Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.31 KB, 2 trang )

Sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng
trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
Để tiến tới một nền Nông nghiệp sạch, phát triển bền vững thì yêu cầu được đặt ra là:
Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ngoài quy mô và cơ cấu hợp lý còn
phải đáp ứng các quy định về đảm bảo an toàn sinh học, an toàn thực phẩm và an toàn môi
trường; trong đó, việc ứng dụng rộng rãi những thành tựu Khoa học và Công nghệ mới vào
sản xuất Nông nghiệp là điều kiện tiên quyết. Qua đó hạn chế sử dụng thuốc hóa học, hóa
chất, kháng sinh trong phòng trừ dịch bệnh mà thay vào đó là tăng cường sử dụng các loại
phân bón hữu cơ, vi sinh và các loại chế phẩm sinh học. Trên thực tế, việc sử dụng chế phẩm
sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản có nhiều ưu điểm vượt trội,không
gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và không gây ô nhiễm
môi trường sinh thái, cụ thể như:
Sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt (Bảo vệ thực vật):
- Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật, dinh dưỡng…) trong môi trường đất nói
riêng và môi trường nói chung.
- Không làm hại kết cấu đất, không làm chai đất, thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ
phì nhiêu của đất.
- Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng sản
phẩm.
- Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng
bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các lọai thuốc BVTV có
nguồn gốc hóa học khác.
- Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học,
phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường.
Hiện nay các chế phẩm sinh học ứng dụng cho cây trồng cơ bản được chia làm 3 nhóm
sản phẩm với các tính năng khác nhau:
+ Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng;
+ Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ
vi sinh, chất kích thích tăng trưởng bón cho cây trồng;
+ Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho cải tạo đất, xử lý phế thải nông nghiệp.
Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi:


- Giúp vật nuôi tiêu hóa tinh bột và protein, giảm thấp tỷ lệ tiêu tốn thức ăn trong chăn
nuôi (nhóm chế phẩm sinh học cung cấp enzym, như: Acid Pak4 Way chứa men cellulaz,
proteaz, amylaz).
- Kích thích tăng trưởng và hoạt động của các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột, do đó
sẽ vô hiệu hóa độc tố nấm có trong thức ăn, chuyển hóa thức ăn nhanh, nâng cao khả năng
sinh sản (nhóm chế phẩm sinh học chứa các hỗn hợp tế bào men nấm dưới dạng đậm đặc,
như: Chế phẩm YeaSacc1026, Chế phẩm Emitan do trường ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội sản
xuất).

1


- Giúp cho việc hấp thu khoáng chất qua thành ruột được tốt hơn do đó tăng cường khả
năng sinh học của khoáng chất trong cơ thể gia súc, gia cầm (nhóm chế phẩm sinh học có
chứa các nguyên tố vi lượng gắn kết với hợp chất hữu cơ như aminoacid hoặc peptid, như:
Chế phẩm Bioplex Zine Bioplex Manganese cung cấp mangan nhằm tăng cường khả năng thụ
thai và pháttriển xương. Bioplex Iron nhằm tăng cường khả năng phòng bệnh thiếu chất sắt).
- Có khả năng thu hút và loại thải ra ngoài phần lớn các vi khuẩn đường ruột có hại như
E.coli, Salmonella, các độc tố nấm như Alfatoxin. Đó là nhóm chế phẩm sinh học có tác dụng
gắn kết với các độc tố nấm mốc, vi khuẩn đường ruột mà đại diện là chế phẩm Bio-Mos.
Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản: Được sản xuất ở 3 dạng: Dạng viên,
dạng bột và dạng nước. Là những sản phẩm có chứa những loài vi khuẩn sống có lợi, như
nhóm: Bacillus sp, Lactobacillus sp, Nitrosomonas sp, Nitrobacter sp, Clostridium sp. Ngoài
ra, trong thành phần của một số CPSH có chứa các Enzyme (men vi sinh) như Protease,
Lipase, Amylase …Có công dụng hỗ trợ tiêu hóa và giúp hấp thu tốt thức ăn, do đó thường
được sử dụng để trộn vào thức ăn cho thủy sản nuôi.
Khi đưa chế phẩm sinh học vào môi trường nước ao, các vi sinh vật có lợi sẽ sinh sôi và
phát triển rất nhanh trong môi trường nước. Sự hoạt động của các vi sinh vật có lợi trong ao
nuôi thủy sản, có tác dụng:
- Phân hủy các chất hữu cơ trong nước (chất hữu cơ là một trong nhiều nguyên nhân

làm môi trường nước bị ô nhiễm), hấp thu xác tảo chết và làm giảm sự gia tăng của lớp bùn
đáy;
- Giảm các độc tố trong môi trường nước (do các chất khí: NH3, H2S… phát sinh), do
đó sẽ làm giảm mùi hôi trong nước, giúp tôm cá phát triển tốt;
- Nâng cao khả năng miễn dịch của tôm cá (do kích thích tôm, cá sản sinh ra kháng thể);
- Ức chế sự hoạt động và phát triển của vi sinh vật có hại (do các loài vi sinh vật có lợi
sẽ cạnh tranh thức ăn và tranh giành vị trí bám với vi sinh vật có hại). Trong môi trường nước,
nếu vi sinh vật có lợi phát triển nhiều sẽ kìm hãm, ức chế, lấn át sự phát triển của vi sinh vật
có hại, do đó sẽ hạn chế được mầm bệnh phát triển để gây bệnh cho tôm cá.
- Giữ ổn định độ pH của nước, ổn định màu nước do chế phẩm sinh học hấp thu chất
dinh dưỡng hòa tan trong nước nên hạn chế tảo phát triển nhiều, do đó sẽ giảm chi phí thay
nước. Đồng thời chế phẩm sinh học còn có tác dụng gián tiếp làm tăng oxy hòa tan trong
nước, giúp tôm, cá… đủ oxy để thở, do đó tôm, cá sẽ khỏe mạnh, ít bệnh, ăn nhiều, mau lớn.
Sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản được xem
là những ứng dụng khoa học - kỹ thuật có ý nghĩa thiết thực, góp phần bảo vệ môi trường sinh
thái, tạo ra sản phẩm có uy tín, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và
Quốc tế.

KS: Đinh Văn Thường
CHI CỤC QLCL NLS&TS

2



×