Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Luật xa gần Luật xa gần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 49 trang )

LUẬT XA GẦN
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT XA GẦN
1. Khái niệm
Hội hoạ là môn nghệ thuật tạo hình mà đặc trƣng là sự biểu hiện không
gian trên mặt phẳng, bằng nhiều chất liệu khác nhau với các yếu tố tạo hình
nhƣ: đƣờng nét, màu sắc, hình khối, đậm nhạt... nhằm diễn đạt ý tƣởng tình
cảm cá nhân trƣớc vẽ đẹp của thế giới hiện thực. Hội họa có thể phỏng theo
hiện thực hoặc ƣớc lệ hoá, cũng có thể biến dạng theo ý tƣởng sáng tạo.
Không gian hội hoạ rất phong phú và đa dạng. Do đó hội hoạ là một trong
những nghệ thuật truyền cảm, uyển chuyển, có sức gợi ý nhiều nhất, tạo điều
kiên cho ngƣời vẽ phát huy tính sáng tạo và biểu đạt ý đồ cá nhân của mình
với những phong cách khác nhau. Tuy nhiên, để có những tác phẩm hoàn mỹ,
thực sự có giá trị văn hoá, ngƣời vẽ phải biết dựa vào thực tế, chủ động sử
dụng chất liệu và phƣơng pháp thể hiện để giải quyết ổn thoả những vấn đề
tạo hình. Đặc biệt là chiều thứ 3 của không gian, nó chứa đựng mọi sự biến
dạng của hình thể và sự tăng giảm của từng vị trí; đồng thời có sự thay đổi
tƣơng quan về sắc màu, sắc độ hoặc đảm bảo nhịp điệu, tính thống nhất trong
mối quan hệ qua lại giữa các hình thể với nhau, cũng nhƣ giữa hình thể và
khoảng trống...mỗi khi cần xê dịch, thêm bớt, đều phải gia công, cân nhắc kỹ
lƣỡng.
Nhƣ vậy từ những ý nghĩa đầu tiên đến khi tác phẩm hoàn thành, ngƣời vẽ
tranh phải vận dụng những quy luật và trải qua nhiều bƣớc, một trong những
quy luật đó là luật xa gần (phối cảnh), đó là nội dung sẽ đƣợc trình bày cụ thể
ở phần sau.
2. Kết cấu của luật xa gần
Thời Phục hƣng (thế kỷ XV và thế kỷ XVI) khoa học về luật xa gần ứng
dụng trong hội - Luật xa gần còn gọi là luật thấu thị hay luật phối cảnh, là tập
hợp những phƣơng pháp biểu hiện không gian trên mặt phẳng với những yếu
tố tạo hình nhƣ đƣờng nét, tỷ lệ, sắc độ, màu sắc..., nhằm giải thích và trình
bày diễn biến sự vật, hình thể đang tồn tại trong không gian từ gần đến xa theo
quy luật của mắt ta nhìn.


1


Hay nói cách khác luật xa gần là sự biểu hiện lên mặt phẳng hạn định của
giấy vẽ với yếu tố tạo hình, diễn tả lại hình tƣợng con ngƣời, sự vật hoặc cảnh
vật trong một bố cục thể hiện từ gần cho tới xa (từ nhỏ tới lớn) làm cho bức
tranh có chiều sâu và tạo dƣợc không gian đa chiều.
3. Đặc điểm của sự nhìn
Cùng với sự phát triển của ngành khoa học khác, phép thấu trị đã đƣợc Ana-xa-gô-rát một triết gia đƣơng thời ở Hy Lạp cho rằng: “đƣờng nét trong hội
hoạ phải đặt theo tỷ lệ tƣơng đối với các hình đã vật ra trên một mặt phẳng
tƣởng tƣợng do các tia nhìn từ mắt, đƣợc coi nhƣ một điểm cố định tới các
điểm của đối tƣợng quan sát” cho đến thời kỳ hoạ đã có những tiến bộ nhảy
vọt. Các nhà khoa học đã tìm ra quy luật về sự diễn biến của vật thể trong
không gian đa chiều và đƣa lên mặt phẳng những hình ảnh của sự vật con
ngƣời và cảnh vật đúng nhƣ ta nình ỏ ngoài thực tế. Để giải quyết cơ sở khoa
học này ngƣời ta lý giải nhƣ sau.
Giả định ta nhìn một khung cảnh thực tế qua mặt kính cửa sổ bằng một
mắt. Cảnh vật nhìn thấy đƣợc là do các tia sáng phát ra tƣ những điểm khác
nhau của bức tranh thực tế đập vào mắt ta. Sự quy tụ những tia sáng nhƣ thế
đƣợc gọi là chùm tia chiêu hay sự chiếu. Chùm tia chiếu đó xuyên qua mặt
kính cửa sổ, nếu ta đánh dấu lại từng điểm thì tập hợp lại những điểm nhƣ vậy
sẽ là một hình chiếu. Mắt ta tiếp nhận hình chiếu đó đúng nhƣ nó đã thu nhận
chính quang cảnh thực tế. Do đó, một bức vẽ có thể chứa đựng toàn bộ bức
tranh xuất hiện trên mặt kính mới sự phối hợp màu sắc, đậm nhạt, bóng sáng
tối, bức vẽ có thể đem lại không gian giống nhƣ ta thấy ở thực tế.
Nhƣ vậy, với cách lý giải trên cơ sở của phƣơng pháp thấu trị hay luật
xa gần đã hình thành.
- Thời kỳ phục hƣng những ngƣời có đóng góp lớn cho luật xa gần đó là:
Lê-ô-na-đờ vanh-xi (1454-1519) và Pao-lô u-xen lô (1396-1475) họ đã nghiên
cứu, tổng hợp và hiệu chỉnh, đồng thời nghiên cứu kỹ lƣỡng, tổng hợp phƣơng

pháp thấu thị cùng những ứng dụng của nó trong hội hoạ và viết ra thành sách
đƣợc các hoạ sĩ thừa nhận, sử dụng rông rãi hàng thế kỹ cho đến ngày nay. Từ
đó phƣơng pháp này trở thành chính thống và hình thức không gian trình bày
theo phƣơng pháp đó gọi là “không gian thấu thị” hay “không gian phục
hƣng”.
2


-Sau này, sự phát triển của ngành khoa học nhƣ: toán học, vật lý học, tâm
lý học... đã dần bổ sung những kiến thức khoa học chính xác, làm cho luật xa
gần hoàn thiện và đƣợc sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
4. Vai trò của luật xa gần đối với hội hoạ
-Luật xa gần có tác dụng rất lớn trong hội hoạ, vì nó là môn khoa học rất
cơ bản mà ngƣời học vẽ không thể không nghiên cứu, nó là phƣơng tiện tốt để
xây dựng tác phẩm. Luật xa gần còn giúp ngƣời vẽ tranh có khả năng tập hợp
các tài liệu đã ghi chép từ thực tế, để hƣ cấu thành những bố cục, nó cũng tạo
điều kiện thuận lợi cho những nhận thức đúng về không gian tạo hình và nắm
vững tỷ lệ, diễn biến vật thể trong không gian đa chiều. Mặt khác, hiểu rõ cơ
chế của luật xa gần, con mắt nhận xét càng nhạy bén và sắc sảo hơn, chẳng
những có lợi cho sáng tác mà còn là cơ sở cho việc thƣởng thức và đánh giá
những tác phẩm hội hoạ sau này.
-Nhờ vào luật xa gần mà một số hoạ sĩ đã áp dụng thành công và rộng rãi
nhƣ: Đavid, Rembrandt, Raphel, Van gogh, Gauguin, Matisse... mà tên tuổi
của họ gắn liền với lịch sử hội hoạ thế giới. Mà mốc son chói lọi của thời kỳ
phục hƣng đó là danh hoạ nổi tiếng cũng chính là tác giả của phép thấu thị
nhƣ Lê-ô-na đờ Vanh-xi.
BIỂU HIỆN KHÔNG GIAN
TRÊN MẶT PHẲNG
1. Phép chiếu xuyên tâm
* Đối với phƣơng pháp

