Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.04 KB, 13 trang )

Tham khảo 1:
Danh lam thắng cảnh Vườn Quốc gia Cát Tiên
Vườn Quốc gia Cát Tiên được thành lập dựa trên cơ sở sáp nhập Khu rừng cấm
Nam Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên và Khu Bảo tồn tê giác Cát
Lộc, nằm trên địa bàn của 3 tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Lâm Đồng. Diện tích
khu vực trung tâm của vườn là 71.920 ha, trong đó, 39.627ha thuộc địa phận tỉnh
Đồng Nai, 27.850ha thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng và 4.443ha thuộc địa phận tỉnh
Bình Phước.
Vườn Quốc gia Cát Tiên là khu vực hiện bảo tồn được nhiều loại động, thực vật
quý hiếm; là vùng quan trọng để duy trì hệ sinh thái rừng thường xanh lá rộng môi trường sống duy nhất (hiện còn) của loài tê giác một sừng ở Việt Nam, khu vực
Đông Dương cũng như trên thế giới. Độ che phủ của rừng tự nhiên trong khu vực
này lên tới 80%, với hệ sinh thái đa dạng: rừng thường xanh ẩm, đồng cỏ và ngập
nước. Địa hình tự nhiên xen kẽ các bàu, đầm, suối, cộng với hơn 90km sông Đồng
Nai đã tạo nên cảnh quan đặc trưng cho vườn Cát Tiên, với những ghềnh, thác, các
khu đất ngập nước và bán ngập nước,... Những dấu tích về địa chất, địa mạo minh
chứng cho quá trình biến đổi của thiên nhiên ở khu vực này hàng triệu năm
trước. Hiện nay, Vườn Quốc gia Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển
thế giới ở Việt Nam, đã được UNESCO ghi danh. Theo số liệu thống kế, trong Vườn
Quốc gia Cát tiên có 1.610 loài thực vật và 1.568 loài động vật. Trong đó, 31 loài thực
vật và 84 loài động vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 50 loài chim được ưu tiên bảo
vệ ở mức độ toàn cầu và được ghi vào Sách Đỏ IUCN, 2008). Đặc biệt, có 3 loài và
phân loài thuộc đặc hữu của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong là chà
vá chân đen, tê giác một sừng Việt Nam và hoẵng Nam Bộ.
Phần lớn diện tích của Cát Tiên nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên
Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ, bao gồm các kiểu địa hình đặc trưng của
phần cuối dãy Trường sơn và địa hình vùng Đông Nam Bộ. Vườn có hệ sinh thái đất
ngập nước nội địa ven sông, một loại đất ngập nước rất độc đáo của Việt Nam và thế
giới; bao quanh đất ngập nước là rừng tự nhiên, bao gồm sông, suối, thác, ghềnh,
thung lũng, bàu, đầm lầy và các vùng bán ngập nước... Vườn Quốc gia Cát Tiên đã
được xếp hạng di tích quốc gia năm 1997. Trong khu vực Cát Tiên có nhiều địa điểm
cảnh quan đẹp, như thác Trời, thác Bến Cự, thác Dựng, thác Mỏ vẹt, thác Nơkrót Nơkrót... Một trong số những hệ sinh thái nổi bật ở đây là hệ thống sông và các


bàu. Sông Đồng Nai, có diện tích lưu vực là 40.800 km2; đoạn chảy qua Vườn Quốc
gia Cát Tiên dài khoảng 90km. Suối Đắc Lua dài khoảng 20 km, gom nước từ các bàu
ra sông. Bàu Sấu là bàu lớn nhất, có diện tích mặt là 92,63 ha. Trong bàu có khoảng
100 cá thể cá Sấu Xiêm. Khu vực này cũng là nơi sinh sống của loài cá lăng nổi tiếng.
Bàu Cá là hồ nước tự nhiên, có diện tích mặt nước 74,3 ha. Bàu Bèo có diện tích 23,92
ha. Xung quanh bàu được bao bọc bởi nhiều cây gỗ lớn... Trong khu vực Cát Tiên còn
có diện tích đồng cỏ khá rộng, nơi bảo tồn các loài thú lớn quý hiếm (bò tót, hoẵng),
được bảo vệ tốt, hầu như không có tác động của con người.


