Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Tài liệu Giáo trình Phương pháp dạy học mỹ thuật-tập 1 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.39 KB, 55 trang )

MỤC LỤC Trang
Mở đầu 2
Chương 1. Khái quát chung về dạy học mỹ thuật ở phổ thông 3
Bài 1. Mỹ thuật với đời sống xã hội 3
Bài 2. Mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương trình mỹ thuật phổ thông 7
Bài 3. Đặc trưng, nguyên tắc, vai trò của dạy học mỹ thuật ở trường phổ thông 14
Bài 4. Đặc điểm tâm lí và khả năng thể hiện ngôn ngữ tạo hình của học sinh phổ thông
29
Chương 2. Phương pháp dạy học mỹ thuật 36
Bài 5. Một số phương pháp thường vận dụng trong dạy học mỹ thuật 37
Bài 6. Một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học mỹ thuật 64
Bài 7. Một số kỹ thuật dạy học trong dạy học mỹ thuật 87
Bài 8. Thực hành phương pháp và kỹ thuật dạy học 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
1
MỞ ĐẦU
Trong xu thế đổi mới quá trình đào tạo hiện nay, mỗi trường sư phạm nói
chung và trường ĐHSP Nghệ thuật TW nói riêng đều có các giải pháp nhằm đổi mới
phương pháp giảng dạy, tùy vào đặc trưng của từng trường mà thực hiện theo các
cách khác nhau nhưng cùng hướng tới mục đích chung là nâng cao chất lượng đào
tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội và yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông.
Học phần này tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận và tìm hiểu những vấn đề
chung về dạy – học mỹ thuật ở trường phổ thông; Phương pháp dạy học; Tâm lí lứa
tuổi và khả năng thể hiện ngôn ngữ tạo hình của học sinh phổ thông. Trên cơ sở đó,
sinh viên có ý thức học tập và rèn luyện, nâng cao năng lực học tập chuyên ngành và
các môn học khác trong chương trình đào tạo.
MỤC TIÊU
- Sinh viên nắm được thực trạng dạy – học mỹ thuật ở một số trường phổ thông
hiện nay.
- Sinh viên hiểu quan niệm, mục tiêu, vai trò, vị trí, nội dung, phương tiện và
đào tạo giáo viên trong dạy – học mỹ thuật


- Sinh viên tiếp cận với phương pháp dạy học mỹ thuật phổ thông: Khái niệm;
nội dung cơ bản của các phương pháp, kĩ thuật dạy học; đồng thời nắm được đặc
điểm các phân môn; cách sử dụng các phương pháp cho từng phân môn
- Sinh viên nắm được đặc điểm tâm lí và khả năng thể hiện ngôn ngữ tạo hình
của học sinh phổ thông
- Sinh viên có ý thức học tập và vận dụng được vào quá trình học tập; nâng cao
nhận thức về môn học.

2
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DẠY HỌC MĨ THUẬT Ở PHỔ THÔNG
MỤC TIÊU:
- Sinh viên hiểu quan niệm, mục tiêu, vị trí, nội dung, thực trạng, phương tiện
và đào tạo giáo viên trong dạy – học mỹ thuật ở trường phổ thông hiện nay.
- Sinh viên nắm được đặc điểm tâm lí và khả năng thể hiện ngôn ngữ tạo hình
của học sinh
- Sinh viên có ý thức tìm hiểu, trau dồi và vận dụng kiến thức trong học tập
3
BÀI 1: MỸ THUẬT VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Một số vấn đề chung về Mỹ thuật
1.1. Mỹ thuật là gì ?
Theo Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông thì Mỹ thuật là “ từ dùng để chỉ các
lại hình nghệ thuật tạo hình chủ yếu là hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đồ họa, (Từ điển
Mỹ thuật phổ thông, NXB Giáo dục, 2002, tr 106). Đó là những loại hình nghệ thuật
phản ánh cái đẹp bằng màu sắc, đường nét, hình khối Mỹ thuật được ra đời từ rất
sớm.
Các loại hình nghệ thuật trên đều có một tiếng nói chung là tạo hình tạo khối bằng một
hoặc nhiều yếu tố ngôn ngữ tạo hình. Do vậy, còn một cách gọi khác của Mỹ thuật là
nghệ thuật tạo hình. Sự phát triển của Mỹ thuật cũng chính là sự phát triển của nghệ
thuật tạo hình.

1.2. Các học thuyết về nguồn gốc của Mỹ thuật.
Sự ra đời của nghệ thuật là do nhiều nguyên nhân: có nguyên nhân “Bắt
chước”, có yếu tố “Du hí”- giải trí, vui chơi, có nhu cầu “Biểu hiện”, có yếu tố “Ma
thuật” và cả “kỹ thuật”; nhưng nguồn gốc cơ bản nhất của nghệ thuật là do xuất hiện
sinh lực thừa, từ đó tạo ra tự do sáng tạo và nhu cầu hưởng thụ thẩm mỹ. Như vậy,
nghệ thuật xuất hiện khi con người đạt tới một trình độ sáng tạo trong lao động.
1.3. Các loại hình cơ bản của Mỹ thuật.
1.3.1 Nghệ thuật Hội họa
1.3.1.1 Khái niệm:
Hội họa là loại hình nghệ thuật thị giác mang tính tạo hình trực tiếp thông qua
các phương tiện biểu đạt: đường nét, màu sắc, hình khối, không gian, Không gian
trong hội họa là không gian ảo hay còn gọi là không gian tạo hình ( phối cảnh)
1.3.1.2 Các thể loại của Hội họa:
Hội họa hoành tráng: Kết hợp với kiến trúc nơi công cộng; sử dụng chất liệu
bền vững như đá, gốm, đồng,
Hội họa giá vẽ: Kích cỡ vừa đủ treo được lên tường trong phòng; thể hiện một
phương diện nào đó của cuộc sống
1.3.2 Nghệ thuật Điêu khắc
1.3.2.1 Khái niệm:
Điêu khắc là nghệ thuật tạo hình bằng cách phối các mảng, khối, nét trong
4
không gian ba chiều để tạo nên hình thể, thực thể nhằm biểu hiện các giá trị tinh thần
của con người cũng như các phương diện của đời sống
Khác với hội họa là diễn tả không gian ba chiều trên một mặt phẳng, điêu khắc được
thể hiện bằng hình khối cụ thể trong một không gian nhiều chiều
Điêu khắc được gọi là nghệ thuật tạo hình vì loại hình nghệ thuật này chủ yếu sử dụng
các phương tiện tạo hình để tái tạo con người và cảnh vật mà chúng ta có thể nhìn thấy
được. Là nghệ thuật mang tính không gian, điêu khắc không phản ánh quá trình vận
động, biến đổi của đối tượng miêu tả mà chỉ giữ lại những khoảnh khắc điển hình, tiêu
biểu nhất, có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu lắng nhất.

