Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Câu hỏi hệ sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 113 trang )

SINH THÁI
MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Câu 1(Đề thi thử trường THPT Ngô Sỹ Liên năm 2016)
Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.
B. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
C. Sinh vật không phải là yếu tố sinh thái.
D. Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.
Câu 2(Đề thi thử trường THPT Ngô Sỹ Liên năm 2016)
Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Quan hệ cộng sinh.
B. Sinh vật kí sinh – sinh vật chủ.
C. Sinh vật này ăn sinh vật khác.
D. Nhiệt độ môi trường.
Câu 3(Đề thi thử trường THPT Ngô Sỹ Liên năm 2016)
Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp tới sinh vật.
B. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời
sống sinh vật.
C. Môi trường cung cấp nguồn sống cho sinh vật mà không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh vật.
D. Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái
Đất.
Câu 4(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Kiên Giang năm 2016)
Khi nói về quy luật tác động của nhân tố sinh thái, có những phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) Các loài đều có phản ứng như nhau với cùng một tác động của 1 nhân tố sinh thái.
(2) Mỗi loài đều có phản ứng như nhau với tác động của các nhân tố khác nhau.
(3) Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy lẫn nhau hoặc gây ảnh hưởng trái
ngược nhau.
(4) Các giai đoạn khác nhau của một cơ thể có phản ứng khác nhau trước cùng một nhân tố sinh thái.
(5) Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái.


A. (3), (4), (5)
B. (1), (4), (5)
C. (1), (2), (3)
D. (2), (3), (4)

Câu 5: (Đề thi thử trường chuyên Nguyễn Chí Thanh năm 2016)
Cho các phát biểu sau về tác động của nhân tố sinh thái lên cá thể sinh vật:
(1) Các nhân tố sinh thái tác động một cách tổng hợp lên cá thể sinh vật.
(2) Loài có giới hạn sinh thái càng rộng về nhiều nhân tố sinh thái thì càng phân bố hẹp.
(3) Các nhân tố sinh thái khác nhau thì tác động lên cá thể sinh vật cũng khác nhau.

>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt nhất!

1


(4) Các nhân tố sinh thái có thể kìm hãm nhau cũng có thể thúc đẩy nhau khi tác động
lên cá thể sinh vật.
Số phát biểu đúng là:
A. 4 B. 2

C. 3

D. 1

Câu 6(Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Những nơi có điều kiện sống càng biến động thì các loài sinh vật tiến hóa càng nhanh.
B. Khi điều kiện sống trở nên khan hiếm thì mức độ cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài tăng lên
C. Sinh vật có tổ chức cơ thể càng cao thì có vùng phân bố càng rộng.

D. Khi hai loài có ổ sinh thái trùng nhau thì sự cạnh tranh gay gắt.
Câu 7: (Đề thi thử trường chuyên Khoa học tự nhiên năm 2016)
Động vật hằng nhiệt sống ở vùng nhiệt đới có....
A.Kích thước cơ thể bé hơn so với động vật cùng loài sống ở vùng có khí hậu lạnh.
B.Các phần cơ thể nhô ra (tai, đuôi,...) thường bé hơn các phần nhô ra ở các loài động vật
tương tự sống ở vùng lạnh
C. Tỉ số diện tích bề mặc cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V) thấp để hạn chế toả nhiệt của
cơ thể.
D. Kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hoặc với loài có họ hàng, gần sống ở
vùng có khí hậu lạnh.

Câu 8(Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường, phát biểu nào sau đây không đúng?
A.Những nơi có điều kiện sống càng biến động thì các loài sinh vật tiến hóa càng nhanh.
B.Khi điều kiện sống trở nên khan hiếm thì mức độ cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài tăng lên
C.Sinh vật có tổ chức cơ thể càng cao thì có vùng phân bố càng rộng.
D.Khi hai loài có ổ sinh thái trùng nhau thì sự cạnh tranh gay gắt.

Câu 10(Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
Khi nói về môi trường sống và các nhân tố sinh thái, phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện
các chức năng sống tốt nhất.
B. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
C. Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay
đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
D. Giới hạn sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái đều phù hợp cho sinh vật.
Câu 11 (Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
Nuôi ruồi giấm ở môi trường có nhiệt độ 25oC thì thời gian thế hệ là 10 ngày, ở môi trường có nhiệt độ
18oC thì thời gian thế hệ là 17 ngày. Tổng nhiệt cho một chu kỳ phát trỉển của ruồi giấm là bao nhiêu?
(đơn vị: độ ngày)

A. 200

B. 170

C. 167

D. 158

Câu 12 (Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
Khi nói về môi trường sống và các nhân tố sinh thái, phát biểu nào dưới đây không
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt nhất!

2


đúng?
A.Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật
thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
B. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh
vật.
C.Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái,
làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
D.Giới hạn sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái đều phù hợp cho
sinh vật.
Câu 13: (Đề thi thử trường chuyên Vinh năm 2016)
Khoảng thuận lợi của các nhân tố sinh thái là khoảng?
A. Gây ức chế hoạt động sinh lí của sinh vật
B. Không gian cho phép loài đó tồn tại và phát triển
C. Sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định
D. Đảm bảo cho sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất


Câu 14: (Đề thi thử trường THPT Diệu Hiền năm 2016)
Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí đối với cơ thể
sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là:
A. ổ sinh thái
C. Khoảng thuận lợi

B. Khoảng chống chịu
D. Giới hạn sinh thái

Câu 15: (Đề thi thử trường chuyên Nguyễn Huệ năm 2016)
Khi nói về giới hạn sinh thái nhiệt độ đối với cá rô phi nuôi ở nước ta, phát biểu nào sau đây không
chính xác?
A. Khoảng nhiệt từ 20 - 35oC giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt.
B. Khi nhiệt độ tăng từ 35oC đến 42oC, hoạt động sinh sản của cá
tăng lên.
C. Khi nhiệt độ tăng từ 5,6oC đến 20oC, các hoạt động sống của cá tăng dần.
D. Biên độ giao động về nhiệt của cá rô phi Việt Nam là khoảng 36oC.
Câu 16: (Đề thi thử trường THPT Đào Duy Từ năm 2016)
Trong các trường hợp sau đây, nhóm thú nào thuộc loài rộng nhiệt hơn ?
A. Thú trên cạn ở đồng bằng sông Cửu Long
C. Thú sống trong biển Đông

B. Thú trên cạn ở đồng bằng Bắc Bộ.
D. Thú sống ở vùng nước ấm xích đạo

Câu 17 (Đề thi thử trường THPT Lương Ngọc Quyến năm 2016)
Ổ sinh thái của một loài về một nhân tố sinh thái là
A.nơi cư trú của loài đó
B.“không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn

sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
C.giới hạn sinh thái đảm bảo cho loài thực hiện chức năng sống tốt nhất.
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt
nhất!

