Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

thực hành kế toán chuyên đề tổng quan về Tổ chức bộ máy kế toán và công tác tổ chức hạch toán tại công ty xây dựng thiên tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.07 KB, 60 trang )

Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của thế giới và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt
Nam đang không ngừng đổi mới và bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước. Từ một nước nghèo có nền kinh tế lạc hậu kém phát triển ngày nay
Việt Nam trở thành một nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn nhất
ở Khu vực Đông Nam Á. Và đến năm 2010, Việt Nam chính thức trở thành một
trong những nước có thu nhập trung bình. Đây chính là thành quả cho những nỗ lực
của đất nước Việt Nam nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng. Để đạt được
những thành quả trên phải kể đến những đóng góp to lớn của các Doanh nghiệp
Việt Nam vào quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tận dụng được thế mạnh kinh tế của Ninh Bình về các ngành công nghiệp vật
liệu và xây dựng, Công ty TNHH Xây dựng & Thương mại Thiên Tân tạo ra được
lợi thế cho mình, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm công trình từ đó nâng
cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị trí của mình trong lòng khách hàng cũng
như các nhà đầu tư. Trong thời gian thực tập tại công ty, nhờ có sự chỉ bảo hướng
dẫn tận tình của kế toán hướng dẫn thực tập và các nhân viên kế toán trong công ty
và sự giúp đỡ nhiệt tình của các giảng viên trong khoa Kinh tế - Kỹ thuật giúp em
tìm hiểu về đặc điểm các phần hành kế toán từ đó em có thể định hướng được đề tài
phù hợp với khả năng và kiến thức của mình. Em xin lựa chọn đề tài “Tổ chức hạch
toán kế toán vốn bằng tiền, kế toán TSCĐ, kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty TNHH Xây dựng & Thương mại Thiên Tân”
Nội dung bài báo cáo gồm ba phần
Phần I: Tổng quan về Công ty TNHH Xây dựng và Thương Mại Thiên Tân.
Phần II: Tổ chức bộ máy kế toán và công tác tổ chức hạch toán kế toán tại
Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thiên Tân.
Phần III: Một số nhận xét, đánh giá tổ chức công tác kế toán tại Công ty
TNHH Xây dựng và Thương mại Thiên Tân.
Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 1
Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN



Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu
sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về Công ty TNHH Xây dựng và
Thương mại nên rất mong sự góp ý và chỉ bảo của thầy, cô giảng viên trong Khoa
Kinh tế - Kỹ thuật và các anh chị kế toán trong công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Đặng Thị Phượng
Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 2
Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG
& THƯƠNG MẠI THIÊN TÂN
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Xây dựng & Thương mại Thiên Tân được Phòng Đăng ký
kinh doanh Sở kế hoạch & Đầu tư phát triển tỉnh Ninh Bình cho phép thành lập
theo quyết định đã ký ngày 18/11/2002. Nằm trong vùng đất có tiềm năng và phát
triển thế mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng và thấy được nhu cầu về xây dựng cơ
sở hạ tầng của người dân cũng như các tổ chức, Công ty TNHH Xây dựng &
Thương mại Thiên Tân đã ra đời và luôn lấy uy tín chất lượng làm hàng đầu cho
mọi công trình mà công ty nhận thầu. Vì thế tuy mới thành lập được không lâu
nhưng Công ty luôn được sự tín nhiệm của khách hàng trong tỉnh cũng như ngoài
tỉnh. Dưới đây là một vài nét tổng quan về Công ty:
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt:
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG & THƯƠNG MẠI THIÊN TÂN
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài:
Thien Tan Construction and Trade Company Limited
- Tên công ty viết tắt:T.T Co., Ltd
- Địa chỉ trụ sở chính

Đội 1, xã Liên Sơn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Điện thoại: 030-3873367 Fax: 030-3873368
- Văn phòng giao dịch tại Hà Nội:
1402 tháp A Toà nhà Hà Thành Plaza – 102 Thái Thịnh
Điện thoại: 043.538.0187 Fax: 043.537.8999
Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 3
Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

