Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

CHUYÊN ĐỀ:Tổng quan các nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng và ứng dụng rong nho (Caulerpa lentillifera) trong đời sống và nuôi trồng thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 21 trang )

3/31/2016

Tổng quan các nghiên cứu kỹ thuật
nuôi trồng và ứng dụng rong nho
(Caulerpa lentillifera) trong đời sống
và nuôi trồng thủy sản
NGUYỄN THỊ NGỌC ANH &CTV
BỘ MÔN KỸ THUẬT NUÔI HẢI SẢN
KHOA THỦY SẢN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Ngày 01 tháng 04 năm 2016

NỘI DUNG BÁO CÁO
1. Đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của
rong nho (Caulerpa lentillifera)
2. Tổng quan về ứng dụng rong nho trong đời sống
và nuôi trồng thủy sản
3. Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng và chu kỳ
bón phân hữu cơ lên tăng trưởng và chất lượng
rong nho,
4. Tổng quan các kỹ thuật nuôi trồng rong nho

1


3/31/2016

GIỚI THIỆU
 Rong nho (Caulerpa lentillifera) thuộc
ngành rong lục
 Phân bố: ĐNA, Nhật Bản (đảo


Okinawa), Philippines, Thái Bình Dương
 Nguồn gốc: Rong nho được di nhập từ
Okinawa, Nhật Bản năm 2004, nuôi trồng
thành công ở Khánh Hòa… năm 2007.
 Rong nho phân bố ở đảo Phú Quý
(Bình Thuận), kích thước nhỏ (1/3 -1/4
rong nho xuất xứ từ Nhật).
 Rong nho có giá trị dinh dưỡng cao
 Rau xanh cao cấp: mềm ,giòn, ngon
 Giá trị kinh tế: 100.000 đ/kg tươi, xuất
sang Nhật Bản: 60 – 70 USD/kg

Hình dạng rong nho nhập từ Nhật

Rong nho thu ở đảo Phú Quý

GIỚI THIỆU (tt)
 Rong nho là một thực phẩm bổ dưỡng
đã có mặt trên bàn ăn của gia đình rất
nhiều quốc gia trên thế giới
 Rong nho thích nghi và phát triển tốt
ở điều kiện khí hậu Việt Nam (Trung bộ
và Nam Trung Bộ, Nam Bộ)
 Rong nho có thể sống quanh năm
trong ao, đầm, bể xi măng, nơi vùng
triều ven biển có độ mặn cao và ổn định.
 Trong điều kiện nhiều diện tích ao
đầm nuôi trồng thủy sản bị dịch bệnh,
việc chuyển một phần diện tích nuôi tôm
không hiệu quả sang trồng rong nho

nhằm đa dạng các sản phẩm nuôi trồng.

2


3/31/2016

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RONG NHO
 Rong nho (Caulerpa lentilifera) là loài hẹp muối, độ
mặn thích hợp 30-35‰, <25 ‰: rong nho ngừng phát
triển, <20‰: rong nho sẽ chết.
 Nhiệt độ: 26-30oC, < 22oC rong nho: ngừng phát triển.
 Nhu cầu ánh sáng: thấp (10.000-20.000 lux)
 pH: thích hợp từ 7,7-8,3
 Nền đáy: Cát, cát bùn, bùn cát
 Vịnh ít sóng, nước trong (Độ trong >35 cm)

SINH TRƯỞNG
 Sinh trưởng rất nhanh trong môi
trường giàu dinh dưỡng: tăng 2 cm/ngày
 ĐK thí nghiệm: 1,5-2%/ngày,
 ĐK tự nhiên: > 2%/ngày
 Tỷ lệ thân đứng (có giá trị sử dụng)
trên toàn tản rong: 70-80%.
 Chiều dài thân đứng (phần có giá trị
sử dụng) đạt tiêu chuẩn thương mại có
chiều dài từ 5 cm trở lên.