1.3.2.2 Các thể loại của Điêu khắc:
Thể loại tượng tròn: mang tính trang trí, kỷ niệm, chất liệu đa dạng
Thể loại phù điêu; chạm khắc: mang tính trang trí, thường gắn với một bề mặt
không gian với chất liệu cụ thể
Thể loại tượng đài: mang tính tưởng niệm, hoành tráng, thường đặt ngoài trời,
chất liệu bền chắc.
1.3.3 Nghệ thuật Trang trí
1.3.3.1 Khái niệm:
Trang trí là nghệ thuật sắp xếp các yếu tố hình mảng, đường nét, màu sắc, hình
khối, đậm nhạt trên mặt phẳng hay trong không gian theo những nguyên tắc chung để
tạo nên một sản phẩm đẹp, hợp nội dung đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của con
người.
1.3.3.2 Các thể loại Trang trí
Thể loại trang trí cơ bản gồm: Trang trí hình vuông; hình tròn; hình chữ nhật và
trang trí đường diềm. Đây là những bài tập đầu tiên trong hệ thống những bài thực
hành trang trí cơ bản nhằm cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản
của nghệ thuật trang trí.
Thể loại trang trí ứng dụng: Là những vật dụng hàng ngày ( đĩa; khăn trải bàn;
thảm ) được trang trí một cách tự do, tạo nên vẻ đẹp cho sản phẩm, các họa tiết trang
trí không nhất thiết phải sắp xếp theo những nguyên tắc bố cục trang trí.
1.3.4 Nghệ thuật Kiến trúc
1.3.4.1 Khái niệm:
Kiến trúc là loại hình nghệ thuật nhằm kết hợp cái đẹp với cái thực dụng để
5
sáng tạo không gian sinh tồn của con người
Nghệ thuật kiến trúc ra đời đáp ứng đồng thời hai yêu cầu cơ bản: sử dụng và thẩm
mỹ. Bản chất của nghệ thuật kiến trúc mang trong mình hai thuộc tính cơ bản: Tính
thực dụng và tính thẩm mỹ.
1.3.4.2. Các thể loại kiến trúc:
- Kiến trúc cung đình

- Kiến trúc tôn giáo
- Kiến trúc quân sự
- Kiến trúc dân dụng
- Kiến trúc công cộng
2. Mỹ thuật với đời sống xã hội
- Nhu cầu ăn
- Nhu cầu mặc
- Nhu cầu ở
- Nhu cầu phương tiện sinh hoạt
Bài tập phát triển kỹ năng
1. Anh/chị hãy trình bày khái niệm Mỹ thuật ?
2. Anh/ chị so sánh đặc trưng ngôn ngữ tạo hình với đặc trưng ngôn ngữ của các loại
hình nghệ thuật khác ?
3. Thông qua các nhu cầu cơ bản của con người, anh/ chị hãy phân tích vai trò của Mỹ
thuật trong đời sống xã hội?
6
BÀI 2: MỤC TIÊU, CẤU TRÚC NỘI DUNG
CHƯƠNG TRÌNH MỸ THUẬT PHỔ THÔNG
1. Mục tiêu chương trình Mỹ thuật phổ thông
1.1. Kiến thức
- Học sinh có những kiến thức ban đầu về Mỹ thuật
- Hình thành những kiến thức cơ bản, cần thiết về ngôn ngữ tạo hình
- Hiểu biết sơ lược về thành tựu của một số giai đoạn Mỹ thuật Việt Nam và thế giới.
1.2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, cảm thụ, phát triển tư duy, trí tưởng tượng và sáng tạo
thông qua thực hành trong học tập các phân môn và trong cuộc sống
- Kỹ năng nhận biết, thưởng thức, phân tích, đánh giá các tác phẩm Mỹ thuật Việt
Nam và thế giới qua các giai đoạn Mỹ thuật trong chương đồng thời biết vận dụng các
kỹ năng đó vào học tập và cuộc sống
1.3. Thái độ

- Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và con người
- Cảm nhận vẻ đẹp của các tác phẩm, công trình Mỹ thuật, trên cơ sở đó có ý thức và
trách nhiệm hơn với bản thân và xã hội.
2. Nội dung, cấu trúc chương trình Mỹ thuật phổ thông
2.1. Dạy học Mỹ thuật qua một số giai đoạn ở nước ta
2.1.1. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp trước 1954:
Dạy học Mỹ thuật ở trường phổ thông chỉ được thực hiện ở một số tỉnh, thành
phố lớn vùng tạm chiếm và một số trường ở vùng tự do, còn hầu hết các trường không
dạy – học mỹ thuật
Chương t.rình dựa theo chương trình Mỹ thuật của Pháp gồm Vẽ tả thực; Vẽ trang trí;
Vẽ tranh theo đề tài và Xem tranh.
2.1.2. Từ 1954 đến 1975:
Đất nước chia 2 miền: Miền Bắc dạy học Mỹ thuật chưa rộng khắp, chỉ thực
hiện ở các tỉnh, thành phố lớn. Chương trình dựa theo chương trình của các nước xã
hội chủ nghĩa, chủ yếu là Liên Xô (trước đây). Ở miền Nam dạy – học Mỹ thuật theo
chương trình phổ thông của Pháp. Chương trình được biên soạn lại phù hợp với thực tế
Việt Nam theo tinh thần giảm số giờ học, giảm nội dung vì cơ sở vật chất và chất
lượng giáo viên chưa đáp ứng kịp.
7
2.1.3. Từ năm 1975 đến năm1980:
Dạy – học mỹ thuật phổ thông được thực hiện theo chương trình thống nhất.
Chương trình soạn thảo theo cách rà soát lại các chương trình cũ do đội ngũ, chuyên
gia, giáo viên có kinh nghiệm biên soạn. Trên thực tế chương trình mỹ thuật ở THCS
trước năm 1980 chưa có hiệu lực về mặt pháp lý; nhiều nơi tự ý thay đổi, điều chỉnh
tùy tiện. Một số nơi đã có cán bộ chuyên môn chỉ đạo việc dạy và học mỹ thuật như
Hà Nội hay cán bộ chỉ đạo kiêm nhiệm như Hà Nam Ninh ( Hà Nam, Nam Đinh, Ninh
Bình) Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh ( Nghệ An, Hà Tĩnh), Đội ngũ giáo viên giảng dạy còn
thiếu nhiều, do vậy phương án đào tạo giáo viên dạy kiêm nhiệm là chủ yếu.
2.1.4. Từ năm 1980 đến năm 2000
Chương trình Mỹ thuật được biên soạn lại theo tinh thần cải cách giáo dục do

Hội đồng bộ môn gồm các chuyên gia đầu ngành của Bộ Văn Hóa – Thông tin, Bộ
Giáo dục – Đào tạo soạn thảo. Chương trình có tham khảo chương trình của các nước
trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á. ( Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật
bản, Thái Lan, ). Chương trình gồm các các vấn đề lớn như: Mục tiêu; Phương
hướng; Kiến thức và những yêu cầu cần đạt. Chương trình cụ thể cho từng lớp, gồm
các phân môn:
- Vẽ theo mẫu ( trước là Vẽ tả thực)
- Vẽ trang trí
- Vẽ tranh ( trước là Vẽ tranh theo đề tài )
- Giới thiệu Mỹ thuật ( trước là Giảng tranh)
Từ năm học 1995 – 1996 chương trình được triển khai trên phạm vi toàn quốc theo
sách giáo khoa thống nhất.
2.1.5. Từ năm 2000 đến nay:
Từ năm 2000, chương trình mỹ thuật phổ thông được xây dựng mới. Chương
trình xây dựng trên cơ sở chương trình giai đoạn trước, nhưng có rà soát, biện tập phù
hợp với tình hình dạy học theo xu hướng mới, phù hợp với thực tế phát triển giáo dục
và kinh tế của đất nước trong giai đoạn mới; Đổi mới cách vận dụng phương pháp dạy
học mỹ thuât; Đội ngũ giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng
Nhìn chung, chương trình môn mỹ thuật mới, về nội dung không có gì thay đổi lớn,
chủ yếu là thay đổi cách vận dụng phương pháp dạy – học.
2.2. Tình hình dạy học Mỹ thuật phổ thông hiện nay
8
2.2.1. Vị trí môn học trong chương trình giáo dục phổ thông:
Là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông. Kết quả học tập mỹ thuật
của học sinh được dùng để đánh giá, xếp loại học sinh hàng năm. Môn học được thực
hiện theo qui định và phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2.2.2. Đội ngũ giáo viên
Giáo viên dạy mỹ thuật phổ thông được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều cơ sở
như: Trường CĐSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội, CĐSP Thành phố Hồ Chí Minh,… nhưng
chủ yếu vẫn là trường ĐHSP Nghệ thuật TW.