vẽ phối cảnh về mặt hình học,
muốn thể hiện vật thể ở trên
mặt phẳng, ngƣời ta thƣờng
dùng các phép chiếu, là những
phép in hình của vật thể lên mặt phẳng những đƣờng chiếu hình học. Có 3
phép chiếu thông dụng, đó là:
- Phép chiếu song song.
- Phép chiếu vuông góc.
- Phép chiếu xuyên tâm.
- Khái niệm:
3


Phép chiếu xuyên tâm là phép chiếu, trong đó các tia chiếu đều đi qua một
điểm đã chọn gọi là tâm chiếu. Hình chiếu của vật thể lên một mặt phẳng có
thể lớn hơn vật (phép duỗi), có thể nhỏ hơn vật (phép co), nói chung đều biến
dạng.
- Khi ta quan sát cảnh vật, mắt ta đƣợc coi nhƣ một tâm chiếu. Cảnh vật ta
nhìn thấy trƣớc mắt đã trở thành hình chiếu xuyên tâm của thực tế trên mặt
phẳng hình chiếu (tấm kính tƣởng tƣợng), trong luật xa gần có tên là mặt
tranh.
- Đối với hội hoạ thì bản chất của sự nhìn chính là ứng dụng của phép
chiếu xuyên tâm, mà tâm chiếu là mắt, nên khi ta chép cảnh vật là ta đang
thực hiện theo phép chiếu này.
- Xét ở góc độ nghệ thuật, một bức tranh vẽ theo lối tả thực không nhất
thiết là rập khuôn nhƣ ảnh chụp. Muốn thể hiện một chủ đề nào đấy, ngƣời ta
phải chọn lọc và xếp đặt lại, phối hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố tƣởng
tƣợng cùng tạo nên một khung cảnh, gọi là bố cục tranh.
1. Phép duỗi
-Khi tâm chiếu đặt xa mặt phẳng hình chiếu hơn vật chiếu, ta có hình

chiếu lớn hơn vật, gọi là phép duỗi.
Liên hệ trong thực tế - hiện tƣợng bóng ngả của một vật hắt lên đƣờng, do
ánh sáng của một ngọn nến làm tâm chiếu- trƣờng hợp này bóng ngả lớn hơn
vật, A’B’C’ chính là hình chiếu xuyên tâm của ABC.
A’B’C’>ABC
2. Phép co
Khi tâm chiếu đặt gần mặt phẳng hình chiếu hơn vất chiếu, ta có hình
chiếu nhỏ hơn vật ta gọi là phép co. Trong thực tế ta có thể lấy mắt ngƣời làm
tâm chiếu nhìn vật qua tấm kính tƣởng tƣợng. Trong trƣờng hợp này, ảnh của
vật trở thành hình ảnh thị giác và nhỏ hơn vật.
A’B’C’>ABC
- Một số điểm lƣu trong phép chiếu xuyên tâm:
Hình chiếu của một đƣờng thẳng co hƣớng không đi qua tâm chiếu sẽ là
một dƣờng thẳng. Nếu có hƣớng đi qua tâm chiếu sẽ là một điểm
Hình chiếu của những đƣờng thẳng song song với nhau không có hƣớng đi
qua tâm chiếu, cũng không có hƣớng song song với mặt phăng hình chiếu thì
có hƣớng đồng quy tại một điểm.
4


Hình chiếu xuyên tâm của một mặt phẳng có hƣớng đi qua tâm chiếu sẽ
suy biến thành một đƣờng thẳng.

5


PHỐI CẢNH ĐƢỜNG NÉT
Phối cảnh đƣờng nét là phƣơng pháp biểu hiện trên mặt phẳng những cấu
tạo đƣờng nét tƣơng úng với kích thƣớc, hình dạng của các vật thể trong
không gian theo quy luật của sự nhìn.

- Đối với hội hoạ, trong các yếu tố tạo hình, đƣờng nét là yếu tố cơ bản. Vì
vậy khi nói đến hình thể, ngƣời ta nghĩ ngay đến đƣờng nét. Việc dựng hình
cùng lấy đƣờng nét làm cơ
sở.
-Về phƣơng diện hình
học, phối cảnh đƣờng nét
chính là ứng dụng của phép
xuyên tâm, trong đó mắt là
tâm chiếu, vật thể chiếu là
phong cảnh trƣớc mắt, mặt
phẳng chiếu là phong cảnh
tƣởng tƣợng đặt thẳng góc với hƣớng nhìn trong khoảng giữa mắt ta với cảnh
vật. Kết quả quan sát ở cảnh vật qua tấm kính tƣởng tƣợng đƣợc biểu hiện lên
mặt phẳng gọi là tranh vẽ. Trƣớc khi đi vào những vấn đè cụ thể trong phối
cảnh đƣờng nét, ta cần nắm kết cấu chung của luật xa gần gồm các yếu tố
(xem hình minh hoạ 5a).
* Điểm nhìn là điểm xuất phát của các tia nhìn khi ta quan sát sự vật, mà
trong đó đồng thời là tâm chiếu cũng là điểm xuất phát của tia chiếu.
1. Vị trí của điểm nhìn
-Vị trí của điểm nhìn là do ta tự xác định trong không gian rồi đặt mắt vào
đó để quan sát cảnh vật. Trong hội hoạ việc xác định điểm nhìn phụ thuộc vào
chổ đứng của ngƣời vẽ. Ta có thể lựa chọn chổ đứng cho phù hợp để nhìn
cảnh vật một cách thuận tiện nhất cho việc cắt cảnh và sắp xếp bố cục.
2. Tia nhìn và nhìn chính
Tia nhìn (còn gọi là tia chiếu)
-Tia nhìn là đƣờng thẳng xuất phát tù mắt tới bất kỳ một điểm nào trong
phạm vi trƣờng của mắt. Nhƣ vậy là vô số tia nhìn tạo thành một chùm tia mà
6



