Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Giáo trình giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.96 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA SP TIỂU HỌC – MẦM NON

GIÁO TRÌNH
(Lưu hành nội bộ)

GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA CHO TRẺ
(Dành cho sinh viên ngành ĐHGD mầm non)

Tác giả: Nguyễn Thị Diễm Hằng

1


MỤC LỤC
Trang

CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HÀNH VI VĂN HÓA ........................................... 4
1.1. Khái niệm về hành vi............................................................................................................... 4
1.2. Khái niệm hành vi văn hóa .................................................................................................... 5
1.3. Hai hình thái bên ngoài và bên trong của hành vi văn hóa ............................................ 6
1.4. Các loại hành vi văn hóa ........................................................................................................ 7
CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HÀNH VI VĂN HÓA 12
2.1. Sự hình thành và phát triển hành vi trong bậc thang tiến hóa ..................................... 12
2.2. Các trình độ hành vi ở người ............................................................................................... 14
2.3. Tự ý thức và sự xuất hiện hành vi văn hóa ...................................................................... 17
2.4. Đặc điểm phát triển hành vi văn hóa của trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi) .......................... 21
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA CHO TRẺ ....................... 30
DƯỚI 6 TUỔI ..................................................................................................................................... 30
3.1. Nguyên tắc giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ dưới 6 tuổi ........................................... 30
3.2. Nội dung giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ dưới 6 tuổi ............................................... 32


CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA .................................. 46
CHO TRẺ DƯỚI 6 TUỔI ................................................................................................................ 46
4.1. Phương pháp dùng tình cảm để giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ ............................ 46
4.2. Phương pháp dùng tác phẩm nghệ thuật .......................................................................... 47
4.3. Phương pháp dùng trò chơi .................................................................................................. 50
4.4. Phương pháp luyện tập thường xuyên .............................................................................. 54
4.5. Phương pháp tạo dựng môi trường .................................................................................... 55
4.6. Phương pháp làm gương cho trẻ noi theo ........................................................................ 55
4.7. Phương pháp khen chê .......................................................................................................... 56
4.8. Phương pháp thống nhất tác động giáo dục..................................................................... 56
4.9. Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm.................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 60

2


LỜI NÓI ĐẦU
Giáo dục hành vi văn hóa là một trong những môn học thuộc chương trình đào tạo
thuộc khối ngành mầm non. Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của sinh viên mầm
non, chúng tôi biên soạn tập bài giảng này.
Trong khi biên soạn, nhóm tác giả đã tiếp thu, kế thừa có chọn lọc nhiều tài liệu hiện có
trong và ngoài nước, đồng thời mạnh dạn mở rộng, bổ sung nhiều vấn đề hiện đại mang
tính cập nhật như: Vấn đề hành vi, hành vi văn hóa, đặc điểm hành vi văn hóa… cho nên
giáo trình này là tài liệu tham khảo bổ ích đối với cán bộ giảng dạy, sinh viên chuyên
ngành mầm non.
Trong quá trình biện soạn bài giảng khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định, mong
nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp và độc giả.
Xin chân thành cảm ơn

3



CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HÀNH VI VĂN HÓA
1.1. Khái niệm về hành vi
1.1.1. Hành vi là gì?
Bắt đầu từ đầu thế kĩ XX thuật ngữ hành vi (behavior) được sử dụng nhiều và được
xem xét từ nhiều quan điểm khác nhau. Một số quan điểm chủ yếu:
Các nhà sinh học đại diện là E.L.Tooc-đai-nơ (1874-1949) xem hành vi là cách sống
và hoạt động trong một môi trường nhất định của một cá thể để thích nghi với môi trường
đó nhằm đảm bảo cho nó được tồn tại.
Chủ nghĩa hành vi là một trong những trào lưu phổ biến nhất trong tâm lý học tư sản
hiện đại. Trường phái này có khá nhiều quan điểm:
Trước hết là chủ nghĩa hành vi cổ điển do G.Oat-xơn (1878 - 1958) đề xướng vào
năm 1913 tại trường Đại học Sicago, cơ sở thực nghiệm của chủ nghĩa hành vi này là
những công trình nghiên cứu của Tooc-đai-nơ về hành vi động vật. Ông quan niệm tâm lý
học: “Hành vi người, tức là mọi ứng xử và từ ngữ của con người cả những cái di truyền lẫn
những cái tự tạo làm đối tượng nghiên cứu. Đó là việc nghiên cứu con người làm gì, bắt
đầu từ trong bào thai đến lúc chết”. Vậy so với tâm lý học duy tâm (nghiên cứu một cách
trừu tượng) thì nghiên cứu của ông được đánh giá cao hơn.
Chủ nghĩa hành vi mới, tác giả tiêu biểu là C.Han-lơ (1884-1952) và E.Tôn-men
(1886-1959); chủ nghĩa hành vi bảo thủ do B.Ph. Xkin-nơ (1904) khởi xướng ra đời dưới
ảnh hưởng của học thuyết I.P.Pap-lốp đã vay mượn thuật ngữ và cách phân loại những hình
thức hành vi trong học thuyết này nhưng về bản chất lại khôn giống nhau.
Dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng họ đều có chung một quan điểm là: coi mọi
hành vi đều biểu thị bằng công thức :
S-R