Về hệ thực vật của khu vực Cát Tiên: Nổi bật là rừng thường xanh lá rộng, với diện
tích 17.819 ha, nơi có các loài thực vật chủ yếu thuộc họ dầu, như dầu rái, dầu lông,...
cẩm lai Bà Rịa, cẩm lai, gõ, giáng hương,... và các loài gỗ lớn...; rừng thường xanh
nửa rụng lá có diện tích 5.097 ha, gồm những loài cây gỗ rụng lá vào mùa khô, như
bằng lăng ổi, râm,…, các loài cây gỗ lớn rụng lá và hồi lại vào mùa mưa; rừng cây gỗ
xen tre nứa có diện tích 14.361 ha...; rừng tre nứa thuần loại có diện tích 29.805 ha,
được hình thành dưới tác động của con người, với các loài tre Lồ Ô, mum, tre gai (la
ngà); thảm thực vật ngập nước và bán ngập nước có diện tích 3.516 ha, phân bố chủ
yếu ở vùng trung tâm khu vực Nam Cát Tiên.
Các dấu tích khảo cổ học cho thấy, trong khu vực này đã từng tồn tại một nền văn
hóa cổ. Trong lịch sử, khu vực Cát Tiên và vùng phụ cận là không gian cư trú của
nhiều dân tộc thiểu số: Mạ, Chơro, S’Tiêng, Mnông, Tày, Nùng, H'mông, Dao, Hoa,
Mường, Ê đê,… Các dân tộc này hiện còn bảo lưu nhiều sinh hoạt văn hóa, tín
ngưỡng, lễ hội đặc sắc, như lễ hiến tế trâu của người S’Tiêng và Mạ, lễ hội Sayangva
(Mừng lúa mới) của dân tộc Chơro, lễ mừng lúa mới của dân tộc S’Tiêng và
Mnông... và nhiều phong tục, tập quán, nghề thủ công cần được nghiên cứu, bảo tồn.
Các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện được 12 di chỉ khảo cổ học dạng gò (vốn là phế
tích những đền, tháp) trong khu vực Cát Tiên, cùng nhiều hiện vật, phế tích kiến
trúc khác. Tại di tích Gò 1, nằm trên “Đồi Khỉ” (cao khoảng 50m) đã phát hiện
được phế tích kiến trúc bằng gạch, gồm tháp thờ, tiền sảnh và kiến trúc ở hai bên

đường phía trước... Trong khu vực này cũng đã tìm được một tượng Ganesa, gạch,
đá, ngẫu tượng Linga - Yoni, Linga nhỏ bằng thạch anh đặt trên Yoni bằng đồng,
hai Linga bằng cuội sông với Yoni bằng gạch, Linga nhỏ bằng vàng,...
Từ góc độ bảo tồn di sản thiên nhiên và di sản văn hóa, có thể nhận thấy, vườn
Quốc gia Cát Tiên bao hàm các mặt giá trị cơ bản sau:
- Vườn Quốc gia Cát Tiên là một khu vực cảnh quan đẹp, còn duy trì được hệ sinh
thái ngập nước nhiệt đới, có hệ động, thực vật phong phú, với lịch sử địa chất hàng
trăm triệu năm. Mặt khác, tính đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Cát Tiên đã
được quốc tế công nhận và khẳng định (Khu Dự trữ sinh quyển thế giới - năm 2001;
Khu hệ đất ngập nước bàu Sấu được ghi tên vào danh sách Ramsar năm 2005). Đây
chính là cơ sở cho việc bảo tồn thiên nhiên và khai thác các giá trị cảnh quan để phát
triển du lịch, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
- Trong khu vực Vườn Quốc gia Cát tiên và vùng phụ cận đã phát hiện được nhiều di
chỉ, di tích khảo cổ, với niên đại khá sớm, trải dài nhiều thế kỷ. Từ kết quả nghiên
cứu khảo cổ học, bước đầu có thể khẳng định: trong khu vực này ít nhất đã từng tồn
tại một nền văn hóa hưng thịnh từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VII sau CN. Và, bộ
ngẫu tượng Linga và Yoni khai quật ở di khỉ khảo cổ Cát Tiên (Lâm Đồng) được
xem là có kích thước lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. Mặt khác, trong lịch sử, khu vực
Cát Tiên cũng là địa bàn sinh sống của nhiều tộc người bản địa, với truyền thống
văn hóa đa dạng, đặc trưng... Trong thời kỳ chống Pháp, Mỹ, nơi đây cũng từng là
căn cứ địa, chiến khu rất quan trọng.


