Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nên dùng tảo SPIRULINA như thế nào tải free tại book.quangtuyen.net

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.14 KB, 19 trang )


1. Nên dùng tảo spirulina như thế nào ?
2. Tảo spirulina có ích cho người ăn chay
3. Sự thật đau lòng
4. Vạn l ý độc hành
5. Chậm mà chắc!
6. Chơi mà chữa bệnh mới hay


1. Nên dùng tảo SPIRULINA như thế nào ?
Trong thời gian gần đây, do một số quảng cáo có nội dung nặng
phần thương mại nên không ít người đã và đang dùng tảo Spirulina
trên tinh thần cường điệu, thậm chí cả tin như đây là một loại thuốc
trị bá bệnh! Đáng tiếc vì như thế chỉ dẫn đến nhiều trường hợp thất
vọng sau thời gian áp dụng. Mặc dầu thành phần của Spirulina rõ
ràng có tính ưu việt, tặng vật này, cũng như bất cứ hoạt chất sinh
học nào khác, chỉ có thể triển khai tối đa tính hữu dụng nếu được
dùng đúng cách, nghĩa là đúng chỉ định và đúng liều lượng.
Nói chung, nguyên tắc sử dụng Spirulina xoay quanh cách ứng dụng
một cách chọn lọc toàn bộ acid amin chủ yếu cho nhu cầu kiến tạo sinh
tố và khoáng tố để bổ sung nguồn dự trữ các chất kháng oxy-hóa để
ngăn chặn tiến trình lão hóa biểu lộ qua triệu chứng xơ vữa và dấu hiệu
thoái hóa.
Trên thực tế, liều lượng của tảo Spirulina tất nhiên thay đổi trong phác
đồ và trong tiến trình điều trị tùy theo nhu cầu cá biệt của mỗi đối tượng,
ngay cả cho mục tiêu phòng bệnh, nhưng không đến độ quá cao như liều
lượng được đề nghị một cách thái quá trong nhiều tờ bướm. Thông
thường có thể phân chia liều áp dụng của tảo Spirulina vào 3 nhóm: liều
cao cho trường hợp suy nhược trầm trọng: từ 4 đến 6g tảo nguyên
chất/ngày; liều trung bình cho bệnh nhân có nhu cầu hồi phục nhưng
không quá khẩn cấp: từ 2 đến 4g tảo nguyên chất/ngày; liều thấp cho đối


tượng đã ổn định về mặt sức khỏe nhưng cân duy trì tác dụng: từ 1 đến
2g tảo nguyên chất /ngày.
Tảo Spirulina khó gây ngộ độc do tích lũy vì hoạt chất trong tảo vừa
dễ dung nạp, vừa dễ được đào thải nếu thặng dư. Tuy vậy, trong mọi
trường hợp, không nên dùng tảo một lần với lượng quá cao. Trái lại, nên
chia đều trong ngày để hoạt chất vừa dễ được hấp thu vừa không gây
gánh nặng cho cơ quan biến dưỡng như gan thận. Cũng đừng áp dụng
tảo Spirulina với định kiến càng nhiều càng tốt, cang thường càng hay.
Cũng như với bất kỳ dược liệu nào khác, người dùng tảo Spirulina nên
tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc để tùy theo cơ tạng, thể trạng và tình
trạng bệnh lý mà linh động áp dụng như sau:


1. Người bệnh tim mạch: Để chia sẻ gánh nặng cho trục tiêu hóa không
nên dùng tảo ngay sau bữa ăn chính, ngoại trừ trường hợp dùng tảo ở
liều thấp. Tốt hơn nên uống tảo khoảng 1 giờ sau bữa điểm tâm để tận
dụng công năng trợ tim của khoáng tố magnesium và calcium trong tảo,
sau khi đã kiểm soát huyết áp. Để tránh tác dụng lợi tiểu ban đêm khiến
bệnh nhân có thể mất ngủ do thành phần kalium trong tảo, không nên
dùng tảo Spirulina vào buổi tối.
2. Người bệnh tiểu đường: Để vừa cung cấp dưỡng chất, vừa chống cảm
giác đói bụng vốn là nỗi khổ của nhiều người bệnh tiểu đường, nên dùng
tảo trước mỗi bữa ăn và nhất là vào buổi tối để người bệnh không bị dằn
vặt vì cảm giác đói trong đêm rồi sinh mất ngủ. Bệnh nhân đang được
điều trị bằng thuốc chống viêm đa thần kinh ngoại biên có thể yên tâm
dùng chung với tảo vì thành phần sinh tố B và nhiều loại acid amin
trong tảo có tác dụng cộng hưởng với thuốc đặc hiệu.
3. Người bệnh dạ dày: Nhằm tối ưu hóa công năng chống tác dụng xoi
mòn của chất chua trong dạ dày, vừa cung cấp chất đạm để làm lành ổ
loét, nạn nhân của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên dùng tảo theo kiểu