Giáo viên được bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ thường xuyên nhằm đạt được trình độ
chung
2.2.3 Học sinh
Học sinh phổ thông rất thích hoạt động tạo hình. Vẽ tranh, nặn tạo dáng, xem
tác phẩm mỹ thuật dần trở thành nhu cầu của học sinh. Tuy nhiên học sinh ít được
quan sát, thực hành; môi trường thẩm mỹ hạn hẹp…do đó hiểu biết về mĩ thuật chưa
thực sự sâu rộng. Học sinh THCS còn bị chi phối, ảnh hưởng về các môn học chính,
về thi nên phần nào ảnh hưởng tới học mỹ thuật. Phương tiện học tập chưa đầy đủ và
đa dạng; phương pháp dạy – học của giáo viên chưa linh hoạt do vậy phần nào ảnh
hưởng đến chất lượng học tập mỹ thuật của các em.
2.2.4. Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất cho dạy học mỹ thuật nói chung còn chưa đầy đủ. Ít trường có
phòng học chức năng. Bộ đồ dùng dạy học mỹ thuật từ lớp 1- lớp 9 chưa đầy đủ, đa
dạng. Chưa có các loại mẫu đạt quy chuẩn ( hình khối, tượng ) Sách đọc thêm và các
tài liệu khác còn hạn chế
2.3 Tham khảo dạy học Mỹ thuật ở một số nước trên thế giới
2.3.1. Các khu vực châu Á ( Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Lào, Thái Lan…) số tiết
học từ 2- 3 tiết trên tuần
2.3.2. Các nước châu Âu: Môn học thường được gọi Nghệ thuật tạo hình.
3. Nội dung cấu trúc chương trình Mỹ thuật hiện nay
3.1. Nội dung chương trình mỹ thuật Tiểu học
Giai đoạn 1 (lớp 1, 2, 3 ): Giai đoạn này gọi là Nghệ thuật (gồm mĩ thuật, âm
nhạc và thủ công).Thời lượng cho mĩ thuật: 35 tiết/năm (1 tuần học 1 tiết; mỗi tiết từ
35 đến 40 phút). Học sinh không có sách giáo khoa nhưng có Vở thực hành. Giáo viên
9
có sách hướng dẫn.
Giai đoạn 2: Mĩ thuật (lớp 4, 5) Là môn học độc lập. Thời lượng: 35 tiết/năm (1
tuần học 1 tiết; mỗi tiết từ 35 đến 40 phút). Học sinh có sách giáo khoa và Vở thực
hành. Giáo viên có sách hướng dẫn. Nội dung môn Mĩ thuật từ lớp 1 đến lớp 5 được
trình bày cụ thể trong chương trình từng khối lớp có những nội dung chính sau:

Vẽ theo mẫu: Hướng dẫn học sinh vẽ từ những nét đơn giản như thẳng, cong,
đến những mẫu có cấu trúc phức tạp như vẽ mẫu có hai đồ vật.
Vẽ trang trí: Hướng dẫn học sinh vẽ từ bài tập đơn giản như vẽ tiếp hình có sẵn,
vẽ màu vào hình có sẵn đến những bài tập tập sáng tạo về bố cục và hoạ tiết một cách
đơn giản,
Vẽ tranh: Hướng dẫn học sinh thể hiện cảm nhận của mình qua bài vẽ về những
đề tài: sinh hoạt, lễ hội, phong cảnh hoặc vẽ chân dung, tĩnh vật và vẽ tự do,
Tập nặn tạo dáng: Hướng dẫn học sinh rèn luyện khả năng tạo hình theo ý thích
qua hình khối đơn giản của trái cây, con vật và người,
Thường thức mĩ thuật: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và cảm nhận một số tác
phẩm nghệ thuật và một số tranh thiếu nhi trong nước và thế giới.
Chương trình Mỹ thuật Tiẻu học
( Công văn số 9832/BGD& ĐT – GDTH ngày 01/9/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT)
Lớp
Phân
môn
Vẽ theo
mẫu
Phân
môn
Vẽ
trang
trí
Phân
môn
Vẽ
tranh
Phân
môn
Thường

thức Mỹ
thuật
Phân
môn Tập
nặn tạo
dáng
Tổng
cộng
Ghi chú
1 9 tiết 9 tiết 10 tiết 4 tiết 2 tiết 34
tiết+1
* 34 tiết kể
cả 2 tiết
kiểm tra học
kì 1 và 2
*1 tiết tổng
kết năm học
* Tổng 166

tiết trong 5
năm học
2 9 tiết 8 tiết 9 tiết 4 tiết 4 tiết 34 tiết+1
3 8 tiết 8 tiết 9 tiết 5 tiết 4 tiết 34 tiết+1
4 8 tiết 9 tiết 9 tiết 4 tiết 4 tiết 34 tiết+1
5 8 tiết 9 tiết 9 tiết 4 tiết 4 tiết 34 tiết+1
Tổng 42 tiết 43 tiết 46 tiết 21 tiết 14 tiết 166 tiết
3.2. Nội dung chương trình mỹ thuật THCS
10
Vẽ theo mẫu: Học sinh biết quan sát, so sánh tỉ lệ, biết cách vẽ từ bao quát đến
chi tiết, cách bố cục bài vẽ cân đối; Vẽ được hình gần đúng mẫu, nét vẽ có đậm, có

nhạt; Vẽ đâm nhạt bằng đen trắng và bằng màu: Biết phân mảng và diễn tả đậm nhạt ở
mức độ: đậm, trung gian và sáng; Bước đầu tập diễn tả chất của mẫu
Vẽ trang trí: Học sinh biết vẻ đẹp của trang trí qua bố cục, hình vẽ và màu sắc.
Thể hiện được các bài trang trí cơ bản và ứng dụng bằng màu sẵn có; Phát huy khả
năng suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh
Vẽ tranh: Học sinh biết quan sát, tìm hiểu vẻ đẹp của con người và cuộc sống
xung quanh; Biết khai thác nội dung tranh đề tài và tranh các thể loại; hình thành tính
cảm thẩm mỹ; Vẽ được tranh và vẽ màu theo ý thích;
Thường thức Mỹ thuật: Học sinh hiểu biết hơn về nền văn hóa của Việt Nam và
thế giới; Thấy được vẻ đẹp của các tác phẩm hội họa, điêu khắc, các công trình kiến
trúc và một số tác giả tiêu biểu
Các bài học Thường thức mỹ thuật nhằm cung cấp những kiến thức sơ lược về giá trị
văn hóa, trên cơ sở đó học sinh tìm hiểu và phân tích. Mỗi nội dung có hai bài: bài một
giới thiệu khái quát chung; bài hai giới thiệu tác giả và phân tích các công trình, tác
phẩm mỹ thuật tiêu biểu.
Chương trình mỹ thuật THCS
( Thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học - áp dụng từ 26/9/2011 )
Lớp Phân
môn Vẽ
theo mẫu
Phân
môn Vẽ
trang trí
Phân
môn
Vẽ tranh
Phân môn
Thường
thức Mỹ
thuật