- Văn phòng giao dịch tại Ninh Bình:
41/5 - Bạch Đằng - Nam Thành – TP Ninh Bình
Điện thoại: 0302.211.211 Fax: 0303.899.311
- Email:
- Mã số thuế: 2700280564 do chi cục thuế huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình cấp.
- Vốn điều lệ: 25.000.000 (Hai mươi lăm tỷ đồng chẵn)
- Danh sách thành viên góp vốn:
STT Tên thành viên Giá trị vốn góp (Tr.đg) Phần vốn góp (%)
1 Bùi Văn Cường 22.500 90
2 Bùi Đức Hạnh 2.500 10
- Người đại diện theo pháp luật:
Họ tên: Bùi Văn Cường
Chức vụ: Giám đốc Công ty
Trình độ học vấn: Đại học
Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế
Đã làm việc thực tế về công tác quản lý được 10 năm;
- Tài khoản giao dịch:
Tài khoản giao dịch số 1: 1482.1012.00.800678 tại Ngân hàng NN và PTNT
Chi nhánh Hùng Vương.
Tài khoản giao dịch số 2: 330.220.100.1672 tại Ngân hàng NN & PTNT
Thành phố Ninh Bình.
Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 4

Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

- Cơ cấu cán bộ kỹ thuật:
Trình độ Số lượng
Thâm niên công tác
1-5 năm 5-10 năm Trên 10 năm
I- Đại học 53 11 23 19
II- Trung cấp 32 10 18 14
Tổng số 85 21 31 33
- Cơ cấu Công nhân kỹ thuật:
Tên ngành nghề
Số
lượng
Bậc thợ
1 2 3 4 5 6 7
Công nhân xây dựng 71 47 17 5 2
Công nhân làm đường 30 30
Công nhân điện nước 15 8 7
Công nhân vận hành
máy xây dựng
18 18
Tổng số 134 103 24 5 2
Từ năm 2002 đến nay, Công ty đã có nhiều bước phát triển vượt bậc. Xuất
phát từ số vốn kinh doanh 6.800.000.000 đồng nay số vốn kinh doanh của công ty
đã tăng lên đáng kể cụ thể năm 2011 số vốn kinh doanh của công ty là
Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 5
Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

25.000.000.000 đồng. Không chỉ thế, với uy tín về chất lượng và giá cả cũng như
luôn hoàn thành công trình đúng thời hạn đã giúp cho công ty không chỉ chiếm lĩnh

được thị phần trong tỉnh mà còn đang dần mở rộng thị phần ra ngoài tỉnh. Ngoài ra
công ty còn thu hút được đáng kể số lượng cán bộ công nhân kỹ thuật lành nghề
điều này càng củng cố uy tín của công ty với khách hàng và nhà đầu tư.
Với kinh nghiệm nhiều năm thi công những công trình lớn và nhỏ bao gồm
cả làm mới và sửa chữa Công ty TNHH Xây dựng & Thương mại Thiên Tân đã tạo
được vị trị vững vàng trên thương trường cũng như là một đối tác đáng tin cậy cho
các doanh nghiệp có cùng chung lĩnh vực hoạt động đang tìm đối tác để thực hiện
những dự án trong tương lai.
Dưới đây là một số công trình tiêu biểu mà Công ty đã bàn giao gần đây:
STT Tên dự án, công trình Tên, địa chỉ Chủ đầu tư
Hạng mục
xây lắp
1
Công trình nước sạch tái định cư
Phường Nam Bình, Ninh Bình
UBND thị xã Ninh Bình Làm mới
2
Bến thuyền - Chợ Đập, xã An Bình,
huyện Lạc Thuỷ
Ban QLDA giảm nghèo
huyện Lạc Thuỷ
Làm mới
3
Gói thầu số 06: thuộc tiểu dự án Hồ
chứa nước Yên Đồng
Ban QLDA NN & PTNT
tỉnh Ninh Bình
Làm mới
4
Gói thầu số 17: Sửa chữa nâng cấp

kênh Yên Lai - thuộc dự án HĐH hệ
thống Thuỷ lợi Cầu Sơn - Cấm Sơn
Ban QLDA Cầu Sơn -
Cấm Sơn - tỉnh Bắc Giang
Làm mới
5
Gói thầu số 11: Sửa chữa nâng cấp
kênh N2 huyện Yên Hưng, tỉnh
Quảng Ninh
Công ty TNHH khai thác
công trình thuỷ lợi Yên
Hưng, tỉnh Quảng Ninh
Làm mới
6 Đường vào trạm điện 500KV tỉnh Ban QLDA điện lưới Làm mới
Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 6
Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

Sơn La Miền Trung
7
Gói thầu số 10: Hệ thống kênh và
công trình trên kênh thuộc dự án Hệ
thống thuỷ lợi Sông Sỏi
Ban QLDA Sở Nông
Nghiệp và PTNT tỉnh Bắc
Giang
Làm mới
8
Đường đến trung tâm các xã vùng
cao, xã Quyết Chiến, Lũng Vân,
Bắc Sơn, Tân Lạc Hoà Bình

