Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Bài giảng hoạt động xã hội của đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.74 KB, 59 trang )

Tr-êng ®¹i häc Qu¶ng B×nh
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QP
--------  ---------

GIÁO TRÌNH
(Lƣu hành nội bộ)

HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA ĐỘI TNTP
HỒ CHÍ MINH
(Dành cho sinh viên chuyên ngành Công tác Đội hệ cao đẳng)

Tác giả: GVC.TS TRẦN THỦY
Năm 2017

1


MỤC LỤC
BÀI 1. HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO, TỪ THIỆN............................................... 5
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦAĐỘI
TNTP HỒ CHÍ MINH ........................................................................................ 5
1.1.1 Hoạt động xã hội của Đội TNTP Hồ Chí Minh .................................... 5
1.1.2. Truyền thống nhân đạo từ thịên của đội TNTP Hồ Chí Minh. ............. 6
1.2 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NHẬN ĐẠO TỪ THIỆN CỦA HOẠT ĐỘNG
XÃ HỘI CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH ........................................................ 7
1.2.1 Hoạt động quyên góp từ thiện ................................................................ 7
1.2.2. Hoạt động giúp bạn nghèo vƣợt khó ................................................... 10
1.2.3. Phong trào Trần Quốc Toản ................................................................ 11
1.3 THỰC HÀNH ............................................................................................. 16
BÀI 2. HOẠT ĐỘNG CÔNG ÍCH CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH ............ 17
2.1 KẾ HOẠCH NHỎ CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH ............................... 17


2.1. 1. Xuất xứ và kết quả của phong trào kế hoạch nhỏ của Đội trƣớc đây 17
2.1.2. Kế hoạch nhỏ của Đội TNTP Hồ Chí Minh hiện nay ......................... 18
2.1.3 Chỉ đạo phong trào kế hoạch nhỏ của Đội TNTP Hồ Chí Minh. ........ 20
2.1.4. Hƣớng dẫn các Chi đội, Phân đội và từng đội viên làm kế hoạch nhỏ
....................................................................................................................... 21
2.2 HỢP TÁC XÃ MĂNG NON ...................................................................... 22
2.2.1 Xuất xứ phong trào hợp tác xã Măng non............................................ 22
2.2.2. Hợp tác xã Măng non của Đội TNTP Hồ Chí Minh hiện nay ............ 23
2.2.3 Các hoạt động kết hợp với các cấp chính quyền .................................. 23
2.3 THỰC HÀNH MẪU QUY TRÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC,
THỰC HIỆN MỘT CÔNG TRÌNH MĂNG NON........................................... 24
2.3.1 Mục đích, ý nghĩa của việc làm công trình Măng non......................... 24
2.3.2 Nội dung công trình Măng non ............................................................ 24
2.3.3 Quy mô và các biện pháp tổ chức, thực hiện công trình ...................... 24
2.4 THỰC HÀNH ............................................................................................. 25
CHƢƠNG 3. HOẠT ĐỘNG TẠI NHÀ THIẾU NHI, CÂU LẠC BỘ THIẾU
NHI, ĐIỂM VUI CHƠI THIẾU NHI ................................................................ 26
3.1 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG.................................................. 26
3.1.1. Là nơi các em đến vui chơi, giải trí..................................................... 26
3.1.2. Nhằm củng cố, bổ sung và nâng cao kiến thức................................... 26
3.1.3. Nơi bồi dƣỡng và phát hiện các tài năng, năng khiếu tuổi thơ ........... 27
3.2 NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG .......................................... 27
3.2.1. Hoạt động quần chúng ........................................................................ 27
3.2.2 Hoạt động chuyên sâu .......................................................................... 28
3.2.3 Các lớp huấn luyện chuyên môn .......................................................... 28
3.3 TỔ CHỨC VÀ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG .............................................. 29
3.3.1 Tổ chức quy mô nhỏ ............................................................................ 29
3.3.2 Theo quy mô vừa.................................................................................. 29
3.3.3 Quy mô lớn ........................................................................................... 30
3.3.4 Công tác tổ chức và chỉ đạo hoạt động ................................................ 30

3.4 PHƢƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG ................................................................ 32
2


3.4.1 Củng cố và nâng cao chất lƣợng hoạt động Đội .................................. 32
3.4.2 Xây dựng tổ chức Đội và phong trào thiếu nhi .................................... 33
3.4.3. Các hoạt động xã hội của Đội ............................................................. 33
3.5. THỰC HÀNH ............................................................................................ 34
CHƢƠNG 4. HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ............................................. 35
4.1 KHÁI QUÁT CHUNG ............................................................................... 35
4.2 VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ........... 35
4.2.1 Vai trò ................................................................................................... 35
4.2.2. Tác dụng ............................................................................................. 35
4.3 CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN THÔNG ..................................................... 36
4.3.1 Báo thiếu nhi ........................................................................................ 36
4.3.2 Sách thiếu nhi ....................................................................................... 37
4.3.3 Phát thanh, truyền hình thiếu nhi ......................................................... 37
4.3.4 Đội tuyên truyền măng non .................................................................. 38
4.4 CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ................................................ 38
4.4.1 Báo tƣờng thiếu nhi .............................................................................. 38
4.4.2. Hƣớng dẫn tổ chức hoạt động đội tuyên truyền măng non ................. 43
4.5 THỰC HÀNH ............................................................................................. 45
CHƢƠNG 5. HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ, CHỦ ĐIỂM ....................................... 46
CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH ..................................................................... 46
5.1 Ý NGHĨA, TÁC DỤNG ............................................................................. 46
5.1.1 Ý nghĩa ................................................................................................. 46
5.1.2 Tác dụng ............................................................................................... 46
5.2 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG ........................................................................ 46
5.2.1 Hoạt động chủ đề của Đội TNTP Hồ Chí Minh .................................. 46
5.2.2 Tổ chức "lễ phát động chủ đề" của Đội TNTP Hồ Chí Minh .............. 48

5.2.3 Các hoạt động chủ điểm hàng tháng của Đội....................................... 49
5.3 THỰC HÀNH MẪU MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG .......................................... 55
5.3.1. Quy trình tổ chức hoạt động chủ đề, chủ điểm ................................... 55
5.3.2. Biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ....... 56
5.4 THỰC HÀNH ............................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 59

3


LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình Hoạt động xã hội của Đội TNTP Hồ Chí Minh là môn học thuộc
kiến thức chuyên ngành, chuyên nghiên cứu về các hoạt động có tính chất xã hội
của học sinh trung học cơ sở dành cho sinh viên hệ cao đẳng chuyên ngành Công
tác Đội trong các trƣờng Đại học có đào tạo giáo viên, Giáo trình đƣợc biên soạn
dựa trên chƣơng trình chi tiết môn học của Trƣờng đại học Quảng Bình. Mục
đích nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức về hoạt động nhân đạo- từ
thiện, hoạt động công ích; hoạt động tại các địa điểm vui chơi dành cho trẻ; câu
lạc bộ truyền thông; hoạt động chủ đề chủ điểm của Đội TNTP Hồ Chí Minh để
hình thành năng lực hoạt động xã hội cho học sinh.
.Cấu trúc của Giáo trình “Hoạt động xã hội của Đội TNTP Hồ Chí Minh”
đƣợc chia thành 05 chƣơng, bao gồm:
Chương 1: Hoạt động nhân đạo, từ thiện
Chương 2: Hoạt động công ích của Đội TNTP Hồ chí Minh
Chương 3: Hoạt động tại nhà thiếu nhi, câu lạc bộ, điểm vui chơi
Chương 4: Hoạt động truyền thông
Chương 5: Hoạt động chủ đề - chủ điểm của Đội TNTP Hồ chí Minh
Quá trình biên soạn cuốn giáo trình này đã tham khảo nhiều cuốn sách,
giáo trình của các tác giả có uy tín trong nƣớc và giúp đỡ của các giảng viên Bộ
môn Giáo dục thể chất trƣờng Đại học Quảng Bình, nhƣng chắc chắn rằng không

thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, chúng tôi mong nhận đƣợc những ý
kiến đóng góp quý báu của đồng nghiệp và bạn đọc.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo trƣờng Đại học Quảng Bình,
lãnh đạo Khoa Giáo dục thể chất – Quốc phòng và đồng nghiệp đã tạo điều kiện
giúp đỡ hoàn thành cuốn Giáo trình này.
TS. TRẦN THỦY