Tổng
cộng
Ghi chú
6 9 tiết 9 tiết 9 tiết 7 tiết 34 tiết
+ 1
* 34 tiết kể cả 2
tiết kiểm tra học kì
1 và 2
*1 tiết tổng kết
năm học
* Lớp 9 học một
học kì, kiểm tra
học kì trong 18
7 9 tiết 8 tiết 11 tiết 6 tiết 34 tiết
+ 1
8 8 tiết 10 tiết 10 tiết 6 tiết 34 tiết
+ 1
9 3 tiết 6 tiết 5 tiết 4 tiết 18 tiết
Tổng 29 tiết 33 tiết 35 tiết 23 tiết 123 tiết
3.2 Đặc điểm cấu trúc chương trình mỹ thuật phổ thông
11
Tính chất của chương trình được xây dựng theo phương thức đồng tâm, mức độ
nâng cao dần theo các khối lớp, kiến thức của bài trước là cơ sở để hoàn thành các bài
sau nhưng được lặp lại với mức độ yêu cầu cao dần theo khối lớp. Chương trình được
sắp xếp đan xen theo từng phân môn từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Nội
dung các bài học sát với thực tiễn cuộc sống, có tính chọn lọc và mang tính giáo dục
cao. Trên cơ sở đó, hình thành và cung cấp cho học sinh phương pháp làm việc, học
tập khoa học.
Bài tập phát triển kỹ năng
1. Anh/chị nêu mục tiêu của dạy học mỹ thuật ở phổ thông ?

2. Anh/chị phân tích và làm rõ cấu trúc chương trình Mỹ thuật phổ thông hiện nay ?
BÀI 3: ĐẶC TRƯNG, NGUYÊN TẮC, VAI TRÒ
CỦA DẠY HỌC MỸ THUẬT Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1. Đặc điểm tiết học Mỹ thuật ở trường phổ thông
1.1 Phân môn Vẽ theo mẫu
1.1.1. Đặc điểm
12
Vẽ theo mẫu ở THCS là phân môn "khô" nhất trong các phân môn của mĩ thuật,
tương đối "khó dạy" với giáo viên và "khó học" với học sinh.
Dạy - học vẽ theo mẫu cần chú ý:
1.1.1.1. Về phía giáo viên
Vẽ theo mẫu phải vẽ đi vẽ lại các hình khối cơ bản, đồ dùng quen thuộc. Chuẩn
bị mẫu chưa chú ý đến tính thẩm mĩ, cụ thể là: tỷ lệ và đậm, nhạt giữa các vật mẫu
(kích thước to quá, nhỏ quá, đậm nhạt quá tương phản); cách đặt mẫu (đặt thẳng hàng
ngang, xa hoặc gần nhau quá, giữa các vật mẫu).
Phương pháp hướng dẫn vẽ thường chung chung cho tất cả các bài, giáo viên ít quan
tâm đến yêu cầu kiến thức cơ bản của từng loại bài để tìm ra đặc điểm về hình dáng,
cấu trúc, về bố cục, đậm nhạt - vẻ đẹp riêng của mẫu. Chú ý nhiều về kỹ năng vẽ, ít
quan tâm đến bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ qua hình dáng, tỷ lệ, đậm nhạt, cách đặt
mẫu; đồng thời vẽ đẹp của bố cục, cách thể hiện nét và đậm nhạt ở bài vẽ,
1.1.1.2. Về phía học sinh
Vẽ theo mẫu là phân môn khó so với trang trí và vẽ tranh, có nhiều lý do: Vẽ
những mẫu quá quen thuộc với các em; Đa số các bài vẽ bằng bút chì đen, không hấp
dẫn so với vẽ màu; Khả năng quan sát của học sinh còn hạn chế, chưa chú ý so sánh để
tìm tỷ lệ của mẫu, vì thế các bài vẽ phần lớn chưa đạt yêu cầu, thể hiện ở:
Bố cục bài vẽ chưa đẹp thường không cần đối giữa hình vẽ và tờ giấy (đa số hình
vẽ nhỏ và lệch); Hình vẽ chung chung, chưa sát tỉ lệ, do vậy không lột tả được đặc
điểm của mẫu; Vẽ đậm nhạt: khi thì mờ ảo làm cho hình yếu, lúc lại quá tách bạch
(ranh giới đậm nhạt rõ ràng) giữa các mảng, ngay cả ở hình trụ, hình cầu, tạo cho bài
vẽ khô cứng.

1.1.2. Chuẩn bị cho bài dạy vẽ theo mẫu
Để dạy - học vẽ theo mẫu có hiệu quả, giáo viên cần chú ý:
1.1.2.1. Mẫu vẽ
1.1.2.2.Tìm, chọn mẫu vẽ
Mẫu vẽ thể hiện được mức độ của nội dung kiến thức về hình khối, đường nét,
đậm nhạt. Yêu cầu mẫu phải đẹp về hình: thể hiện ở tương quan tỷ lệ các bộ phận của
13
từng vật mẫu và giữa các vật mẫu với nhau, tránh to quá, nhỏ quá đối lập nhau; Đẹp về
đậm nhạt: tránh mờ ảo hoặc quá tương phản giữa các vật mẫu. Có thể tìm chọn mẫu vẽ
ở địa phương (dạng tương đương).
1.1.2.3.Bày mẫu
Nên bày mẫu vừa tầm nhìn với học sinh. Nếu là mẫu nhỏ, có thể bày nhiều
mẫu để học sinh vẽ theo nhóm. Bố cục đẹp: có trước, có sau, có xa, gần hoặc che
khuất hợp lý. Ánh sáng chiếu tới mẫu rõ ràng: có đậm nhạt đẹp (không mờ nhạt,
không quá tương phản).
1.1.2.4. Hình gợi ý cách vẽ
Hình minh họa trên bảng, trên giấy để gợi ý cách vẽ ở một vài hướng nhìn khác
nhau. Các bài vẽ của họa sĩ, của học sinh để đối chiếu, so sánh.
1.1.3. Khai thác nội dung bài
Để học sinh vẽ theo mẫu có kết quả, giáo viên cần lưu ý:
1.1.3.1. Tổ chức cho học sinh học tập một cách chủ động, cụ thể là:
Yêu cầu học sinh chuẩn bị mẫu vẽ trước để các em tiếp cận với bài học. Học
sinh được tham gia lựa chọn và bày mẫu, thảo luận để tìm ra cách sắp xếp có bố cục
đẹp.
1.1.3.2. Giải thích rõ ràng các khái niệm, ngôn ngữ, thuật ngữ cho học sinh
Vẽ: Vẽ không đòi hỏi đúng, chính xác 100% như thực, như vẽ kỹ thuật. Nét vẽ
thẳng hay cong chỉ là tương đối, không dùng thước, hay com pa để vẽ, mà vẽ bằng tay.
Đo và ước lượng bằng mắt để tìm ra tỉ lệ của mẫu, không tính toán chi li như vẽ kỹ
thuật.
Theo: Vẽ theo cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của người vẽ, không sao