điểm xuất phát là mắt. Ta dùng những tia nhìn đó để xác định hình dáng của
các vật thể.
Tia nhìn chính
-Là tia nhìn trên trục của nhãn cầu và vuông góc với mặt phẳng đối diện ở
trƣớc mắt. Trong vô số tia nhìn, chỉ có một tia nhìn chính. Khi ta quan sát sự
vật, ta nhìn bằng hai mắt, đúng ra phải có hai tia chính nhƣng trong luật xa
gần ta chỉ dùng một điểm nhìn nên chỉ nói đến một tia chính.
- Khi ta đứng thẳng, tia nhìn chính song song với mặt đất. Nếu ta nằm
ngữa, nó sẽ thẳng góc với mặt đất. Trong trƣờng hợp khác, ta nghiêng hay
ngữa tia nhìn chính tạo thanh góc bất kỳ với mặt đất
- Tia nhìn chính giữ quan hệ cố định với mắt. Mắt nhìn về hƣớng nào thì
tia nhìn chính về hƣớng đó. Hƣớng của tia nhìn chính tức là hƣớng nhìn của
mắt. Trên mặt phẳng, hình khối của một điểm nằm trên tia nhìn chính là điểm
trông chính (hay điểm chính). Tất cả những điểm trong không gian, nằm trên
tia nhìn chính, khi đƣa vào tranh vẽ sẽ trùng nhau tại điểm chính. Nói cách
khác, điểm chính là chổ tập trung hình phối cảnh của những điểm trong không
gian nằm trên tia nhìn chính.
-Trên mặt tranh, điểm chính là giao điểm vuông góc của tia chính với mặt
tranh. Trong việc xây dựng hình phối cảnh, tia nhìn chính giữ vai trò quan
trọng
3. Góc nhìn
- Khi nhìn vào vật thể tia giới hạn, kích thƣớc lớn nhất của mỗi vật thể sẽ
tạo thành một góc gọi là góc nhìn vật. Trƣớc một nhóm đồ vật hay một khung
cảnh thì góc nhìn ấy sẽ bao trùm tất cả phạm vi của nhóm hoặc khung cảnh đó
(xem hình minh hoạ 6a)
- Góc nhìn vật sẽ thay đổi tuỳ theo độ lớn của đối tƣợng và khoảng cách từ
mắt tới đối tƣợng đó. Góc nhìn gần thì lớn, nhìn xa thì nhỏ hơn. Ta phân biệt
độ nhìn rõ nhiều hay ít của hình ảnh bằng cách đứng xa hay gần; xa quá thì
vật kém tỏ, nhƣng gần quá thì cũng khó nhìn. Vì vậy cần chọn một khoảng
cách thoả đáng, kinh nghiệm cho thấy nên đứng cách vật một lần rƣỡi độ lớn

của nó. khi ấy góc nhìn vật sẽ là 370. Để có những hình phối cảnh dễ nhìn, nên
chọn những góc nhìn biên thiên từ 530 đến 280 và tốt nhất là 370, nói một cách
cụ thể là đứng cách xa vật một khoảng cách một lần đến hai lần độ lớn của nó,
tốt nhất là một lần rƣỡi.
7


4. Khoảng cách chính
-Nhƣ vừa trình bày, khoảng cách chính là khoảng cách từ mắt tới mặt
tranh, nhƣng trong tranh lại có nhiều vật, thì ta lại phải xác định một đƣờng
giới hạn AB ở phía trƣớc nhóm vật và lúc này khoảng cách chính sẽ đƣợc tính
từ mắt đến đƣờng giới hạn AB. Kinh nhiệm thực tế cho ta thấy, khoảng cách
chính vừa phải lớn hơn kích thƣớc của tổng thể nhóm vật lại vừa lớn hơn độ
cao của điểm nhìn thì ảnh nhóm vật mới ôn định.
- Khoảng cách chính > kích thƣớc của nhóm đối tƣợng.
- Khoảng cách chính > độ cao của điểm nhìn.
- Hai yêu cầu này phải luôn luôn đƣợc duy trì trong khi tiến hành những
bài vẽ phối cảnh.
- Nếu không thực hiện đúng sẽ méo mó, sai lệch, thậm chí kỳ quặc không
thể chấp nhận đƣợc.
5. Điểm cách xa
- Khi mặt tranh đã đƣợc xác định thì quan hệ xa gần giữa các vật thể đều
lấy mặt tranh làm căn cứ. Vật ở gần mặt tranh đƣợc coi là gần hơn so với vật ở
xa mặt tranh, sự so sánh này không tính đến khoảng cách giữa vật và điểm
nhìn. Vật ở gần mắt có thể xa hơn hoặc vật ở xa mắt có thể đƣợc coi là gần
hơn tuỳ theo chúng ở xa hay gần mặt tranh.
6. Mặt tranh
-Mặt tranh là tên đặt cho tấm kính tƣởng tƣợng đặt thẳng trƣớc mắt ta, qua
đó nhìn thấy cảnh vật.
-Mặt tranh vốn không có trong thực tế, nhƣng ta hãy hình dung trƣớc mắt

là một tấm kính trong suốt và nhìn cảnh vật qua tấm kính ấy.
-Đứng trƣớc thiên nhiên, ta có cảm giác nhƣ đứng trƣớc mặt màn ảnh cực
rộng, nếu tấm kính kia có thật thì ta có thể vẽ lên đấy theo hình dạng các vật
thể bên kia tấm kính và sẽ có những hình tƣơng ứng của các vật thể trên tấm
kính.
- Hình dung nhƣ vậy la ta đã chiếu không gian lên một mặt phẳng theo
phép chiếu xuyên tâm, trong đó mắt nhìn là tâm chiếu.
- Vì vậy, mỗi khi ta ghép cảnh vật cũng có nghĩa là ta đang ghi chép lại
hình ảnh (tức hình phối cảnh) của vật in trên tâm kính tƣởng tƣợng mang tên
là mặt tranh (xem hình minh hoạ 6c).
8


Tóm lại hình phối cảnh là kết quả của sự biến dạng và thay đổi tỷ lệ của
hình ảnh của vật thông qua mặt phẳng tranh.
+ Dạng của mặt phẳng.
+ Vị trí và chiều hƣớng của mặt tranh.
+Quan hệ xa gần.
- Có thể là một mặt phẳng hoặc là một mặt cong, trong luật xa gần ta chỉ
nói đến mặt tranh phẳng, thẳng đứng, vuông góc với mặt đất hay mặt vật thể.
- Mặt tranh nằm ở khoảng giữa điểm nhìn và vật nhƣng luôn luôn đƣợc
coi nhƣ áp sát với khung cảnh định vẽ. Nhƣ trên đã nói khoảng cách chính là
cự ly
- Giữa điểm nhìn và đƣờng giới hạn AB đƣợc vạch ra phía trƣớc nhóm
vật, nay ta xem đây là đáy của mặt tranh hoặc đáy tranh; và khoảng cách
chính cũng là khoảng
cách từ điểm nhìn tới
tranh.
-Trong luật xa gần,
mặt tranh đƣợc coi là

mọt mặt phăng đứng, đối
diện với mắt ngƣời quan
sát và vuông góc với tia
chính. Trong trƣờng hợp
ngƣớc lên hay cúi xuống để nhìn vật ở quá cao hoặc thấp quá, thì mặt tranh có
hƣớng nghiêng và hình phối cảnh trên mặt tranh sẽ nghiêng.
7. Đường chân trời
-Khi đứng trƣớc cảnh biển bao la, ta nhìn vút nơi tiếp tuyến giữa trời và
biển. Đó chính là giới hạn xa nhất của mặt phẳng mà mắt ta nhìn thấy. Tƣơng
tự nhƣ vậy, nếu ta đứng quan sát trên mặt đất bằng phẳng, ở xa vút, ta thấy
ranh giới giữa trời và đất cũng tạo thành một đƣờng nằm ngang. Đƣờng phân
ranh giới giữa trời và biển hoặc giữa trời và đất, ngƣời ta gọi là chân trời
-Khác với chân trời, đƣờng chân trời là một đƣờng hình học chuyên dùng
cho phối cảnh đƣờng nét và chỉ có ý nghĩa toán học đơn thuần. Với góc độ
phối cảnh, đƣờng chân trời trong tranh đƣợc xem là ảnh hay hình chiếu của
chân trời. Khi đã trỏ thành hình phối cảnh thì đƣờng chân trời biến thành
9