3


D.giới hạn sinh thái của nhân tố sinh thái đó
Câu 18(Đề thi thử trường THPT Ngô Sỹ Liên năm 2016)
Nơi ở của các loài là
A. Địa điểm cư trú của chúng
C. Địa điểm thích nghi của chúng
B. Địa điểm sinh sản của chúng
D. Địa điểm dinh dưỡng của chúng
Câu 19(Đề thi thử trường THPT Yên Lạc năm 2016)
Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng.
A. Trong giới hạn sinh thái, không phải mọi khoảng giá trị sinh vật đều phát triển thuận lợi.
B. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của các nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có
thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
C. Dựa vào giới hạn sinh thái có thể dự đoán được khả năng phân bố của loài.
D. Sinh vật bị chết khi ở khoảng giá trị nằm ngoài giới hạn sinh thái.
Câu 20: (Đề thi thử của trường THPT Hàn Thuyên năm 2016)
Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +2 0C đến 440C. Cá rô phi có
giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,60C đến +420C. Dựa vào các số liệu
trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?
A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
B. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.
C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.
D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.

Câu 21(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc năm 2016)
Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 8 - 320C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 80
- 98%. Loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào sau đây?
A. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12 - 300C, độ ẩm từ 90 - 100%.
B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 - 350C, độ ẩm từ 85 - 95%.
C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 - 350C, độ ẩm từ 75 - 95%.
D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 10 - 300C, độ ẩm từ 85 - 95%.
Câu 22(Đề thi thử trường chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2016)
Khi nói về giới hạn sinh thái, xét các kết luận sau đây:
(1) Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng
(2) Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cựC.
(3) Ở cơ thể con non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.
(4) Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn.
Có bao nhiêu khết luận đúng?
A. 1 B. 4
C. 2
D. 3
Câu 23: (Đề thi thử trường chuyên Lam Sơn năm 2016)
Khi nói về giới hạn sinh thái, điều nào sau đây là không đúng?
A. Cơ thể sinh vật thường sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái.
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt
nhất!

4


B. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng.
C. Trong cùng một loài, giai đoạn trưởng thành có giới hạn sinh thái rộng hơn giai đoạn còn non.
D. Những loài sống ở vùng xíchđạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn những loài sống ở
vùng cực.

Câu 24: (Đề thi thử trường chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2016)
Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 80C đến 320C giới hạn chịu đựng về độ ẩm
từ 80% đến 98%. Loài sinh vật này có thể sống ở môi trường
A. Có nhiệt độ dao động từ 250C đến 350C; độ ẩm từ 75% đến 95%
B. Có nhiệt độ dao động từ 100C đến 300C; độ ẩm từ 85% đến 95%
C. Có nhiệt độ dao động từ 100C đến 300C; độ ẩm từ 75% đến 95%
D. Có nhiệt độ dao động từ 250C đến 350C; độ ẩm từ 85% đến 95%
Câu 25: : (Đề thi thử trường chuyên Bến Tre năm 2016)
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ổ sinh thái?
A. Trong ổ sinh thái của một loài, tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn
sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
B. Ổ sinh thái tạo ra sự cách li về mặt sinh thái giữa các loài nên nhiều loài có thể sống chung
được với nhau trong một khu vực mà không dẫn đến cạnh tranh quá gay gắt.
C. Mỗi loài cá có một ổ sinh thái riêng, nên khi nuôi chung một ao sẽ tăng mức độ cạnh tranh
gay gắt với nhau dẫn đến giảm năng suất.
D. Ổ sinh thái của một loài biểu hiện cách sinh sống của loài đó.
Câu 26: (Đề thi thử trường chuyên Vinh năm 2016)
Một loài sâu hại quả có ngưỡng nhiệt phát triển là 9,60C. trong điều kiện nắng ấm của miền nam
sâu hoàn thành chu trình phát triển của mình sau 56 ngày. Ở miền bắc nhiệt độ trung bình trong
năm thấp hơn miền nam là 4,80 C, nên để hoàn thành chu trình phát triển của mình sâu mất 80
ngày, cho các nhận xét sau:
(1) Tổng nhiệt hữu hiệu của sâu là 896 độ/ngày
(2) Nhiệt độ trung bình của miền nam là 30,6 0 C
(3) Nhiệt độ trung bình của miền bắc là 20,8 0 C,
(4) Số thế hệ sâu trung bình 1 năm ở miền Bắc là 9 thế hệ
(5) Số thế hệ sâu trung bình 1 năm ở miền Nam là 7 thế hệ
Số nhận xét đúng là:
A. 3
B. 4
C. 1

Câu 27: (Đề thi thử của trường THPT Lý Thái Tổ năm 2016)

D. 2

Cho các nhận xét sau:
(1) Trong cùng một khu vực, các loài có ổ sinh thái khác nhau cùng tồn tại, không cạnh
tranh với nhau
(2) Cùng một nơi ở chỉ có một ổ sinh thái.
(3) Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là những nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ
(4) Khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 200C gọi là khoảng thuận lợi của cá rô phi.
(5) Nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường chỉ có ảnh hưởng trực tiếp tới đời
sống sinh vật.
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt
nhất!

5


(6) Nhỏ hơn 5,60C là giới hạn dưới của cá rôphi
(7) Chim ăn sâu và chim ăn hạt cây mặc dù chúng có cùng nơi ở nhưng thuộc 2 ổ sinh
thái khác nhau
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A.4

B.1

C.2

D.3


Câu 28(Đề thi thử trường chuyên Quốc học Huế năm 2016)
Khi nói về giới hạn sinh thái có bao nhiêu nhận định sau đây không chính xác?
(1) Những loài có giới hạn rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì có vùng phân bố rộng và
ngược lại.
(2) Sức sống của sinh vật cao nhất, mật độ lớn nhất trong khoảng cực thuận của giới hạn sinh
thái.
(3) Khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật gọi là khoảng
chống chịu.
(4) Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của các nhân tố sinh thái ở đó sinh vật có thể tồn
tại và phát triển ổn định theo thời gian
(5) Khi loài mở rộng khu phân bố thì giới hạn sinh thái của loài cũng được mở rộng.
A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

QUẦN THỂ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
Câu 1(Đề thi thử trường THPT Yên Lạc năm 2016)
Có thể dựa vào nhân tố nào sau đây để đánh giá mức độ ô nhiễm của quần thể?
A. Nhóm tuổi.