4


BÀI 1. HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO, TỪ THIỆN
(3 tiết LT; 04 tiết TH)
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦAĐỘI
TNTP HỒ CHÍ MINH
1.1.1 Hoạt động xã hội của Đội TNTP Hồ Chí Minh
1.1.1.1 Xã hội là gì?
- Theo nghĩa rộng: xã hội là tổng thể của những mối quan hệ giữa ngƣời với
ngƣời đựợc hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động cùng nhau.
- Theo nghĩa hẹp: xã hội là khái niệm dùng để chỉ một kiểu xã hội nhất định,
hoặc một khu vực hay một quốc gia riêng lẽ (chẳng hạn nhƣ: Xã hội tƣ bản, xã hội
phƣơng tây, xã hội xã hội chủ nghĩa...)
1.1.1.2 Thế nào là hoạt động xã hội?
Hoạt động xã hội là hoạt động của những con ngƣời nhằm giải quyết những
vấn đề này sinh trong xã hội góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Ví dụ : ….(thảo luận)
1.1.1.3 Hoạt động xã hội của Đội TNTP Hồ Chí Minh
Hoạt động xã hội của Đội TNTP Hồ Chí Minh là những hoạt động đƣợc tổ
chức nhằm xây dựng tình cảm tốt đẹp cho đội viên TNTP nhằm nâng cao lòng yêu
nƣớc, yêu Chủ nghĩa xã hội tự
Giáo dục truyền thống bất khuất, kiên cƣờng song giàu lòng nhân ái của dân

tộc biết ơn các anh hùng liệt sỹ, các cá nhân, gia đình có công với nƣớc phát huy
lòng vị tha nhân ái, tích cực của thiếu niên nhi đồng.
Hoạt động của Đội còn thể hiện tính hiếu học, truyền thống yêu thƣơng giúp
đỡ lẫn nhau "lá lành đùm lá rách", ý thức xã hội đựơc rèn luyện một cách thực tế
thông qua các phong trào lớn của đội.
1.1.1.4. Đặc trưng biểu hiện cơ bản của các hoạt động xã hội
- Tổ chức kỷ niệm các ngày truyền thống của dân tộc với các hình thức sinh
hoạt truyền thống hoặc sinh hoạt chủ đề để đội viên, thiếu niên hiểu và ghi nhớ các
ngày lễ lớn đó.
- Tổ chức đợt sinh hoạt thực tế tham quan bảo tàng cách mạng, các Di tích
lịch sử, cá danh lam thắng cảnh của đất nƣớc nhằm giúp đội viên liên hệ những bài
học lịch sử sát với thực tiễn xã hội.

5


- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống cách mạng của đất nƣớc ở
nhiều cấp độ khác nhau tạo cho đội viên hiểu sâu hơn các nhân vật lịch sử gắn chặt
với sự phát trển của xã hội Việt Nam và thế giới.
- Tổ chức các hoạt động gắn với các phong trào "đền ơn đáp nghĩa", "uống
nƣớc nhớ nguồn" thông qua việc sƣu tầm lịch sử truyền thống của địa phƣơng, các
hoạt động nhƣ "đi tìm địa chỉ đỏ", thăm hỏi các chiến sỹ lão thành Cách mạng, thăm
hỏi giúp đỡ các gia đình thƣơng binh liệt sỹ, hoạt động "áo lụa tặng bà" với việc
chăm sóc các bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Tổ chức chăm sóc bảo vệ các di tích lịch sử và cách mạng, chăm sóc Nghiã
trang liệt sỹ nhằm rèn luyện ý thức tôn trọng và thể hiện lòng biết ơn với các thế hệ
cha anh.
- Tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện từ quyên góp ủng hộ đồng bào,
bạn bè bị thiên tai, lũ lụt, giúp đỡ các gia đình bị neo đơn, không nơi nƣơng tựa,
giứp đỡ trẻ em bị tật nguyền, trẻ em lang thang.

- Tổ chức hình thức đọc báo, đọc truyện, kể chuyện về những tấm gƣơng hiếu
học trong truyền thống và hiện tại để tạo sức bật trong học tập và rèn luyện. Sƣu tầm
các tấm gƣơng điển hình của các danh nhân ở địa phƣơng, ở trong các nƣớc cho các
em noi theo.
Đây là các hoạt động mang tính xã hội sâu đậm nhằm tạo cho các em đựơc
góp sức nhỏ của mình vào công cuộc xây dựng đất nƣớc giàu đẹp
1.1.2. Truyền thống nhân đạo từ thịên của đội TNTP Hồ Chí Minh.
1.1.2.1 Khái quát
Nhân dân ta từ xƣa đã có truyền thống: "Thương người như thể thương thân",
"lá lành đùm lá rách", "hàng xóm tối lửa tắt đèn", "Bầu ơi thương lấy Bí cùng"...,
những vấn đề nêu trên là nét đẹp nhân đạo từ thiện của ngƣời Việt Nam, cùng trong
những lúc gian khổ thì truyền thống này càng đƣợc nêu cao.
1.1.2.2. Đặc điểm
Là hoạt động thƣờng xuyên tổ chức nhằm thu hút thiếu nhi cả nƣớc tham gia,
thông qua hoạt động này nhằm giáo dục thiếu nhi nêu cao truyền thống "yêu nƣớc
thƣơng nòi""lá lành đùm lá rách", nhất là ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bất
hạnh.
Hoạt động này không chỉ giới hạn phạm vi cả nƣớc mà còn mở rộng ra phạm
vi Quốc tế đƣợc nhiều nƣớc ủng hộ và tham gia tích cực

6


Các hoạt động "Uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây", "đền
ơn đáp nghĩa" là trƣyền thống lâu đời của dân tộc ta đƣợc thể hiện với nhiều hình
thức khác nhau. Cụ thể:
- Trong gia đình, dòng họ (thờ cúng tổ tiên)
- Ngoài xã hội (lập đền thờ, bia tƣởng niệm, dựng bia, tƣởng nhớ những
ngƣời có công xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc).
- Các hoạt động tuyên dƣơng công trạng, khen thƣởng, phong tặng danh hịêu

quý báu đối với những ngƣời công với nƣớc, với sự nghiệp phát triển kinh tế xã
hội... cũng nhƣ thƣờng xuyên, thể hiện truyền thống"ăn quả nhớ ngƣời trồng cây"
của dân tộc ta.
1.1.2.3. Tính giáo dục:
Hoạt động này đã đƣợc Đội TNTP Hồ Chí Minh thƣờng xuyên tổ chức, thu
hút đông đảo thiếu nhi tham gia.
Hoạt động này đã đem lại kết quả giáo dục thiếu nhi rất lớn, nó có ý nghĩa
chính trị - xã hội sâu sắc.
Đối tƣợng giúp đỡ là các bạn thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vƣợt
khó, vƣợt lên học giỏi, công tác đội tốt, các trẻ em mồ côi,tàn tật lang thang cơ nhở.
1.1.2.4. Nội dung hoạt động
Tặng quà các gia đình thƣơng binh, liệt sỹ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các
bạn nhỏ ở vùng thiên tai, lũ lụt, các bạn nhỏ Quốc tế có hoàn cảnh khó khăn....
1.2 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NHẬN ĐẠO TỪ THIỆN CỦA HOẠT ĐỘNG
XÃ HỘI CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
1.2.1 Hoạt động quyên góp từ thiện
1.2.1.1 Nguồn gốc và bản chất của quyên góp từ thiện
* Nguồn gốc:
Hoạt động xã hội quên góp để hỗ trợ ngƣời khác có nguồn gốc từ truyền
thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam. Tức là tất cả các dân tộc trên mãnh đất Việt
đều từ một gốc rễ cội nguồn, đều là con cháu Lạc Hồng, đều là đồng bào nên nhất
thiết phải đùm bọc lẫn nhau.
Tục ngữ đã lƣu truyền tinh thần "Thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân" Lá lành
đùm lá rách..." Con ngƣời Việt Nam cũng rất hiểu giá trị của sự giúp đỡ tƣơng trợ đã
đúc kết lại thành câu "một miếng khi đói bằng một gói khi no".
* Bản chất:
7


- Nền kinh thế thị trƣờng đang phát triển đã mạng lại nhiều cơ hội và lợi ích

kinh tế mới cho nhiều gia đình, nhƣng kéo theo nhiều sức ép và thách thức mới.
- Những gia đình bị tổn thƣơng nếu gạt ra ngoài lề xã hội và rơi vào cộng
đồng nghèo thì càng nghèo thêm, vì họ chƣa đựơc hƣởng lợi ích gì từ lợi ích phát
triển của xã hội. Thậm chí còn bị ảnh hƣởng tiêu cực, nên càng khó tự bảo vệ và
thích ứng với các thay đổi của xã hội.
+ Thí dụ trong khi hiện nay gia đình đựơc coi là một đơn vị sản xuất cơ bản
đựơc mở rộng ra, làm tăng tính tự chủ đồng thời làm tăng lên khối lƣợng công việc.
Sự xoá bỏ chế độ bao cấp và sự gia tăng các chi phí về giáo dục chăm sóc sức khoẻ
trẻ em, dịch vụ xã hội khác đã làm căng thẳng nền kinh tế gia đình. từ đó làm ảnh
hƣởng đến khả năng của cha mẹ trong việc bảo đảm các nhu cầu cơ bản của con cái
về giáo dục, sức khoẽ dinh dƣõng, nơi ăn chốn ở, về chăm sóc thể chất và tình cảm.
Đặc biệt là khi có thiên tai, lũ lụt có nhiều ngƣời cần đựơc quan tâm cứu giúp thì
nhu cầu tổ chức hoạt động quyên góp từ thiện đựơc mở rộng ra tới mọi tầng lớp và
Hoạt động xã hội của Đội TNTP Hồ Chí Minh đã hƣởng ứng tham gia hoạt động
quyên góp từ thiện nhân đạo một cách có hiệu quả cao.
1.2.1.2 Hoạt động quyên góp từ thiện của đội hiện nay
Hiện nay hoạt động quyên góp từ thiện đựoc tổ chức tại các cơ sở liên, chi dội
không mang tính chất thƣờng xuyên và đồng đều do nhiều lý do. Bao trùm nhất là
đặc điểm kinh tế xã hội nên rất khó có các hoạt động lao động sản xuất phù hợp với
thiếu nhi để các em có nguồn thu và thiếu nhi không tự quản lý về tiền nong. Những
buổi quyên góp của thiếu nhi về giá trị vật chất tƣơng đối hạn chế. Tuy vậy, nhiều
cuộc vận động và đã tổ chức tốt, đã mang lại hiệu quả rất lớn.
Theo báo cáo của Hội đồng Đội Trung ƣơng, Ngày 15/8/2016 tại Hà Nội, Hội
đồng Đội Trung ƣơng tổ chức kỳ họp thứ VIII, khóa VII đánh giá tổng kết công tác
Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2015 – 2016, đề ra các hoạt động trọng tâm
năm học 2016 – 2017. Năm học 2015 - 2016, công tác Đội và phong trào thiếu nhi
cả nƣớc đã đƣợc các cơ sở Đội triển khai với nhiều cách làm sáng tạo, đổi mới và
đạt đƣợc những kết quả tích cực, đƣợc cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội
ghi nhận. Các phong trào, chƣơng trình, hoạt động của Đội đƣợc đông đảo thiếu nhi
hƣởng ứng, nhiều phong trào có sức sống lâu bền, đã đƣợc cải tiến, triển khai theo