3



3/31/2016

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG
• Rong nho chứa nhiều
vitamin A, C, khoáng đa và
vi lượng: iod, canxi, sắt.
• Chất alga alkane mannitol
trong RN là loại đường có
hàm lượng calo thấp,
• Protein thấp: chứa 20 axit
amin với 10 loại axit amin
thiết yếu
• Có nhiều axit béo thiết
yếu: DHA, EPA, ARA,…
• Hoạt chất sinh học
Caulerpin và Caulerpicin
• Hợp chất polyphenol: chất
chống oxy hóa,

stt

Chỉ tiêu

Hàm lượng

1

Độ ẩm


84%

2

Protein

7,4%

3

Lipid

1,2%

4

Carbohydrate

5

Ca

2,1%

6

Mg

1,2%


7

Vitamin A

0,52 mg/kg

8

Vitamin C

1,62 mg/kg

9

Iod

12,5%

19,08 mg/kg

Công dụng của rong nho đối với con người
• Phòng bệnh: thấp khớp và cao huyết áp, bệnh đường
ruột, tiểu đường, huyết áp, bướu cổ, thiếu máu , suy
dinh dưỡng,…
• Nhuận trường kháng khuẩn: hấp thụ kim loại độc
hại trong cơ thể và thải ra ngoài qua đường bài tiết.
• Chất Caulerpicin trong rong nho: kích thích ăn
ngon miệng, có tác dụng diệt khuẩn, chống béo phì…
• Làm đẹp: Chất Caulerparine giúp làm sạch các lỗ
chân lông và bề mặt da, chống lão hóa … loại mỹ phẩm

tự nhiên, làm đẹp da, và dùng làm nguyên liệu để
massage toàn thân rất hiệu quả.

4


3/31/2016

Ứng dụng rong nho trong nuôi trồng thủy sản
• Viện NCNTTS 2: Bổ sung rong nho vào
khẩu phần ăn cho cá chìa vôi giúp thành thục
nhanh và khả năng sinh sản tốt hơn,
• Chất chiết xuất rong nho: phòng bệnh đốm
trắng ở tôm bạc nghệ, P. indicus (Cruz-suarez,
et al., 2010).
• Nuôi kết hợp tôm Farfantepenaeus
californiensis với rong nho: tăng trưởng và
chất lượng nước tốt hơn so với đối chứng
(Portillo-Clark et al., 2012).
• Rong nho bổ sung vào thức ăn phối chế làm
chất kết dính cho tôm sú: tăng trưởng nhanh
hơn (Shapawi, et al., 2016).

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN ĐÁY
VÀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KHÁC NHAU
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG
CỦA RONG NHO (Caulerpa lentillifera)
lentillifera)
Ở ĐIỀU KiỆN TRONG BỂ


5


3/31/2016

TN1: Ảnh hưởng của các nền đáy khác nhau đến sự
tăng trưởng và chất lượng của rong nho
 5 nghiệm thức: đáy cát, đáy bùn, cátbùn, bùn cát và không chất đáy
 Hệ thống thí nghiệm:
• Bể nuôi: 250 L
• Độ mặn: 30 ppt
• Sục khí vừa, liên tục
• Chăm sóc và quản lý:
• Thay nước: 40-50%/tuần
• Dinh dưỡng: Bột cá
• Quan sát hằng ngày: Màu sắc, thời
gian chùm nho xuất hiện
 Thời gian thí nghiệm: 36 ngày

TN 2: Ảnh hưởng của các hàm lượng bột cá khác
nhau đến tăng trưởng và chất lượng rong nho
 6 nghiệm thức: 0, 15, 25, 35, 45 & 55 g/m3
 Hệ thống thí nghiệm:
• Bể nuôi: 250 L
• Độ mặn: 30 ppt
• Sục khí vừa, liên tục
 Chăm sóc và quản lý:
• Dinh dưỡng: Bột cá bón một lần khi bố
trí TN
• Quan sát hằng ngày: Màu sắc, thời gian

chùm nho xuất hiện
• Thời gian thí nghiệm 18 ngày

6


3/31/2016

TN3: Ảnh hưởng của các tần suất bổ sung bột cá
nhau đến tăng trưởng và chất lượng rong nho
 6 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, hàm lượng bột
cá được bổ sung vào bể thí nghiệm trong
18 ngày là 35 g/m3 (tốt nhất từ TN2):
 NT1: Không bón bột cá (Đối chứng)

 NT2:
 NT3:
 NT4:
 NT5:
 NT6:

Bón 1 ngày/lần
Bón 2 ngày/lần
Bón 3 ngày/lần
Bón 4 ngày/lần
Bón 5 ngày/lần

(1,94 g/m3 bột cá)
(3,88 g/m3 bột cá)
(5,83 g/m3 bột cá)