UBND Huyện Tân Lạc Làm mới
9 Kè âu sông chanh
Ban QLDA Công trình
thuỷ lợi Sở Nông Nghiệp
& PTNT tỉnh Ninh Bình
Làm mới
10
Đường Phú Cường – Phú Vinh Ban QLDA 135 huyện
Tân Lạc tỉnh Hoà Bình
Làm mới
Không dừng lại ở lĩnh vực ngành nghề kinh doanh xây dựng và công nghiệp,
Công ty còn mở rộng ngành nghề kinh doanh về dịch vụ và sản xuất như mở đại lý
tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm; sản xuất hàng may sẵn, may gia
công; hoạt động cấp tín dụng khác…
Mục tiêu của Công ty năm 2011-2012
- Tiếp tục mở rộng thị phần của doanh nghiệp ở trong tỉnh và ngoài tỉnh.
- Đảm bảo được mục tiêu, tiến độ và chất lượng của các công trình đang thi
công đặc biệt là các công trình trọng điểm.
- Đấu thầu thành công các dự án mới theo kế hoạch.
- Hoàn thành khoá học đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân viên
trong công ty.
- Tiếp tục hoành thành mục tiêu của doanh nghiệp về mở rộng ngành nghề
kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, sản xuất và thương mại.
Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 7
Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

1.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty
Công ty TNHH Xây dựng & Thương mại là một doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân và hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn được pháp luật cho phép và bảo vệ.

1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ
- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề kinh doanh theo giấy phép đã
đăng ký tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Ninh Bình.
- Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính
xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài
chính khác theo đúng quy định của pháp luật.
- Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về
lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho
người lao động theo quy định của pháp luật bảo hiểm.
- Đảm bảo và chịu trách nhiệm về chất lượng công trình thi công theo đúng
tiêu chuẩn đã ký theo hợp đồng xây dựng.
- Định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính
của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định.
- Tuân thủ theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, bảo về tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử văn hoá và danh
lam thắng cảnh.
1.2.2. Quyền hạn
- Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọng ngành, nghề, đại bàn hình thức
kinh doanh, đầu tư; chử độgn mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh.
- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
- Chủ động tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng.
Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 8
Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
- Chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh
doanh và khả năng cạnh tranh.
- Tự chủ quyết định kinh doanh và quan hệ nội bộ.
- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

1.3. Ngành nghề kinh doanh của Công ty
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác (công nghiệp, giao thông, thuỷ
lợi, đường điện và trạm biến áp tới 35KV, công trình cấp thoát nước).
- Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác (máy công nghiệp, nông nghiệp).
- Bán phụ từng và các bộ p hận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác.
- Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục), may gia công.
- Hoạt động cấp tín dụng khác (dịch vụ cầm đồ).
- Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác.
- Chuẩn bị mặt bằng (san lấp)
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.
- Khách sạn.
- Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm.
1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm là các công trình xây dựng có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Công trình xây dựng được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật
liệu xây dựng và thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể
bao gồm phần dưới mặt đất phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên
mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.
Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 9
Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

- Công trình xây dựng bao gồm công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,
đường điện và trạm biến áp tới 35 KV, công trình cấp thoát nước…
- Công trình xây dựng được cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản
xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm.
Sản phẩm được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư
từ trước, do đó, tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiện không rõ.
1.4.2. Quy trình hoạt động xây dựng
Sơ đồ 1.1. Quy trình hoạt động xây dựng

Công ty chủ động tìm kiếm thông tin mời thầu từ các chủ đầu tư và lựa chọn
gói thầu đủ bù đắp chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể cho
công ty để tham gia đấu thầu.
Sau khi trúng thầu, công ty sẽ bắt đầu ký kết hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư
và thực hiện các bước chuẩn bị cho quá trình tổ chức thi công bao gồm: Lập mặt
bằng TCTC, lập biện pháp TCTC và biện pháp ATLĐ.
Tiếp theo công ty tiến hành tổ chức thi công và thi công công trình. Trong
quá trình tổ chức thi công các phòng ban chức năng trong công ty có trách nhiệm
đảm bảo về mặt tài chính cũng như vật tư phục vụ cho quá trình thi công của các tổ
Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 10
Đấu thầu và
trúng thầu
Ký kết hợp
đồng kinh tế
với chủ đầu tư
Chuẩn bị Tổ
chức thi công
Tổ chức thi
công
Nghiệm thu
và bàn giao
công trình
Bảo hành
công trình
Thanh quyết
toán
Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

đội ngoài công trường để đảm bảo tiến độ thi công cũng như chất lượng cho công
trình xây dựng.