B. Mật độ.

C. Phân bố cá thể trong không gian.

D. Tỉ lệ giới tính.


Câu 2(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Hải Phòng năm 2016)
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các quần
thể?
(1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.
(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sóng của
môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
(3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo
sự tồn tại và phát triển của quần thể.
(4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 3: (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Bình Thuận năm 2016)
Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa:
(1) Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường,
(2) Giúp quần thể sinh vật duy trì mật độ phù hợp với sức chứa của môi trường,
(3) Tạo hiệu quả nhóm, giúp sinh vật khai thác tối ưu nguồn sống,
(4) Loại bỏ các cá thể yếu, giữ lại các cá thể có đặc điểm thích nghi với môi trường,
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt
nhất!

6


(5) Tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
A. (1); (2); (4); (5).

B. (2); (3); (4); (5).


C. (1); (2); (5).

D. (1); (3); (5).

Câu 4: (Đề thi thử trường chuyên Phan Bội Châu năm 2016)
Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?
A. Cây cỏ ven bờ.
B. Đàn cá rô trong ao.
C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh.
D. Cây trong vườn.
Câu 5: (Đề thi thử trường chuyên Vinh năm 2016)
Điểm giống nhau giữa quan hệ cạnh tranh và hỗ trợ cùng loài là:
A. Giúp loài mở rộng vùng phân bố
B. Giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống
C. Giúp các cá thể trong quần thể tăng khả năng sinh sản
D. Đảm bảo cho quần thể tồn tại và phát triển
Câu 6: (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Bắc Giang năm 2016)
Có các hiện tượng sau:
(1) Một số loài cá sống ở mực nước sâu có hiện tượng kí sinh cùng loài giữa cá thể đực kích
thước nhỏ với cá thể cái kích thước lớn.
(2) Cá mập con khi mới nở sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
(3) Các cây thông nhựa liền rễ nên nước và muối khoáng do cây này hút vào có khả năng dẫn
truyền sang cây khác.
(4) Lúa và cỏ tranh giành ánh sáng, nước và muối khoáng.
(5) Nấm và vi khuẩn lam sống cộng sinh cùng nhau thành địa y.
Hiện tượng thể hiện mối quan hệ cạnh tranh cùng loài là
A. (1) và (2). B. (1), (3) và (5). C. (3) và (4). D. (2),(3) và (5).

Câu 7: (Đề thi thử trường THPT Diệu Hiền năm 2016)
Cho các hiện tượng sau:

1. Một số loài cá sống ở mực nước sâu có hiện tượng kí sinh cùng loài giữa cá thể
đực kích thước nhỏ và cá thể cái kích thước lớn.
2. Cá mập con khi mới nở ra lấy ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
3. Các cây thông nhựa liền rễ nên nước và muối khoáng do cây này hút vào có khả
năng dẫn truyền sang cây khác.
4. Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào sống cùng nhau tạo thành địa y.
5. Lúa và cỏ dại tranh dành ánh sáng, nước và muối khoáng trong cùng một thửa
ruộng.
Có bao nhiêu hiện tượng là cạnh tranh cùng loài?
A. 2

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 8(Đề thi thử trường THPT Ngô Sỹ Liên năm 2016)
Xét các trường hợp sau:
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt
nhất!

7


(1) Khi gieo hạt cải, mật độ cây con sau này mầm cao hơn nhiều khi cây đạt hai tuần tuổi.
(2) Nhiều thỏ con mới sinh ra bị động vật săn mồi giết hại.
(3) Trong quần thể khỉ, các cá thể đánh nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú dẫn tới một số cá thể
buộc phải tách ra khỏi đàn.
(4) Khi thiếu thức ăn, con non có thể bị con trưởng thành ăn thịt.

(5) Các cây cỏ dại sinh trưởng mạnh làm năng suất lúa giảm.
Những trường hợp do cạnh tranh cùng loài gây ra
A. (1), (2), (3).
B. (1), (3), (4).
C. (2), (3), (5).
Câu 9(Đề thi thử trường THPT Ngô Sỹ Liên năm 2016)
Phương án nào bao gồm các quần thể:

D. (1), (4), (5).

A. Cá rô phi đơn tính trong hồ, chim ở lũy tre làng, các cây ven hồ.
B. Cá trắm cỏ trong áo, cá rô phi đơn tính trong hồ, chim ở lũy tre làng.
C. Sen trong đầm, sim trên đồi, voi ở khu bảo tồn Yokdon, các cây ven hồ.
D. Cá trắm có trong ao, sen trong đầm, ốc bươu vàng
Câu 10 (Đề thi thử trường THPT Lương Ngọc Quyến năm 2016)
Trong các phát biểu sau,có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể
trong quần thể sinh vật?
(1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.
(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của
môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
(3) Quan hệ canh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự
tồn tại và phát triển của quần thể.
(4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
A.2

B.1

C.4

D.3


Câu 11 (Đề thi thử trường THPT Đa Phúc năm 2016)
Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
B. Những con công đực cùng tìm cách thu hút một con công cái.
C. Các cây thông mọc gần nhau có rễ nối liền nhau.
D. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.

Câu 12: (Đề thi thử trường THPT Nghi Lộc năm 2016)
Cho các hiện tượng sau:
1. Một số loài cá sống ở mức nước sâu có hiện tượng kí sinh cùng loài giữa cá thể đực
kích thước nhỏ với cá thế cái kích thước lớn.
2. Cá mập con khi mới nở ra lấy ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
3. các vây thông nhựa liền rễ nên nước và muối khoáng do cây này hút vào có khá năng
dẫn truyền sang cây khác
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt
nhất!