hai mặt giáp công, uống trước mỗi bữa ăn khoảng 15 phút và sau bữa ăn
khoảng nửa giờ, nghĩa là tối thiểu 3 lần trong ngày.
4. Người lao tâm: Với người căng thẳng thần kinh vì stress, việc dùng
tảo trước bữa ăn sáng với ly nước khoáng lớn (300ml) là biện pháp nên
được thực hiện mỗi ngày. Nhưng quan trọng không kém là thói quen
dùng tảo khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ để cơ thể kịp thời biến
tryptophan trong tảo thành serotonin, hoạt chất giữ vai tro quyết định
cho giấc ngủ yên bình.
5. Người lao lực: Tùy theo mức độ suy nhược có thể dùng tảo sau mỗi
bữa ăn chính và trước khi đi ngủ. Đừng bắt đầu với liều cao. Trái lại,
nên bắt đầu với liều trung bình rồi tăng dần sau mỗi đợt dùng thuốc 5
ngày cho đến khi đạt được hiệu quả mong muốn thì trở lại liều thấp để
ổn định tác dụng.
6. Người cao tuổi: Để cung cấp dưỡng chất một cách hòa hoãn theo
đúng nhịp sinh học của cơ thể người cao tuổi chỉ nên dùng liều thấp và
chia đều trong ngày. Cách này cũng có thể áp dụng cho người chay
trường, chẳng hạn dưới hình thức sau mỗi bữa cơm và thêm một lần
trước khi đi ngủ. Riêng với người tập dưỡng sinh hay vật lý trị liệu thì
500mg tảo Spirulina sau mỗi buổi tập là điều cần thiết.
7. Thai sản phụ: Bên cạnh chất đạm cần thiết cho sự tăng trưởng của


thai nhi, trẻ sơ sinh, để cung cấp cho cơ thể acid folic, tiền sinh tố A, sắt
... nên dùng tảo Spirulina ở liều trung bình trong 6 tháng đầu của thai kỳ.
Trong ba tháng cuối nên theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc. Trong suốt thời
gian cho con bú, người mẹ có thể yên tâm dùng tảo với liều cao. Khéo
hơn nữa là dùng tảo sớm hơn cho người muốn mang thai vì nhu cầu về
acid folic bội tăng nhiều tuần trước khi thụ tinh.
8. Trẻ con: Tảo Spirulina trên nguyên tắc có thể áp dụng cho trẻ ở mọi
lứa tuổi, nhất là ở trẻ suy dinh dưỡng, trẻ rối loạn tiêu hóa do lạm dụng

thuốc kháng sinh, nhưng phải hỏi ý kiến thầy thuốc. Điểm bất lợi duy
nhất là tảo có mùi vị không ngon khi pha vào sữa. Xin đừng quên liều
trung bình mỗi ngày không được vượt quá 150mg/kg trọng lượng của
trẻ/ngày.
9. Công nhân: Với người phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, người
làm việc trong văn phòng cao ốc đóng kín, việc áp dụng tảo Spirulina
thường xuyên với liều trung bình, hay cho dù định kỳ 7-10 ngày trong
tháng, chẳng hạn dưới hình thức sau bữa trưa và chiều, là một trong các
biện pháp cơ bản để bảo vệ sức khỏe. Khéo hơn nữa là dùng tảo trước và
sau ca trực cũng như tăng liều sau mỗi lần nghỉ bệnh.
10. Vận động viên: Nên áp dụng tảo Spirulina dưới hình thức như sau
dùng liều tối đa sau mỗi lần thi đấu liều trung bình sau buổi tập luyện và
liều thấp sau mỗi bữa ăn để bảo tồn tác dụng trong suốt thời gian nghỉ
ngơi.
11. Người béo phì: Nhằm tận dụng chất xơ để kéo theo chất béo trong
thực phẩm xuống thẳng ruột già, thay vì được hấp thu qua niêm mạc
ruột non, cũng như để ức chế cảm giác đói, người muốn giảm cân nên
dùng tảo Spirulina với liều trung bình nhưng trước mỗi bữa ăn chính
khoảng 30 phut.
12. Bệnh nhân sau đợt xạ trị, sau liệu trình chống lao: Để chống
thiếu máu cũng như nhằm yểm trợ tiến trình tổng hợp kháng thể, nên
dùng tảo Spirulina ở liều cao sau mỗi bữa ăn chính cho đến khi xét
nghiệm huyết học trở về định mức bình thường. Sau đó có thể tiếp tục
dùng tảo dài hạn ở liều trung bình.
Hoạt chất nào, dù là hóa chất tổng hợp hay nguyên liệu thiên nhiên, đều
có thể trở thành độc chất nếu bị lạm dụng. Với tảo Spirulina cũng thế.
Người tiêu dùng không nên tự ý áp dụng lâu dài nếu chưa tham khảo ý
kiến tư vấn của thầy thuốc. Lại càng không nên áp dụng theo lời đồn hay
rập theo cách người khác đã sử dụng. Có được thuốc tốt trong tay là điều



may mắn. Nhưng muốn tảo Spirulina thực sự nên thuốc, nên nhớ mỗi
người là một cá thể với khả năng cảm ứng hoàn toàn cá biệt. Cũng đừng
quên vai trò không thể thay thế của thầy thuốc.


