Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

tóm tắt kt u7d BÀI GIỮA kỳ TFP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.54 KB, 8 trang )

BÀI GIỮA KỲ MÔN KINH TẾ HỌC
ỨNG DỤNG
ĐỀ TÀI TÓM TẮT “TẦM QUAN TRỌNG CỦA
VỐN VÀ NHÂN TỐ NĂNG SUẤT TỔNG HỢP
(TFP) ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ”
HOW IMPORTANT ARE CAPITAL AND TOTAL FACTOR PRODUCTIVITY FOR
ECONOMIC GROWTH?
Tác giả: SCOTT L. BAIER, GERALD P. DWYER JR., and ROBERT TAMURA

GV: PHẠM KHÁNH NAM
HỌC VIÊN: NGUYỄN THỊ XUÂN TRANG
LỚP: KTPT K25
MSSV: 7701251040A

1


1. Mục tiêu của bài nghiên cứu
Chúng ta xem xét tầm quan trọng tương đối của sự tăng trưởng vốn vật chất, vốn con
người và sự tăng trưởng của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đối với tăng trưởng sản
lượng đầu ra.
Bao nhiêu sự tăng trưởng sản lượng đầu người liên quan tới tăng trưởng vốn vật chất và
vốn con người trên mỗi lao động, và bao nhiêu là do công nghệ, thay đổi thể chế, và các
yếu tố khác?
2. Nguồn dữ liệu bài nghiên cứu
Mẫu bao gồm 145 quốc gia kéo dài hơn 100 năm trên 23 quốc gia, nhóm tác giả sử
dụng dữ liệu tổng hợp từ nhiều bộ dữ liệu khác nhau, Cụ thể:
Nguồn dữ liệu chính của tác giả là dữ liệu cấp ba của B. R. Mitchell, Thống kê
Lịch sử Quốc tế (1998a, 1998b, 1998c). Mitchell cung cấp số liệu về thu nhập, lực lượng
lao động, dân số, sự phân chia nhân khẩu học của dân số theo nhóm tuổi, tỷ lệ đầu tư, và
số lượng người đi học. Các tác giả cập nhật dữ liệu đến những năm gần đây và bổ sung


chúng bằng dữ liệu từ Maddison (1995), Summers và Heston (2000), và Báo cáo Phát
triển Thế giới 2002 (Ngân hàng Thế giới 2001). Những dữ liệu này được sử dụng để tính
toán cho mỗi sản lượng bình quân đầu người năm 1985 tính theo đôla Mỹ, vốn vật chất
mỗi lao động năm 1985 theo đôla Mỹ, và mức giáo dục trung bình và kinh nghiệm có
được của người lao động.
Các quốc gia trong dữ liệu bao gồm 98% dân số thế giới năm 2000 (Ngân hàng
Thế giới 2004). Đối với mỗi quốc gia, tác giả tính toán sản lượng đầu ra mỗi lao động,
vốn vật chất và vốn con người trên mỗi lao động. Trong bài nghiên cứu, các tác giả tóm
tắt những phát hiện kết quả theo khu vực bên cạnh báo cáo kết quả cho mỗi quốc gia.
Mỗi nước trong số 145 quốc gia được chia thành một trong chín nhóm khu vực, theo các
tiêu chí cơ bản là sự gần gũi về địa lý và dữ liệu sẵn có trong thời điểm tương tự.
3. Cấu trúc của bài viết
Phần đầu tiên thảo luận ngắn gọn logic của tính toán và nền tảng phân tích các dữ
liệu mới của nhóm tác giả. Phần thứ hai trình bày các phân tích về tỷ lệ tăng trưởng trung
bình. Phần thứ ba trình bày phân tích của các tác giả về các biến phân tích giữa các quốc
gia trong đó có kiểm tra tính nhạy của việc phân tích để lựa chọn khoảng thời gian. Cuối
cùng là kết luận.