đƣờng tầm mắt (TM) trên mặt tranh trong kết cấu của luật xa gần nhằm giải
quyết những tỷ lệ chiều cao trong phối cảnh.
- Giả định mặt đất là một mặt phẳng các điểm A, B, C, D.... cùng nằm trên
mặt bằng nhƣng khoảng cách với chổ đứng O1 không đều nhau:
O1Atranh K ở A’, B’, C’, D’,... trên mặt đứng gây cảm giác hình nhƣ mặt đất vênh
trở lên.
- Tiếp tục kẻ những tia nhìn tới các điểm có khoảng cách lớn hơn, hình
chiếu của chúng lên mặt tranh K lên cao dần, cho tới điểm vô tận thì tia nhìn
trở thành song song với mặt đất và hình chiếu của nó đạt tới độ cao nhất trên
tranh K, vừa bằng độ cao của mắt và không vƣợt quá tầm nhìn ngang của mắt

-Tƣơng tự nhƣ vậy đối với các đƣờng thẳng nằm ngang ở đây tia nhìn
đƣợc thay thế bởi mặt phẳng nằm ngang. Ta thấy mặt phẳng này mở dần khi
đƣờng thẳng tiến dần ra xa, khiến hình chiếu của nó nâng cao dần trên mặt
tranh. Khi đƣờng thẳng tiến tới vô tận thì mặt phẳng nhìn trở thành song song
với mặt đất và hình chiếu của nó trên mặt tranh là một đƣờng thẳng nằm
ngang ở độ cao của mặt. Ta
gọi đó là đƣờng chân trời
hay đƣờng tầm mắt.
Chân trời và đƣờng chân
trời là hai yếu tố khác biệt:
Chân trời là một đƣờng thực
tế, thể hiện tầm xa nhất có
thể thấy đƣợc bằng mắt
thƣờng bề mặt của mặt đất.
Tầm xa đó rất có giới hạn,
đối với ngƣời đứng trên mặt
đất bằng phẳng thì chân trời
lại là đƣờng hình học chuyên dùng cho phối cảnh đƣờng nét. Tuy vậy trong
phối cảnh thì cả chân trời và đƣờng chân trời đều có độ cao ngang tầm mắt và
đƣợc coi nhƣ trung với nhau.

10


8. Vị trí của đường chân trời
-Trên thực tế, đƣờng chân trời luôn luôn ở ngang tầm mắt ngƣời ta, nó cao
lên hay thấp xuống là tuỳ theo ta đứng cao hay ngồi thắng xuống mà nhìn.
Còn ở bức vẽ thì ta có thể chọn đƣờng chân trời cao hay thấp tuỳ ý sao cho
phù hợp với ý đồ và bố cục bức tranh.
-Trƣờng hợp mô tả cảnh vật rộng trên mặt đất mênh mông thì chọn đƣờng

chân trời cao. Nếu mô tả hoạt động trên cao ở nhƣng công trình đồ sộ cận
cảnh ta chọn đƣờng chân trời thấp.
Đôi khi đƣờng chân trời vƣợt ra khỏi phạm vi của khung trang (xem hình
8c, d)
Cách xác định đƣờng chân trời
Muốn tìm vị trí đƣơng chân trời ta dùng một tấm bìa cứng đặt ngang tầm
mắt, và điều chỉnh khi thấy hai cạnh của tấm bìa chập lại thành một cắt cảnh
vật ở đâu thì đó là vị trí của đƣờng chân trời.
Sau khi đã xác định xong đƣờng chân trời để dùng cho việc thực hiện
hành vẻ phối cảnh thì không đƣợc tính đến những hiện tƣợng thay đổi do ta
ngởng lên, cúi xuống hoặc lùi ra xa để ngắm tranh.
Công dụng của đƣờng chân trời.
- Đƣờng chân trời là một yếu tố quan trọng của luật phối cảnh, nó chủa
đựng các điểm tụ của mặt bằng, dùng để xác định phối cảnh các vật thể trong
không gian và cho cảm giác thế nằm của mặt đất và các vật thể tồn tại trên đó.
Vì thế đƣờng chân trời đã góp phần chủ yếu trong việc định ra chiều sâu của
không gian trên mặt phẳng hai chiều, đấy cúng là cơ sơ của vô số điều khám
phá ,khai thác mới lạ trong hội hoạ mà chúng ta cần tìm hiểu .
9. Điểm tụ
-Ta biết rằng các hàng gạch lát cũng nhƣ các cạnh bàn, cạnh ghế và lề
đƣờng, mép phố... đều có dạng song song, nhƣ khi nhìn thì tất cả đều thay
chiều đổi hƣớng. Nếu ta đặt một tấm kính ở trƣớc mặt và đồ lại các đƣờng đã
biến dạng đó rồi kéo dài thì thấy những đƣờng vốn song song với nhau đều trở
thành những đƣờng đồng quy.
-Tất cả những hiện tƣợng đồng quy về một điểm của những đƣờng thẳng
song song nhƣ đã nêu ở trên không phải diễn ra tuỳ tiện mà nó hoàn toàn lệ
thuộc vào mối quan hệ của chúng với mặt tranh và điểm nhìn. Quan hệ này
tạo cho mỗi đƣờng mỗi điểm riêng biệt, xác định hƣớng đi của nó trong phối
11



cảnh. Và cho dù có vô số đƣờng thẳng nhƣng nếu cùng một hƣớng đi vào
chiếu sâu thì đều quy tụ ở một điểm, điểm đó chính là điểm tụ. Vậy điểm tụ
chính là điểm đồng quy của những đƣờng thẳng cùng hƣớng trong phối cảnh.
Khi nói đến điểm tụ ta cần phân biệt các loại điểm tụ khác nhau:
-Điểm tụ chính (còn gọi là điểm chính) là điểm tụ của tất cả những đƣờng
đi vào chiều sâu theo hƣớng vuông góc với mặt tranh. (Điểm chính chỉ có một
và xuất hiện trong phối cảnh chính diện).
-Điểm tụ phụ: là điểm tụ của những đƣờng đi vao chiều sâu theo hƣớng
đâm xiên bất kỳ với mặt tranh (Điểm tụ phụ có nhiều và xuất hiện trong phối
cảnh góc).
-Điểm cự ly, tức điểm cách chính: cũng là một điểm tụ phụ, nhƣng đi vào
chiều sâu theo hƣớng xiên 45o với mặt tranh (trên mặt tranh nó nằm cách điểm
trong bằng khoảng cách từ mắt tới điểm trông). Nó có tác dụng tìm ra chiều
sâu của các hình vuông đi vào chiều sâu theo phối cảnh chính diện.
- Điểm tụ trên tầm mắt và điểm tụ dƣới tầm mắt: đó là những điểm tụ
không nằm ở đƣờng chân trời mà đƣợc đặt ở phía trên hoặc dƣới đƣờng này,
dùng cho những đƣờng đi vào chiều sâu nhƣng không song song với mặt đất
nhƣ là cao hơn hay thấp hơn với tầm mắt. Cả điểm tụ trên tấm mắt và điểm tụ
dƣới tầm mắt đều chiếu thẳng góc với điểm tụ tƣơng ứng ở đƣờng tầm mắt
(đấy là trƣờng hợp của những mái dốc, hƣớng chếch của những bậc thang lên
xuống).
Vị trí của điểm tụ
Về vị trí của điểm tụ có ba trƣờng hợp:
a. Đối với những đƣờng thuộc các mặt phẳng nằm ngang trong phối cảnh
thì điểm tụ bao giờ cũng nằm ở đƣờng chân trời, kể cả ở trên hay ở dƣới tầm
mắt.
b. Đối với những đƣờng xiên, không thuộc mặt phẳng, cũng không song
song với mặt tranh thì điểm tụ sẽ ở trên hoặc ở dƣới đƣờng chân trời (tuỳ theo
hƣớng xiên chạy ở trên hay trở xuống). Đối với những đƣờng song song với