2. Tảo Spirulina có ích cho người ăn chay

Cơ thể của người chay
trường, cụ thể hơn là lá
gan, trái
thận và khung
ruột, tuy một mặt tránh được gánh nặng của phế
phẩm sản sinh từ tiến trình biến dưỡng chất đạm và chất béo trong
thực phẩm gốc động vật như cholesterin, acid uric ..., nhưng mặt
khác lại khó tránh một số nhược điểm như: Dễ bị bệnh tiểu đường
vì người ăn chay có khuynh hướng nêm quá ngọt lại thêm tỷ lệ tinh
bột thường quá cao trong khẩu phần. Thiếu các loại sinh tố có công
năng phòng bệnh ác tính như A, E, D thường có nhiều trong thịt,
trứng, sữa ... Bằng chứng là tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở người ăn
chay, nói chung, không thấp hơn ở người ăn mặn.
Thiếu các loại sinh tố cần thiết cho hệ vận động, biến dưỡng và tạo
huyết như tập thể sinh tố B, đặc biệt là acid folic và sinh tố B12. Do đó
không lạ gì nếu nhiều người ăn chay dễ thiếu máu hay thậm chí mắc
bệnh thống phong (gout) một cách oan uổng vì không hề ăn thịt, uống
bia!
Thiếu một số khoáng tố tối cần thiết cho hoạt động của hệ miễn dịch
như kẽm, selen, crôm, mangan ... tuy cũng có trong mễ cốc nhưng với
hàm lượng quá thấp. Không lạ gì nếu không ít người ăn chay hay dị ứng
với hóa chất gia dụng, hay dễ bội nhiễm khi trở trời.

Thiếu nhiều chất đạm cơ bản (acid amin) đóng vai trò quan trọng
trong tiến trình phục hồi cũng như trong hoạt động của hệ thần kinh, từ
phản xạ cơ bắp cho đến chức năng tư duy.
Người ăn chay trường tất nhiên có thể nhưng không nên vì các lý do
trên mà phải chấp nhận phản ứng phụ của việc dùng thuốc năm này qua
tháng khác. Vấn đề tuy đúng là không đơn giản nhưng giải pháp lại
không quá phức tạp nếu người ăn chay đừng quên một tặng vật độc đáo


của thiên nhiên: Tảo Spirulina!
Spirulina tất nhiên không vô cớ trở thành thực phẩm chức năng quan
trọng cho người chay trường. Spirulina sở dĩ độc đáo là do Spirulina hầu
như không có chất đường nên là món ăn an toàn cho người sợ béo phì
cũng như cho đối tượng có cơ tạng dễ bị tiểu đường.
Spirulina với lượng chất đạm không dưới 70% là nguồn chất đạm
nhiều gấp 3 lần thịt bò (20-25%), hơn xa thịt gia cầm (22-30%), và vượt
xa sữa tươi (3-4%).
Chất đạm trong Spirulina là tổng hợp của 20 loại acid amin vừa dễ
được dung nạp, vừa rất cần thiết cho nhiều chức năng, từ hoạt động của
hệ miễn nhiễm bước qua chức năng tư duy cho đến tiến trình tái tạo tế
bào.
Spirulina là nguồn bổ sung các loại sinh tố thuộc nhóm kháng ung
thư, như sinh tố A với hàm lượng cao hơn trong gan bò, sinh tố E nhiều
hơn trong dầu thực vật, tiền sinh tố A với tỷ lệ cao hơn trong rau quả.
Sự hiện diện của tập thể sinh tố B1, B2, B6, B12, PP … trong
Spirulina giúp cho các acid amin trong tảo được biến dưỡng một cách
tối ưu.
Spirulina nhờ dồi dào về thành phần khoáng tố, như vôi, magnê,
phốt-pho, kali, sắt, kẽm, selen, crôm, molybdan … với hàm lượng cao
hơn trong sữa tươi, là biện pháp sinh học để kiện toàn hoạt động của hệ

miễn nhiễm và ổn định quy trình biến dưỡng thông qua ảnh hưởng hài
hòa trên trục thần kinh - nội tiết. Spirulina nhờ đó là đòn bẩy của nhiều
chức năng, từ quy trình chống loãng xương bước qua biến dưỡng chất
đường cho đến tiến trình tạo huyết.
Thành phần chất béo loại có cấu trúc hữu ích, như chất béo 3Omega, là cơ sở để Spirulina triển khai tác dụng tương tranh với
cholesterol nội sinh.
Nói một cách tóm lược, Spirulina không chỉ tốt do thành phần toàn
diện mà nổi bật nhờ tỷ lệ phân bố lý tưởng giữa đạm, đường, béo, sinh
tố, khoáng tố và chất kháng oxy-hóa. Spirulina nhờ đó là món ăn không
gây gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ngược lại, nhờ hoạt chất trong
Spirulina mà các cơ quan giải độc như gan, thận, da hoạt động với hiệu
năng tối đa. Không lạ gì nếu nhiều thầy thuốc đã xếp loại Spirulina vào
nhóm dược liệu thiên nhiên với công năng kháng ung thư, chống xơ vữa


mạch máu và phòng ngừa lão hóa.
Không chỉ có ích cho người ăn chay. Kết quả nghiên cứu gần đây ở
Trung tâm Oxy Cao Áp TP HCM cho thấy tác dụng chống thiếu máu
của Spirulina trên nhiều đối tượng có huyết áp thấp kinh niên vì hội
chứng “văn phòng cao ốc”, căn bệnh hiện rất phổ biến ở nhiều người
phải làm việc suốt ngày trong văn phòng ô nhiễm vì khói thuốc lá, bụi
máy điều hòa không khí, máy in laser, máy photocopy, hóa chất gia
dụng như thuốc lau nhà, thuốc lau kính ... Đáng tiếc vô cùng vì giải pháp
lại tương đối đơn giản nếu đừng quên loài vi tảo mang tên Spirulina.
Bác sĩ LƯƠNG LỄ HOÀNG (Trung Tâm Oxy Cao Áp, TP HCM)