8


4. nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào sống cùng nhau tạo thành địa Y
5. Lúa và cỏ dại tranh dành ánh sáng, nước và muối khoáng trong cùng một thửa ruộng
Có bao nhiêu hiện tượng là cạnh tranh cùng loài.
A. 3

B. 2

C. 5


D. 4

Câu 13(Đề thi thử trường THPT Ngô Sỹ Liên năm 2016)
Xét các trường hợp sau:
(6) Khi gieo hạt cải, mật độ cây con sau này mầm cao hơn nhiều khi cây đạt hai tuần tuổi.
(7) Nhiều thỏ con mới sinh ra bị động vật săn mồi giết hại.
(8) Trong quần thể khỉ, các cá thể đánh nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú dẫn tới một số cá thể
buộc phải tách ra khỏi đàn.
(9) Khi thiếu thức ăn, con non có thể bị con trưởng thành ăn thịt.
(10) Các cây cỏ dại sinh trưởng mạnh làm năng suất lúa giảm.
Những trường hợp do cạnh tranh cùng loài gây ra
E. (1), (2), (3).
F. (1), (3), (4).
G. (2), (3), (5).
Câu 14(Đề thi thử trường THPT Ngô Sỹ Liên năm 2016)
Phương án nào bao gồm các quần thể:

H. (1), (4), (5).

E. Cá rô phi đơn tính trong hồ, chim ở lũy tre làng, các cây ven hồ.
F. Cá trắm cỏ trong áo, cá rô phi đơn tính trong hồ, chim ở lũy tre làng.
G. Sen trong đầm, sim trên đồi, voi ở khu bảo tồn Yokdon, các cây ven hồ.
H. Cá trắm có trong ao, sen trong đầm, ốc bươu vàng
Câu 15: (Đề thi thử trường chuyên Vinh năm 2016)
Trong tự nhiên, yếu tố nào không làm tăng số lượng cá thể của quần thể?
A. Các nhân tố vô sinh trong môi trường
B. Cạnh tranh cùng loài
C. Hỗ trợ cùng loài
D. Hỗ trợ giữa các loài
Câu 16: (Đề thi thử trường chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2016)

Về mặt sinh thái, sự phân bố của các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý
nghĩa:
A. Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa loài.
B. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.
C. Hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với điều kiện bất lợi từ môi trường.
D. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 17: (Đề thi thử trường chuyên Nguyễn Huệ năm 2016)
Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm
A. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm giúp tăng cường khả năng thích
nghi với môi trường của quần thể.
B. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau làm quần thể có nguy cơ bị diệt
vong.
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt
nhất!

9


C. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của
môi trường.
D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường, tăng cường khả
năng thích ứng của các cá thể của loài với môi trường.

Câu 18: (Đề thi thử trường chuyên Nguyễn Trãi năm 2016)
Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?
A. Làm tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể.
B. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới.
C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài
mới.
D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể của quần thể ở mức phù hợp với nguồn

sống của môi trường.
Câu 19: (Đề thi thử trường chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2016)
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể
trong quần thể sinh vật?
(1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.
(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của
môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
(3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự
tồn tại và phát triển của quần thể.
(4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 20(Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
Nguyên nhân nào là chủ yếu của sự cạnh tranh cùng loài giữa các cá thể trong quần thể?
A. Tranh giành cá thể cái giữa các cá thể đực.
B. Mật độ của quần thể vượt ngưỡng cực thuận.
C. Có sự cạnh tranh về thức ăn, nơi ở, nhất là trong mùa sinh sản.
D. Mật độ thưa thớt làm giảm khả năng giao phối.
Câu 21: (Đề thi thử trường chuyên Vinh năm 2016)
Khi nói về quan hệ cạnh tranh trong quần thể, phát biểu nào sau đây không chính
xác?
A. Quan hệ cạnh tranh có thể dẫn tới hiện tượng di cư.
B. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể gay gắt khi nguồn sống hạn hẹp.
C. Nhờ quan hệ cạnh tranh mà số lượng cá thể được duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống.
D. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ quần thể thay đổi.

Câu 22(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2016)
Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?

>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt
nhất!
10


A. Mật độ

B. Sức sinh sản

B. Độ đa dạng

D. Tỉ lệ đực, cái

Câu 23 (Đề thi thử trường THPT Đa Phúc năm 2016)
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh
vật trong tự nhiên?
A. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể
cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
B. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường
hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.
C. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số
lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
D. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự
phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển của quần thể.
Câu 24: (Đề thi thử của trường THPT Lý Thái Tổ năm 2016)

Ví dụ nào sau đây là ví dụ về quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Khi thiếu thức ăn, ở một số động vật sử dụng cá thể cùng loài làm thức ăn.
B. Chim nhạn bể và chim cò cùng làm tổ chung

C. Các con đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.
D. Đàn bồ nông dàn hàng ngang để bắt cá
NHÓM TUỔI
Câu 1: (Đề thi thử trường chuyên Vinh năm 2016)
Khi nói về nhóm tuổi, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Việc nghiên cứu nhóm tuổi cho phép ta đánh giá tiềm năng của quần thể sinh vật.
B. Khi nguồn sống giảm, số cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình có xu hướng giảm mạnh.
C. Dựa vào tuổi sinh lí để xây dựng tháp tuổi.
D. Cấu trúc tuổi của quần thể chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của loài sinh vật.
Câu 2 (Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
Khi nói về tuổi và cấu trúc tuổi, cho các phát biểu sau:
(1) Dù môi trường có biến động thì tỉ lệ các nhóm tuổi cũng hầu như không thay đổi.
(2) Ở quần thể trẻ, nhóm tuổi trước sinh sản bằng hoặc lớn hơn nhóm tuổi đang sinh sản và lớn
hơn nhóm tuổi sau sinh sản.
(3) Cấu trúc tuổi của quần thể liên quan với tuổi thọ của quần thể, vùng phân bố và còn thay đổi
theo chu kỳ ngày, đêm, chu kỳ mùa.

>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt
nhất!
11


(4) Ở quần thể già, nhóm tuổi đang sinh sản ít hơn nhóm tuổi trước sinh sản và nhiều hơn hoặc
bằng nhóm tuổi sau sinh sản.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 1

C, 2 D. 4

Câu 3: (Đề thi thử trường chuyên Nguyễn Huệ năm 2016)

Khi nghiên cứu về một quần thể sinh vật, các nhà khoa học thường theo dõi nhóm cá thể cùng lứa
tuổi nhằm mục đích gì?
A. Xác định mức độ sinh sản và tử vong của mỗi nhóm cá thể trong quần thể.
B. Xác định một quần thể được điều chỉnh bởi các nhân tố phụ thuộc mật độ.
C. Xác định nhân tố điều chỉnh kích thước của quần thể.
D. Xác định xem có phải tăng trưởng của quần thể diễn ra theo chu kỳ.
Câu 4(Đề thi thử trường chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2016)
Trong 3 hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể ở mỗi nhóm tuổi của
quần thể như sau:
Quần thể

Tuổi trước sinh sản

Tuổi sinh sản

Tuổi sau sinh sản

1

50

120

155

2

150

149


155

3

250

70

20

Hãy chọn kết luận đúng:
A. Quần thể 2 có kích thước bé nhất
B. Quần thể 1 được khai thác ở mức độ phù hợp.
C. Quần thể 1 đang tăng trưởng số lượng cá thể.
D. Quần thể 3 có kích thước đang tăng lên.
Câu 5: (Đề thi thử trường chuyên Lam Sơn năm 2016)
Xét 3 quần thể của cùng một loài (kí hiệu là A, B và C) có số lượng các cá thể của các nhóm tuổi
như sau:
Quần thể

Tuổi trước sinh sản

Tuổi sinh sản

Tuổi sau sinh sản

A

250


250

220

B

300

220

170

C

160

220

255

Kết luận nào sau đây là đúng?
A. quần thể A có số lượng cá thể đang suy giảm.