mặt tranh không kể nằm, đứng
hay nghiêng thì điểm tụ ở vô tận hay nói một cách cụ thể là không biến
dạng và không có điểm tụ. Đó là trƣờng hợp của những đƣờng thẳng đứng,
đƣờng dàn mặt (song song với đáy tranh...)
Cách xác định điểm tụ
12


- Muốn tìm điểm tụ của một đƣờng, ta cần biết rõ hƣớng đi của nó trong
thực tế cùng vị trí tƣơng đối của nó với mắt và mặt tranh, khi ấy chỉ việc kẻ từ
điểm nhìn một tia song song với nó. Tia này xuyên qua mặt tranh ở đâu thì
đấy chính là điểm tụ cấn tìm
Điểm chính (điểm trông) kí hiệu P (ĐT).
- Điểm chính là hình chiếu của điểm nhìn trên mặt tranh.
- Điểm chính cũng là điểm tụ của những đƣờng thẳng song song thuộc các
mặt bằng có góc 90% với mặt tranh (còn gọi là những đƣờng chiếu mặt).
- Điểm chính là hình phối cảnh của tất cả các điểm trong khuôn gian, nằm
trên tia nhìn chính.
- Ngƣời ta áp dụng điểm chính để vẽ phối cảnh của các hình có đƣờng
chiếu mặt.
PHƢƠNG PHÁP VẼ PHỐI CẢNH HÌNH KHỐI VẬT THỂ
* Vẽ phối cảnh là thể hiện không gian trên mặt phẳng. Khi vẽ hình phối
cảnh, ta có thể vẽ trực tiếp trƣớc cảnh vật.
- Hoặc dựa vào đồ thức gọi là đồ thức hình học. Tức là vẽ của vật thể chƣa
biến dạng nhìn theo mặt bằng, mặt đứng, mặt nghiêng v.v… rồi áp dụng luật
xa gần để chuyển thành đồ thức phối cảnh.
- Có nhiều phƣơng pháp vẽ phối cảnh, nhƣng chủ yếu là dựa vào phép
chiếu xuyên tâm. Với phép chiếu này, ta có thể vẽ hình phối cảnh bằng cách
lập một đồ thức mặt bằng, rồi từ đồ thức mặt bằng đƣa ra phối cảnh.
- Trong khi vẽ phải dựa vào những yếu tố trong kết cấu của luật xa gần

nhƣ: Đƣờng tầm mắt, điểm chính, điểm cự lý và đáy tranh.
Để có thể tiến hành những bài vẽ phối cảnh ta hãy vẽ một số hình cơ bản
là hình vuông và hình lập phƣơng cùng với việc phân chia tỷ lệ trong hình
phối cảnh sau đó, ta sẽ đi vào những đối tƣợng khác trong không gian.
Vẽ phối cảnh hình vuông:
- Dựng đƣợc phối cảnh hình vuông, ta sẽ tạo đƣợc phối cảnh của nhiều
hình khác nhƣ hình tròn, sàn lát gạch vuông, xây dựng một khung nội thất
bằng những ô vuông để tiện xếp đặt và trang hoàng. Dựng phối cảnh hình tròn
trƣớc hết phải biết cách vẽ phối cảnh hình vuông ròi sau đó căn cứ vào một số
điểm chuẩn trên hình vuông đó để vẽ phối cảnh của hình tròn. Dựng phối cảnh
sàn lát gạch vuông hoặc xây dựng một khung nội thất mà sàn tƣờng và trần
đều là những lƣới ô vuông trên cơ sở đó mà bố trí và trang hoàng cho một đồ
13


án trang trí nội thất v.v… Có nhiều phƣơng pháp vẽ phối cảnh hình vuông.
Song đối với phƣơng pháp nào cũng đòi hỏi phải có những điều kiện sau đây:
- Vị trí của điểm nhìn.
- Khoảng cách chính.
- Vị trí của đƣờng chân trời so với mặt tranh.
- Kích thƣớc vị trí của hình vuông.
1. Vẽ phối cảnh chính diện
- Đây là trƣờng hợp phối cảnh chính diện, tức là cạnh chân của vật song
song với đáy tranh.
- Giả thiết trên đồ thức mặt bằng, ta có hình vuông ABCD đặt theo hƣớng
chính diện.
- Muốn đƣa hình vuông ABCD ra phối cảnh, trƣớc hết trên đồ thức mặt
bằng, ta kéo dài hai cạnh chiếu mặt AC và BD cho gặp mặt tranh tại các điểm
C và D và đặt các điểm này trên đát tranh trong hình phối cảnh.
- Ta tiếp tục kẻ đƣờng chéo góc CB và kéo dài đƣờng này cho gặp mặt

tranh tại điểm C1.
Khi đƣa ra phối cảnh những đƣờng xuất phát từ C và D là những đƣờng
chiếu mặt, tất yếu phải gặp nhau tại điểm chính (P). Đƣờng xuất phát từ C 1 là
đƣờng xiên 45% với mặt tranh phải đi vào điểm cự ly (ĐCL) (khoảng
- cách giữa điểm chính đến điểm cự ly gần 2 lần trở lên).
- Ta đã có những giao điểm tạo nên góc B và góc C của hình vuông. Từ B
và C, ta kẻ thẳng dàn mặt sang phải và sang trái để có những giao điểm tạo
nên góc A và góc D của hình vuông.
- Nhƣ vậy, ta đã vẽ xong hình vuông ABCD trong phối cảnh (xem hình
minh họa 17 c, 18a, b).
2. Vẽ phối cảnh góc
- Đây là trƣờng hợp phối cảnh góc, tức là cạnh chân của vật không song
song với đáy tranh.
- Giả thiết trên đồ thức mặt bằng, ta có hình vuông ABCD theo góc độ bất
kỳ với mặt tranh tức là không có cạnh nào song song với mặt tranh.
- Trên đồ thức mặt bằng, từ các góc của hình vuông, ta vạch những đƣờng
trục tỷ lệ dọc gặp mặt tranh tại các điểm A, B, C, D và cũng từ các góc của
hình vuông, ta kẻ những đƣờng dàn mặt, gọi là những đƣờng trục tỷ lệ ngang
đƣờng trục gặp tỷ lệ dọc chạy qua góc D, tạo nên điểm B1, A1, D, C1. Các
14