3. Sự thật đau lòng
Khi thầy thuốc viết báo cáo y học thì trong mười ông có đến chín khó
tránh không đề cập đến tỷ lệ. Điểm kẹt cho người bệnh, cho độc giả là
không mấy người hình dung được cụ thể tầm quan trọng của căn bệnh

nếu thầy thuốc cứ tiếp tục vẽ hình cái bánh cắt làm mấy miếng lớn nhỏ
khác nhau kèm theo con số phần trăm vô vị. Thử tìm cách khác xem
sao! Quý độc giả hãy tưởng tượng hội trường Saigon Times Group chứa
được khoảng 100 người. Cứ ngồi chật hội trường thì có một người trong
số đó là nạn nhân của ung thư đại tràng! Đó là tỷ lệ ung thư ruột già ở
Đức, nơi ung thư ruột đang so kè với ung thư phổi và ung thư vú trên
bảng “top three”! Tỷ lệ đó phải cao hơn nhiều ở xứ mình. Đừng tưởng tỷ
lệ 1% là thấp. Cho dù chỉ có bấy nhiêu thì ở nước ta đang có không dưới
một triệu người mắc bệnh! Nếu chỉ tính với tỷ lệ tử vong vì ung thư đại
tràng bên Đức, nơi có nền y tế chắc không thua kém nước mình, thì mỗi
năm tối thiểu có khoảng 500.000 người mất mạng vì ung bướu ác tính
trong khung ruột già!
Tỷ lệ ung thư đại tràng ở nước ta cao vì nhiều lý do:
- Trước hết vì bệnh đường ruột, đứng đầu là viêm đại tràng mãn và trĩ,
vẫn còn hoành hành do phần lớn bệnh nhân chưa chịu đến thầy thuốc
chuyên khoa cho sớm, phần vì mắc cỡ ngại ngùng, phần vì xem thường
căn bệnh, cho dù rối loạn tiêu hóa, tiêu ra máu… đã xuất hiện từ lâu. Rất
nhiều trường hợp ung thư trực tràng không được chẩn đoán sớm vì bệnh
nhân tưởng chỉ là bệnh trĩ! Đáng tiếc, khi khoa hậu môn đã tiến rất xa về
phương tiện kỹ thuật. Sợ đau vì khám bệnh ở chỗ nhạy cảm chỉ là lời


đồn!
- Kế đến, vì triệu chứng táo bón vẫn chưa được lưu tâm đúng mức. Với
nhiều người dân, nếu không xong với thuốc xổ, thì là tai ách phải chịu
vậy thôi. Sai hoàn toàn về quan điểm, vì táo bón không chỉ là triệu
chứng gây khó chịu. Đó là dấu hiệu báo động cho thấy chức năng bài
tiết của khung ruột có gì đó trục trặc. Đó cũng chính là tiền đề để độc
chất gây ung thư có cơ hội tích lũy trong lòng ruột. Giải pháp lại không
chỉ là ít loại thuốc nhuận trường theo kiểu hễ kẹt thì thông, mà còn là

điều kiện vệ sinh trong nếp sinh hoạt. Ngày nào chưa có đủ nhà vệ sinh
công cộng, ngày nào người dân, đừng nói chi đến vùng sâu vùng xa,
ngay cả ở chốn thị thành, chưa được hướng dẫn về cách thiết kế và sử
dụng nhà vệ sinh thì vấn đề táo bón chưa được giải quyết rốt ráo. Nếu
nhà gọi là “vệ sinh” của nhiều khách sạn mang tiếng “hai sao” ở ngay
TPHCM vẫn chưa đủ tiêu chuẩn sạch sẽ thì không lạ gì nếu táo bón tiếp
tục là bàn đạp cho thế tiến công của ung thư đại tràng.
- Chưa hết, bên cạnh tác hại của rượu bia và thuốc lá, hai món hàng lúc
nào cũng bán chạy hơn tôm tươi ở nước mình, thói quen lạm dụng thịt
mỡ, thịt xông khói, thịt nướng… là cơ hội thuận tiện để độc chất sinh
ung thư ruột già có điều kiện tập trung lực lượng. Trong khí đó lại rất
khó vận động người dân lưu ý ứng dụng chế độ dinh dưỡng để tăng sức
đề kháng cho khung ruột, cơ quan phải “làm dâu trăm họ” trước đủ loại
độc chất ngoại lai và phế phẩm nội sinh.
- Còn nữa, ung thư đại tràng sở dĩ chiếm thế thượng phong vì không
mấy người bệnh sẵn sàng tham gia chương trình tầm soát ung thư. Ở
nhiều nước trên thế giới, biện pháp tầm soát ung thư ruột già là chuyện
bó buộc cho người từ độ tuổi 55. Không lạ gì khi tỷ lệ tử vong vì ung
thư ruột già ở nước mình rất cao trên nhóm người vừa qua lục tuần do
phát hiện ung thư quá trễ. Điều đáng nói là phương pháp tầm soát ung
thư lại tương đối đơn giản. Xét nghiệm phân, xét nghiệm máu và chỉ khi
cần thiết thì nội soi ruột già.
Muốn biết ung thư ruột già có đang ngấp nghé hay không, xin quý độc
giả vui lòng tự đánh giá qua bản câu hỏi dưới đây:


1. Đã phát hiện triệu chứng có máu ẩn trong phân trong thời gian hai
năm gần đây? (2 điểm)
2. Đã phát hiện hay giải phẫu khối u thịt trong lòng ruột trong thời gian
ba năm gần đây? (2 điểm)