B. quần thể B có số lượng cá thể đang tăng lên.

C. quần thể A có kích thước bé nhất.

D. quần thể C đang có cấu trúc ổn định.


>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt
nhất!
12


Câu 6: (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Quảng Ninh năm 2016)
Đặc trưng nào sau đây không phải của quần thể giao phối?
A. Tỉ lệ nhóm tuổi.
C. Tỉ lệ giới tính.

B. Độ đa dạng về loài.
D. Mật độ cá thể.

Câu 7: (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Quảng Ninh năm 2016)
Khi đánh bắt cá tại hồ Ba Bể, người ta bắt được rất nhiều các ở giai đoạn con non. Theo em, ban
quản lí hồ nên có quyết định như thế nào để phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản?
A.Tăng cường đánh bắt vì quẩn thể đang ổn định.
B. Tiếp tục đánh bắt vì quần thể ở trạng thái trẻ.
C. Hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái.
D. Dừng đánh bắt nếu không sẽ bị cạn kiệt tài nguyên.
MẬT ĐỘ

Câu 1(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2016)
Yếu tố quan trọng nhất trong việc điều hòa mật độ quần thể là
A. Tỉ lệ sinh – tử

B. Di cư, nhập cư

C. Mối quan hệ cạnh tranh


D. Khống chế sinh học

Câu 2 (Đề thi thử trường THPT Đa Phúc năm 2016)
Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể
cùng loài giảm.
B. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.
C. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.
D. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện
sống của môi trường.
Câu 3: (Đề thi thử trường chuyên Vinh năm 2016)
Để xác định mật độ cá mè trong ao ta cần phải xác định
A. số lượng cá mè và tỉ lệ tăng trưởng của quần thể.
B. số lượng cá mè và thể tích của ao.
C. số lượng cá mè, tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong.
D. số lượng cá mè và diện tích của ao.
Câu 4(Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
Nghiên cứu khả năng lọc nước của một loài thân mềm thu được bảng như sau:
Số lượng: con/m3 nước

1

5

10

15

20


>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt
nhất!
13


Tốc độ lọc nước (ml/giờ)

3,4

6,9

7,5

5,2

3,8

Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Ở mật độ 10 con/m3 tốc độ lọc nước nhanh nhất.
B. Mật độ càng cao thì tốc độ lọc nước càng nhanh.
C. Ở mật độ 10con/m3 được gọi là hiệu quả nhóm
D. Tốc độ lọc nước của các cá thể phụ thuộc vào mật độ.
PHÂN BỐ CỦA CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
Câu 1: (Đề thi thử trường chuyên Vinh năm 2016)
Loài nào sau đây có sự phân bố đồng đều?
A. Cây cỏ lào
B. Chim hải âu
C. Cây gỗ lim
D. Trâu rừng
Câu 2(Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)

Cho các phát biểu sau về sự phân bố cá thể của quần thể:
(1) Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi
trường.
(2) Phân bố đồng đều làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
(3) Phân bố ngẫu nhiên giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tang của môi trường.
(4) Nhóm cây bụi hoang dại, đàn trâu rừng có kiểu phân bố theo nhóm.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
D. 3
C. 4
Câu 3Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
Trong số các ví dụ chỉ ra dưới đây, ví dụ nào cho thấy mô hình phân bố ngẫu nhiên của các cá thể
trong quần thể?
A. Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới.
B. Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam cực.
C. Các cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ.
D. Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều.

Câu 4(Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
Trong số các ví dụ chỉ ra dưới đây, ví dụ nào cho thấy mô hình phân bố ngẫu nhiên của các
cá thể trong quần thể?
E. Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới.
F. Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam cực.
G. Các cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ.
H. Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều.

Câu 5: (Đề thi thử trường chuyên Nguyễn Trãi năm 2016)
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phân bố cá thể của quần thể?
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt

nhất!
14


A. Sự phân bố đồng đều làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần
thể.
B. Sự phân bố theo nhóm là giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi
của môi trường.
C. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong
môi trường.
D. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi
trường.
Câu 6(Đề thi thử trường chuyên Khoa học tự nhiên năm 2016)
Sự phân bố của các cây gỗ trong rừng nhiệt đới là
A. Kiểu phân bố ngẫu nhiên.
B. Kiểu phân bố theo nhóm.
C. Kiểu phân bố đồng đều.
D. Kiểu phân bố không theo quy luật nào.
Câu 7: (Đề thi thử trường chuyên Nguyễn Huệ năm 2016)
Trong môi trường sống người ta quan sát thấy các cá thể của quần thể phân bố một cách đồng đều,
điều đó chứng tỏ:
A. mật độ cá thể của quần thể còn ở mức thấp, chưa đạt tối đa.
B. các cá thể trong quần thể đang cạnh tranh gay gắt nhau giành nguồn sống.
C. nguồn sống của các cá thể trong quần thể phân bố không đồng đều.
D. kích thước vùng phân bố của quần thể đang tăng lên.
Câu 8(Đề thi thử trường THPT Ngô Sỹ Liên năm 2016)
Nhận định nào dưới đây chưa đúng ?
A. Phân bố theo nhóm gặp khi môi trường bất lợi nhằm giảm bớt cạnh tranh
B. Phân bố đều thường ít gặp trong tự nhiên
C. Phân bố theo nhóm gặp nhiều trong tự nhiên

D. Phân bố ngẫu nhiên ít gặp trong tự nhiên
Câu 9: (Đề thi thử trường chuyên Phan Bội Châu năm 2016)
Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:
A. Tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
B. Làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.
C. Duy trì mật độ hợp lí của quần thể.
D. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.

