Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tài liệu Cách điều trị táo bón Điều trị táo bón như thế nào? Có nhiều phương pháp pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.28 KB, 15 trang )

Cách điều trị táo bón


Điều trị táo bón như thế nào?
Có nhiều phương pháp điều trị táo bón, và phương pháp tiếp cận tốt nhất
phụ thuộc vào sự hiểu biết rõ ràng về nguyên nhân nằm bên dưới.

Chế độ ăn chất xơ: (chất nhuận tràng tạo khối)

Cách tốt nhất để thêm chất xơ trong chế độ ăn là tăng lượng trái cây và rau
xanh. Có nghĩa là cần có ít nhất 5 bữa trái cây hoặc rau mỗi ngày. Tuy nhiên, đối
với nhiều người, lượng trái cây và rau cần thiết là quá nhiều, bất tiện và không
đem lại giảm táo bón cần thiết. Trong những trường hợp này, việc bổ sung chất xơ
là cần thiết.

Chất xơ được định nghĩa là những chất có nguồn gốc thực vật và không tiêu
hoá được trong ống tiêu hoá của người. Chất xơ là một trong những yếu tố then
chốt trong điều trị táo bón. Nhiều loại chất xơ trong ruột gắn kết với nước và giữ
nước trong lòng ruột. Chất xơ làm tăng lượng (thể tích) phân và nước làm mềm
phân.

Có nhiều nguồn chất xơ khác nhau và các loại chất xơ khác nhau tùy theo
nguồn gốc của chúng. Các loại chất xơ được phân loại bằng nhiều cách, ví dụ như
theo nguồn gốc. Nguồn chất xơ thường gặp nhất là trái cây( bưởi, đu đủ…) và rau,
bắp, lúa mì hay yến mạch, hạt psyllium (như Metamucil, Kónyl), methy cellulóe
tổng hợp (như Citrucel), và polycarbophil (như Equilactin, Konsyl Fiber).
Polycarbophil thường được kết hợp với calcium (như Fibercon). Tuy nhiên, trong
vài nghiên cứu, pholycarbophil có calcium không hiệu quả như polycarbophil
không chứa calcium. Nguồn chất xơ ít được biết hơn được chiết xuất từ mạch nha
(như Maltsupex), tuy nhiên, chất xơ được chiết xuất này làm mềm phân bằng
những cách khác hơn là làm tăng chất xơ.


Tăng lượng khí (đầy hơi) là tác dụng phụ của chế độ ăn nhiều chất xơ. Khí
xuất hiện là do các vi khuẩn bình thường có trong đại tràng có thể tiêu hoá chất xơ
thành những phần nhỏ hơn. Các vi khuẩn tạo ra khí là sản phẩm trung gian trong
khi tiêu hoá chất xơ. Tất cả các chất xơ không phân biệt nguồn gốc có thể làm đầy
hơi. Tuy nhiên, do các vi khuẩn khác nhau có khả năng tiêu hoá các chất xơ khác
nhau, nên nguồn gốc chất xơ khác nhau có thể tạo ra lượng khí khác nhau. Rối rắm
hơn nữa là khả năng vi khuẩn tiêu hoá một loại chất xơ lại khác nhau giữa người
này và người kia. Những thay đổi này làm cho sự lựa chọn loại chất xơ tốt nhất
trên từng người càng thêm khó khăn (ví dụ: một chất xơ có khả năng cải thiện tính
chất phân mà không gây đầy hơi). Hơn nữa, việc tìm kiếm chất xơ thích hợp cho
từng người trở nên là vấn đề của thử nghiệm và sai lầm.

Các nguồn chất xơ khác nhau nên được thử từng loại một. Chất xơ nên
được bắt đầu bằng lượng nhỏ và tăng dần từ 1 đến 2 tuần cho đến khi đạt được tác
dụng mong muốn trên phân hay khi xuất hiện bụng trướng hơi khó chịu. (Chất xơ
không có tác dụng ngay trong một sớm một chiều). Nếu xuất hiện đầy hơi, nên
giảm lượng chất xơ trong một vài tuần và sau đó thử lại bằng lượng cao hơn. (Nói
chung lượng khí được sản xuất do giảm lượng xơ, khi chất xơ được tiêu hoá trong
thời gian dài, tuy nhiên điều này chưa được nghiên cứu). Nếu đầy hơi kéo dài làm
không thể tăng liều chất xơ lên mức có thể ảnh hưởng lên sự bài tiết phân dễ dàng,
thì cần đổi loại chất xơ khác.