hình thức mới. Nổi bật là :
- Phong trào “Em yêu lịch sử Việt Nam” đƣợc đẩy mạnh thông qua các hoạt
động giáo dục thiếu nhi về lịch sử, truyền thống hào hùng của dân tộc.
- Phong trào “Kế hoạch nhỏ” đã tập trung xây dựng công trình măng non; tổ
chức kết nghĩa, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập cho thiếu nhi miền núi, vùng
sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, khu vực khó khăn.
8


- Chủ trƣơng xây dựng 75 ngôi nhà Khăn Quàng đỏ hỗ trợ các em thiếu nhi
có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn đã đƣợc cơ sở hƣởng ứng tính đến nay đã có 36 đơn
vị hoàn thành hồ sơ với 82 ngôi nhà Khăn Quàng đỏ với tổng trị giá gần 6 tỷ đồng.
Các tỉnh còn lại đã khởi công và hoàn thành trong năm 2016.
- Cùng với đó, Cuộc vận động “Giúp bạn tới trƣờng, hƣớng tới tƣơng lai”
đƣợc tập trung triển khai với các hoạt động cụ thể nhƣ huy động nguồn lực chăm lo,
giúp đỡ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn đƣợc đến trƣờng, không bỏ học, rà soát học
sinh bỏ học tại địa phƣơng, gặp gỡ, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ gia đình có hoàn
cảnh khó khăn, vận động con em bỏ học quay trở lại trƣờng với các mô hình "Bạn
giúp bạn".
- Phong trào "Măng non tiếp sức đến trƣờng", "Ấm áp mùa đông" đƣợc nhân
rộng.
Theo thống kê, cả nƣớc đã giúp đỡ đƣợc 74.820 thiếu nhi bỏ học và có nguy
cơ bỏ học trở lại trƣờng. Hơn 32.836 công trình hƣởng ứng cuộc vận động “Vì đàn
em thân yêu” đã góp phần giúp đỡ đối tƣợng thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn.
Năm học 2016 – 2017 chủ đề là: “Thiếu nhi Việt Nam/ Vâng lời Bác dạy/
Làm nghìn việc tốt/ Mừng Đại hội Đoàn”, Hội đồng Đội Trung ƣơng xác định
nhiệm vụ trọng tâm là triển khai các giải pháp thực hiện Chỉ thị số 42CT/TW ngày
24/3/2015 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về “Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác giáo dục lý tƣởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ

trẻ, giai đoạn 2015 2030”; đẩy mạnh phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm
theo 5 điều Bác Hồ dạy”, các phong trào “Nghìn việc tốt”, “Kế hoạch nhỏ” theo
hƣớng chú trọng tính giáo dục của phong trào. Nâng cao chất lƣợng công tác nhi
đồng, chƣơng trình rèn luyện đội viên, xây dựng tổ chức Đội trong các nhà trƣờng
và hoạt động thiếu nhi trên địa bàn dân cƣ; đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn nâng cao kỹ
năng, nghiệp vụ công tác cho đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách Đội và cán bộ
phụ trách thiếu nhi ở các cấp; hoàn thành các chỉ tiêu trong Đề án “Nâng cao năng
lực đội ngũ cán bộ chỉ huy Đội giai đoạn 2015 2017" của Ban Bí thƣ Trung ƣơng
Đoàn. Tích cực hỗ trợ thiếu nhi trong học tập và đời sống, vui chơi, giải trí, phát
triển thể lực, rèn luyện kỹ năng xã hội. Huy động nguồn lực chăm lo, giúp đỡ thiếu
nhi có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu vùng xa, con em công nhân khu công nghiệp,
khu chế xuất.
1.2.1.3 Chỉ đạo hoạt động quyên góp từ thiện của Đội
Hoạt động quyên góp từ thiện của Đội TNTP Hồ Chí Minh đang ngày càng
đƣợc nhiều cấp bộ Đoàn đẩy mạnh. Nhƣng để hoạt động này thực sự có hiệu quả tốt,
Sau đây là một số vấn đề định hƣớng công tác chỉ đạo:
9


- Đánh giá hiệu quả của hoạt động này không đƣợc thuần tuý chạy theo thành
tích số lƣợng mà phải coi trọng mục tiêu giáo dục. Phải thấy đây là một hoạt động
mang tính giáo dục nhân cách rất cần thiết cho lứa tuổi thiếu nhi. Cho nên chúng ta
cần bám sát phƣơng châm "của ít, lòng nhiều", "lá rách đùm lá nát".
- Trƣớc hết phải hƣớng cho các liên, chi đội có các hình thức, nội dung tuyên
truyền cụ thể, phù hợp, sâu sắc về hoàn cảnh của các đối tƣợng có hoàn cảnh khó
khăn cần đƣợc giúp đỡ, hỗ trợ để tác động đến nhận thức, tình cảm của các em. Các
phân đội, các sao nhi đồng cần đƣợc thảo luận, phải cảm nhận đƣợc nỗi đau đớn của
các bạn nhỏ bị thiên tai, bất hành và cùng nhau đề xuất những hình thức quyên góp
thích hợp.
- Phải hỗ trợ để các liên đội, chi đội thực hiện ghi chép sổ sách rành mạch. Sự

đóng góp của tất cả các bạn, khi chuyển giao số tiền của quyên góp đƣợc cho các
cấp có trách nhiệm phải lấy chứng từ, hoá đơn hoặc giấy biên nhận hợp lệ và sau đó
công khai trƣớc tập thể. (kinh phí công khai rành mạch)
1.2.2. Hoạt động giúp bạn nghèo vƣợt khó
1.2.2.1 Xuất xứ của hoạt động giúp bạn nghèo vượt khó
* Xuất xứ: Hoạt động giúp bạn nghèo vƣợt khó có nguồn gốc là sự nối tiếp và mở
rộng một hình thức hoạt động đã xuất hiện từ lâu, đó là công tác Trần Quốc Toản.
* Đề xuất: Hoạt động này đƣợc đẩy mạnh trong hoàn cảnh xã hội phân hoá làm xuất
hiện nhiều trẻ em nghèo sinh hoạt ngay trong cùng một tập thể với những trẻ em có
mức sống cao hơn.
* Ý nghĩa:
Sự can thiệp, định hƣớng của tổ chức Đội nhằm tác động vào tình cảm, nhận
thức của thiếu nhi để các em có sự chia sẽ với các bạn là điều cần thiếu không chỉ để
thể hiện tình cảm đồng đội mà còn góp phần hình thành nhân cách, ý thức trách
nhiệm với sự phát triển của xã hội.
Nếu hoạt động quyên góp giúp đỡ về tiền của thiếu nhi có khó khăn về tiềm
lực cũng nhƣ tính chất thƣờng xuyên thì hoạt động giúp đỡ bạn nghèo vƣợt khó có
thể khắc phục đƣợc những hạn chế này.
* Hiệu quả: Xây dựng quỹ thiếu nhi nghèo vƣợt khó hoạt động có hiệu quả, quỹ đã
vận động các bộ, ngành, đoàn thể và tổ chức từ thiện nhân đạo, kinh tế, các tổ chức
quốc gia, quốc tế và các cá nhân hảo tâm ở trong và ngoài nƣớc ủng hộ, với tấm
lòng vì trẻ thơ, giúp đỡ thiếu nhi nghèo, con gia đình liệt sĩ, thƣơng binh, các em mồ
côi, các em tàn tật không nơi nƣơng tựa, có hoàn cảnh đặc biệt không đi học đƣợc,
hoặc bỏ học tiếp tục đến trƣờng, các em nghèo học giỏi, có năng khiếu góp phần bồi
dƣỡng nhân tài.
10