- Ngoài ra, khu vực Cát Tiên còn là địa bàn luôn hấp dẫn các nhà nghiên cứu, khám
phá những bí ẩn về thế giới thiên nhiên và hệ sinh thái, là trường học thực tế quan
trọng trong việc nghiên cứu về hệ động, thực vật, địa chất, địa mạo cho học sinh,
sinh viên, các nhà nghiên cứu của Việt Nam và thế giới.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ đặc biệt của di tích, Thủ
tướng Chính phủ đã quyết định công nhận Vườn Quốc gia Cát Tiên là Di tích quốc
gia đặc biệt (Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 27/9/2012).

Cao Quý (Theo Hồ sơ tư liệu lưu tại Cục Di sản văn hóa)


Tham khảo 2:
Vườn quốc gia Cát Tiên
Vị trí Vườn quốc gia Cát Tiên Vị trí Vườn quốc gia Cát Tiên
Vị trí tại Việt Nam
Vị trí Đông Nam Bộ, Việt Nam
Tọa độ

11°34′30″B 107°22′0″ĐTọa độ: 11°34′30″B 107°22′0″Đ

Diện tích 719,20 km² (Đồng Nai: 392,67 km², Lâm Đồng: 278,50 km², Bình
Phước: 44,43 km²)
Thành lập

1992

Cơ quan quản lý

BNNPTNT Việt Nam

Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5 huyện
Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình
Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Đặc trưng của vườn
quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới. Được thành lập theo quyết định số
01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập
theo quyết định số 360/TTg, ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng chính phủ) và
khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 194/CT,

ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Vườn quốc gia Cát
Tiên nằm ở khu vực có toạ độ từ 11°20′50" tới 11°50′20" vĩ bắc, và từ 107°09′05"
tới 107°35′20" kinh đông, trên địa bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình
Phước với tổng diện tích là 71.920 ha. Hiện nay, VQG Cát Tiên là một trong những
khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam.
Các hợp phần[sửa
Phần nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lộc thường được gọi là khu vực Cát Lộc.
Khu vực này dành để bảo tồn loài tê giác. Phần trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu
thường được gọi là khu vực Nam Cát Tiên. Khu vực này có khoảng chục vùng đất
ngập nước như Bàu Sấu (rộng 5-7 hecta thuộc huyện Tân Phú), Bàu Chim (50-100
hecta), Bàu Cá, Bàu Đắc Lớ, Trảng Cò,... Bàu Sấu còn là tên gọi chung cho toàn bộ
các vùng đất ngập nước rộng khoảng 137,60 km² (trong đó 1,5 km² ngập nước
thường xuyên, 53,6 km² ngập nước theo mùa, và phần còn lại có độ cao tuyệt đối
không quá 125 m) ở Nam Cát Tiên. Phần trên địa bàn Bù Đăng thường được gọi là
Tây Cát Tiên.
Lịch sử


