Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

CĐ LỊCH sử VIỆT NAM tự CHỌN 3 các KHUYNH HƯỚNG tư TƯỞNG GIẢI PHÓNG dân tộc ở VIỆT NAM THỜI cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 132 trang )

Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

GIÁO TRÌNH
(Lƣu hành nội bộ)

CĐ LỊCH SỬ VIỆT NAM TỰ CHỌN 3:
CÁC KHUYNH HƢỚNG TƢ TƢỞNG
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI
(Dành cho Sinh viên ngành Sƣ phạm Lịch sử)

Tác giả: ThS. Lại Thị Hƣơng

Năm 2016
Lại Thị Hương

Page 1


Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại
MỤC LỤC
Chương 1. Hoàn cảnh ra đời và khuynh hướng tư tưởng giải phóng dân tộc ở
Việt Nam cuối thế kỷ XIX
(4 tiết)
1.1. Tư bản Pháp và Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam - Cuộc kháng chiến
của triều đình phong kiến Nguyễn (1858 -1884)
1.2. Phong trào Cần Vương - Khuynh hướng cứu nước GPDT theo hệ tư
tưởng phong kiến và sự bất lực của nó trước yêu cầu lịch sử dân tộc
(1885-1896)


1.3. Phong trào nông dân Yên Thế
Chương 2. Hoàn cảnh ra đời và khuynh hướng tư tưởng giải phóng dân tộc
theo ý thức hệ dân chủ tư sản
(8 tiết)
2.1. Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam 20 năm đầu thế kỷ XX
2.2. Các khuynh hướng giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản
2.2.1 Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản của Phan Bội Châu Khuynh
2.2.2 hướng cách mạng dân chủ tư sản của Phan Châu Trinh
2.2.3 Khuynh hướng GPDT theo tư tưởng dân chủ tư sản của các đảng phái
tiểu tư sản, tư sản dân tộc
Chương 3. Hoàn cảnh ra đời và khuynh hướng giải phóng dân tộc theo ý
thức hệ vô sản
(6 tiết)
3.1. Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến 1930
3.2. Nguyễn Ái Quốc và hành trình tìm đường cứu nước (1911 - 1920)
3.2.1 Nguyễn Ái Quốc và việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam
(1920- 1930)
Chương 4. Đảng Cộng sản Đông Dương và cuộc vận động cứu nước giải
phóng dân tộc 1930 - 1945
(6 tiết)
4.1. Đảng Cộng sản việt Nam ra đời và nắm quyền lãnh đạo cách mạng
4.2. Phong trào cách mạng 1930 -1935
4.3. Phong trào dân chủ 1936 -1939
4.4. Cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 -1945
4.5. Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.
Lại Thị Hương

Page 2



Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại
LỜI NÓI ĐẦU
Sau một phần tư thế kỷ đương đầu với thực dân Pháp (1858 - 1884), triều
đình Huế đã đầu hàng hoàn toàn. Mặc dù vậy, phong trào kháng chiến của nhân
dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của các sỹ phu văn thân yêu nước vẫn tồn tại
hơn mười năm nữa mới lắng xuống.
Đến đầu thế kỷ XX, trước những thay đổi của tình hình quốc tế và
trong nước, người Việt Nam bắt đầu tiếp thu tư tưởng tư sản và văn minh
phương Tây để làm cho dân giàu, nước mạnh, tiến tới khôi phục lại độc lập
dân tộc. Nhưng rốt cuộc cũng thất bại, canh tân để giành độc lập lúc đó trở
thành một bi kịch.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với sự tiếp tục du nhập tư tưởng tư
sản, dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và các sự kiện khác, đặc
biệt là vai trò của Nguyễn Ái Quốc, chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào
Việt Nam; Các giai cấp mới ra đời ở Việt Nam đã đứng ra tiếp thu các hệ tư
tưởng mới và đã đề xướng lên phong trào giải phóng dân tộc với những khuynh
hướng chính trị khác nhau.
Chính vì vậy, trong những năm 20, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt
Nam diễn ra đấu tranh giữa hai đường lối chính trị khác nhau: Đường lối theo
lập trường tư sản và đường lối theo lập trường vô sản. Quá trình đấu tranh ấy
diễn ra rất gay go, quyết liệt và rốt cuộc đường lối cách mạng theo khuynh
hướng chính trị vô sản đã giành được thắng lợi. Điều đó được đánh dấu bằng sự
ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị 3/2/1930 và sự
chuyển hoá hay thất bại của các tổ chức cách mạng khác.
Ba mươi năm đầu thế kỷ XX là ba mươi năm dân tộc thể nghiệm, lựa
chọn con đường cứu nước, chuẩn bị điều kiện để giải phóng dân tộc.

Lại Thị Hương


Page 3


Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại

CHƢƠNG 1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ KHUYNH HƢỚNG TƢ
TƢỞNG GPDT Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX
1.1. Tƣ bản Pháp và Tây Ban Nha xâm lƣợc Việt Nam - Cuộc kháng
chiến của triều đình phong kiến Nguyễn (1858 -1884)
1.1.1. Tình hình Việt Nam trước khi bị thực dân Pháp xâm chiếm và
âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp
* Nước Việt Nam trước khi bị CNTD Pháp xâm chiếm
Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII, chế độ phong kiến ở châu Âu đã phát
triển đến giai đoạn cuối, chuẩn bị cho sự bùng nổ của các cuộc CMTS. Chế độ
phong kiến trung ương tập quyền ở Việt Nam cũng chuyển từ giai đoạn thịnh
đạt sang suy yếu. Nhưng CNTB ở Việt Nam lúc đó chưa ra đời.
Đến thế kỷ XVII-XVIII, Việt Nam vẫn chưa có những thái ấp triệt để tự
cấp tự túc, cũng chưa có sự phân công triệt để giữa thành thị và nông thôn.
Kinh tế hàng hóa sớm ra đời, nhưng thủ công nghiệp không tập trung ở thành
thị mà phân tán ở nông thôn và gần với nông nghiệp. Vùng quê nào cũng có
chợ và làng thủ công nghiệp. Sự phân tán, thiếu tập trung của công thương
nghiệp cản trở quan hệ sản xuất TBCN ra đời.
Nông dân Việt Nam đứng lên chống các tập đoàn phong kiến thối nát
trong khung cảnh quan hệ phong kiến siết chặt khắp nơi, chưa có một tầng lớp
thị dân, tư sản làm bạn đồng minh. Ở Việt Nam, người nông dân là lực lượng
chủ chốt trong cộng đồng dân tộc xây đắp nên nền văn minh Việt Nam. Thế kỷ
XVII-XVIII, họ vùng dậy trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, đồng thời
chứng minh sức sống vĩ đại của dân tộc. Những thế kỷ đó hiện lên, một bên là
sự suy sụp của chế độ phong kiến chuyên chế, một bên là sự trỗi dậy của quần
chúng nông dân, sự quật khởi của cả dân tộc.

Tiêu biểu nhất là phong trào nông dân Tây Sơn. Từ mục tiêu ban đầu là
giành bát cơm manh áo, phong trào đã vươn tới những mục tiêu có quan hệ đến
vận mệnh toàn dân tộc: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
quốc gia. Đánh đổ các tập đoàn phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, tiêu diệt
bọn xâm lược Xiêm và Thanh, giành lại chủ quyền dân tộc, khôi phục thống
nhất đất nước và đề ra những cải cách tiến bộ. Phong trào nông dân Tây Sơn
Lại Thị Hương

Page 4


Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại
mang tính chất CMXH mà không có giai cấp tư sản lãnh đạo và đã thể hiện sức
sống của dân tộc Việt Nam đang cố vượt ra khỏi “đêm trường trung cổ”. Nhưng
triều Tây Sơn tồn tại quá ngắn ngủi nên chưa tạo ra được những điều kiện vật
chất tối thiểu có thể thoát khỏi sự ràng buộc của quan hệ phong kiến trung cổ,
xã hội Việt Nam vẫn là xã hội phong kiến với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu.
Năm 1802, Nguyễn Ánh dựa vào thế lực bên ngoài đánh bại Tây Sơn,
lên ngôi vua, lập ra nhà Nguyễn, khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế.
Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, có những dòng họ lập vương triều
mới sau khi lãnh đạo nhân dân đánh đổ ách thống trị của ngoại bang hoặc thay
thế một vương triều đã thoái hóa. Nhưng triều Nguyễn được dựng lên là kết quả
của cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến suy đồi được TB Pháp giúp
sức, phản kích lại phong trào Tây Sơn, một phong trào đấu tranh cho quyền lợi
của nhân dân và dân tộc.
Nhà Nguyễn thiết lập nền cai trị bằng những hình phạt khắc nghiệt, dã
man không kém gì thời trung cổ. Bộ Luật Gia Long tuy đã tham khảo bộ luật
Hồng Đức thời Lê, nhưng thực chất đã gạt bỏ hết những điều tiến bộ của luật
Hồng Đức, sao chép gần như nguyên vẹn luật Mãn Thanh, một bộ luật có tính
chất phản động bậc nhất châu Á lúc bấy giờ.