1.2.2.2 Hoạt động giúp bạn nghèo vượt khó của thiếu nhi hiện nay
Những hình thức hoạt động giúp bạn nghèo vƣợt khó của Đội TNTP phổ biến

nhất là "nhóm bạn tốt", "đôi bạn tốt". Đây là hình thức kết gắn các trẻ em lại với
nhau, giúp nhau không chỉ trong lĩnh vực học tập văn hoá mà còn trong mọi công
việc của đời sống hàng ngày. Tuy nhiên để hoạt động có hiệu quả cần có các giải
pháp sau:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa tầm quan trọng của việc
học tập; tích cực vận động học sinh bỏ học quay lại trƣờng học
- Đẩy mạnh các phong trào, hoạt động chăm sóc, giúp đỡ học sinh bỏ học trở
lại trƣờng học.
- Chủ động tham mƣu với các cấp ủy Đảng, chính quyền, phối hợp với các
ngành, lực lƣợng xã hội chăm lo giúp đỡ học sinh bỏ học trở lại trƣờng học.
1.2.2.3 Chỉ đạo hoạt động giúp bạn nghèo vượt khó
Hoạt động giúp bạn nghèo vƣợt khó không ƣu tiên vào mục tiêu quyên góp
hỗ trợ về tiền của mà hƣớng thiếu nhi vào các công việc cụ thể phù hợp với thời gian
và sức lực của các em.
Hoạt động giúp bạn nghèo vƣợt khó rất cần vận dụng các kiến thức về công
tác xã hội. Giúp bạn mình là giúp về tình cảm, ý chí và nghị lực để các bạn có thể tự
lực giải quyết khó khăn, đây là cách giúp đỡ có tính hiệu quả và bền vững nhất.
1.2.3. Phong trào Trần Quốc Toản
1.2.3.1 Xuất xứ của phong trào Trần Quốc Toản
Tháng 2 năm 1948 Bác Hồ gửi thƣ cho các cháu thiếu nhi đề nghị các cháu
làm một việc rất mới lạ, đó là công tác Trần Quốc Toản.
Trần Quốc Toản là ai? Công tác Trần Quốc Toản tổ chức nhƣ thế nào và để
làm gì?
Bác giải thích: "Trần Quốc Toản là cháu ông Trần Hưng Đạo, lúc đó mới 15,
16 tuổi, cũng đi đánh giặc và lập nhiều chiến công". Nhƣng mục đích của công tác
Trần Quốc Toản thì Bác lại nói: "Bác không phải mong các cháu tổ chức các đội
Trần Quốc Toản để đi đánh giặc và lập nhiều chiến công, nhƣng mà cốt để tham gia
kháng chiến bằng cách giúp đỡ đồng bào".
Về cách tổ chức, Bác chỉ rõ: "Từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một đội giúp
nhau học hành, khi học rảnh, mỗi tuần mấy lần, cả đội đem nhau đi giúp đồng bào".

Về đối tƣợng giúp đỡ, Bác nói: "Trước thì giúp các bạn nhà chiến sĩ, nhà
thương binh, sau lần lượt giúp các nhà ít người...".
11


Về nội dung công tác, Bác dạy: Sức các cháu làm đƣợc việc gì thì giúp việc
ấy. Ví dụ: quét nhà, gánh nƣớc, lấy củi, xay lúa, giữ em, dạy chữ Quốc ngữ... Bác
còn dặn các cháu: Nếu cháu nào có nhiều sáng kiến tìm ra nhiều cách giúp đỡ càng
tốt.
Thấm sâu lời dạy của Ngƣời, trong công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh đã dấy
lên một phong trào chính trị xã hội đặc sắc, lôi cuốn hàng triệu em tham gia trong
suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc và đến nay
công tác Trần Quốc Toản đã trở thành công tác có tính truyền thống của Đội TNTP
Hồ Chí Minh.
1.2..3.2 Phong trào Trần Quốc Toản của Đội hiện nay
Hiện nay đất nƣớc không còn tình trạng chiến tranh nhƣng công tác Trần
Quốc Toản là một phong trào hoạt động quan trọng của Đội TNTP vì ý nghĩa giáo
dục sâu sắc của nó. Các nội dung và hình thức thể hiện của hoạt động này vẫn tiếp
tục đƣợc phát triển.
* Ý nghĩa
Công tác Trần Quốc Toản góp phần quan trọng giáo dục đội viên tinh thần
yêu nƣớc xã hội chủ nghĩa, rèn luyện các em trở thành những chiến sĩ cách mạng
nhỏ tuổi, lớn lên sẵn sàng cầm súng bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nƣớc trên mọi
vị trí công tác đƣợc giao.
* Bản chất:
- Truyền thống cha ông ta kiên cƣờng đáng giặc giữ nƣớc, tiếp thu truyền
thống đó, thế hệ trẻ Việt Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã hết lớp này
đến lớp khác lên đƣờng nhập ngũ.
- "Bộ đội cụ Hồ" vừa chiến đấu, lao động sản xuất, vừa lại bảo vệ giúp đỡ
đồng bào ta trong lúc khó khăn đã trở thành hình ảnh hết sức thân thiết, gần gũi và

tác động đến tình cảm tâm hồn sâu sắc của các em.
- Nội dung công tác Trần Quốc Toản đã trở nên phong phú, không chỉ giúp
đỡ gia đình thƣơng binh, liệt sĩ mà còn giúp đỡ gia đình, bộ đội, thanh niên xung
phong, gia đình bị tai nạn chiến tranh, gia đình bị nhiễm chất độc màu da cam...
- Công tác Trần Quóc Toản thực sự là mảnh đất màu mỡ nuôi dƣỡng truyền
thống yêu nƣớc, nảy mầm lòng nhân ái xã hội chủ nghĩa. Đây chính là công tác
chính trị xã hội của Đội góp phần thực hiện có hiệu quả nhất, điều dạy cơ bản đầu
tiên trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng là "yêu Tổ quốc, yêu đồng bào".
"Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào" là một khái niệm trừu tƣợng. Muốn cho các em thiếu
nhi hiểu thì phải bắt đầu bằng yêu xóm làng, yêu ông bà, cha mẹ, anh chị em và bạn
12


bè và đặc biệt nhất là tình yêu vơi những ngƣời có công với cách mạng qua những
hành động cụ thể của công tác Trần Quốc Toản.
* Tính hiệu quả:
Thực tiễn đã chứng minh rằng nhƣ nơi nào có phong trào Trần Quốc Toản tốt,
thì nơi đó bao giờ cũng đảm bảo và vƣợt chỉ tiêu tuyển lựa bộ đội và cung cấp cho
xã hội những cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt.
Những thanh niên đã trƣởng thành từ những đội viên TNTP đã hăng hái tham
gia công tác Trần Quốc Toản, sau này nhiều ngƣời trong số họ đã trở thành những
cán bộ chủ chốt trong các tổ chức và cơ quan nhà nƣớc, tiếp tục lãnh đạo các thế hệ
đội viên, đoàn viên.....
1.2.3.3 Chỉ đạo phong trào Trần Quốc Toản
 Nội dung
* Đối với gia đình neo đơn
Các em tổ chức phân công nhau cấy gặt, trồng cây trong ruộng đất của gia
đình, sửa đƣờng đi vào nhà cho đỡ lầy lội trong những ngày mƣa dầm gió rét, giúp
chuyên chở gạch ngói, trát vách, dựng nhà, đến thăm hỏi những ngày lễ tết, trông
nom và dạy dỗ các em nhỏ...

* Đối với địa phương
+ Phải tìm hiểu hoàn cảnh của từng gia đình rồi tự nguyện giúp đỡ. Các em
cần gặp xã đội, hoặc lên phòng lao động xã hội huyện để tìm hiểu tiểu sử và thành
tích chiến đấu của các liệt sĩ thuộc các gia đình cần giúp đỡ, các anh hùng của địa
phƣơng, sƣu tầm tƣ liệu để kể chuyện, học tập trong chi đội.
+ Đăng ký thƣờng xuyên sửa sang nghĩa trang liệt sĩ để biết rõ những ai đã vì
các em mà anh dũng hy sinh ; trồng cây lƣu niệm tại nghĩa trang, tại vƣờn gia đình
liệt sĩ ; tổ chức lao động đắp đƣờng đi vào nhà gia đình liệt sĩ cho cao ráo. Những
việc làm này sẽ mãi mãi không phai mờ trong kí ức của các em, nuôi dƣỡng tình yêu
quê hƣơng đất nƣớc cho các em.
+ Tổ chức nhận chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, tham gia xây dựng nhà bia, tổ
chức lễ viếng long trọng tại nghĩa trang nhân ngày thƣơng binh, liệt sĩ 27/7 hàng
năm...
+ Ngoài ra những việc làm chăm sóc gia đình thƣơng binh liệt sĩ nhƣ quét dọn
nhà cửa, sửa sang vƣờn tƣợc, gánh nƣớc... nhiều khi chúng ta cảm thấy vụn vặt
nhƣng đã tạo nên không khí lạc quan cách mạng, đƣợc dƣ luận hoan nghênh sôi nổi,
dẫn đến sự thống nhất cao từ cấp uỷ đến nhân dân.