2


4. Các biến phân tích
Giả định rằng mối quan hệ giữa sản lượng và các nguồn lực có thể được tóm tắt
bằng một hàm sản xuất tổng hợp sau
Y(t) = A(t)F(K(t),H(t)),

(1)

Trong đó Y (t), K (t) và H (t) là sản lượng, vốn vật chất, vốn con người tại t, và các tham
số A(t) đại diện cho mức độ kỹ thuật công nghệ, TFP, tại t.

-

Sản lượng mỗi lao động

Dữ liệu Mitchell (1998a, 1998b, 1998c) cung cấp cả thu nhập danh nghĩa và thu nhập
thực cho mỗi người đến năm 1992. Tác giả sử dụng các năm trùng lặp với bộ dữ liệu
Summers và Heston để tính tỷ giá hối đoái thực giữa các đồng tiền mỗi quốc gia và các
giá trị Summers và Heston (1991) năm 1985 theo đô la Mỹ. Sau đó áp dụng tỷ giá hối
đoái thực này qua thời gian. Đối với thu nhập năm 2000, tác giả sử dụng các giá trị trong
Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2002 (Ngân hàng Thế giới năm 2001) và chuyển các giá
trị này sang đô la Mỹ năm 1985 bằng cách sử dụng chỉ số GDP giảm phát của Mỹ.
Phân tích của bài nghiên cứu tập trung vào tỷ lệ tăng trưởng của đầu ra và đầu vào liên
quan đến lực lượng lao động thay vì đầu ra cho mỗi người dân. Sản lượng bình quân lao
động là trung bình có trọng số của sản lượng của các nước này trên mỗi lao động. Khi dữ
liệu không có sẵn cho một năm cụ thể cho tất cả các nước, tác giả sử dụng sản lượng đầu
ra trên mỗi lao động trong những năm xung quanh để nội suy dữ liệu.
-

Vốn vật chất trên mỗi lao động

Tác giả sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để tính toán nguồn vốn trên mỗi lao
động. Để chuyển đổi tỷ lệ đầu tư danh nghĩa của dữ liệu Mitchell thành tỷ lệ đầu tư tương
đương sức mua (PPP), tác giả đã điều chỉnh tỷ lệ đầu tư của Summers và Heston về tỷ lệ
đầu tư danh nghĩa, GDP thực bình quân, sự tương tác của tỷ suất đầu tư danh nghĩa và
GDP bình quân đầu người. Từ những ước tính này, xây dựng tỷ lệ đầu tư PPP trong nhiều
năm mà không có dữ liệu của Summers và Heston. Tác giả tính toán các nguồn vốn vật
chất vào cuối mỗi thập kỷ bằng cách giả định rằng tỷ lệ đầu tư cho thu nhập tương đương
với giá trị trung bình nhiều năm có sẵn trong thập kỷ đó. Tỷ lệ khấu hao hàng năm là 7%,
và tỷ lệ tăng trưởng sản lượng mỗi năm được cho là không đổi giữa các quan sát.
-


Số năm đi học, kinh nghiệm và nguồn vốn con người trên mỗi lao động

Thướt đo về vốn con người trên mỗi lao động ở mỗi nước phản ánh cả trình độ trung bình
và số năm làm việc trung bình. Số năm đi học trung bình của một lao động được tính từ
3


việc nhập học trong các trường tiểu học, trung học và giáo dục đại học trong sự kết hợp
với sự phân bố độ tuổi của dân số. Các tác giả sử dụng sự phân bố tuổi của người dân để
ước tính sự phân bố tuổi của những người làm việc vì dữ liệu có sẵn không bao gồm sự
phân bố tuổi của lực lượng lao động. Bài viết cũng sử dụng cùng mức độ giáo dục cho cả
nam giới và nữ giới bởi vì không có số liệu theo từng giới tính.
Vốn con người trên mỗi lao động được tính từ giáo dục trung bình, Ed, và kinh nghiệm
trung bình, Ex. Vì không có số liệu tiền lương từng quốc gia nên để chuyển đổi từ trình
độ học vấn và kinh nghiệm sang nguồn nhân lực sẽ dựa trên các tham số ước lượng của
hồi quy thu nhập. Trong bốn năm đầu tiên đi học (tiểu học), mỗi năm đi học làm tăng
thêm 13,4% thu nhập; mỗi năm cho bốn năm đi học tiếp theo (trung học) làm tăng mức
lương 10,1%; và mỗi năm sau đó tăng lương theo tỷ lệ 6,8%.
-

