Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Giáo trình tư tưởng triết học việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

GIÁO TRÌNH
(Lưu hành nội bộ)

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM
Tác giả: Th.s Lương Thị Lan Huệ

Năm 2017

1


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM..........................3
1.1. Đối tượng, đặc điểm, phương pháp nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam..............3
1.2. Cơ sở xã hội của việc nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam............................8
1.3. Đặc điểm tư tưởng triết học Việt Nam.................................................................9
1.4. Một số đóng góp của tư tưởng triết học Việt Nam.............................................11
1.5. Một số hạn chế của tư tưởng triết học Việt Nam................................................11
CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
VIỆT NAM ..........................................................................................................................13
2.1. Khái quát về niên biểu Việt Nam........................................................................13
2.2. Những nét khái quát của tư tưởng triết học Việt Nam qua các thời kỳ lịch
sử...........................................................................................................................................14
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ YẾU TỐ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM..........................27


3.1. Quan niệm về thế giới quan................................................................................27
3.2. Quan niệm về nhân sinh quan.............................................................................30
3.3. Yếu tố biện chứng trong tư tưởng triết học Việt Nam........................................36
3.4. Yếu tố siêu hình trong tư tưởng triết học Việt Nam...........................................38

2


LỜI NÓI ĐẦU
Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam về chính sách Khoa học kỹ thuật đã chỉ rõ: “Nghiên cứu lịch sử triết học
của dân tộc và sự thắng lợi của tư tưởng triết học Mác-Lênin ở Việt Nam là một công
việc có ý nghĩa trọng đại và hết sức cấp thiết hiện nay”. Trong những năm qua, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã trực tiếp phối hợp với Viện triết học và chỉ đạo các Khoa
giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin thảo luận, biên soạn chương trình khung
môn Tư tưởng triết học Việt Nam. Phải nói rằng, đây là học phần đang mới mẻ, tài
liệu tham khảo để giảng dạy và nghiên cứu còn hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu
của môn học. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên đồng thời
nghiên cứu để hiểu sâu hơn nội dung học phần, chúng tôi đã biên soạn bài giảng Tư
tưởng triết học Việt Nam.
Bài giảng gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về tư tưởng triết học Việt Nam
Chương 2: Qúa trình hình thành, phát triển tư tưởng triết học Việt Nam
Chương 3: Một số yếu tố tư tưởng triết học Việt Nam
Mặc dù đã cố gắng để thâu tóm nội dung bài giảng một cách đô đọng, hệ thống và
khoa học nhất, tuy nhiên không thể tránh khỏi sai sót cần chỉnh sửa và bổ sung. Rất
mong nhận được ý kiến phản hồi từ các sinh viên và giảng viên để bài giảng hoàn
thiện hơn.
Nhóm tác giả


3


CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM
( 5LT-0TL)
1.1.

Đối tượng, đặc điểm, phương pháp nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam
- Đối tượng nghiên cứu của triết học và đối tượng nghiên cứu của tư tưởng triết

học
Triết học là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện sớm, thể hiện trong văn học
dân gian, trong tôn giáo học nhưng triết học với tư cách là một khoa học (có các khái
niệm, phạm trù, quy luật, học thuyết) thì xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VI TCN ở
cả phương Đông và phương Tây.
Về mặt xã hội, triết học ra đời trong xã hội phong kiến ở phương Đông và xã
hội chiếm hữu nô lệ ở phương Tây do nhu cầu giải quyết những vấn đề sống còn của
con người và vấn đề thực tiễn đặt ra trong cuộc sống. Lúc này trên thế giới đã có 3
trung tâm triết học lớn là Ấn Độ, Trung Quốc và Hy-La cổ đại. Về mặt nhận thức,
triết học ra đời khi con người đã đạt đến trình độ tư duy nhất định, có thể khái quát
hóa thành các quy luật, phạm trù khi nghiên cứu về thế giới khách quan. Với nghĩa
đó, triết học được xem là sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh, về con
người, giải thích thế giới bằng tư duy lý luận.
Ở mỗi nơi có quan niệm khác nhau về triết học, ví dụ ở phương Đông, triết có
nghĩa là trí tuệ là hiểu biết sâu rộng về đạo lý, ở phương Tây, triết học có nghĩa là sự
thông thái, yêu mến tri thức. Theo nghĩa chung nhất, triết học là hệ thống tri thức lý
luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và vị trí của con
người trong thế giới đó.
Triết học ra đời từ thời kỳ cổ đại. Từ đó đến nay triết học đã trải qua nhiều giai
đoạn phát triển. Trong quá trình phát triển đó, đối tượng của triết học cũng có nhiều

thay đổi.
Trước khi triết học Mác ra đời, đối tượng của triết học là mọi lĩnh vực tri thức
do sự phân ngành các khoa học chưa phát triển. Nhiệm vụ của triết học là nghiên cứu
tất cả các lĩnh vực tự nhiên - xã hội, tư duy để khái quát thành các quy luận vật động
4


và phát triển chung nhất của chúng. Triết học không nghiên cứu thế giới trong tĩnh
tại mà nghiên cứu nó trong sự vận động và phát triển. Trong sự vận động và phát
triển ấy, triết học không mô tả thế giới một cách cụ thể mà chỉ nghiên cứu thế giới
trên cơ sở cái chung nhất nhằm chỉ ra được bản chất của thế giới mà thôi. Từ khi triết
học xuất hiện cho đến trước triết học Mác, Triết học được mệnh danh là khoa học
của các khoa học.
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, trước yêu cầu cuộc đấu tranh của giai cấp
vô sản và sự phát triển của khoa học tự nhiên lúc bấy giờ triết học Mác ra đời đã
đoạn tuyệt quan niệm triết học là “khoa học của các khoa học” và xác định đối tượng
nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên
lập trường duy vật, nghiên cứu những quy luật chung nhất của sự vận động và phát
triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ đó định hướng cho hoạt động nhận thức, hoạt
động thực tiễn của con người nhằm cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội theo chiều
hướng tiến bộ.
Cần nhận thấy rằng đối tượng nghiên cứu của triết học khác với đối tượng
nghiên cứu của lịch sử triết học. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học là các tư
tưởng, quan điểm, học thuyết của các triết gia, các tiền đề, điều kiện xuất hiện, phát
triển các tư tưởng triết học đó, nghiên cứu về cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử triết học.
Tư tưởng triết học Việt Nam với tư cách là một môn học mới xuất hiện trong
thời gian gần đây. Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam về chính sách khoa học kỷ thuật (1981) đã chỉ rõ: Nghiên cứu
lịch sử tư tưởng triết học của dân tộc và sự thắng lợi của tư tưởng triết học MácLênin Ở Việt Nam và cho rằng đây là một công việc có ý nghĩa trọng đại, cấp thiết

hiện nay. Từ đó đến nay đã có rất nhiều nhà khoa học, giảng viên dạy triết học
nghiên cứu tư tưởng triết học của dân tộc như Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Tài Thư,
Nguyễn Hùng Hậu, Trần Văn Giàu, Nguyễn Trọng Chuẩn và đi đến khẳng định: Ở
Việt Nam có tư tương triết học, có các học thuyết triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm,
5


