Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Giáo trình phương pháp dạy học tiếng việt 3 ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.22 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON
========= o0o ========

GIÁO TRÌNH
(Lưu hành nội bộ)
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 3 Ở TIỂU HỌC
(Dành cho Đại học hệ chính quy)

Tác giả: Nguyễn Thị Nga

Năm 2017
Chuyên đề 1: BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT................................................ 4


MỤC LỤC
I. VÀI NÉT CHUNG VỀ HỌC SINH GIỎI VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN TIẾNG VIỆT ................................................................................................ 4
1. Quan niệm về học sinh giỏi Tiếng Việt............................................................ 4
2. Vị trí, ý nghĩa của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt...................... 4
3. Nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ......................................... 5
II. TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT ...................... 6
1. Phát hiện học sinh có khả năng trở thành học sinh giỏi môn Tiếng Việt .......... 6
2. Bồi dưỡng hứng thú học tập............................................................................. 7
3. Bồi dưỡng vốn sống....................................................................................... 10
4. Bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh........................................................ 12
5. Bồi dưỡng cảm thụ văn học ........................................................................... 16
6. Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về từ và câu ................................................ 22
7. Bồi dưỡng làm văn ........................................................................................ 34
CHUYÊN ĐỀ 2: HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN TIẾNG
VIỆT ........................................................................................................................ 38


1.1. Vị trí mục đích: .............................................................................................. 38
1.2. Nhiệm vụ ....................................................................................................... 38

2


LỜI NÓI ĐẦU
Bài giảng Phương pháp dạy học Tiếng Việt 3 ở tiểu học dùng để đào tạo sinh viên theo
chương trình Đại học Tiểu học hệ chính quy. Bài giảng thiết kế theo định hướng tăng
thực hành, giảm lý thuyết. Bài giảng gồm các vấn đề cốt lõi về Bồi dưỡng học sinh giỏi
môn Tiếng Việt, Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa trong môn Tiếng Việt ở Tiểu
học. Bài giảng nhằm giúp cho sinh viên cơ sở khoa học để rèn luyện, nâng cao năng lực
nghề nghiệp, chuyên môn. Bài giảng 2 chuyên đề:
Chuyên đề 1: Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt
Chuyên đề 2: Hoạt động ngoại khóa trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học
Tài liệu thiết kế theo chương trình chi tiết học phần, nhằm giúp sinh viên tích cực hoá
hoạt động, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Trên cơ sở bài giảng,
Giảng viên hướng dẫn sinh viên tự giám sát và đánh giá kết quả học tập. Cũng từ đó có
thể sử dụng tích hợp nhiều hình thức tổ chức dạy học và sử dụng các phương tiện dạy học
khác nhau (tài liệu in, băng hình…) giúp người học dễ nắm bắt tri thức và tạo được hứng
thú học tập.
Tài liệu được biên soạn mới, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc, đặc biệt là đội
ngũ giảng viên, sinh viên và giáo viên tiểu học trong tỉnh Quảng Bình. Xin trân trọng cảm
ơn.

3


Chuyênđề1:BỒIDƯỠNGHỌCSINHGIỎIMÔNTIẾNGVIỆT

I. VÀI NÉT CHUNG VỀ HỌC SINH GIỎI VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN TIẾNG VIỆT
1. Quan niệm về học sinh giỏi Tiếng Việt
Thế nào là học sinh giỏi Tiếng Việt ?
HSG môn Tiếng Việt ở Tiểu học (bao gồm cả TV và Văn học) trước hết phải là những
học sinh có niềm say mê, yêu thích văn chương và Tiếng Việt. Sự say mê ấy phải được biểu
hiện thường xuyên, liên tục và bằng ý thức tự giác trong học tập, như soạn bài cẩn thận chu
đáo, luôn chủ động tiếp thu kiến thức trong giờ học, đặc biệt phải thể hiện rõ ý thức trách
nhiệm trong các bài làm văn theo quy định của chương trình và những bài luyện tập, thực
hành rèn luyện kỹ năng mà giáo viên hướng dẫn. Sự say mê sẽ giúp các em chịu khó tìm tài
liệu để mở mang kiến thức. Và quan trọng hơn là nó giúp học sinh phát huy được trí tưởng
tượng, sự liên tưởng để sống sâu sắc hơn với những cái mình đã đọc, đã học.
HSG Tiếng Việt là những học sinh có những tư chất bẩm sinh, như tiếp thu nhanh, có
trí nhớ bền vững, có khả năng phát hiện vấn đề và có khả năng sáng tạo (có ý tưởng mới
trong bài làm).
HSG Tiếng Việt phải có vốn tri thức phong phú và hệ thống, thuộc nhiều thơ văn trong
và ngoài chương trình qua sự tìm đọc, tích luỹ; phải có sự hiểu biết càng nhiều càng tốt về
con người và xã hội.
Một trong những biểu hiện không thể thiếu và thường khó giấu của HSG là rất giàu
cảm xúc và thường nhạy cảm trước mọi vấn đề, trước cuộc sống. Biểu hiện thường thấy ở
những học sinh này là dễ vui nhưng cũng rất dễ buồn trước những vấn đề đặt ra trong tác
phẩm và nhất là do sự tác động qua lời giảng của giáo viên. Thường thì đây là những học
sinh sống rất tình cảm, thích gần gũi với thầy cô, bạn bè và với mọi người, hay bộc lộ quan
điểm tình cảm và chiều sâu nội tâm của mình thông qua cách phát biểu trực tiếp hoặc gián
tiếp qua các bài viết. Sự nhạy cảm ở các em luôn gắn liền sự thông minh và theo tôi thì sự
thông minh của HSG là sự thông minh của cả khối óc lẫn con tim.
HSG thường là những học sinh có vốn từ tiếng Việt khá dồi dào, biết sử dụng chính xác
chúng trong những trường hợp khác nhau. Thường những em HSG đều có khả năng diễn đạt
mượt mà, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, diễn đạt hàm súc và có bản sắc riêng. Năng khiếu ở
ở học sinh thường đi kèm với các biểu hiện bên ngoài như ánh mắt sáng, cách nói lưu loát,

gãy gọn bởi ngôn ngữ diễn đạt là cái vỏ của tư duy. Một học sinh hay nói lay, nói lặp, nói
dài dòng mà lượng thông tin ít, khả năng lựa chọn ngôn ngữ trong diễn đạt hạn chế …
quyết không thể là một học sinh có tư duy trong sáng và có năng khiếu học văn. HSG
thường là những học sinh nắm chắc các kỹ năng làm bài Tập làm văn, viết văn có hình ảnh,
giàu cảm xúc, biết sử dụng thành thạo các kiểu câu, dung từ chính xác, ...
2. Vị trí, ý nghĩa của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt
- Có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc góp phần “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài” cho đất nước. Góp phần cụ thể hóa một trong những chiến lược quan trọng
mà Đảng đã vạch ra cho Giáo dục - đào tạo.

4


Góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước. Cha ông ta từng khẳng định: Nhân tài là
nguyên khí quốc gia. “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” là một trong
những chiến lược quan trọng mà Đảng đã vạch ra cho Giáo dục - đào tạo. Nhà trường của
chúng ta hướng đến phát triển tối đa những năng lực tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Việt Nam
có rất nhiều thần đồng như: Trần Đăng Khoa 8 tuổi làm thơ, có em chưa học chữ nào mà
làm toán rất giỏi….Các kết quả nghiên cứu cho thấy số học sinh được xem là phát triển (có
năng lực nhận thức, tư duy, vốn sống... nổi trội hơn các em khác) chiếm từ 5 - 10% trong
tổng số học sinh đến trường.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt để hình thành và phát huy những tố chất, có tác
động tích cực đến tất cả các hoạt động học tập, giúp các em học tốt hơn. Nó mở rộng tâm
hồn, tác động tích cực đến trí tuệ, nhân cách, bồi dưỡng tình yêu, niềm say mê, hứng thú, ý
thức trách nhiệm của con người công dân. Vì vậy, mọi người cần quan tâm đến việc phát
hiện và bồi dưỡng nhân tài ngay từ khi trẻ còn nhỏ tuổi. Bộ Giáo dục - đào tạo đã chú ý bồi
dưỡng cho trẻ bằng việc xuất bản thêm bộ cách Tiếng Việt nâng cao và tổ chức những kì thi
học sinh giỏi từ cấp cơ sở đến cấp quốc gia. Các Sở Giáo dục và Đào tạo đều có các hình
thức bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt nói riêng.
Ở trường Tiểu học, việc chăm lo phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần đào tạo

nhân tài cho đất nước được xem là một nhiệm vụ cần thiết và quan trọng
- Giúp học sinh củng cố tri thức Tiếng Việt đã học và đào sâu mở rộng thêm kiến thức
mới.
- Giáo dục giáo dưỡng học sinh giúp các em phát triển và hoàn thiện dần nhân cách
con người qua nội dung bài học.
- Góp phần tăng cường và phát triển tư duy, cảm xúc, tình cảm…
- Đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước,
tổ chức thi và bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt còn có tác dụng thúc đẩy phong trào thi
đua học tốt, dạy tốt. Nó có tác dụng tích cực trở lại đối với giáo viên. Để có thể dạy học sinh
giỏi, người giáo viên luôn phải học hỏi, tự trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên
môn và năng lực Sư phạm, bồi dưỡng lòng yêu nghề, tinh thần tận tâm với công việc.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi có ý nghĩa lớn trong việc tạo ra thương hiệu, danh dự cho
đơn vị, trường, sở, ngành giáo dục của cả quốc gia.
Tuy nhiên thực tế của việc giải quyết mối quan hệ giữa giáo dục toàn diện và bồi
dưỡng học sinh giỏi còn nhiều lúng túng. Đặc biệt việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng
Việt càng gặp nhiều khó khăn. Số học sinh có hứng thú môn Tiếng Việt ít hơn môn Toán.
Tâm lý phụ huynh học sinh cũng không thích cho con được bồi dưỡng thêm về Tiếng Việt.
Về phía giáo viên, kiến thức Tiếng Việt, khả năng tư duy nghệ thuật còn nhiều hạn chế. Số
giáo viên có kinh nghiệm bồi dưỡng văn chương. Bài văn phục thuộc rất nhiều vào cá nhân
học sinh, vào quá trình bồi dưỡng, tích luỹ lâu dài và khả năng cảm thụ tác phẩm của học
sinh. Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt cũng tiến hành chưa thực sự có
phương hướng cụ thể. Hy vọng đặt ra vấn đề này để chúng ta có định hướng cơ bản trong
bồi dưỡng học sinh giỏi bậc Tiểu học.
3. Nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt

5


Mục tiêu chính của việc làm này là bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn, khả năng tư duy và
năng lực ngôn ngữ, cảm thụ văn chương cho học sinh, góp phần hình thành nhân cách con

người Việt Nam hiện đại. Để đạt được mục tiêu đó, việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng
Việt đặt cho mình những nhiệm vụ sau:
1. Phát hiện những học sinh có khả năng trở thành học sinh giỏi môn Tiếng Việt.
2. Bồi dưỡng hứng thú học Tiếng Việt cho học sinh.
3. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh.
4. Bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh
5. Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh ở Tiểu học.
6. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh.
II. TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT
1. Phát hiện học sinh có khả năng trở thành học sinh giỏi môn Tiếng Việt
- Quan sát biểu hiện của học sinh có khả năng trở thành học sinh giỏi môn Tiếng
Việt.
+ Các em có lòng say mê văn học, có hứng thú với nghệ thuật ngôn từ, yêu thích thơ
ca, ham mê đọc sách báo, thích nghe kể chuyện. Các em luôn có ý thức khám phá trước vẻ
đẹp của ngôn từ, văn chương, cố gắng ghi nhớ và ghi chép những câu văn, thơ hay.
+ Các em có những phẩm chất tư duy cần cho sự phát triển năng lực Tiếng Việt và
Văn học. Đây là những phẩm chất tư duy có tính thống nhất nhưng không đồng nhất: tư duy
phân loại, phân tích, trừu tượng hoá, khái quát hoá,... rất cần có để học tốt các môn tự nhiên
và có tác dụng tích cực trong môn Tiếng Việt. Đặc biệt học sinh cần có tư duy hình tượng,
cụ thể cảm tính và nhạy cảm để học giỏi văn.
- Điều tra khảo sát để phát hiện những học sinh có năng lực Tiếng Việt và Văn học
cần có sự tìm hiểu về hứng thú khả năng tư duy và ngôn ngữ của các em.
+ Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và bản thân học sinh: nơi sống, quan hệ trong gia đình,
nghề nghiệp bố mẹ, mức sống chung của gia đình. Học sinh: sức khỏe, học tập, lao động,
vốn sống, vốn đọc, hứng thú như thế nào.
+ Tìm hiểu thông qua phụ huynh và phỏng vấn trực tiếp các em. Khi trẻ đi học, người
giáo viên có nhiệm vụ theo dõi nắm bắt quá trình học tập, phát hiện được biểu hiện đáng
chú ý về năng lực Tiếng Việt - Văn học, tìm hiểu hứng thú của các em qua số lượng sách
đang đọc, nội dung của chúng...
- Thử thách năng lực Tiếng Việt và Văn học của học sinh. Chúng ta nên đưa ra hệ

thống câu hỏi, bài tập từ ngữ, ngữ pháp cho các em làm, đưa những tác phẩm văn thơ cho
các em đọc.
* Bài tập các loại, kiểm tra lý thuyết về từ, vốn từ, các kiến thức ngữ pháp. Các bài tập
cần ra dưới dạng cho các em sửa sai hay đặt câu theo cấu trúc nào đó hoặc phân tích cấu
trúc câu.
* Yêu cầu học sinh viết đoạn văn ngắn miêu tả hay kể chuyện để kiểm tra khả năng
tưởng tượng, cảm xúc và năng lực diễn đạt của các em. Cần chọn những bài tập ngoài
chương trình, nếu sử dụng các bài tập trong sách bài tập nâng cao cũng cần biên soạn lại để
tính khách quan của phép đo được đảm bảo.

6


+ Giáo viên cần xác định các em đã giải bài tập ra sao, đã tiếp nhận tác phẩm như thế
nào. Những phản ứng cụ thể của các em đối với tác phẩm sẽ giúp giáo viên sớm phát hiện
năng lực của chúng.
+ Có thể yêu cầu học sinh làm bài văn miệng hoặc viết để xác định vốn sống, vốn từ
có phong phú không, sử dụng từ có chính xác không, đặt câu, viết đoạn, bài như thế nào.
2. Bồi dưỡng hứng thú học tập
2.1. Hứng thú: Hứng thú là một trong những mặt biểu hiện của xu hướng nhân cách,
nó có vai trò rất to lớn đối với hoạt động của con người nói chung và hoạt động nhận thức
nói riêng.
Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý
nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại niềm thích thú, khoái cảm cho cá nhân đó
trong quá trình hoạt động. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung chú ý cao độ, ở sự say mê hấp
dẫn bởi nội dung hoạt động ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú.
Hứng thú học tập Học tập là quá trình hoạt động của học sinh một cách tự giác, tích
cực; nhận sự chỉ dẫn của giáo viên nhằm tiếp thu nền văn hoá của nhân loại, chuyển thành
trí tuệ và nhân cách của bản thân để trở thành người lao động thông minh và sáng tạo.
Hứng thú học tập là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân khi đứng trước mâu thuẫn

giữa nhiệm vụ học tập do giáo viên đề ra với trình độ tri thức của học sinh, làm cho các em
say mê tìm tòi sáng tạo để tìm ra lời giải đáp phù hợp với yêu cầu của giáo viên đề ra. Giáo
viên là người tổ chức nhận thức cho học sinh; học sinh là chủ thể của nhận thức, sử dụng
các phương tiện học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên và sự hỗ trợ của tập thể lớp để tiếp
thu tri thức thành kỹ năng, kỹ xảo.
2.2.Ý nghĩa của bồi dưỡng hứng thú:
- Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, làm nảy sinh khát vọng hành
động và hành động một cách say mê, sáng tạo, làm tăng sức làm việc, … ở mỗi người.
- Trong hoạt động học tập, hứng thú là yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh nắm bắt tri
thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn. Khi có hứng thú học một môn nào đó, học sinh sẽ
tập trung chú ý vào đối tượng nhận thức, nhờ đó quan sát của các em trở nên nhạy bén và
chính xác, chú ý trở nên bền vững, việc ghi nhớ dễ dàng và sâu hơn, quá trình tư duy sẽ tích
cực hơn, sự tưởng tượng sẽ phong phú hơn… Các em sẽ tự giác, sáng tạo, say sưa, không
biết mệt mỏi trong quá trình lĩnh hội, và sự vận dụng những điều lĩnh hội được vào giải các
bài tập sẽ linh hoạt, sáng tạo hơn, nhờ đó kết quả học tập của họ sẽ ngày càng nâng cao,
năng lực của học sinh từng bước hình thành, phát triển một cách tích cực hơn.Gorki cho
rằng: “Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”. Liên quan đến điều này còn là động
cơ học tập.
Hứng thú có vai trò ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh Tiểu học trong học
tập và làm việc. Giúp trẻ thấy được lợi ích của việc học.
- Tạo động cơ, niềm say mê học tập cho học sinh.
- Tác động tích cực trở lại đối với giáo viên, bạn bè.
- Là cơ sở để thu lượm được kiến thức và kỹ năng về Tiếng Việt, là cội nguồn của
thành công trên tất cả các mặt cuộc sống. Vì vậy, bồi dưỡng hứng thú học tập là việc làm

7


cần thiết. Hứng thú không tự nhiên nảy sinh mà phải bồi dưỡng rèn luyện. Khi đã nảy sinh
nếu không được duy trì cũng có thể bị mất đi.

- Hứng thú có ý nghĩa lớn trong cuộc sống con người.
2.3. Hướng bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh
- Giúp HS thấy được lợi ích(Tác động đến tư tưởng, nhận thức và tình cảm, thái độ
của học sinh.
Trước hết trách thuộc về các cấp lãnh đạo, các cơ sở đào tạo (hiệu trưởng hiệu phó,
trưởng bộ môn, bản thân của mỗi người) tự nhận thức đúng đắn.
+ Yêu nghề
+ Trách nhiệm
+ Tự học hỏi, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhận thức tư tưởng.
+ Nhờ các bậc phụ huynh
+ Hứng thú chủ yếu được nảy sinh từ cách giảng dạy, lòng nhiệt tình, ý thức trách
nhiệm, khơi gợi, động viên, khích lệ HS và cả phương pháp dạy học của GV. GV truyền
đ\ực cảm hứng nhiệt huyết đến với HS.
- Lựa chọn và sử dụng các phương pháp DH, đổi mới các hình thức tổ chức dạy
học để tạo hứng thú cho học sinh.
Thể hiện ý đồ bồi dưỡng hứng thú học tập trong tất cả các bước tổ chức của hoạt động
dạy học:
+ Có thể từ ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ
Ví dụ: Tìm cách đổi mới các cách để tạo tâm thế, sự thân thiện trong tổ chức hoạt
động nhỏ (câu chuyện, cho cả lớp hát…)
Trong kiểm tra bài cũ, có thể khích lệ hứng thú
+ Có thể từ một lời vào bài:
Chẳng hạn: Từ một lời vào bài cho giờ Tập đọc: “Đây là bức vẽ cái cần cẩu, một dụng
cụ để bốc dỡ hàng hoá nặng. Còn bây giờ cô và các em sẽ cùng đọc bài “Cánh tay khổng lồ”
để xem chiếc cần cẩu đã được nhà văn vẽ lên bằng lời như thế nào” (vào bài “Cánh tay
khổng lồ”, lớp 2), hay ở lớp 1, 2, 3 chúng ta đã được học rất nhiều bài về mẹ: “Bao tháng
năm mẹ bế con trên đôi tay mềm mại ấy” (lớp 1), “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” (lớp 2),
“Bình yêu nhất là đôi bàn tay mẹ, những ngón tay gầy gầy, xương xương” (lớp 3). Hôm nay
chúng ta lại học một bài có tựa đề “Mẹ” của nhà thơ Bằng Việt. Các em hãy cùng cô đọc
xem bài “Mẹ” này có gì khác với những bài về mẹ mà các em đã học. Hay các em vừa học

xong bài “Bà tôi” của Gorki. Người bà của tác giả hiện lên với bút pháp tả thực. Chúng ta
hãy cùng đọc bài “Bà cụ bán hàng nước chè” xem cách tả bà cụ già của Nguyễn Tuân ở đây
có gì khác mà nhà văn muốn nói với chúng ta”.
+ Tăng cường phân tích giá trị các biện pháp tu từ, tìm cái hay cái đẹp của ngôn ngữ
qua các phương tiện so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, câu hỏi tu từ….. Không có con đường nào
khác để làm nảy sinh và duy trì hứng thú của học sinh với Tiếng Việt và Văn học ngoài cách
giúp các em thấy được vẻ đẹp và khả năng kỳ diệu của Tiếng Việt - Văn học. Từng giờ, từng
phút trong bài học Tiếng Việt, người giáo viên đều hướng đến hình thành và khơi dậy hứng