(7,78 g/m3 bột cá)
(9,72 g/m3 bột cá)

 Hệ thống thí nghiệm:
• Bể nuôi: 250 L, độ mặn 30 ppt, sục khí
 Chăm sóc và quản lý:
• Bột cá được bón theo nghiệm thức
• Thời gian TN: 36 ngày

THU THẬP SỐ LIỆU
Các yếu tố môi trường
 Nhiệt độ, pH: đo 7:00 giờ và 14:00
giờ mỗi ngày
 Ánh sáng: 3 ngày/lần, 8:00, 10:00,
12:00, 14:00 và 16:00 giờ
 TAN (NH4/NH3), NO3 và PO4: xác
định hàng tuần
Mẫu nước được thu trước khi thay
nước và phân tích theo phương pháp
APHA (1998)

7


3/31/2016

CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ RONG NHO
 Tăng trưởng của rong nho
• Xác định khối lượng 15 ngày/lần (TN 1), 18 ngày/ lần (TN2, 3
• Kết thúc thí nghiệm: xác định khối lượng tổng, khối lượng

thân đứng (chùm nho), chiều dài thân đứng.
• Tốc độ tăng trưởng của rong nho (%/ngày)
• Tỷ lệ (%) khối lượng thân đứng/khối lượng tổng
 Chất lượng rong nho
• Chiều dài chùm nho đạt kích thước thương phẩm (≥ 5 cm)
• Màu sắc và cấu trúc của chùm nho (mật độ phân bố các hạt
nho thưa hay dày): chụp ảnh để so sánh

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
TN 1. Ảnh hưởng của các loại nền đáy khác nhau
đến tăng trưởng và chất lượng của rong nho
Các thông số môi trường

 Nhiệt độ
 pH
 Ánh sáng

27-30oC
8,2-8,4
1.730-10.303 lux

 NO3

3,01-3,77 mg/L

 NH4/NH3

0,55-0,82 mg/L

 PO4


0,41-0,54 mg/L

8


3/31/2016

Khối lượng rong nho theo thời gian trồng
250.0

Khối lượng rong (g)

c

bùn

b

b

200.0

Nền đáy cứng

c

cát

b

a

150.0
a
100.0

a

a

a

a

ab

bùn-cát
cát-bùn

a

aa

50.0

0.0
0 ngày

15 ngày


30 ngày

36 ngày

Thời gian thí nghiệm (ngày)

Tốc độ tăng trưởng của rong nho ở các nền
đáy khác nhau sau 36 ngày thí nghiệm

Nghiệm thức

Tỷ lệ khối lượng
Tốc độ tăng
Khối lượng thân
thân đứng/tổng
trưởng (%/ngày) đứng (g)
khối lượng (%)

Đáy cứng

3,14±0,09c

117,8±7,5bc

56,02±2,11a

Bùn

2,51±0,09a


72,9±7,5a

57,48±1,25a

Cát

3,12±0,07c

133,9±6,7c

65,42±1,56b

Cát –Bùn

2,79±0,08b

103,1±4,5b

65,64±2,09b

Bùn – Cát

2,62±0,05ab

82,1±5,8a

60,12±3,07ab

9



3/31/2016

Năng suất thân đứng và tỉ lệ thân đứng đạt
kích thước thương phẩm sau 36 ngày
Năng suất thân
đứng (g/m2)

Nghiệm thức

Tỷ lệ (%) chiều dài
thân đứng đạt kích cỡ
thương phẩm (≥5 cm)

Đáy cứng

236±15bc

41,75±6,91a

Bùn

155±22a

60,35±11,56ab

Cát

268±13c


63,58±6,79ab

Cát –Bùn

206±9a

70,66±4,58b

Bùn – Cát

152±10b

62,15±13,17ab

Cấu trúc và màu sắc của thân đứng
rong nho ở các nền đáy khác nhau
A

A: Đáy cứng,

B

B: Đáy cát

C

D

C: Đáy bùn,


E

D: Cát-bùn,

E: Bùn-cát

10


3/31/2016

TN2: Ảnh hưởng của các hàm lượng bột cá
khác nhau đến tăng trưởng rong nho
Một số yếu tố môi trường trong bể nuôi
 Nhiệt độ: 26,6-28,4oC
 pH: 8,4-8,7
 Ánh sáng dao động trong ngày: 1681 - 9577 lux