Các vua nhà Nguyễn ra sức bảo vệ nền chuyên chế. Vua là con trời, là
người có uy quyền tuyệt đối. Giai cấp địa chủ và hệ thống quan lại phong kiến
là rường cột của chế độ chuyên chế.
Chế độ sở hữu ruộng đất nhà nước, nền tảng của chế độ phong kiến tập
quyền Việt Nam, trong quá trình chuyển từ thịnh đạt sang suy yếu, đã thu hẹp.
Sở hữu ruộng đất tư nhân là của giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng lấn vào
ruộng đất công của thôn xã và của nhà nước. Mọi nhu cầu vật chất của nhà
nước, cùng với sự cướp đoạt, bóc lột, hà lạm của giai cấp địa chủ phong kiến
ngày càng đè nặng lên đầu nông dân.
Để giải quyết những khó khăn về kinh tế tài chính, nhà Nguyễn chú trọng
khai hoang. Từ 1802 đến 1855, triều đình ban hành 25 quyết định về khai
hoang. Hình thức chủ yếu là chiêu mộ dân phiêu tán để khai hoang lập ấp, xã.
Hình thức đồn điền phát triển mạnh ở Lục tỉnh, hoặc nhà nước dùng binh lính
và tù nhân bị lưu đày để khai hoang, hoặc giao cho tư nhân chiêu mộ dân lập
đồn điền, dân đồn điền được tổ chức thành cơ ngũ. Một số quan lại chỉ đạo việc
Lại Thị Hương

Page 5


Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại
khai hoang có kết quả như Nguyễn Công Trứ lập ra hai huyện Kim Sơn, Tiền
Hải và mấy tổng ở Nam Định; Nguyễn Văn Thoại đào kênh Núi Sập Thoại Hà;
Trương Minh Giảng lập được 25 thôn ở vùng biên giới Việt Nam – Campuchia,
Nguyễn Tri Phương lập được 21 cơ đồn điền và tổ chức 124 ấp ở Lục tỉnh...
Công việc khai hoang tuy có kết quả, nhưng thành quả khai hoang trước hết lọt
vào tay giai cấp địa chủ phong kiến.
Cũng như nhiều triều đại trước, triều Nguyễn muốn giữ chế độ sở hữu
ruộng đất của nhà nước. Nhưng cả ruộng công lẫn ruộng tư đều bị địa chủ
cường hào lũng đoạn. Chính quyền phong kiến trung ương không có ruộng đất

để phong cấp cho hệ thống quan lại như trước, mà phải thu tô thuế để phát
lương và chi dùng cho các khoản khác của nhà nước, nhất là chi phí về quân sự.
Gia Long đặt nhiều ngạch thuế mới, dưới thời Nguyễn, thuế rất nặng, trong đó
thuế ruộng công nặng hơn thuế ruộng tư, tức là đánh nặng hơn vào tầng lớp
nông dân nghèo không ruộng...
Công thương nghiệp cũng rơi vào tình trạng bế tắc. Lúc ấy tư bản
phương Tây đang tràn sang phương Đông. Việt Nam có nhiều nguyên liệu sản
vật nhiệt đới, hàng thủ công vốn nổi tiếng từ lâu. Nhà Nguyễn có cử một số
đoàn sang các nước láng giềng ở Đông Nam Á để giao thiệp mua bán. Triều
đình cũng đã có lần cho đóng thuyền máy, mà tài năng của người thợ Việt Nam
đến mức viên đại tá hải quân Hoa Kỳ Oai-tơ phải nhận xét: “Người Việt Nam
quả là những nhà đóng tàu thành thạo nhất, họ hoàn thành công trình với một
kỹ thuật hết sức chính xác”. Nhưng tài năng đó chỉ biến thành trò tiêu khiển của
nhà vua, nền công nghiệp cơ khí không thể ra đời. Việt Nam không thể gia
nhập thành một bộ phận tích cực của thị trường thế giới. Nhà nước độc quyền
ngoại thương và thi hành chính sách bế quan tỏa cảng, khước từ quan hệ buôn
bán với các nước TB phương Tây. Triều đình nắm những công xưởng lớn như
đúc súng, đúc tiền, đóng tàu, xây dịnh thự. Chế độ công tượng vẫn được thi
hành: các thợ giỏi bị nhà nước trưng tập, phiên chế thành đội ngũ, làm việc
dưới sự giám sát của quan lại. Các thợ thủ công địa phương cũng bị nhà nước
kiểm soát chặt chẽ bằng các tổ chức phường, hội, ty, cục. Thuế công thương
nghiệp rất nặng. Thủ công nghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp.
Nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến chuyên chế,
không còn khả năng mở mang kinh tế và phát huy được tiềm lực nhân dân
Lại Thị Hương

Page 6


Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại

trong xây dựng đất nước. Mâu thuẫn xã hội bùng nổ gay gắt. Chiến tranh nông
dân nổ ra liên tiếp, tiêu biểu có khởi nghĩa Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê
Văn Khôi, Cao Bá Quát... các vua nhà Nguyễn đã thẳng tay đàn áp. Triều
Nguyễn hủy hoại sinh lực dân tộc đúng vào lúc thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị
xâm lược Việt Nam.
* Âm mưu xâm lược Việt Nam của tư bản phương Tây và Pháp
Cũng như lịch sử các nước châu Á khác, lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX là
thời kỳ đầy biến động. Để thoả mãn nhu cầu về thị trường và nguyên liệu, các
nước tư bản phương Tây ồ ạt kéo sang phương Đông. Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha là hai nước tư bản thực dân đầu tiên đến Việt Nam vào thế kỷ XVI. Sang
thế kỷ XVII, có Hà Lan, Anh. Và trong cuộc chạy đua của tư bản phương Tây
xâm nhập vào phương Đông, tư bản Pháp ngày càng bám sâu vào Việt Nam.
Công cụ đắc lực của nó là Hội truyền giáo nước ngoài Pháp ra đời vào năm
1664. Giáo sĩ Alêchxăng Đờ Rốt là người đầu tiên đặt nền móng cho những
hoạt động của người Pháp trên đất Việt Nam. Sau gần 30 năm hoạt động ở
phương Đông, trong đó có 17 năm ở Việt Nam, năm 1645, Đờ Rốt đệ trình lên
Giáo hoàng La Mã một dự án thành lập ở Viễn Đông các toà giám mục Pháp và
hệ thống công giáo bản xứ. Đờ Rốt còn về Pháp vận động và được triều đình
Pháp ủng hộ.
Thực dân Pháp đã kết hợp hoạt động của giáo sĩ với nhà buôn. Thủ đoạn
của chúng là chiếc áo choàng đen đi trước và lính xâm lược theo sau. Chúng lập
Công ti Đông Ấn Pháp (1664) để trực tiếp giao thiệp với vua Lê, chúa Trịnh,
đứng ra lập các thương điếm trên lưu vực sông Hồng. Năm 1668, phái viên của
Công ti Đông Ấn Pháp đệ trình Chính phủ kế hoạch đánh chiếm đảo Côn Lôn.
Năm 1737, Toàn quyền Pháp ở Pôngđisêri (thuộc Ấn Độ) đưa ra dự án xin xâm
nhập xứ Đàng Ngoài. Năm 1748, đề ra kế hoạch đánh chiếm Cù Lao Chàm gần
Hội An.
Mâu thuẫn giữa Anh-Pháp bùng nổ thành cuộc chiến tranh 7 năm (17561763). Pháp bại trận, mất các thuộc địa ở Canađa, Mitsisipi, Ấn Độ nên càng
muốn có thuộc địa ở Viễn Đông.
Lúc đó ở Việt Nam, phong trào Tây Sơn dấy lên (1771), chiến tranh

nông dân phát triển như vũ bão. Sau hơn một năm điều tra, do thám Việt Nam,
Pháp thấy cơ hội của chúng đã tới nhờ sự suy yếu trầm trọng của chế độ phong
Lại Thị Hương

