Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Kỹ thuật nuôi và chăn sóc Thỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.98 KB, 10 trang )

Thỏ : chịu khó + kỹ lưỡng = thành công (P1)
Hiện nay , chăn nuôi thỏ là một ngành được khá nhiều bà con nông dân chú ý đến vì nó thực tế
chỉ cần CHỊU KHÓ+KỸ LƯỠNG = THÀNH CÔNG . Tại sao tôi có thể nói như vậy từ hôm nay
tôi sẽ có loạt bài cụ thể để chứng minh điều này .
Thỏ là động vật có vú nhỏ được xếp vào họ Leporidae thuộc bộ Lagomorpha, sinh sống ở nhiều
nơi trên thế giới. Thỏ được phân loại thành 7 loại, điển hình như thỏ rừng Châu Âu (Oryctolagus
cuniculus), thỏ đuôi bông (giống Sylvilagus; 13 species), thỏ Amami (Pentalagus furnessi, 1 loài
thỏ quý hiếm ở Amami Oshima, Nhật). Còn nhiều loài thỏ khác trên thế giới; thỏ đuôi bông, thỏ
cộc và thỏ rừng được xếp vào bộ Lagomorpha. Tuổi thọ của thỏ từ 4 tới 10 năm, thời kỳ mang
thai khoảng 30-31 ngày.
Phân biệt thỏ nhà và thỏ rừng
Thỏ nhà yếu hơn thỏ rừng và khi mới sinh ra thì không có lông và không mở mắt. Còn thỏ rừng
khi sinh ra thì nói chung đã có thể mở mắt và mọc lông khá đầy đủ. Thỏ nhà sống trong các hang
dưới đất (trừ thỏ đuôi bông) trong khi thỏ rừng lại làm tổ trên mặt đất và không sống thành đàn
(bao gồm thỏ đuôi bông). Ngoài ra, thỏ rừng lớn hơn thỏ nhà, tai cũng dài hơn và bộ lông có
đốm đen. Thỏ rừng không được thuần hóa trong khi thỏ nhà được xem như thú nuôi. Nếu được
thả trong vườn, thỏ nhà sống trong những cái chuồng nhỏ bằng gỗ để tránh những con thú khác.
Tầm quan trọng của thỏ với con người
Loài thỏ được con người biết đến đầu tiên đó là những con thỏ châu Âu vào khoảng 1000 năm
trước công nguyên bởi những người xứ Phoenician. Thỏ rừng Châu Âu là loài thỏ duy nhất được
thuần hóa. Thỏ vừa được xem là thú nuôi, làm thực phẩm và cũng là những kẻ phá hoại ruộng
vườn.
Thỏ vừa được săn bắn hoặc nuôi để lấy thịt. Khi thỏ rừng bị bắt để lấy thịt, người ta
thường đặt bẫy, dùng súng hoặc chó săn. Ở nhiều vùng, thỏ là loài chuyên cho thịt. Một cú đánh
vào gáy có thể giết chết thỏ, từ đó mà thuật ngữ rabit punch (cú đấm vào gáy) ra đời. Da thỏ
được dùng làm áo hoặc phụ kiện, như mũ hoặc khăn choàng. Ngoài ra, phân thỏ là 1 loại phân
bón tốt, nước tiểu của chúng có nhiều Nitơ giúp cây chanh phát triển tốt. Sữa thỏ có thể làm
thuốc hoặc làm thức ăn giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều protein.
Tuy nhiên, thịt thỏ có thể gây nên 1 số bệnh như Tularemia hoặc cúm thỏ. Ngoài ra còn 1 bệnh
nữa đó là Rabbit Starvation gây ra do sự khuyết axit amin trong khẩu phần và sự giới hạn tổng
hợp của con người.


Công tác giống
1 . Ngoại hình và thể chất
Thỏ cái : cân đối , long phủ dày và bong , đầu nhỏ vừa phải , hơi dài . Đường sống lưng thẳng
ngực tròn và sâu , than sau rộng , chân khỏe và đàn hồi , khi thổi lông thì lộ rõ chân lông và thấy
lông dầy khó nhìn thấy da .
Thỏ đực : thân hình vững chắc , lông dày bóng mượt , dầu hơi thô , mắt lanh lợi , ngực rộng và
sâu , chân đàn hồi khỏe nhất là chân sau .
Khi đánh giá ngoại hình và thể chất của thỏ ta cần tập trung vào các yếu tồ sau : ngực : rộng sâu
; lưng : phẳng ; tai :phụ thuộc vào giống ; chân : cân đối khỏe mạnh ; cổ : ở thỏ cho thịt cổ
thường ngắn có bắp thịt : da và lông : bóng mịn .
Và điều cuối cùng là việc cân đo .
Tất cả các số liệu phải được ghi lại .
2 . Chọn lọc giống
Cần theo dõi qua sổ sách trước tiên

1


Thỏ chọn lọc chủ yếu vào thời kì 2-3 tháng tuổi > chọn lên hậu bị , thỏ đực vào cái trong một
đàn mỗi năm nên chọn một lần vào một thời gian nhất định . Khi chọn lọc về giống cần dựa vào
các chỉ tiêu giống , trọng lượng , cấu trúc thân . lông ( các bảng phía dưới ).
THỎ : chịu khó + kỹ lưỡng = thành công (P2)
Ghép đôi giao phối
Nghiên cứu kỉ để chọn được thỏ đực và thỏ cái giao phối nhau cho kết quả tốt nhất .
Phải kết hợp đựơc những đặc điểm tốt nhất của thỏ đực và cái .
Tránh ghép thỏ đực và cái cùng khuyết điểm giống nhau hoặc có những tình trạng quá khác nhau
so với bình thường .
Khi ghép đôi giao phối cần chú ý đến tuổi của thỏ như sau :
Thỏ đực và cái có lứa tuổi trung bình khoảng 2 năm .
Nếu thỏ cái trẻ quá thì nên dùng thỏ đực từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi những thỏ cái già nếu