8


thú phát hiện vẻ đẹp ngôn từ. Ngôn ngữ Tiếng Việt mang tính đa nghĩa và tính hình tượng.
Vẻ đẹp ngôn từ tiềm ẩn những tính đa nghĩa và tính hình tượng ấy.
+ Việc gây hứng thú có thể được khơi dậy từ việc phát hiện ra vẻ đẹp của một từ. Ví
dụ, ta cho học sinh nhận ra cái hay của từ bằng cách chỉ ra các thế đối lập về nghĩa. Chẳng
hạn, để thấy cái hay của từ "vắng tanh" trong câu đầu của bài “Đi làm nương” (Tiếng Việt
4) “Ở làng người Thái và làng người Xá, đến mùa đi làm nương thì trên sàn, dưới đất, mọi
nhà đều vắng tanh”, giáo viên đặt vắng tanh trong thế đối lập với hai từ láy có cùng tiếng
gốc “văng vắng”, “vắng vẻ” và hỏi học sinh xem có thể thay thế từ vắng tanh bằng một
trong hai từ láy đó không, tại sao không thay được. Tương tự ta đặt “đăm đắm” trong thế
đối lập với “đăm đăm” để chỉ ra cái hay của từ này trong câu đầu bài “Tình quê hương”: “...
Làng quê đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo” (Tiếng Việt 5). Cả những bài lý
thuyết về từ hay ngữ pháp khô khan cũng đều gây được hứng thú nếu giáo viên nắm được
bản chất vấn đề và viết dùng phương pháp nêu vấn đề để dạy học sinh. Ví dụ, để thấy tính
đa dạng của nghĩa từ láy, giáo viên có thể cho học sinh tạo ra các từ láy tiếng nhỏ và yêu
cầu các em nhận xét về nghĩa của nho nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ nhen có gì khác nhau. Những
kiến thức ngữ pháp nên được xem xét dưới góc độ người sử dụng ngôn ngữ sẽ gây được
hứng thú. Ví dụ, dạy bài “Danh từ riêng” có thể bắt đầu bằng cách nhận xét về cách đặt tên
của người Việt. Khi dạy “đại từ nhân xưng”, có thể cho học sinh nhận xét về văn hoá của

người Việt trong cách xưng hô. Ít học sinh hiểu được hết sự tế nhị trong cách xưng hô của
người Việt và không phải em nào cũng biết xưng hô với bạn bè, cha mẹ, người thêm một
cách có văn hoá nên phát hiện này đối với các em cũng là điều thú vị...
+ Tăng cường tổ chức trò chơi học tập để gây hứng thú
+ Làm và sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý, phù hợp nội dung bài dạy
+ Tổ chức các hình thức dạy học đa dạng, linh hoạt (học nhóm, cá nhân, thảo luận, nêu
vấn đề…) kích thích khêu gợi sự tò mò, tính sáng tạo ….
+ Xây dựng hệ thống bài tập phong phú, đa dạng, gợi tính sáng tạo, kích thích hứng
thú
+ Tích hợp các kiến thức sách vở và kiến thức đời sống để tăng cường hứng thú
- Cho HS tiếp xúc trực tiếp với những tác phẩm văn chương. Không có cách gì tạo
ra hứng thú với tiếng mẹ đẻ và văn chương ngoài con đường, những mẫu hình sử dụng ngôn
ngữ mẫu mực vì “Không làm thân với văn thơ thì không nghe thấy được tiếng lòng chân
thật của nó” (Lê Trí Viễn). Khuyến khích các em đọc thơ văn, những tác phẩm văn chương
đích thực để làm giàu vốn và kích thức hứng thú.
- Tăng cường hoạt động ngoại khóa trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học
+ Hứng thú với Tiếng Việt - văn chương còn được tạo ra bằng cách kể cho các em
nghe về cuộc đời riêng của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng và nếu có thể.
+ Cho các em gặp gỡ các tác giả, tổ chức những cuộc nói chuyện thơ văn …
+ Tổ chức dạ hội văn học, thi kể chuyện, ngâm thơ, múa hát về các chủ đề nhân ngày
lễ lớn trong năm.
+ Thi sáng tác thơ ca hò, vè, vẽ tranh, làm đồ dùng học tập cũng như các hình thức
khác trong môn Tiếng Việt...

9


- Khâu kiểm tra đánh giá. Đúng, khoa học, khách quan công bằng, biết động viên
khích lệ dù chỉ thành quả nhỏ nhoi. Chỉ khi đạt được những thành quả, có được niềm tự hào
về kết quả đó, cảm giác xúc động, tự hào chính là gốc của mọi hứng thú (ham học hỏi, ham

hiểu biết, khám phá…) ở học sinh.
Thực hành:
- Soạn giáo án trong đó thể hiện việc bồi dưỡng hứng thú học Tiếng Việt cho học sinh
qua bài dạy cụ thể (Tự chọn bài dạy).
- Tập giảng trên giáo án đã soạn.
3. Bồi dưỡng vốn sống
3.1. Vốn sống là gì? Là những trải nghiệm trong đời sống hàng ngày mà con người
thu lượm được để tích lũy để vận dụng vào quá trình sống.
3.2. Ý nghĩa của bồi dưỡng vốn sống học sinh giỏi
Vốn sống có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.
- Hỗ trợ mở rộng thêm kiến thức sách vở, tăng cường thêm kiến thức đời sống
- Tác động tích cực đến quá trình học tập, tạo sự nhanh nhẹn linh hoạt, tự tin cho học
sinh, tiền đề cho học sinh học tốt. Tác động tích cực lên quá trình học tập của học sinh,
Giúp học sinh có được trải nghiệm cuộc đời. Nhờ có vốn sống mà học sinh được tác động
lên năng lực nhận thức - nhận thức được hiện thực khách quan, rồi tái tạo và khêu gợi được
ý tưởng, giúp liên tưởng, tưởng tượng, sáng tạo để học tập, giao tiếp và sống tốt.
- Góp phần nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng giao tiếp tốt, giúp góp phần cảm thụ
văn học tốt, mở rộng được vốn từ phát triển ngôn ngữ.
- Góp phần giáo dục đạo đức, bồi dưỡng nhân cách.
3.3. Hướng bồi dưỡng vốn sống cho học sinh
- Dạy tốt các môn trong chương trình để giúp HS nắm chắc kiến thức để bồi dưỡng
vốn sống. Mỗi nội dung là một thông điệp cuộc sống, tăng cường liên hệ thực tế, cập nhật tri
thức mới, thông tin thời sự…..
+ Đổi mới hình thức tổ chức dạy học vừa tạo hứng thú tăng cường thêm vốn sống cho
học sinh.
- Tăng cường cho học sinh được trải nghiệm cuộc sống (Tổ chức các hoạt động ngoài
giờ, các cuộc thi….)
+ Tác động đến phụ huynh học sinh tạo điều kiện cho các em được tham gia và trải
nghiệm. Trước hết trách nhiệm thuộc về các cấp lãnh đạo, các cơ sở đào tạo (hiệu trưởng
hiệu phó, trưởng bộ môn, bản thân của mỗi người) tự nhận thức đúng đắn.

+ Tự học hỏi, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhận thức tư tưởng.
+ Nhờ các bậc phụ huynh
+ Hiện nay, nhiều giáo viên khi dạy làm văn nói chung và bồi dưỡng làm văn cho học
sinh giỏi nói riêng thường thiên về dạy các kĩ thuật làm bài mà không cung cấp các chất liệu
sống cái tạo nên nội dung bài viết. Thường giáo viên ra một đề văn mẫu, xào xáo lại, thậm
chí có nhiều em bê y nguyên bài của người khác vào bài làm của mình. Em mà xào xáo
khéo nghĩa là không “Râu ông nọ chắp cằm bà kia” thì được xem là viết văn khá, nghĩa là
giỏi chép văn. Khi thấy một em học sinh ngồi trước một đề văn hàng 15 - 20 phút chưa viết

10


được, giáo viên thường cho rằng các em không nắm lí thuyết viết thể văn nọ, thể văn kia mà
không hiểu rằng nguyên nhân đầu tiên làm các em không có hứng thú viết là các em không
tạo được một mối quan hệ thân thiết giữa mình và đề bài - đối tượng của miêu tả. Nguyên
nhân của tình trạng không có gì để viết là việc thiếu hụt vốn sống, vốn cảm xúc ở học sinh.
+ Trước hết, phải bồi dưỡng vốn sống cho các em. Đó là vốn sống trực tiếp: giáo viên
cho các em quan sát, trải nghiệm những gì sẽ phải viết. Ví dụ giáo viên cần hướng dẫn cho
các em quan sát con đường từ nhà đến trường trước khi yêu cầu tả nó. Tổ chức cho các em
đi xem một danh lam thắng cảnh của địa phương trước khi yêu cầu các em tường thuật một
buổi tham quan. Tất nhiên, giáo viên cần làm cho vốn sống thực này không cản trở trí tưởng
tượng phong phú của học sinh. Nhưng trí tưởng tượng dù bay bổng đến mấy vẫn phải có cơ
sở, bắt nguồn từ đời sống thực. Một em học sinh ở vùng rừng núi xa xôi chưa từng thấy một
chiếc cặp không thể tả đúng chiếc cặp và có xúc cảm với nó; cũng như là không thể tả “Cây
chuối đang trổ buồng”, “cây bàng đang thay lá” khi chưa hề nhìn thấy chúng lần nào và
không thể gây xúc động cho ai khi phải ta con lợn nhà em trong khi nhà em chưa bao giờ
nuôi lợn. Cần tổ chức tốt quá trình quan sát, tham quan thực tế của học sinh. Khi các em
tham quan, giáo viên nên đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, tạo nguồn cảm hứng, khơi dậy suy
nghĩ trong các em. Sau khi các em đã quan sát, làm quen với đối tượng rồi thì cần phải viết
những bài cụ thể về những gì đã quan sát được. Tổ chức những buổi ngoại khoá Tiếng Việt.