Khi công trình hoàn thành, bên chủ đầu tư nghiệm thu công trình và công ty
sẽ bàn giao công trình khi công trình nghiệm thu đảm bảo về mặt thiết kế cũng như
chất lượng.Chủ đầu tư sẽ tiến hành thanh toán sau khi tiếp nhận công trình hoàn
thành do công ty bàn giao theo đúng hợp đồng xây dựng mà hai bên đã thỏa thuận.
Cuối cùng công ty lập biện pháp bảo hành công trình cho chủ đầu tư.
1.5. Đặc điểm và cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý Công ty
Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm có Giám đốc, phó Giám đốc và các phòng
ban chức năng. Giám đốc giao phó quyền ra quyết định và kiểm soát trực tiếp các bộ
phận chức năng bao gồm bộ phận tài chính, bộ phận kỹ thuật, bộ phận kinh doanh, bộ
phận KH – VT – XNK cho phó Giám đốc. Mỗi bộ phận chức năng phải chịu sự giám
sát và chỉ đạo của phó Giám đốc đồng thời có quyền ra quyết định và kiểm soát trực tiếp
các phân xưởng, tổ, đội theo đúng chức năng quyền hạn của phòng ban.
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty
Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 11
CHỦ TỊCH HĐQT
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
BỘ PHẬN
TÀI CHÍNH
CÁC TỔ, CÁC
ĐỘI THI CÔNG
CÁC CÔNG
TRƯỜNG
ĐỘI QUẢN LÝ XE,
THIẾT BỊ THI CÔNG
VÀ CÁC PHƯƠNG
TIỆN XE THI CÔNG
XƯỞNG MAY
XUẤT KHẨU
BỘ PHẬN

KỸ THUẬT
BỘ PHẬN
KINH DOANH
BỘ PHẬN
KH – VT - XNK
Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong Công ty như sau:
Giám đốc: Là người có thẩm quyền cao nhất tại công ty chịu trách nhiệm
pháp lý về mọi hoạt động kinh doanh của công ty với các cán bộ nhân viên trong
công ty cũng như các cá nhân tổ chức bên ngoài, thay mặt công ty ký kết các hợp
đồng kinh tế, các văn bản liên quan đến pháp luật.
Là người xác định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn giữa các bộ phận, các
thành viên trong công ty; đưa ra các quyết định quan trọng mang tầm chiến lược
trong công ty; thiết lap các mục tiêu hoạt động của tổ chức định ra chương trình
bước đi và triển khai nguồn lực để thực hiện mục tiêu.
Phó Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra, giám sát
việc thi thực hiện mục tiêu của tổ chức, việc thi hành hợp đồng xây dựng mà công
ty đã thực hiện ký kết với chủ đầu tư; thường xuyên phải báo cáo tình hình hoạt
động của công ty theo yêu cầu của giám đốc và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước giám đốc về những gì đã báo cáo; có quyền thay mặt giám đốc để ra quyết
định trong khoảng thời gian giám đốc không có mặt tại công ty.
Bộ phận tài chính: Kiểm soát dòng tiền ra vào của công ty theo quy định về
quản lý kinh tế của Nhà nước và của Công ty. Giúp Giám đốc công ty trong việc thi
hành về quy định tài chính tín dụng kế độ kế toán cũng như kiểm soát dòng tiền ra
vào của công ty theo quy định của Nhà nước và của Công ty đề ra, đề xuất các giải
pháp nhằm thu hút tạo lap và sử dụng hợp lý các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất. Tổ
chức hạch toán kinh tế toàn công ty, cung cấp các số liệu, tài liệu kinh doanh theo
yêu cầu của cấp trên.

Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 12
Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

Bộ phận kỹ thuật: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu
tư, kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị…; lập dự toán, thẩm định Dự toán thanh
quyết toán công trình; quản lý tiến độ thi công công trình; quản lý chất lượng xây
lắp và chất lượng sản phẩm; thực hiện công tác quản lý lao động, bảo hộ lao động,
an toàn lao động; thực hiện công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật và ứng dụng
công nghệ; quản lý cơ giới,vật tư; lập hồ sơ dự thầu các công trình; nghiệm thu kỹ
thuật và giải quyết sự cố; bảo hành công trình.
Bộ phận kinh doanh: lập kế hoạch kinh doanh triển khai và thực hiện, giao
dịch trực tiếp với chủ đầu tư, thực hiện các hoạt động quảng bá doanh nghiệp đến
khách hàng cũng như các chủ đầu tư để thu hút và tạo niềm tin cho khách hàng
mang lại doanh thu cho công ty; phối hợp với các bộ phận chức năng khác như bộ
phận kỹ thuật kế toán…nhằm mang đến sự hài lòng nhất cho khách hàng về chất
lượng dịch vụ cũng như về chất lượng của các công trình.
Bộ phận KH – VT – XNK: Lập kế hoạch sản xuất, làm thủ tục xuất kho,
nhập kho; vận chuyển hàng hóa và quản lý các kho hàng của công ty. Ngoài ra làm
thủ tục thanh toán về xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan trong trường hợp công ty
nhập khẩu cũng như xuất khẩu hàng hóa.
Các phân xưởng, tổ, đội sản xuất: Là người trực tiếp tạo ra sản phẩm cho
công ty. Đứng đầu mỗi phân xưởng tổ đội là tổ trưởng; là hướng dẫn, đôn đốc, điều
khiển công việc hàng ngày của công nhân. Chiu
Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 13
Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