Tăng trưởng TFP trên mỗi lao động

TFP không tăng đồng đều cho tất cả các vùng. Ngay cả đối với các nước phương Tây, tỷ
lệ tăng trưởng TFP trong nhiều thập kỷ là từ -1,24% mỗi năm giai đoạn 1910-1920 đến
1,98% mỗi năm giai đoạn 1940-1950. Một số khu vực khác có sự giảm TFP trong nhiều
năm. Việc suy giảm TFP lâu nhất là ở vùng hạ Sahara châu Phi, một khu vực có tốc độ
tăng trưởng TFP âm ở mức -1,82% mỗi năm trong 30 năm từ 1970- 2000.
5. Phương pháp đo lường TFP
a. Tăng trưởng kế toán (growth accounting)

Bao nhiêu tăng trưởng kinh tế gắn với tăng trưởng đầu vào tổng hợp - vốn vật chất và vốn
con người có trọng số và bao nhiêu liên quan tới tốc độ tăng trưởng của TFP?
Đối với tất cả các dữ liệu của bài nghiên cứu, tỷ lệ tăng trưởng sản lượng bình quân trên
mỗi lao động và TFP là 1,61% và 0,22% mỗi năm. Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng bình quân
và TFP là 1,72% và 0,58% mỗi năm cho các nước phương Tây, một tốc độ tăng trưởng
tương đối không đều của TFP với sự tăng trưởng của sản lượng bình quân mỗi lao động.
Đối với Hoa Kỳ, báo nghiên cứu ước tính tỷ lệ tăng trưởng sản lượng và TFP là 1,69% và
0,65% mỗi năm. Đối với tất cả các nước, 14% tăng trưởng sản lượng gắn liền với tăng
trưởng TFP. Đối với các nước phương Tây, 1/3 sản lượng tăng trưởng gắn liền với tăng
trưởng TFP. Hoa Kỳ, 39% tăng trưởng sản lượng là liên quan đến tăng trưởng TFP.
-

Ước tính tăng trưởng trung bình và tăng trưởng nhân tố năng suất tổng hợp TFP
cho vùng

Bảng 3 cho thấy trung bình có trọng số và không trọng số của dữ liệu cho 9 vùng và thế
giới. Trung bình không trọng số cho cùng một trọng số đối với nước nhỏ nhất (Guyana
4


với 254,000 lao động) và nước lớn nhất (Trung Quốc với 757 triệu lao động). Các tác giả
có số liệu về 16 của 145 quốc gia kể từ năm 1990 và 93 nước chỉ từ năm 1950. Tác giả
cũng có dữ liệu cho 23 quốc gia trong hơn 100 năm. Trung bình không trọng số cho ra
cùng một trọng lượng đối với 23 quốc gia có dữ liệu cho hơn 100 năm và 16 quốc gia có
dữ liệu trong 10 năm.
Tăng trưởng TFP là một phần khá quan trọng của tăng trưởng sản lượng bình quân lao
động, nhưng phần lớn nhất của tăng trưởng sản lượng bình quân lao động được cho là do
sự tăng trưởng của đầu vào tổng hợp mỗi lao động đối với cả các nước phương Tây, Nam
Âu, các nước NICs, và Bắc Phi. Phát hiện này phù hợp với kết quả của Jones (2002) chỉ
ra rằng đối với Hoa Kỳ, yếu tố tích lũy chiếm một tỷ lệ lớn trong tăng trưởng kinh tế.