chép, rập khuôn, miễn sao lột tả được đặc điểm của mẫu.
Mẫu: Nhìn mẫu thực có ở trước mặt để vẽ, không vẽ tiếp (ở nhà) khi không có
mẫu. Quá trình vẽ theo mẫu là quá trình liên tục, thể hiện ở: quan sát - nhận biết - ghi
nhận - vẽ (theo trí nhớ) - quan sát,…
Vẽ mẫu là nhìn mẫu thực để vẽ lại, mô phỏng lại theo cách nhìn, cách cảm nhận
của người vẽ, sao cho rõ đặc điểm của đối tượng.
14
Bài vẽ theo mẫu của học sinh sẽ khác nhau về bố cục, hình dáng, đậm nhạt, vì mỗi em
vẽ từ góc nhìn riêng, quan trọng hơn là cách nhìn, cách cảm nhận không giống nhau về
mẫu.
Các ngôn ngữ: nét, hình vẽ, hình mảng, hình khối, đậm, nhạt, bố cục,…
Các thuật ngữ: cân đối, nhịp điệu,…
1.1.3.3. Các phương pháp thường vận dụng trong dạy - học vẽ theo mẫu
Phương pháp quan sát: Quan sát có ý nghĩa đặc biệt với vẽ theo mẫu, bởi trong
suốt quá trình làm bài học sinh luôn phải nhìn mẫu để tìm ra đặc điểm của nó qua hình
dáng, tỷ lệ, đậm nhạt. Vì thế, giáo viên cần cho học sinh rõ: Mục đích của quan sát;
Phương pháp quan sát.
Phương pháp trực quan: Dạy - học mĩ thuật là dạy - học bằng trực quan. Do
vậy, dạy vẽ theo mẫu, giáo viên cần sử dụng phối hợp các loại trực quan để phát triển
tư duy, sáng tạo về bố cục, vẽ hình, vẽ đậm nhạt, vẽ màu cho học sinh. Kết hợp giữa
vật thực, hình minh họa và với bài vẽ của học sinh để gợi ý, hướng dẫn.
Phương pháp gợi mở: Khi học sinh làm bài, sự gợi ý của giáo viên là rất cần
thiết, thể hiện ở: Gợi ý học sinh ngay ở từng bài vẽ về cách vẽ hình, tìm tỉ lệ,… Chỉ ra
ở mẫu thực để học sinh so sánh, tìm ra những chỗ chưa đúng ở bài vẽ và tự điều chỉnh.
1.2. Phân môn Vẽ trang trí
1.2.1. Đặc điểm.
Vẽ trang trí là phân môn "tự do" trong suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo về bố cục,
họa tiết, màu sắc, … trên cơ sở của lý thuyết chung. Vẽ trang trí giúp phát triển khả
năng suy nghĩ, sáng tạo, độc lập trong học tập của học sinh. Kết quả bài vẽ trang trí
thấy rõ ràng hơn sau mỗi giờ học cả về nhận thức thẩm mĩ và thực hành, do đó kích

thích tinh thần học tập của các em. Sản phẩm do trang trí tạo nên gắn liền với cuộc
sống của mỗi con người và thiết thực gần gũi với học tập, sinh hoạt của học sinh.
Dạy - học vẽ trang trí cần chú ý:
1.2.1.1. Về phía giáo viên
Dạy trang trí có nhiều thuận lợi, giáo viên chuẩn bị ĐDDH dễ dàng và phong
phú. Kết quả bài dạy thường thấy rõ và có hiệu quả cao hơn so với các phân môn khác.
15
Song thực tế vẫn còn những tồn tại. Ví dụ:Chuẩn bị ĐDDH chưa rõ trọng tâm, cho
từng loại bài. Nhận xét đánh giá kết quả học tập ít chú ý đến nêu lên các "lý do" vì sao
bài vẽ đẹp hoặc chưa đạt yêu cầu, do vậy học sinh thường công nhận hơn là hiểu biết
và cảm thụ.
1.2.1.2. Về phía học sinh
Học sinh thích học vẽ trang trí, vì các em được làm bài tự do, được dùng màu
sắc. Hơn nữa loại bài này phù hợp với nữ học sinh: bởi các em có tâm lý muốn làm
đẹp và muốn công việc của các em thường đòi hỏi tính cần cù, cẩn thận và khéo tay
hơn. Nhìn chung, vẽ trang trí của học sinh tính sáng tạo còn hạn chế, thể hiện ở: Bố
cục hình mảng và sử dụng màu ở các bài vẽ vẫn có dạng chung chung, màu sắc tươi
sáng nhưng chưa rõ trọng tâm; Bài vẽ chưa rõ đặc điểm vùng miền, nhất la trang trí ở
các vùng dân tộc ít người thường thấy ở bố cục, họa tiết, màu sắc,…. (vẫn còn chung
chung).
1.2.2. Chuẩn bị cho bài dạy vẽ trang trí.
Để dạy - học trang trí có hiệu quả, giáo viên cần chú ý
Đồ dùng dạy - học phải đầy đủ, đa dạng và đẹp, gồm có: Vật thực (đồ gốm,
khăn, bìa sách,…); Hình ảnh (ảnh hoa lá, lều trại, hội trường… ); Hình gợi ý cách vẽ
(cách vẽ bố cục mảng, vẽ họa tiết, vẽ màu (ở biểu bảng và ở bảng lớp); Các bài vẽ
trang trí để tham khảo (của họa sĩ, của học sinh các lớp trước).
Đồ dùng dạy - học vẽ trang trí phải rõ trọng tâm bài dạy, cụ thể là: Về bố cục
mảng; Về cách vẽ họa tiết; Về cách vẽ màu… với nhiều phương án khác nhau để gợi ý
cách suy nghĩ, tìm tòi cho học sinh.
1.2.3. Khai thác nội dung bài

1.2.3.1. Tổ chức cho học sinh học tập một cách chủ động, cụ thể:
Học sinh tham gia chuẩn bị ĐDDH cùng với giáo viên, như vậy sẽ nắm được
trước nội dung bài, đồng thời ĐDDH sẽ phong phú hơn. Thảo luận phân tích ĐDDH
để tìm ra nội dung.
1.2.3.2. Giải thích rõ các khái niệm, ngôn ngữ, thuật ngữ trang trí:
Vẽ trang trí : Thế nào là trang trí? (khác với vẽ theo mẫu?); Các khái niệm: Bố
16
cục, trang trí, trình bày, thiết kế mĩ thuật, sắp xếp, … có gì giống và khác nhau? (mức
độ và cách sử dụng?); Đặc điểm của trang trí?
Các ngôn ngữ: Đặc điểm của nét, hình, mảng, họa tiết, mà sắc, đậm nhạt, bố cục,…
Các thuật ngữ: Nhịp điệu, hài hòa, cân đối, đối xứng,…
Các khái niệm, ngôn ngữ, thuật ngữ của trang trí thường mông lung, đôi khi trừu
tượng, giáo viên cần làm cho học sinh hiểu dần ở mỗi bài cụ thể, có như vậy bài vẽ của
các em mới có hiệu quả nhất định.
1.2.3.3. Các phương pháp thường vận dụng trong dạy - học vẽ trang trí
Đặc điểm của trang trí là luôn tìm tòi, sáng tạo để có cái mới ở mỗi bài, ở từng
học sinh, do vậy dạy - học trang trí thường vận dụng các phương pháp sau:
Phương pháp gợi mở: Gợi ý học sinh quan sát, nhận xét tìm ra sự khác nhau
của bố cục mảng, cách vẽ họa tiết, cách vẽ màu; Chỉ ra cho học sinh những cái được,
cái chưa được ở ngay mỗi bài vẽ; Gợi ý, động viên, khích lệ học sinh tìm tòi sáng tạo.
Phương pháp luyện tập: Yêu cầu học sinh tìm ra nhiều cách vẽ khác nhau về
bố cục mảng, vẽ họa tiết và vẽ màu. Tổ chức cho học sinh tham gia thảo luận, nhận xét
đánh giá để tìm ra các bài vẽ đẹp.
1.3. Phân môn Vẽ tranh
1.3.1. Đặc điểm
Vẽ tranh không đơn giản là vẽ được các hình ảnh, vẽ được màu, mà qua các
hình ảnh, màu sắc của tranh "nói" được lên điều gì để người xem cảm nhận được và tỏ
thái độ: yêu, ghét, vui, buồn, … và suy nghĩ, hành động theo cảm nhận của mình.
Qua vẽ tranh, phát triển khả năng quan sát, tìm hiểu thực tiễn cuộc sống xung
quanh và giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người.