Biến động hàm lượng dinh dưỡng với các liều bón bột cá khác nhau
6

6
15 ppm

25 ppm

35 ppm

45 ppm


55 ppm

NO3

5

Đối chứng

15 ppm

25 ppm

35 ppm

45 ppm

55 ppm

4

-

4

Đối chứng

Hàm lượng NO3 (mg/L)

5


3
2
1

3
2
1
0

0

0

0

7

14

7

18

14

18

Thời gian thí nghiệm (ngày)

Thời gian thí nghiệm (ngày)


0.5

PO4
Hàm lượng PO43- (mg/L)

Hàm lượng TAN (mg/L)

TAN

0.4
0.3

Đối chứng

15 ppm

25 ppm

35 ppm

45 ppm

55 ppm

0.2
0.1
0.0
0


7

14

18

Thời gian thí nghiệm (ngày)

11


3/31/2016

Tăng trưởng của rong nho sau 18 ngày nuôi trồng
với các liều bột cá khác nhau
Nghiệm
thức

Khối lượng đầu
(g)

Khối lượng cuối
(g)

Tốc độ tăng
trưởng (%/ngày)

Đối chứng

15,60±0,11a


53,93±3,81a

2,98±0,17a

15 g/m3

15,62±0,28a

74,38±3,26b

3,76±0,15b

25 g/m3

15,37±0,02a

81,68±7,43bc

4,02±0,22bc

35 g/m3

15,43±0,32a

94,20±5,03c

4,36±0,18c

45 g/m3


15,53±0,14a

80,23±6,61bc

3,96±0,21bc

55 g/m3

15,37±0,33a

76,75±3,78b

3,88±0,14bc

Khối lượng thân đứng, tỷ lệ khối lượng thân đứng/tổng
khối lượng của rong sau 18 ngày
Nghiệm thức

Khối lượng thân
đứng (g)

Đối chứng

22,08±3,37a

Tỷ lệ khối lượng thân
đứng/tổng khối lượng
(%)
40,81±3,68a


15 ppm

37,77±2,92b

50,78±3,25b

25 ppm

43,22±2,01b

53,16±4,67b

35 ppm

53,96±4,27c

57,28±3,26b

45 ppm

41,55±2,33b

51,88±2,08b

55 ppm

39,28±3,42b

51,12±2,16b


12


3/31/2016

Cấu trúc và màu sắc của thân đứng rong nho ở các
hàm lượng dinh dưỡng khác nhau

A: Đối chứng; B: 15 g/m3; C: 25 g/m3;

D: 35 g/m3; E: 45 g/m3; F: 55 g/m3

TN3: Ảnh hưởng của tần suất bổ sung bôt cá khác nhau
đến tăng trưởng và chất lượng của rong nho
Các yếu tố môi trường trong bể nuôi
 Nhiệt độ: 26,8-28,9oC
 pH: 8,3-8,8
 Ánh sáng: 1606 - 9633 lux

13


3/31/2016

Tốc độ tăng trưởng của rong nho ở các tần suất
bón bột cá khác nhau
Nghiệm thức

Tốc độ tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng

ngày 18 (%/ngày)
ngày 36 (%/ngày)

Đối chứng

3,17±0,26a

2,29±0,10a

Bón 1 ngày/lần

4,29±0,13d

3,06±0,10d

Bón 2 ngày/lần

4,25±0,19cd

3,04±0,07cd

Bón 3 ngày/lần

4,44±0,14d

3,10±0,08d

Bón 4 ngày/lần

3,74±0,17bc


2,80±0,10bc

Bón 5 ngày/lần

3,62±0,026ab

2,65±0,10b

Năng suất và tỷ lệ thân đứng của rong nho
sau 36 ngày
Nghiệm thức

Năng suất thân đứng
(g/m2)

Tỉ lệ (%) thân đứng
đạt kích thước thương
phẩm (≥5 cm)

Đối chứng

145±9a

45,70±1,71a

Bón 1 ngày/lần

326±11c


53,06±0,87bc

Bón 2 ngày/lần

321±21c

50,87±2,51ab

Bón 3 ngày/lần

341±23c

56,83±2,79c

Bón 4 ngày/lần

242±14b

48,10±1,65ab

Bón 5 ngày/lần

208±10b

47,57±3,30ab

14


3/31/2016


Cấu trúc và màu sắc thân đứng rong nho ở các
tần suất bón khác nhau

A: Đối chứng; B: Bón 1 ngày/lần; C: Bón 2 ngày/lần;
D: Bón 3 ngày/lần; E: Bón 4 ngày/lần; F: Bón 5 ngày/lần.