Page 7


Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại
kiến chuyên chế Việt Nam. Chúng tìm được chỗ dựa là cuộc chiến tranh phản
cách mạng và tên chúa phong kiến Nguyễn Ánh. Giám mục Bá Đa Lộc là
người đã nắm lấy cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam khi Nguyễn
Ánh cầu cứu các thế lực ngoại bang giúp hắn thoả mãn mưu đồ phục thù giai
cấp. Cuối năm 1784, Nguyễn Ánh đã giao con trai là thái tử Nguyễn Phúc Cảnh
(4 tuổi), cùng ấn tín cho Bá Đa Lộc và một vài người tuỳ tùng sang Pháp cầu
viện. Lúc đó, cách mạng Pháp sắp nổ ra, ngai vàng của vua Lui XVI cũng
chông chênh, nhưng vẫn không bỏ qua miếng mồi béo bở. Ngày 28/11/1787, bá
tước Môngmôranh đại diện cho triều đình Pháp và Bá Đa Lộc đại diện cho
Nguyễn Ánh, đã ký kết một bản hiệp ước tại Vecxây. Hiệp ước Vecxây gồm 10
điều khoản. Phía Nguyễn Ánh cam kết nhượng bộ cho nước Pháp quyền sở hữu
cảng Hội An, đảo Côn Lôn, cho Pháp độc quyền buôn bán và truyền đạo ở Việt
Nam, cam kết gửi binh lính, lương thực, tàu chiến, và mọi trang bị khi Pháp
đánh nhau với một nước khác. Phía Pháp hứa giúp Nguyễn Ánh khôi phục lại
đất đai cai trị, giúp 4 tàu chiến, 1.650 binh lính và vũ khí trang bị.
Hiệp ước Vecxây được ký kết xâm phạm nghiêm trọng độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên do cách mạng tư sản Pháp
1789 nổ ra, hiệp ước Vecxây không được thực hiện, nhưng ý đồ xâm lược Việt
Nam của Pháp vẫn không dừng lại.
1.1.2. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
Năm 1812, Napôlêông I cho nghiên cứu lại Hiệp ước Vecxây để tìm cớ
can thiệp vào Việt Nam. Năm 1818, Lui XVIII cử phái đoàn sang Việt Nam

yêu cầu Gia Long nhượng cho Pháp cửa biển Đà Nẵng và đảo Côn Lôn.
Năm 1819, Anh chiếm Xingapo, sau đó cử sứ thần đến Huế yêu cầu mở
cửa biển cho Anh vào buôn bán (1822). Pháp đã bị Anh gạt ra khỏi Ấn Độ,
không khỏi lo lắng lại sẽ bị mất thị trường Việt Nam. Những năm 30 thế kỷ
XIX, Pháp tiến nhanh trên con đường đại công nghiệp. Nhưng địch thủ của
Pháp là Anh thì đã bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp trước Pháp nửa thế kỷ.
Cuối những năm 30, Anh đã sẵn sàng cuộc tiến công vào lục địa Trung Quốc.
Trước tình hình đó, Pháp càng ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam.
Tập đoàn phong kiến Nguyễn không phải là không hay biết gì về ý đồ
xâm lăng của Pháp, nhưng họ không đủ năng lực để bảo vệ chủ quyền và lợi ích
dân tộc. Đầu thế kỷ XIX, các giáo sĩ của Hội truyền giáo nước ngoài Pháp
Lại Thị Hương

Page 8


Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại
không dừng lại ở những hoạt động điều tra gián điệp như thế kỷ trước, mà đã
tiến thêm một bước can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Chúng ủng
hộ một số viên đại thần đã vận động cho con trai Đông cung Cảnh lên nối ngôi
Gia Long, khuyến khích sự chống đối của Lê Văn Duyệt với Minh Mệnh, kích
động sự bất mãn của Hồng Bảo – con trưởng của Thiệu Trị - để gây ra vụ âm
mưu bạo động chống Tự Đức (1848). Mưu đồ của chúng là tìm con bài dự trữ
cho Pháp, trước mắt là cô lập triều đình Huế. Lợi dụng sự bất mãn của nhân dân
ta với triều Nguyễn, chúng xen vào nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân mong
muốn gây ảnh hưởng trong quần chúng và đánh lạc hướng về những hành động
chuẩn bị chiến tranh xâm lược của Pháp.
Hội truyền giáo nước ngoài tập trung hoạt động vào các giáo dân, kích
động một số giáo dân lạc hậu để gây hận thù giữa giáo và lương. Chúng lường
gạt bằng thần quyền và ép buộc một số con chiên làm việc do thám cho chúng.

Chúng xúi giục giáo dân vi phạm luật lệ của triều đình, tạo ra những vụ rối
loạn. Chúng chủ trương làm ruỗng nát xã hội Việt Nam từ bên trong nhằm chia
rẽ nội bộ dân tộc ta, hòng thủ tiêu tinh thần kháng chiến của nhân dân Việt Nam
trước khi Pháp đem quân sang.
Rơi vào cái bẫy khiêu khích của Pháp, triều đình Huế ra các sắc chỉ cấm
đạo. Bọn gián điệp đội lốt giáo sĩ nắm lấy cơ hội này đẩy mạnh việc chia rẽ
mâu thuẫn giữa giáo và lương. Đồng thời với những hoạt động can thiệp, phá
hoại về chính trị, thực dân Pháp tiến hành những vụ khiêu khích về quân sự.
Ngày 31/8/1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam với lí do triều đình
Huế ngược đãi các giáo sĩ và cự tuyệt không nhận quốc thư của Pháp đòi tự do
buôn bán.
1.1.3. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858 đến 1873
* Cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng
Sáng sớm 1/9/1858, chiến thuyền của liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ
súng tấn công cảng biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam. Trong hành động này, tư bản Tây Ban Nha cũng hùa theo Pháp vì muốn
chia sẻ quyền lợi.
Kế hoạch của chúng là đánh chiếm nhanh Đà Nẵng, rồi dùng Đà Nẵng
làm bàn đạp đánh kinh thành Huế, buộc triều đình đầu hàng. Nhưng vừa đổ bộ
Lại Thị Hương

Page 9


Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại
lên bán đảo Sơn Trà, quân Pháp đã vấp phải sức kháng cự mạnh mẽ của quân
đội triều đình.
Trên mặt trận Đà Nẵng, ngay khi chiến sự xảy ra, đã có nhiều đội quân
nông dân kéo tới phối hợp với quân triều đình đánh giặc. Sau 5 tháng bị giam
chân tại chỗ, khó khăn ngày thêm chồng chất, liên quân Pháp-Tây Ban Nha

phải rút phần lớn khỏi Đà Nẵng, xuống tàu đi vào Nam, mở mặt trận mới ở Gia
Định (2/1859). Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của địch tại Đà Nẵng đã
thất bại.
* Cuộc kháng chiến ở Gia Định (1858-1859)
Bị sa lầy ở mặt trận Đà Nẵng, thực dân Pháp phải thay đổi kế hoạch xâm
lược dựa vào ưu thế cơ động của hải quân, tướng Pháp là Đờ Giơnui quyết định
đem quân vào đánh Gia Định. Gia Định có nhiều sông ngòi, thuận tiện cho
thuyền đi lại, lại là vựa lúa, hậu cần tại chỗ rất tốt cho quân đội viễn chinh.
Đánh Lục tỉnh sẽ cắt nguồn tiếp tế lúa gạo của triều đình Huế, phá uy tín của
triều đình Huế đối với Campuchia và Xiêm, khiến cho hai nước này nhân đó
chống lại Việt Nam.
Ngày 12/7, quân Pháp đổ bộ. Thành Gia Định bị thất thủ. Hộ đốc Võ
Duy Ninh chạy về huyện Phước Lộc và tự sát. Án sát Lê Từ cũng tự sát. Pháp
đoạt được 200 khẩu đại bác và rất nhiều vũ khí, lúa gạo, tiền bạc.
Tháng 4/1859, cuộc chiến tranh của Pháp liên minh với Ý chống Áo
bùng nổ, Pháp không thể chi viện cho cuộc chiến tranh xâm lược miền Đông
lục tỉnh. Cùng lúc đó, quân Pháp trên mặt trận Đà Nẵng lại nguy khốn vì
thương vong và dịch bệnh. Tiến thoái lưỡng nan, Đờ Giơnui để lại gần 1.000
quân cho một tên đại tá cầm giữ Gia Định. Ngày 20/4/1859, y đem một đại bộ
phận quân viễn chinh trở lại chiến trường Đà Nẵng. Dù đã chuẩn bị chu đáo, có
quân đội nhà nghề, có ưu thế về hoả lực và tính cơ động, Pháp phải từ bỏ chiến
lược đánh nhanh thắng nhanh ở Việt Nam.
* Thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (1859-1862)
Sáng ngày 10/2/1859, tàu chiến Pháp-Tây Ban Nha tập trung ở Vũng
Tàu, bắn phá các pháo đài phòng thủ của ta, mở đường ngược sông Cần Giờ.
Vấp phải sức kháng cự của quân dân ta ở hai bên bờ, tàu địch tiến rất chậm,
mãi đến ngày 16/2, chúng mới vượt được sông Bến Nghé vào đậu sát thành Gia
Định. Sáng hôm sau, quân địch bắt đầu cuộc tấn công, đến trưa thì chiếm xong
Lại Thị Hương