Phần còn lại của thế giới, tăng trưởng TFP ít quan trọng hơn. Các trọng số là quan trọng
đối với trung bình của một số khu vực, có lẽ rõ ràng nhất là Mỹ Latinh, Trung Âu và
Đông Âu. Tỷ lệ tăng trưởng TFP trung bình không trọng số cho Mỹ Latinh là âm và trung
bình có trọng số là dương. Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng và TFP không trọng số đều âm
đối với Trung và Đông Âu và tỷ lệ tăng trưởng bình quân có trọng số là dương. Ở Mỹ
Latinh, các nước có tỷ lệ tăng trưởng TFP âm là rất nhỏ hoặc không đáng kể. Trung và
Đông Âu có một số lượng lớn của các quốc gia mới trong năm 1990 và trung bình không
trọng số bị ảnh hưởng đáng kể bởi các nước này. Tất cả các tỷ lệ tăng trưởng trung bình
có trọng số và không trọng số của các nước này, hầu hết trong số đó có dữ liệu mở rộng
ngược đến năm 1920 hoặc sớm hơn, là dương.
b. Phương pháp phân tích hồi quy (Regression Analysis Method) ước tính các
biến số qua các quốc gia
Mặc dù TFP không chiếm một tỷ lệ lớn trong tăng trưởng sản lượng bình quân trên mỗi
lao động, nhưng nó có thể giải thích được sự khác biệt giữa các quốc gia theo Klenow và
Rodriguez-Clare (1997a) và Easterly and Levine (2001).
Cách thông tin liên quan đến sự thay đổi của tốc độ tăng trưởng là gì? Đặt y là tỷ lệ tăng
trưởng sản lượng mỗi lao động, x là tỷ lệ tăng trưởng đầu vào tổng hợp mỗi lao động, x =
αk + (1 - α) h, và a là tỷ lệ tăng trưởng TFP. Theo định nghĩa,
Var(y) = Var (x) + 2Cov (x,a) +Var(a)
1 = [Var(x)/Var(y)] + [Var(a)/Var(y)] + 2

(4)
[SD(x)SD(a)/Var(y)]

(5)

Trong đó,
, một là sự tương quan của tốc độ tăng trưởng của x và a. Nếu sự tương
quan giữa tăng trưởng TFP và tăng trưởng đầu vào tổng hợp bằng không, phân số đầu
tiên sẽ là phương sai của tăng trưởng sản lượng do tính biến thiên của tăng trưởng đầu

5


vào tổng hợp và cũng là R2 của hồi quy tăng trưởng đầu ra trên tăng trưởng đầu vào tổng
hợp, Và phân số thứ hai sẽ là phân số của tăng trưởng sản lượng do sự tăng trưởng của
TFP. Trong ngắn hạn, phân tích bình phương nhỏ nhất sẽ được áp dụng với tăng trưởng
TFP trong vai trò của phần dư. Tổng quát hơn, phương pháp bình phương nhỏ nhất không
áp dụng vì sự tương quan của tăng trưởng TFP và tăng trưởng đầu vào tổng hợp không
phải là 0. Kết quả là, không thể ước tính duy nhất các phân số tăng trưởng đầu ra do tăng
trưởng đầu vào tổng hợp và tăng trưởng TFP thiếu một số giả thuyết khác về sự tương
quan giữa tăng trưởng đầu ra do tăng trưởng đầu vào tổng hợp và tăng trưởng TFP. Một
cách thức sẽ sử dụng là các phương sai tương đối và bỏ qua hiệp phương sai. Các phương
sai tương đối có thể lớn hơn 1 nếu sự tương quan của tăng trưởng đầu vào tổng hợp và
tăng trưởng TFP là âm.
Có một chiến thuật khác mang lại hai ước lượng thay thế của các phương sai tương đối.
Các ước tính này thay thế thuộc tính tất cả các sự tương quan của tăng trưởng đầu vào
tổng hợp và tăng trưởng TFP. Phân tích đầu tiên giả định rằng tất cả các thay đổi trong
tăng trưởng sản lượng được dự đoán trước do tăng trưởng đầu vào tổng hợp; phân tích
thứ hai giả định rằng tất cả các thay đổi trong tăng trưởng sản lượng là có thể dự đoán bởi
tăng trưởng TFP. Hay nói cách khác: Sự phân tích đầu tiên thừa nhận rằng mối tương
quan giữa tăng trưởng đầu vào tổng hợp và tăng trưởng TFP phản ánh những ảnh hưởng
không lường trước được của tăng trưởng đầu vào lên TFP; Phân tích thứ hai giả định rằng
sự tương quan giữa tăng trưởng đầu vào tổng hợp và tăng trưởng TFP phản ánh những
ảnh hưởng không được đo lường của tăng trưởng TFP đối với tăng trưởng đầu vào. Phân
tích này có thể được viết
(SD(x) + SD(a)