được nuôi dưỡng tốt cũng có thể cho đàn con chất lượng cao .
Những thỏ đực và cái thật xuất xắc cũng chỉ nên dùng đến 3-4 năm tuổi là cùng , nếu trên thì khả
năng sản xuất giảm .
Thỏ cái thường mắn đẻ nhất là ở năm đầu tiên
Phương pháp nhân giống
1 . Nhân giống thuần
Dùng con đực và cái cùng một giống cho giao phối với nhau như vậy sự ổn định về giống sẽ cao
từ đó mang lại những đặc tính chắc chắn có lợi về mặt kinh tế . Những con thỏ sau khi ổn định
về mặt di truyền qua quá trình giao phối từ thế hệ này sang thế hệ khác thì nó sẽ được sử dụng để
cải tiến những thỏ có năng xuất thấp .
Trong nhân giống thùân người ta thường áp dụng hình thức nhân giống theo dòng nhằ m phát
triển những đặc tính tốt về giống và sức sản xuất . Chú ý : khi áp dụng hình thức này cần chọn
thỏ đực và cái thuộc các dòng khác nhau cũng như tránh sự giao phối quá cận .
2. Lai giống
Lai kinh tế : áp dụng phổ bíên nhất trong các cơ sở chăn nuôi thương phẩm và thường cần dùng
ít nhất là 2 giống thỏ - chỉ cần dùng con đực của giống thuần chủng là được .
Nuôi thỏ lai kinh tế thường ít tốn thức ăn hơn so với nuôi thỏ giống thuần mà trọng lượng thỏ
thịt 3 tháng tuổi thường cao hơn khoảng 10 -20 % . Vd : dùng thỏ đực là Vêlicăng trắng , thỏ cái
là Sinsin thì con lai lúc 3 tháng tuổi sẽ nặng khoàng 2,2 kg , trong khi đó thỏ Sinsin ở tuổi đó chỉ
nặng khoảng 1,8 kg và Valicăng thì 1,9 kg .
Lai sinh sản : được sử dụng để tạo ra giống thỏ mới từ 2 hay nhiều giống ban đầu .
Lai cấp tiến : phương pháp này được sử dụng để cải biên hoặc tạo ra giống mới và được thực
hiện bằng cách cho những con đẻ ra lai trở lại với những con bố của giống tốt hơn .
Ở thế hệ mới tỷ lệ máu của giống tốt hơn là 50 % , sau đó nếu tiếp tục thì thế hệ 2 là 75 % , rồi
87,5 % ; 93,75 % . Cứ như thế ta sẽ tạo đựơc một giống thỏ có chất lượng tốt hơn mà ở một mức
độ nào đó vẫn giữ được những đặc tính của giống thỏ cũ .
Kết luận :
Trong chăn nuôi thỏ , lai kinh tế nhằm nâng cao sức sản xuất của đàn thỏ thương phẩm .
Lai cấp tiến sẽ tạo khả năng cải tiến giống nhanh đối với các con thỏ năng xuất thấp .
Lai sinh sản thường được sử dụng trong các cơ sở giống lớn có nhiệm vụ tạo ra các giống thỏ

mới
.
Đánh giá thỏ bố mẹ theo đời sau
Để đánh giá thỏ đực người ta thường cho nó phối với 8-10 thỏ cái , thỏ đẻ ra 3 tháng sẽ được
đánh giá về các chỉ tiêu trọng lượng , cấu trúc thân , độ dày lông , sự đồng đều của lông . Những

2


thỏ được được xem là tốt nếu nó cho ra đời con có nhiều thỏ đặc cấp hoặc cấp 1 ( theo các bảng
ở phần I ).
Để đánh giá thỏ cái người ta thường căn cứ vào mức đẻ , sản lượng sữa và bản năng làm mẹ của
nó . Nói chung sản lượng thỏ con đẻ ra trong một năm cũng như sản lượng sữa của thỏ mẹ đời
sau ( cân thỏ con trước và sau khi bú ) là các chỉ tiêu giúp đánh giá thỏ cái tốt nhất .
Phân biệt thỏ đực và cái
Thỏ còn bé thường rất khó vì khi đó bộ phận sinh dục thường không lộ ra ngoài ( và cũng rất
nhỏ)
Muốn phân biệt chính xác cần nhìn thỏ bằng mắt theo cách sau :
Dùng một ngón tay nhấc gáy thỏ con lên , tay kia đỡ mông bê ngửa thỏ để người khác tìm xem
( tự mình cũng đựơc ) bộ phận sinh dục . Cách xem : lấy tay bóp nhẹ thì bộ phận sinh dục sẽ lộ
ra . Nếu thấy một núm thịt hình trụ , miệng tròn thì là thỏ đực , còn nằm hơi chếch lại có hình
chữ V là thỏ cái , nếu hậu môn và bộ phận sinh dục ở cách xa nhau thì là thỏ đực , còn 2 bộ phận
này nằm gần nhau là thỏ cái .
Ở các trại thỏ có thể tách riêng thỏ đực và cái để nuôi , sau khi cai sữa . Ở các độ tuổi càng lớn
thì việc phân biệt thỏ đực hay cái càng dễ dàng hơn . Những người nuôi thỏ có kinh nghiệm ở
nước ta cũng đã áp dụng cách phân biệt như trên và có kết quả chắc chắn.
THỎ : chịu khó + kỹ lưỡng = thành công (P3)
Thức ăn thỏ
I . Đặc điểm tiêu hoá và nhu cầu dinh dưỡng
Thỏ sản xuất nhanh và nhiều , thỏ cái mắn đẻ , thỏ con sinh trưởng nhanh , thỏ ăn nhiều và tiêu