Page 10


Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại
thành Gia Định. Tháng 3/1860, Nguyễn Tri Phương được điều động từ Đà
Nẵng vào chỉ huy mặt trận Gia Định. Ông huy động quân dân xây dựng một hệ
thống phòng ngự kiên cố, lấy đại đồn Phú Thọ làm đại bản doanh, tập trung
quân sĩ, vũ khí và lương thực, đề phòng giặc đánh rộng ra.
Về phía Pháp, cuối tháng 2/1861, sau khi cùng các nước tư bản phương
Tây can thiệp vũ trang vào Trung Quốc, chúng dồn quân vào mặt trận Gia
Định, bắt đầu cuộc tấn công đồn Phú Thọ. Cuộc giao tranh diễn ra ác liệt,
không trụ nổi trước hoả lực địch, Nguyễn Tri Phương ra lệnh cho quân lính bỏ
Đại đồn Chí Hòa rút về phía sau cố thủ (25/2/1861). Thừa thắng, sau khi chiếm
xong Gia Định, quân Pháp đánh nóng ra nhiều nơi. Lần lượt ba tỉnh miền Đông
(Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và một tỉnh miền Tây Nam Kỳ (Vĩnh Long)
bị giặc đóng chiếm.
Nhưng phong trào chống Pháp của nhân dân ta không lúc nào ngớt. Với
lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta ở miền Nam luôn tìm cách đánh giặc, tiêu
biểu nhất là cách đánh pháo thuyền, một phương tiện chiến tranh lợi hại thời
bấy giờ.
Cuối năm 1861, tiếp theo trận đánh của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực
đốt cháy tàu Étpêrăng trên sông Nhật Tảo, nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ bùng
nổ, nhiều trung tâm kháng chiến hình thành, tiêu biểu nhất là căn cứ Gò Công
(Gia Định) của Trương Định.
* Hiệp ước năm 1862
Cho đến giữa năm 1859, ở châu Âu, quân Pháp chưa rút khỏi cuộc chiến
tranh với Áo trên đất Ý. Ở châu Á, hiệp ước Thiên Tân (1858) kí với Pháp chưa
được triều đình Bắc Kinh thi hành. Ở Việt Nam, quân Pháp vẫn sa lầy ở Đà
Nẵng. Vì thế, tháng 6/1859, Pháp đề nghị ngừng bắn trong ba tháng để thương
thuyết. Điều kiện giảng hoà của Pháp là được tự do truyền đạo, tự do buôn bán,

và có một lãnh sự quán để đảm bảo thi hành hiệp ước. Chúng muốn thương
thuyết trên thế mạnh nên vẫn cho tàu chiến bắn phá dọc bờ biển Bình Định,
Quảng Bình, Quảng Trị. Chúng vừa đánh vừa dò thái độ của triều đình Huế và
chờ cơ hội mới.
Trong triều đình Huế, có phái chủ hoà, có phái chủ chiến, có phái không
hoà không chiến. Phái chủ chiến yếu ớt, phái chủ hoà chiếm ưu thế.
Lại Thị Hương

Page 11


Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại
Trong năm 1862, phong trào nhân dân chống Pháp dâng cao ở các quận,
huyện và thị trấn thuộc hai tỉnh Gia Định và Định Tường. Tình hình đó làm cho
địch hết sức hoang mang, lo sợ. Chính lúc đó, triều đình Huế kí điều ước ngày
5/6/1862, cắt ba tỉnh miền Đông và đảo Côn Lôn cho Pháp. Cùng với những
nhượng bộ nặng nề khác, như mở cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho tư
bản Pháp tự do buôn bán, bồi thường cho Pháp 4 triệu đồng chi phí. Mục đích
của triều đình Huế là muốn sớm bắt tay với thực dân Pháp để có thể rảnh tay
đối phó với phong trào nông dân miền Bắc đang trên đà phát triển.
* Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ (1867)
Sau Hiệp ước 1862, thực dân Pháp chiếm được ba tỉnh miền Đông và đảo
Côn Lôn, chúng thực hiện tiếp âm mưu chiếm ba tỉnh miền Tây, nhiều lần đưa
thư đòi triều đình giao nộp ba tỉnh này cho chúng.
Sáng 20/6/1867, lấy cớ triều đình Huế bí mật ủng hộ nghĩa quân miền
Đông chống Pháp, thực dân Pháp kéo tới dàn trận trước thành Vĩnh Long, đưa
thư đòi nộp thành. Phan Thanh Giản đại diện triều đình ở miền Tây đã nộp
thành Vĩnh Long cho chúng, sau đó còn ra lệnh cho các quan cầm đầu hai tỉnh
An Giang và Hà Tiên cũng phải làm theo. Như vậy, chỉ trong vòng 5 ngày (từ
20 đến 24/6/1867), thực dân Pháp đã chiếm gọn ba tỉnh miền Tây mà không

gặp một sự chống cự nào của quân triều đình Huế.
Nhưng ngay sau đó, phong trào nhân dân kháng chiến chống Pháp dâng
cao mạnh mẽ ở ba tỉnh miền Tây. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Phan TamPhan Ngũ với trung tâm Ba Trì (Bến Tre), hoạt động mạnh dọc theo sông Cửu
Long cuối 1867; cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực – người anh hùng
nông dân với chiến công Nhật Tảo (10/12/1861), cuộc khởi nghĩa Long Trì của
Nguyễn Hữu Huân (1875)…
Phong trào chống Pháp của nhân dân miền Nam dấy lên từ miền Đông,
sau đó lan rộng ra toàn miền, khiến cho kẻ thù khiếp sợ. Cuối cùng, do triều
đình cố tình bỏ rơi, tìm cách ngăn cản, thậm chí tiếp tay cho Pháp đàn áp phong
trào, các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại. Nhưng phong trào chỉ tạm lắng
xuống để đến khi có thời cơ thuận lợi sẽ bùng nổ trở lại. Đúng như lời Nguyễn
Trung Trực đã dõng dạc tuyên bố trước kẻ thù: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ
nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
1.1.4. Chống Pháp đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ (1873 – 1883)
Lại Thị Hương

Page 12


Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại
* Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873 – 1874)
Miền Bắc Việt Nam là miền đông dân cư, nhiều sản vật, nguyên liệu, là
một thị trường quan trọng đối với chủ nghĩa tư bản phương Tây, lại kề với
Trung Quốc, nơi các nước tư bản Âu Mĩ đang đua nhau chia quyền lợi. Đặc
biệt, miền Bắc có con sông Hồng là đường thủy ngắn nhất, thuận lợi nhất nối
liền biển Đông với vùng Hoa Nam, vùng rộng lớn mà Anh, Pháp, Mĩ, Đức đang
tranh giành ảnh hưởng. Với vị trí chiến lược của miền Bắc, bọn thực dân ở Sài
Gòn âm mưu xúc tiến kế hoạch xâm lược.
Pháp đã dùng tên lái buôn Đuypuy với nhiệm vụ khai phóng dòng sông
Hồng và khiêu khích triều đình Huế. Dựa vào thế lực quân Pháp, Đuypuy tự