Dạy - học vẽ tranh cần chú ý:
1.3.1.1. Về phía giáo viên
Khai thác đề tài thường chưa sâu, chưa rộng, chung chung, vì thế chưa tìm ra
được nội dung chủ yếu, đó là chủ đề. Giáo viên mới khai thác các yếu tố kỹ thuật vẽ
tranh như: bố cục, hình ảnh chính phụ, màu sắc; chưa quan tâm nhiều đến các dạng bố
cục, cái tĩnh, động của hình ảnh và đặc trưng của màu sắc. Đồng thời chưa làm cho
17
học sinh hiểu: Vì sao vẽ như vậy?. Tính thẩm mĩ của bố cục, hình ảnh và màu sắc
chưa được làm rõ. (Đẹp ở chỗ nào?)
1.3.1.2. Về phía học sinh
Một số học sinh thích vẽ tranh, nhiều bức tranh có ý hay, dí dỏm và sâu sắc ở
cách về khai thác nội dung, cách bố cục, tìm hình ảnh và vẽ màu. Qua vẽ tranh các em
đã có ý thức tìm hiểu cuộc sống xung quanh hơn.
Nhìn chung, tranh vẽ của học sinh còn hạn chế nhiều về cách tìm ý, bố cục thiếu trọng
tâm (dàn trải), hình tượng thiếu "động" và màu sắc chung chung, chưa làm rõ ý định,
hãy còn công thức hoặc lặp lại một cách tự nhiên như: cây phải màu xanh, đất phải
màu nâu,… chưa quan tâm đến đậm nhạt, sắc thái của màu.
1.3.2. Chuẩn bị cho bài dạy vẽ tranh
Đồ dùng dạy - học cần đầy đủ, phong phú và đẹp, gồm có:
Ảnh: phong cảnh, danh lam, di tích văn hóa, lễ hội, các con vật,…
Các phiên bản tác phẩm hội họa của họa sĩ, của thiếu nhi; Bài vẽ đẹp của học sinh
cùng nội dung (các cách thể hiện khác nhau); Hình gợi ý minh họa cách vẽ: các
phương án bố cục, vẽ hình, vẽ màu (rõ đặc điểm cho từng nội dung); Hình minh họa
trên bảng.
Trình bày ĐDDH:
Trình bày rõ ràng theo ý định và có trọng tâm theo từng mạch nội dung: giới thiệu về
bố cục, hình vẽ, vẽ màu.
1.3.3. Khai thác nội dung bài
1.3.3.1. Tổ chức cho học sinh học tập một cách chủ động
Thông báo trước cho học sinh về bài học để các em đọc trước và xem hình

minh họa ở SGK hoặc quan sát thực tế để tìm hiểu nội dung. Học sinh tham gia chuẩn
bị ĐDDH: sưu tầm các phiên bản tranh, ảnh, các bài vẽ cùng nội dung của các bạn và
tập tìm hiểu nhận xét.
1.3.3.2. Giải thích rõ các khái niệm, ngôn ngữ, thuật ngữ
Vẽ tranh: Thế nào là vẽ tranh? Phân biệt giữa tranh và ảnh? Các yêu cầu vẽ
tranh: tìm, chọn nội dung; bố cục, hình tượng và màu sắc trong tranh.
18
Các ngôn ngữ: bố cục, hình tượng, sắc thái,…
Các thuật ngữ: cân đối, hài hòa, thể loại, đề tài, chủ đề,…
1.3.4. Các phương pháp thường vận dụng trong dạy - học vẽ tranh
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp gợi mở
- Phương pháp làm việc theo cặp, theo nhóm
- Phương pháp luyện tập
1.4. Phân môn Thường thức mĩ thuật
1.4.1. Đặc điểm
Dạy - học thường thức mĩ thuật tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với các giá trị
văn hóa và hiểu hơn về thực tế xung quanh. Thông qua tìm hiểu, phân tích các công
trình, tác phẩm mĩ thuật ở bố cục, hình tượng, màu sắc tạo điều kiện cho học sinh cảm
nhận vẻ đẹp và có ý thức trân trọng, bảo vệ giữ gìn nền văn hóa của dân tộc và nhân
loại.
Dạy - học thường thức mĩ thuật cần chú ý:
1.4.1.1. Về phía giáo viên
Thiếu kinh nghiệm dạy loại bài học này, khai thác nội dung chưa toát lên đặc
điểm và vẻ đẹp của các công trình, tác phẩm mĩ thuật, thường phân tích các yếu tố kỹ
thuật nhiều hơn yếu tố thẩm mĩ, đó là vẻ đẹp của bố cục, hình tượng màu sắc.
1.4.1.2. Về phía học sinh
Có thói quen học thuộc SGK, chưa chú ý nhận xét, phân tích, so sánh để thấy
giá trị và nghệ thuật và ý nghĩa của các tác phẩm đối với nền văn hóa của đất nước hay
nhân loại.

1.4.2. Chuẩn bị cho bài dạy thường thức mĩ thuật
4.2.1. Tổ chức cho học sinh học tập một cách tích cực
Yêu cầu học sinh xem trước bài, hình minh họa ở SGK để nắm sơ bộ về nội
dung và tìm ra những ý hay hoặc những điều chưa hiểu ở bài học. Tham gia sưu tầm tư
liệu phục vụ cho bài học (phiên bản tranh, ảnh các công trình kiến trúc). Tổ chức tham
19
quan di tích văn hóa, bảo tàng, phòng tranh và nghe nói chuyện về mĩ thuật (tác giả,
tác phẩm,…).
4.2.2. Khai thác nội dung, cần tập trung vào:
Sự ra đời của các công trình, tác phẩm mĩ thuật, qua đó học sinh thấy được
hoàn cảnh lịch sử: kinh tế - xã hội; Giá trị thẩm mĩ của các công trình, tác phẩm mĩ
thuật qua bố cục, hình tượng, màu sắc; Đặc điểm mĩ thuật của các thời kỳ, trường phái
mĩ thuật.
4.2.3. Các phương pháp thường vận dụng trong dạy - học thường thức mĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp: nếu câu hỏi theo từng nội dung để học sinh suy nghĩ trả
lời.
- Phương pháp đàm thoại: yêu cầu học sinh tham khảo SGK, xem hình minh họa,
tự nêu ra những vấn đề của nội dung và thảo luận.
- Phương pháp làm việc theo cặp, theo nhóm: chia cặp, nhóm theo từng nội dung,
giáo viên nêu ra yêu cầu, học sinh tự tìm hiểu và nêu lên nhận xét, sau đó thảo luận
chung cả lớp.
2. Một số nguyên tắc trong dạy học Mỹ thuật.
2.1 Khái niệm về nguyên tắc dạy học
Nguyên tắc dạy học là hệ thống xác định những yêu cầu cơ bản, có tính chất
xuất phát để chỉ đạo việc xác định và lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học phù hợp với mục đích giáo dục, với nhiệm vụ dạy học và với những tính
quy luật của quá trình dạy học
2.2 Một số nguyên tắc trong dạy học
2.2.1 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng
2.2.1.1 Nội dung:

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học có thể cho học sinh tiếp xúc
trực tiếp với sự vật, hiện tượng hay hình tượng của chúng, từ đó hình thành những khái
niệm, quy luật, lý thuyết; hoặc ngược lại, có thể bắt đầu từ việc lĩnh hội những tri thức
lý thuyết trước rồi xem xét những sự vật, hiện tượng cụ thể sau. Khi vận dụng nguyên
tắc này giáo viên phải chú ý luôn đảm bảo mối quan hệ qua lại giữa tư duy cụ thể và tư
duy trừu tượng.
20
2.2.1.2 Biện pháp thực hiện:
Sử dụng phối hợp nhiều phương tiện trực quan khác nhau với tư cách là phương
tiện và nguồn nhận thức; Kết hợp việc trình bày các phương tiện trực quan với lời nói
sinh động, diễn cảm, giàu hình tượng. Khi sử dụng phương tiện trực quan, cần chú ý
giúp học sinh hình thành và rèn luyện óc quan sát nhạy bén, linh hoạt, phải thấy được
mối quan hệ giữa cái cụ thể và trừu tượng hay ngược lại…
2.2.2 Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và vừa sức riêng
2.2.2.1. Nội dung:
Mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt, theo đó hoạt động nhận thức, khả năng học
tập, tiếp thu kiến thức cũng như năng lực hành động của mỗi học sinh là không giống
nhau. Trong quá trình dạy học, khi lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học phải phù hợp và vừa sức với nhu cầu và khả năng của học sinh, nhằm
phát huy tối đa khả năng của người học.
2.2.2.2. Biện pháp thực hiện
Xác định mức độ, tính chất khó khăn trong quá trình dạy học để thiết lập những
cách thức chủ yếu tạo nên động lực học tập, mở rộng khả năng độc lập nhận thức của
học sinh, suy nghĩ những biện pháp tiến hành chung cho cả lớp và từng học sinh. Phối
hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, hình thức độc lập hoạt động của
học sinh và hình thức học tập nhóm…
2.2.3 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của người thầy và
tính tự giác, tích cực độc lập của học sinh trong học tập
2.2.3.1 Nội dung
Trong qúa trình dạy học phải phát huy cao độ tính tự giác, tính tích cực, tính

độc lập, sáng tạo của người học và vai trò chủ đạo của giáo viên, tạo nên sự cộng
hưởng của hoạt động dạy và học.
2.2.3.2. Biện pháp thực hiện:
Giáo dục cho học sinh ý thức đầy đủ và sâu sắc mục đích, nhiệm vụ học tập nói
chung và từng môn học nói riêng để từ đó xác định đúng đắn động cơ và thái độ học
tập. Khuyến khích, tạo điều kiện để học sinh mạnh dạn trình bày ý kiến, ý tưởng và
những thắc mắc; đề cao tác phong độc lập suy nghĩ. Giáo viên nên thường xuyên sử
21
dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề ở các mức độ khác nhau với các
hình thức khác nhau. Sử dụng phối hợp, sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học. Tạo cơ
hội và điều kiện để học sinh thể hiện được những ý tưởng, sáng kiến, quan điểm của
mình về các vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
2.2.4 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
2.2.4.1 Nội dung:
Trong quá trình dạy học phải làm cho học sinh nắm vững tri thức, những cơ sở
khoa học kỹ thuật, văn hoá một cách có hệ thống, thông qua đó giúp học sinh ý thức
được tác dụng của tri thức lý thuyết đối với đời sống, với thực tiễn, hình thành kỹ năng
vận dụng ở các mức độ khác nhau.
2.2.4.2 Biện pháp thực hiện:
Giúp học sinh nắm vững tri thức lý thuyết, thấy rõ nguồn gốc và vai trò của tri
thức đó đối với thực tiễn, nêu hướng ứng dụng tri thức vào hoàn cảnh cụ thể. Giáo
viên sử dụng các phương pháp dạy học sao cho khai thác được tốt nhất vốn kinh
nghiệm của học sinh, tạo cơ hội để học sinh có thể thực hành vận dụng tri thức ấy vào
đời sống thực tiễn; đồng thời kết hợp linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học khác
nhau.
2.2.5 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức và sự
mềm dẻo của tư duy.
2.2.5.1 Nội dung
Trong quá trình dạy học cần giúp học sinh nắm vững nội dung bài dạy với sự
tưởng tượng, trí nhớ, tư duy sáng tạo, năng lực huy động tri thức cần thiết để thực hiện

hoạt động nhận thức- học tập đề ra.
2.2.5.2. Biện pháp thực hiện:
Giúp học sinh kết hợp hài hoà giữa ghi nhớ có chủ định và ghi nhớ không chủ
định trong quá trình học tập. Hình thành cho học sinh kỹ năng tìm kiếm những tri
thức, tránh việc học thuộc lòng một cách máy móc. Giáo viên nên thường xuyên đặt ra
những bài tập đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ tích cực để giải quyết. Giáo viên kiểm tra,
đánh giá và hình thành cho học sinh thói quen tự kiểm tra, tự đánh giá một cách tích
cực…
3. Đặc trưng cơ bản của dạy học Mỹ thuật
3.1 Mỹ thuật là môn học nghệ thuật
22
Môn mỹ thuật là môn nghệ thuật, nó đòi hỏi sự sáng tạo ra cái đẹp thông qua
ngôn ngữ tạo hình: bố cục, hình mảng, đường nét, màu sắc, đậm nhạt Khác với một
số môn học khác có công thức, quy định rõ ràng, đòi hỏi vận dụng chính xác thì môn
mỹ thuật cũng có những vấn đề chung, có những công thức, quy tắc nhưng khi vận
dụng thì tùy thuộc vào đề tài, vào ý định, tư tưởng và cảm xúc của người vẽ. Bởi vậy,
bài vẽ hay tác phẩm mỹ thuật sẽ không giống nhau về bố cục, về hình tượng, về màu
sắc tuy cùng một mẫu, cùng một đề tài.
3.2 Mỹ thuật là môn học sáng tạo – tạo ra cái đẹp
Mỹ thuật là môn học tạo ra cái đẹp do vậy phương pháp dạy cần phải gợi cho
học sinh hứng thú, yêu thích và say mê môn học chứ không đơn thuần chỉ là truyền thụ
kiến thức. Điều này hiện nay còn tồn tại rất nhiều trong giáo viên dạy mỹ thuật ở
trường phổ thông. Muốn đạt được điều đó, ngoài kiến thức chuyên môn, giáo viên phải
là người có khả năng tổ chức, hướng dẫn điều khiển lớp học. Học sinh thực sự thích
thú, coi học tập là niềm vui thì chắc chắn các em sẽ tự giác học tập, thoải mái và hứng
thú sáng tạo trong học tập.
3.3 Mỹ thuật là môn học trực quan
Đối tượng của mỹ thuật thường là tất cả những sự vật, hiện tượng tồn tại xung
quanh chúng ta; là những gì ta có thể nhìn thấy, có hình khối, đậm nhạt, màu sắc ở
xung quanh, gần gũi và quen thuộc. Trực quan ( mẫu vẽ, hình vẽ, hình ảnh, đồ vật…)