Câu 10: (Đề thi thử trường THPT Diệu Hiền năm 2016)
Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi
trường có ý nghĩa gì?
A. Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài.
B. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt
nhất!
15


C. Hỗ trợ lẫn nhau để chống trọi với điều kiện bất lợi của môi trường.
D. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 11: (Đề thi thử trường THPT Đào Duy Từ năm 2016)
Khi nói về sự phân bố của cá thể trong quần thể, thì nhận định nào sau đây là đúng ?
A. Các loài sâu sống trên tán lá cây, các loài sò sống trong phù sa vùng triều, các cây gỗ trong
rừng mưa nhiệt đới… là phân bố ngẫu nhiên.
B. Các cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng… là phân bố ngẫu nhiên.
C. Các cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ… là phân bố theo nhóm.
D. Các con voi trong rừng Tây Nguyên, các cây Chè trong rừng Cúc Phương… phân bố đồng
đều.
Câu 12(Đề thi thử trường THPT Đa Phúc năm 2016)
Cho các ví dụ sau:

(1) Cây bụi mọc hoang dại.
(3) Đàn chó rừng.
cánh cụt.

(2) Những con dã tràng cùng nhóm tuổi trên bãi triều.

(4) Các loài sò sống trong phù sa vùng triều.

(5) Sự phân bố của chim

Kiểu phân bố ngẫu nhiên là:
A. (2), (4).

B. (1), (2), (3).

C. (4).

D. (4), (5).

Câu 13: (Đề thi thử trường THPT Nghi Lộc năm 2016)
Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi:
A.điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt
giữa các cá thể trong quần thể.
B.điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
trong quần thể.
C.điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
trong quần thể.
D.các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.
Câu 14: (Đề thi thử của trường THPT Lý Thái Tổ năm 2016)


Kiểu phân bố ngẫu nhiên của quần thể giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống
tiềm tàng trong môi trường. Ví dụ nào sau đây cho thấy quần thể của loài có kiểu
phân bố ngẫu nhiên
A. Nhóm cây bụi mọc hoang dại,đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam Cực
B. Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều
C. Các câu thông trong rừng thông,chim hải âu làm tổ
D. Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới
Câu 15(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Quảng Nam năm 2016)
Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý
nghĩa:
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt
nhất!
16


A. Hỗ trợ lẫn nhau để chống lại những điều kiện bất lợi của môi trường.
B. Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài.
C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tang từ môi trường.
Câu 16: (Đề thi thử trường chuyên Lam Sơn năm 2016)
Tuổi của quần thể sinh vật là
A. Thời gian để quần thể tăng trửng và phát triển.
B. Thời gian sống của một cá thể có tuổi thọ cao nhất trong quần thể.
C. Tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
D. Thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên.
Câu 17: (Đề thi thử trường chuyên Lam Sơn năm 2016)
Xét các nhóm cá thể trong cùng một vùng không gian xác định, tại một thời điểm nhất định
(1) Cá rô phi đơn tính ở
trong hồ;


(2) Bèo hoa dâu trên mặt ao;

(3) Sen trong đầm;

(4) cây ở ven hồ;

(5) chim trên cánh đồng

(6) cá chép trong ao;

Những nhóm cá thể là quần thể sinh vật gồm:
A. 1,2,3,4,5,6.

B. 2,3,4,6.

C. 2,3,6.

D. 2,3,4,5,6.

Câu 18: (Đề thi thử trường chuyên Lam Sơn năm 2016)
Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho
A. Số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường.
B. Số lượng cá thể của quần thể tăng lên mức tối đa.
C. Số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu.
D. Mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong.
Câu 19 : (Đề thi thử trường chuyên Bến Tre năm 2016)
Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cá trong Hồ Tây.
B. Tập hợp cây cỏ trong một ruộng lúa.
C. Tập hợp côn trùng trong rừng Cúc Phương.

D. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ
Câu 20 (Đề thi thử trường chuyên Bến Tre năm 2016)
Trong các nhận định sau:
1. Cạnh tranh là động lực tiến hóa.
2. Cạnh tranh làm giảm đa dạng sinh học, do làm chết nhiều loài.
3. Mối quan hệ cạnh tranh chỉ xảy ra đối với những loài khác nhau, không có sự cạnh tranh cùng
loài.
4. Cạnh tranh là hiện tượng hiếm gặp, do sinh vật luôn có tính quần tụ.
Số nhận định không đúng là:
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt
nhất!
17


A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 21: (Đề thi thử khối Chuyên Đại học khoa học Huế năm 2016)
Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây là đúng?
A. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể
B. Quan hệ cạnh tranh chỉ xảy ra khi nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá
thể trong quần thể
C. Quan hệ cạnh tranh thường dẫn đến sự diệt vong quần thể do làm giảm số lượng cá thể xuống
dưới mức tối thiểu
D. Khi số lượng cá thể của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì cạnh tranh giữa các cá thể tăng

lên

KÍCH THƯỚC QUẦN THỂ
Câu 1: (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Hải Phòng năm 2016)
Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm
dẫn tới diệt vong. Xét các nguyên nhân sau đây:
(1) Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
(2) Sự hộ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống trọi với những thay đổi
của môi trường.
(3) Khả năng sinh sản giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp nhau với cá thể cái.
(4) Sự cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng cá thể của loài dẫn tới diệt vong.
Có bao nhiêu nguyên nhân đúng?
A. 3

B. 4

C. 1

D. 2

Câu 2 (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Hà Tĩnh năm 2016)
Khi số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mực tổi thiểu, sức sinh sản của quần thể giảm
sút, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do
A. Khả năng gặp gỡ giữa các cá thể đực, cái khó khăn hơn.
B. Nguồn thức ăn khan hiếm làm giảm sức sống của cá thể.
C. Cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể làm giảm hiệu quả sinh sản.
D. Dịch bệnh dễ lây lan hơn làm giảm sức sống của cá thể.
Câu 3: (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Bắc Giang năm 2016)
Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là
A. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi

trường.
B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
C. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
D. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển.
Câu 4: (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Bình Thuận năm 2016)
Nếu kích thước của quần thể giảm xuống mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm
và có thể bị diệt vong. Có các phát biểu sau đây:
(1). Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt
nhất!
18


(2). Sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm mạnh, khả năng chống chọi với thay đổi của môi trường
giảm.
(3). Khả năng sinh sản giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp cá thể cái.
4. Quần thể tăng trưởng theo đường cong hình chữ J.
Phương án trả lời đúng là
A. (1) đúng; (2) đúng; (3) đúng; (4) sai.