13


* Đối với gia đình có công với cách mạng, gia đình bộ đội, gia đình bà mẹ Việt Nam
anh hùng.
+ Để động viên các chú bộ đội, các em viết thƣ báo tin tức gia đình, hàng
xóm láng giềng đổi mới, kể cho các chú biết sự quan tâm, chăm sóc của Đảng, chính
quyền, các đoàn thể và việc làm của các em đối với gia đình các em. Hứa hẹn noi
gƣơng các chú rèn luyện, học tập, công tác xây dựng chi đội vững mạnh, phấn đấu
sớm trở thành đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh.
+ Trong chiến tranh, nội dung công tác Trần Quốc Toản không những phục
vụ hậu phƣơng mà còn phục vụ tiền tuyến bảo vệ Tổ quốc. Các em đội viên đã nêu

khẩu hiệu "Trần Quốc Toản ra quân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc". Tại các vùng chiến
sự các em đã noi gƣơng Trần Quốc Toản tham gia đánh giặc với mƣu trí dùng cảm,
nhiều em đã làm giao thông liên lạc và các công việc phục vụ chiến đấu. Ở những
vùng không có chiến sự, các em đã đón tiếp các bạn sơ tán, giúp các bạn tiếp tục học
tập và mở rộng phong trào đóng góp dụng cụ học tập cho các bạn ở vùng chiến sự
trở về quê hƣơng khi địch rút. Các em còn mở chiến dịch làm kế hoạch nhỏ cấp bách
trích tiền xây dựng lại trƣờng học mới tại các nơi bị địch tàn phá.
+ Công tác này còn giáo dục tinh thần làm chủ tập thể, ý chí vƣợt khó, tính
kiên trì, bền bỉ hoàn thành nhiệm vụ của ngƣời đội viên, thực hiện nguyên tắc tự
nguyện, tự quản.
+ Nhân dịp kỷ niệm ngày thƣơng binh liệt sĩ 27/7, hàng năm nhiều cấp bộ
Đoàn có thể đề ra "tháng đền ơn đáp nghĩa", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "uống nƣớc
nhớ nguồn"... để đẩy mạnh công tác Trần Quốc Toản. Trong điều kiện xã hội đang
coi trọng giá trị kinh tế, có thể có những ngƣời lớn chƣa ý thức quan tâm đến công
việc đền ơn đáp nghĩa. Bản thân công việc này rất tốt đẹp, nhƣng muốn có hiệu quả
thì phải tổ chức thành cuộc vận động rộng rãi với cả ngƣời lớn. Nếu không nhiều khi
các em cũng gặp những trở ngại rồi sinh ra chán nản. Ban chấp hành Đoàn, Ban chỉ
huy đội cũng phải tuyên truyền để thông qua ý nghĩa cách mạng của việc làm, xác
định trách nhiệm của đội viên trong chi đội, liên đội, quyết tâm làm đồng loạt tại
nhiều gia đình để gây ấn tƣợng sâu sắc trong nhân dân và tạo dƣ luận ủng hộ. Đồng
thời phải nhắc nhỡ đội viên phải hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập tốt, lao động tốt là
con ngoan trò giỏi trong trƣờng lớp và trong gia đình.
+ Với công tác này, các chi đội đã xây dựng chế độ làm chủ tập thể thông qua
nguyên tắc tự nguyện, tự quản của Đội, giáo dục, đào tạo đội viên tinh thần làm chủ
tập thể, làm chủ bản thân với ý thức tự giác cao.
 Hình thức thực hiện

14



Các em làm công tác Trần Quốc Toản với hình thức công khai nhƣng trƣớc
khi đi đến công khai, các em nên làm "bí mật kiểu cô Tấm". Việc làm bí mật rất phù
hợp với tâm lý của các em, tạo nên niềm say mê, hứng thú trong các em và gây xúc
động mạnh mẽ cho các đối tƣợng đƣợc giúp đỡ. Có thể giúp đỡ dƣới nhiều hình
thức, nhiều vẽ.
 Phân loại phong trào
(1) Việc làm thƣờng xuyên nhƣ trông em nhỏ, đƣa đón em nhỏ đi học, gánh
nƣớc, thổi cơm, chăm sóc ngƣời già, ngƣời tàn tật trong gia đình bộ đội, chăm sóc
thƣơng bệnh binh và chăm sóc vƣờn tƣợc, gia súc... đây là việc làm rất cần thiết để
hỗ trợ các gia đình neo đơn, gia đình có nạn nhân của chất độc màu da cam.
(2) Việc làm đột xuất nhƣ chuyển ngói, lớp nhà, trát vách, đan phên, xe gạch
cát giúp gia đình sửa chữa...
(3) Việc làm định kỳ nhƣ thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân dịp 27/7, ngày
tết.
Tóm lại
- Ngƣời phụ trách không nên chỉ đƣa ra những hoạt động sôi nổi, rầm rộ để
khuấy động phong trào rồi sau đó lại yên lắng. Cần có nhiều việc làn nhỏ bé phù hợp
với sức vóc của từng em.
- Có những việc nặng nhọc ngay cả với ngƣời lớn nhƣng lại nhẹ tênh đối với
tập thể, phân đội, chi đội để khi phục vụ cùng nhau các em cảm thấy vui sƣớng và
gắn bó với nhau.
- Những hoạt động trên đòi hỏi ở các em phải có tấm lòng vị tha, nhạy cảm,
có con mắt tinh tƣờng, giải quyết đúng lúc, đúng yêu cầu với tính kiên trì, bền bỉ; có
khi thầm lặng nhƣng biết bao sôi nổi. các loại hình này tạo nên một loại hoạt động
sâu rộng, liên tục trong cả năm
 Kết quả phong trào:
Những nơi làm tốt công tác Trần Quốc Toản ta thƣờng đƣợc nghe nhân dân
ca ngợi thiếu nhi hiện nay giống nhƣ cô Tấm ngày xƣa. Đây cũng là niềm tự hào,
mọi ngƣời sẽ cảm phục và nghĩ mình cần phải làm gì đó cho đàn cháu đáng yêu.
Ở nƣớc ta nhiều xã tuy nghèo nhƣng đã có những trƣờng học, lớp mẫu giáo

khang trang, những câu lạc bộ thiếu nhi với nhiều trang thiết bị đắt tiền do nhân dân
ta đóng góp xây dựng lên.
Công tác Trần Quốc Toản có tác động sâu sắc đến đối tƣợng đƣợc giúp đỡ và
là nhân tố thúc đẩy sự quan tâm chăm sóc của toàn Đảng, toàn dân đối với tổ chức
Đội.
15


Với những công việc nhƣ vậy, công tác Trần Quốc Toản góp phần giáo dục
chính trị tƣ tƣởng cho các em sẵn sàng theo bƣớc cha anh làm bất cứ công việc gì để
bảo vệ Tổ quốc.
 . Mối quan hệ giữa công tác Trần Quốc Toản với giáo dục rèn luyện
đội viên
Đất nƣớc ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nƣớc nghèo, nông nghiệp lạc
hậu, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, hiện đang từng bƣớc xây dựng CNH – HĐH, vậy
làm thế nào để vẫn nâng cao đƣợc chất lƣợng giáo dục và hoạt động Đội có hiệu quả
nhất thiết phải xây dựng công tác Trần Quốc Toản có một tiềm năng lớn để giải đáp
bài toán khó trên.
- Công tác Trần Quốc Toản không đòi hỏi phải có cơ sở vật chất phức tạp để
thực hiện nội dung giáo dục. Công tác này mỗi khi đã trở thành phong trào trong
một địa phƣơng, dù chỉ trong một xã, phƣờng nhƣng đƣợc mọi ngƣời động viên cổ
vũ thì lại có sức hấp dẫn rất lớn với các em, sức hấp dẫn này xuất phát từ tâm hồn trẻ
thơ mong muốn góp phần mình vào công việc ích nƣớc lợi dân.
- Đặc điểm truyền thống con ngƣời Việt Nam "thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng
thân", là tinh thần "mỗi ngƣời vì mọi ngƣời, mọi ngƣời vì mỗi ngƣời". Đặc điểm này
chính là tinh thần hữu ái giai cấp, công việc này thực sự là hành động mang tính
cách mạng cộng sản rõ nét của các em.
- Định hƣớng đúng đắn, tức là làm công tác Trần Quốc Toản phải xuất phát từ
tình thƣơng đồng bào, các anh hùng chiến sĩ đã xã thân vì độc lập dân tộc, từ đó từ
đó xây dựng cho các em ý thức làm việc không vì thành tích và lợi ích cá nhân, vì

khi đã vì thành tích, các em sẽ trở nên đòi hỏi và mau chóng cảm thấy thất vọng và
chán công việc mình làm.
- Muốn công tác này có hiệu quả, chi đội, liên đội phải sinh hoạt đều đặn với
nội dung ngắn gọn, súc tích, có chƣơng trình, kế hoạch, có biện pháp công tác, có sự
phân công hợp lý cho từng đội viên, có sự kiểm tra đôn đốc, sát sao, phù hợp với lứa
tuổi, tránh tình trạng chi đội chỉ kiểm tra thái độ thành tích một cách khô khan, cứng
nhắc.
1.3 THỰC HÀNH
1. Xây dựng các loại Chƣơng trình
2. Xây dựng các loại Kế hoạch
3. Tham quan các di tích lịch sử trên địa bàn