- Tăng cường hoạt động ngoại khóa trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học
+ Vốn sống cũng có được từ cách kể cho các em nghe về cuộc đời riêng của các nhà
văn, nhà thơ nổi tiếng và nếu có thể nghe nói chuyện về các anh hùng, các chiến sĩ cách
mạng, về những người có công với nước. Ngoài ra còn tổ chức sưu tầm văn học dân gian, tổ
chức thảo luận về các tác phẩm đã đọc, thi các trò chơi Tiếng Việt, hái hoa văn học...
+ Cho các em gặp gỡ các tác giả, tổ chức những cuộc nói chuyện thơ văn …
+ Tổ chức dạ hội văn học, thi kể chuyện, ngâm thơ, múa hát về các chủ đề nhân ngày
lễ lớn trong năm.
+ Thi sáng tác thơ ca hò, vè, vẽ tranh, làm đồ dùng học tập cũng như các hình thức
khác trong môn Tiếng Việt...
- Thường xuyên khuyến khích học sinh đọc sách báo, tạp chí, các kênh thông tin khác.
Như người xưa nói: “Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt chưa có núi
sông kì lạ của thiên hạ thì chưa học được văn”. Đọc sách cũng là một cách bồi dưỡng vốn
sống bởi những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn học, khoa học, tư tưởng,
tình cảm của các thể hệ trước đã được ghi lại trong sách vở. Nếu không chịu đọc thì học
sinh không thể tiếp thu nền văn minh của loài người. Đọc nhiều các em sẽ được tăng khả
năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây, các em biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức
các mối quan hệ của tự nhiên, xã hội, biết giao tiếp với thời gian bên trong, hiểu tư tưởng,
tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc tác phẩm văn chương, các em không chỉ được
thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được
khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Đọc
chính là tự học, hơn nữa, học mãi. Giáo viên cần xây dựng cho học sinh thích đọc và thấy
được rằng khả năng đọc là có ích cho các em suốt cả cuộc đời, thấy được đó là một trong

11


những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. Sách
sẽ giúp học sinh có vốn sống, tầm nhìn, hiểu biết rộng hơn, giúp các em có khả năng phát
triển sức sáng tạo...

+ Giáo viên cần định hướng cho học sinh lựa chọn sách báo để đọc. Đọc nhiều không
có nghĩa là đọc một cách không chọn lọc. Cần chọn những sách như thế nào? Sách báo phải
đạt những tiêu chuẩn về cả nội dung tư tưởng và nghệ thuật, đồng thời đó phải là những
quyển sách phù hợp với đặc điểm tâm lý và trình độ hiểu biết của học sinh, đáp ứng được
nhu cầu nhiều mặt của các em. Đó có thể là truyện tranh, tác phẩm văn học dân gian, những
tác phẩm viết về thiếu nhi, tác phẩm lịch sử, danh nhân, khoa học, v.v... Giáo viên cần giáo
dục thái độ đọc theo các em: kiên trì, chịu khó, không chỉ đọc để giải trí, mà phải đọc có suy
nghĩ, liên hệ, rút ra những bài học bổ ích. Cần hướng dẫn các em phương pháp đọc sách phương pháp làm việc với văn bản, với sách. Đầu tiên cầm tìm hiểu sơ bộ từng cuốn sách để
định hướng cho việc đọc: sách viết về cái gì, nhằm đạt mục đích gì. Có thể lướt qua bằng
cách đọc lời giới thiệu, lời tóm tắt, xem chương mục. Nhưng có những cuốn sách cần đọc
kĩ, đọc chậm có suy nghĩ, ghi chép, thu hoạch về nội dung, nghệ thuật, về những điểm nổi
bật, gây ấn tượng còn đọng lại trong tâm trí mình. Với những cuốn sách tham khảo bắt
buộc, giáo viên nên định hướng trước khi đọc bằng những câu hỏi nêu vấn đề gợi mở để học
sinh suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc hơn giá trị của sách. Đọc và ghi chép sẽ giúp cho học sinh
nhớ được lâu bền hơn và làm cho các em kịp thời thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ của
mình.
- Giúp học sinh biết cách ghi chép trong sổ tay văn học
Ghi chép về nhà thơ và nghệ thuật của mỗi cuốn sách sau khi đã đọc. Có thể chia sổ ra
từng phần để ghi chép tiện cho tra cứu, những từ ngữ, câu văn hay, cách miêu tả đồ vật, loài
vật, cây cối, phong cảnh, người, cảnh sinh hoạt. Học sinh cần biết cách tóm tắt truyện, nhận
xét về nhân vật, kết cấu, v.v... Sau khi học sinh đọc xong, giáo viên nên tổ chức trao đổi về
cuốn sách đã đọc.
3.4.Thực hành:
- Soạn giáo án trong đó thể hiện ý đồ việc bồi dưỡng vốn sống cho học sinh qua bài
dạy.
- Tập giảng trên giáo án đã soạn.
4. Bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh
4.1. Thế nào là tư duy? Năng lực tư duy là điều kiện cần và đủ để khám phá và lĩnh
hội tri thức. Tư duy có tư duy lôgich (tư duy khoa học) và tư duy hình tượng (tư duy nghệ
thuật). Nếu dạy học văn lại chú trọng bồi dưỡng năng lực tư duy hình tượng thì dạy học

Tiếng Việt vừa bồi dưỡng năng lực tư duy lôgich lẫn cả bồi dưỡng năng lực tư duy hình
tượng. Năng lực tư duy là điều kiện cần và đủ để khám phá và lĩnh hội tri thức.
+ Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (NXB Từ điển bách khoa. Hà
Nội. 2005); Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt - Bộ
não người - Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự
phán đoán, lý luận .v.v...

12


+ Theo một định nghĩa khác, "tư duy" là danh từ triết học dùng để chỉ những hoạt
động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua
hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực
với nó.
Cơ chế hoạt động cơ sở của tư duy dựa trên hoạt động sinh lý của bộ não với tư cách là
hoạt động thần kinh cao cấp. Mặc dù không thể tách rời não nhưng tư duy không hoàn toàn
gắn liền với một bộ não nhất định. Trong quá trình sống, con người giao tiếp với nhau, do
đó, tư duy của từng người vừa tự biến đổi qua quá trình hoạt động của bản thân vừa chịu sự
tác động biến đổi từ tư duy của đồng loại thông hoạt động có tính vật chất. Do đó, tư duy
không chỉ gắn với bộ não của từng cá thể người mà còn gắn với sự tiến hóa của xã hội, trở
thành một sản phẩm có tính xã hội trong khi vẫn duy trì được tính cá thể của một con người
nhất định.
Tư duy bắt nguồn từ hoạt động tâm lý. Hoạt động này gắn liền với phản xạ sinh lý là
hoạt động đặc trưng của hệ thần kinh cao cấp. Nhưng tư duy với tư cách là hoạt động tâm lý
bậc cao nhất thì chỉ có ở con người và là kết quả của quá trình lao động sáng tạo của con
nguời. Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, lao động là một trong các yếu tố
quyết định để chuyển hóa vượn có dạng người thành con người. Từ chỗ là một loài động vật
thích ứng với tự nhiên bằng bản năng tự nhiên, con người đã phát triển sự thích ứng đó bằng
bản năng thứ hai là tư duy với năng lực trừu tượng hóa ngày càng sâu sắc đến mức nhận
thức đuợc bản chất của hiện tượng, quy luật của tự nhiên và nhận thức đựoc chính bản thân

mình. (nguồn />4.2. Ý nghĩa của bồi dưỡng tư duy
- Có ý nghĩa cực kỳ quan trọng Bồi dưỡng tư duy cho học sinh có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Việc chiếm lĩnh ngôn ngữ nhằm tạo ra những tiền đề để phát triển tư duy. Phát
triển tư duy để phát triển kiến thức, kĩ xảo ngôn ngữ, các hệ thống dạy học Tiếng Việt cần
bảo đảm mối liên hệ giữa lời nói và tư duy. Phải thường xuyên luyện tập cho học sinh khả
năng diễn đạt tư tưởng của mình bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Lời nói cần có
nội dung, đó chính là tư duy. Trong dạy tiếng có thể đi từ tư duy đến ngôn ngữ, ví dụ từ một
ý viết thành những câu khác nhau. Phương pháp dạy học không dựa vào sự phát triển tương
hỗ giữa lời nói và tư duy là phương pháp sai lầm về phương diện triết học của mối quan hệ
giữa ngôn ngữ và tư duy. Phát triển ngôn ngữ cho hs.
- Trong cuộc sống, ngày nay, khi nền kinh tế tri thức tác động mạnh mẽ đối với sự
phát triển của lực lượng sản xuất thì việc rèn luyện tư duy của mỗi người lại càng hết sức
cần thiết. Trong nền kinh tế đầy cạnh tranh đó, tri thức trở thành quyền lực, trở thành chìa
khoá mở cửa tương lai. Chỉ khi chất xám của tư duy có trong các sản phẩm thì thành phẩm
đó mới có thể đứng vững trên thị trường hiện đại. Không có những năng lực, phẩm chất của
tư duy, con người không có khả năng nắm bắt tri thức, lĩnh hội tri thức và cũng không có
khả năng vận dụng tri thức.
- Trong học tập, Quá trình chiếm lĩnh Tiếng Việt văn hoá ở các em học sinh là quá
trình dần dần thông hiểu cấu trúc Tiếng Việt, quy luật hoạt động của nó và trên cơ sở đó mà
hình thành các kĩ năng và kĩ xảo lời nói. Song song với quá trình này, đồng thời cũng xảy ra