hoá nhanh vì vậy cần cung cấp thức ăn đầy đủ và có đủ chất dinh dưỡng .
1 . Đặc điểm tiêu hoá của thỏ
Là loài động vật dạ dày đơn , ruột rất phát triển , đặc biệt là manh tràng vì vậy thỏ có thể tiêu hoá
thức ăn xanh rất tốt , thức ăn nhiều xơ thỏ tiêu hoá kém hơn loài nhai lại , đặc biệt thức ăn nhiều
xơ cứng có thể ức chế sự tiêu hoá của thỏ gây ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng .
Để nâng cao khả năng tiêu hoá của thỏ , không nên cho thỏ ăn đơn độc một loại thức ăn mà cần
cho thỏ ăn nhiều loại với tỷ lệ thích hợp , vì khả năng tiêu hóa thức ăn của thỏ phụ thuộc vào tỷ
lệ các loại thức ăn được phối hợp có hợp lý hay không .
Trong quá trình nuôi thỏ cũng cần tránh thay đổi thức ăn đột ngột , vì vậy thỏ sẽ bỏ ăn , ăn ít và
có thể mắc bệnh về đường tiêu hoá .
2. Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ : đạm , bột đường , mỡ , vitamin , khoáng , nước
a . Đạm
Quan trọng bậc nhất , thiếu đạm thỏ sẽ gầy yếu và sinh bệnh . Đối với từng loại thỏ và trong
từng thời kì khác nhau yêu cầu về đạm có khác nhau . Thỏ đực trong thời kì giao phối , thỏ cái
nuôi con , và đặc biệt là thỏ con đang thời kì lớn cần rất nhiều chất đạm .
Các loại thức ăn có nhiều đạm : bột cá , bột thịt xương , hạt bộ đậu , khô dầu , đậu phộng ...
ngoài ra nó còn có trong rau xanh , củ quả nhất là trong các lá bộ đậu ... mà với loại này thì nước
ta có nhiều .
b. Bột đường
Bột đường bao gồm thức ăn tinh bột , đường , xơ có chứa trong thực vật , thức ăn có hạt , củ quả.
Các loại thức ăn có chứa nhiều bột đường là : các loại ngũ cốc , khoai tây, khoai lang , cà rốt ,
còn các loại có nhiều xơ là cỏ khô , lá . Tỷ lệ thức ăn bột đường cần nâng cao khi nuôi thỏ vỗ
béo nhanh lấy thịt .
c . Mỡ

3


Thỏ nuôi lấy lông cần những loại thức ăn giàu mỡ vì có ảnh hưởng tốt đến chất lượng bộ lông ,
làm cho lông thêm ống ánh và không bị xơ .

Các loại thức ăn giàu mỡ : đậu tương lạc , các loại cám , khô dầu ...
d . Vitamin
Giúp thỏ có sức đề kháng tốt với các bệnh tật , thời kì sinh trưởng , sinh sản và nuôi con cần đến
một lượng rất lớn các loại vitamin .
Vitamin A: Thiếu : mắc bệnh về da , mắt , dường hô hấp , giảm sức chống đỡ với bệnh tật , đẻ ít
đi , tỷ lệ chết thỏ con thường cao .
Các loại thức ăn có nhiều vitamin A : lá xanh , cỏ xanh , cà rốt , bắp cải .... ngoài ra còn có các
loại củ quả màu đỏ vàng như cà rốt , bí đỏ , thường giàu vitamin A , còn các củ màu trắng nhử củ
cải , khoai tây rất nghèo vitamin A .
Vitamin E : Cần cho thỏ sinh sản , thỏ non đang lớn , thỏ hậu bị , thiếu vitamin E thỏ đực sẽ giảm
quá trình tạo thành tinh trùng, thỏ cái sẽ giảm khả năng thụ thai , thỏ có chữa dễ bị đẻ non , con
đẻ ra tỷ lệ chết cao .
Các loại thức ăn có nhiều vitamin E : các hạt nảy mầm vd : giá đậu , ngô hạt nảy mầm ....
Vitamin D :Ảnh hưởng đến sự hình thành xương .Thiếu vitamin D thỏ sẽ bị còi xương .
Các loại thức ăn có nhiều vitamin D: dầu cá (kèm ánh sáng mặt trời chiếu vào hệ thống
chuồng
)...
Vitamin B : B1 có ảnh hưởng sự trao đổi chất bột đừơng , sự hoạt động bình thường của hệ thần
kinh , hệ tim mạch .
Các loại thức ăn có nhiều Vitamin B1 : hạt cốc , cám gạo , các rốt , rau xà lách , đậu ....
Các loại thức ăn có nhiều vitamin B2 : trong sữa , men cám , củ cà rốt , thức ăn xanh tươi ..
Các loại thức ăn có nhiều vitamin B12 : bột cá , xương thịt ...
Vitamin C : Thiếu sẽ bị ảnh hửơng về quá trình tiêu hoá , thỏ con bị chết nhiều , thỏ cái chửa
thường bị sẩy thai .
Các loại thức ăn có nhiều vitamin C : bắp cải , cỏ , rau xà lách , các loại rau khác ..
Thiếu vitamin PP thỏ sẽ bị tiêu hoá kém , đau bắp cơ , và da
Thiếu vitamin H thỏ sẽ bị viêm da ...
e . Khoáng
Cần thiết cho sự phát triển của thỏ , trong đó canxi , photpho chiếm 65 -70 % toàn bộ chất
khoáng trong cơ thể , thiếu canxi , photpho thỏ cái sẽ bị ảnh hưởng về sự phát triển của bào thai ,