KẾT LUẬN
 Nền đáy cát có thể là nền đáy thích hợp cho việc trồng rong nho
trong bể cho tăng trưởng và chất lượng rong nho tốt hơn.
 Sử dụng bột cá làm nguồn dinh dưỡng trồng rong nho trong bể
với liều lượng 35 g/m3 cho tỷ lệ tăng trưởng cao và cấu trúc rong
nho tốt nhất.
 Bổ sung dinh dưỡng (bột cá) cho rong nho trồng trong bể với
tần suất từ 1 đến 3 ngày/lần thì rong nho có tỉ lệ tăng trưởng và
chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, tần suất bón 3 ngày/lần giúp rong
tăng trưởng nhanh và chất lượng tốt, tiết kiệm được công lao động.

15


3/31/2016

TIÊU CHUẨN CHỌN ĐỊA ĐIỂM
TRỒNG RONG NHO TRONG AO
Chọn vùng nuôi có điều kiện sinh thái môi trường phù
hợp với nhu cầu sinh thái của rong nho:
 Nhiệt độ nước cao 25-30oC,
 Độ mặn cao và ổn định quanh năm 30-35%o,
 pH: 7,5-8,5;

 Độ trong từ 35 cm trở lên
 Chỉ tiêu vi sinh vật và hàm lượng kim lọai nặng
phải thấp hơn Tiêu chuẩn cho phép của Bộ Tài
nguyên Môi trường (QCVN 10: 2008/BTNMT).

KỸ THUẬT TRỒNG RONG NHO
 Hiện nay một số quốc gia như Nhật Bản, Philippines, Việt
Nam, Thái Lan,... đã nuôi trồng loài rong này với các hình thức
trồng đáy, trồng trong lồng, trồng trong khay đất, căng trên dây
trồng trong khung lưới hoặc khung nhựa có thiết kế các lỗ trống
tại các ao đầm hoặc trên biển, nuôi trong các hồ bể có mái
che,...
 Thời gian sau 1,5-2 tháng trồng có thể thu hoạch được.
 Các mô hình nuôi thích hợp tùy tình hình ở các địa phương.
Ao nuôi tôm bỏ hoang ở vùng thấp triều là tiềm năng rất lớn
cho việc phát triển nuôi trồng rong nho. Các đảo xa bờ và ven
bờ đều trồng được loài rong này để giảm bớt nhu cầu rau xanh
phải vận chuyển từ đất liền.

16


3/31/2016

Các phương pháp trồng rong nho
 Phương pháp trồng đáy: dùng các nẹp bằng tre hoặc gỗ gim cố
định các nhánh rong xuống đáy tương ứng khoảng cách 0,4 x 0,4m,
mật độ trồng 0,5-1 kg/m2.
 Phương pháp kê sàn: dùng gỗ tạp hoặc tre, gạch để đóng hoặc xếp
thành sàn cách đáy 0,5m, khay kích thước 50cm x 30cm nạp cát, bùn

vào sau đó cấy rong giống và giữ cố định rong không bị trôi.
 Phương pháp trồng trong vỉ lưới: sử dụng các khung gỗ hoặc tre
làm thành hình chữ nhật kích thước 0,3 x 0,6m, bao lưới xung quanh
để cố định rong và thả thành hàng trong ao.
 Phương pháp trồng treo: rong nho được bỏ trong các túi lưới, treo
lơ lửng trong nước biển.

Trồng rong nho trong bể composite (1)
Mô hình trồng đáy
 Đáy bể phủ lớp cát bùn: 10 cm
 Trọng lượng rong ban đầu: 200 400 g/m2.
 Năng suất rong toàn tản 4,64 kg
rong tươi/m2, tốc độ sinh trưởng đạt
1,77%/ngày.
 Tỷ lệ khối lượng thân đứng so với
toàn tản đạt 62,64%, khối lượng thân
đứng > 5cm (phần sử dụng làm thực
phẩm) so với toàn tản đạt 28,7%.

