bờ nam sông Bến Hải, dưới chân đồi Cồn
Tiên, miền tây Gio Linh, Quảng Trị. Chiến tranh đi qua, dù đã
cố gắng nhiều nhưng quê chị vẫn còn nghèo, rất nghèo so
với những địa phương khác trong nước.
Nghèo vì hậu quả chiến tranh; nghèo vì miền Trung luôn là
nơi hứng chịu thiên tai, hạn hán, lũ lụt và nghèo còn vì những


hủ tục, những hệ lụy của việc coi cúng tế, ma chay, mâm cao
cỗ đầy là tối quan trọng.
Ngày chị còn bé, quanh năm cả nhà phải ăn độn, thỉnh
thoảng mới có hạt cơm lẫn trong chén sắn. Chúng tôi thèm
cơm, thèm được ngậm vị ngọt của hạt cơm. Thế nhưng, mẹ
cứ phải tiết kiệm từng đồng để dành làm cỗ. Mỗi năm có đến
hàng chục lễ giỗ,cưới , mỗi lần chục mâm, mời bà con, làng
xóm. Nghèo nên mâm cỗ rượu thịt chất đầy cũng chỉ dành
cho đàn ông. Đàn bà, con gái nấu nướng, phục vụ; còn trẻ
em thì đứng xa mà nhìn.
Người ta "trả nợ miệng" cho nhau, nhà nào cũng phải cố
gắng làm cỗ thật tươm tất, thật linh đình mới không sợ làng
xóm chê trách. Số lượng mâm cỗ và các món ăn tỉ lệ nghịch
với bữa ăn hằng ngày.
Chính quyền đưa ra nhiều biện pháp xóa đói giảm nghèo.
Đảng, Đoàn thì nhất trí đưa ra phong trào "giảm mâm" để
giảm gánh nặng từ các luật tục. Lúc đầu cũng khó khăn lắm.
Bà con nông dân ít ai quan tâm đến luật, chỉ biết lệ mà thôi.
Các gia đình đảng viên gương mẫu thực hiện trước, rồi đến
các gia đình trẻ, các thầy cô giáo, nhà có con em học đại học,
công tác trong các ngành công an, bộ đội làm gương... Đoàn
viên, thanh niên là những người đầu tiên tự thực hiện những
đám cưới tiết kiệm, dùng những khoản chi mâm cao cỗ đầy
để xây dựng tổ ấm. Cứ như vậy, phong trào tiết kiệm đã lan
rộng khắp nơi...
Lúc đầu, có những ông cụ trưởng họ còn sợ sứt mẻ tình
làng, nghĩa xóm. Sau dần quen, không những tình cảm không
mẻ, không sứt mà còn dày lên, đầy hơn vì mọi người không
còn phải canh cánh nỗi lo "trả nợ miệng". Những ngày giỗ,
tiệc cưới, đám tang, nét lo âu trên gương mặt những người

phụ nữ cũng giãn ra. Mâm cơm hằng ngày của mỗi gia đình
đã tươm tất hơn...
Tôi công tác cách nhà vài chục cây số. Mỗi lần làng có việc
lại được nhắn gọi về. Không phải để ăn cỗ, việc của tôi cùng
những bạn trẻ khác là giúp gia đình có đám tang hoặc đám
cưới dựng rạp, tiếp nước, cùng thực hiện những nghi thức
trang trọng để đỡ bớt vất vả cho gia đình gia chủ.
Tiệc cưới vẫn cỗ mặn nhưng chừng mực, đầm ấm, trang
trọng. Nhà nào có tang, cả làng cùng đến. Lúc ấy mới thấm
thía câu "tắt lửa tối đèn". Cũng những dịp ấy, mọi người ôn
lại "cái thuở cơ hàn mà bày vẽ” khi chưa có tục "giảm mâm".
Đọc câu Bác dặn trong di chúc về "không tổ chức điếu phúng
linh đình", tôi nghĩ đến sự đổi mới trong việc tang, việc cưới
quê mình mà lòng nghe vui. Tôi cũng đang vận động thực
hiện nếp sống mới ở huyện Ba Chẽ , vùng dân tộc thiểu số
nơi mình công tác. Như Bác đã từng làm trước, căn dặn lại,
để giờ đây chúng ta đang làm theo tấm gương sáng của
Người.
Chú dể - Em nghe chị nói vậy chúng em hiểu rồi chị à thật
ngại quá………….. Hay chúng em tổ chức theo nếp sống mới
ăn ngọt thôi chị nhỉ cho mọi người đỡ ngại.chúng em chỉ làm
mấy mâm cho anh em họ hàng từ xa về thôi .
chị - Em nghĩ thế thì tốt bây giờ mọi người chuyện ăn uống
tế nhị nắm , nhiều người nhận được thiếp cứ như phải đi trả
nợ nhăn nhó mặt mũi ,khoe tôi tháng này đói rồi 5 đám , 6
đám v.v… nghe mà ái ngại …Đấy là suy nghĩ chung của
nhiều người nhưng mọi người không nói ra thôi . người tổ
chức thì muốn làm to người đến dự thì lo ngay ngáy .
cô dâu – Thôi chúng em quyết định như vậy chị ạ theo nếp
sống mới vừa đỡ mệt vừa đỡ ngại …mà lại làm theo được cả

tư tưởng đạo đức của Bác Hồ nữa thế thì còn gì bằng chị
nhỉ.
Chị - 2 em làm được như vậy thì còn gì bằng nữa niềm vui
nhân đôi rồi , thôi các em đi mời mọi người đi chúc 2 em
hạnh phúc .
Cô dâu chú dể : Vâng thôi chúng em chào chị
…………..HẾT…………

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×