Trong đó: S là kích thước; R là phản ứng
Theo nguyên tắc trực tiếp và không có sự tham gia của chủ thể. Mặc dù sau này có
một số quan niệm phản ứng của con người không chỉ đối với các kích thích có tính sinh học

mà còn phản ứng với những kích thích trong môi trường xã hội, có lợi cho bản thân, thì
luận điểm cơ bản của họ là xem con người chỉ là một cơ thể và quy những hiện tượng tâm
lý của con người chỉ là những phản ứng của cơ thể; đồng nhất hóa giữa ý thức và hành vi
mà đơn vị cơ bản của nó là mối liên hệ S – R. Do đó con người chỉ có phản ứng thụ động,

4


hoàn toàn lệ thuộc vào những kích thích tác động bên ngoài, không cần biết giữa kích thích
và phản ứng có gì.
Như vậy, hành vi là cách ứng xử của con người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định
với sự điều khiển, điều chỉnh của tâm lý, ý thức người đó
1.1.2. Phân biệt hành vi con người và hành vi con vật
Giống nhau:
Hành vi là phản ứng của một cá thể trong một môi trường nhất định nhằm tạo ra sự
cân bằng giữa cơ thể với môi trường để tồn tại.
Khác nhau:
HV con người

HV con vật

Hành vi con người mang tính chủ thể HV chỉ phản ứng trực tiếp với những
cao. Thích nghi với môi trường và biến kích thích trong một môi trường nhất
đổi đối tượng trong môi trường để phù định nhằm thích nghi với môi trường
hợp với nhu cầu của bản thân.

đó.

Thực hiện theo nguyên tắc gián tiếp. Thực hiện theo nguyên tắc gián tiếp
Biểu thị theo công thức sau:


Biểu thị theo công thức sau:

S–X–R

S–R

Hành vi có ý thức

Hành vi mang tính bản năng

Cải tạo môi trường và đồng thời hoàn Thích nghi với môi trường
thiện bản thân (Kết quả kép)
1.2. Khái niệm hành vi văn hóa
1.2.1. Hành vi văn hóa là gì ?
Là cách ứng xử của con người trong một hoàn cảnh nhất định, bị chi phối bởi hệ
thống giá trị văn hóa của dân tộc (hay một nhóm người trong đó), mà cốt lõi là giá trị đạo
đức và giá trị thẩm mĩ, khiến cho cách ứng xử mang tính đặc thù của dân tộc ấy.
1.2.2. Sự khác biệt và mối quan hệ giữa khái niệm hành vi văn hóa với khái niệm hành
vi đạo đức và giao tiếp có văn hóa
Trước hết, cần xem xét sự khác biệt giữa hai khái niệm hành vi văn hóa và hành vi
đạo đức. Chúng ta có thể nhận thấy hành vi văn hóa có liên quan mật thiết đến hai phạm trù
đạo đức và thẩm mĩ. Hành vi văn hóa trước hết phải thể hiện được mặt đạo đức của hành vi
nhưng ngược lại, một hành vi đạo đức chưa hẳn là một hành vi văn hóa nếu thiếu mặt thẩm
mĩ.
Khái niệm hành vi đạo đức rộng hơn khái niệm hành vi văn hóa, bởi vì không phải
bất cứ hành vi đạo đức nào cũng được xem là hành vi văn hóa, mà chỉ những hành vi đạo
đức mang tính thẩm mĩ mới gọi là hành vi văn hóa. Mặt khác, biểu hiện bên trong của hành
vi văn hóa là ý thức đạo đức còn biểu hiện bên ngoài của hành vi văn hóa là tính thẩm mĩ.
5