đoạn này chuyển sang mặt tranh để tạo ra các đƣờng chéo góc 45 độ với mặt
tranh. Rồi cũng các đoạn này, ta đặt vào đáy tranh trong hình phối cảnh.
- Khi đƣa ra phối cảnh, những đƣờng xuất phát từ A, C, B, D, là những
đƣờng chiếu mặt tất yếu phải đi vào điểm chính.
- Những đƣờng xuất phát từ C1, D, A1, B1 là những đƣờng chéo góc 45
độ với mặt tranh vẽ quy tụ tại điểm cự ly (ĐCL).
- Ta sẽ có những giao điểm giữa đƣờng chiếu mặt và từ những gia điểm
này, kẻ những đƣờng dàn mặt sang trái là tìm đƣợc đầy đủ các góc của hình

vuông trên các đƣờng chiếu mặt. Nối các góc với nhau, ta đã vẽ xong hình
vuông ABCD trong phối cảnh (xem hình 18c).
Trong trƣờng hợp giữ nguyên khoảng cách điểm cự ly đế phóng ta hình
vuông ABCD n lần, ta chỉ việc kéo dài PA, PC, PB, PD với khổ giấy cho
Phép phải sang trái sao cho D trùng với Dn
vẽ phối cảnh hình lập phƣơng:
- Khi quan sát một hình lập phƣơng, ta chỉ nhìn thấy từ một đến ba mặt
của nó. Khi đƣa vào phối cảnh, có thể chọn một trang hai dạng sau đây:
+ Phối cảnh chính diện Mặt chính của nó song song với mặt tranh và
không biến dạng.
+ Phối cảnh góc Các mặt của hình không song song với mặt tranh và đều
biến dạng.
Vẽ phối cảnh chính diện
Nhìn thấy một mặt: trong trƣờng hợp này là điểm chính nằm vào khoảng
giữa mặt chính của hộp. Ta cứ việc dựng phối cảnh theo những phƣơng pháp
đã học, sau đó bỏ mặt chính của hình đi thì sẽ đƣợc một hình lập phƣơng rỗng
gồm 5 mặt ở phía trong lòng nó. Giống nhƣ trƣờng hợp ta nhìn vào một căn
phòng.
Nhìn thấy hai mặt:
Nhìn thấy ba mặt:
Tầm mắt cao hơn và thấp
hơn là điểm chính lệnh về
một phía (xem hình minh
hoạ 20 a, b, c).
Vẽ phối cảnh góc
Trình tự tiến hành
15


Dựng một đồ thức mặt bằng (1) nhƣ trong hình vẽ. Sau khi điều kiện

cho đã đủ, ta gióng từ ABCD những đƣờng ABCD gióng xuống đáy tranh và
những đƣờng A1 B 1 C 1 D 1 vào một đƣờng dóng thẳng đứng ở đây dóng vào
Đ1.
Chuyển thành đồ thức phối cảnh (2).
- Đƣa số liệu từ (1) sang (2).
- Kẻ PA1, PB1, PC1,… đƣa DA, DB, DC, … sang (2) nhƣ trong hình vẽ.
- Tiếp tục công việc đã trình bày nhƣ trong đồ thức (2)
VẼ PHỐI CẢNH HÌNH TRÕN
Thông thƣờng, khi vẽ hình tròn, ngƣời ta dùng một dụng cụ gọi là com pa.
Nhƣng trong phối cảnh, khi hình tròn đƣợc đặt trên mặt phẳng không song
song với mặt tranh, sẽ biến dạng thành hình en- líp nên không thể dựa vào
com pa, mà phải dựa vào hình vuông để vẽ phối cảnh hình tròn nội tiếp trong
hình vuông đó. Phƣơng pháp phổ biến để vẽ phối cảnh là phƣơng pháp 8
điểm.
1. Phương pháp 8 điểm:
- Nhìn vào hình vẽ ta thấy rõ 8 điểm tiếp xúc của hình tròn với hình
vuông là: 4 tiếp điểm với cạnh và 4 tiếp với đƣờng chéo. Nếu xác định đƣợc 8
điểm đó trên một hình vuông, ta có thể đùng tay để vẽ một hình tròn không
cần com- pa.
- Áp dụng vào phối cảnh cách thức cũng nhƣ vậy chỉ khác là hình vuông
thƣờng đã biến thành hình vuông phối cảnh và
hình tròn cũng không còn là hình tròn thƣơng
mà có dạng e líp với tâm không ở chính giữa.
Trong 8 điểm:
- Các điểm 1, 2, 3, 4 dễ xác định.
- Các điểm 5, 6, 7, 8 khó tìm hơn, phải xác
định nhƣ sau:
- Ta vẽ hình vuông nhỏ HDEF có cạnh bằng
1/4 cạnh CD của hình vuông lớn. Đƣờng chéo
góc HF của hình vuông nhỏ HDEF là chiều dài

của đoạn OO cho ta xác định vị trí của điểm O
(và xác định nó bằng cách. Lấy điểm O làm tâm
quay nữa cung tròn có bán kính OE sẽ cắt CD
16


tại O).
- Rồi từ O hai biên điểm O, ta kẻ đƣờng song song với hai cạnh bên của
hình vuông lớn ABCD. Những giao điểm với các đƣờng chéo góc cho ta các
điểm 5, 6, 7, 8.
2. Vẽ phối cảnh hình tròn:
Sau khi xác định 8 điểm trong hình vuông để xây dựng hình tròn, ta có thể
vẽ phối cảnh hình tròn trong trƣờng hợp khác nhau
Hình tròn trên mặt phẳng nằm, dƣới hoặc nằm trên tầm mắt, điểm chính
có thể chính giữa hay sang bên.
Đây là trƣờng hợp của miệng giếng, miệng chai lọ, miệng cốc.
- Hình tròn càng gần tâm mắt, bề mặt càng hẹp lại. Nếu trùng với đƣờng
tâm mắt, nó sẽ suy biến thành một đƣờng thẳng.
- Những hình tròn trên và dƣới, nếu đƣợc nối với nhau bằng những đƣờng
thẳng đứng, sẽ trở thành những mặt đáy của mình hình trụ đứng
Hình tròn đặt trên mặt phẳng đứng, dƣới hoặc trên tầm mắt.
Đây là trƣờng hợp những bánh xe đang lăn trên đƣờng.
- Hình tròn càng gần điểm chính, bề mặt lại càng mỏng lại. Nếu điểm
chính đặt chính giữa, nó sẽ suy biến thành một đƣờng thẳng.
- Những hình tròn bên phải và bên trái, nếu đƣợc nối với nhau bằng những
đƣợc dàn mặt, sẽ trở thành những mặt đáy của hình trụ nằm (xem hình 22 c).
3. Áp dụng phối cảnh hình tròn:
- Phối cảnh hình tròn thƣờng thấy trong những trƣờng hợp nhƣ: Cái xô
múc nƣớc, giếng xây, cửa sổ tròn bên tƣờng hoặc bánh xe đang lăn, cửa tò
vò…

Vẽ những cửa sổ tò vò trong một hành lang đi vào chiều sâu theo hƣớng
đâm dọc (hƣớng 900 với mặt tranh).
Cửa tò vò là sự phối hợp của nửa hình tròn đặt trên hình chữ nhật đứng.
Trong trƣờng hợp này, các vòm cửa trong chiều sâu của hành lang chỉ thay
đổi về tỷ lệ vẫn giữ nguyên dạng là nữa hình tròn. Đó là những nửa hình tròn
không đồng tâm (xem hình 23 d).
VẼ PHỐI CẢNH BÓNG NGÃ
Các loại bóng sử dụng trong vẽ phối cảnh bóng ngã:
17