B. (1) sai; (2) đúng; (3) đúng; (4) sai.

C. (1) đúng; (2) sai; (3) sai; (4) đúng.

D. (1) đúng; (2) đúng; (3) sai; (4) sai.

Câu 5: (Đề thi thử trường chuyên Nguyễn Chí Thanh năm 2016)
Các nhà sinh học ghi chép lại là: trong một mẫu thí nghiệm về nước biển có 5 triệu
cá thể tảo biển thuộc loài Coscinodiscus trên một mét khối nước. Các nhà sinh học

đang xác định điều gì?
A. kích thước.

B. mật độ.

C. sức chứa của môi trường.

D. phân bố.

Câu 6(Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
Những quần thể gần đạt đến kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
A. cá thể có kích thước nhỏ, sử dụng nhiều thức ăn.
B. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
C. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, vòng đời ngắn.
D. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn.

Câu 7(Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
Những quần thể gần đạt đến kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
A. cá thể có kích thước nhỏ, sử dụng nhiều thức ăn.
B. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
C. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, vòng đời ngắn.
D. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn.
Câu 8(Đề thi thử trường chuyên Quốc học Huế năm 2016)
Những loài có kích thước cá thể nhỏ, tuổi thọ thấp, thường sinh sản nhanh, kích thước quần thể
đông, do đó mức tử vong ở giai đoạn đầu phải cao tương ứng thì quần thể mới có thể tồn tại
được trong môi trường mà nguồn thức ăn có giới hạn. Những loài này có mấy đặc điểm đúng
trong số các đặc điểm sau:
(1) Đường cong sống sót hình lõm.
(2) Đường cong tăng trưởng số lượng cá thể có hình chữ J trong giai đoạn đầu.
(3) Chúng mẫn cảm với tác động của các nhân tố hữu sinh.

(4) Chúng có khả năng chăm sóc con non tốt.
A. 3

B. 4

C. 1

D. 2

>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt
nhất!
19


Câu 9(Đề thi thử trường chuyên Quốc học Huế năm 2016)
Yếu tố trực tiếp chi phối số lượng cá thể của quần thể làm kích thước quần thể trong tự nhiên
thường bị biến động là
A. mức xuất cư và mức nhập cư.
B. mức sinh sản và mức tử vong.
C. kiểu tăng trưởng và kiểu phân bố của quần thể.
D. nguồn sống và không gian sống.
Câu 10: (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Kiên Giang năm 2016)
Để duy trì và phát triển, thì quần thể phải có số lượng cá thể đạt
A. Kích thước tối thiểu.
C. Kích thước trung bình.

B. Kích thước tối đa.
D. Trên kích thước tối đa.

Câu 11: (Đề thi thử trường chuyên Nguyễn Chí Thanh năm 2016)

Đối với một quần thể, khi N(số lượng cá thể trong quần thể) gần tới K(số lượng
tối đa), điều nào sau đây có thể dự đoán được thông qua phương trình tăng trưởng
quần thể trong môi trường bị giới hạn:
A. Tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể không thay đổi.
B. Sức chứa của môi trường sẽ tăng.
C. Tốc độ tăng trưởng sẽ gần tới 0.
D. Quần thể sẽ tăng trưởng theo cấp số mũ.
Câu 12: (Đề thi thử trường chuyên Phan Bội Châu năm 2016)
Kích thước của một quần thể không phải là:
A. Tổng số cá thể của quần thể.
C. năng lượng tích lũy trong quần thể.

B. tổng sinh khối của quần thể.
D. kích thước nơi quần thể sống.

Câu 13: (Đề thi thử trường chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2016)
Chọn phát biểu sai:
A. Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với
khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
B. Kích thước của quần thể là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong
các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
C. Kích thước của quần thể là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong
các cá thể) trong một đơn vị diện tích hoặc thể tích.
D. Quần thể tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn có đường cong tăng trưởng dạng
chữ S.
Câu 14(Đề thi thử trường chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2016)
Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?

>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt
nhất!

20


A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối
thiểu.
B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.
C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
Câu 15 (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Quảng Ninh năm 2016)
Nghiên cứu một quần thể chim cánh cụt ở Bắc Cực có 2000 cá thể, người ta nhận thấy: Tỉ lệ
sinh hằng năm khoảng 4,5% và tỉ lệ tử hàng năm khoảng 1,25%. Sau thời gian 2 năm, kích thước
quần thể sẽ đạt được là:
A. 2097 cá thể B. 2132 cá thể C. 2065 cá thể

D. 2130 cá thể.

Câu 16: (Đề thi thử trường chuyên Nguyễn Trãi năm 2016)
Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là:
A. Số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
B. Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
C. Khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển.
D. Số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa
của môi trường.
Câu 17: (Đề thi thử trường chuyên Nguyễn Trãi năm 2016)
Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái
suy giảm dẫn đến diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp?
A. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu
của cá thể trong quần thể.
B. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống trọi với
những thay đổi của môi trường.

C. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại
của quần thể.
D. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít.
Câu 18: (Đề thi thử trường chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2016)
Trong những đặc tính sau đây của một loài
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)

Phát triển chậm
Số lượng con cháu tương đối lớn
Tuổi thọ ngắn
Mức tử vong không phụ thuộc vào mật độ
Kích thước quần thể tương đối ổn định

Những đặc tính nào thuộc về những loài sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học ?
A. 1,2,5
B. 2,3,5
C. 2,3,4
D. 1,3,5
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt
nhất!
21


Câu 19: (Đề thi thử trường chuyên Bến Tre năm 2016)
Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng thực tế của quần thể có hình

chữ S.
B. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
C. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện
sống.
D. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.
Câu 20: (Đề thi thử trường chuyên Bến Tre năm 2016)
Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô
nhiễm, bệnh tật, ... tăng cao, dẫn tới một số cá thể di cư khỏi quần thể và mức tử vong cao.
B. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác
nhau giữa các loài.
C. Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể
trong quần thể.
D. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới
diệt vong.
Câu 21: (Đề thi thử trường chuyên Lam Sơn năm 2016)
Trong trường hợp không có nhập cư và xuất cư, kích thước của quần thể sinh vật sẽ tăng lên khi
A. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng.
B. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm.
C. Mức độ sinh sản không thay đổi mức độ tử vong tăng.
D. Mức độ sinh sản giảm, sự cạnh tranh tăng.
Câu 22(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2016)

Một quần thể có 1500 cá thể, tỉ lệ sinh sản là 15%, tỉ lệ tử vong là 10%, tỉ lệ xuất
cư là 0,6%, tỉ lệ nhập cư là 0,8%. Sau một năm, số lượng cá thể của quần thể là
A. 1575
B. 1587
C. 1578
D.
1557