1.6. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Xây
dựng & Thương mại Thiên Tân
Bảng 1.1. Bảng số liệu tài chính của công ty
Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng tài sản 17.356.282.223 32.117.138.142 34.083.250.892
Tài sản ngắn hạn 13.135.380.611 16.557.294.114 17.126.886.463
Tổng nợ ngắn hạn 8.541.624.803 14.793.053.358 7.314.610.179
Tổng Doanh thu 35.779.856.689 145.517.642.338 115.236.572.668
Lợi nhuận trước thuế và
lãi vay
1.424.343.994 2.624.719.222 2.873.198.952
Lợi nhuận trước thuế 789.218.374 1.547.846.532 1.374.423.396
Thuế thu nhập DN 220.981.145 386.961.633 343.605.849
Lợi nhuận sau thuế 568.237.229 1.160.884.899 1.030.817.547
(nguồn cung cấp: Phòng kế toán)
Về tình hình huy động vốn của công ty:
Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 14
Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

Bảng 1.1.1. Bảng đánh giá khái quát về tình hình huy động vốn
của Công ty năm 2010
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm
Chênh lệch
Tỷ
trọng
đầu
năm
Tỷ
trọng
cuối
năm
Số tuyệt đối
Số
tương

đối
1. Tổng nguồn
vốn
32.117.138.142 34.083.250.892 +1.966.112.750 +6.12% 100% 100%
2. Vốn chủ sở
hữu
17.324.084.784 26.768.640.713 +9.444.555.930 +54.5% 53.94% 78.54%
3. Nợ phải trả
14.793.053.358 7.314.610.179 -7.478.443.179
-50.55%
46.06% 21.46%
Năm 2010, Quy mô về vốn của Công ty tăng lên cụ thể tổng nguồn vốn cuối
năm so với đầu năm thì tăng 1.966.112.750 đồng tương ứng tăng 6.12% chủ yếu là
do việc tăng mạnh của nguồn vốn chủ sở hữu.
So với đầu năm, giá trị nợ phải trả của công ty cuối năm giảm đi hơn một
nửa cụ thể là 7.478.443.179 tương ứng giảm 50.55% trong khi đó vốn chủ sở hữu
của công ty 9.444.555.930 tương ứng tăng 54.5%. Giá trị Nợ phải trả giảm trong
khi nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng đã làm cho cơ cấu nguồn vốn của công ty thay
đổi một cách rõ rệt, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn đầu năm 53.94%
đến cuối năm thì tỷ trọng tăng lên 24.6% chiếm 78.54% trong tổng nguồn vốn. Nhờ
vào khả năng huy động nguồn vốn chủ sở hữu tốt, thanh toán tốt các khoản nợ ngắn
Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 15
Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

hạn cùng với việc không có nợ dài hạn nên công ty đã tiết kiệm được khoản chi phí
lãi vay và công ty ít đi chiếm dụng vốn từ ngoài; vì thế mà trong năm 2010 thì khả
năng tự chủ về mặt tài chính của công ty khá cao.
Về mức độ độc lập tài chính của công ty:
Bảng 1.1.2. Bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính
của công ty năm 2010

Chỉ tiêu
Cuối năm
2008
Cuối năm
2009
Cuối năm
2010
Mức chênh lệch
Năm 2009 so
với năm 2008
Năm 2010 so
với năm 2009
Hệ số tự tài trợ 0,55 0,54 0,79 -0,01 0,25
Hệ số tự tài trợ
TSDH
2,06 1,11 1,58 -0.95 0.47