Khi tăng lượng chất xơ thì một lượng lớn nước cũng được tiêu thụ (ví dụ:
một cốc nước lớn mỗi liều). Có thể nước ngăn sự “làm cứng” chất xơ và chít hẹp
(tắc nghẽn) ruột. Đây có vẻ là lời khuyên hợp lý. Tuy nhiên, tiêu thụ lượng nước
lớn không cho thấy mặt ích lợi nào trên táo bón, có hay không tăng lượng chất xơ.
Uống lượng nước đủ để ngăn mất nước là hợp lý vì mất nước có thể giảm lượng
nước trong ruột cũng là yếu tố gây táo bón.

Do có liên quan đến việc chít hẹp, người bị hẹp hay dính ruột (mô sẹo từ

phẫu thuật trước đây) không nên sử dụng chất xơ trừ khi thảo luận kỹ với bác sĩ.
Vài thuốc nhuận tràng xơ có chứa đường, và bệnh nhân tiểu đường cần sử dụng
những sản phẩm không chứa đường.

Thuốc nhuận tràng làm trơn:

Thuốc nhuận tràng làm trơn có chứa dầu khoáng cũng như dầu đơn hay dầu
nhũ tương hoá (kết hợp với nước). Dầu ở trong lòng ống tiêu hoá, phủ lên các hạt
phân, và có lẽ ngăn sự mất nước của phân. Sự giữ nước trong phân làm phân mềm
đi. Dầu khoáng thường chỉ được sử dụng điều trị táo bón ngắn ngày vì khi sử dụng
lâu dài có nhiều bất lợi tiềm tàng. Dầu có thể hấp thu các vitamine hoà tan trong
ruột và nếu sử dụng trong thời gian dài có thể làm thiếu các vitamine này. Đây là
vấn đề được quan tâm đặc biệt ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần được cung
cấp đầy đủ vitamine cho thai nhi. Ở trẻ con hay người cao tuổi, cơ chế nuốt không
đủ mạnh hay bị tổn thương do tai biến mạch máu não có thể nuốt lượng nhỏ dầu
vào phổi gây nên viêm phổi được gọi là viêm phổi do hít. Dầu khoáng cũng làm
giảm hấp thu vài loại thuốc như warfarin và thuốc ngừa thai uống do giảm hiệu lực
của chúng. Ngoài những tác dụng bất tiện tiềm tàng ấy, dầu khoáng cũng cần thiết
và có hiệu quả trong điều trị ngắn hạn.

Thuốc nhuận tràng làm mềm:

Thuốc nhuận tràng làm mềm được biết đến là chất làm mềm phân. Chúng
chứa hợp chất gọi là docusate (như Colace). Docusate là tác nhân làm thấm nước
nên cải thiện lượng nước trong đại tràng để nhào trộn và thấm vào phân. Điều này
làm tăng lượng nước trong phân để mềm phân. Tuy nhiên các nghiên cứu không
cho thấy docusate có kết quả giảm táo bón ổn định. Tuy vậy, thuốc nhuận tràng
làm mềm được sử dụng trong điều trị táo bón lâu ngày. Docusate mất một vài tuần
mới có hiệu lực. Liều nên tăng dần sau một hoặc hai tuần nếu không thấy có tác
dụng. Dầu docusate nói chung là an toàn, nhưng nó có thể cho phép hấp thu dầu

khoáng và vài loại thuốc trong ruột. Dầu khoáng được hấp thu tích tụ trong mô của
cơ thể như hạch bạch huyết và gan gây ra viêm. Tình trạng viêm sẽ không rõ ràng
nếu không có những hậu quả nghiêm trọng, nhưng nói chung không cho phép tình
trạng hấp thu dầu khoáng kéo dài. Sử dụng thuốc nhuận tràng làm mềm không
được khuyên dùng chung với dầu khoáng hay với một số thuốc khác. Thuốc nhuận
tràng làm mềm thường được sử dụng khi có nhu cầu làm mềm phân tạm thời và đi
tiêu dễ dàng hơn (ví dụ: sau phẫu thuật, sinh con, hay nhồi máu cơ tim). Chúng
cũng được sử dụng cho những người bệnh trĩ và nứt hậu môn.

×