Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Ôn thi trắc nghiệm môn Địa lý lớp 12 đề số 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.14 KB, 5 trang )

SỞ GD&ĐT KHÁNH HÒA

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017

TRƯỜNG THPT KHÁNH SƠN

Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

(Đề thi có 04 trang)
Mã đề: 06

Câu
1. Trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia ở nước ta hiện nay là :
A. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ.
D. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Nam Định.
Câu 2. Trong diện tích lãnh thổ nước ta, đồi núi chiếm
A. 1/4.
C. 4/5.
C. 5/6.
D. 3/4.
Câu 3. Trục giao thông đường sắt quan trọng theo hướng Bắc - Nam là
A. Hà Nội - Lào Cai.
B. Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội - Thái Nguyên.
D. Hà Nội - Đồng Đăng.
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, vùng nào có diện tích đất phèn lớn nhất nước ta là
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.


C. Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị loại 1 của nước ta ?
A. Huế, Đà Lạt.
B. Đà Nẵng, Hải Phòng.
C. Cần Thơ, Huế.
D. Đà Lạt, Đà Nẵng.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng lúa trên 90% so với tổng
diện tích gieo trồng cây lương thực là
A. Nghệ An.
B. Bình Thuận.
C. Quảng Bình.
D. An Giang.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp Biên Hòa (Đông Nam Bộ)
không có các ngành chuyên môn hóa nào sau đây?
A. Cơ khí, hóa chất.
B. Luyện kim, cơ khí.
C. Dệt may, vật liệu xây dựng.
D. Chế biến thực phẩm, đóng tàu.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết các trung tâm nào sau đây ở vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam có giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng?
A. Tân An, Biên Hoà.
B. Tân An, Mỹ Tho
C. Tân An, Thủ Dầu Một. D. Tân An, Vũng
Tàu.
Câu 9. Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải
cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, đó là
A. lãnh hải.
B. tiếp giáp lãnh hải.
C. thềm lục địa.

D. nội thuỷ.
Câu 10. Khu du lịch biển Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn thuộc các tỉnh nào?
A. Quảng Ninh – Hải Phòng.
B. Hải Phòng- Ninh Bình.
C. Hải Phòng – Thái Bình.
D. Thái Bình – Hà Nam.
Câu 11. Vòng cung là hướng chính của
A. dãy Hoàng Liên Sơn.
B. các dãy núi Đông Bắc.
C. khối núi cực Nam Trung Bộ.
D. dãy Trường Sơn Bắc.
Câu 12. Tín phong bán cầu Bắc hoạt động ở nước ta chủ yếu theo hướng
A. Đông Bắc
B. Đông Nam
C. Tây Bắc
D. Tây Nam
Câu 13. Đặc điểm của quá trình đô thị hoá nước ta từ năm 1975 đến nay là
A. cơ sở hạ tầng kém phát triển, nếp sống đô thị văn minh.
B. nếp sống đô thị văn minh, số lao động thất nghiệp ít.
C. số lao động thất nghiệp ít, trình độ đô thị hóa thấp.
D. trình độ đô thị hóa còn thấp, dân số thành thị ngày càng tăng.
Câu 14. Địa hình tương đối thấp và phẳng, có mạng lưới kênh rạch chằng chịt là đặc điểm của
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 1 /4 Mã đề 06


C. các đồng bằng ở Bắc Trung Bộ.

D. các đồng bằng ở Duyên hải Nam Trung Bộ.


Câu 15. Cho biểu đồ:

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM PHÂN THEO PHƯƠNG TIỆN
ĐẾN
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
phân theo phương tiện đến qua các năm?
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ?
A. Tỉ trọng đường hàng không giảm.
B. Tỉ trọng của đường thủy tăng rất nhanh.
C. Tỉ trọng của đường bộ không tăng.
D. Tỉ trong đường bộ cao nhất.
Câu 16. Thuận lợi chủ yếu nhất của dân số đông đối với phát triển kinh tế nước ta là
A. nguồn lao động trẻ nhiều, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
B. lao động có trình độ cao nhiều, khả năng huy động lao động lớn.
C. số người phụ thuộc ít, số người trong độ tuổi lao động nhiều.
D. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 2005?
A. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
B. Tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
C. Tỉ trọng khu vực II tăng, khu vực I giảm, khu vực III chưa ổn định.
D. Khu vực I chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP theo ngành.
Câu 18. Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng, chủ yếu do
A. đẩy mạnh thâm canh.
B. đẩy mạnh quảng canh.
C. xen canh, tăng vụ.
D. mở rộng đất canh tác.
Câu 19. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến ngành chăn nuôi nước ta có tỉ trọng thấp trong giá trị sản xuất
của ngành nông nghiệp là
A. dịch bệnh hại gia súc, gia cầm đe doạ lan tràn trên diện rộng.

B. thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước còn hạn chế.
C. giống gia súc, gia cầm cho năng suất vẫn thấp.
D. cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa bảo đảm vững chắc.
Câu 20. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển khai thác hải sản ở nước ta là
A. hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều ô trũng ở đồng bằng.
B. có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn ven biển.
C. nguồn lợi hải sản phong phú, có nhiều ngư trường lớn.
D. dịch vụ thuỷ sản và cơ sở chế biến được mở rộng.
Câu 21. Vùng nào sau đây hiện có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước?
A. Tây Nguyên.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 22. Trung tâm du lịch quan trọng nhất ở BắcTrung Bộ là
A. Vinh.
B. Huế.
C. Hà Tĩnh.
D. Thanh Hóa.
Câu 23. Thế mạnh đặc biệt để phát triển công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Trang 2 /4 Mã đề 06


A. khoáng sản.
B. lâm sản.
C. thủy sản.
D. vị trí địa lí.
Câu 24. Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Bắc Trung Bộ thuận lợi hơn Duyên hải Nam Trung Bộ do có
A. lao động có trình độ kĩ thuật cao.
B. nhiều cửa sông, đầm phá ven bờ.
C. hai ngư trường trọng điểm.

D. cơ sở vật chất kĩ thuật nuôi trồng hiện đại.
Câu 25. Kim ngạch xuất khẩu nước ta tăng liên tục là nhờ
A. chất lượng lao động ngày càng tốt .
B. có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
C. mở rộng và đa dạng hóa thị trường.
D. kinh tế tăng trưởng mạnh
Câu 26. Yếu tố nào sau đây không được coi là nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp
nước ta?
A. Kĩ thuật, công nghệ.
B. Vốn.
C. Kinh nghiệm quản lí.
D. Vị trí địa lí.
Câu 27. Tổng đàn trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ lớn nhất cả nước nhờ có
A. khí hậu và nguồn thức ăn thích hợp.
B. nhiều cơ sở chế biến thức ăn gia súc.
C. người dân có kinh nghiệm nuôi trâu lâu đời.
D. tập quán sử dụng nhiều sức trâu để cày, cấy.
Câu 28. Đặc điểm nào sau đây không phải là thế mạnh nổi bật để phát triển kinh tế của Đồng bằng sông
Hồng?
A. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao.
B. Cơ sở hạ tầng khá hiện đại, hoàn chỉnh.
C. Khoáng sản chủ yếu là than nâu, vật liệu xây dựng. D. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
Câu 29. Cà phê là cây trồng số một của Tây Nguyên dựa vào thế mạnh tự nhiên chủ yếu nào sau đây?
A. Khí hậu mát mẽ trên các cao nguyên cao trên 1000m. B. Đất đỏ ba dan có diện tích lớn, màu mỡ.
C. Nguồn nước dồi dào trên các hệ thống sông.
D. Khí hậu phân hóa sâu sắc thành 2 mùa
mưa, khô.
Câu 30. Giải pháp quan trọng nhất để khai thác lãnh thổ theo chiếu sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là
A. trồng và bảo vệ rừng ngập mặn.
B. trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

C. đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
D. chú trọng phát triển thủy lợi.
Câu 31. Hạn chế lớn nhất trong sử dụng đất ở Đồng bằng sông Cửu Long không phải là
A. diện tích đất phèn, mặn lớn.
B. gia tăng xâm nhập mặn.
C. nhiều loại đất thiếu chất dinh dưỡng.
D. mùa lũ kéo dài.
Câu 32. Tỉ lệ lao động ở khu vực thành thị nước ta ngày càng tăng do
A. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa.
B. mức sống ở nông thôn quá thấp.
C. gia tăng tự nhiên cao ở khu vực thành thị.
D. cơ cấu kinh tế nông thôn chậm chuyển dịch.
Câu 33. Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015 (Đơn vị: Nghìn tấn)
Chia ra
Năm
Tổng số
Khai thác
Nuôi trồng
2005
3466,8
1987,9
1478,9
2010
5142,7
2414,4
2728,3
2013
6019,7
2803,8

3215,9
2015
6549,7
3036,4
3513,3
Căn cứ vào bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỷ trọng sản lượng thủy sản nước
ta trong giai đoạn 2005 - 2015?
A. Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng chậm hơn khai thác.
B. Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.
C. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.
D. Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn tổng sản lượng cả nước.
Câu 34. Hình thức tổ chức lãnh thổ nào sau đây không được xem tương đương với một khu CN ?
A. Khu chế xuất.
B. Khu công nghệ cao.
C. Khu công nghiệp tập trung.
D. Khu kinh tế mở.
Câu 35. Việc đẩy mạnh khai thác dầu khí sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ theo
hướng
A. thu hút lao động có trình độ cao.
C. ra đời các ngành công nghiệp, dịch vụ dầu khí.
B. xuất hiện ngày càng nhiều các khu chế xuất.
D. thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 36. Trong cơ cấu diện tích rừng của Bắc Trung Bộ, diện tích rừng phòng hộ chiếm tỷ trọng lớn nhất vì
A. địa hình dốc, ven biển có hiện tượng cát bay, cát chảy.
B. hiệu quả kinh tế của rừng phòng hộ rất cao.
C. cung cấp nhiều loại dược liệu quý.
D. tạo được nhiều việc làm cho người dân.
Trang 3 /4 Mã đề 06



Câu 37. Đặc điểm ngập lụt của Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Lũ lên nhanh, rút nhanh, cường độ lớn.
B. Lũ lên chậm, rút chậm, khá điều hòa.
C. Lũ lên nhanh, rút chậm, cường độ lớn.
D. Lũ lên chậm, rút nhanh, thất thường.
Câu 38. Sự phân hóa các điều kiện địa hình và đất trồng cho phép nước ta
A. đa dạng cơ cấu nông sản và hệ thống canh tác.
B. phát triển được các nông sản nhiệt đới.
C. phát triển hệ thống tưới tiêu thuận lợi.
D. khắc phục được tính mùa vụ trong nông
nghiệp.
Câu 39. Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ VIỆT NAM THỜI KÌ 2005 – 2015 (Đơn vị: Nghìn người)
Năm
2005
2007
2013
2015
Thành thị
22332
23746
28875
31132
Nông thôn
Tổng số dân

60060
60472
60885
60582

82392
84218
897560
91714
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn
2005 – 2015 là
A. miền.
B. tròn.
C. cột.
D. đường.
Câu 40. Cho biểu đồ:

Hãy cho biết biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành hoạt động.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu dịch vụ nước ta.
C. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành hoạt động.
D. Sự chuyển biến giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành hoạt động.

----------- HẾT ---------- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm
2009
đến năm 2016..

Trang 4 /4 Mã đề 06


HƯỚNG DẪN CHẤM MÃ ĐỀ 001
Câu
41
A

Câu
61
C

Câu
42
D
Câu
62
B

Câu
43
B
Câu
63
A

Câu
44
B
Câu
64
B

Câu
45
B
Câu
65

C

Câu
46
D
Câu
66
D

Câu
47
D
Câu
67
A

Câu
48
B
Câu
68
C

Câu
49
C
Câu
69
B


Câu
50
A
Câu
70
D

Câu
51
B
Câu
71
D

Câu
52
A
Câu
72
A

Câu
53
D
Câu
73
A

Câu
54

B
Câu
74
D

Câu
55
A
Câu
75
C

Câu
56
D
Câu
76
A

Câu
17
D
Câu
77
B

Câu
58
A
Câu

78
A

Câu
59
D
Câu
79
A

Câu
60
C
Câu
80
B

Trang 5 /4 Mã đề 06



×