Năm 2008, hệ số tự tài trợ của công ty đạt 0,55 tức trong một đồng nguồn
vốn của công ty thì có 0,55 đồng là thuộc vốn chủ sở hữu và 0,45 đồng là nợ ngắn
hạn (công ty không có khoản nợ dài hạn) nhưng đến năm 2009 thì hệ số tự tài trợ
của công ty giảm xuống còn 0,54. Như vậy so với năm 2008 thì khả năng tự đảm
bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty giảm xuống.
Tuy nhiên đến năm 2010, khả năng huy động vốn chủ sở hữu tăng lên đồng thời
các khoản nợ mà công ty phải thanh toán giảm xuống; nguồn vốn kinh doanh của
công ty không phụ thuộc vào quá nhiều ra bên ngoài do đó công ty đã nâng cao
được khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và gia tăng mức độ độc lập về mặt tài
chính của mình cụ thể năm 2010 hệ số tài trợ tăng lên 0,25 so với năm 2010.
Năm 2009 thì quy mô của doanh nghiệp tăng lên khá nhanh so với năm
2008, cụ thể năm 2008 giá trị tài sản dài hạn của công ty là 4.220.901.612 đồng
Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 16

Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

nhưng đến năm 2009 thì giá trị tài sản dài của công ty tăng lên đột biến đạt
15.559.844.028 đồng. Mặc dù có sự giảm sút về hệ số tự tài trợ tài sản cố định
nhưng đây là vấn đề hợp lý về cơ cấu vốn công ty trong giai đoạn đầu đối với việc
đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động của công ty. Sự thay đổi trên thể hiện sự chú
trọng của công ty vào đầu tư, đổi mới tài sản cố định tăng năng lực sản xuất. Đến
năm 2010, công ty dần cải thiện được mức đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản dài
hạn. Cụ thể, so với năm 2009 thì hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn tăng 0,47 và khả
năng trang trải tài sản dài hạn của doanh nghiệp tăng lên. Đây chính là sự nỗ lực
của công ty trong quá trình đầu mở rộng quy mô.
Về khả năng thanh toán của doanh nghiệp:
Bảng 1.1.3. Bảng đánh giá khả năng thanh toán của công ty
Chỉ tiêu
Cuối
năm
2008
Cuối
năm
2009
Cuối
năm
2010
Mức chênh lệch
Năm 2009 so
với năm 2008
Năm 2010 so
với năm 2009
Hệ số khả năng
thanh toán tổng quát

1,85 2,17 4,66 +0,32 +2,49
Hệ số khả năng
thanh toán nhanh
0,61 0,53 1,21 -0,07 +0,68
Khả năng thanh toán tổng quát của Công ty qua các năm tương đối khả quan.
Công ty luôn đảm bảo thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn. Do nền kinh tế
càng ngày biến động càng phức, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
cũng như ngoài ngành diễn ra hết sức phức tạp. Vì thế để tồn tại và phát triển Công
ty luôn đảm bảo ổn định về mặt tài chính cho quá trình hoạt động sản kinh doanh
để tránh những rủi ro về tài chính cũng nguy cơ phá sản. Năm 2008, hệ số khả năng
thanh toán tổng quát là 1,85. Với mức độ này công ty đủ khả năng thanh toán được
các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của công ty tương đối khả quan. Đến
Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 17
Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

năm 2009 thì hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty tăng 0,32 và vào
năm 2010 thì hệ số này tăng khá cao, cụ thể so với năm 2009 tăng lên 2,49 đạt mức
độ ổn định là 4,66. Tuy nhiên nếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tỷ
trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản ngắn hạn lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các
khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong khi doanh nghiệp không thể
chuyển đổi ngay thành tiền. Do đó mà hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty
năm 2009 giảm đi 0,07 so với năm 2008. Nhưng đến năm 2010 thì công ty đã khắc
phục được tình trạng này và hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty trong
năm 2010 tương đối khả quan là 1,21 tăng lên 0,68 so với năm 2009.
Về khả năng sinh lời của công ty:
Bảng 1.1.4. Bảng đánh giá khái quát tỷ suất sinh lời của công ty
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm

2009
Năm
2010
Mức chênh lệch
Năm 2009 so
với năm 2008
Năm 2010 so
với năm 2009
Tỷ suất sinh lời của vốn 8,6 10,6 8,7 +2 -1,9
Tỷ suất sinh lời của vốn
chủ sở hữu
6,5 8,9 4,7 +2,4 -4.2
Năm 2009, Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khá khả quan. Tổng
doanh thu doanh nghiệp đạt được năm 2009 khá cao tăng đáng kể so với năm 2008,
tăng 109.737.785.649 đồng tương ứng tăng 307%. Đây chính là nỗ lực không
ngừng của giám đốc cũng như công nhân viên trong công ty. Năm 2009, công ty
tăng cường đầu tư mở rộng quy mô và đã đạt được những thành công nhất định.
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2009 tăng lên 96,12% so với 2008. Đến năm 2010
thì do tình hình kinh tế khó khăn, cạnh tranh giữa các công ty trong ngành diễn ra
gay gắt vì thế tổng doanh thu năm 2010 giảm xuống 20,8%. Do tiết kiệm được chi
phí quản lý doanh nghiệp nên lợi nhuận trước thuế và lãi vay của năm 2009 tăng
cao hơn so với năm 2010. Tuy nhiên tỷ suất sinh lời của vốn năm 2010 giảm đi so
Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 18
Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

với năm 2009, số lợi nhuận thu được từ 100 đồng vốn đầu từ giảm đi 1,9 đồng lợi
nhuận. Như vậy năm 2010 hiệu quả đầu tư vốn của doanh nghiệp chưa được hiệu
quả. Mặt khác do tỷ lệ lạm phát năm 2010 là 11,75% tương đối tương đối cao, chi
phí lãi vay tăng lên làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2010 giảm 173.423.136 đồng
tương ứng giảm 11,2%. Từ đó, đồng lợi nhuận thu được từ 100 đồng vốn chủ sở

hữu đầu tư năm 2010 giảm đi đáng kể, giảm 4,2 đồng so với năm 2009. Hiệu quả
đầu tư vốn chủ sở hữu giảm xuống. Đây chính là thách thức mà công ty phải vượt
qua trong những năm tới khi nền kinh tế ngày càng biến động phức tạp, môi trường
kinh doanh ngày càng cạnh tranh diễn ra ngày càng gay găt luôn đòi sự cố gắng và
nỗ lực của công ty để ngày càng có thể tiến xa hơn.

Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 19
Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

PHẦN II. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC
HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG &
THƯƠNG MẠI THIÊN TÂN
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán trong công ty được phân chia làm 5 phần hành chính:
+ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
+ Kế toán nguyên vật tư và tài sản cố định
+ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
+ Kế toán thanh toán
+ Kế toán tổng hợp
Các phần hành trên sẽ được phân công cho nhiều người thực hiện. Mỗi người sẽ
thực hiện một số phần hành nhất định dưới sự phân công và điều hành của kế toán trưởng.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp
Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 20
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
thanh toán

Kế toán
trưởng
Kế toán
vật tư
Kế toán
công trình
Thủ quỹ
Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

Trong đó:
Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán, có trách nhiệm tổ chức
và điều hành bộ máy kế toán của công ty. Thực hiện phân công công việc và trách
nhiệm cho mỗi kế toán viên.
Kế toán tổng hợp: Là người dưới quyền kế toán trưởng một bậc, thực hiện
tập hợp chứng từ sổ sách của từng phần hành kế toán do các kế toán viên đảm
nhiệm sau đó tổng hợp và lên báo cáo tài chính. Đồng thời chịu trách nhiệm hướng
dẫn, đôn đốc kế toán viên dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng.
Kế toán công trình: Quản lý việc thu chi ở mỗi công trình, tập hợp các hóa
đơn chứng từ, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán phụ
trách phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành.
Kế toán thanh toán: theo dõi các khoản công nợ của công ty với nhà cung
cấp và khách hàng, các khoản thu chi tiền mặt, tiền gửi, tiền tạm ứng, hoàn ứng,
thanh toán lương cho các bộ phận trong công ty, phản ánh tình hình trích và thanh
toán BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định. Kế toán phụ trách phần
hành kế toán thanh toán và tiền lương.
Kế toán vật tư: theo dõi tình hình sử dụng vật tư và tình hình biến động tăng
giảm tài sản cố định trong công ty; thường xuyên tìm kiếm nguồn hàng, cập nhật giá
cả thiết lập tốt mối quan hệ với nhà cung ứng để luôn đảm bảo đáp ứng kịp thời về vật
tư thiết bị máy móc phục vụ cho công trình thi công. Kế toán phụ trách phần hành kế
toán vật tư và tài sản cố định.