Năm 1978, Vườn quốc gia này được bảo tồn và được chia thành 2 khu vực: Nam
Cát Tiên và Tây Cát Tiên. Khu vực Cát Lộc phía bắc Cát Tiên cũng được bảo tồn
do ở đây có loài tê giác Java sinh sống. Chính nhờ loài tê giác đã làm khu bảo tồn
này được cộng đồng thế giới quan tâm. Tuy nhiên, ngày 25 tháng 10 năm 2011,
Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên và Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế công bố loài tê
giác Java đã chính thức tuyệt chủng tại Việt Nam[1]. Một cuốn hút khác của rừng
Cát Tiên là sự tồn tại của đàn bò tót khổng lồ nặng trên hàng tạ, với số lượng
khoảng 70-80 con, hiện cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do bị săn bắn trộm
và mất chỗ ở vì rừng bị chặt phá. Năm 1998, ba khu này được sáp nhập thành vườn
quốc gia. Thử nghiệm đa dạng sinh học gần đây nhất (2004) là việc thả 38 con cá
sấu gốc Thái Lan vào hồ Bầu Sấu ở giữa rừng. Phát hiện khảo cổ trong khu vực
giữa rừng này đang đặt ra dấu hỏi có một nền văn minh cổ đã tồn tại ở đây.

Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, khu vực này bị chất độc da cam của quân đội
Hoa Kỳ hủy hoại nặng nề. Những khu vực bị rải chất độc da cam ngày nay chỉ có
các loại tre, cỏ mọc, không có các loại cây lớn, cụ thể cho thấy số lượng thú rừng
trước và sau chiến tranh giảm đáng kể.[cần dẫn nguồn] Ngoài ra, các dân tộc sinh
sống quanh rừng đã đốt, phá rừng để làm nương rẫy gây ảnh hưởng không nhỏ đến
rừng.
Đa dạng sinh học
Khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông
trại. Động vật đặc trưng có: tê giác Java một sừng, voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu
ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai...Các loài chim của Cát Tiên cũng
phong phú đa dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn...Cát Tiên
là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, trong đó đặc biệt là loài tê
giác một sừng. Cư dân địa phương và người Trung Hoa tin rằng khả năng chữa
bệnh của sừng tê giác như thần dược và được mua bán với giá cao trên thị trường
(khoảng trên dưới 20.000 USD/sừng).
Ngoài lượng động vật phong phú, Cát Tiên còn là địa bàn của 62 loại lan.
Cát Tiên cũng được UNESCO công nhận là "Khu dự trữ sinh quyển thế giới"[3].
Ngày 4 tháng 8 năm 2005, Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận Hệ đất ngập
nước Bàu Sấu là Khu Ramsar thứ 1.499 của thế giới và thứ hai của Việt Nam[4] với
tổng diện tích là 13.759 ha (trong đó có 5.360 ha đất ngập nước theo mùa, 151ha
đất ngập nước quanh năm).
Thất bại đề cử di sản thế giới
Năm 2013, tại kỳ họp thứ 37 của Ủy ban Di sản thế giới tại Campuchia Vườn quốc
gia Cát Tiên từng được đưa ra bầu chọn là di sản thiên nhiên thế giới nhưng bị thất


bại (Hồ sơ Cát Tiên được các cơ quan tư vấn của UNESCO đặt ở mức N - Not
recommended for inscription, tức không được khuyến khích để ghi danh). Trước
đó, Cát Tiên ứng cử hồ sơ di sản theo tiêu chí X về đa dạng sinh học.