13


quá trình hình thành và phát triển các thao tác tư duy, các phẩm chất tư duy, vì có ngôn ngữ
mới có "cái vỏ vật chất" của tư duy. Cái vỏ vật chất này có phát triển phong phú thì tư duy
cũng mới phát triển phong phú theo được. Thực tiễn giảng dạy đã chứng minh rằng học sinh
nào yếu về tư duy đồng thời cũng yếu về ngôn ngữ, và ngược lại, em nào yếu về ngôn ngữ
thì cũng yếu về năng lực tư duy. Ngay đối với một học sinh cũng vậy, nếu em đó am hiểu và
nắm vững nội dung vấn đề cần trình bày (có tư duy trước) thì sẽ viết và nói lưu loát. Ngược

lại, em sẽ diễn đạt lúng túng, mắc nhiều sai sót nếu như chưa nắm được, chưa thật am hiểu
vấn đề được trình bày (chưa tư duy).
- Có tư duy thì sẽ giúp cho con người nhận thức được bao nhiêu vấn đề trong cuộc
sống. Tư duy góp phần phát huy nội lực, tăng cường tự giác, phát huy tính tích cực chủ
động sáng tạo
- Các thao tác và phẩm chất tư duy có tác dụng rõ rệt trong giờ dạy và học tiếng. Nếu
học sinh thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ thì sẽ trình bày các vấn đề đặt ra
một cách dễ dàng. Hiểu được tiếng, từ, câu tức là tư duy tốt thì sẽ thấy được vai trò của nó,
giá trị của nó trong hệ thống Tiếng Việt để giao tiếp.
4.3. Hướng bồi dưỡng tư duy cho học sinh
- Tạo tình huống giúp hs tăng các hoạt động giao tiếp (trong sinh hoạt, các hoạt động
khác)để bồi dưỡng tư duy
Có những đứa trẻ ngay từ những ngày đầu tiên đến trường đã có những nhận xét về
ngôn ngữ “Người ta nói mặc áo mà không nói mặc tất, mẹ nhỉ?”, “Nói ăn cơm vã là sai phải
không mẹ?”, “Cô con hay nói “coi như là”, “Bạn Hùng không nói cháu ăn no rồi mà nói
cháu ăn lo rồi mẹ ạ”, “Mẹ đừng nói giọng như thế (lên giọng khi gắt, mắng) con không thích
đâu”. Ở lớp Một, một số em đã phát hiện ra âm a ngắn; ơ ngắn. Nhiều em đã biết sử dụng
hàm ngôn trong giao tiếp.
+ Có khả năng tư duy nghệ thuật cũng có nghĩa là khi tiếp nhận văn chương phải biết
tiếp nhận khác so với logic thông tục của đời thường. Đó là khả năng nghe được, đọc được
những gì ẩn dưới những chuỗi âm thanh, ẩn dưới các dòng chữ. Ví dụ, những em học sinh
có năng lực tư duy nghệ thuật khi đọc hai câu thơ “Con xót lòng mẹ hái trái bưởi đào, con
nhạt miệng có canh chua nấu khế” (Mẹ - Bằng Việt, Tiếng Việt 4, tập 2) sẽ hiểu được rằng
hai câu thơ này đã nói một cách vừa hình ảnh, cụ thể, vừa khái quát một điều: Mẹ lúc này
cũng sẵn sàng chăm sóc con, lo lắng cho con, sẵn sàng làm tất cả những gì mà con cần.
Trong khi đó, một số em học sinh khác không có khả năng tư duy nghệ thuật, chỉ biết hiểu
“thật thà” hiển ngôn, theo lối đời thường, không hiểu được nội dung hai câu thơ này lại thắc
mắc: Tại sao xót lòng lại cho ăn bưởi? Như thế thì mẹ chỉ làm cho con xót lòng thêm.
Từ đó ta thấy có khả năng tư duy nghệ thuật là có khả năng tiếp nhận vẻ đẹp của ngôn
từ, cách nói của văn chương, biết phát hiện những tín hiệu nghệ thuật ngôn từ và đánh giá

được chúng trong việc biểu đạt nội dung. Năng lực Tiếng Việt được thể hiện rõ ở khả năng
sử dụng ngôn ngữ. Trước hết đó là khả năng sử dụng nhiều tính từ, từ láy, từ tượng thanh,
tượng tình, sử dụng những câu có nhiều thành phần phụ như định ngữ, bổ ngữ. Câu văn của
các em sáng sủa, rõ ý. Các em ít viết những câu khô khan, không có hình ảnh cảm xúc.
Những câu chỉ có giá trị thông báo, chỉ thuyết phục người khác về mặt nhận thức mà thường

14


viết những câu văn giàu cảm xúc, bộc lộ được sự đánh giá, tình cảm của mình với hiện thực
được nói tới, tức là những câu văn bên cạnh chức năng thông báo còn có chức năng thẩm
mỹ. Chúng ta thử so sánh hai cách diễn đạt của một học sinh trung bình và một học sinh khá
môn Tiếng Việt:
Chúng em đã đến thăm quảng trường Ba Đình. Quảng trường này rất có ý nghĩa vì tại
đây, Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn độc lập. Cũng vì thế, lăng Bác được dựng ở đây.
Thế là chúng em đã được đến quảng trường Ba Đình lịch sử. Nơi đây Bác Hồ đã đọc
Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam. Cũng chính nơi đây, toàn dân ta đã chung
sức xây lên nơi an nghỉ cuối cùng của Người.
Bài viết trung bình chỉ nêu lên sự kiện, thuyết phục trí tuệ. Đoạn viết khá thì không chí
có sự kiện mà còn bộc lộ thái độ sự bình giá, cảm xúc của người viết. Vì vậy, nó tác động
không chỉ lí trí mà vào tình cảm người đọc.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập thực hành để rèn luyện tư duy cho hs
- Đổi mới hình thức tổ chức dạy học như (hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân) để kích
thích tinh thần tự học tự tìm tòi suy nghĩ kiếm tìm tri thức để rèn luyện tư duy. Tư duy của
học sinh chủ yếu được nảy sinh từ cách giảng dạy, lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm và cả
phương pháp dạy học của GV
Bồi dưỡng qua dạy học các phân môn trong chương trình. Năng lực tư duy Tiếng Việt
và Văn học thể hiện ở năng lực quan sát, nhận xét ngôn ngữ của mọi người và ngôn ngữ của
chính mình. Bên cạnh khả năng quan sát ngôn ngữ, các em có khả năng về môn Tiếng Việt
còn biết quan sát hiện thực, biết liên tưởng, tưởng tượng, biết tư duy nghệ thuật cụ thể, giàu

cảm xúc. Một cháu mẫu giáo nhìn trăng bị mây che đã nói “Trăng đắp chăn” còn trăng trong
thơ của cậu bé Trần Đăng Khoa thì “Tròn như mắt cá, không bao giờ chớp mi”.
- Chú trọng rèn luyện các thao tác phẩm chất tư duy thông qua rèn ngôn ngữ (phân
tích, khái quát hóa, trừu tượng).
- Tăng cường phương pháp tự đánh giá để kích thích khả năng theo hướng phát triển
tư duy.
+ Có những biểu hiện khá rõ ở học sinh có năng lực Tiếng Việt và Văn học: say mê
đọc sách, thích quan sát cuộc sống, nhạy bén với từ ngữ, nghệ thuật, biết tiếp nhận hình
tượng, và phần nào biết sử dụng lớp ngôn từ và cách diễn đạt thuộc phong cách văn chương.
Vậy, cần đạt vấn đề phải phát hiện những học sinh có khả năng giải Tiếng Việt: và kéo theo
đó là nên tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi mới tập trung một số buổi để ôn luyện, nhiều
trường bắt đầu bồi dưỡng từ lớp 4, có trường bắt đầu bồi dưỡng từ lớp 2. Có thể nói, việc
bồi dưỡng học sinh giỏi càng bắt đầu sớm bao nhiêu càng có hiệu quả bấy nhiêu, nhưng
trong điều kiện hiện nay, khi chúng ta chưa tìm hiểu xác định được trong số những học sinh
lớp 1, những em nào có khả năng Tiếng Việt, hơn nữa nhiệm vụ chính của các em lúc này là
nhanh chóng chiếm lĩnh công cụ chữ viết - đọc thông viết thạo. Ở những trường có điều
kiện, cũng chỉ nên đặt vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi từ lớp 2.
Thực hành:
- Soạn giáo án trong đó thể hiện việc bồi dưỡng tư duy qua học Tiếng Việt cho học
sinh.

15


- Tập giảng trên giáo án đã soạn.
5. Bồi dưỡng cảm thụ văn học
Chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học không có môn Văn nhưng không vì thế mà bỏ
qua việc giáo dục năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh. Thông qua những bài tập đọc,
kể chuyện, giáo viên bồi dưỡng cho học sinh năng lực cảm thụ văn học, các em ý thức về vẻ
đẹp muôn màu của cuộc sống và tự nâng mình, sửa mình theo những hình tượng nghệ thuật.