thỏ con bị còi xương . Sửa thỏ có lượng canxi chứa gấp 2 lần sữa bò , dê .
Các loại thức ăn giàu canxi , photpho : cây bộ đậu , củ cà rốt , bột cá , bột thịt xương Ngoài 2
chất khoáng này hằng ngày thỏ còn cần một lượng muối nhất định ( thỏ con mỗi ngày cần 0,5 g
còn thỏ lớn từ 1 đến 2 g
f . Nước
Trong thức ăn xanh , củ quả thường có nhiều nước ( 75 – 93 % ) , thỏ nặng 3 -3,5 kg cần mỗi
ngày từ 350 – 400 ml nứơc , thỏ cái nặng 4 – 5kg với 7 thỏ con ( 2 tháng tuổi ) cần 3,5 – 4 l nước
một ngày , thỏ đang lớn (10 -20 tuần tuổi ) cần khoảng 300-400 ml nước mỗi ngày , khi ăn thức
ăn có nhiều xơ , đạm , khoáng thì cần uống nhiều nước hơn .
3 . Hiện tượng ăn lại phân ở thỏ
Đây là một quá trình sinh lý bình thường nhằm nâng cao khả năng tiêu hoá thức ăn và mức độ sử
dụng các chất dinh dưỡng . Thỏ thường thải ra 2 loại phân : phân cứng và phân mềm – phân
mềm thải vào ban đêm có kích thước khá lớn chiếm ¼ số phân nhưng thỏ thường ăn một số ít
trước khi thải ra ngoài , phân mềm chứa nhiều nước , đạm thô , vitamin B6 nhưng ít chất béo .
II . Các loại thức ăn chính của thỏ
1 .Thức ăn hỗn hợp

4


Trong thức ăn hỗn hợp , người ta đã phối hợp nhiều loại thức ăn với nhau , các loại hạt cốc , hạt
bộ đậu , khô dầu , cám , thức ăn động vật , các chất khoáng với tỷ lệ thích hợp . Ở một số nơi
chăn nuôi thỏ theo lối công nghiệp người ta đã dùng thức ăn viên , vì thực tế thức ăn viên cần
phải có máy nén do đó nơi nào không sản xuất đựơc thức ăn này có thể cho thỏ ăn bột hỗn hợp
trộn với nước cho ẩm để dễ ăn , và chú ý không nên để thức ăn thừa quá lâu sẽ bị chua , mốc .
Máng ăn cần được rửa quét dọn thường xuyên . Các loại thức ăn hỗn hợp này nên cho ăn vào
buổi sáng , còn rau cò , củ mới cho ăn vào chiều tối .
2 . Thức ăn củ quả
Chứa nhiều nước dễ tiêu , nhiều vitamin và ít xơ , nhược điểm thiếu đạm , khoáng vì vậy ta cần
bổ sung thêm chất này , ở nước ta nên sử dụng củ quả nhiều hơn vào mùa hè .

Các loại củ quả thường cho ăn như khoai tây ( nhiều B, C , chất khoáng ) , khoai lang , cà rốt
( nhiều caroten , B1, B2 , C muối khoáng ) , củ cải , dưa hấu , bầu bí , dưa leo ... Thỏ rất thích ăn
các loại củ quả nhưng đặc biệt củ cải cần nên tránh vì nó có mùi hăng , nhiều axit hữu cơ .
3 . Thức ăn xanh
Tốt nhất là cây lá bộ đậu , chứa nhiều đạm , vitamin , khoáng . Cỏ trồng , hoang dại thỏ đều thích
ăn , như cần lưu ý các loại cỏ , lá cây cần tránh để bị ước mưa , sương.
Các loại lá cây có giá trị đối với thỏ là : sung , sắn dây , ..., lá su hào , bắp cải , thân lá khoai tây ,
ngoài ra còn có thể tận dụng chuối , vỏ dưa hấu , mía loại bỏ , chè tươi .....
4 . Rau cỏ khô
Thỏ cũng rất thích ăn rau cỏ khô vì thế ta có thể tích trữ các loại trên cho sử dụng lâu dài.
THỎ : chịu khó + kỹ lưỡng = thành công (P4)
Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản
Tỷ lệ thỏ đực - cái giống ở cơ sở giống : Một con đực giống tốt có thể phụ trách phối giống cho
8-10 con cái. Nhưng trong gia đình có đàn cái quy mô nhỏ hoặc ở cơ sở nhân giống thuần quy
mô lớn thì nên ghép một đực với 4-5 cái. Như vậy sẽ có điều kiện cho đàn cái phối giống trong
thời gian gần nhau, để không nhỡ kỳ động dục của thỏ cái, tiện cho việc cai sữa, chăm sóc và
xuất sản phẩm đồng loạt.
Tuổi động dục và phối giống lần đầu: Thỏ cái bắt đầu động dục và có thể chịu đực từ 4-5 tháng
tuổi trở lên, kể cả đực và cái. Nếu cho phối sớm trước 6 tháng tuổi thì đàn con yếu, kém phát
triển và đời sống của mẹ sẽ ngắn hơn, bởi vì cơ thể thỏ trước 6 tháng tuổi chưa phát triển hoàn
hảo.
Chu kỳ động dục của thỏ cái thường là 10-16 ngày, thời gian động dục kéo dài 3-5 ngày. Thỏ
cái động dục sớm hay muộn, đúng kỳ hay không là do thể lực, trạng thái sức khoẻ, chế độ dinh
dưỡng và môi trường khí hậu quyết định. Có những con mẹ béo quá, hoặc mắc bệnh, gầy yếu,
mùa hè nóng kéo dài, mùa đông rét buốt, trong thời kỳ thỏ thay lông, thức ăn thiếu khoáng, thiếu
sinh tố... đều là nguyên nhân làm thỏ không động dục hoặc ít hưng phấn chịu đực. Có thể kích
thích thỏ cái động dục bằng cách nhốt thỏ cái gần thỏ đực hoặc có thể dùng kích dục tố như
huyết thanh ngựa chửa, để tiêm bắp với liều 15 đơn vị chuột cho 1 kg thể trọng, sau khi tiêm 1-4
ngày là phối giống được.
Biểu hiện của thỏ động dục: Là kém ăn hoặc có khi lại phàm ăn hơn bình thường, thỏ hay chạy