tiện xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Trong năm 1872-1873, y liên tiếp gây ra
những vụ khiêu khích, thậm chí cướp phá ở Hà Nội, bắt thuyền bè của nhân
dân, đánh đồn canh của quân đội triều đình ở ven sông Hồng.
Đối sách của triều đình Huế là hoà nghị. Mỗi lần giặc tới là mỗi lần triều
đình Huế lùi bước. Triều đình Huế gửi thư cho nhà cầm quyền Pháp ở Nam Kỳ
yêu cầu giải quyết vụ Đuypuy. Chớp thời cơ đó, ngày 11/10/1873, Thống đốc
Nam Kỳ là Đuyprê phái thiếu tá hải quân Gácniê mang 180 quân ra Bắc, bề
ngoài là “dàn xếp” công việc giải quyết vụ Đuypuy, nhưng bên trong là kiếm
cớ can thiệp sâu vào Bắc Kỳ.
Đầu tháng 11/1873, vừa đặt chân lên Hà Nội, hội quân với Đuypuy,
Gácniê cho quân nổ súng thị uy, đòi khai phóng sông Hồng… Sáng 9/11,
Gácniê gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hà Nội đòi nộp thành. Tổng đốc Hà Nội
là Nguyễn Tri Phương đã cự tuyệt. Mờ sáng 20/11, với lực lượng 300 quân và
11 khẩu đại bác đặt trên hai tàu chiến, Gácniê hạ lệnh nổ súng tấn công thành
Hà Nội. Nguyễn Tri Phương bị trọng thương trong khi chỉ huy chiến đấu. Pháp
bắt giữ rồi cố chạy chữa vết thương cho ông hòng mua chuộc về sau, nhưng
ông đã nhịn ăn và tự vẫn. Sau khi chiếm xong thành Hà Nội, thừa cơ triều đình
Huế tự hãm mình trong thế bị động thương thuyết, quân Pháp nhanh chóng mở
cuộc đánh chiếm các tỉnh thành Hưng Yên, Hải Dương, Phủ Lý, Ninh Bình,
Nam Định trong vòng một tháng. Nhưng ngay từ đầu cuộc đánh chiếm, chúng
đã gặp phải sức kháng cự quyết liệt của quân dân Hà Nội và khắp nơi trên miền
Bắc.
Lại Thị Hương

Page 13


Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại
Quân dân Hà Nội đã đứng lên tự động vũ trang, tiến hành những hoạt
động đốt phá, những đợt đột kích vào quân địch. Quân ta ở nhiều nơi trên miền

Bắc cũng đã nổi lên vây đánh địch, tiêu biểu nhất là chiến thắng Cầu Giấy lần
1. Gácniê và nhiều binh sĩ Pháp bị giết tại trận, số còn lại tháo chạy về thành.
Trận Cầu Giấy làm cho quân Pháp ở Hà Nội và các tỉnh rất hoảng sợ,
muốn bỏ thành chạy. Bọn thực dân hiếu chiến ở Nam Kỳ cũng hốt hoảng. Còn
quân dân ta ở các nơi thì vô cùng phấn khởi, sẵn sàng xông lên quét sạch quân
giặc. Nhưng triều đình Huế hèn nhát, bỏ lỡ thời cơ, đã không dám hiệu triệu
quan quân thừa thắng xông tới, lại ra lệnh cho Hoàng Tá Viêm lui binh, rút
quân Lưu Vĩnh Phúc lên mạn ngược, tạo không khí thuận lợi để tiếp tục cuộc
thương thuyết với Pháp. Kết quả là một điều ước được kí kết ngày 15/3/1874
tại Sài Gòn, với những điều khoản rất có hại cho ta. Triều đình Huế chính thức
thừa nhận chủ quyền của Pháp ở cả 6 tỉnh Nam Kỳ, nền ngoại giao Việt Nam lệ
thuộc Pháp, cam kết mở cửa sông Hồng, thành phố Hà Nội, mở các cửa biển
Thị Nại (Quy Nhơn), Ninh Hải (Hải Phòng). Tại các nơi đó, người Pháp được
tự do mua bán, mở mang công nghệ; Pháp có quyền đặt lãnh sự, có quân lính
bảo vệ.
Điều ước Giáp Tuất 1874 đánh dấu bước mới trong quá trình đầu hàng
của triều Nguyễn, làm cho nhân dân cả nước hết sức phẫn nộ.
* Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai (1882-1883)
Với điều ước 1874, Pháp đã chiếm được Nam Kỳ, nhưng vẫn không đáp
ứng đòi hỏi của chúng là phải chiếm được toàn bộ Việt Nam. Trong tháng
3/1882, viện cơ triều đình Huế “vi phạm” điều ước Giáp Tuất 1874, Thống đốc
Nam Kỳ phái đại tá Rivie mang 400 quân cùng 2 pháo thuyền ra Bắc. Đầu
tháng 4/1882, vừa đặt chân lên Hà Nội, Rivie đã giở trò khiêu khích ta.
Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu một mặt tích cực tổ chức phòng thủ,
mặt khác cấp báo về Huế xin tăng viện, đặc biệt xin điều quân Hoàng Tá Viêm
về phối hợp chống giặc. Nhưng Tự Đức không tán thành, cho phòng thủ như
vậy là không phải lúc, địch sẽ lấy cớ gây sự thêm.
Mờ sáng 25/4/1882, Rivie gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu đòi nộp thành.
Hạn trả lời thư chưa hết, y đã ra lệnh nổ súng đánh thành. Quan quân ta kiên
quyết chống lại. Cuộc chiến đấu đang diễn ra ác liệt thì bỗng nhiên kho thuốc

đạn trong thành bốc cháy làm cho quan quân Hoàng Diệu dao động, hàng ngũ
Lại Thị Hương

Page 14


Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại
rối loạn. Thừa cơ đó, quân Pháp đột nhập chiếm thành. Đại quân ta tan rã,
Hoàng Diệu tuẫn tiết. Quân Pháp tràn vào chiếm thành.
Sau khi chiếm xong thành Hà Nội lần hai, một lần nữa thừa cơ triều đình
Huế tự hãm mình vào thế bị động thương thuyết, nhất là sau khi nhận thêm viện
binh, quân Pháp mở rộng đánh chiếm nhiều tỉnh thành vùng đồng bằng, đến
thành Nam Định thì dừng lại. Trước đó, vào tháng 3/1883, Pháp đã chiếm vùng
mỏ than Hồng Gai và Quảng Yên đang bị tư bản Anh dòm ngó.
Hành động ngang ngược của Rivie làm cho quân dân ta vô cùng căm
giận. Vòng vây của quân dân ta xiết chặt quanh Hà Nội. Nhiều quan lại chủ
chiến đưa ra một số kế hoạch đối phó tích cực trong lúc triều đình vẫn không có
một chủ trương kế hoạch rõ ràng.
Đầu năm 1883, quân Pháp ở Hà Nội bị các đạo quân của ta uy hiếp dữ
dội. Rivie tìm cách đối phó. Mờ sáng 19/5/1883, y chỉ huy đoàn quân từ nội
thành tiến lên hướng Sơn Tây. Khi đến Cầu Giấy thì bị quân Hoàng Tá Viêm
và Lưu Vĩnh Phúc chặn đánh. Cuộc giao chiến diễn ra rất ác liệt, chỉ trong chớp
nhoáng (từ 5 giờ đến 7 giờ sáng) Rivie và nhiều binh sĩ Pháp bị giết tại trận, số
còn lại tháo chạy về thành.
Chiến thắng Cầu Giấy lần hai làm cho quân dân cả nước ta vô cùng phấn
khởi, sẵn sàng xông lên tiêu diệt địch. Còn bọn Pháp thì hết sức hoang mang, lo
sợ. Trong khi đó, triều đình Huế vẫn tiếp tục hãm mình trong thế bị động, nuôi
ảo tưởng sau trận này Pháp sẽ điều đình lại.
1.1.5. Pháp đánh chiếm Huế. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng
hoàn toàn thực dân Pháp (1883-1884)

Hạ được thành Hà Nội lần thứ hai (4/1882), Pháp vẫn không tin có khả
năng giữ được thành, bèn đưa ra thủ đoạn ngoại giao sẽ trả thành nếu triều đình
Huế chịu kí một điều ước mới. Trước sự tráo trở của Pháp, nhất là trước lòng
dân sục sôi muốn đánh, triều đình cũng nghĩ đến việc đối phó, nhưng lại bằng
cách cử người sang cầu cứu nhà Thanh.
Đáp ứng lời cầu cứu của nhà Nguyễn, nhà Thanh mang quân sang chốt
giữ nhiều nơi ở miền Bắc nước ta như Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc
Ninh, nhưng không phải để cứu nhà Nguyễn mà để chia xẻ Bắc Kỳ với Pháp.
Lợi dụng việc Rivie bị giết trong trận Cầu Giấy lần thứ hai, thực dân
Pháp đẩy mạnh ý đồ xâm lược. Một khoản ngân sách lớn gồm 5 triệu frăng
Lại Thị Hương