Tham khảo 3:
Vườn quốc gia Cát Tiên
Vườn quốc gia Cát Tiên nằm ở Đông Nam Bộ, Việt Nam là một khu bảo tồn thiên
nhiên nằm trên địa bàn 5 huyện của Việt Nam gồm Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai),
Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí
Minh 150 km về phía bắc. Vườn Quốc gia Cát Tiên là một trong 6 khu dự trữ sinh
quyển được UNESCO công nhận của Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này
là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới.
Tổng quan
Lịch sử
Ngày 13/01/1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 08-CT thành lập
Vườn Quốc gia Cát Tiên.
Ngày 10/11/2001, Cát Tiên được Uỷ ban UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh
quyển thứ 411 của thế giới và là khu dữ trữ sinh quyển thứ 2 của Việt Nam.
Ngày 04/08/2005 Ban Thư ký Công ước Ramsar đã công nhận hệ đất ngập nước
Bàu Sấu vào danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng 499 của quốc tế.
Văn hóa
Cát Tiên có 2 cộng đồng dân tộc bản địa là Mạ và Stiêng với những nét sinh hoạt
còn đậm tính truyền thống, nhiều nét văn hoá đặc trưng như: lễ hội đâm trâu, những
truyện cổ, truyền thuyết, huyền thoại độc đáo, những nhạc cụ gắn liền với đời sống
văn hoá và tâm linh như: bộ cồng chiêng, trống, khèn bầu, tù và, sáo trúc 3 lỗ gắn
vào trái bầu khô.
Di chỉ khảo cổ học Cát Tiên được phát năm 1985, những di chỉ được khai quật thể
hiện những thành phần kiến trúc của đền thờ Ấn Độ giáo như đền tháp, mộ tháp…
cùng những hiện vật kim loại bằng vàng, đồng chạm khắc tinh vi các hình Nam
Thần, Nữ Thần, Thần Silva, bò, voi…, những hộp k’lon để đựng tro xương hoả
táng của người theo đạo Bà La Môn. Những hiện vật bằng gốm, bằng đá mà đặc
biệt là bộ ngẫu tượng Linga - Yoni.
Cảnh quan

Cát Tiên có nhiều kiểu địa hình xen kẽ các bàu, đầm, các hệ suối, cộng với hơn 90
km chiều dài sông Đồng Nai đã tạo nên những cảnh quan đặc trưng với những
ghềnh thác, các khu đất ngập nước và bán ngập nước... Đặc biệt là khu vực Bàu
Sấu là 1 trong 5 khu RAMSAR tại Việt Nam.


Hệ động và thực vật
Hệ động vật có những nét đặc trưng của khu hệ động vật vùng bình nguyên Đông
Trường Sơn, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên. Động vật đặc trưng có: tê giác
Java một sừng, voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai,
báo gấm, nai... Các loài chim của Cát Tiên như: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng,
chim mỏ sừng lớn...
Khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông
trại. Hệ thực vật đặc trưng là các kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
với thành phần các loài cây gỗ. Cát Tiên có 5 kiểu rừng: rừng lá rộng thường xanh;
rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá; rừng hỗn giao gỗ, tre nứa; rừng tre nứa
thuần loại; và thảm thực vật đất ngập nước.
Khí hậu
Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa: từ tháng 5
đến tháng 10. Tháng có lượng mưa cao nhất 7,8, 9. Mùa khô: tháng 11 đến tháng 04
năm sau. Tháng khô nhất là tháng 2, 3
Nhiệt độ trung bình năm: 25,40C; Nhiệt độ cực đại 30,80C; Nhiệt độ cực tiểu
21,30C.
Lượng mưa trung bình năm: 2.185,6mm; Lượng mưa lớn nhất 2.894mm
Độ ẩm trung bình 83,6%; Độ ẩm thấp nhất 56,2%


Tham khảo 4:
Bài viết về Vườn Quốc Gia Cát Tiên
Cát Tiên là tên gọi một vùng đất nằm gọn trong đoạn uốn khúc của sông Ðồng Nai,