Thủ quỹ: Theo dõi các khoản thu chi tiền mặt cũng như tiền gửi ngân hàng
của công ty, lập báo cáo quỹ tiền gửi, tiền mặt và tiền vay tại ngân hàng.
2.2. Tổ chức hạch toán kế toán nói chung tại Công ty TNHH Xây dựng &
Thương mại Thiên Tân
Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 21
Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

- Kỳ kế toán năm: mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày
31 tháng 12 năm dương lịch.
- Đơn vị sử dụng tiền tệ trong kế toán: VNĐ
- Chế độ kế toán áp dụng: Công tác hạch toán kế toán tại công ty được tiến
hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.
- Phương pháp ghi nhận kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo nguyên tắc giá gốc.
+ Phương pháp tính giá hàng xuất kho: theo phương pháp đích danh.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: phương pháp khấu theo đường thẳng.
- Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Chi phí đi vay hạch toán ghi nhận vào
chi phí tài chính phát sinh trong kỳ.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: các khoản chi phí nhưng chưa chi được
ước tính vào chi phí của doanh nghiệp: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, thuê kho bãi,
nhà xưởng…
- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Ghi nhận tỷ giá hối đoái theo tỷ giá
ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm theo nguyên tắc hạch toán vào doanh
thu hoặc chi phí tài chính.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Thực hiện ghi nhận doanh
thu bán hàng cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế toán số 14
“doanh thu và thu nhập khác”.

- Hệ thống tài khoản bao gồm: Tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, tài khoản
trong bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán được áp dụng
Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 22
Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

thống nhất theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng
BTC. Ngoài ra doanh nghiệp mở thêm tài khoản cấp 2, cấp 3 dựa trên tài khoản cấp
1 và cấp 2 đã có trong hệ thống tài khoản. Việc mở thêm tài khoản này tùy vào đặc
điểm từng phần hành kế toán mà kế toán sẽ tiến hành mở chi tiết tài khoản.
- Tổ chức chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán mà công ty sử dụng gồm 4 chỉ tiêu sau:
+ Chỉ tiêu về lao động tiền lương;
+ Chỉ tiêu hàng tồn kho;
+ Chỉ tiêu tiền tệ;
+ Chỉ tiêu TSCĐ.
và các chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác như:
+ Hóa đơn GTGT;
+ Hợp đồng kinh tế.
Trình tự luân chuyển của mỗi chứng từ do kế toán trưởng quy định. Chứng
từ gốc do các bộ phận phòng ban trong công ty lập ra hoặc từ bên ngoài vào đều
được tập trung ở bộ phận kế toán công ty. Bộ phận kế toán sẽ chịu trách nhiệm
kiểm tra tính xác thực nội dung của chứng từ đó. Khi chứng từ đã được kiểm tra và
có chữ ký duyệt của kế toán trưởng, giám đốc thì mới được sử dụng chứng từ đó để
ghi sổ kế toán. Các bước luân chuyển chứng từ gồm:
+ Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính vào chứng từ.
+ Kế toán liên quan kiểm tra rồi chuyển cho kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt.
+ Ghi sổ kế toán;
+ Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
- Tổ chức sổ sách kế toán tại công ty
Công ty áp dụng theo hình thức chứng từ ghi sổ bao gồm các sổ sách kế toán sau:

Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 23
Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

+ Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
+ Sổ Cái;
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết;
+ Bảng tổng hợp chi tiết.
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng kê chứng từ
cùng loại để lập Chứng từ ghi sổ. Tiếp theo, kế toán sử dụng chứng từ ghi sổ để ghi
vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng
từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế
toán chi tiết có liên quan.
Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 24
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
cùng loại
Sổ quỹ
Sổ thẻ kế toán
chi tiết
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ cái
Bảng cân đối số
phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Trường Đại học Hoa lư BÁO CÁO THỰC TẬP KÊ TOÁN

Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát
sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào
Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu số chính xác thì số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp
chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số
phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau
và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và
Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và
số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng
tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
- Tổ chức báo cáo kế toán
Báo cáo kế toán được kế toán tổng hợp lập vào cuối mỗi năm tài chính dưới
sự hướng dẫn và kiểm tra của kế toán trưởng. Hệ thống báo cáo kế toán bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01-DNN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02-DNN
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DNN
+ Bảng cân đối tài khoản - Mẫu số F01-DNN
+ Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước- Mẫu số F02-DNN
Sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, kế toán trưởng nộp “Bảng
cân đối kế toán”, “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” và “Bản thuyết minh báo
cáo tài chính” về cho cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thống kê
theo quy định của nhà nước. Riêng đối với cơ quan thuế thì công ty còn phải nộp

thêm “Bảng cân đối tài khoản” và “Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước”.
2.3. Tổ chức hạch toán kế toán ba phần hành kế toán
2.3.1. Tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền
2.3.1.1. Chứng từ sử dụng
Đối với tiền mặt
- Chứng từ gốc liên quan đến thanh toán: Hóa đơn bán hàng, phiếu nhập…
Sinh viên: Đặng Thị Phượng – Lớp D1KTA 25

×