Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Văn học việt nam gắn chặt với lịch sử việt nam (phân tích trong khối lớp 4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.41 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Tiểu luận
Môn: Đại cương
văn học Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Thanh Truyền
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Diệu Hiền – 41.01.901.052
Lớp K41C – Ca 1, Sáng thứ sáu

TP.HCM, 2016


Đề: Tự chọn SGK Tiếng Việt tiểu học của khối Bốn, và:
a/ Lập bảng thống kê các bài văn, bài thơ của Việt Nam về đề tài “thiên
nhiên” theo quy trình: TT, tên bài, tác giả, tập – trang, phân môn.
T

Tên bài

T
1

Sự tích hồ Ba Bể

Truyên dân gian

1


Tre Việt Nam
Cây nhút nhát

Việt Nam
Nguyễn Duy
Trần Hoài Dương

1 - 41
1 - 44

Tập đọc
Luyện từ và

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20

Tác giả

Tập - trang
-8

Phân môn
Kể chuyện

Trung thu độc lập
Quê hương
Chiều trên quê hương
Mưa
Mùa đông trên rẻo cao
Kim tự tháp Ai Cập

Thép Mới
Anh Đức
Đỗ Chu
Trần Đăng Khoa
Ma Văn Kháng
Những kì quan

1 – 66,67
1 – 100
1 - 102
1 - 141
1- 165

2-5

câu
Tập đọc
Tập đọc
Chính tả
Tập làm văn
Chính tả
Chính tả

Cây mai tứ quý
Bè xuôi sông La
Bãi ngô
Cây gạo
Sầu riêng
Lá bàng
Bàng thay lá

thế giới
Nguyễn Vũ Tiềm
Vũ Duy Thông
Nguyên Hồng
Vũ Tú Nam
Mai Văn Tạo
Đoàn Giỏi
Hoàng Phủ Ngọc

2 - 23
2 – 26,27
2 – 30,31

2 - 32
2 - 34
2 - 41
2 - 41

Chính tả
Tập đọc
Tập làm văn
Tập làm văn
Tập đọc
Tập làm văn
Tập làm văn

Cây tre
Hoa học trò
Hoa sầu đâu
Hoa mai vàng

Tường
Bùi Ngọc Sơn
Xuân Diệu
Vũ Bằng
Mùa xuân và

2 - 42
2 - 43
2 - 50
2 - 50

Tập làm văn

Tập đọc
Tập làm văn
Tập làm văn

2 - 51
2 - 51
2 - 53

Tập làm văn
Tập làm văn
Tập làm văn

phong tục Việt
21
22
23

Quả cà chua
Trái vải tiến vua
Cây trám đen

Nam
Ngô Văn Phú
Vũ Bằng
Vi Hồng, Hồ
Thủy Giang


24
25

26

Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
Thắng biển
Chu Văn
Sa mạc đỏ + Thế giới Trần Hoàng Hà

27
28
29

dưới nước
Hoa giấy
Chiếc lá
Đường đi Sa Pa

30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42

43
44
45
46

2 – 59,60
2 – 76,77
2 - 87

Tập đọc
Tập đọc
Chính tả

Trần Hoài Dương
Trần Hoài Dương
Nguyễn
Phan

2 - 95
2 – 98,99
2 – 102,103

Chính tả
Tập đọc
Tập đọc

Đôi cánh của Ngựa Trắng
Trăng ơi…từ đâu đến?
Con Mèo Hung
Dòng sông mặc áo


Hách
Thy Ngọc
Trần Đăng Khoa
Hoàng Đức Hải
Nguyễn
Trọng

2 - 106
2 – 107,108
2 – 112,113
2 – 118,119

Kể chuyện
Tập đọc
Tập làm văn
Tập đọc

Đàn ngan mới nở
Nghe lời chim nói

Tạo
Tô Hoài
Nguyễn

2 – 119,120
2 - 124,125

Tập làm văn
Chính tả


Băng trôi
Sa mạc đen
Con chuồn chuồn nước
Con ngựa
Ngắm trăng
Con tê tê

Hoàn
Trần Hoàng Hà
Trần Hoàng Hà
Nguyễn Thế Hội
Vân Trình
Hồ Chí Minh
Vi Hồng, Hồ

2 - 125
2 - 125
2 -127
2 - 128
2 - 137
2 - 139

Chính tả
Chính tả
Tập đọc
Tập làm văn
Tập đọc
Tập làm văn


Chim công múa

Thủy Giang
Vi Hồng,

2 – 141,142

Tập làm văn

Con chim chiền chiện
Nói ngược
Xương rồng
Trăng lên

Thủy Giang
Huy Cận
Vè dân gian
Lê Trần Đức
Thạch Lam

2 - 148
2 - 154
2 – 163,164
2 - 168

Tập đọc
Chính tả
Tập đọc
Chính tả


Trọng

Hồ

b/ Từ câu a, anh (chị) hãy chứng minh rằng văn học Việt Nam thường
gắn chặt với lịch sử Việt Nam.
Ðề tài của tác phẩm thường gắn chặt với hiện thực cuộc sống của thời đại
mà nhà văn đang sống, vì vậy nó mang tính lịch sử xã hội sâu sắc. Tìm hiểu quá
trình phát triển của lịch sử văn học, có thể nhận thấy trong mỗi thời kì lịch sử