3. Trong gia đình có người thân với tiền căn khối u thịt trong lòng ruột?
(1 điểm)
4. Đã ghi nhận dấu hiệu đau bụng không rõ nguyên nhân trong thời gian
một năm gần đây? (1 điểm)
5. Thường xuyên bị táo bón và phải dùng thuốc xổ nhiều lần trong
tháng? (2 điểm)
6. Đã hơn 55 tuổi và chưa tầm soát ung thư ruột già lần nào? (2 điểm)
7. Đã từng bị ung bướu ác tính? (2 điểm)
8. Đang có bệnh đường ruột như viêm đại tràng mãn, trĩ, mạch lươn...?
(2 điểm)
9. Có người thân đã bị ung thư đại tràng sau độ tuổi 60? (1 điểm)
10. Có người thân đã bị ung thư đại tràng trước độ tuổi 60? (2 điểm)
Chỉ cần có đủ 2 điểm thì đã đến lúc phải tiến hành chương trình tầm soát
ung thư đại tràng. Không có lý do nào khác để chần chừ!
Ít ai ngờ nổi là ung thư đại tràng không khó chữa, thậm chí tỷ lệ chữa
thành công đến 90%, nhưng chỉ với điều kiện khi bệnh được phát hiện
thật sớm, càng sớm càng tốt. Cũng không mấy ai hiểu rõ là tỷ lệ di căn
của ung thư ruột già rất thấp, nếu bệnh được điều trị rốt ráo và hiệu quả
ngay từ đầu. Như thế, thử hỏi có đáng để phải trả một giá quá đắt đến
thế vì ung thư đại tràng? Quả thật đáng tiếc vô cùng!
Ít ai ngờ nổi là ung thư đại tràng không khó chữa, thậm chí tỷ lệ chữa


thành công đến 90%, nhưng chỉ với điều kiện khi bệnh được phát hiện
thật sớm, càng sớm càng tốt.


4. Vạn l ý độc hành
Nếu ai cần tìm chứng bệnh nào có nhiều điểm tréo cẳng ngỗng, từ cơ
chế sinh bệnh cho đến nguyên tắc điều trị, tôi sẽ không ngần ngại tiến cử

ngay: bệnh tiểu đường!
Do rối loạn trong khâu biến dưỡng chất đường, nghĩa là tuy còn đường
mà xài không được, nên người bệnh rất cần năng lượng cho hoạt động
của nhiều chức năng bị suy yếu đồng bộ, trong số đó đứng đầu là sức đề
kháng. Ấy thế mà người tiểu đường lại phải kiêng cữ đủ thứ vì ăn vào,
dù trật có một chút, thì đường huyết lại tăng cao! Mỗi lần như thế, tim,
thận, não, mắt, gan… trở thành tấm bia rất gần, rất rõ trước xạ thủ bách
phát bách trúng là chất đường trong máu. Ngược lại, kiêng hết thì sống
sao nổi với sức đề kháng hết “xí quách”, trong khi nguy cơ bội nhiễm
chực chờ tứ phía đâu dại gì chấp nhận đình chiến khi đối phương đang
lúng túng trong cảnh cháy nhà! Người tiểu đường quanh đi quẩn lại cứ
như đóng kịch “nhái” của William Shakespeare với câu hỏi trăn trở: “Ăn
hay không ăn, đó là vấn đề!”.
Mâu thuẫn như thế vẫn chưa hết mức. Người tiểu đường phải được điều
trị để ổn định lượng đường trong máu, càng nhanh càng tốt. Nói nghe rất
dễ. Vào cuộc mới biết. Dù dùng thuốc tiêm hay cho uống thuốc hạ
đường huyết, không có thầy thuốc nào có thể xác định chính xác tuyệt
đối liều lượng cần dùng cho mỗi bệnh nhân cá biệt. Không phải vì thầy
thuốc kém tài (thiếu y đức là chuyện khác!). Lý do đơn giản hơn nhiều.
Cho dù với liều thuốc cố định thì hiệu quả mỗi lần dùng thuốc khó mà
như nhau, vì thuốc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhạy cảm, như tính
cảm ứng của người bệnh thay đổi theo nhịp sinh học, tiến trình biến
dưỡng khi nhanh khi chậm… Thông thường thì người bệnh tiểu đường
khó tránh nhiều lần bị tụt đường huyết trong quá trình điều trị, ngoại trừ
trường hợp thầy thuốc yếu tay trị hoài mà đường huyết không thèm
xuống. Tình trạng đường trong máu quá thấp nếu xảy ra quá thường tuy
không dễ chịu chút nào cho người bệnh vì mệt lả vã mồ hôi, hoa mắt,
chóng mặt, run tay… nhưng về mặt bệnh lý lại là dấu hiệu đáng mừng vì