thuộc địa phận của ba tỉnh Ðồng Nai, Bình Phước và Lâm Ðồng.
Tục truyền, nơi đây có nàng tiên thường xuống hạ giới để vui đùa và tận hưởng
dòng nước trong mát, nên được gọi là "Nam Cát Tiên". Ðây là công trình khảo cổ
có giá trị văn hoá, lịch sử và tín ngưỡng lớn để có thể xác định được sự tồn tại,
nguồn gốc của một vương quốc đã bị lãng quên hơn 1.300 năm.
Vườn Quốc gia Cát Tiên có tổng diện tích là 70.548ha, trong đó phần diện tích
thuộc Đồng Nai: 39.108ha; phần diện tích thuộc tỉnh Lâm Đồng: 26.969ha; phần
diện tích thuộc tỉnh Bình Phước: 4.469ha. Trụ sở Vườn Quốc gia Cát Tiên đặt tại
huyện Tân Phú, Ðồng Nai.
Khu vườn có cảnh thiên nhiên đa dạng: vừa có đồi, vừa có bãi ven sông, vừa có
các trảng rộng lớn bằng phẳng, lại có các dòng chảy dốc. Vào mùa mưa các dòng
suối hiền lành trở thành các dòng thác, nước đổ trắng xoá trên các triền đá lớn.
Nhiều đoạn thác quanh co, lượn khúc tạo ra những bãi cát vàng rộng như các bãi
tắm tự nhiên.
Giữa dòng sông rộng lớn nổi lên các hòn đảo chạy dài theo con nước. Trên đảo, cây
cổ thụ mọc xen với đám cỏ rộng có thể làm nơi cắm trại, đốt lửa đêm lý tưởng. Dọc
ven sông, theo lộ chính về phía tay trái là toàn bộ các kiểu rừng già, hỗn giao của
các loại cây gỗ quý: gõ, giáng hương, trắc, cẩm lai, gụ... Bên phải của con đường
rừng là thác trời, một ghềnh thác kỳ thú nhất của Cát Tiên. Tiếp tục băng rừng, qua
các thung lũng sâu sẽ đến Bàu Sấu, nơi chứa nước rộng nhất, nằm ở khu trung tâm
của Vườn Quốc gia Cát Tiên. Lòng bàu chứa nhiều loại cá, đặc biệt có cả cá sấu
nước ngọt. Ven bàu là nơi tập hợp của nhiều đàn chim lớn như công, trĩ, gà lôi, sếu,
giang, mòng, két, le le, cù đen...
Cát Tiên không những có cảnh quan ngoạn mục, lại nằm trong khu vực chuyển tiếp
của khí hậu miền núi và đồng bằng nên Cát Tiên có khí hậu độc đáo. Địa hình có
sông suối bao bọc làm cho khu rừng già vừa được giữ nguyên vẹn, vừa trở thành
nơi qui tụ hầu hết các kiểu rừng đồng bằng Nam Bộ. Ðây là khu rừng nguyên sinh
tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp. Rừng có nhiều cây cổ thụ
như bằng lăng, gỗ đỏ. Hệ thực vật có hơn 1.362 loài thực vật bậc cao, hơn 440 loài
cây gỗ quý, hàng trăm loại cây dược liệu, 133 loài hoa phong lan...

Về động vật có 62 loài thú, 121 loài chim, có những loài chim quý hiếm như trĩ
lông đỏ, cò quắm xanh, tê giác một sừng, voi...


Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một đền thờ vật linh thuộc nền văn hoá Phù Nam
trên đỉnh ngọn đồi A1 (xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Ðồng) tại khu
vực đầu nguồn sông Ðồng Nai. Ðó là khu đền thờ được xây bằng gạch thô, bệ,
khung diềm cửa, cột trụ bằng đá xanh granit chạm trổ hoa văn, các Linga bằng
vàng hoặc bằng vàng bịt bạc, một Linga - Yoni cao 2,1m, đường kính 0,7m bằng đá
xanh mài bóng, lớn nhất Ðông Nam Á cùng hơn một trăm miếng vàng có chạm
hình mô tả cảnh sinh hoạt thời đó: các vũ nữ, chiến binh, voi, bò, hoa sen...
Vườn Quốc gia Cát Tiên cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 150km theo quốc lộ 20.
Cát Tiên là một điểm du lịch sinh thái và văn hoá hấp dẫn của vùng miền Ðông
Nam Bộ với nhiều loại hình du lịch như đi bộ, quan sát chim thú, cắm trại, du
thuyền, du lịch mạo hiểm...