16


BÀI 2. HOẠT ĐỘNG CÔNG ÍCH CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
(3 tiết LT; 05 tiết TH)

2.1 KẾ HOẠCH NHỎ CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
2.1. 1. Xuất xứ và kết quả của phong trào kế hoạch nhỏ của Đội trƣớc đây
2.1.1.1 Xuất xứ:
Phong trào kế hoạch nhỏ của Đội TNTP Hồ Chí Minh ra đời năm 1958, trong
phong trào thi đua yêu nƣớc của toàn dân, thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế 3
năm 1958 - 1960 và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng và phát triển kinh tế, xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
Mục đích: Kế hoạch này của Đội đƣợc đề xuất nhằm đoàn kết toàn thiếu niên,
nhi đông vào những hành động cách mạng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá nƣớc
nhà, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu "tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức
của mình".
2.1.1.2. Kết quả của phong trào kế hoạch nhỏ của Đội trước đây

Điều kiện ra đời của phong trào:
Nơi có sáng kiến đề xuất làm kế hoạch nhỏ đều tiên là Đội TNTP ở Hải
Phòng và Sơn Tây, đã cùng một thời gian viết thƣ lên Ban Thƣờng vụ Quốc Hội, lúc
này do Bác Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch, đề nghị Quốc Hội và Chính phủ cho phép
thiếu nhi cả nƣớc góp công sức lao động và tiền của xây dựng một nhà mát nhựa ở
Hải Phòng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã hoan nghênh ý kiến của các em, khen ngợi
ý thức và lòng yêu nƣớc của các em, khen ngợi ý thức và lòng yêu nƣớc của các em
đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Kết quả:
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đoàn khoá 2, họp lần thứ 6 (tháng
1/1959), đã viết thƣ hoan nghênh phong trào kế hoạch nhỏ của các em và cho biết
Chính phủ đồng ý nhà máy nhựa do các em góp sức xây dựng mang tên là "Thiếu
niên tiền phong", để nêu cao tinh thần yêu nƣớc, yêu chủ nghĩa xã hội của thiếu nhi
Việt Nam. Ngày 23/5/1959, mẻ nhựa đầu tiên của Nhà máy nhựa thiếu niên tiền
phòng ở Hải Phòng đã ra lò.
Ngày 30/5/1959, đoàn đại biểu Đội TNTP các tỉnh miền Bắc đã đến Hải
Phòng thăm "chú em nuôi khổng lồ" và tặng Nhà máy lá cờ Đội làm kỷ niệm. Ban
Giám đốc Nhà máy đã trao đoàn đại biểu của Đội 32 loại đồ chơi gồm 18.000 chiếc
mới xuất xƣởng để làm quà tặng các bạn thiếu nhi miền Nam.
17


Nhà máy nhựa mang tên "thiếu niên tiền phong" là kết quả đẹp đẽ của phong
trào kế hoạch nhỏ, lần đầu tiên đóng góp của các em vào sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội, thiết thực phục hồi kinh tế và thực hiện kế hoạch Nhà nƣớc 5 năm lần
thứ nhất.
2.1.2. Kế hoạch nhỏ của Đội TNTP Hồ Chí Minh hiện nay
2.1.2.1. Xuất xứ :
Ngày 30/4/1975 của kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
Nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thành quả của 30 năm đấu tranh vì độc

lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội và thống nhất nƣớc nhà.
Đại hội lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam họp tháng 12/1976 đã đề ra
đƣờng lối chung xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nƣớc 5 năm lần thứ II (1976 1980). Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh đƣợc thống nhất trong cả nƣớc và đƣợc trao
khẩu hiệu mới: "Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tƣởng của Bác Hồ vĩ đạo, sẵn
sàng!".
Tại Đại hội Đảng lần IV, đoàn đại biểu của các em đã vào chào mừng và long
trọng hứa: "Thi đua kế hoạch nhỏ, xây tƣơng lai huy hoàng". Thực hiện lời hứa này,
Đội đã phát động thiếu nhi cả nƣớc làm kế hoạch nhỏ thiếu niên tiền phong, với
chiến dịch trƣớc mắt thu lƣợm 4.000.000kg giấy loại và các phế phẩm khác bán cho
Nhà nƣớc. Các em đã có dƣ 4.000.000đ để xây dựng một công trình tập thể mang
tên Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Đội TNTP thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức đội đã đề xuất sáng kiến đầu
tiên, đề nghị số tiền đó đóng một đoàn xe lửa thống nhất mang tên Đội TNTP Hồ
Chí Minh để các em đi du lịch khắp đất nƣớc, ra thăm lăng Bác và sau này chuyên
chở đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới, bộ đội đi bảo vệ Tổ quốc.
Hội nghị lần thứ 25 Ban chấp hành Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
(2/1978) đã hoan nghênh và chấp nhận sáng kiến của các em.
Ngày 19/5/1978, thay mặt các em, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đoàn cùng với
Tổng cục đƣờng sắt ký Nghị quyết liên tịch theo đó công nhân ngành đƣờng sắt
nhận đóng ngoài kế hoạch và vƣợt kế hoạch một đoàn xe lửa theo nguyện vọng của
các em. Ngành đƣờng sắt đã giao cho nhà máy xe lửa Gia Lâm khôi phục lại đầu
máy số 215 bị máy bay bắn hỏng nằm ở Hoa Lƣ - Hà Nam Ninh và giao cho Nhà
máy xe lửa Dĩ An đóng 13 toa xe theo thiết kế mới, mỗi toa fài 20,6m và trang bị
nhiều đồ dùng trên tàu thuận tiện và hiện đại hơn.
Đến 26/12/1978, đoàn xe lửa đã hoàn thành và lần đầu tiên chạy từ thành phố
Hồ Chí Minh ra thủ đô Hà Nội, chở theo các đại biểu chiến sĩ kế hoạch nhỏ các tỉnh
phía Nam ra dự lễ khánh thành đoàn tàu.
18



Sáng 01/01/1979, đại biểu chiến sĩ kế hoạch nhỏ của thành phố Hồ Chí Minh
đã thay mặt thiếu nhi cả nƣớc, cắt băng khánh thành đoàn xe lửa để đoàn xe chở các
đại biểu lên Hà Bắc thăm "quê hƣơng nghìn việc tốt", thăm các chiến sĩ đồn công an
Thanh Xuyên, đơn vị của liệt sĩ Lê Đình Chinh, cũng từ biên giới phía Bắc về gặp
gỡ, liên hoan mừng đoàn xe lửa cùng các em.
Phong trào kế hoạch nhỏ TNTP này nhằm mục tiêu lớn đã đóng góp thêm với
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa một đoàn xe lửa chạy suốt Bắc - Nam. Đây là kế hoạch
nhỏ song ý nghĩa của nó lại rất lớn vì đã làm ra của cải vật chất thực sự cho xã hội,
động viên cả nƣớc thực hiện kế hoạch Nhà nƣớc 5 năm lần thứ II. Phong trào kế
hoạch nhỏ là một công tác trọng tâm, nhanh chóng, đoàn kết thống nhất tổ chức Đội
trong cả nƣớc, giáo dục lòng yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức lao động tập thể, góp phần
xây dựng Đội vững mạnh, đào tạo thiếu niên lớn phấn đấu tiến lên Đoàn.
2.1.2.2. Chương trình định hướng phát triển
(1) Các chương trình, phong trào góp phần giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách
mạng, giáo dục đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ
Phong trào "Em yêu lịch sử Việt Nam"
Phong trào "Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy"
Chƣơng trình "Thắp sáng ƣớc mơ thiếu nhi Việt Nam"
Ngày hội "Thiếu nhi khỏe, Tiến bƣớc lên Đoàn"
Các cuộc thi, Hội trại tìm hiểu về truyền thống vẻ vang của Đảng, về những
anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc....
Không ngừng tăng cƣờng giáo dục đạo đức, truyền thống, văn hóa, lối sống, ý
thức pháp luật, bồi đắp lý tƣởng, ƣớc mơ, hoài bão, niềm tin cho thiếu nhi qua đó
làm cho hệ thống giá trị chuẩn mực mà xã hội và tổ chức Đoàn đang mong đợi
chuyển thành những giá trị trong mỗi thiếu niên, nhi đồng giúp các em hoàn thiện
nhân cách, đáp ứng yêu cầu mà xã hội đòi hỏi.
Đặc biệt, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nƣớc trong thiếu niên, nhi
đồng với tinh thần “Tuổi nhỏ, làm việc nhỏ”, chú trọng định hƣớng giá trị tốt đẹp
cho các em thông qua điển hình tiên tiến, qua thực tiễn hoạt động tập thể của Đội;
lựa chọn nội dung, phƣơng thức phù hợp để định hƣớng, giáo dục và tạo môi trƣờng

thuận lợi cho các em rèn luyện.
(2) Giáo dục kỹ năng thực hành xã hội cho các em thông qua các hoạt động
do tổ chức Đoàn, Đội triển khai thực hiện
Chƣơng trình “Học kỳ quân đội”," Học kỳ Công an", và giáo dục kỹ năng
sống “Học làm ngƣời có ích”
19