Nguyễn Trãi, Lê Qúi Đôn..... Nếu xem xét chức năng cơ bản của triết học, chức năng
thế giới quan, chức năng nhân sinh quan, chức năng phương pháp luận thì ở Việt
Nam hoàn toàn có triết học. Tư tưởng triết học Việt Nam được trình bày rải rác trong
các bộ sách về Lịch sử tư tưởng Việt Nam, các sách báo, Tạp chí triết học, trong nền
văn học dân gian. Nhìn chung nhiều vấn đề triết học Việt Nam đã được nghiên cứu
dưới góc độ lịch sử, văn học, chính trị, đạo đức. Cần nhận thấy rằng, trước khi xuất
hiện triết học Mác-Lênin, ở Việt Nam đã có truyền thống văn-sử-triết bất phân. Sỡ dĩ
như vậy là vì do hoàn cảnh lịch sử dân tộc luôn phải đương đầu đấu tranh chống kẻ
thù, do điều kiện kinh tế, chính trị-xã hội ở Việt Nam không có triết học với tư cách
là một bộ môn khoa học độc lập. Do đó, muốn hiểu được tư tưởng triết học cần phải
bóc tách nó từ văn học, từ sử học và từ chính trị, đạo đức.
- Đặc điểm nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam
Nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam thường bắt đầu từ việc nghiên cứu tư
tưởng triết học ẩn chứa trong văn học, sử học, chính trị học.
Hầu hết các nhà nghiên cứu chưa thống nhất quan niệm về tư tưởng triết học
Việt Nam. Cho đến nay có hai quan điểm khi nghiên cứu về tư tưởng triết học Việt
Nam. Đó là, đó ý kiến cho rằng, ở Việt Nam không có tư tưởng triết học. Nếu theo
tiêu chí của một nền triết học thì phải có triết gia, có các tác phẩm triết học, có các
trường phái triết học thì ở Việt Nam không có nền triết học. Các nhà nghiên cứu tư
tưởng triết học Việt Nam thường bắt đầu bằng việc nghiên cứu tư tưởng triết triết
học của các nhà quân sự, nhà lãnh tụ cách mạng dựa trên các tác phẩm văn học, sách
chính trị. Bên cạnh đó, ở Việt Nam, vấn đề cơ bản của triết học như duy vật và duy
tâm, biện chứng, siêu hình chưa được đặt ra và giải quyết. Nếu có những tư tưởng

triết học nào đó thì cũng đang trộn lẫn trong văn học, sử học. Thậm chí có quan điểm
cho rằng, người Việt Nam chỉ biết tiếp thu, sao chép mà không có sáng tạo gì thêm.
Quan niệm ở Việt Nam không có tư tưởng triết học đã thống trị trong tư tưởng người
Việt suốt một thời kỳ dài. Ngược lại, có ý kiến khẳng định rằng, ở Việt Nam có tư

6


tưởng triết học, tuy chưa phải là triết học thuần túy nhưng đã có tư tưởng triết học,
nó vượt ra khỏi tư duy tiền triết học.
Thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu đã đi đến thống nhất là có tư tưởng
triết học dân tộc, đã và đang tạo ra phong trào nghiên cứu sâu hơn về tư tưởng triết
học Việt Nam. Có rất nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu về tư tưởng triết học
của các nhà quân sự, nhà giáo dục tiền bối. Những nghiên cứu của họ đóng góp to
lớn vào kho tàng lý luận triết học của dân tộc.
- Phương pháp nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt là phép biện chứng duy vật. Bởi phép biện
chứng duy vật là phương pháp luận khoa học nhất, nó có nhiều khả năng giải quyết
một cách hợp lý nhất những vấn đề do bộ môn lịch sử triết học đặt ra. Chỉ trên cơ sở
của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mới có điều kiện làm sáng tỏ các vấn đề: hiện
tượng tư tưởng, trào lưu tư tưởng, cá nhân nhà tư tưởng,.. mới có khả năng giải thích
tốt các mối quan hệ: Tư duy và tồn tại, lôgíc và lịch sử, cá nhân và xã hội, kế thừa và
sáng tạo, cái bản địa và cái ngoại lai,.. mới có triển vọng trình bày lịch sử tư tưởng
như một quá trình phát triển hợp quy luật.
Đặc thù của triết học Việt Nam là văn sử triết bất phân do đó để hiểu được các
quan điểm triết học cần phải nghiên cứu, bóc tách từ văn học, sử học. Nghiên cứu tư
tưởng của các nhà quân sự qua đường lối trị nước, nghiên cứu tư tưởng của các nhà
khoa học, nhà vua để tìm hiểu về triết học thể hiện qua đường lối trị quốc, chuẩn
mực đạo đức xã hội....
- Nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam cần phải sử dụng phương pháp so

sánh và phân tích. Sở dĩ như vậy là do tư tưởng triết học Việt Nam có sự giao thoa,
ảnh hưởng của các nền triết học lớn do đó khi nghiên cứu các tư tưởng, phạm trù
triết học cần phải so sánh, đối chiếu để thấy được điểm tương đồng và khác biệt của
các khái niệm triết học. Sử dụng phương pháp phân tích vì phân tích mới thấy được
ý nghĩa của các khái niệm ấy và giá trị của những nội dung ấy. Cần nhận thấy rằng,

7


những tư tưởng triết học Việt Nam không phải là mệnh đề có sẵn mà phải trải qua
nghiên cứu.
- Cuộc đấu tranh trong lịch sử tư tưởng Việt Nam xung quanh vấn đề cơ bản
của triết học là không trực diện, không rõ. Nhưng nếu muốn tránh sự trình bày một
chiều, đơn điệu, không phù hợp với thực tế và phải làm rõ những giá trị tư tưởng của
lịch sử tư tưởng Việt Nam thì phải trình bày và phân tích nó thông qua các mặt đối
lập và thấy rằng: Các quan điểm khách quan, duy vật biện chứng, vô thần, dân chủ
và độc lập thường là tiếng nói của các lực lượng tích cực trong lịch sử, còn các quan
điểm chủ quan, duy tâm, siêu hình, hữu thần, chuyên chế và lệ thuộc thường là tiếng
nói của các lực lượng tiêu cực trong lịch sử.
1.2. Cơ sở xã hội của việc nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam
Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam về chính sách khoa học kỷ thuật (1981) đã chỉ rõ: Nghiên cứu lịch sử tư tưởng
triết học của dân tộc và sự thắng lợi của tư tưởng triết học Mác-Lênin Ở Việt Nam
và cho rằng đây là một công việc có ý nghĩa trọng đại, cấp thiết hiện nay. Từ đó đến
nay đã có rất nhiều nhà khoa học, giảng viên dạy triết học nghiên cứu tư tưởng triết
học của dân tộc như Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Tài Thư, Nguyễn Hùng Hậu, Trần
Văn Giàu, Nguyễn Trọng Chuẩn và đi đến khẳng định: Ở Việt Nam có tư tương triết
học, có các học thuyết triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Lê Qúi
Đôn....xem xét chức năng cơ bản của triết học, chức năng thế giới quan, chức năng
nhân sinh quan, chức năng phương pháp luận thì ở Việt Nam hoàn toàn có triết học.