Mục đích này được thực hiện tích hợp qua dạy tiếng mẹ đẻ (Tiếng Việt). Vì vậy, ở Tiểu học,
học sinh giỏi môn Tiếng Việt nghĩa là có cả năng lực Tiếng Việt và Văn học.
5.1.Cảm thụ văn học là gì? “Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi
bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học được thể hiện trong tác phẩm. Có thể
ở một tác phẩm, bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ, câu văn câu thơ hay có khi chỉ một từ
có giá trị…” (Trần Mạnh Hưởng).
Cảm thụ văn học là một quá trình hoạt động nhận thức thẩm mỹ rất đặc biệt, phức tạp
và có tính sáng tạo. Khi chúng ta đọc tác phẩm, nghe một câu chuyện ta có những cảm xúc,
tưởng tượng, liên tưởng và rung động thật sự về một vấn đề, một sự việc…ta như cảm thấy
gần gũi yêu thương, căm ghét…với sự việc. Ta như nhập thân với số phận nhân vật, câu
chuyện, con người, sự việc …
5.2. Ý nghĩa của cảm thụ văn học đối với học sinh
- Cảm thụ văn học có ý nghĩa quan trọng trong quá trình học tập của các em và có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Nhờ có cảm thụ văn học mà ta
thấu hiểu được ý nghĩa nội dung của tác phẩm và nhận chân được giá trị cuộc sống.
Khi tiếp xúc một tác phẩm, cảm thụ văn học diễn ra ở mỗi người không giống nhau.
Bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Vốn sống, vốn văn hóa, năng lực trình độ hiểu biết, tình
cảm, thái độ, cả những yếu tố như tâm lý lứa tuổi, hoàn cảnh sống, thời đại, quan niệm thẩm
mỹ… Ngay cả một người nhưng sự cảm thụ về cùng một tác phẩm trong những thời điểm
khác nhau cũng không giống nhau. Có khi một bài thơ, một tác phẩm cứ mỗi lần đọc chúng
ta cảm nhận ra vẻ đẹp riêng. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc tường cho rằng: “ Bài ca dao Con cò
mà đi ăn đêm thì mỗi độ tuổi của đời người, tôi lại cảm nhận cái hay riêng của nó, và cho
đến bây giờ, tôi cảm thấy rằng tôi vẫn chưa đi thấu tận cùng vẻ đẹp của bài học thuộc lòng
thủa nhỏ ấy”. Điều đó đòi hỏi cần thiết phải bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học
sinh.
Cảm thụ văn học là một quá trình hoạt động nhận thức thẩm mỹ rất đặc biệt, phức tạp
và có tính sáng tạo. Khi chúng ta đọc tác phẩm, nghe một câu chuyện ta có những cảm xúc,
tưởng tượng, liên tưởng và rung động thật sự về một vấn đề, một sự việc…ta như cảm thấy
gần gũi yêu thương, căm ghét…với sự việc. Ta như nhập thân với số phận nhân vật, câu
chuyện, con người, sự việc …

Chẳng hạn: Hoàng phủ Ngọc Tường kể: “ Thủa ấu thơ khi đọc Dế mèn phiêu lưu kí đã
giúp tôi phát hiện ra tình bạn như một sức mạnh kỳ diệu của tâm hồn… Chi tiết khi đói quá
sắp chết, Dế trũi đưa càng cho Dế mèn đề nghị bạn ăn thịt mình để mà sống. Tôi nhận ra
chính Mèn và Tũi là những nhân vật của tâm hồn tôi, câu chuyện đa xlàm tôi chảy nước
mắt”.

16


Hữu Thỉnh kể về lần đầu đọc câu ca dao:
Giã ơn cái cối cái chày
Nửa đêm gà gáy có mày có tao
Giã ơn cái cọc bờ ao
Nửa đêm gà gáy có tao có mày
“ Khi đọc trái tim non nớt của tôi láng máng nhận ra cái vị đắng của cuộc đời xưa kia.
Khi đó tôi chưa hiểu hết vị đắng của câu ca dao, nhưng tôi thấy nó thật gần gũi, thân
thương. Cái cối, cái chày, cái cọc, bờ ao, những thứ đó qúa thân thuộc nhưng sao cứ lạ mãi,
chúng biết nói lên thân phận buồn tủi của mình bắt ta phải thương xót cảm thông? Trí tưởng
tượng của tôi như phát ra một bóng người cô độc bị vắt kiệt sức, bị ném xuống tận đáy, bị
loại ra khỏi cái thế giới người, chỉ còn biết thui thủi một mình thổ lộ tâm tư cùng những vật
vô tri vô giác”.
- Mở mang vốn sống vốn hiểu biết về cuộc sống (mở ra cả kho báu kiến thức nhân
loại) cho học sinh nhờ hiểu và cảm tác phẩm văn chương.
- Nhờ cảm thụ mà học sinh có thể học tốt các môn học khác trong nhà trường, đặc biệt
là trong môn Tiếng Việt
+ Chỉ có cảm nhận được tác phẩm mới có thể đọc và kể hay, mới phân tích được giá
trị ý nghĩa của nó.
+ Chỉ có hiểu nội dung ý nghĩa của văn bản mới thông hiểu các vấn đề của các khoa
học tự nhiên và xã hội.
- Góp phần bồi dưỡng nhân cách, giáo dục đạo đức, đúc rút kinh nghiệm tìm được

cách sống cách làm người hòa nhập với cộng đồng. Các em yêu cái thiện ghét cái ác, yêu
chân lý, ghét bất công…hình thành và phát triển nhân cách…
- Cảm thụ văn học góp phần rèn các thao tác tư duy, phát triển khả năng suy ngẫm,
tưởng tượng, liên tưởng, phát triển những thiên hướng cá nhân. Từ đó ta mới thật sự rung
cảm để tạo những cảm thụ ban đầu về đối tượng. Cảm thụ đó giúp ta thấu hiểu cảnh tượng
sau dòng chữ, những việc những người, những cảnh đời hiện lên trong tác phẩm.
5.3. Hướng bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học là một quá trình rất lâu dài và công phu. Các
phân môn trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học đã góp phần không ít để hình thành
năng lực này. Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần bồi dưỡng cho
học sinh sự say mê, hứng thú khi tiếp xúc với văn chương, chịu khó tích lũy kiến thức vốn
hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học, nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt để có
ngôn ngữ mà giao tiếp, cảm thụ văn học, kiên trì rèn các kỹ năng viết văn giàu hình ảnh,
giàu tưởng tượng suy tưởng…Điều đó nó đòi hỏi người giáo viên phải:
- Bồi dưỡng cho học sinh vốn sống, vốn hiểu biết, tri thức (lý luận văn học về hình
ảnh, hình tượng, nhân vật, kết cấu, các phương tiện và biện pháp tu từ (cơ sở khoa học…)
- Rèn đọc, kể đọc diễn cảm, đọc sáng tạo để nâng cao nhận thức và năng lực cảm xúc
thẩm mỹ. Một trong những biện pháp có hiệu quả để bồi dưỡng cảm thụ văn học là đọc diễn
cảm có sáng tạo. Nó giúp học sinh nâng cao khả năng cảm xúc thẩm mỹ và kích thích tái
sản sinh thành phần nghệ thuật, là khám phá ra những gì ẩn dưới các dòng chữ để cho chúng

17


được vang lên. Cần phải hướng dẫn học sinh đọc văn bằng hệ thống câu hỏi, bài tập đi kèm
bài đọc. Đó là những câu hỏi, bài tập nhằm xác định kĩ thuật đọc thành tiếng (giọng đọc
chung của bài, đoạn, ngắt giọng, tốc độ, cao độ, chỗ nhấn, cường độ...), yêu cầu tái hiện lại
bài đọc (từ ngữ, chi tiết, hình ảnh quan trọng mà học sinh phải nhớ); gợi lên tưởng, tưởng
tượng; về ý nghĩa thành phần, giúp học sinh hiểu được đích thông báo của văn bản. Có thể
là câu hỏi, bài tập đánh giá nhân vật, thái độ, tình cảm, tư tưởng của tác giả, bài tập nhận xét

giá trị nghệ thuật của bài đọc, những từ ngữ, hình ảnh, cấu tứ gây ấn tượng...
- Vận dụng các ppdh, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, phả hồn vào trong từng
khâu của quá trình dạy học để bồi dưỡng cảm thụ cho học sinh.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập thực hành (nghiêng cảm thụ văn học…) hỗ trợ,
tác động tiếp sức, kích thích hứng thú giúp học sinh nảy sinh và nâng cao dần năng lực cảm
xúc thẩm mỹ, tăng cường phân tích các biện pháp nghệ thuật.
+ Rèn cho học sinh kỹ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học. Các đề cảm thụ văn
học thường đưa ra đoạn văn, đoạn thơ, yêu cầu học sinh phát hiện ra các tín hiệu nghệ thuật,
đánh giá chúng trong việc biểu đạt nội dung, hoặc yêu cầu học sinh phân tích được ý nghĩa
của đoạn văn, đoạn thơ được đưa ra. Ví dụ: Trong bài thơ mẹ của Trần Quốc Minh …Lời ru
có gió mùa thu…Mẹ là ngọn gió của con suốt đời…. Theo em, hình ảnh nào làm nên cái
hay của đoạn thơ? Vì sao?
+ Rèn cho học sinh khả năng phân tích, thẩm bình ngôn ngữ (có thể một từ, một câu,
đoạn văn bản…), cái hay của cách dùng từ, đặt câu. Đặc biệt chú trọng các biện pháp nghệ
thuật đặc sắc như: nhân hóa, so sánh, liên tưởng, ẩn dụ, các phép đối, đảo, điệp… Ví dụ:
Hãy nêu rõ cái hay của cách dùng từ phép nhân hóa trong đoạn thơ sau:
Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ
Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió
Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre..
(Cái cầu - )
Hãy chỉ ra cái hay của cách dùng từ láy trong đoạn thơ sau:
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may...
(Dòng sông mặc áo – Nguyễn Trọng Tạo,
Trích: Tiếng Việt 4, tập 2, trang 118 - NXB Giáo dục 2008)
+ Rèn cho học sinh cảm nhận được nhạc điệu, nhịp điệu, giọng điệu, cái thần thái của
tác phẩm.
+ Tăng cường các hoạt động ngoại khóa để nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho

học sinh.
Ví dụ sau đây là một số dạng đề cảm thụ văn học:
a) Đề yêu cầu phát hiện từ dùng đắt và nhận xét giá trị của nó trong việc biểu đạt nội
dung.

18


b) Đề yêu cầu phát hiện biện pháp tu từ và đánh giá giá trị của chúng trong việc biểu
đạt nội dung.
- Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, giúp HS tiếp xúc nhiều với tác phẩm văn
chương.
Thực hành:
- Soạn giáo án trong đó thể hiện việc bồi dưỡng cảm thụ qua học Tiếng Việt cho học
sinh.
- Tập giảng trên giáo án đã soạn.
MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ CẢM THỤ VĂN HỌC
Cảm thụ văn học là năng lực bắt buộc phải có ở học sinh tiểu học vì vậy nó có một vị trí
đặc biệt quan trọng. Mạch kiến thức kỹ năng này chủ yếu được hình thành trong phân môn
tập đọc. Cảm thụ văn học hay nói chính xác hơn tiếp nhận văn học là một quá trình hoạt
động nhân thức thẩm mỹ rất đặc biệt, phức tạp và có tính sáng tạo. Nó phụ thuộc vào vốn
sống, vốn kinh nghiệm, hiểu biết riêng của người cảm thụ văn học. Bồi dưỡng năng lực cảm
thụ trước hết phải bồi dưỡng vốn sống và tạo được cho học sinh tiếp xúc với tác phẩm. Bồi
dưỡng năng lực cảm thụ văn học là một quá trình lâu dài và công phu. Các đề cảm thụ văn
học thường đưa ra đoạn văn, đoạn thơ, tình tiết truyện yêu cầu học sinh phát hiện ra tín hiệu
nghệ thuật, đánh giá được giá trị nghệ thuật, nội dung, phân tích được ý nghĩa. Sau đây là
một số dạng đề cảm thụ văn học.
Dạng 1: Đề yêu cầu phát hiện từ dùng đánh giá giá trị của chúng trong việc biểu đạt
nội dung.
Các bài tập dạng này có thể yêu cầu chỉ ra cái hay của một từ đơn lẻ.