đó là điều kiện cần thiết để lượng đường trong máu sớm ổn định nhờ nội
tiết tố insulin trở lại phong độ gần như mong muốn. Đó là nói theo kiểu
của… thầy thuốc! Nhiều người bệnh tiểu đường, sau vài lần hết thấy
đường, vì thiếu đường trong máu, đâm ra ngần ngại khi uống thuốc, lại
ra sàn diễn với vở kịch từa tựa Hamlet nhưng với viên thuốc trên tay và
câu hỏi oái oăm: “Uống hay không uống, đó lại là vấn đề!”.
Nhưng đó chưa hẳn là trọng điểm của vấn đề! Điểm ngặt nghèo là người
bệnh phải ăn rất nhiều mỗi lần hạ đường huyết! Người bệnh tiểu đường
lại dễ lên cân vì biến dưỡng chất béo đằng nào cũng rối loạn. Tình trạng
tăng cân ở người tiểu đường lại phức tạp hơn nhiều so với người bình
thường. Mỗi ki lô gam mỡ thừa ở người tiểu đường nguy bằng năm ki lô
gam mỡ dư trên người không bệnh. Kết quả là chưa kịp mừng vì đường
xuống thấp thì đã lo vì… béo phì!
Nào đã xong! Ngay cả các loại thuốc hạ đường huyết, trừ nhóm
mettformin, cũng có tác dụng tăng cân vì chính các loại thuốc này khi
giảm được lượng đường trong máu thì đồng thời gián tiếp giữ nước bên
trong cơ thể. Bằng chứng là người bệnh, sau khi ổn định được đường
huyết, sẽ bớt đi tiểu và trở nên hồng hào. Khoảng cách “từ đỏ da thắm
thịt” đến “có da có thịt” lại không xa mới kẹt!
Người bệnh tiểu đường không thể không dùng thuốc, cũng không thể né
tránh tình trạng hạ đường huyết. Câu hỏi là làm sao để đừng vì thế mà
tăng cân. Khác với gửi tiền tiết kiệm, với người tiểu đường muốn tránh
béo phì không có cách nào khác ngoại trừ phương án: “vừa dư là tiêu
cho hết”. Nhiều thầy thuốc chuyên trị bệnh tiểu đường vì thế đã đặt biện
pháp vận động vào vị trí hàng đầu trong phác đồ điều trị. Mới đây, các
hãng bảo hiểm y tế ở Đức đã phát động phong trào khuyến khích người
bệnh tiểu đường mỗi ngày đi bộ, tới lui sao cũng được, miễn đủ 10.000
bước! Mới nghe cứ tưởng phải đi suốt… Vạn Lý Trường Thành! Không
đâu, thử rồi biết. Mười ngàn bước tổng cộng mỗi ngày là chuyện tuy
không nhỏ nhưng cũng không phải là quá lớn.

Con đường trước mặt của người bệnh tiểu đường không chỉ gập ghềnh
mà còn diệu vợi xa xôi. Cho dù có may mắn tìm được thầy thuốc giỏi thì
người bệnh vẫn phải trông cậy vào bản thân nếu muốn đi thật xa, càng


xa càng tốt, trên con đường giăng đầy trở ngại. Nếu đặt hết tin tưởng vào
thuốc thì phần thua nắm chắc trên tay. Giải pháp xem vậy lại không quá
phức tạp. Chính những bước chân âm thầm từng ngày để tiêu hao năng
lượng là biện pháp ít người ngờ đến. Cái khó cho nhiều bệnh nhân tiểu
đường chỉ là làm sao có đủ quyết tâm để bám sát căn bệnh như kẻ độc
hành trên đường thiên lý, khi nghị lực của người bệnh đã tan như bọt
biển lúc biết mình bị bệnh!
Đi trọn đường dài tuy khó nhưng không khó bằng bước chân đầu tiên.
“Đi hay không đi, đó mới là vấn đề!”.

5. Chậm mà chắc!
Vẫn còn nhiều người quan niệm lượng mỡ trong máu sở dĩ tăng cao là
do sai lầm trong chế độ dinh dưỡng theo kiểu “có ăn có chịu”! Không
cần suy nghĩ lâu cũng rõ. Có gan ăn béo cho lắm thì có lúc máu phải đầy
mỡ. Không sai, nhưng chuyện gì cũng có ngoại lệ. Thế mới kẹt!
Theo các nhà nghiên cứu ở Đức, chất mỡ trong máu Cholesterin, hay tệ
hơn nữa, Triglyceride, loại chất béo giấu tay phá bĩnh trong nhiều bệnh
chứng nghiêm trọng, có thể tăng rất cao mặc dầu nạn nhân kiêng đúng
cách, cữ đủ điều. Đó là nỗi khổ canh cánh bên lòng của những người
ngồi vào bàn ăn trong trạng thái căng thẳng tinh thần. Ăn mà “căng” quá
thì không chỉ nuốt khó trôi. Cũng không chỉ bất lợi vì chất béo trong
máu tăng cao, mà lượng sinh tố và khoáng tố được hấp thu qua đường
tiêu hóa bị giảm thiểu rõ rệt sau bữa ăn quá vội vã, mặc dầu thực khách
không hề có bệnh chi trầm trọng trên đường ruột!
Tình trạng vừa mô tả càng thêm rõ nét nếu thực khách chọn thực đơn

vừa thiên quá nặng về thực phẩm công nghệ lại thiếu hụt rau quả tươi.
Thống kê tại Mỹ cho thấy hơn phân nửa số bệnh nhân phải cấp cứu bởi
nhồi máu cơ tim là người vì cuộc sống nghề nghiệp quá căng thẳng nên
có thói quen dùng thức ăn nhanh (fast food) cho đỡ mất thời giờ. Hậu
quả là sau đó mất rất nhiều thời gian trong… bệnh viện! Ngược lại, cũng
theo kết quả cuộc khảo sát ở Mỹ, nơi chiếm huy chương vàng về số
người thuyên tắc mạch vành, tỷ lệ ngạnh tắc cơ tim rõ ràng rất thấp ở
người có bữa ăn thoải mái. Hiện tượng này càng rõ hơn ở nhóm đối
tượng có bữa cơm gia đình yên vui. Theo nhiều chuyên gia ngành tâm lý