Vấn đề đặt ra là triết họcViệt Nam có nguồn gốc ra đời như thế nào....
Xét về nguồn gốc nhận thức của triết học:
Triết học ra đời khi trình độ nhận thức của con người về thế giới đã đạt đến
mức độ trừu tượng hóa, khái quát hóa từ những sự vật, hiện tượng cụ thể, đơn lẻ
thành các khái niệm, phạm trù, quy luật triết học. Ở Việt Nam, theo các nhà nghiên
cứu thì Việt Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời, trình độ tư duy lý luận sắc
bén. Thời kỳ tiền Đông Sơn, người Việt đã biết chế tạo công cụ lao động bằng sắt,
8


qua văn hóa dân gian chứng tỏ người Việt có tư duy về thế giới quan, nhân sinh quan
rõ nét.
Xét về nguồn gốc xã hội của triết học:
Triết học ra đời khi có sự phân chia giai cấp cũng như có sự xuất hiện đội ngũ
trí thức. Tuy nhiên, nguồn gốc xã hội của triết học Việt Nam có những nét đặc thù
riêng. Qúa trình ra đời của triết học Việt Nam không gắn với sự ra đời của giai cấp
mà gắn với cuộc đấu tranh chống ngoại xâm để giành độc lập dân tộc.
- Việt Nam có sự giao lưu tiếp biến về văn hóa các nước trên thế giới, trong đó
có sự giao thoa triết học Ấn Độ, Triết học Trung Hoa cổ đại, Triết học phương Tây,
triết học Mác-Lênin. Những tư tưởng triết học trên đây đã được Việt Nam tiếp nhận
có chọn lọc, sau đó bản địa hóa.
Cần thấy rằng, Việt Nam ở vào giữa Ấn Độ và Trung Quốc là hai nôi triết học
của nhân loại, nhất định phải chịu ảnh hưởng tư tưởng triết học của hai quốc gia đó.
Mặt khác, lịch sử Việt Nam là một quốc gia văn minh hùng cường chúng ta
phải có một trình độ lý luận, một tư duy khái quát ngang tầm với mỗi thời đại.
Có những nguyên nhân chủ quan và khách quan riêng, nhưng rất tiếc cho đến
nay lịch sử chưa đúc kết tư duy lý luận của Việt Nam thành những hệ thống triết học.
Nhưng phải thấy rằng những lý luận ở mức độ khái quát, những lý luận giữ
vai trò thế giới quan chung và phương pháp luận cho các lĩnh vực hoạt động tinh
thần và hoạt động thực tiễn dựng nước và giữ nước đã hình thành và phát triển.

Những tư duy đó chưa đạt tới trình độ tư duy triết học thực thụ, nhưng đã vượt qua
giai đoạn tiền triết học. Nó chưa là triết học thuần tuý, nhưng nó đã đề cập đến một
số vấn đề của bản thân triết học. Ở đó nó không còn là tư tưởng chung chung nữa mà
nó đã là tư tưởng triết học.
Đi vào cụ thể: Việt Nam chưa xuất hiện các khái niệm “vật chất”, “tinh thần”,
tư duy”, “tồn tại”, “biện chứng”, “siêu hình” như phương Tây, nhưng lại có các
phạm trù và các vấn đề tương đương: “trời-người”, “hình-thần”, “tâm-vật”, “hữuvô”, ‘lý-khí” thuộc về vấn đề cơ bản của triết học; “tĩnh-động”, “thường-biến”,
9


“pháp cổ (bắt chước cổ)”, “pháp tiên vương (bắt chước vua đời trước)”, “thuận lẽ
trời, thuận lòng người” thuộc về phương pháp tư duy; có các quan niệm về đường lối
trị nước, về trị-loạn, về thành-bại, về quan hệ vua-dân thuộc về triết học về xã hội; có
quan niệm về bản chất con người, về đạo làm người, về xây dựng con người, về
chuẩn mực đạo đức con người thuộc về triết học về con người.
Đó cũng chính là đối tượng và phạm vi nghiên cứu của môn Lịch sử tư tưởng
Việt Nam mà không thể nhầm nó với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Chính trị
học, Luật học, Văn học hay Sử học
Lịch sử tư tưởng và tư tưởng triết học có sự giao thoa về nội dung nhưng
không phải là một. Tư tưởng triết học Việt Nam trước hết nó là tư tưởng của người
dân Việt Nam tuy nhiên có nhiều tư tưởng không thuộc về tư tưởng triết học.
Chúng ta cần xác định; tư tưởng triết học Việt Nam là một môn học, một khoa
học nó nghiên cứu về những điều kiện kinh tế xã hội dẫn đến sự xuất hiện các tư
tưởng triết học, nghiên cứu tư tưởng triết học, các vấn đề triết học, nghiên cứu về
chính trị-xã hội. Tức là những nội dung xoay quanh cái trục triết học và thể hiện các
mức độ phát triển của triết học Việt Nam. Người nghiên cứu phải lựa chọn lấy một
trong số đó.
VD: Nghiên cứu tư tưởng triết học về quan hệ giữa tư duy và tồn tạo, giữa con
người với tự nhiên, giữa trời và người, giữa lý và khí, tâm và vật.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tĩnh và động, thường và vô thường, thuận lẽ

trời và lòng người.
Nghiên cứu về bản chất con người, đạo làm người, các chuẩn mực đạo đức...
Nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam thực chất là nghiên cứu lịch sử hình
thành và phát triển các tư tưởng triết học ở Việt Nam hay nói cách khác là nghiên
cứu tư tưởng, quan điểm triết học của người Việt Nam qua mỗi thời kỳ lịch sử nhất
định.

10


1.3. Đặc điểm tư tưởng triết học Việt Nam
Cần xác định rằng: Tư tưởng triết học Việt Nam dù được hình thành trên cơ sở
bản địa hay được kế thừa từ ngoài vào, tất cả đều trải qua quá trình vận động và phát
triển ở Việt Nam, đều bị thực tiễn xã hội Việt Nam chi phối nên nó có những nét đặc
trưng khác biệt.
- Nếu như triết học Phương Tây thường gắn với những thành tựu khoa học
(khoa học tự nhiên), triết học Ấn Độ gắn với tôn giáo, triết học Trung Hoa gắn liền
với chính trị-đạo đức-xã hội thì triết học Việt Nam gắn liền với công cuộc xây dựng
và bảo vệ đất nước. Nội dung chủ đạo của tư tưởng triết học Việt Nam đó là vấn đề
đạo làm người, chủ nghĩa yêu nước, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. –
Chủ nghĩa yêu nước là đặc trưng cơ bản nhất của lịch sử tư tưởng triết học
Việt Nam. Ở đây không xét chủ nghĩa yêu nước trên phương diện tình cảm, tâm
trạng, tâm lý hay chuẩn mực đạo đức, hiện tượng đạo đức, hành vi đạo đức mà xét
chủ nghĩa yêu nước trên phương diện lý luận. Tức phải xét nó trên phương diện tư
tưởng chính trị-xã hội hoặc quan điểm triết học về xã hội. Chủ nghĩa yêu nước phải
được đề cập đến với tư cách là một hệ thống những lý luận, những quan điểm về
đánh giặc giữ nước và phát triển đất nước.
Lịch sử thế giới cho thấy có nhiều dân tộc có chủ nghĩa yêu nước của mình,
nhưng ít thấy có dân tộc nào khác có chủ nghĩa yêu nước như dân tộc Việt Nam
được xét đến ở tất cả các phương diện: ý thức trách nhiệm về nòi giống, về cộng