nhảy trong lồng, nhưng có khi lại trầm tĩnh nằm yên ở góc lồng. Nếu phát hiện động dục qua
quan sát bằng mắt thì rất khó, mà chủ yếu kiểm tra niêm mạc âm hộ của chúng; bình thường
niêm mạc âm hộ của chúng có màu hồng nhạt, nếu động dục thì chuyển sang màu đỏ tươi, sưng
tấy lên, khi chuyển sang màu đỏ thẫm, tím bầm là hết kỳ động dục, thỏ không chịu đực nữa.

5


Phối giống: Phải bắt thỏ cái động dục đến lồng thỏ đực, nếu bắt ngược lại thì thỏ đực lạ chỗ, khó
làm quen với thỏ cái và thỏ cái thường kháng lại thỏ đực. Thỏ đực sản xuất tinh trùng liên tục
nhưng mỗi ngày chỉ nên cho giao phối tối đa hai lần để có khả năng thụ thai chắc chắn. ở cơ sở
giống thương phẩm thì con cái nên phối hai lần liền với hai con đực khác nhau, con đực trước
già hơn con đực sau, để tinh trùng thỏ trẻ tăng cường hoạt lực cho tinh trùng thỏ già phối đợt
trước. Còn ở cơ sở nhân giống thuần chủng thì chỉ được phối lặp lại với một con đực giống. Cả
hai trường hợp phối lặp lại, lần sau phải cách lần trước 4-6 giờ để tăng tỷ lệ thụ thai và thêm số
con sơ sinh. ở gia đình có điều kiện nên phối tiếp ngày sau cho thụ thai chắc chắn vì có khi phối
hôm trước không có kết quả.
Khám thai: Là biện pháp xác định thỏ chửa chính xác và an toàn. Biện pháp này tốt hơn là cho
thỏ cái vào lồng thỏ đực phối thử. Xác định được thỏ chửa để có kế hoạch chuẩn bị cho ổ đẻ vào
lồng và biết được nếu thỏ không chửa thì tiếp tục kiểm tra động dục để kịp thời cho phối lại,
không cần phải chờ đến kỳ đẻ mới biết, sẽ lỡ mất chu kỳ động dục.
Có thể khám thai vào ngày thứ 12 sau khi phối giống bằng cách nắn vuốt thai nhẹ nhàng trong tử
cung qua thành bụng ở vùng xương chậu, gần cột sống. Nếu thỏ chửa thì thấy thai mềm ở dạng
hòn cục nhỏ bằng củ lạc di chuyển qua lại trong tử cung. Cần chú ý phân biệt thai với những
viên phân cứng ở trực tràng cùng ở vị trí đó.
Chuẩn bị cho thỏ đẻ: Nếu thỏ có chửa thì đến ngày thứ 28 sau khi phối phải đặt ổ đẻ vào lồng. ổ
đẻ phải có đồ lót là cỏ khô, rơm hoặc vỏ bào mềm, sạch, không mốc, thỏ sẽ vào ổ đẻ và cào bới
đồ lót, cắp thức ăn thô vào ổ, ăn cả một phần đồ lót. Trước khi đẻ gần một ngày, thỏ vào ổ nhổ
lông bụng để trộn với đồ lót tạo thành tổ ấm mềm rồi đẻ con vào đó. Con nào đẻ mà không biết
nhổ lông thì phải nhổ tỉa lông ở quanh dãy vú và lấy thêm ở ổ khác để làm ổ cho đàn con. Sau

khi thỏ đẻ xong, phải kiểm tra ổ đẻ, bỏ con sơ sinh chết và phần lót ổ bị ướt bẩn ra ngoài. Nếu
đàn con nằm phân tán ở phía cửa ra vào, thì thu gọn vào phía trong.
Các hiện tượng bất thường trong sinh sản.
Chửa giả: Khi thỏ cái động dục, nếu có những tác nhân kích thích làm thần kinh hưng phấn như
thỏ cái nhảy lẫn nhau, con đực non nhảy mà không xuất tinh, đều gây kích thích làm trứng chín
rụng và hình thành quá trình điều tiết hoocmôn ở cơ quan sinh dục cái, cản trở kỳ động dục tiếp
theo. Như vậy thỏ cái cũng không động hớn, không chịu đực, cũng nhổ lông, cào ổ, làm tổ đẻ
như thỏ chửa thật. Để đề phòng hiện tượng chửa giả, cần nhốt riêng từng con thỏ hậu bị lúc 4-5
tháng tuổi trở lên, thỏ đực giống phải thành thục về tính dục, có khả năng thụ tinh thì mới cho
phối giống.
Vô sinh: Thường biểu hiện ở hai dạng như lâu ngày không động dục và phối được nhưng không
chửa liên tục. Dạng thứ hai, ngoài nguyên nhân do con đực kém, còn do một số nguyên nhân
khác của con cái như sau:
- Do cơ quan sinh dục như buồng trứng, tử cung bị mắc bệnh;
- Do nguồn thức ăn kém chất lượng dinh dưỡng như thiếu sinh tố A, D, E, thiếu chất khoáng,
muối ăn..;
- Do ăn quá nhiều tinh bột, giàu năng lượng, dẫn đến thỏ béo quá, tích lũy mỡ nhiều ở cơ quan
nội tạng và sinh dục, thỏ không động dục, hoặc không rụng trứng được;
- Do nuôi nhốt trong lồng quá chật chội, nhốt nơi ẩm thấp, tối tăm hoặc mùa hè nóng kéo dài,
mùa đông lạnh quá đều làm cho thỏ không động dục.
Nếu vô sinh do bệnh tật mà không điều trị được thì nên loại thải, nếu do môi trường, dinh dưỡng
thì cần khắc phục.
Sẩy thai: Có thể do một số bệnh nội khoa trong thời gian có thai như bệnh Listenose, tụ cầu
trùng, chướng hơi, đầy bụng, cảm nóng... Ngoài ra sẩy thai còn do tác động cơ học như khám