khác nhau, thường nổi lên những loại đề tài trung tâm khác nhau. Trong giai
đoạn nửa cuối thế kỉ 18 nửa đầu thế kỉ 19, đề tài về số phận của người phụ
nữ chiếm một vị trí đáng kể trong trào lưu văn học nhân đạo chủ nghĩa Việt
Nam. Trong giai đoạn từ 1945-1975, đề tài về người chiến sĩ cách mạng, về
những người công nhân tiên tiến lại nổi lên hàng đầu.
Ví dụ như trong bài “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy có viết:
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh”
Nhà thơ hỏi tre có tự bao giờ và trả lời bằng câu có từ ngày xưa, rất xưa rồi.
Chuyện về cây tre gợi cho người đọc khả năng liên tưởng đến những thần thoại,
cổ tích như Thánh Gióng, cây tre trăm đốt,…Đó là những chuyện thần thoại, cổ
tích của Việt Nam, góp phần tạo nên lịch sử Việt Nam.
Hay trong bài “Trung thu độc lập” của Thép Mới có nhắc đến “Tết Trung
thu độc lập”, đó là Tết Trung thu năm 1945, sau ngày nước ta giành được độc
lập. Đó là một sự kiện trọng đại của nước ta.
Phần lớn các tác phẩm được đưa vào trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 là
văn học hiện đại, nên thường gắn liền với công cuộc lao động, xây dựng nước
nhà, tiến lên xã hội chủ nghĩa. VD: trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy

Cận ngoài tả cảnh thiên nhiên còn nói về công việc lao động của người đánh cá,
đây là một công việc góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ở nước ta. Do
đó có thể nói văn học Việt Nam thường gắn chặt với lịch sử Việt Nam.
c/ Rút ra những kết luận sư phạm phù hợp khi dạy học thơ văn về đề tài
thiên nhiên cho học sinh tiểu học (ý nghĩa giáo dục, điều cần lưu ý giáo
viên, đồ dùng học tập, …)
* Ý nghĩa giáo dục
- Giáo dục học sinh yêu quê hương, đất nước,…


- Tiếp thêm lòng yêu thiên nhiên, yêu con vật, cây cối cho các em, từ đó
giúp các em trở thành những người biết yêu thương, giàu tình cảm.
- Qua những bài thơ văn đó giúp các em học được nhiều đức tính tốt đẹp
của người Việt Nam. VD: trong bài “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy, các em
học được thêm đức tính cần cù, kiên trì, trung thực, ngay thẳng,…của người Việt
Nam.
- Giúp các em thêm yêu thương lẫn nhau, thêm yêu thương cuộc sống như
trong bài “Con chim chiền chiện”,…
- Giúp các em mở rộng thêm vốn hiểu biết của mình về thế giới xung
quanh,..
* Điều cần lưu ý giáo viên
- Giáo viên đọc mẫu bài thơ, bài văn, lưu ý đọc diễn cảm.
- Giáo viên chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt nhịp cho từng học sinh khi các em
đọc bài.
- Vai trò của thầy cô tập trung nhiều hơn vào việc hướng dẫn và trực tiếp
chỉ bảo hoạt động của các em, đưa ra sư trợ giúp khi các em cần.
- Tạo cơ hội cho các em ứng dụng các kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm học
được trong bài giảng. VD: khi học bài “Lá bàng”, thầy cô sẽ mở đầu bằng các
câu hỏi như “Các em biết gì về lá bàng?”,..sau đó giáo viên sẽ nghe và góp ý các
ý kiến của các em, các em là người chủ động trong học tập chứ không phải thụ

động ngồi một chỗ nghe thầy cô giảng bài.
- Sử dụng các phương pháp dạy học thu hút sự tham gia tích cực của các
em và mang tính thách thức. VD: khi mang đến lớp những tranh ảnh hay vật thật
liên quan đến bài học, bài giảng sẽ trực quan sinh động, giúp các em dễ nhớ, dễ
hiểu, dễ tiếp thu hơn và nên đặt ra nhiều câu hỏi gợi ý thách thức trí tò mò của
các em.
- Phải mở rộng kiến thức cho các em nếu có thể. VD: khi giảng bài “Tre
Việt Nam” của Nguyễn Duy, cần tìm thêm nhiều bài văn, bài thơ có liên quan


đến tre như bài “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới để mở rộng vốn hiểu biết cho
các em.
* Đồ dùng học tập
- Phấn màu
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc
- Phiếu học tập
- Tranh, ảnh, clip minh họa bài học hoặc vật thật.
- Vở bài tập, sách giáo khoa Tiếng Việt 4

-----Hết-----



×