đồng, về dân tộc; những nhận thức về con đường, biện pháp đấu tranh giải phóng
dân tộc, về động lực và khả năng dành lại lãnh thổ và xây dựng đất nước, về quan hệ
giữa dân tộc và dân tộc.
- Nếu triết học phương Tây có khuynh hướng tội là đi từ thế giới quan đến
nhân sinh quan thì triết học Việt Nam lại có khuynh hướng trội là đi từ nhân sinh
quan đến thế giới quan. Ở Việt Nam vấn đề trung tâm hàng đầu là đạo làm người
(nhân sinh quan) sau đó các nhà tư tưởng mới tìm cách lý giải, đặt cơ sở cho vấn đề
trên (thế giới quan). Điều này bị quy định bới phương thức sản xuất châu Á.
11


Về kết cấu của tư tưởng, thế giới quan của triết học Việt Nam là thế giới quan
phức hợp, là một thể kết hợp của Nho-Phật-Lão.
Về khuynh hướng của tư duy, thế giới quan triết học Việt Nam nặng về vấn đề
xã hội và nhân sinh, mà ít quan tâm đến vấn đề tự nhiên và các hình thức tư duy của
con người.
Nó chú trọng xây dựng lý lẽ cho chính trị-xã hội và luân lý, mà ít bàn đến
quan hệ khách thể và chủ thể giữa các thành phần của tư tưỏng để hình thành nhận
thức luận và lôgíc học.
Nó thiên về giáo dục đạo làm người hơn là cung cấp cho con người những
nhận thức mới về thế giới khách quan bên ngoài cũng như thế giới nội tâm.
Nó thường xuất phát từ những định đề có sẵn hơn là từ sự phát triển của thực
tế khách quan để khái quát lên thành các nguyên lý khác trước làm cơ sở cho luận
chứng.
- Vấn đề cơ bản của triết học, ở Việt Nam ít bàn đến, cuộc đấu tranh giữa chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm không trải ra trên khắp mọi vấn đề, khuynh
hướng duy tâm tôn giáo có vẻ nổi trội hơn khuynh hướng duy vật, vô thần.
1.4. Một số đóng góp của tư tưởng triết học Việt Nam
- Tư tưởng triết học Việt Nam (nhân sinh quan) có giá trị to lớn trong đời sống
của nhân dân ta ở nhiều phương diện khác nhau như về lao động sản xuất, về lối

sống, về đạo làm người....Những giá trị và ý nghĩa của nó không dừng lại thời đại đã
qua mà còn có giá trị to lớn trong đời sống hiện nay.
Tư tưởng triết học Việt nam là sản phẩm của sự hiểu biết của nhân dân Việt
Nam về tự nhiên-xã hội, con người là một kho tàng lý luận phong phú trên tất cả các
lĩnh vực. Nó trở thành công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới của người Việt.
Tư tưởng triết đã có tác dụng nhất định trong việc đấu tranh chống thiên tai,
địch họa, chống áp bức bất công trong xã hội, khơi dậy tinh thần đoàn kết góp phần
hình thành và phát triển nhan cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

12


Ngoài ra phương pháp tư duy biện chứng là một trong những giá trị tư tưởng
của người Việt. Phương pháp tư duy biện chứng không chỉ cho chúng ta nhìn nhận
đúng thế giới khách quan mà còn cho ta sự lạc quan tin tưởng vào cuộc sống.
1.5. Một số hạn chế của tư tưởng triết học Việt Nam
- Triết học Việt Nam ít có các cuộc cách mạng, cũng giống như triết học
Trung Hoa, Ấn Độ cổ đại, các nhà tư tưởng khi xây dựng học thuyết triết học, chính
trị-xã hội của mình thường kế thừa, bổ sung và phát triển các quan điểm của nhà tiền
bối với thái độ trân trọng, ít phủ định, phê phán. Người Việt Nam rất coi trọng đạo
đức, lễ nghĩa, tôn sư trọng đạo, kính lão đắc thọ..nó đã trở thành truyền thống văn
hóa tốt đẹp của của dân tộc. Tuy nhiên, xét dưới góc độ khoa học thì tư tưởng cả nể,
chỉ có kế thừa mà ít có tư duy phản biện cũng là một trong những hạn chế trong tư
tưởng người Việt.
- Các tư tưởng triết học rời rạc nằm trong chính trị-xã hội, văn học, sử học.
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm mờ nhạt, ít có các tác
phẩm thuần túy về triết học. Do điều kiện lịch sử đặc biệt của Việt Nam đó là trong
quá khứ, Việt Nam luôn bị kẻ thù bên ngoài xâm lược, do đó toàn bộ sức lực, vật lự
phải phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ độc lập cho dân tộc. Ở Việt Nam có
rất nhiều anh hùng dân tộc, nhiều nhà chính trị học, văn hóa học nhưng ít có nhà triết

học là do điều kiện lịch sử, văn hóa của dân tộc chi phối.
- Tư tưởng triết học Việt Nam mang tính hướng nội, tâm linh, nhận thức còn
đậm tính kinh nghiệm chủ nghĩa, duy tâm, siêu hình: Ví dụ: Thân ai nấy lo, phận ai
nấy giữ; được mùa cau đau mùa mùa lúa; Ai mà nói dối cùng ai thì trời giáng họa
cây khoai giữa đồng...
- Một số tư tưởng mang tính tiêu cực do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế-xã
hội như quan niệm Vua là người thay trời trị vì thiên hạ, mọi số phận con người giàu
nghèo, thọ yểu do trời sắp đặt không thể thay đổi được...Những tư tưởng đó thủ tiêu
ý chí đấu tranh của nhân dân, con người có tâm lý tự ty, an phận...

13


Câu hỏi ôn tập chương 1
Câu 1: Anh/chị hãy nêu sự khác biệt giữa triết học với tư tưởng triết học.
Câu 2: Trình bày đặc điểm tư tưởng triết học Việt Nam. Lấy ví dụ minh họa.
Câu 3: Phân tích những đóng góp và hạn chế của tư tưởng triết học Việt Nam.

CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TRIẾT
HỌC VIỆT NAM (7LT-3TL)
2.1 Khái quát về niên biểu Việt Nam
Phân kỳ lịch sử là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Lịch sử tư tưởng
Việt Nam có nhiều khó khăn trong việc phân định các thời kỳ. Thường có 3 cách
phân kỳ lịch sử được sử dụng:
- Theo các triều đại.
- Các thế thế kỷ
- Hình thái kinh tế-xã hội (thường dùng).
Ở Việt Nam, trước cách mạng tháng 8 năm 1945 không xuất hiện các cuộc
cách mạng xã hội, việc chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tếxã hội khác diễn ra trong một thời kỳ dài. Hơn nữa hình thái kinh tế-xã hội sau nó
bảo lưu nhiều dấu vết của hình thái kinh tế-xã hội trước. Vì vậy, hợp lý hơn cả là kết

hợp các mốc hình thái kinh tế-xã hội với các mốc là sự kiện lịch sử-xã hội lớn của
dân tộc để phân kỳ.
- Thời kỳ đồ đá cũ: cách ngày nay khoảng 300.000 năm.
- Thời kỳ đồ đá mới: cách ngày nay khoảng 5.000 năm.
- Thời kỳ Hồng Bàng, Văn Lang: Từ 2879 tcn đến 258 tcn
- Thời kỳ đấu tranh giành độc lập: cuối thế kỷ XII tcn đến thế kỷ X scn
- Thời kỳ đấu tranh giữ gìn độc lập:938 đến năm 1400
- Thời kỳ thịnh vượng và ổn định của xã hội phong kiến: thế kỷ XV đến thế kỷ
XVI
14


- Thời kỳ khủng hoảng chia cắt của xã hội phong kiến: Thế kỷ XVI đến thế kỷ
XVII
- Thời kỳ chiến tranh nông dân và sụp đổ của các chính quyền Đàng trong,
Đàng ngoài: 1624 đến 1802 tức khoảng thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII
- Thời kỳ từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX
2.2. Những nét khái quát tư tưởng triết học Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
2.2.1. Thời kỳ tiền sử (đồ đá)
- Đặc điểm kinh tế-xã hội
Đây là một thời kỳ kéo dài. Theo các nhà khảo cổ học, Việt Nam nằm trong
trung tâm phát sinh và phát triển của xã hội loài người. (từ Bắc đến Nam đều phát
hiện răng của người vượn cổ) điều này thể hiện từ xa xưa, trên mãnh đất Việt Nam
đã có người vượn cổ sinh sống. Công cụ lao động chủ yếu của họ làm bằng đá. Nó
được đặt thuật ngữ là thời tiền sử với nghĩa là con người chưa biết viết, là sự khởi
đầu của truyền thống lịch sử con người. Do hoàn cảnh lúc đó, để tồn tại họ phải dựa
vào nhau để sống thành từng bầy, đàn. Mỗi đàn có từ 20 đến 30 người, có thể là
nhóm gia đình mẫu quyền từ 5 đến 7 gia đình.
Họ sống bằng săn, bắt và hái lượm. Cuối thời tiền sử (cuối thời đồ đá mới),
người Việt đã biết trồng lúa và các loại rau, tuy nhiên thức ăn chủ yếu vẫn là thành

quả của săn bắt và hái lượm. Họ bắt đầu sống định cư trên các hang núi, xóm làng.
Ví dụ, (1968 các nhà khảo cổ học đã tìm thấy đấu vết của người Vượn ở Núi Đọ,
Thanh Hóa, Bàu Tró Quảng Bình, Phú Thọ). Họ biết tạo ra công cụ lao động bằng
đá, các vật dụng bằng đồ gốm.
- Tư tưởng triết học
Qua các tư liệu khảo cổ học cho thấy người Việt cổ bước đầu đã có ý niệm về sự cân
xứng, đã có tư duy phân loại, có lòng tin về thế giới bên kia, họ tin khi chết đi con
người về thế giới âm phủ vẫn tiếp tục lao động (tìm thấy công cụ lao động bên cạnh
người chết ở Sơn Vi, Hòa Bình). Cư dân Hòa Bình đã biết chọn nơi cư trú, dùng ký
hiệu để ghi. Đây là thời kỳ bắt đầu hình thành tư duy toán học, số đếm, phạm trù số
15


lượng, từ đó ra đời số đếm tách khỏi vật đếm tức là đã có tư duy trừu tượng hóa.
Cuối thời đồ đá mới, người Việt đã có ý niệm về đường tròn, có quan niệm về thời
gian, vũ trụ, họ tôn thờ sức mạnh tự nhiên mưa gió, đặc biệt Mặt trời trở thành thần
linh của họ.
2.2.2. Thời kỳ buổi đầu dựng nước (Hồng Bàng- Văn Lang năm 2879 tcn đến
258 tcn)
- Đặc điểm kinh tế-xã hội
Thời kỳ này, ở lưu vực sông Hồng, sông Đồng Nai, cư dân Việt Nam đã bước vào
giai đoạn đồng thau (hợp kim đồng với thiếc). Thời kỳ này được các nhà nghiên cứu
gọi là thời kỳ tiền Đông Sơn vìvăn hóa phát triển sau đó là văn hóa Đông Sơn. Tuy
nhiên sự phát triển văn hóa tiền Đông Sơn đến Đông Sơn là một quá trình liên tục nó
đánh dấu bước phát triển mới về kinh tế-xã hội ở Việt Nam. Con người sống theo
kiểu liên minh các bộ lạch, tạo thành các nhóm bộ lạc và có sự giao lưu văn hóa giữa
các nhóm. Đây cũng là giai đoạn hình thành một quốc gia, một nhà nước đầu tine ở
Việt Nam, truyền thuyết gọi là nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng.
Cư dân tiền Đông Sơn chủ yếu trồng lúa. Họ đã biết chăn nuôi gia súc, trâu bò. Họ
đã biết kỷ thuật rèn, đúc kim loại, có ý niệm về cái đẹp.

-Về tư tưởng triết học
Thời kỳ này người Việt đã có sự quan sát thế giới bên ngoài, từ đó tái tạo lại những
hình ảnh khá chân thực về đời sống, tư duy, trí tượng của người Việt. Qua tượng bò,
gà làm bằng đất nung, các đồ trang sức đã có tính cân xứng, hoa văn đẹp mắt. Người
Đông Sơn đã có suy nghị, nhận xét tính toán về hình học (đã biết chia hình tròn làm
sáu phần bằng nhau, đã biết liên hệ giữa bán kinh và đường tròn. Trên một số đồ
gốm, các trang trí bằng hoa văn thể hiện mô hình về vũ trụ gồm ba thế giới: Trời,
người và đất, trong đó có sự chuyển biến mùa màng, đời sống thực vật liên tục,
không cùng thể hiện qua các đường xoắn nối liền nhau. Ở đây đã xuất hiện phong
cách tư duy tượng trưng với những ký hiệu quy ước- được xem là bước phát triển
mới của tư duy trừu tượng.
16