Như vậy, muốn có hành vi văn hóa, con người phải được giáo dục rèn luyện cả về mặt đạo
đức và thẩm mĩ.
Xem xét hành vi văn hóa trong mối quan hệ với hành vi giao tiếp có văn hóa. Trong
cuộc sống hàng ngày con người thường giao tiếp với nhau được thực hiện trong mối quan
hệ chủ thể - chủ thể, quan hệ giữa người với người. Là một bộ phận quan trọng của hành vi
văn hóa và chứa đựng cả mặt tốt lẫn mặt chưa tốt, mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Để có hành
vi giao tiếp tốt hay giao tiếp có văn hóa, con người cần giáo dục và rèn luyện về mặt đạo
đức cũng như mặt thẩm mĩ.
1.3. Hai hình thái bên ngoài và bên trong của hành vi văn hóa
1.3.1. Hai chiều “nhập tâm” và “xuất tâm” của hoạt động
Hoạt động của con người thường có 2 chiều:
Chiều thứ nhất: Chủ thể vật chất hóa năng lực năng lực, tâm lý, ý thức của mình vào
trong sản phẩm tạo ra (xuất tâm).
Chiều thứ hai: Con người tách năng lực năng lực, tâm lý, ý thức đã được kết tinh
trong đối tượng để chuyển thành năng lực tâm lý, ý thức của chủ thể hoạt động (nhập tâm).
Hai chiều của hoạt động đã tạo ra kết quả kép: Trong khi tác động vào đối tượng để
tạo ra sản phẩm mới - tức là thế giới khách quan được cải tạo (đó là kết quả thứ nhất) thì
đồng thời con người lĩnh hội năng lực tinh thần đã được ghi lại trong thế giới đối tượng để
phát triển và hoàn thiện tâm lý bản thân mình (đó là kết quả thứ 2). Hai hình thái bên ngoài
và bên trong là hai mặt thống nhất của hoạt động. Các nhà khoa học đã chứng minh về
nguyên tắc, muốn hình thành và phát triển tâm lý trước hết phải tổ chức hoạt động bên
ngoài mới đến hoạt động bên trong theo con đường nhập tâm, đặc biệt đối với sự phát triển
tâm lý trẻ em. Điều này có thể thực hiện được nhờ hoạt động bên ngoài và hoạt động bên
trong cùng có cấu trúc giống nhau.
1.3.2. Sự thống nhất giữa hình thái bên trong và bên ngoài của hành vi văn hóa
Hình thái bên trong của hành vi: Mặt tinh thần, động cơ và có chức năng thúc đẩy cho
hình thái bên ngoài được thể hiện, đó là mặt động cơ.
Hình thái bên ngoài: Mặt tâm lý, ý thức… cho nên khi tác động vào đối tượng xung

quanh, tiếp nhận ảnh hưởng từ thế giới đối tượng tác động vào nội tâm làm biến đổi, phát
triển tâm lý con người (đã tác động trở lại hình thái bên trong để phát triển hoàn thiện nhân
cách con người) và có vai trò đặc biệt, nó trực tiếp tác động đến đối tượng và biểu hiện
bằng những vận động, cử chỉ, lời nói, tức hành động vật chất được người ngoài nhận biết
trước khi nhận biết mặt tinh thần - tâm lý - động cơ ẩn dấu bên trong hành vi. Hình thái bên
ngoài mới mang tính năng động, cải tạo đối với hiện thực khách quan.
Sự tác động qua lại giữa hình thái bên trong và bên ngoài để tạo nên hành vi của một
con người. Hai hình thái trên thống nhất với nhau. Hình thái bên trong chủ yếu là ý thức
đạo đức, ý thức đạo đức càng trong sáng, càng sâu sắc thì hành vi mới thể hiện mạnh mẽ và
6