)2 /Var(y) + (1-

) Var(a)/Var(y) = 1


(6)

Phần đầu trong phương trình (6) là phân số của biến tăng trưởng sản lượng do biến tăng
trưởng đầu vào tổng hợp nếu tất cả sự tương quan của tăng trưởng đầu vào tổng hợp và
tăng trưởng TFP phản ánh tác động của tăng trưởng đầu vào tổng hợp. Phần hai là phân
số biến tăng trưởng sản lượng không phải do tăng trưởng đầu vào tổng hợp.
Phương sai tương đối cho tất cả dữ liệu
Bảng 4 trình bày các ước tính về tầm quan trọng tương đối của các đầu vào tổng
hợp và tăng trưởng TFP cho phương sai của tăng trưởng sản lượng trên các quốc gia. Sau
cột khu vực và số lượng của các nước, cột đầu tiên và thứ hai trong Bảng 4 cho thấy
phương sai của tăng trưởng đầu vào tổng hợp và tăng trưởng TFP tương đối so với tăng
trưởng sản lượng. Hai cột cuối cùng cho thấy hai ước lượng của tác giả về sự phân tích
của tăng trưởng sản lượng.
-

6


Đối với tất cả các nước, tăng trưởng đầu vào tổng hợp là tương đối không quan
trọng so với tăng trưởng TFP. Những ước tính này không cho thấy tầm quan trọng tương
đối của tăng trưởng TFP đối với tăng trưởng sản lượng bình quân lao động giữa các quốc
gia là hoàn toàn do sự phát triển của công nghệ. Thay vào đó, mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng
trưởng TFP âm và tầm quan trọng của TFP đối với phương sai của tăng trưởng sản lượng
trong một khu vực cho thấy sự phát triển khác như thay đổi thể chế, thay đổi pháp luật, và
các cuộc xung đột vũ trang là những nguyên nhân quan trọng trong lý do tại sao tính biến
thiên của tăng trưởng TFP là một phần rất quan trọng của sự khác biệt về kinh nghiệm
tăng trưởng trên thế giới.
- Phương sai tương đối cho các giai đoạn chung
Do dữ liệu bao gồm các giai đoạn khá khác nhau cho các quốc gia khác nhau nên tác