Qua các trống đồng ta thấy, người Việt đã có tri thức khá cao về luyện kim, chế tạo
đồ đồng, đồ sắt. Khi tái hiện thế giới hiện thực họ đã không chú ý đến chi tiết của đối
tượng mà chỉ chú ý đến đặc điểm được miêu tả, thể hiện những đường nét cách điệu
nhưng rất sinh động. Trên trống Đồng Đông Sơn, ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt
trống đồng là hình mặt trời, còn người, chim, hươu trên mặt trống đồng đều xoay
theo mặt trời theo chiều hướng ngược kim đồng hồ trùng với chiều quả đất quay
sung quanh mặt trời. Vành ngoài cùng của trống đồng ngọc lũ chứa 336 vòng tròn
nhỏ ứng với chu kỳ 1 năm mặt trăng quay quanh mặt trời. Qua trống đồng rất có thể
cư dân Đông Sơn đã có lịch pháp riêng cần thiết cho nông nghiệp và hàng hải.
Những chiếc thuyền trên tang trống có thể là nghi lễ đưa tiễn hồn người chết, có thể
là lễ hội cầu mùa. Từ đó có thể suy ra những ghi lễ của nông nghiệp khác như như
hát đối, đua thuyền, tục thả diều ra đời trong thời kỳ này.
Thời kỳ này người Việt đã bắt đầu có tư duy biện chứng, tư duy về sự đối lập và
thống nhất như giao tranh, giao hòa; khô và ướt, lửa và nước, cao và thấp...Quan
niệm về thế giới nổi bật nhất là chuyện bành chưng, bánh dầy. Người Việt cổ cho
rằng trời thì tròn, đất thì vuống, tròn là sáng tạo, vuông là vạn vật. Bởi vậy, bình dân

có câu: Mẹ tròn, con vuông, trăm năm tính cuộc vuông tròn là như vậy.
Nhìn chung tư tưởng triết học Việt Nam thời kỳ tiền sử, sơ sử còn khá đơn giản, mộc
mạc, chất phác.
Đây là thời kỳ mà các thị tộc, bộ lạc sống riêng rẻ liên kết lại thành một cộng đồng
quốc gia tạo nên nhà nước Văn Lang-Âu Lạc. Cùng với quá trình hình thành nhà
nước là quá trình hình thành những cơ sở ba đầu của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
2.2.3. Thời kỳ đấu tranh lâu dài giành độc lập dân tộc (cuối thế kỷ II tcn đến
thế kỷ X sau cn)
- Đặc điểm kinh tế-xã hội, lịch sử
Năm 179 tcn Triệu Đà xâm chiếm đất Âu Lạc, Vua An Dương Vương thất bại,
từ đó Việt Nam bước vào thời kỳ Bắc thuộc. Thời kỳ này kéo dài hơn 1000 năm cho

17


đến năm 938 Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng đất nước
mới dành được độc lập
Điểm nổi bật của giai đoạn này là dân tộc ta bị phụ thuộc, đất nước ta trở thành châu,
quận của phương Bắc. Dân ta sống trong tủi nhục, cực khổ, căm phẫn. Đây cũng là
thời kỳ cuộc đấu tranh giữa nhân nhân ta với phong kiến phương Bắc kéo dài, giữa
khuynh hướng hán hóa và chống hán hóa. Tùy từng thời kỳ, tùy thế và lực của mỗi
bên mà cuộc đấu tranh này lúc căng lúc dịu.
- Về tư tưởng triết học
Giai đoạn Bắc thuộc về tư tưởng diễn ra hai quá trình: Hán hóa và chống hán
hóa để giữ gìn bản sắc dân tộc. Cả hai chiều hướng này đều tác động đến đất nước,
con người, xã hội Việt Nam.
+ Hán hóa là hiện tượng rõ ràng, dễ nhận biết diễn ra trong suốt thời kỳ Bắc
thuộc. Chúng bắt người Việt Nam học tập như người Hán với mục đích đào tạo
những người làm việc cho chính quyền Hán (tuy nhiên một số người học nho là để
nắm bắt kiến thức đương thời), ăn mặc như người Hán, tổ chức đời sống xã hội như

người Hán. Chúng đưa đàn ông người Hán sang lấy vợ người Việt Nam để duy trì
nòi giống và đồng hóa văn hóa. Đồng thời chúng truyền bá các học thuyết như Nho
giáo, Đạo giáo...
+ Đây cũng là giai đoạn tam giáo (Nho, Phật, Lão) bắt đầu truyền vào nước ta,
trong đó Phật giáo là nổi trội hơn cả. Nếu Nho, Lão vào nước ta theo vó ngựa của
quân xâm lược thì Phật giáo vào nước ta chủ yếu bằng đường biển trực tiếp từ Ấn
Độ.
+ Đạo Nho: Chủ trương dùng đức trị để quản lý xã hội, ngoài ra còn có các
nguyên tắc tam cương, ngũ thường, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín vừa là chuẩn mực để điều
chỉnh hành vi, vừa là công cụ thiết lập trật tự ổn định xã hội. (Nho giáo cho rằng kẻ
dưới phải tuyệt đối phục tùng người trên; Kẻ tiểu nhân làm ruộng là việc của họ....).
Cần nhận thấy rằng, nho giáo vào nước ta là do bọn thống trị áp đặt thế nhưng khi xã

18


hội Việt Nam ít nhiều mang tính chất của phương Bắc thì Nho giáo lại là một yêu
cầu, học thuật tư tưởng mà người trong nước phải tiếp thu.
+ Đạo Lão Trang: Đạo trời không làm gì nhưng không có cái gì là không sinh
ra từ đó. Do đó, con người không cần can thiệp vào xã hội, cứ để cho nó tự nhiên
phát triển, con người cũng không nên rèn luyện bản thân mình cứ để cho nó phát
triển theo bản tính vốn có của nó. Trên đời này cái gì cũng có tính tương đối không
thể biến nó thành cái tuyệt đối, cái chuẩn để bắt người khác noi theo. Trong cuộc
sống con người không cần phải tranh giành nhau mà cần phải giữ thái độ mềm yếu.
Lão Trang cho rằng: Đời người ngắn ngủi như giấc mộng, chẳng có ý nghĩa gì,
chẳng cần quan tâm đến.
Đạo Lão Trang trong thời kỳ Bắc thuộc chủ yếu lưu hành trong một số người
Hán, những người thất thế trên con đường chính trị và bị ngược đãi thì tìm đến Lão
Trang để an ủi mình, để yên số phận. Ảnh hưởng đạo Lão Trang lúc này đối với
người Việt chưa nhiều. Cuối thời Bắc thuộc mới ảnh hưởng sâu sắc.

+ Phật giáo: Truyền bá Phật giáo vào Việt Nam là các nhà sư Ấn Độ, Trung
Quốc nhưng để hiểu tường tận lễ, nghĩa, giáo lý thì phải kể đến các nhà trí thức. Thời
Trần, Phật giáo là quốc giáo, các nhà Vua đồng thời là nhà tu hành....Phật cho rằng
thế giới này là vô thường, vô ngã, vô tạo giả, có có không không, mọi sự vật hiện
tượng vận động và phát triển tuân theo quy luật nhân duyên. Nhân duyên do Nghiệp
chi phối. Từ đó, nhà Phật khuyên con người sống lương thiện để hưởng được hạnh
phúc trong cuộc sống và sau này.
Ba đạo du nhập vào Việt Nam đã tạo cơ sở tư tưởng cho người Hán đẩy nhanh
việc thực hiện chính sách văn hóa, chính trị-xã hội. Xã hội Việt Nam có nhiều biến
đổi, sự biến đổi này một mặt do cưỡng bức, một mặt do ảnh hưởng tại chỗ.
Hậu quả chính sách Hán hóa ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực:
Công cụ lao động: Từ đồ đồng chuyển sang đồ sắt, từ đốt nương, chọc lỗ trồng
trỉa chuyển sang dẫn nước, làm cỏ, cày cấy; từ nhờ trời chuyển sang chú trọng thời
vụ.
19