Page 15


Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại
được Quốc hội Pháp thông qua, một đạo quân đông 4000 tên với nhiều tàu
chiến được gửi sang Việt Nam. Giữa tháng 7/1883, bọn chỉ huy Pháp họp tại
Hải Phòng, bàn kế hoạch tấn công mới. Đúng lúc đó, Tự Đức mất, triều đình
Huế rơi vào tình trạng chia rẽ lục đục trong vấn đề tôn vương, vì Tự Đức không
có con.
Chớp thời cơ, thực dân Pháp đánh thẳng vào Huế buộc triều đình đầu
hàng. Sáng 18/8/1883, hạm đội Pháp do đô đốc Cuốcbê chỉ huy tiến vào cửa
Thuận An, đưa tối hậu thư buộc triều đình giao tất cả các pháo đài phòng thủ bờ
biển cho chúng. Quân ta kháng cự quyết liệt, cuộc đấu pháo kéo dài trong ba
ngày liền, tới chiều ngày 20/8, quân Pháp mới đổ bộ được lên Thuận An.
Được tin Thuận An mất vào tay Pháp, triều đình Huế vội xin đình chiến.
Cao uỷ Pháp là Hácmăng đã buộc triều đình Huế kí vào bản điều ước đã được
thảo sẵn theo các điều kiện của chúng ngày 25/8/1883 (điều ước Hácmăng).
Đây là hiệp ước đầu hàng hoàn toàn, thừa nhận Pháp đặt quyền thống trị trên

toàn bộ đất nước Việt Nam. Hiệp ước gồm 27 điều khoản, nội dung quy định
triều đình Huế thừa nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, còn lại đặt dưới chế
độ “bảo hộ” của Pháp. Đất nước ta bị chia cắt làm ba kì: Nam Kỳ là xứ thuộc
Pháp, Trung Kỳ theo chế độ nửa bảo hộ, Bắc Kỳ theo chế độ bảo hộ của Pháp.
Bản hiệp ước này đã tước bỏ hoàn toàn quyền ngoại giao của triều đình Huế, kể
cả với Bắc Kinh, thủ tiêu ý đồ của Mãn Thanh định dùng Huế để mặc cả với
Pháp.
Vì hiệp ước Hácmăng không được Quốc hội Pháp thông qua nên ngày
6/6/1884, Pháp làm một hiệp ước mới, đưa cho triều đình Huế kí nhận. Hiệp
ước này còn gọi là hiệp ước Patơnốt gồm 19 điều khoản. Nội dung căn bản
giống hiệp ước 1883. Nước Pháp sẽ thay mặt cho triều đình Huế trong mọi
quan hệ đối ngoại… Hiệp ước ngày 6/6/1884 đã xác lập quyền đô hộ lâu dài và
chủ yếu của Pháp ở Việt Nam. Đến đây, nhà nước phong kiến Nguyễn đã đầu
hàng hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược.
1.2. Phong trào Cần Vƣơng - Khuynh hƣớng cứu nƣớc GPDT theo hệ tƣ
tƣởng phong kiến và sự bất lực của nó trƣớc yêu cầu lịch sử dân tộc (18851896)
1.2.1. Cuộc nổi dậy của phái chủ chiến ở kinh thành Huế năm 1885
Lại Thị Hương

Page 16


Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại
Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến trong triều đình Huế vẫn
nuôi hy vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện. Dựa vào ý chí
của nhân dân yêu nước và các quan lại chủ chiến tại các địa phương, Tôn Thất
Thuyết (Thượng thư Bộ binh, thành viên Hội đồng phụ chính) ra sức xây dựng
lực lượng, tích trữ lương thực, khí giới… Ông còn thẳng tay trừng trị những kẻ
thân Pháp và đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi).
Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết, thực dân

Pháp lo sợ. Chúng tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến. Tình hình hết sức
căng thẳng.
Đêm mồng 4 rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân
Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá. Quân Pháp nhất thời rối loạn. Sau khi
củng cố tinh thần, chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên
đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người
dân vô tội đã bị giết hại.
Trong cảnh hỗn chiến, Tôn Thất Thuyết nhanh chóng bí mật đưa vua
Hàm Nghi trốn ra căn cứ Tân Sở. Đoàn hộ tống xa giá nhà vua vừa rời khỏi
Hoàng thành, Cuôcxi liền cho quân chiếm Đồng Hới và Quảng Nam để chặn
đầu khoá đuôi, không cho đoàn quân chạy thoát ra Bắc hay vào Nam.
Tại Tân Sở, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu
Cần Vương lần thứ nhất (13/7/1885), nêu lại sự biến kinh thành, vạch rõ tội ác
của thực dân Pháp và kêu gọi văn thân, sĩ phu cùng nhân dân cả nước kiên
quyết đứng lên đánh Pháp.
1.2.2. Phong trào Cần Vương
Hưởng ứng chiếu Cần Vương, một phong trào yêu nước chống xâm
lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỷ XIX, được gọi là phong trào
Cần Vương. Về diễn biến của phong trào, có thể chia thành hai giai đoạn: 18851888 và 1888-1896. Ở giai đoạn 1, phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động
nhất là các tỉnh Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Trong giai đoạn này, phong trào bị chi
phối bởi tư tưởng trung quân ái quốc. Tháng 11/1888, nhờ có tay sai dẫn
đường, quân Pháp vào được nơi ở của nhà vua, bắt và đưa Hàm Nghi đi đày
sang Angiêri. Tuy Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào Cần Vương vẫn được
duy trì và dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ
tổ chức cao hơn trong giai đoạn 1889-1896. Các cuộc khởi nghĩa do các văn
Lại Thị Hương

Page 17



Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại
thân lãnh đạo trong giai đoạn này đều hướng tới việc khôi phục độc lập và chế
độ phong kiến.
* Phong trào văn thân sĩ phu hưởng ứng chiếu Cần Vương
Bộ phận văn thân, sĩ phu yêu nước bao gồm cả những trí thức phong
kiến và những quan lại yêu nước (đương quyền hay đã về hưu). Trong quan
niệm của họ, nước phải gắn với vua, với chế độ phong kiến. Do đó yêu nước
phải trung vua, “trung quân ái quốc”, duy trì chế độ cũ. Nhưng từ khi Pháp xâm
lược, trước thái độ hèn nhát, đầu hàng của triều đình, họ tỏ thái độ căm ghét,
uất hận.
Sau cuộc nổi dậy ở kinh thành (7/1885) thất bại, rồi vua Hàm Nghi xuất
bôn, hạ chiếu Cần Vương, các văn thân, sĩ phu yêu nước mới thực sự tham gia
chống Pháp đông đảo và quyết liệt. Họ là đối tượng kêu gọi ứng nghĩa trước
tiên, lúc này “ái quốc” mới thực sự gắn với “trung quân”, điều mà trước đó khó
xảy ra đối với những ông vua phản động.
Phong trào Cần Vương kéo dài 12 năm (1885-1896), nổ ra trên phạm vi
rộng lớn, từ cực Nam Trung Bộ chạy dài tới biên giới Việt-Trung, lan rộng tới
biên giới Việt-Lào.
Giai đoạn 1: phong trào diễn ra mang tính chất phát triển bề rộng (diện)
và Quảng Bình trở thành trung tâm lãnh đạo. Nơi có đại bản doanh của vua
Hàm Nghi và có các lực lượng mạnh như Hoàng Phúc ở Nam Quảng Bình; Lê
Trực, Nguyễn Phạm Tuân ở Bắc Quảng Bình...
Giai đoạn 2: phong trào chuyển sang phát triển theo chiều sâu (điểm),
với những cuộc khởi nghĩa lớn.
+ Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
Ba Đình thuộc huyện Nga Sơn (Thanh Hoá). Lợi dụng địa hình của ba
làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê, những người lãnh đạo phong trào Cần
Vương ở Thanh Hoá đã cho xây dựng ở đây một chiến tuyến phòng thủ kiên cố.
Chỉ huy cứ điểm là Phạm Bành và Đinh Công Tráng. Nghĩa quân gồm cả người
Thái, Mường, Kinh… cùng tham gia.