Câu 23: (Đề thi thử của trường THPT Hàn Thuyên năm 2016)
Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng:
A. đường cong chữ J. B. đường cong chữ S. C. giảm dần đều.
D. tăng dần đều.
Câu 24: (Đề thi thử của trường THPT Hàn Thuyên năm 2016)
Loài nào sau đây có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm mũ?
A. Ếch nhái ven hồ.
B. Ba ba ven sông.
C. Khuẩn lam trong hồ.
D. Rái cá trong hồ.
Câu 25: (Đề thi thử của trường THPT Hàn Thuyên năm 2016)
Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này
có tỷ lệ sinh là 12%/ năm, tỷ lệ tử vong là 8%/năm, xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số
lượng cá thể trong quần thể được dự đoán là bao nhiêu
A. 11200
B. 10000
C. 12000
D. 11220
Câu 26: (Đề thi thử của trường THPT Hàn Thuyên năm 2016)
Kích thước tối đa của quần thể bị giới hạn bởi yếu tố nào?
A. Tỉ lệ tử của quần thể.
B. Nguồn sống của quần thể.
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt
nhất!
22


C. Sức chứa của môi trường.
D. Tỉ lệ sinh của quần thể.
Câu 27: (Đề thi thử trường THPT Đào Duy Từ năm 2016)

Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa. Nếu kích thước quần thể xuống
dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong. Nguyên nhân chủ
yếu là gì ?
A. Số lượng cá thể ít làm giảm khả năng hỗ trợ cùng loài.
B. Giảm khả năng gặp gỡ giữa các cá thể đực cái.
C. Giảm khả năng chống đỡ các điều kiện bất lợi như kẻ thù, nhiệt độ môi trường.
D. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra làm giảm sự đa dạng kiểu gen của
loài.
Câu 28: (Đề thi thử của trường THPT Lý Thái Tổ năm 2016)

Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
A. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
B. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
C. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.
D. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
Câu 29(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Hải Phòng năm 2016)
Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
B. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối
thiểu.
C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
Câu 1: (Đề thi thử trường chuyên Nguyễn Huệ năm 2016)
Các quần thể sau đây sống trong cùng một khu vực: cá, ếch, giun đất, mèo. Khi thời tiết lạnh đột
ngột, số lượng cá thể của quần thể nào giảm mạnh nhất?
A. Ếch.

B. Thỏ.


C. Giun đất.

D. Cá.

Câu 2: (Đề thi thử trường chuyên Bến Tre năm 2016)
Sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật nào sau đây thuộc kiểu biến động theo chu
kì?
A. Quần thể tràm ở rừng U Minh bị giảm số lượng cá thể sau cháy rừng.
B. Quần thể cá chép ở Hồ Tây bị giảm số lượng cá thể sau thu hoạch.
C. Quần thể thông ở Đà Lạt bị giảm số lượng cá thể do khai thác.
D. Quần thể ếch đồng ở miền Bắc tăng số lượng cá thể vào mùa hè.
Câu 3: (Đề thi thử trường chuyên Bến Tre năm 2016)
Sự biến động số lượng cá thể luôn dẫn tới sự thay đổi về
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt
nhất!
23


A. ổ sinh thái của loài.
C. kích thước của môi trường sống.

B. giới hạn sinh thái của các cá thể trong quần thể.
D. kích thước quần thể.

Câu 4(Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
Diễn biến nào sau đây không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quần
thể đạt kích thước tối đa?
A. Dịch bệnh phát triển làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể.
B. Tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong tăng.
C. Các cá thể trong quần thể phát tán sang các quần thể khác.

D. Tỉ lệ cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên, tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản giảm.

Câu 5(Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
Đồ thị dưới đây biểu diễn biến động số lượng thỏ và mèo rừng ở Canađa, nhận định nào
không đúng về mối quan hệ giữa hai quần thể này?

A. Quần thể thỏ thường có kích thước lớn hơn quần thể mèo rừng.
B. Sự biến động số lượng của mèo rừng phụ thuộc vào số lượng của thỏ.
C. Khi thức ăn của thỏ bị nhiễm độc thì mèo rừng không bị nhiễm độc bằng thỏ.
D. Số lượng cá thể thỏ và mèo rừng Canađa biến động theo chu kì 9 – 10 năm
Câu 6:(Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016)
Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
theo chu kỳ?
(1) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh do cháy rừng.
(2) Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa và ngô hàng năm.
(3) Số lượng sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hóa họC.
(4) Cứ 10-12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Peru bị giảm mạnh do có dòng nước chảy qua
làm cá chết hàng loạt, số câu trả lời đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3

D. 4

Câu 7: (Đề thi thử trường chuyên Nguyễn Trãi năm 2016)
Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần
thể sinh vật theo chu kì?
(1) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm
2002.
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt
nhất!
24



(2) Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hàng
năm.
(3) Số lượng sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu
hóa học.
(4) Miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông
giá rét nhiệt độ xuống dưới 80C.
(5) Cứ 10 – 12 năm, số lượng cá cơm của vùng biển Peru bị giảm do có dòng nước
nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt.
(6) Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp
100 lần và sau đó lại giảm.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 8(Đề thi thử trường THPT Lương Ngọc Quyến năm 2016)
Số lượng cá thể chó sói và nai sừng tấm trong giai đoạn 1955-1996 được cho bởi đồ thị sau

Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A.Biến động số lượng của hai loài thuộc loại không theo chu kì
B.Sự biến động số lượng quần thể nai sừng tấm diễn ra mạnh trong giai đoạn 1990 – 1996
C.Sự tăng và giảm số lượng cá thể chó sói và nai sừng tấm không phụ thuộc vào nhau
D.Sự gia tăng số lượng nai sừng tấm trong những năm 1965 – 1975 là một trong những nguyên
nhân cho sự gia tăng số lượng chó sói ở giai đoạn 1975 – 1980

Câu 9: (Đề thi thử trường THPT Nghi Lộc năm 2016)
Trong đợt rét hại tháng 1-2/2016 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch
nhái ít hẳn là biểu hiện:
A. biến động tuần trăng. `

B. biến động theo mùa
C. biến động nhiều năm.
D. biến động không theo chu kì
Câu 10 : (Đề thi thử của trường THPT Lý Thái Tổ năm 2016)

Ví dụ nào sau đây không phản ánh nguyên nhân biến động số lượng cá thể của
quần thể?
A.Ở chim, sự cạnh tranh giành nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nở
trứng.
B. Những loài động vật ít có khả năng bảo vệ vùng sống như cá, hươu, nai… thì khả
>>Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt
nhất!
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×