VD:
- Hãy chỉ ra những từ mà em cho là hay nhất trong các câu thơ sau:
"Giục quả na
Mở mắt
Tròn xoe
Giục hàng tre
Đâm măng
Nhọn hoắt"
- Chỉ ra cái hay của từ "xanh ngắt" trong câu: "Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt" ?
- Chọn từ trong ngoặc đơn mà em cho là hay nhất để điền vào câu thơ sau, giải thích vì sao
em chọn từ đó (đen, thâm, mun, huyền, than, ô, mực)
+ Bảng màu đen gọi là bảng.....(đen)
+ Mắt màu đen gọi là mắt ....(huyền)
+ Ngựa màu đen gọi là ngựa....(ô)
+ Mèo màu đen gọi là mèo ....(mun)
+ Chó màu đen gọi là chó ...(mực)
+ Sơn màu đen gọi là sơn ....(than)

19


+ Quần màu đen gọi là quần....(thâm)
- Cho đoạn thơ sau:
"Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần, phơi nắng, phơi sương
Có manh áo cọc tre nhường cho con"
(Nguyễn Duy)
Tìm những từ ngữ của tre gọi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam trong đoạn
thơ trên ?

Dạng 2: Đề yêu cầu phát hiện biện pháp tu từ và đánh giá giá trị của nó trong việc biểu
đạt nôi dung.
VD :
- Hãy chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau và cho biết tác dụng của nó:
"Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh"
(Trần Đăng Khoa)
- Hãy chỉ ra hình ảnh so sánh có trong hai câu thơ sau và nêu rõ hình ảnh đó gợi cho em
cảm nghĩ gì?
"Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu"
(Mẹ ốm - Trần Đăng Khoa)
Dạng 3: Đề yêu cầu học sinh chỉ ra các hình ảnh đẹp của thơ văn và đánh giá.
Đây là dạng bài tập có lệnh yêu cầu học sinh chỉ ra hình ảnh hay nhất trong câu thơ, đoạn
văn và đánh giá giá trị của hình ảnh đó.
Thuật ngữ "hình ảnh" được dùng theo nghĩa rộng. Đó có thể là tên gọi thay cho tên gọi
một biện pháp tu từ mà ở Tiểu học không gọi tên .
VD: Để phân tích cái hay của biện pháp tu từ, ẩn du, hòa hợp có các đề bài sau.
- Chỉ ra cái hay của hình ảnh thơ trong khổ thơ sau và nói rõ ý nghĩa của nó.
" Nước chúng ta,
Nước những người chưa bao giờ khuất.
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về"
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Hay :
Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy
Biết bao đau thương biết mấy oán hờn.
Để cảm thụ được hai câu thơ trên học sinh cần có một vốn từ phong phú, học sinh phải biết

về hoàn cảnh sáng tác và lịch sử của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh cây dừa sừng sững, hiên
ngang trước bom đạn của kẻ thù. Dù trải qua những thăng trầm của lịch sử, trải qua hai lần

20


máu chảy (hai cuộc chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam) vẫn hướng về phía ánh sáng tự
do.
- Hãy làm rõ ý nghĩa của các hình ảnh tượng trưng trong khổ thơ sau:
Em yêu màu đỏ
Như máu trong tim
Lá cờ tổ quốc
Khăn quàng Đội viên
(Tiếng việt - lớp 5)
Máu trong tim: Nhắc nhở đến cội nguồn, tình đoàn kết của con Lạc cháu Hồng.
Lá cờ tổ quốc: Tình yêu đất nước, màu đỏ của lá cờ là máu của bao lớp người dựng nước
và giữ nước.
Khăn quàng đội viên: Nhắc nhở các em học hành, rèn luyện để xứng đáng với tư cách
người đội viên.
- Nhiều khi thuật ngữ "hình ảnh" để chỉ cách sử dụng từ, câu hay.
VD : Để cảm thụ văn học bài "Những cánh buồm" để thấy được hình ảnh đẹp, kì vĩ của
thiên nhiên và khát vọng của con người.
Dạng 4: Bài tập yêu cầu phát hiện và đánh giá cái hay của tứ thơ
Dạng bài tập này yêu cầu cắt nghĩa và đánh giá giá trị của những cách nói hàm ẩn hay
những tứ thơ hay
Bài tập thường yêu cầu giải thích về cách nói :
VD 1 :
Nhà thơ Đặng Hiển đã giải thích lý do mẹ vắng nhà trong" Mẹ vắng nhà ngày bão ":
Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi

Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dào chặn lối
(Mẹ vắng nhà ngày bão - Tiếng việt 3)
Cách giải thích như vậy có gì hay ?
VD 2:
Hai câu thơ sau :
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu.
( Tiếng ru - Tố Hữu- Tiếng việt 3, tập 1)
Ý nói lên điều gì?
Dạng 5: Bài tập yêu cầu phát hiện và đánh giá các nhân vật trong truyện
Đây là dạng bài tập được sử dụng nhiều trong phân môn tập đọc. Bài tập yêu cầu học
sinh bình giá về tính cách của nhân vật trong truyện
VD : Trong bài tập đọc "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" với bài tập này qua những chi tiết trong
truyện đó là sự việc chị nhà Trò bị bọn nhện ăn hiếp, đe dọa. Đứng trước sự việc đó Dế Mèn
đã thể hiện sự nghĩa hiệp của mình thông qua những lời nói,cử chỉ. Qua những chi tiết đó
với cách nhìn nhận, trí thông minh, khả năng cảm thụ cùng với kỹ năng phân tích hình

21


tượng nhân vật các em sẽ thấy được tính cách, hành động của Dế Mèn đó là sự cảm thông,
sẵn sàng chia sẻ với những người gặp khó khăn, hoạn nạn hoặc VD bài tập đọc "Ông trạng
thả diều". Học sinh được tiếp xúc với hình ảnh cậu bé Nguyễn Hiền. Đó là một cậu bé thông
minh, ham học và chiu khó. Qua những chi tiết của câu chuyện các em thấy được sự cố
gắng nỗ lực vươn lên không ngừng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đó cũng chính là những
bài học bổ ích để các em tự soi mình và cố gắng hơn trong học tập.
Dạng 6: Bài tập yêu cầu phát hiện, đánh giá cái hay của tình tiết truyện
- Là dạng bài tập yêu cầu học sinh phát hiện, bình giá những tình tiết truyện hay.
VD: Bài tập yêu cầu học sinh bình giá hành động của cậu bé Ma - ri - ô quyết định nhường

bạn xuống xuồng cứu nạn trong vụ đắm tàu để người bạn đó được trở về xum vầy bên bố
mẹ còn mình thì ở lại sẵn sàng đón lấy cái chết: "Một ý nghĩ vụt đến, Ma - ri -ô hét to: "Giu
- li - et - ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ....." (Một vụ đắm tàu - TheoA -MI -XI)
- Đó có thể là những chi tiết thần kỳ trong truyện cổ
VD: Chi tiết người em gặp con chim ăn khế của nhà mình trong truyện "cây khế " phê phán
lòng tham vô đáy của người anh đồng thời khen ngợi sự tốt bụng, hiền lành của người em.
Hay tình tiết ước muốn của vua Mi đát mong muốn biến mọi thứ tay mình chạm vào đều
biến thành vàng. Điển hình cho lòng tham vô đấy của con người (Điều ước của vua Mi đát).
Dạng 7: Đề yêu cầu phát hiện nhạc điệu, nhịp điệu trong đoạn thơ đoạn văn
Ví dụ: chỉ rõ nhịp điệu trong đoạn thơ sau
Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dào chặn lối
(Mẹ vắng nhà ngày bão - Tiếng việt 3)

6. Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về từ và câu
Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng từ và câu Tiếng Việt là một việc làm lâu dài và đồng bộ
mọi nơi, mọi lúc, ở trường và ở nhà, trong giờ chính khóa và ngoại khóa, trong tất cả các
phân môn Tiếng Việt, từng ngày, từng giờ. Nhưng trong khuôn khổ chuyên đề này, bồi
dưỡng kiến thức, kĩ năng về từ và câu Tiếng Việt, chúng ta chỉ hướng đến bồi dưỡng các nội
dung kiến thức, kĩ năng liên quan đến từ và câu trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học.
Như vậy, chỉ trong khuôn khổ một vấn đề, các năng lực Tiếng Việt được thử thách khá toàn
diện.
6.1. Vài nét về nội dung chương trình Luyện từ và câu ở Tiểu học
Nội dung các vấn đề lí thuyết về từ không vượt ra ngoài các bài lí thuyết đã học trong
chương trình từ lớp 2 đến lớp 5.
Ở lớp 2 và 3 không có bài lý thuyết riêng mà học sinh chỉ bước đầu được rèn luyện
về cách dùng các từ cụ thể như sau:
- Lớp 2: luyện cách dùng các từ chỉ sự vật (danh từ), hoạt động, trạng thái (động từ)

và đặc điểm, tính chất (tính từ). Về câu, học sinh lần lượt làm quen với các kiểu câu trần