6


thai không đúng thao tác, thô bạo, làm thỏ sợ hãi đột ngột; hoặc do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng
không hợp lý như ăn phải chất độc, thiếu chất dinh dưỡng làm thai chết yểu. Những con nào sẩy

thai nhiều lần cần loại thải.
Ăn con: Có một số con mẹ đẻ xong ăn con, có khi ăn hết cả đàn con, đó là sự rối loạn sinh lý
sinh sản, chứ không phải bệnh lý. Khi thỏ đẻ, nhu cầu nước và khoáng lớn gấp 3-4 lần lúc bình
thường, đẻ xong mẹ thường liếm con cho khô, ăn nhau thai, nhưng do khát nước và thiếu chất
khoáng nên mẹ ăn luôn cả con. Nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời thì có thể thỏ mẹ trở
thành thói quen ở lứa đẻ sau, lúc đó phải loại thải.
Bới đàn con: Sau khi đẻ xong, đôi khi con mẹ lại vào ổ bới phân tán đàn con khắp ổ đẻ, nhiều
con bị xây xát da hoặc chấn thương ở đầu, mất chân, cụt tai, đuôi. Nguyên nhân do con mẹ bị ức
chế thần kinh, hung dữ, nhảy lồng lộn trong lồng cào bới ổ đẻ. Nếu con nào lặp lại lần thứ hai thì
cần loại thải.
Kỹ thuật nuôi thỏ thịt
Người mới nuôi thỏ, nên nuôi thỏ thịt dễ hơn nuôi thỏ sinh sản. Lý do chính là kỹ thuật đơn giản,
công đoạn chăn nuôi ngắn, chỉ 60 – 80 ngày đã kết thúc một lứa nuôi ngắn, chỉ 60 – 80 ngày đã
kết thúc một lứa nuôi và có thu hoạch. Quy mô và vốn đầu tư lên từ nhỏ đến lớn, tuỳ điều kiện
từng gia đình. Nuôi để cải thiện dinh dưỡng trong gia đình.
Thỏ nuôi vỗ béo ăn thịt là loại thỏ: không dùng để nuôi sinh sản (thỏ sau khi chọn giống là thỏ
đực thừa, thỏ cái xấu không đạt tiêu chuẩn giống, thỏ đang sinh sản hoặc hết thời kỳ sử dụng bị
loại thải).
Kỹ thuật nuôi thỏ thịt có 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: (từ 30 đến 70 ngày tuổi) đây là giai đoạn thỏ
sau cai sữa. Thời gian này thỏ đực, cái vẫn nhốt chung lồng, chuồng. Thỏ nội lúc cai sữa có trọng
lượng 200 – 300 g. Thỏ lai với thỏ ngoại có trọng lượng 350 – 500 g.
Ở giai đoạn này thỏ không được bú mẹ, phải thích ứng hoàn toàn với thức ăn mới (thức ăn thô
xanh, thức ăn tinh...), cuộc sống hoàn toàn tự lập, bị tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường
sống. Vì vậy, giai đoạn này cho thỏ ăn phải dùng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, có hàm lượng
đạm cao, nhiều Vitamin A, B, C. Không cho ăn nhiều tinh bột (cơm, ngô, gạo, khoai sắn khô).
Nên cho ăn các loại lá cây, loại cây cỏ như lá dâu, lá sắn, lá keo đậu, lá đậu đỗ, lá cúc tần, cỏ
stylô... Những loại thức ăn này giúp cho thỏ sinh trưởng, phát triển hoàn thiện cơ thể. Không cho
ăn thức ăn làm cho thỏ béo sớm như: gạo, thóc, ngô... chỉ cho ăn thêm thức ăn hỗn hợp tinh bột
với tỷ lệ đúng mức (10 – 15 g/con/ngày) hoặc 5 – 10 g cám gạo loại 1, các loại hạt đậu đỗ phế
phụ phẩm. Giai đoạn này cho ăn uống tuỳ tiện, sai kỹ thuật thỏ sẽ chết tỷ lệ cao do tiêu chảy,