gia đình, khung cảnh sum vầy bên bàn ăn là phương tiện tốt nhất để dập
tắt tất cả mũi công phá của stress. Hay hơn nữa là khi đối tượng có cuộc
sống quá đỗi tranh đua thỉnh thoảng tìm cách thư giãn bằng cách đích
thân nấu bếp. Ngon dở không quan trọng. Chính khi nạn nhân tập trung
vào thao tác băm thịt xào nấu là lúc mọi ưu phiền cũng được ninh nhừ
hầm chín. Nội tiết tố endorphine được hệ thần kinh sản xuất từ cảm giác
thưởng thức “tác phẩm” trong bếp là đòn bẩy để quét sạch nỗi lo buồn
của “tác giả”!
Sau thời gian dài quan sát, các nhà nghiên cứu đã quả quyết là hai biện
pháp dưới đây chắc chắn có ích cho mọi đối tượng của stress:
- Cố tránh bữa ăn ngắn hơn 10 phút. Cho dù lượng thức ăn có ít thì vẫn
phải nhai chậm rãi, thật thong thả để thưởng thức từng miếng ăn, cứ như
khổ chủ nhai cho hết nỗi lo, nuốt cho xuống cái giận.
- Giảm các món sống, các loại thịt tái. Cũng theo thầy thuốc chuyên
khoa tâm lý học, màu máu đỏ tươi trong thức ăn là yếu tố gây thêm
khích động cho thực khách đang trong trạng thái dây cung sắp đứt! Tại
sao lại phải châm dầu vào lửa?!
Thêm vào đó, bữa ăn càng có tác dụng chống stress nếu cung ứng được
cho cơ thể nhiều hoạt chất thuộc nhóm sinh tố B, nhóm sinh tố còn có

tên là “sinh tố thần kinh”, như:
- B6 (Pyridoxin) để ổn định dẫn truyền thần kinh nhờ ảnh hưởng trên
trạng thái quân bình giữa các chất điện giải.
- Acid folic để hưng phấn tiến trình phóng thích noradrenalin, nội tiết tố
chống stress.
- B12 (Cyanocobalamin) để cùng với acid folic xúc tác phản ứng tổng
hợp cholin, chất tiền thân trong quy trình dẫn truyền của hệ thần kinh
thực vật.
- B5 (Pantothen) để thúc đẩy phản ứng chuyển hóa cholin thành
acetylcholin, chất dẫn truyền thần kinh của hệ thần kinh thực vật.


- B3 (Niacin) để điều hòa tiến trình phân bố năng lượng cho tất cả quy
trình nêu trên.
Sau hết, không còn ai nghi ngờ về tác dụng chống stress của phương
pháp thiền định. Tuy vậy, thiền, bắt đầu với chữ T, cũng như thuốc, như
tiền, như tình, như tài, khó tránh là con dao hai lưỡi, nếu dùng sai. Theo
kết quả so sánh trên nhiều nhóm đối chứng, trái với cái nhìn thông
thường theo kiểu muốn bớt tham phải hối hận sau khi… bội thực, thiền
sau bữa ăn hoàn toàn không có lợi. Điều này không có gì khó hiểu khi
trái tim phải tạm quên não bộ để tập trung vào đường tiêu hóa. Có ráng
thiền bao nhiêu cũng bằng không. Ngược lại, tác dụng chống stress rõ
rệt hơn nhiều khi nhín ít phút thiền định trước bữa ăn, lúc bộ óc dễ có đủ
dưỡng khí nhờ tim không phải gồng gánh cơ quan nào khác.
Chuyện gì cũng có ngoại lệ, trừ thói quen ăn quá nhanh. Nếu biết nghĩ
đến hệ tiêu hóa thì không có lý do gì để ăn quá vội vã, cũng không có lợi
ích nào cho sức khỏe nếu ăn quá hấp tấp. Ăn gì cũng vậy, ăn nhanh là
không xong, kể cả ăn… hối lộ! Chầm chậm ấy thế mà chắc. Nói nghe
êm tai chứ khó. Ai không lo mất phần nếu ăn quá… chậm! Ai chưa tin
xin thử quan sát nhà hàng… buffet!

Chuyện gì cũng có ngoại lệ, trừ thói quen ăn quá nhanh. Nếu biết nghĩ
đến hệ tiêu hóa thì không có lý do gì để ăn quá vội vã, cũng không có lợi
ích nào cho sức khỏe nếu ăn quá hấp tấp. Ăn gì cũng vậy, ăn nhanh là
không xong, kể cả ăn… hối lộ!
Bác sĩ Lương L Hoàng

6. Chơi mà chữa bệnh mới hay
Thông thường, thú tiêu khiển chỉ để… chơi! Nhưng dưới mắt phân
tích của nhà khoa học thì mọi hình thức giải trí, nếu thực sự mang đến
cho chủ nhân cảm giác hứng thú và thư giãn, đều là biện pháp hữu ích
cho sức khỏe. Đó không chỉ là phương án có cơ sở khoa học để giải độc
cho bộ óc, mà còn là phương tiện góp phần phòng chống nhiều bệnh
chứng nghiêm trọng thông qua tác dụng gián tiếp cải thiện sức đề kháng.
Ngược lại, mọi hình thức giải trí, tuy được đặt tên hoa mỹ như thế