chính là nội dung, kiến thức của bài học, đồng thời phản ánh mức độ kiến thức của bài
học cũng như trình độ của học sinh. Dạy học thông qua trực quan sẽ làm cho những
khái niệm trừu tượng trở nên cụ thể, sinh động. Trực quan giúp học sinh tiếp nhận
kiến thức bài học tốt hơn; đồng thời thông qua trực quan, học sinh hiểu nhanh, nhớ lâu
và có hứng thú trong học tập.
3.4 Mỹ thuật là môn học thực hành
Môn học nào cũng cần thực hành luyện tập, luyện tập để củng cố kiến thức tuy
nhiên với môn Mỹ thuật thì hoạt động thực hành được coi là hoạt động chủ yếu và
thường xuyên để củng cố kiến thức đã tiếp thu. Hầu hết các tiết học, thời gian dành
cho thực hành chiếm 2/3. Học sinh được luyện tập nhiều lần, mỗi lần thực hành là một
lần sáng tạo, trải nghiệm, tiếp nhận kiến thức mới. Để luyện tập thực hành hiệu quả,
bắt buộc giáo viên phải nắm vững chương trình mỹ thuật, cụ thể là mục tiêu, nội dung,
yêu cầu cần đạt, đồng thời phải có kế hoạch, nội dung và phương pháp luyện tập phù
23
hợp.
3.5 Mỹ thuật là môn học bồi dưỡng, rèn luyện khả năng thẩm mỹ cho học sinh
Mỹ thuật là môn học mang nhiều tính cảm tính và có tác dụng bồi dưỡng tình
cảm, cảm xúc. Bởi nói tới mỹ thuật là nói tới sự cảm thụ, thưởng thức, đánh giá và
sáng tạo. Dạy học mỹ thuật không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm
mà thông qua dạy học mỹ thuật để giáo dục thẩm mỹ cho học sinh là chủ yếu. Trong
dạy học mỹ thuật, cần phải vận dụng các phương pháp dạy học mang tính đặc thù của
môn học để tạo sự phấn khởi, thoải mái và hứng thú học tập, kích thích tư duy sáng
tạo của học sinh
4. Vai trò của dạy học Mỹ thuật ở trường phổ thông
4.1. Cung cấp kiến thức cơ bản về Mỹ thuật cho học sinh
4.2. Góp phần đào tạo con người mới phát triển toàn diện
4.3. Bồi dưỡng và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thông qua ngôn ngữ tạo hình
4.4. Giúp học sinh am hiểu hơn về cuộc sống, con người
4.5. Giáo dục đạo đức, phát triển tư duy, sáng tạo cho học sinh
4.6. Biết vận dụng những kiến thức Mỹ thuật vào cuộc sống

4.7. Hỗ trợ các môn học khác
4.8. Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu Mỹ thuật và định hướng nghề cho một bộ phận học
sinh
Bài tập phát triển kỹ năng
1. Anh/chị hãy phân tích đặc trưng cơ bản của dạy học Mỹ thuật?
2. Anh/chị nêu và phân tích một số vai trò của dạy học Mỹ thuật ở trường phổ thông.
Cho ví dụ?
BÀI 4: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LỨA TUỔI VÀ KHẢ NĂNG THỂ HIỆN NGÔN
NGỮ TẠO HÌNH CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG
1. Trẻ em nhìn từ góc độ chung
1.1 Sự hình thành và phát triển thể chất
24
Trẻ em trên trái đất, không phân chia địa danh: châu Âu, châu Á, châu Phi,
châu Mĩ, châu Úc, không phân biệt màu da: da trắng, da đen, da vàng, đều có sự hình
thành giống nhau về mặt sinh học. Ví dụ: 9 tháng (hay 9 tháng 10 ) ngày hình thành
trong bụng mẹ. Từ xưa, cha ông ta đã có câu: 9 tháng mang nặng đẻ đau. Tuy nhiên
cũng có một vài trẻ tới 10, 11 tháng mới chào đời hay một số trường hợp trẻ ra đời
trước thời gian chung (khoảng 7 đến 7 tháng rưỡi). Điều đó nói lên: Trẻ em có sự hình
thành và phát triển thể chất ban đầu như nhau, theo quy luật.
Trẻ ra đời tiếp tục phát triển cũng có những thang bậc như định sẵn cho tất cả.
Bằng kinh nghiệm sống, cha ông ta đã đúc kết được sự phát triển tiếp của trẻ như sau:
Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò mà đi. Rồi thời kỳ mọc răng sữa,
thay răng khôn; thời gian "lấp" đầy hộp sọ, … Tuy nhiên, cũng có một số trẻ "trốn"
hay "bỏ qua" thang bậc trên hoặc nhanh, chậm so với thời gian chung một chút. Các
nhà y học còn tìm ra nhiều nét chung khác, như chiều cao, cân nặng của trẻ ở những
thời kỳ nhất định. Nhờ đó các nhà dinh dưỡng học cũng tìm ra những chất phù hợp với
sự phát triển cho cơ thể của trẻ ở từng độ tuổi.
1.2 Sự hình thành và phát triển trí tuệ
Trẻ tập nói lúc 2 đến 3 tuổi: Bập bẹ như trẻ lên ba đã đúc kết từ thực tế phát
triển chung của trẻ. Các nhà ngôn ngữ học, tâm lý học, giáo dục học đã tìm ra thời hạn

chung cho sự phát triển ngôn ngữ, trí tuệ: ở tuổi nào trẻ nói bao nhiêu từ, nhớ được
bao nhiêu màu, đếm được bao nhiêu số, thích nghe những chuyện nào nhất, …
Chương trình nuôi dạy trẻ mẫu giáo, chương trình học phổ thông đều có những điểm
chung. 1 đến 3 tuổi thuộc nhà trẻ: 3 đến 6 tuổi là mẫu giáo; tiểu học từ 6 đến 11 tuổi,
… mỗi bậc học ở các nước đều có quy định lượng kiến thức gần như nhau. Điều đó
cho thấy sự hình thành và phát triển trí tuệ của trẻ em cũng có cái chung. Nhưng,
ngoài sự phát triển chung có tính quy luật ra, sự hình thành và phát triển của trẻ còn
phụ thuộc vào: môi trường sống, đó là chế độ chính, là sự nuôi dưỡng, giáo dục của
nhà trường, gia đình và xã hội, ở đâu có sự quan tâm đến đời sống trẻ em, ở đó trẻ em
phát triển hơn về mọi mặt, sẽ trở thành những công dân tốt cho đất nước.
Tuy nhiên, ngoài cái chung, một số trẻ có khả năng vượt trội hẳn so với cùng lứa
tuổi cả về thể chất và trí tuệ, ta thường gọi là thần đồng hoặc một số trẻ có năng khiếu
từng mặt, như làm thơ, hát, vẽ, đánh cờ, làm toán,… Hiện tượng vượt trội ngày càng
25

×