"Trại hè kỹ năng Trải nghiệm để trƣởng thành"
“Kỳ học văn hóa, thiên nhiên & trải nghiệm Hi! Teacher”,
“Học kỳ trên biển”, "Học từ thiên nhiên", "Học từ làng nghề", "Học từ dân
gian"
"Kỳ học màu xanh", "Nhà thám hiểm nhỏ tuổi"... Tham gia các chƣơng trình
này các em đƣợc trang bị những kỹ năng sống, khám phá những nền văn hóa độc
đáo của vùng miền, đồng thời rèn luyện ý thức kỷ luật, đánh thức tinh thần trách
nhiệm cộng đồng trong mỗi em đội viên, thiếu niên, nhi đồng.
2.1.2.3. Tính hiệu quả
- Muốn giáo dục thiếu nhi tốt thì các cấp bộ Đoàn phải luôn chú trọng tăng
cƣờng vai trò phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, chăm sóc giáo dục thiếu niên, nhi
đồng, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng Hội đồng Đội các cấp và lực lƣợng cán bộ phụ
trách Đội.
- Đề cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ phụ trách Đội để mỗi cán bộ phụ
trách Đội phải thực sự là tấm gƣơng cho thiếu nhi noi theo.
-Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Chƣơng trình "Rèn luyện phụ trách Đội" để
từng bƣớc nâng cao chất lƣợng về chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội cho đội ngũ
cán bộ phụ trách Đội
- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án của Ban Bí thƣ Trung ƣơng
Đoàn về "Nâng cao năng lực đội ngũ chỉ huy Đội" để sớm phát hiện, bồi dƣỡng
những nhân tố lãnh đạo trẻ trong tƣơng lai.
2.1.3 Chỉ đạo phong trào kế hoạch nhỏ của Đội TNTP Hồ Chí Minh.

* Đặc điểm
Phong trào kế hoạch nhỏ của Đội TNTP Hồ Chí Minh không phải đến đây là
kết thúc, mà phải xuyên suốt cho đến mai sau. Cho nên chúng ta cần hết sức chú ý
rút kinh nghiệm chỉ đạo phong trào này, coi nhƣ đây là một công tác thiết thực nhất
của các em góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày một giàu mạnh hơn.
* Công tác chỉ đạo:
- Trƣớc hết anh (chị) phụ trách cần cho các em hiểu biết, theo dõi tin tức, biết
rõ tình hình xây dựng chủ nghĩa xã hội, ở thủ đô, tại các địa phƣơng và trong cả
nƣớc, làm cho các em say mê và mơ ƣớc đƣợc đóng góp phần nhỏ bé của mình và
sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.
- Xây dựng ý thức làm chủ tập thể cho các em, giúp các em hiểu rõ phong
trào kế hoạch nhỏ là phong trào mang tính truyền thống của Đội và có thể đóng góp
20


thành công trình lớn của tuổi nhỏ xây dựng quê hƣơng, từ đó các em tự tổ chức
thành lực lƣợng, phát huy sáng kiến làm công tác kế hoạch nhỏ để vƣợt chỉ tiêu kế
hoạch do tổ chức Đội đề ra. Cần trao cho các em tự tổ chức, tự chỉ huy, quản lý lấy
phong trào của mình.
- Kế hoạch này là một công tác có liên quan đến nhiều ngành, muốn cho kế
hoạch nhỏ các em đƣợc thông suốt, cần bàn bạc, thảo luận mở một mối quan hệ rộng
rãi với nhiều ngành có liên quân, từ khâu chính quyền nhà trƣờng đồng ý công nhận
phong trào, tạo điều kiện thuận lợi, giúp các em đóng góp đầy đủ với quỹ kế hoạch
nhỏ, đến việc thu mua, chuyên chở nguyên liệu, thanh toán, gửi ngân hàng, đều cần
ký hợp đồng với các cơ quan hữu quan để hàng hoá và tiền nong của các em khỏi
lãng phí, phân tán hoặc bị lợi dụng, dùng vào các mục đích khác.
- Thông qua phong trào này kết nạp thêm nhiều đội viên mới, củng cố, chấn
chỉnh tổ chức Đội, xây dựng chi đội mạnh, bồi dƣỡng các em lớn phấn đấu tiến lên
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Tránh tƣ tƣởng thành tích, chạy theo số lƣợng đơn thuần, mà chủ yếu phải

tận dụng các sự kiện, các điển hình ngƣời tốt, việc tốt để bồi dƣỡng khen thƣởng,
phê bình đúng mức giúp các em biết tiến hành một công tác khoa học, từ khâu đầu
cho đến khâu cuối.
2.1.4. Hƣớng dẫn các Chi đội, Phân đội và từng đội viên làm kế hoạch nhỏ
Kế hoạch nhỏ của Đội TNTP có chỉ tiêu chung của cả nƣớc, từng địa phƣơng,
từng liên đội, nhƣng ngƣời thực hiện trực tiếp là các chi đội, phân đội và các đội
viên. Chi đội là đơn vị cơ sở để chỉ đạo và thực hiện kế hoạch nhỏ, Ban chỉ huy đội
chỉ đạo trực tiếp toàn chi đội làm kế hoạch nhỏ.
2.1.4.1. Bồi dƣỡng, đào tạo Ban chỉ huy: để ban chỉ huy nắm vấn đề, tự bàn
bạc chỉ tiêu của chi đội, tự đề ra kế hoạch tuyên truyền, tổ chức, hoạt động cho toàn
chi đội cùng làm.
2.1.4.2. Xác định chỉ tiêu : Toàn chi đội, Ban chi huy chi đội và phụ trách đội
có thể đề ra chỉ tiêu, căn cứ vào chỉ tiêu của toàn Liên đội, số đội viên trong Đội, số
thiếu niên ngoài Đội, số nhi đồng do chi đội phụ trách mà đề ra chỉ tiêu cho phù hợp.
Ngoài chỉ tiêu tiết kiệm nguyên liệu nhƣ giấy, thuỷ tinh, nhựa vụn, kim khí có thể đề
ra các chỉ tiêu về trồng trọt, chăn nuôi nếu có điều kiện nhƣ thiếu nhi vùng nông
thôn, vùng rừng núi. Sau đó đƣa ra để toàn chi đội bàn bạc, thảo luận và bổ sung
thêm.
2.1.4.3. biện pháp thực hiện:

21


Thu lƣợm thế nào? Chăn nuôi, trồng trọt thế nào? ở đâu? mỗi tuần mấy buổi?
Ai làm ai chăn? Phân chia lần lƣợt các phân đội hoặc cần thiết làm tập trung từng
đợt nhƣ thế nào?
2.1.4.4. Tổ chức thực hiện: ngƣời phụ trách có thể chia ra các tiểu ban giúp
việc, quản lý, định ra sổ sách, ban kho, ban tuyên truyền, ban thi đua, ban tiêu thụ,
thủ quỹ.
2.1.4.5. Theo dõi, động viên khen thƣởng kịp thời

* Phân đội là đơn vị nhỏ thi hành kế hoạch nhỏ, các phân đội phải có thi đua thực
hiện kế hoạch này, toàn chi đội mới hoàn thành xuất sắc kế hoạch.
- Các phân đội trƣởng phải họp toàn phân đội, bàn bạc, phát huy tinh thần chủ
động của đội viên tự nhận làm kế hoạch nhỏ bao nhiêu, tổng hợp lại thành chỉ tiêu
của toàn phân đội.
- Phân chia thời gian, định kỳ hàng tuần cùng đi làm kế hoạch nhỏ và thu
nhận, cân đo, ghi chép sản phẩm vào sổ.
- Toàn phân đội phát huy sáng kiến làm kế hoạch nhỏ, giao hàng, nộp tiền đầy
đủ, sòng phẳng lên cấp chi đội.
- Phát hiện, cử ra các đội viên tích cực, nhiều sáng kiến lên cấp trên khen
thƣởng.
* Đội viên là một thành viên, một tế bào của Đội. Mỗi đội viên là ngƣời trực tiếp
làm ra sản phẩm tiết kiệm hoặc đóng góp vào trồng trọt và chăn nuôi.
- Tự mình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch và pháy huy sáng kiến, thực hiện vƣợt
mức kế hoạch.
- Giới thiệu kết nạp thêm đội viên mới. Đề nghị với chi đội chú ý các đội viên
có sáng kiến, các đội viên lớn có thể giới thiệu lên Đoàn bồi dƣỡng, kết nạp.
2.2 HỢP TÁC XÃ MĂNG NON
2.2.1 Xuất xứ phong trào hợp tác xã Măng non
Phong trào xây dựng Hợp tác xã Măng non ra đời gần nhƣ cùng lúc với phong
trào kế hoạch nhỏ (1958), khi đó phong trào hợp tác hoá nông nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp đang đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ.
Hợp tác xã Măng non là một mô hình hoạt động kinh tế của Đội đƣợc mô
phỏng theo mô hình hoạt động của các hợp tác xã của ngƣời lớn hoạt động trong
nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp lúc đó.
Mỗi chi đội hoặc một liên đội có thể lập ra một hợp tác xã Măng non. Các em
cũng bầu ra Ban chủ nhiệm hợp tác xã, kế toán và thủ quỹ để xây dựng kế hoạch.
22