giả muốn kiểm tra xem cần có một khoảng thời gian bao lâu để rút ra được các kết luận
đáng tin cậy về tầm quan trọng tương đối của đầu vào tổng hợp và tăng trưởng TFP?
Bảng 5 trình bày ước lượng phương sai tương đối của tăng trưởng sản lượng tổng hợp với
tăng trưởng đầu vào tổng hợp và tăng trưởng TFP trong khoảng thời gian chung và cho
thấy những tác động của độ dài thời gian cho những ước tính. Tác giả bắt đầu với các
quốc gia có dữ liệu 100 năm kết thúc vào năm 2000 và liên tục cắt giảm 20 năm đầu của
giai đoạn cho đến khi tới năm 1980, tại thời điểm đó, tác giả cắt giảm 10 năm và tính toán
số liệu thống kê trong 10 năm qua, 1990-2000. Dữ liệu cho tất cả các nước kết thúc vào
năm 2000, và tất cả các giai đoạn trong Bảng 5 kết thúc vào năm 2000 để có khoảng thời
gian tương đối gần với mỗi quốc gia.
Đối với 25 quốc gia (có dữ liệu trong ít nhất 100 năm qua), tăng trưởng của đầu vào tổng
hợp cũng dường như là một phần quan trọng của phương sai tăng trưởng đầu ra. Tầm
quan trọng tương đối của sự tăng trưởng đầu vào tổng hợp và TFP thay đổi tương đối ít
như thời gian được rút ngắn và nhiều quốc gia đang gia tăng, ít nhất là cho đến khi bộ
quan sát được mở rộng để bao gồm 129 quốc gia với các dữ liệu trong ít nhất 20 năm
qua. Trong giai đoạn 1980-2000, tăng trưởng của đầu vào tổng hợp dường như là một
phần nhỏ của các phương sai tăng trưởng của đầu ra so với tăng trưởng TFP. Các ước
tính về tầm quan trọng tương đối của các phương sai tăng trưởng đầu vào tổng hợp và
tăng trưởng TFP chỉ ra rằng sự phân tách nói chung là không nhạy cảm với những
khoảng thời gian hay độ dài thời gian. Như kỳ vọng, phương sai của tăng trưởng TFP
giảm khi độ dài thời gian tăng lên. Phương sai của tăng trưởng sản lượng và tăng trưởng
đầu vào tổng hợp cũng giảm, với phương sai tương đối ít bị ảnh hưởng khi độ dài khoảng
thời gian được rút ngắn xuống còn 20 năm 1980-2000.

7


6. Kết luận chính
- Bộ dữ liệu mới bao gồm 145 quốc gia trong một khoảng thời gian dài cung cấp
bằng chứng cho thấy rất ít sự tăng trưởng sản lượng trung bình trên mỗi lao động trên

toàn thế giới là do tác động trực tiếp của tăng trưởng TFP: 14% cho tất cả các quốc gia.
Tuy nhiên, phản ánh đúng ở hầu khắp các nước, TFP chiếm khoảng 34% tăng trưởng sản
lượng bình quân mỗi lao động ở các nước phương Tây và 26% ở Nam châu Âu và các
NICs. Các khu vực khác thì tác động í t hơn, không đáng kể, và thậm chí tăng trưởng
TFP âm. Tỷ lệ tăng trưởng âm này là phù hợp do thay đổi về thể chế khác nhau và các
cuộc xung đột. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong thời gian dài, tốc độ tăng trưởng sản lượng
bình quân đầu người có liên quan đến sự tích lũy vốn vật chất, vốn con người và thay đổi
công nghệ.
- Phương sai của sự tăng trưởng đầu vào tổng hợp và TFP là tương đối quan trọng
đối với Tây Âu và Nam Âu. Đối với những vùng có tỷ lệ tăng trưởng TFP trung bình âm,
biến tăng trưởng TFP là quan trọng đáng kể hơn biến tăng trưởng đầu vào tổng hợp mỗi
lao động. Kết quả này phù hợp với các tỷ lệ tăng trưởng âm vì sự thay đổi thể chế ở một
số quốc gia có ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng của mỗi lao động ở quốc gia đó và các
cuộc xung đột vũ trang cũng liên quan đến nhưng không phải đối với tất cả các nước.
- Bài nghiên cứu cho thấy rằng phân tích tăng trưởng với khoảng thời gian ít hơn 40
năm có thể cho ra kết luận sai lầm. Một số phân tích dựa trên số liệu kéo dài 20 năm, từ
1980-2000 sẽ đưa ra kết luận hoàn toàn khác so với số liệu 40 năm, 1960-2000. Vì vậy,
giả định 20 năm là đủ dài để phân tích về tăng trưởng là sai, ít nhất là trong giai đoạn đặc
biệt này.

8



×