Thứ bậc nghề nghiệp: Theo thứ tự sĩ-nông-công-thương.
Thể chế chính trị:Từ chỗ liên minh bộ lạc chuyển sang chế độ châu, quận lệ
thuộc, từ quan hệ tộc trưởng thủ lĩnh bộ lạc chuyển sang hào trưởng, địa chủ, người
nông dân bị lệ thuộc.
Tư tưởng: Tôn sùng đạo Nho nhưng vẫn cho lưu hành đạo Lão Trang, Phật
giáo.
Tiếng nói người Việt có thêm nhiều thuật ngữ Hán (độc lập, tự do, dân chủ,
dân quyền, công hàm...) nhưng Hán hóa với mục tiêu đồng hóa thì người hán không
thực hiện được. Bởi vì thời Bác thuộc ngoài chiều hướng hàn hóa còn có chiều
hướng chống hán hóa để giữ gìn bản sắc dân tộc.
Người Việt đã có tư duy phát triển, biết đánh giá và nhìn nhận, thể hiện bản
lĩnh. Đòi hỏi cấp bách nhất đối với người Việt thời Bắc thuộc là độc lập dân tộc và
chủ quyền đất nước. Trong suốt thời kỳ này có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra thắng

lợi có, thất bại có. Mỗi lần như thế đều có tổng kết, nhờ đó mà tư duy lý luận của
người Việt được phát triển, nảy sinh cơ sở phương pháp luận, lý luận về đấu tranh
giải phóng dân tộc về chủ nghĩa yêu nước. Tư tưởng yêu nước, ý thức cộng đồng dân
tộc được thể hiện rất rõ trong các huyền thoại Lạc long quân và Âu cơ, ý thức cộng
đồng đạt đến đỉnh cao thời Lý Bí, sau khi đánh đổ quân Lương ông tự xưng là Nam
đế đặt quốc hiệu là Vạn Xuân đóng đô ở Long Biên với mong muốn sự thịnh vượng,
ổn định đời đời của đất nước, từ đó tạo lập tư tưởng quyết tâm giữ gìn đất nước độc
lập lâu dài.
Qua lăng kính tư tưởng yêu nước tư tưởng Nho, Phật, Lão có sự thay đổi. Phật
ở giai đoạn này như là người cứu dân ra khỏi nỗi cơ cực bằng cách tham gia chống
hoạn nạn, gạt bỏ những tên quan tham tàn bạo, nguyền rủa bọn phương Bắc bằng
quan điểm gieo ác sẽ gặp ác, gieo gió sẽ gặp bão. Các phạm trù trong Nho giáo cũng
được cải biến đi cho phù hợp ví dụ người quân tử không học cũng biết, kẻ tiểu nhân
học mãi cũng không biết, ở Việt Nam dốt đến đâu học lâu cũng biết; ông bảy mươi

20


học ông bảy mốt; học khôn học đến chết, học nết học đến già; quan nhất thời dân
vạn đại....
Sỡ dĩ thời kỳ Bắc thuộc kéo dài 1.000 năm, phong kiến phương Bắc thi hành
chính sách Hán hóa nhưng không thực hiện được vì:
Nhân dân ta luôn có ý thức cộng đồng, tinh thần yêu nước tạo thành sức mạnh,
đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược trên các bình diện quân sự và văn hóa.
Nhân dân ta có một nền văn hóa bản địa từ thời các vua Hùng, đến thời Bắc
thuộc để đối phó với chính sách Hán hóa dân tộc ta đã tôn vinh văn hóa Ấn Độ mà
đại diện là Phật giáo, nhờ vậy mà văn hóa bản địa vẫn được duy trì, giữ vững và tiếp
tục đi theo con đường riêng của nó.
2.2.4. Thời kỳ phục hồi và xây dựng quốc gia độc lập và khủng hoảng của xã
hội phong kiến ( Thế kỷ X đến thế kỷ XVIII)

- Đặc điểm kinh tế-xã hội
Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XVIII là thời kỳ phục hồi và xây dựng và khugr
hoảng đất nước, nó trải qua hiều triều đại triều đại. Về kinh tế, nhà nước đặc biệt
quan tâm đến sản xuất nông nghiệp , thể hiện ở chỗ xây dựng và quản lý các công
trình thủy lợi , đẩy mạnh khai khẩn đất hoang. Từ đó nông nghiệp phát triển và kéo
theo các ngành thủ công nghiệp phát triển (dệt vải, nung gạch ngói, đồ gốm...).
Ruộng đất suy cho cùng đều thuộc quyền quản lý của nhà Vua, bên dưới còn có điền
trang của quý tộc và ruộng của nhà chùa.
Về giai cấp có tầng lớp quý tộc, quan lại đứng đầu là Vua, có các tầng lớp như
tăng lữ, nông dân, nông nô, thợ thủ công và lái buôn, địa chủ nhỏ và nho sĩ...Tất cả
các giai cấp này tuy có lúc có nơi đấu tranh lẫn nhau nhưng đều có một nhiệm vụ
chung là dựng nước và giữ nước. Chính nhiệm vụ giữ nước đã làm cho các giai cấp
đối kháng xích lại gần nhau để chống kẻ thù chung. Nhưng khi hết quân xâm lược
giai cấp thống trị đi vào con đường ăn chơi hưởng lạc, xã hội đi xuống thì mẫu thuẫn
giữa thống trị và bị lại nổi lên bằng những cuộc khỏi nghĩa nông dân ở cuối triều Lý
và triều Trần.
21


Năm 1070 nhà Nguyễn lập văn miếu, năm 1076 lập Quốc Tử giám, thời Lý
trần liên tục mở các khoa thi để chọn người tài giỏi. Sự ra đời tầng lớp lao động trí
óc là điều kiện cho sự hình thành và phát triển tư duy lý luận của dân tộc.
- Về tư tưởng triết học
Vấn đề cơ bản của tư tưởng người Việt trong giai đoạn này xoay quanh công
cuộc xây dựng vào bảo vệ tổ quốc. Người Việt nhận ra rằng quy luật cơ bản của
chiến tranh giữ nước là phải dựa vào nhân dân, phải xây dựng được khối đoàn kết
toàn dân. Ý thức về chủ quyền, độc lập dân tộc thể hiện rất rõ trong thơ văn, sử học.
Nhà quân sự Lý Thường Kiệt viết bài thơ để nói về quyền chủ quyền của người Việt:
Sông núi nước nam vua nam ở
Rành rành đã định tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
Những đại biểu của giai cấp phong kiến thời thời Lý Trần đều coi lòng dân, ý dân là
điều đáng quan tâm trong các hoạt động chính trị. Đặc biệt quan niệm của Trần Quốc
Tuấn cho rằng nhân dân là cơ sở để tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước. Muốn
giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh đó phải khoan thư sức dân, phải tranh
thủ được sự đồng lòng của nhân dân cả nước.
Thời kỳ này xuất hiện tư tưởng pháp quyền với mục đích để trị nước và lập lại trật tự
xã hội, bảo vệ lợi ích giai cấp phong kiến. Dùng hình phạt tàn khốc để chống lại tội
mưu phản.
Phật giáo ăn sâu, bén rễ trong đời sống tinh thần người Việt. Bên cạnh đó các
khái niệm của Nho giáo như Trung, hiếu, nhân, nghĩa của Nho giáo cũng ảnh hưởng
sâu sắc trong đời sống chính trị-xã hội.
Chủ nghĩa yêu nước là tư tưởng triết học nổi bật trong giai đoạn này. Theo
Lênin: Yêu nước là một trong những tình cảm xuất sắc nhất đã được củng cố qua
hàng trăm, hàng nghìn năm của các tổ quốc biệt lập. Yêu nước mang tính phổ biến
của tất cả các quốc gia trên thế giới. Biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước là tình yêu và
22