nhiễm bệnh cầu trùng, sán lá gan, Ecoli... từ thức ăn, nước uống...
Giai đoạn 2: (từ 70 ngày tuổi đến 100 ngày tuổi) là giai đoạn thỏ nhỡ. Thời gian này thỏ nuôi vỗ
béo thịt tách nuôi riêng không nhốt chung, hầ hết thỏ đực không chọn làm giống, thỏ cái xấu,
không đủ tiêu chuẩn cũng loại nuôi thịt.
Giai đoạn 1 và giai đoạn 2 cần cung cấp thức ăn giàu Prôtein (đạm), giàu Vitamin để thỏ phát
triển chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Phát triển các tế bào cơ, xương, các cơ quan nội tạng. Nuôi
tốt – đúng kỹ thuật, trọng lượng cuối giai đoạn sẽ đạt 1.600 – 1.900 g/con.
Giai đoạn này chưa cần tăng thức ăn có hàm lượng bột đường cao (khoai sắn khô, cơm cháy, bột
ngô...) cho ăn như vậy sẽ lãng phí, giá thành cao, cũng không phù hợp tiêu hóa của thỏ. Khẩu
phần thức ăn của thỏ khối lượng lớn vẫn là lá cây, các loại rau cỏ trồng và có trong tự nhiên. Chỉ
nuôi thỏ bằng rau, cỏ, lá cây thì năng suất thấp, tăng trọng chậm, nên thêm: khoai sắn khô, cám
gạo, bột ngô, khô lạc... với khối lượng ít nhưng bổ sung dinh dưỡng nhiều (1.000 g rau muống
đó có 12 g Prôtein, 1.000 g cỏ mật chỉ có 16 g Prôtein, còn 100 g bột đậu tương có tới 33,3 g
Prôtein, 100 g cám gạo có 9,2 g Prôtein...) tăng trọng nhanh, thời gian xuất chuồng đúng tuổi.

7


Giai đoạn 3: (từ 100 đến 120 ngày tuổi) là giai đoạn vỗ béo thỏ. Nuôi giai đoạn này ăn theo tỷ lệ
1/9 – 10 (tinh/thô xanh) tính theo khối lượng khẩu phần. Thức ăn tinh là: cám, ngô, gạo, cơm
cháy, thức ăn hỗn hợp tinh ... có hàm lượng bột đường cao, thỏ sẽ béo nhanh, trên cơ sở đã phát
triển đầy đủ chiều dài, rộng.
Chú ý: cả 3 giai đoạn thứ tự cho ăn, uống như sau:Đầu giờ sáng cho thỏ uống nước (nếu không
có hệ thống uống nước tự động); sau đó cho ăn thức ăn hỗn hợp tinh, phế phụ phẩm nông
nghiệp, công nghiệp thực phẩm. Cuối buổi sáng cho ăn thức ăn thô xanh. Buổi chiều cho ăn thức
ăn củ quả (khoai, sắn tươi, bí đỏ, su su...). Cuối buổi chiều cho ăn thức ăn xanh, thô khô (cỏ khô,
rơm khô...) thức ăn thô xanh cho ăn ban đêm nhiều gấp 2 – 2,5 lần ban ngày (2/3 khối lượng
khẩu phần rau, cỏ, lá cây). Ban đêm tuyệt đối không cho ăn thức ăn tinh (chuột vào ăn và cắn
chết thỏ). Cần cho thỏ uống nước đầy đủ, thiếu nước, thỏ không béo hoặc sẽ chậm béo. Thời
gian này giảm bớt ánh sáng chiều vào lồng, chuồng tạo không gian yên tĩnh cho thỏ nghỉ ngơi,

ngủ, ít hoạt động. Trước khi xuất chuồng giết thịt 7 – 8 ngày thì giảm cho ăn rau cỏ, lá cây (thức
ăn thô xanh, thô khô) chất lượng thịt tốt và ngon.
Thức ăn phải sạch sẽ, không dính đất, cát, không vàng úa, không mục, mốc... nước uống phải là
nước sạch (nước giếng khoan, nước máy). Chuồng trại quét dọn hàng ngày, sau 1 lứa nuôi xuất
bán thịt phải tổng tẩy uế toàn bộ mới đưa thỏ mới vào nuôi.Khẩu phần thức ăn của thỏ nuôi thịt
trong 24 giờ (g/con)
Thức ăn rau, cỏ, lá cây phải có giá lưới hoặc bằng tre để gác, thỏ rút ăn, không vứt trực tiếp
xuống sàn lồng nuôi. Thức ăn tinh cho vào bát, chậu, gốm sành hoặc máng tre. Cuối ngày rửa
sạch, úp khô ráo, hôm sau lại dùng.
THỎ : chịu khó + kỹ lưỡng = thành công (P5)
Các bệnh của thỏ và cách chữa bệnh
1 .Bệnh tụ huyết trùng
Nguyên nhân: do vi trùng Pasteurella multocida gây ra , lây lan rất nhanh là bệnh nguy hiểm bật
nhất đối với thỏ .
Triệu chứng:
+ Chết nhanh , thời gian ngắn .
+ Ở dạng siêu cấp tính chỉ chết trong vài giờ .
+ Ở dạng cấp tính bệnh biểu hiện có sốt mạnh , mũi chảy nước nhày , ỉa chảy , thở khó , chết sau
2 – 5 ngày .
+ Ở dạng dưới cấp tính : bệnh tiến triển chậm , có nước nhày ở mũi , sưng cơ , có mủ trắng trên
cơ thể , nếu kéo dài sẽ dẫn đến chết thỏ .
Bệnh tích: phổi có nước mủ , ngực chứa chất nhày vàng , phổi xơ cứng , khí quản xuất huyết ,
tim gan xám lại , lách xưng to .
Phòng bệnh: vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thường xuyên : bằng các dung dịch : thuốc tẩy quần áo
, phênon 2 % .... ; ngoài ra có thể tiêm phòng vacxin .
Chữa bệnh: dùng kháng sinh để tiêm, cho uống , cho ăn : streptomixin, oreomixin ,
teramixin
...
2 . Bệnh cầu trùng
Nguyên nhân : do kí sinh trùng Eimeria ở ruột hoặc gan thỏ . Thỏ bị cảm nhiễm là do nước ,

thức ăn bị dính trứng cầu trùng , thỏ non ốm ngoài 16 ngày tuổi trở lên hay mắc bệnh vì lúc đó
thỏ bắt đầu ăn cỏ . Bệnh này phổ biến ở nứơc ta vì sự thiếu cẩn thận ở người chăn nuôi .
Trệu chứng : ở thỏ con - ỉa chảy do viêm ruột , con vật có thể chết trong vài ngày . Ở thỏ lớn –
kéo dài thành mãn tính , ỉa chảy táo bón chướng hơi , biếng ăn , có khi bị liệt 2 chân sau .