- Tất cả những vật thê đặt dƣới ánh sáng mặt trời hay ánh sáng đèn (hoặc
nến) đều phải chịu ảnh hƣởng của ánh sáng.
- Ánh sáng chiếu vào một vật thể, tạo cho vật thể hai thứ bóng là: Bóng
chính và bóng ngã.
Bóng chính: Là bóng nằm trên những bề mặt cua vật thể không trực tiếp
với ánh sáng (phần tối).
Bóng ngã: Là bóng tối của vật thể hắt xuống mặt đất, mặt bàn hoặc hắt
sang vật thể khác.
- Cũng nhƣ bóng nƣớc, bóng ngả có những hình thái cụ thể phản ánh tính
chất và hình dáng của vật thể.
Hình thái của bóng ngả đƣợc tạo nên bởi hai yếu tố:
+ Vị trí của nguồn sáng.
+ Hƣớng đi của tia sáng toả ra, chiếu thẳng vào các bề mặt và các cạnh
của vật thể.
- Khi vẽ phối cảnh bóng ngả, ta cần chú ý vào nguồn sáng để xác định
hình trái của bóng ngả.
- Nguồn sáng có hai loại:
- Ánh sáng tự nhiên của mặt trời.
- Ánh sáng nhân tạo của đèn

điện, đèn dầu hay nến.
- Phân biệt các trƣờng hợp bóng
ngã:
- Trong việc vẽ phối cảnh bóng
ngả, ta cần phân biệt bốn trƣờng hợp
:
- khác nhau, trong đó có ba trƣờng hợp ánh sáng mặt trời và một trƣờng
hợp ánh sáng đèn (hay nến). Đó là:
Những tia sáng mặt trời chiếu theo mặt phẳng song hành với mặt tranh.
Mặt trời (tức nguồn sáng) có thể bên phải hoặc bên trái ta.
- Mặt trời ở nƣớc ta, bên kia tột cùng mặt tranh, bên kia vật thể (trƣờng
hợp tái sang).
Mặt trời ở sau lƣng ta, phía trƣớc mặt tranh.
ánh sáng đèn, tỏa ra bốn phía trên vật thể, trong mặt tranh.
18


Phƣơng pháp vẽ vẽ phối cảnh ngang sáng:
Những tia sáng mặt trời chiếu theo mặt phẳng song hành với mặt tranh.
- Trong trƣờng hợp này, mặt trời (tức nguồn sáng) có thể bên phải hoặc
bên trái ta, làm cho bóng ngả của vật thể hắt sang bên trái hoặc bên phải.
- Căn cứ vào hình vẽ sau đây, ta thấy: Những đƣờng song hành của tia
nắng chiếu vào các cạnh của vật thể và chiếu thẳng xuống mặt bằng (có thể là
mặt đất, mặt bàn, mặt nƣớc…) gặp những đƣờng tụ và những đƣờng bình
hành, tạo nên các điểm A, C, D và tạo nên hình thái của bóng ngả.
- Cần chú ý trƣờng hợp này, những tia sáng vẫn song song nên không có
điểm tụ Phƣơng pháp vẽ phối cảnh của trƣờng hợp thuận sáng
- Trong trƣờng hợp này mặt trời ở sau lƣng chúng ta. Vật thể đƣợc chiếu
sáng và bóng ngã về phía trƣớc
Phƣơng pháp vẽ phối cảnh ngƣợc sáng

Mặt trời ở trƣớc mắt ta, bên kia tột cùng của mặt tranh, bên kia vật thể
(trƣờng hợp trái sáng).
- Trong trƣờng hợp này, mặt trời ở trƣớc mắt ta, làm cho bóng cả của vật
thể hắt về phía ta. Vật thể bị tối gần hết, thƣờng gọi là trái sáng (nghịch
quang).
- Cần chú ý: Lúc này các tia sáng mặt trời không song song mà trở thành
đồng quy vào một điểm tụ là nguồn sáng S tức là mặt trời. Điểm S thực chất là
điểm tụ trên tầm mắt của các tia sáng.
- Nếu chiếu thẳng góc nguồn sáng S xuống đƣờng tầm mắt, ta có điểm S
cũng là điểm chân của nguồn sáng S trên cùng mặt bằng.
- Ta có hai đƣờng SA và S’A’, hai đƣờng này kéo dài và gặp nhau tại
điểm A1. Kết quả có A’A1 Là bóng ngã trên mặt bằng của cạnh đứng A
A’của vật thể.
- Ta tiếp tục các góc này với các góc khác của vật thể nhƣ B, C ta sẽ hoàn
thành hình vẽ theo đúng hình thể của nó.
VẼ PHỐI CẢNH BÓNG NƢỚC
1. Vật sát mép nước
- Trong trƣờng hợp này mặt đất và mép nƣớc ngang nhau
- Cột AB có điểm chân là B là điểm chân trên mặt đất, đồng thời là điểm
chân trên mặt nƣớc.
Bóng nƣớc của cột AB là AB’ bằng AB (AB’=AB ).
19


2. Trường hợp vật thể cách mép nước
-Trong trƣờng hợp này, việc tìm chân của cột trên mặt nƣớc là B’có phức
tạp hơn
- Cách tìm nhƣ sau:
-Từ điểm B (tức là cột chân của mặt đất) ta kẻ đƣờng thẳng trên mặt đất
thẳng góc (theo phối cảnh) với cạnh bờ đất theo hình bình hành hoặc theo

hƣớng di vào chiều sâu rồi tiếp tục kẻ đƣờng thẳng đứng theo bề dày của mặt
bờ đất và kẻ đƣờng trên mặt nƣớc trả lại cột AB’kéo dài oẻ điểm B’chính là
điểm chân cột của AB trên mặt nƣớc
Cũng nhƣ trƣờng hợp trên bóng nƣớc của cột AB là A’B’ bằng AB’.
VẼ PHỐI CẢNH ĐẬM NHẠT
- Không gian sẽ tạo cho chúng ta một khoảng cách xa hoặc gần tuỳ cách
nhìn giữa điểm nhìn và điểm đến. khi một vật thể là đối tƣợng quan sát của
chúng ta nó có tỷ lệ thay đổi lớn, bé, đậm, nhạt là nó đã phụ thuộc vào
khoảng cách.
-Vì vậy: trong các phƣơng pháp phối cảnh chúng ta đã đƣợc học nhƣ;
điểm nhìn, điểm tụ đƣờng chân trời ...vv chúng ta vận dụng để thể hiện trong
việc vẽ phối cảnh đậm nhạt này.
- Vật càng gần ta thì màu sắc ánh sáng hình khối càng rỏ nếu càng xa thì
ngƣợc lại
- Ví dụ: khi chúng ta vẽ một đoàn tàu hay một con dƣờng, một cây cầu,
một cánh đồng thì những yếu tố xa gần, đậm nhạt sẽ dễ nhận thấy .
VẼ PHỐI CẢNH NGƢỜI GẦN VÀ XA TRONG KHÔNG GIAN
- Xác định vị trí của đƣờng chân trời
- Xác định vị trí của điểm tụ
- Xác định vị trí của nhân vật
THỰC HÀNH
- Vẽ phối cảnh một phong cảnh có ngƣời và vật
- Thể hiện trên gấy Rô ky
- Kích thƣớc 30 x 20cm