Cũng chia ra thành, các tổ sản xuất, tự làm các hoạt động sản xuất tăng gia để có các
nguồn thu cho các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Hoạt động đội theo mô hình hợp tác xã Măng non đƣợc cấp uỷ và chính
quyền cũng nhƣ ngƣời dân các thôn xã ủng hộ nhiệt liệt. Các hợp tác xã Măng non
đƣợc cấp đất, công cụ, phân bón và vật nuôi để có thể hoạt động "độc lập". Hợp tác
xã của cha, anh ngoài ý thức đỡ đầu còn cử thêm những cán bộ giỏi, hƣớng dẫn,
giúp các em làm ăn và quản lý các công việc.
2.2.2. Hợp tác xã Măng non của Đội TNTP Hồ Chí Minh hiện nay
* Đặc điểm: sau đổi mới, mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ chấm dứt.
Các mô hình hợp tác xã mới ra đời trên cơ sở chính sách khoán “X” thì mô hình hợp
tác xã Măng non hầu nhƣ chƣa đƣợc xây dựng lại. Tuy vậy, những phƣơng thức hoạt
động của Hợp tác xã Măng non trƣớc đây đã cho thấy khả năng tác động sâu sắc đến
đội viên và quần chúng thiếu. Ban chấp hành Đoàn và Hội đồng Đội các cấp cần
nghiên cứu và chỉ đạo xây dựng mô hình Hợp tác xã Măng Non với những cơ sở
điều kiện tồn tại mới.
* Biện pháp thực hiện
- Tổ chức các em thảo luận xác định nhu cầu và khả năng, thực hiện các hoạt
động lao động có khả năng tạo nguồn thu cho tổ chức Đội.
- Các Ban chấp hành Đoàn hoặc Tổng phụ trách cần liên lạc với chính quyền
địa phƣơng tìm hiểu và đăng ký cho tổ chức Đội có thể đảm nhận một số công việc
nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi của các em.
Ví dụ: đăng ký tham gia phong trào "xanh - sạch - đẹp", đăng ký tham gia giữ
gìn vệ sinh môi trƣờng ở cộng đồng hoặc hoạt động chăm sóc bảo vệ "vƣờn cây ơn
bác", hoạt động trồng cây gây rừng...
- Hƣớng dẫn các chi đội, liên đội phân công lực lƣợng phù hợp với nội dung
các hoạt động.
2.2.3 Các hoạt động kết hợp với các cấp chính quyền
- Tuyên truyền, cổ động, trình diễn văn nghệ, thể dục thể theo nhân dịp các
ngày lễ lớn và đón nhận danh hiệu.
- Tham gia hoạt động bảo vệ an toàn công ích chính mang tính ý nghĩa lớn

của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Ngoài ra các em còn có các hoạt động công ích hàng ngày và rất thiết thực
gần gũi các em nhƣ: trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trƣờng và khu vực của nhà
trƣờng, sửa bàn ghế, trang trí lớp học, trồng cây, làm bồn hoa, cây cảnh cho đẹp
trƣờng, đẹp lớp. Tham gia lao động trong các công trình công cộng của nhà trƣờng,
23


trong các cơ sở sản xuất của nhà trƣờng (nhƣ vƣờn trƣờng, xƣởng trƣờng, sân
chơi...); lao động giúp đỡ địa phƣơng, giúp đỡ các cơ sở sản xuất kết nghĩa, các công
việc của thời vụ và vừa sức...
2.3 THỰC HÀNH MẪU QUY TRÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC,
THỰC HIỆN MỘT CÔNG TRÌNH MĂNG NON
2.3.1 Mục đích, ý nghĩa của việc làm công trình Măng non
Mục đích: nhằm giáo dục, động viên thiếu nhi làm các công việc có hiệu quả
thiết thực để xây dựng Đội, tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc,
Rèn luyện khả năng tự quản và tạo điều kiện cho các em làm quen với một số biện
pháp quản lý một công việc.
Ý nghĩa: công trình Măng non là một công trình có ý nghĩa giáo dục, hiệu quả
kinh tế, cần có sự phấn đấu cả một tập thể Đội, có chỉ tiêu, có kế hoạch để đạt kết
quả cụ thể, thiết thực và đƣợc tiến hành trong một thời gian nhất định.
2.3.2 Nội dung công trình Măng non
Nội dung cần tập trung cho các công trình Măng non hiện nay là phục vụ ba
chƣơng trình kinh tế của Đảng và các hoạt động học tập lao động và xã hội.
Phải thực hiện toàn diện cả năm hoạt động của Đội; chính trị - đạo đức - xã
hội; học tập - kỹ thuật - khoa học; lao động sản xuất, hƣớng nghiệp và công ích, văn
hoá - văn học - nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch.
Quy mô các công trình này có thể làm từ các cơ sở Đội ở nhà trƣờng hoặc ở
địa bàn dân cƣ cho đến các cấp liên đội, Hội đồng Đội huyện, tỉnh và thành.
Ví dụ các chủ đề sau: "Năm tấn lông vịt xuất khảu một năm" (cấp huyện),

"một trăm bồ giấy tiết kiệm", "ƣơm 200 cây xoan giống", "hai nghìn điểm 9 - 10
chào mừng Đại hội cháu ngoan Bác Hồ, cuộc họp mặt thiếu nhi nghèo vƣợt khó và
họp mặt thiếu nhi các dân tộc toàn quốc lần thứ N", "200.000đ kế hoạch nhỏ để mua
trống nghi thức Đội", "đóng bìa cứng 1.00 sách giáo khoa cho thƣ viện trƣờng",
"1.000 con tem và phong bì tặng các chiến sĩ ở biên giới, hải đảo", "50m đoạn
đƣờng em chăm", "1 triệu đồng đồ dùng học tập vì thiếu nhi vùng bão lụt", "100 bộ
trống làm quà kết nghĩa với các liên đội vùng cao, vùng sâu"...
2.3.3 Quy mô và các biện pháp tổ chức, thực hiện công trình
2.3.3.1 Chọn công trình và đặt tên công trình
Muốn chọn công trình hợp lý và thiết thực, ngƣời phụ trách phải biết khảo sát
tình hình thực tế, xem nội dung đặt ra có xuất phát từ yêu cầu của xã hội, của địa
phƣơng, điều kiện vật chất và tài chính, khả năng chuyên môn và kỹ thuật và có xuất

24


phát từ sở thích, mong muốn, nhu cầu của thiếu nhi không?. Tên công trình phải
gọn, nêu đƣợc về chỉ tiêu và ý nghĩa của công trình.
2.3.3.2. Cử Ban chỉ huy công trình và lập đề án, kế hoạch thực hiện
Ban chỉ huy công trình do Ban chỉ huy liên đội, chi đội dự kiến rồi đƣa ra tập
thể lấy ý kiến biểu quyết. Ban chỉ huy có thể phân công nhƣ sau: chủ nhiệm phụ
trách về kế hoạch và lao động, một chỉ huy phụ trách về kỹ thuật, một chỉ huy phụ
trách công tác thi đua và thông tin tuyên truyền, một chỉ huy phụ trách công tác kế
toán và một chỉ huy phụ trách công tác thủ kho, thủ quỹ.
2.3.3.3. Thông qua đề án, kế hoạch trước tập thể Đội
2.3.3.4. Đăng ký thực hiện công trình Măng non với cấp trên
2.3.3.5. Lễ khởi công ra mắt Ban chỉ huy công trình
2.3.3.6. Kiểm tra và đánh giá động viên từng đợt (nếu là công trình dài hạn
có sơ kết)
2.3.3.7. Kiểm tra, nghiệm thu công nhận công trình

Công trình Măng non đăng ký với cấp nào thì cấp đó kiểm tra, nghiệm thu và
công nhận công trình. Ban kiểm tra gồm: đại diện chính quyền (trƣờng, phƣờng, xã),
đại diện Đoàn thanh niên, đại diện Chỉ huy Đội cấp trên, đại diện đội bạn. Sau đó
đối chiếu với chỉ tiêu, kế hoạch của công trình đã đăng ký và kết quả làm việc của
Ban kiểm tra nghiệm thu công trình (bằng văn bản). Nội dung kiểm tra nghiệm thu
gồm: nghe báo cáo, kiểm tra thực tế sản phẩm, sổ sách và nghe ý kiến đánh giá cảu
các tổ chức liên quan. Cấp bộ lãnh đạo trên một cấp của đội cấp giấy khen thƣởng
(tuỳ theo mức độ). Các công trình Măng non đƣợc công nhận đều đƣợc ghi vào sổ
báo công truyền thống của Đội.
2.3.3.8. Lễ tổng kết khánh thành công trình
Tám biện pháp của quy trình trên đây là cần thiết để thực hiện một công trình
Măng non có hiệu quả. Tuỳ vào điều kiện và khả năng thực tế của mình tổ chức sao
cho hấp dẫn và thiết thực. Các bƣớc 1, 2, 3 và 7 là các bƣớc cần đƣợc tập trung chỉ
đạo nghiêm túc.
Trong quá trình tiến hành một công trình Măng non phải đảm bảo chặt chẽ
nguyên tắc hợp lứa tuổi và an toàn tuyệt đối.
2.4 THỰC HÀNH
- Xây dựng kế hoạch gom quỹ xây dựng công trinh măng non hoặc
một số kế hoạch khác

25


×