8


Bệnh tích : thành ruột mỏng tụ huyết , ruột non chứa đầy cầu trùng ( chấm trắng ) , gan teo ,
khoang bụng chứa nhiều nước .
Phòng bệnh : giữ vệ sinh không để phân dính vào thức ăn nước uống . Cần quan sát phân để
thấy trứng cầu trùng ( trắng nhỏ ) , nếu phát hiện quá nhiều cần tẩy uế chuồng trại .
Chữa bệnh : Quinacrin , nivakin , suhfaquinoxalin .....
3 . Bệnh ghẻ thỏ
Nguyên nhân : hay lây , truyền từ chụôt , sóc ... Ở nước ta bệnh này khá phổ biến thường xúât
hiện vào mùa hè , do kí sinh trùng Psoroptes hay notoedres.
Triệu chứng và bệnh tích : ngứa tai ở thỏ , lúc lắc đầu , có nhiều vảy trắng ở phía trong của
vành tai ở mũi , ở tứ chi , có thể chảy mũ trong tai . Chính các nguyên nhân trên làm cho thỏ
biếng ăn > gày > chết .
Phòng bệnh : cách ly thỏ ghẻ , không được đưa thỏ bên ngoài vào , tẩy uế chuồng trại bằng
crêzin hoặc nước sôi.
Chữa bệnh : lau vết thương bằng xà phòng , khi vẩy đã mềm thì nhẹ nhàng lấy ra , sau đó bôi
dung dịch benzoat benzin .
4 . Bệnh phó thương hàn
Nguyên nhân : do vi trùng salmonella gây
Triệu chứng: khó thở , ỉa chảy , thỏ cái dễ bị sãy thai , con vật có thể chết sau 3 – 20 ngày .
Bệnh tích : ruột non căng đỏ , ở ruột già có tụ máu , gan có màu vàng , lách sưng , thận chảy
máu
Phòng bệnh : cần tiêm vacxin , định kì tẩy trùng chuồng nuôi bằng focmon , xút , dung dịch 10
% clorua canxi

Chữa bệnh : tiêm furazolidon .
5 . Bệnh sán lá gan
Nguyên nhân : thường xảy ra ở vùng ẩm thấp , gây ra bởi sán fasciola hepatica .
Triệu chứng : thỏ gầy nhanh , tiều tụy , ỉa chảy , táo bón , vàng da
Bệnh tích : gan cứng , có những sợi trắng trên gan
Phòng bệnh : không cho thỏ ăn cỏ tươi , phải tẩy sán thường xuyên cho thỏ .
Chữa bệnh : dùng tetraclorua cacbon cho vào dạ dày thỏ bằng ống cao su .
6 . Bệnh viêm cata đường ruột
Nguyên nhân : thức ăn thỏ bị xấu , có độc tố , hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột , ăn không
đúng bữa , thức ăn bị chua mốc ,các bệnh cata chính có thể kể sau đây :
A . Cata chua Phân lỏng , màu xám lẫn màng nhày , bọt khí , lòng dạ dày có chất nhày trắng ,
ruột có màu hồng . Đìêu trị : xintominxin B . Cata chua có tích hơi Phân ra ít , lỏng , mềm , bụng
thỏ căng , ruột tích hơi , chảy máu . Điều trị : muối ăn tinh khiết 5 % tiêm tĩnh mạch , sau đó cho
uống xintominxinC . Cata kiềm Phân màu nâu , thối lõang , dạ dày ruột có lớp màng nhầy , thức
ăn trong dạ dày khô . Điều trị : cho uống ta-nin 1% hoặc xintominxin .D . Cata do cảm Phân lỏng
, vàng , nhầy , chảy mũi , ruột có máu . Điều trị : biomixin
7 . Bệnh còi xương
Nguyên nhân : thức ăn thiếu Vitamin D , khoáng Ca , P . Lưu ý : các thỏ nhốt dể bệnh .
Triệu chứng : Cong xương , có vết sưng ở chân , thỏ con mắc bệnh nhiều hơn .
Phòng bệnh : khẩu phần đủ Ca , P , cho thỏ chạy nhảy có ánh sáng .
Điều trị : bổ sung Vit (ở dầu cá ) , và canxi .
8 . Bệnh say nắng và cảm nóng
Nguyên nhân : do ánh nắng chiếu nhiều , chuồng chật , vào mùa hè ở nước ta thỏ cũng mắc bệnh
tương đối nhiều.
Triệu chứng : thở gấp , uể oải , mồm mũi chảy nứơc .

9


Phòng bệnh : che râm chuồng lúc nắng to , chuồng phải thông thóang .

Điều trị : đưa thỏ say nắng vào nơi râm , đắp khăn lạnh cho thỏ .
Chú ý : có 2 bệnh cần chích ngừa từ nhỏ cho thỏ :
1 . Bệnh u nhầy : do tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh hay do côn trùng mang . Bệnh gây chết rất
mau . Triệu chứng : chảy nước mắt sưng da đầu , viêm cơ quan sinh dục . Chủng liều đầu lúc 30
ngày , nhắc lại sau 10 tùân , 6 tháng .
2 . Bệnh bại huyết (MDH) :do côn trùng mang mầm bệnh . Triệu chứng : chảy máu mũi , hắt
hơi , chảy máu miệng , hậu môn ... Chủng ngừa lần đầu lúc 1,5 tháng ; nhắc lại sau 1 tháng , 6-12
thán.
( Nguồn: Viện Chăn nuôi VN)

10



×