22


thuật đơn cơ bản Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?, các bộ phận của câu (trả lời các câu hỏi
Ai?, Là gì?, Làm gì?, Khi nào?, ở đâu?, Như thế nào?, Vì sao?, Để làm gì?) và các dấu câu
(chấm, chấm hỏi, chấm than, phẩy).
- Lớp 3:
+a) Mở rộng vốn từ:
- Gắn với các chủ điểm được học: Măng non, Mái ấm, Tới trường, Cộng đồng, Quê hương,
Bắc – Trung – Nam, Anh em một nhà, Thành thị – Nông Thôn, Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo,
Nghệ thuật, Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất.
- Thông qua các bài tập:
+ Tìm từ ngữ theo chủ điểm;
+ Tìm hiểu, nắm nghĩa của từ;
+ Phân loại vốn từ;
+ Luyện cách sử dụng từ.
+ Ôn luyện kiến thức đã học ở lớp 2 (Ôn về các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng
thái, từ chỉ đặc điểm (chủ yếu thông qua các bài tập có yêu cầu nhận diện). Ôn về các kiểu
câu đã học ở lớp 2: Ai là gì? Ai (cái gì, con gì) làm gì? Ai thế nào? Các thành phần trong
câu đáp ứng các câu hỏi: Ai? Là gì? Làm gì? Thế nào? ở đâu? Bao giờ? Như thế nào? Bằng
gì? Vì sao? Để làm gì? Thông qua các bài tập: Trả lời câu hỏi; Tìm bộ phận câu trả lời câu
hỏi; Đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu; Đặt câu theo mẫu; ghép các bộ phận thành câu... Ôn
về một số dấu câu cơ bản: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. Thông qua
các bài tập: Chọn dấu câu đã cho điền vào chỗ trống; Tìm dấu câu thích hợp điền vào chỗ
trống; Điền dấu câu đã cho vào chỗ thích hợp; Tập ngắt câu.
+ Bước đầu làm quen với các biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá.
- Về biện pháp so sánh, SGK có nhiều loại hình bài tập như :
+ Nhận diện (tìm) những sự vật được so sánh, những hình ảnh so sánh, các vế so

sánh, các từ so sánh, các đặc điểm so sánh...
+ Tập nhận biết tác dụng của so sánh;
+ Tập đặt câu có dùng biện pháp so sánh;
- Về biện pháp nhân hoá, SGK có nhiều loại hình bài tập như :
+ Nhận diện phép nhân hoá trong câu: Cái gì được nhân hoá? Nhân hoá bằng cách
nào?
+ Tập nhận biết cái hay của nhân hoá;
+ Tập viết câu hay đoạn có dùng nhân hoá.
Khối lớp 4 và 5 mới học các loại bài lý thuyết về từ và câu cụ thể như sau;
- Lớp 4:
+ Trang bị kiến thức sơ giản về từ và luyện cách dùng từ như: cấu tạo của tiếng, cấu
tạo của từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy, từ ghép, từ loại (danh, động, tính).
+ Trang bị kiến thức sơ giản về câu và luyện cách đặt câu, sử dụng dấu câu như: câu
hỏi, kể, cầu khiến, cảm, thêm trạng ngữ cho câu (trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên
nhân, mục đích phương tiện) và dấu câu (chấm hỏi, chấm than, hai chấm, ngoặc kép ngoặc
đơn).

23


- Lớp 5:
+ Trang bị những kiến thức sơ giản về ngữ âm (cấu tạo của vần), từ vựng (từ và nghĩa
của từ) từ nhiều nghĩa, từ cùng nghĩa, từ gần nghĩa, từ trái nghĩa, từ cùng âm khác nghĩa,
ngữ pháp (đại từ, quan hệ từ, câu ghép và văn bản (liên kết câu bằng lặp từ ngữ, thay thế từ
ngữ, từ ngữ nối).
+ Luyện cách viết câu, sử dụng từ và câu.
6.2. Hệ thống bài tập luyện từ và câu
6.2.1. Ý nghĩa của việc bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng từ và câu
- Mục tiêu cao nhất của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là hình thành và phát triển ở HS
Tiểu học các kiến thức và kỹ năng Tiếng Việt để giao tiếp. Các kiến thức và kỹ năng này chỉ

có được khi HS tham gia vào hoạt động ngôn ngữ qua hệ thống bài tập thực hành. (Ví dụ: để
mở rộng vốn từ về học tập cho HS lớp 2, GV phải tổ chức cho HS thực hiện các bài tập sau:
Tìm từ, đặt câu với các từ vừa tìm được, sắp xếp các từ để tạo thành câu mới.
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” (Lênin). Vì vậy
bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng từ và câu là công việc cực kỳ quan trọng của
mọi nhà trường. Học sinh phải ý thức được chức năng của ngôn ngữ, nắm vững các
phương tiện, kết cấu và quy luật cũng như hoạt động hành chức của nó. Học sinh cần hiểu
rõ người ta nói và viết không phải chỉ để cho mình mà cho người khác nên ngôn ngữ cần
chính xác, rõ ràng, đúng đắn, dễ hiểu. Đồng thời, vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp nên
phải lấy hoạt động giao tiếp làm phương tiện để dạy và học Tiếng Việt.
- Chúng ta biết các bài học Tiếng Việt ở Tiểu học được cấu trúc theo tinh thần thực
hành (nghĩa là đưa chúng vào HĐ hành chức - thông qua hệ thống các câu hỏi và bài tập
trong SGK) (cho VD). Cho nên hướng dẫn HS thực hiện bài tập là hoạt động chủ yếu của
tiết dạy, dẫn dắt học sinh dần chiếm lĩnh tri thức.
- Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (K. Mác). Ngôn ngữ là phương tiện
của nhận thức lôgic, lí tính. Chính trong các đơn vị và các dạng thức ngôn ngữ có sự khái
quát hóa, trừu tượng hóa. Tư duy của con người không thể phát triển nếu thiếu ngôn ngữ.
Việc chiếm lĩnh ngôn ngữ nhằm tạo ra những tiền đề để phát triển tư duy. Từ đây, người ta
rút ra những kết luận có tính chất phương pháp: kiến thức, kĩ xảo ngôn ngữ phải được xem
xét như là những yếu tố của phát triển tư duy, các hệ thống dạy học Tiếng Việt cần bảo đảm
mối liên hệ giữa lời nói và tư duy. Phải thường xuyên luyện tập cho học sinh khả năng diễn
đạt tư tưởng của mình bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau.
- Giúp cho học sinh có năng lực ngôn ngữ, năng lực sử dụng Tiếng Việt để suy nghĩ,
giao tiếp, học tập.
- Thông qua việc học Tiếng Việt, rèn luyện cho các em năng lực tư duy, phương pháp
suy nghĩ, giáo dục tư tưởng, tình cảm lành mạnh trong sáng.
- BT là hình thức, là phương tiện dùng để rèn luyện, thực hành vận dụng kiến thức thực
tiễn cho học sinh, là phương tiện hữu hiệu nhất đưa học sinh vào các hoạt động giao tiếp.
Đó là phương tiện để GV giao việc cho HS, tổ chức các hoạt động học tập của HS. Đó còn
là điều kiện để GV đổi mới PPDHTV ở Tiểu học (cho VD)


24


- Trong cách dạy học hiện nay, đi theo hướng lấy thực hành làm trọng tâm thì bài tập có
một vai trò hết sức quan trọng vì sự bền vững về mặt kiến thức và kỹ năng thông qua việc
rèn luyện của hệ thống bài tập. Bài tập giúp cho việc củng cố, mở rộng, đào sâu thêm những
kiến thức lý thuyết. Mặt khác, nhờ việc giải các loại bài tập khác nhau học sinh đuợc rèn
luyện về ngôn ngữ (cách trình bày rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu) và rèn luyện được tư duy
(biết phán đoán đúng, suy luận đúng, so sánh, tư duy) (VD).
6.2.2. Các dạng bài tập
+ Dựa vào mặt hình thức: có 2 dạng, đó là bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận
+ Dựa vào đặc trưng của từng phân môn có loại bài tập về chính tả, về vần, về từ, viết câu...
+ Dựa vào mục đích rèn luyện tư duy thì có các dạng bài tập như: bài tập nhận biết, rút gọn
bài tập mở rộng, bài tập sửa chữa, bài tập so sánh, đối chiếu, phân tích. Mỗi dạng bài tập
này nhằm phát triển năng lực tư duy cho HS một cách khác nhau.
VD: BT Phân tích cấu tạo từ giúp HS nhận ra được đặc điểm hình thức của các loại từ: từ
láy (các yếu tố trong từ láy có mối quan hệ về mặt ngữ âm), từ ghép (các yếu tố trong từ có
mối quan hệ ngữ nghĩa với nhau) hoặc là BT về phân tích câu thì học sinh nhận ra được
thành phần chính và thành phần phụ và biết sắp xếp nó để đặt câu.(Số lượng mỗi tuần 1 tiết/
bình quân 3 bt trong một bài lớp 1 lớp 4 nhiều lý thuyết)
6.2.3 Nguyên tắc xây dựng hệ thống BT
- Hình thức của bài tập phải cụ thể rõ ràng, nội dung bài tập phải phong phú đa dạng tạo nên
sự hấp dẫn, mới mẻ, cuốn hút hs, gv phải nắm vững quy trình của bài tập, hướng dẫn được
học sinh cách giải bt; phải có khả năng phân tích đối với các dạng bài tập để nhận ra các mặt
ưu và nhược điểm của nó để lựa chọn, sử dụng cho phù hợp.
- BT phải được xây dựng đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, có định hướng đúng
với yêu cầu đặt ra và nhằm đạt mục tiêu.
- Phải dành thời gian đúng mức cho việc kiểm tra đánh giá giải bài tập, phải có mẫu lời giải
đúng để học sinh tự đối chiếu và đánh giá bài làm của mình.

6.3. Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về Ngữ âm
* Kiến thức liên quan đến ngữ âm: cấu tạo âm tiết, quy tắc chính tả;
* Các dạng bài tập:
3.1. Phân tích cấu tạo tiếng
3.1.1. Tách tiếng thành các bộ phận: phụ âm, đầu vần, thanh
Phần này cần chú trọng vào các trường hợp mà có sự bất hợp lý của chữ viết tiếng Việt
(giữa âm và ký tự không có sự tương ứng 1-1).
Ví dụ: cho biết âm đầu của các chữ sau: Làm gì, giữ gìn, giết giặc, tháng giêng…
3.1.2.Tìm các tiếng có cùng vần
3.2. Viết đúng chính tả
3.2.1. Dựa vào quy tắc để viết
HS nắm quy tắc viết hoa tên người, tên cơ quan đoàn thể, tên các danh hiệu huân
chương, tên nước ngoài.
Có thể cho một đoạn văn có các kiểu tên trên yêu cầu HS chỉ ra từ nào cần viết hoa
3.2.2. Dựa vào nghĩa để viết đúng

25


×