Cuộc chiến đấu bắt đầu quyết liệt từ tháng 12/1886 đến đầu tháng
1/1887. Khi giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ, nghĩa quân đã anh
dũng cầm cự trong suốt 34 ngày đêm, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của giặc. Cuối
cùng, để chấm dứt cuộc vây hãm, quân giặc liều chết xông vào. Chúng phun
Lại Thị Hương

Page 18


Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại
dầu thiêu trụi các luỹ tre, triệt hạ và xoá tên ba làng trên bản đồ hành chính.
Nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao, thuộc miền Tây Thanh Hoá,
tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian rồi tan rã.
+ Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
Ngay từ năm 1883, ở vùng Bãi Sậy (Hưng Yên) đã diễn ra các hoạt
động của nghĩa quân dưới sự lãnh đạo của Đinh Gia Quế. Năm 1885, hưởng
ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, phong trào kháng Pháp ở đây lại
bùng lên mạnh mẽ. Người đứng đầu cuộc khởi nghĩa này là Nguyễn Thiện
Thuật. Ông từng làm Tán tương quân vụ tỉnh Hải Dương. Khi triều đình kí hiệp
ước 1883, Nguyễn Thiện Thuật trở về quê mộ quân, lập căn cứ kháng chiến.
Dưới quyền ông còn có các tướng lĩnh khác, hoạt động trên nhiều địa bàn khác
nhau.
Dựa vào vùng lau sậy um tùm và đầm lầy thuộc các huyện Văn Lâm,
Văn Giang, Khoái Châu…, nghĩa quân đã xây dựng căn cứ kháng chiến và triệt
để áp dụng chiến thuật du kích đánh địch. Trong những năm 1885-1889, thực
dân Pháp phối hợp với lực lượng tay sai do Hoàng Cao Khải cầm đầu, mở cuộc
tấn công quy mô vào căn cứ nhằm tiêu diệt nghĩa quân. Sau những trận công
phá liên tiếp, lực lượng nghĩa quân bị suy giảm và rơi vào thế bị bao vây, cô
lập. Đến cuối năm 1889, Nguyễn Thiện Thuật sang Trung Quốc, phong trào
tiếp tục một thời gian rồi tan rã.

+ Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa là Phan Đình Phùng. Ông từng
làm quan Ngự sử trong triều đình Huế. Do cương trực, thẳng thắn, dám phản
đối việc phế lập của phe chủ chiến nên ông đã bị cách chức, đuổi về quê. Tuy
vậy, năm 1885, ông vẫn hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm Nghi và Tôn Thất
Thuyết, đứng ra mộ quân khởi nghĩa và trở thành thủ lĩnh có uy tín nhất trong
phong trào Cần Vương ở Nghệ -Tĩnh.
Bên cạnh Phan Đình Phùng còn có nhiều tướng lĩnh tài ba khác, tiêu
biểu là Cao Thắng. Từ năm 1885 đến 1888, nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện,
xây dựng công sự, rèn đúc khí giới và tích trữ lương thực… Lực lượng nghĩa
quân được chia thành 15 quân thứ (đơn vị). Mỗi quân thứ có từ 100 đến 500
người, phân bố trên địa bàn 4 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Họ đã tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.
Lại Thị Hương

Page 19


Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại
Từ 1888 đến 1895 là thời kỳ chiến đấu của nghĩa quân. Dựa vào vùng
rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ,
nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch. Để đối phó, thực
dân Pháp tập trung binh lực và xây dựng một hệ thống đồn bốt dày đặc nhằm
bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời, chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô
vào Ngàn Trươi, là căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa.
Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực
lượng suy yếu dần. Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh, ngày
28/12/1895, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian rồi tan rã. Khởi
nghĩa Hương Khê, cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất bị thất bại, đồng thời cũng
chấm dứt phong trào của văn thân, sĩ phu hưởng ứng chiếu Cần Vương.

Khởi nghĩa Hương Khê được xem là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất
trong phong trào Cần Vương vì:
- Đây là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất trong tất cả các cuộc khởi nghĩa,
hơn 10 năm.
- Cuộc khởi nghĩa có địa bàn rộng khắp 4 tỉnh Trung bộ.
- Cuộc khởi nghĩa có căn cứ rộng khắp, căn cứ chính là Hương Khê.
- Cuộc khởi nghĩa được chuẩn bị tương đối chu đáo: chế được súng
trường, tích trữ lương thực, đào đắp công sự liên hoàn...
- Mở được nhiều cuộc tấn công quy mô lớn.
Nhận xét: + Yêu cầu của lịch sử dân tộc cuối thế kỷ XIX
Cuối thế kỷ XIX, các nước phương Tây đã kết thúc những cuộc cách
mạng công nghiệp. Chủ nghĩa tư bản thế giới đang ở giai đoạn phát triển cao
nhất, từ giai đoạn tự do cạnh tranh tiến lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Cuộc
chạy đua của tư bản phương Tây xâm chiếm các nước phương Đông đã ở giai
đoạn cuối. Trong cuộc chạy đua ấy, thực dân Pháp đã hoàn thành cuộc xâm
lược Việt Nam.
Ngày 6/6/1884, đại diện của triều đình Huế và nội các Pháp đã ký hiệp
ước Pa-tơ-nốt. Đây là văn kiện xác định quyền thống trị của thực dân Pháp trên
đất nước ta, đồng thời xác định vị trí tay sai của nhà nước phong kiến Nguyễn
đối với nền thống trị ấy. Nhà Nguyễn đã tự chấm dứt vĩnh viễn vị trí dân tộc và
vai trò dân tộc của nó.
Lại Thị Hương

Page 20


Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại
Sau hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp bước đầu tổ chức nền thống trị
mới. Để cai trị, thực dân Pháp vừa duy trì chế độ vua quan cổ truyền vừa nắm
cả giai tầng địa chủ nông thôn bằng cách bảo tồn chế độ làng xã...

+ Cứu nước và phát triển xã hội theo lập trường phong kiến cuối thế kỷ
XIX
- Kẻ thù là đế quốc Pháp và vua quan phong kiến đầu hàng. Nhiệm vụ là
chống đế quốc xâm lược và vua quan phong kiến đầu hàng. Mục tiêu là giành
độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền. Phương hướng là xây dựng một nhà
nước phong kiến, một xã hội phong kiến tiến bộ. Tính chất là phong kiến.
- Lãnh đạo là giai cấp phong kiến, cụ thể là tầng lớp văn thân sĩ phu yêu
nước.
- Lực lượng văn thân sĩ phu yêu nước và nhân dân ta, chủ yếu là nông
dân.
- Phương pháp đấu tranh: bạo động. Đây là phương pháp đấu tranh
truyền thống của giai cấp phong kiến. Phương thức hoạt động: bí mật và bất
hợp pháp. Con đường cứu nước này chưa thông qua hình thức tổ chức.
- Quy mô phong trào còn mang tính chất địa phương, đơn lẻ. Chưa có sự
phối hợp đấu tranh giữa các phong trào ở trong nước và thế giới.
+ Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1896) cũng là sự bất lực của
khuynh hướng cứu nước theo lập trường phong kiến, hay nói cách khác: giai
cấp phong kiến đã bị lịch sử dân tộc vượt qua. Sự thất bại của con đường cứu
nước này có thể xem xét ở một số điểm hạn chế của nó như sau:
- Xét từ trong bản thân nhà nước phong kiến đã bộc lộ nhiều hạn chế
không chỉ trên bình diện nhân loại mà ngay cả với lịch sử dân tộc.
- Về mục tiêu: khuynh hướng GPDT theo lập trường phong kiến mới
chỉ có ĐLT và chính quyền (nhiệm vụ dân tộc) mà chưa hề đề cập tới nhiệm vụ
dân chủ (đó là đánh đổ phong kiến, thực hiện người cày có ruộng, đem lại tự do
dân chủ cho nhân dân).
- Phương hướng tiến lên: xây dựng một nhà nước phong kiến cho dù là
tiến bộ, nhưng trong thực tế xã hội phong kiến trở thành một rào cản đối với sự
tiến hóa của lịch sử dân tộc cũng như thế giới, thậm chí đi vào phản động.