20


GIẢI PHẪU TẠO HÌNH
----------*******---------KHÁI QUÁT VỀ TỶ LỆ CƠ THỂ NGƢỜI VIỆT NAM

Con ngƣời đều có những dáng vẻ, đặc điểm khác nhau do hoàn cảnh địa
lý, hoàn cảnh xã hội. Ngay trong cùng một dân tộc, một họ hàng cũng rất
hiếm có những ngƣời giống nhau, do đó tỷ lệ con ngƣời không thể tính bằng
công thức hay định luật nào đƣợc. Nhƣng dù mỗi ngƣời có một nét riêng về
hình dáng, cấu trúc của cơ thể thì ngƣời ta vẫn có thể xác định một cách khái
quát với những ƣớc tính tƣơng đối chính xác về tỷ lệ.
Trong giải phẫu tạo hình, tính khoa học của việc xác định tỷ lệ cơ thể con
ngƣời dựa trên phƣơng pháp đo so sánh giữa các bộ phận.
Lấy đơn vị đầu ngƣời làm đơn vị đo, từ đó so sánh với tất cả các bộ phận
trên cơ thể. Một cơ thể đƣợc xem nhƣ là lý tƣởng là phải có một tỷ lệ hài hoà,
thời Hy Lạp tỷ lệ ngƣời trƣởng thành có chiều cao 8 đầu là một tỷ lệ biểu thị
vẻ đẹp của cơ thể ngƣời và tỷ lệ này cũng áp dụng cho nghệ thuật tạo hình.
Nhƣ vậy ngƣời ta cũng đã tìm ra một tỷ lệ “Vàng” cho việc xây dựng cơ
thể ngƣời tạo nên vẻ đẹp trong nghệ thuật tạo hình nói chung và hội họa nói
riêng. Đã có rất nhiều tác phẩm thể hiện mà tên tuổi của tác giả cũng nhƣ tác
phẩm đã sống mãi với nền nghệ thuật thế giới.
Ngƣời Việt Nam tỷ lệ đẹp đƣợc xem nhƣ là tỷ lệ có chiều cao trên dƣới
7,5 đầu, trong nghệ thuật tạo hình các hoạ sỹ đã áp dụng tỷ lệ đó cho cả ngƣời
nam và ngƣời nữ.
TỶ LỆ ĐÀN ÔNG TRƢỞNG THÀNH
Với cách lấy tỷ lệ trên đây, tỷ lệ toàn thân ngƣời Việt Nam đƣợc tính theo
tỷ lệ 7,5 đầu và chia theo các vị trí bộ phận nhƣ sau:

21


Thân:
Phần thân kể cả đầu đo đƣợc 4
đầu:
Nhìn từ mặt trƣớc

- Đầu thứ 1: từ đỉnh đầu đến cằm
- Đầu thứ 2: từ cằm đến núm vú
- Đầu thứ 3: từ núm vú đến
khoảng rốn
- Đầu thứ 4: từ khoảng rốn đến
hết bộ phận sinh dục
Nhìn từ mặt sau
- Đầu thứ 1: từ đỉnh đầu đến
ngang gáy
- Đầu thứ 2: từ ngang gáy đến
góc xƣơng vai
- Đầu thứ 3: từ góc xƣơng vai đến cạnh trên mông
- Đầu thứ 4: từ cạnh trên mông đến ngấn mông
Chân:
Chiều cao chân từ ngấn bẹn đến hết chân đo đƣợc 4 đầu
Nhìn từ mặt trƣớc
- Đầu thứ 1:
- Đầu thứ 2:
từ khớp gối đến ngấn bẹn
- Đầu thứ 3:
- Đầu thứ 4:
còn lại
Tay:
Phần tay từ mõm cùng vai đến đầu ngón tay giữa dài khoảng hơn 3 đầu
- Đầu thứ 1: cổ tay đến đầu ngón tay
- Đầu thứ 2: cổ tay đến khuỷu tay
- Đầu thứ 3: khuỷu tay đến gần mõm cùng vai
22



còn lại gần 1/2 đầu

Vai:
Chiều ngang vai 2
đầu
Hông:
Chiều ngang hông
trên dƣới 1,5 đầu
 Đƣờng nét thể hiện
cơ thể ngƣời nam trƣởng
thành có phần góc cạnh,
các khối cơ lộ rõ tạo nên
sự khoẻ khoắn, vững chắc.
Thân đƣợc qui vào hình
thang cân, là phần rộng
nhất của toàn thân nam khi
nhìn chính diện.

23


TỶ LỆ PHỤ NỮ
Về cơ bản tỷ lệ của phụ nữ nhƣ tỷ lệ ngƣời nam, đƣợc tính theo đơn vị đầu
với tỷ lệ chiều cao toàn thân là 7,5 đầu.
Phần thân phụ nữ đƣợc
qui vào hình chữ nhật
đứng, nhƣ vậy bề ngang
vai của phụ nữ rộng
khoảng trên dƣới 1,5
đầu. Bề ngang rộng nhất

của phụ nữ là bề ngang
mông, đó là sự khác
nhau cơ bản về tỷ lệ
ngƣời nam trƣởng thành
và phụ nữ. ngoài ra
đƣờng nét biểu hiện cơ
thể của phụ nữ cũng
mềm mại, ít góc cạnh
hơn, khối hình thƣờng
không biểu hiện các cơ
bắp nhƣ ở ngƣời nam.
TỶ LỆ TRẺ EM
Với sự phát triển tự
nhiên, trẻ em càng ít tuổi thì tỷ lệ toàn thân càng ít đầu, nhƣ vậy càng nhỏ trẻ
em có phần đầu càng lớn hơn so với thân và tay, chân.
Khái quát tỷ lệ đó nhƣ sau:
- Sơ sinh: 3,5 đầu
- 1 tuổi: 4 đầu
- 4 tuổi: 5 đầu
- 9 tuổi: 6 đầu
- Thanh niên: 7 đến 7,5 đầu

24


TỶ LỆ MẶT NGƢỜI
Tỷ lệ mặt ngƣời đƣợc tính theo đơn vị con mắt làm đơn vị chuẩn để so
sánh và tính theo cách tính nhƣ sau:
*Đƣờng phân đôi theo bề dọc mặt ngƣời là vị trí của con mắt.
*Mặt đƣợc chia làm 3 phần bằng nhau nhƣ sau:

Từ chân tóc đến lông mày
Từ lông mày đến chân mũi
Từ chân mũi đến cằm
+ Bề ngang của một con mắt bằng khoảng cách giữa 2 con mắt
+ Bề ngang của mũi rộng hơn bề ngang con mắt
+ Bề rộng của miệng rộng hơn bề ngang của mũi
Bề ngang của mặt bằng từ chân tóc đến chân mũi (không kể 2 tai)
Vị trí 2 tai nằm trong khoảng từ chân mày đến mũi
Tỷ lệ mặt trẻ em có đặc điểm khác với tỷ lệ mặt ngƣời lớn bởi phần sọ trẻ
em thƣờng lớn hơn phần mặt. So với đƣờng phân đôi mặt thì vị trí của mắt
nằm dƣới 1 chút, do vậy khoảng cách giữa mắt và lông mày rộng hơn và khi
càng lớn vị trí của mắt càng về vị trí đƣờng phân đôi.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×