17


3/31/2016

Trồng rong nho trong bể composite (2)
Mô hình trồng treo
 Kích thước vỉ lưới: 25 cm x 50 cm hoặc
lớn hơn.
 Mật độ trồng ban đầu: 400 g/m2
 Treo vỉ rong cách đáy 20 - 30 cm

 Năng suất: 2,67 kg rong tươi/m2 sau 2
tháng trồng, tốc độ sinh trưởng 25%/ngày
 Tỷ lệ khối lượng thân đứng so với toàn
tản 51,5%,
 Khối lượng thân đứng đạt kích thước
thương phẩm (> 5 cm) so với toàn tản
rong: 21%.

Hệ thống trồng rong nho trong bể
của công ty Okinawa
Rong nho được nuôi trong mô
hình khép kín. Cấu trúc một trại
nuôi gồm 4 thành phần:
 Hệ thống cấp nước
Hệ thống bể nuôi gồm 40 bể,
năng suất 200 kg/ bể/25 ngày

 Hệ thống bể nuôi
 Hệ thống giữ giống
 Hệ thống bảo quản sản
phẩm sau thu hoạch
 Dinh dưỡng: bột cá
 Định kỳ bổ sung chế phẩm
vi sinh

18


3/31/2016


Trồng rong nho trong ao
- Các ao nuôi tôm, cá nước lợ
ven biển không hiệu quả được
chọn để trồng rong nho do chi phí
đầu tư thấp cho việc chuyển đổi
sản xuất.
- Các ao này có các điều kiện
sinh thái thích hợp với rong nho
(xa nguồn nước ngọt và nguồn ô
nhiễm).

Trồng rong nho trong lồng
- Các tản của bụi rong được cắt thành
nhiều đoạn dài 10cm và cột vào khắp
đáy lồng sau đó treo lồng ở biển.
- Nếu khu nuôi quá cạn không thể treo
được lồng, lưới mùng (1mx10m) với
bó rong đã cắt cột chặt vào với
khoảng cách 0,5- 1m đặt trên đáy,
sóng song với dòng chảy.
- Định kỳ vệ sinh lồng trồng rong để
rong nho trao đổi với môi trường
nước tốt .

19


3/31/2016

Trồng kê sàn có lưới che trong ao

Ưu điểm:
Lưới che di động có tác dụng khắc
phục được khí hậu nắng nóng ở Việt
Nam
 Thu hoạch rong thuận tiện hơn,
chi phí đầu tư thấp nên sản phẩm có
tính cạnh tranh cao.
- Tận dụng được nguồn nguyên liệu
rẻ tiền (tre, gỗ tạp, lồ ô…)
- Nguồn năng lượng sẵn có ở địa
phương (nước biển và năng lượng
mặt trời)
- Chi phí thấp, cách trồng đơn giản,
hiệu quả rất cao .

PP trồng kê sàn có lưới che đạt trong ao
1. Chọn địa điểm nuôi ở vùng biển sạch, vệ sinh ao
2. Đóng các sàn bằng gỗ tạp (tre, lồ ô...) hoặc kê bằng
gạch, đá cách đáy ao 0,5 m.
3. Lấy nước biển vào ao nuôi qua lưới lọc : 1-1,2 m.
4. Nạp chất dinh dưỡng (đất bùn đáy biển) vào các khay
nhựa (30 x 50 x 5 cm)
5. Cấy giống rong vào các khay nhựa và đặt khay lên sàn
6. Che lưới lan trên ao để điều tiết ánh sáng và nhiệt độ
7. Dùng guồng đập để tạo oxi và luân chuyển nước
8. Sau 15 - 20 ngày trồng, thu tỉa thân đứng đạt kích thước
thương phẩm, năng suất: 30 tấn/ha/năm.

20



3/31/2016

Thu hoạch và sơ chế
 Sau khi thu hoạch, rong nho đạt kích
thước thương phẩm > 5 cm được
đưa vào bể nước lọc sạch chất bẩn.
 Đưa rong vào máy quay ly tâm làm
ráo nước
 Chọn những cọng đạt chất lượng để
đóng gói
 Rong nho thành phẩm có 2 loại:
+ rong tươi: TG sử dụng 5-6 ngày
+ rong muối: TG sử dụng 2 - 3 tháng

21



×