lòng trung thành với tổ quốc, lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của đất nước, ý chí
bảo vệ lợi ích của tổ quốc. Như vậy chủ nghĩa yêu nước là một phạm trù thuộc lĩnh
vực tư tưởng và tình cảm nhân dân tất cả các quốc gia.
Đối với dân tộc Việt Nam, yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc
được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước, trở thành tình
cảm thiêng liêng trong mỗi con người. Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt
lịch sử dân tộc, giữ vị trí chuẩn mực cao nhất của đạo lý, là động lực nội sinh to lớn
của dân tộc Việt Nam tạo nên sức mạnh vô địch trong công cuộc chống kẻ thù xâm
lược.
Cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam

Thứ nhất, chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam được hình thành trên cơ sở quá
trình xây dựng đất nước, sự gắn bó con người với thiên nhiên, quê hương, xứ sở. Bởi
vì lòng yêu nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu gia đình, quê hương, sứ sở nơi
mỗi người sinh ra, lớn lên. Đất nước Việt Nam có đặc điểm: địa hình khí hậu, tài
nguyên thiên nhiên vừa ưu đãi vừa khắc nghiệt. Trong quá trình sinh sống, lao động
sản xuất ông cha ta đã cùng nhau hợp lực, cố kết, tương thân, tương ái để chống
thiên tai, cùng nhau phát trine. Tinh thân cố kết cộng đồng vừa là một tình cảm tự
nhiên vừa là một yêu cầu tất yếu.
Thứ hai, nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế nông nghiệp, làm theo mùa
vụ. Vì vậy, con người phải giúp đỡ, hợp lực lại với nhau để làm cho kịp mùa vụ. Sự
tương tương thân, tương ái trở thành một nhu cầu của con người trong phương thức
sản xuất nôg nghiệp lúa nước.
Thứ ba, chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam hình thành trên cơ sở lịch sử chống
giặc ngoại xâm. Hiếm có một quốc gia nào lại có thời gian chống giặc ngoại xâm lâu
như lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong các cuộc đấu tranh chống quân xâm lược, nhân
dân ta phải đương đầu với kẻ thù mạnh hơn ta rất nhiều. Các cuộc chiến đấu đó diễn
ra rất ác liệt nhưng cuối cùng chúng ta đã chiến thắng. Sỡ dĩ như vậy là do ngoài có

23


đường lối đúng trong quân sự, giai cấp cách mạng đã biết huy động sức mạnh đoàn
kết toàn dân bao gồm cả vật chất và tinh thần.
Thứ tư, qua nghìn năm bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc ra sức
thực hiện chiến lược thâm độc là đồng hóa văn hóa nhưng đều bị thất bại. Điều này
đã góp phần cổ vũ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
2.2.5. Thời kỳ đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc phương Tây,
giành lại độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc đến nay (từ 1858 đến nay)
Đặc điểm kinh tế-xã hội
Ngày 1-9-1858 thực dân Pháp nổ súng chiếm bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng, chính

thức xâm lược nước ta. Năm 1954 khi Pháp chưia cút khỏi Việt Nam, Mĩ lại hất cẳng
Pháp để tiến hành xâm chiếm miền nam Việt Nam, từng bước một mở rộng vùng
chiếm đóng. Năm 1975 Việt Nam giành lại được độc lập, thống nhất đất nước. Năm
1977-1979 Việt Nam phải đương đầu hai cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Bắc và
Tây Nam.
Đây là thời kỳ lịch sử lâu dài, có nhiều biến động, đất nước Việt Nam chịu sự
thống trị, xâm lược của hai đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. Đời sống nhân dân
Việt Nam vô cùng khổ cực. Đây cũng là thời kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
Sản Việt Nam mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa ra đời, than dân Việt Nam đã liên tiếp đánh thắng hai đế quốc hùng mạnh trên
thế giới là Pháp và Mĩ đưa Việt Nam vào thời đại mới- Thống nhất tổ quốc. Sau khi
thống nhất đất nước, Việt Nam duy trì quá lâu chính sách kế hoạch hóa tập trung bao
cấp dẫn đến nền kinh tế trì trệ, kém phát triển. Xã hội có thời kỳ rơi vào khủng
hoảng, lạm phát (1976-1986)
Tháng 12/1986 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã tiến hành đổi mới theo
hướng chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường
có sự quả lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Về kinh tế: Thực hiện
3 chương trình kinh tế lớn:
Lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
24


Đặc biệt có chính sách kích cầu phát trine như đầu tư cơ sở hạ tầng, xem giáo dục
đào tạo và khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu....Đến nay, Việt Nam đã là
nước đang phát triển, mục tiêu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại.
- Về tư tưởng triết học
Đây là thời kỳ văn hóa Việt Nam ảnh hưởng bởi: Văn hóa phương Tây chủ nghĩa
thực dụng, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong đó, ảnh hưởng chủ
nghĩa Mác-Lênin là rõ nét hơn cả.

Vào giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển
mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận khoa học với tư cách là vũ
khí tư tưởng của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
Trong hoàn cảnh đó, chủ nghĩa Mác ra đời, về sau được Lênin phát triển trở thành
chủ nghĩa Mác - Lênin.
Triết học Việt Nam ảnh hưởng chủ nghĩa Mác-Lênin chủ yếu là chủ nghĩa duy vật
lịch sử đó là vấn đề chính đảng, nhà nước, giai cấp, con người, hình thái kinh tế-xã
hội.
- Về chính đảng, nhà nước:
Chủ nghĩa Mác - Lê nin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực
hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra đảng cộng sản. Những
người cộng sản phải luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào; Nhiệm vụ chủ
yếu mà chính đảng của giai cấp công nhân thực hiện là giành lấy chính quyền và xây
dựng xã hội mới.
Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào
thực tiễn cách mang Việt Nam, sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, lãnh đạo phong
trào cách mạng đấu tranh chống kẻ thù xâm lược để giành chính quyền cách mạng về
tay nhân dân. Tư tưởng xuyên suốt trong văn kiện, trong đời sống tinh thần của
người Việt Nam là lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng, kim chỉ nam cho mọi
hoạt động.
- Về vấn đề giai cấp
Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, trong cuộc cách mạng vô sản, giai cấp công nhân là
giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tine phong của nó là đảng cộng sản. Giai
25


×