Lại Thị Hương


Page 21


Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại
- Phương thức đấu tranh chỉ có vũ trang bạo động là chưa đủ, chưa có
sự kết hợp nhiều hình thức đấu tranh (lực lượng vũ trang của ta yếu hơn nhiều
so với đối phương).
- Quy mô phong trào còn mang tính chất đơn độc, địa phương, chưa có
sự gắn kết trong nước với thế giới. Cùng với thời điểm lịch sử dân tộc từ bỏ con
đường cứu nước theo lập trường phong kiến thì cũng là lúc trên thế giới đang
diễn ra một trào lưu CMTS đã ảnh hưởng mạnh mẽ vào Việt Nam. Sự từ bỏ con
đường cứu nước theo lập trường phong kiến cuối thế kỷ XIX chuyển sang lập
trường cứu nước DCTS đầu thế kỷ XX ở nước ta không diễn ra căng thẳng gay
gắt mà tương đối êm thấm.
1.3. Phong trào nông dân Yên Thế
Bên cạnh phong trào văn thân, sĩ phu kháng chiến chống Pháp, hưởng
ứng chiếu Cần Vương (1885-1896) là phong trào nhân dân tự động đứng lên
chống Pháp.
Khác với phong trào Cần Vương nhằm “giúp vua cứu nước” đánh đuổi
giặc ngoại xâm, khôi phục chế độ cũ, phong trào nhân dân tự động nhằm đánh
đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ quyền lợi trước mắt: giữ đất, giữ làng, giữ bản…
Phong trào nổ ra khắp nơi trong cả nước, lan dần theo bước chân xâm lược của
thực dân Pháp, từ đồng bằng lên trung du, rồi thượng du. Khắp nơi trên đất
nước ta, không nơi nào không có những cuộc nổi dậy tự động của nhân dân.
Phong trào nhân dân tự động chống Pháp diễn ra cùng lúc với phong trào
Cần Vương, nên ít nhiều có quan hệ, chịu ảnh hưởng của phong trào Cần
Vương. Nhưng phong trào tự động không hoàn toàn phụ thuộc vào phong trào
Cần Vương, mà có tính độc lập, thể hiện ở sự chủ động nổ ra trước và kết thúc
sau phong trào Cần Vương. Tiêu biểu nhất là phong trào nông dân Yên Thế

(Bắc Giang). Đây là phong trào đấu tranh lớn nhất trong toàn bộ phong trào đấu
tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược trong gần 3 thập kỷ từ
cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX; là phong trào đấu tranh dài nhất, nổ ra
trước 1884 và kết thúc sau phong trào Cần Vương 1913.
* Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)
Yên Thế nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, có diện tích khoảng 40-50
2
km . Đây là vùng đất đồi, cây cối rậm rạp, địa hình hiểm trở. Tình hình kinh tế
nông nghiệp sa sút dưới thời Nguyễn đã khiến cho nhiều nông dân vùng đồng
Lại Thị Hương

Page 22


Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại
bằng Bắc Kỳ buộc phải rời quê hương đi tìm nơi khác sinh sống. Một số người
đã lên Yên Thế. Giữa thế kỷ XIX, họ bắt đầu lập làng, tổ chức sản xuất.
Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kỳ, Yên Thế trở
thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân
Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.
Trong giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ,
chưa có sự chỉ huy thống nhất. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm. Sau
khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành vị chỉ huy tối cao của phong
trào.
Giai đoạn 1893-1908 là thời kỳ nghĩa quân vừa chiến đấu vừa gây dựng
cơ sở. Nhận thấy tương quan lực lượng quá chênh lệch, Đề Thám phải tìm cách
giảng hoà với quân Pháp. Sau khi phục kích bắt được tên điền chủ người Pháp
là Sét-nay, Đề Thám đồng ý thả tên này với điều kiện Pháp phải rút quân khỏi
Yên Thế; Đề Thám được cai quản 4 tổng trong khu vực là Nhã Nam, Mục Sơn,
Yên Lễ và Hữu Thượng.

Thời gian giảng hoà không kéo dài vì ngay từ đầu địch đã ráo riết lập đồn
bốt, mở cuộc tấn công trở lại. Lực lượng của Đề Thám bị tổn thất, suy yếu
nhanh chóng. Để cứu vãn tình thế, Đề Thám phải chủ động xin giảng hoà lần
thứ hai (12/1897). Thực dân Pháp chấp nhận nhưng đưa ra những điều kiện
ngặt nghèo, buộc nghĩa quân phải thực hiện.
Từ 1897-1908, tranh thủ thời gian hoà hoãn, Đề Thám cho khai khẩn đồn
điền Phồn Xương, lo tích luỹ lương thực, xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn
sàng chiến đấu. Nhiều nhà yêu nước, trong đó Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh đã tìm lên Yên Thế, bắt liên lạc với Đề Thám.
Giai đoạn 1909-1913, sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội, phát hiện thấy
có sự dính líu của Đề Thám, thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn
công quy mô lên Yên Thế. Trải qua nhiều trận càn liên tiếp của địch, lực lượng
nghĩa quân hao mòn dần. Ngày 10/2/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan
rã.
Điểm khác nhau giữa phong trào Cần Vương và phong trào nông dân
Yên Thế

Lại Thị Hương

Page 23


Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại
- Phong trào Cần Vương gồm những cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu
Cần Vương với mục đích giúp vua cứu nước, hưởng ứng lời kêu gọi của triều
đình.
- Phong trào nông dân Yên Thế nhằm mục đích chống chính sách cướp
bóc, bình định của thực dân Pháp, các xóm làng của nông dân từ các nơi hội tụ
về sinh sống và chống lại các thế lực đe dọa từ bên ngoài. Có nghĩa là họ tự
mình đứng lên bảo vệ cuộc sống của mình, đó là phong trào mang tính tự phát

của nông dân. Chính vì thế, không thể xếp phong trào nông dân Yên Thế vào
phong trào Cần Vương.
Câu hỏi hướng dẫn học tập
1. Tại sao nói Việt Nam mất nước vào cuối thế kỷ XIX đi từ không tất yếu trở
thành tất yếu?
2. Phân tích hoàn cảnh ký kết và nội dung các bản Hiệp ước mà triều đình Huế
đã ký với thực dân Pháp (1862, 1874, 1883, 1884).
3. Những đặc điểm nổi bật của phong trào Cần Vương.
4. Phân tích nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của phong trào Cần Vương.

Lại Thị Hương

Page 24


Bài giảng Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại
CHƢƠNG 2. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ KHUYNH HƢỚNG TƢ
TƢỞNG GPDT THEO Ý THỨC HỆ DÂN CHỦ TƢ SẢN (8 tiết)
* Khái quát về khuynh hướng cứu nước theo lập trường tư sản đầu
thế kỷ XX
Đầu thế kỷ XX dấy lên khuynh hướng cứu nước mới: bạo động và cải
cách. Kẻ thù là đế quốc và phong kiến tay sai. Nhiệm vụ chống đế quốc và
phong kiến tay sai, mục tiêu là độc lập dân tộc và tự do dân chủ. Xu hướng là
xây dựng một xã hội mới tiến bộ TBCN.
Lãnh đạo là những sĩ phu yêu nước tiến bộ theo lập trường tư sản. Lực
lượng bao gồm những sĩ phu tư sản hóa, nhân dân, công dân tư sản.
Hình thức đấu tranh: bạo động kết hợp các hình thức đấu tranh khác.
Phương thức hoạt động: không chỉ có hoạt động bí mật, bất hợp pháp mà còn
có cả hoạt động công khai hợp pháp và bước đầu thông qua được các tổ chức.
Quy mô phong trào: khác với khuynh hướng cứu nước theo lập trường

phong kiến là quy mô toàn quốc, đã có sự phối hợp giữa các phong trào ở trong
nước và thế giới.
Nhận xét: Đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam trong một khuynh hướng cứu
nước tư sản nhưng lại phân hóa thành hai xu hướng bạo động và cải cách. Sự
phân hóa này chỉ diễn ra ở hơn một thập kỷ đầu, thời kỳ Phan Bội Châu và
Phan Châu Trinh còn hoạt động sôi nổi.
Hai xu hướng trong một khuynh hướng đều nảy sinh trên một nền tảng
yêu nước cho nên không đối lập nhau, mà hỗ trợ, bổ sung cho nhau, thúc đẩy
nhau cùng phát triển.
Hai xu hướng nhưng không có sự phân chia rõ nét. Giữa chúng có thể
chuyển hóa cho nhau, điều này là do đặc điểm: nước ta là nước thuộc địa nửa
phong kiến, một khi tư tưởng cải cách đã thâm nhập vào quần chúng thì nó có
thể chuyển thành phong trào bạo động như ở Trung Kỳ (1906-1907), hay chủ
trương của Phan Bội Châu lúc đầu là bạo động, nhưng về sau cũng kết hợp bạo
động với cải cách.
Sự nảy sinh của xu hướng cải cách theo khuynh hướng DCTS không dựa
trên cơ sở kinh tế xã hội có tính chất dân tộc đang nảy nở mà dựa cơ sở văn hóa
dân tộc đang đứng trước sự phá sản của chế độ phong kiến ở trong nước. Và
trong lúc phương Đông đang chuyển biến từ lập trường phong kiến sang lập
Lại Thị Hương

Page 25


×