Tham khảo 5:
Vườn Quốc gia Cát Tiên
Vườn quốc gia Cát Tiên là một trong những vườn Quốc gia lớn nhất ở Việt Nam
với tổng diện tích là 71.350ha, nằm trên địa bàn 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và
Bình Phước; có cảnh thiên nhiên đa dạng: vừa có đồi, vừa có bãi ven sông, vừa có
các trảng rộng lớn bằng phẳng, lại có các dòng chảy dốc. Vào mùa mưa các dòng
suối hiền lành trở thành các dòng thác, nước đổ trắng xoá trên các triền đá lớn.
Nhiều đoạn thác quanh co, lượn khúc tạo ra những bãi cát vàng rộng như các bãi
tắm tự nhiên. Giữa dòng sông rộng lớn nổi lên các hòn đảo chạy dài theo con nước.
Trên đảo, cây cổ thụ mọc xen với đám cỏ rộng có thể làm nơi cắm trại, đốt lửa đêm
lý tưởng. Dọc ven sông, theo lộ chính về phía tay trái là toàn bộ các kiểu rừng già,
hỗn giao của các loại cây gỗ quý: gõ, giáng hương, trắc, cẩm lai, gụ... Bên phải của
con đường rừng là thác trời, một ghềnh thác kỳ thú nhất của Cát Tiên. Tiếp tục

băng rừng, qua các thung lũng sâu sẽ đến Bàu Sấu, nơi chứa nước rộng nhất, nằm ở
khu trung tâm của Vườn Quốc gia Cát Tiên. Lòng bàu chứa nhiều loại cá, đặc biệt
có cả cá sấu nước ngọt. Ven bàu là nơi tập hợp của nhiều đàn chim lớn như công,
trĩ, gà lôi, sếu, giang, mòng, két, le le, cù đen...
Cát Tiên không những có cảnh quan ngoạn mục, lại nằm trong khu vực chuyển
tiếp của khí hậu miền núi và đồng bằng nên Cát Tiên có khí hậu độc đáo. Địa hình
có sông suối bao bọc làm cho khu rừng già vừa được giữ nguyên vẹn, vừa trở thành
nơi qui tụ hầu hết các kiểu rừng đồng bằng Nam Bộ. Ðây là khu rừng nguyên sinh
tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp.
Hệ thực vật
Hiện đã thống kê được 1610 loài đặc trưng cho hệ thực vật miền Đông Nam bộ
Việt Nam, với nhiều loài cây gỗ ưu thế họ Sao Dầu, họ Tử Vi, họ Đậu. Ở đây, còn
nhiều loại thực vật quý hiếm như: Gõ Đỏ, Cẩm Lai, Giáng Hương…
Hệ động vật
Cát Tiên có 113 loài thú, 351 loài chim, 159 loài cá nước ngọt, 109 loài bò sát, 41
loài lưỡng cư và 450 loài bướm. Trong đó, tê giác 1 sừng Việt Nam là loài thú cổ có
nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Hiện chúng chỉ còn duy nhất ở Cát Tiên với
khoảng 3-5 cá thể.


Ngày 13/01/1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra quyết
định số 08-CT thành lập Vườn Quốc gia Cát Tiên.
Ngày 16/02/1998 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 38/1998/QĐTTg chuyển giao Vườn quốc gia Cát Tiên cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn quản lý .
Ngày 10/11/2001, Vườn Quốc gia Cát Tiên được Uỷ ban UNESCO công
nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới và là khu dữ trữ sinh quyển thứ
2 của Việt Nam.
Ngày 04/08/2005 Ban Thư ký Công ước Ramsar đã công nhận hệ đất ngập
nước Bàu Sấu vào danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng 499 của
quốc tế.





×