nhưng nếu chỉ đẩy “giải trí viên” vào hoàn cảnh căng thẳng vì ăn thua,
trăn trở vì được mất, thì có nên thuốc chỉ là… thuốc độc!
Chơi mà chữa bệnh? Mới nghe cứ tưởng như nói… chơi. Nhưng trên
thực tế thì tuy đúng là chơi mà lại ăn… thiệt, theo kết quả của nhiều
công trình khảo sát về hiệu năng của trò chơi giải trí trên hệ thần kinhnội tiết của cơ thể con người. Bằng chứng là các nhà nghiên cứu đã ghi
nhận dấu hiệu ổn định huyết áp và thậm chí điều chỉnh chất mỡ trong
máu trên người sưu tầm tem, tiền cổ, bưu thiếp… Nhược điểm nếu có là
khuynh hướng đau cột sống và bệnh tĩnh mạch chi dưới ở người chọn
thú giải trí với thói quen ngồi quá lâu. Để giới hạn yếu điểm này thì thể
dục thể thao, thể loại nào cũng được, là giải pháp sinh học để cải thiện
tuần hoàn cho toàn thân. Cho dù khác nhau về thể dạng như bóng đá,
bóng bàn… hay nhẹ nhàng hơn, thái cực quyền, yoga… mọi hình thức
vận động cơ thể, nếu được thực hiện trong tiết điệu về cường độ và nhịp
độ, đều có tác dụng trung hòa tác hại của stress. Trên cơ sở đó, hàm

lượng dưỡng khí trong tế bào được cải thiện, trong khi độc chất oxy-hóa
và phế phẩm biến dưỡng, cụ thể là chất mỡ trong máu, giảm thiểu thấy
rõ mà không cần dùng thuốc. Hiện nay, không còn ai nghi ngờ về tác
dụng ổn định huyết áp của động tác đi bộ, hưng phấn tiến trình tiêu hóa
của đạp xe, cải thiện hô hấp của bơi lội, ổn định tuần hoàn ngoại vi của
khiêu vũ…
Trước đây, nhiều người đã dè bỉu khi Giáo sư Konrad Lorenz ở Áo, nhà
khoa học đã từng nhận giải thưởng Nobel, khuyến khích người có hệ
miễn nhiễm suy yếu nên nuôi trong nhà một loại thú nào đó, chó, mèo,
chim cảnh… thứ gì cũng được miễn hợp gu với gia chủ. Ngày nay, hai
mươi năm sau, không ai còn hoài nghi về tác dụng điều hòa thần kinh
thực vật từ cảm giác bớt cô đơn của người chọn “anh Tuất”, hay “chị
Mão” làm bạn tâm giao, sau khi các nhà thống kê chứng minh là số
người có thú “nhí” làm bạn ít bị tái phát chứng nhồi máu cơ tim hơn
người vừa thiếu máu cơ tim vừa trống vắng cảm giác nồng ấm do thiếu
bạn đồng hành. Không chỉ thế, trẻ con có chó, mèo, thỏ… làm bạn ít khi
bị bệnh hơn trẻ chỉ biết có màn hình máy vi tính, truyền hình để giải trí.
Đi xa hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã không ngần ngại khuyên người có
cuộc sống quá căng thẳng, dễ bị rối loạn tiêu hóa, hay đau cột sống…
nên chọn cá cảnh làm thú vui. Bên cạnh động tác bơi lượn giúp êm dịu


thần kinh của chủ nhân, cá cảnh còn có thêm ưu điểm không biết nói,
không thể mè nheo, thóc mách, châm chọc, chê bai.
Không chỉ có thế, nhiều nhà nghiên cứu đã ghi nhận là người chọn cọ vẽ
và khung vải làm bầu bạn ít bị đau họng, không mấy khi phải tốn tiền
mua thuốc vì bội nhiễm đường hô hấp. Tương tự như thế, các hình thức
giải trí tuy nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi đầu tư sáng tác như điêu khắc, thêu
thùa… rõ ràng có tác dụng hạ huyết áp, chống nhức đầu, thậm chí ngăn
cơn đau bụng kinh… Với người cao niên, tất cả hình thức đòi hỏi “động

não”, từ học ngoại ngữ cho đến giải đáp ô chữ là phương tiện hữu hiệu
hơn xa các loại thuốc gọi là “dưỡng não” để người lớn tuổi có thể tiếp
tục tận dụng tiềm năng tư duy, khác với định kiến già thì phải lú lẫn.
Cũng với cơ chế tương tự, thầy thuốc ở Wien, thủ phủ của nước Áo, đã
chứng minh là nhạc của Schubert có hiệu năng chống stress; của Bach
có tác dụng gây tự tin; của Ravel có khả năng đẩy lùi tình trạng trầm
cảm; của Bar có hiệu quả làm lành vết loét dạ dày; trong khi âm hưởng
của Mozart là phương tiện hiệu quả để giảm đau. Chính vì thế mà nhiều
nha sĩ ở Đức và Áo đang mời bệnh nhân thưởng thức các tác phẩm của
thiên tài Mozart để nhân lúc đó mà… nhổ răng! Nhưng không phải nhạc
nào cũng là nhạc. Với nhiều bản nhạc đang được “lăng xê” trên truyền
hình nước mình thì nghe chưa được nửa bài đã phát… bệnh! Cứ như tác
giả đặt nhạc theo yêu cầu của hãng thuốc nào đó đang cần bán gấp thuốc
nhuận gan! Ông bà đã chẳng có thành ngữ “giận căm gan” đó sao!
Ai bảo chơi chỉ là… chơi! “Nghề chơi cũng lắm công phu” là vậy



×