có tác động tích cực đến đối tương bấy nhiêu và ngược lại. Khi thể hiện cái bên trong ra
bên ngoài thì lại đòi hỏi mặt hình thức cần có tính thẩm mĩ, sẽ làm cho hiệu quả của hành vi
được nâng cao, nhất là trong cách ứng xử với mọi người và sự thống nhất giữa hai hình thái
diễn ra một cách tự nhiên.
Mối tương quan giữa hai hình thái bên trong và bên ngoài của hành vi, chúng ta có thể
kết luận: Để có một hành vi văn hóa hoàn hảo nhất thiết phải có một hình thái bên trong,
chủ yếu là động cơ đạo đức thật tốt và cần được thể hiện ở một hình thái bên ngoài thật
đẹp bằng cử chỉ, điệu bộ, lời nói ý tứ, tế nhị, mang tính thẩm mĩ để tác động của nó có hiệu
quả tích cực đến xung quanh.
1.4. Các loại hành vi văn hóa
1.4.1. Hành vi văn hóa xã giao
Nhiều loài động vật biết thể hiện tính hiệu mỗi khi gặp nhau như đàn kiến gặp nhau
lại chào, đàn ong báo cho nhau biết ở đâu có hoa mà hút mật… Nhưng đó chỉ là hành vi
bản năng, sinh ra đã có, đó không phải hành vi văn hóa.
Ở con người mỗi khi tiếp xúc với nhau, người ta đã thể hiện những hành vi mang tính
xã giao: gặp nhau thì chào hỏi, ai giúp đỡ mình thì cảm ơn, làm ai điều gì thì phải xin lỗi…
đó là những hành vi văn hóa đích thực bên trong chứa đựng tình người và bên ngoài là
những cử chỉ mà mình tiếp xúc. Những hành vi văn hóa như thế được gọi là hành vi văn

hóa xã giao, được hình thành trong cuộc sống nhờ sự giáo dục và rèn luyện hằng ngày mới
có, chứ không phải là có sẵn là cơ chế di truyền, không phải là hành vi bẩm sinh.
Tuy nhiên, lời chào hỏi được thốt lên từ sự vui mừng khi gặp gỡ một người mà mình
mong gặp mặt hay một người mà mình tôn trọng. Như vậy, để có hành vi văn hóa xã giao
cần có một thái hình bên trong chứa đựng nội dung tốt đẹp quan trọng giữa người với người
và một hình thái bên ngoài thể hiện bằng lời nói, cử chỉ niềm nở, ân cần. Đó chính là phép
lịch sự trong ứng xử giữa người với người trong xã hội văn minh, hành vi văn hóa đích
thực.
1.4.2. Hành vi văn hóa xúc cảm
Đời sống tình cảm của con người rất phong phú, chúng ta sống trong xã hội, quan hệ
giữa người với người thật thiên hình vạn trạng: đối với người này thì yêu thương, đối với
người khác thì ghét bỏ người thì giận hờn… thái độ tình cảm đó bao giờ cũng được biểu
hiện ra bên ngoài bằng những cử chỉ lời nói khiến người ngoài có thể nhận ra khi giao tiếp
và để lại những rung động tích cực hay tiêu cực cho cả đôi bên. Đó là những hành vi văn
hóa xúc cảm, mà cuộc sống không thể thiếu được... Một hành vi có thể đem đến cho người
khác niềm vui hay nổi buồn, sự cảm thông hay sự chối từ, điều đó phụ thuộc vào động cơ
có trong sáng hay không và phụ thuộc vào cả hành động bên ngoài có tử tế, tế nhị hay
không.

7


Đời sống tình cảm của mỗi người thường được tạo nên bởi những hành vi văn hóa xúc
cảm đó. Một cháu bé luôn thể hiện cử chỉ trìu mến, chăm sóc ông bà khiến cho tuổi già đỡ
cô quạnh… Tất cả những cách ứng xử đầy ân tình ấy đều có tác động tích cực đến con
người, những hành vi đó mang đến cho chúng ta những giá trị vật chất đôi khi không là bao
nhiêu nhưng giá trị tinh thần thì thật là vô tận, thậm chí còn làm thay đổi cả một đời người.
Tình cảm là động lực mạnh mẽ bên trong thôi thúc con người vượt qua mọi khó khăn để
tìm đến nhau.
Hiệu quả của một hành vi văn hóa xúc cảm bao giờ cũng có tác dụng hai chiều: một

mặt là để con người trút nỗi lòng mình đến với những người mà mình tin tưởng, mặt khác
là tiếp nhận sự đồng cảm của họ, bởi tình yêu có hai chiều là cho và nhận. Khi có thể tìm
hiểu được một hành vi văn hóa xúc cảm nào lại chỉ có hiệu quả một chiều ngay cả việc làm
từ thiện.
Hành vi văn hóa mang tính xúc cảm không chỉ biểu hiện giữa người với người mà còn
biểu hiện giữa con người với thiên nhiên. Xem thiên nhiên là người bạn thân thiết của
mình, đó là kiểu ứng xử của những người có văn hóa rất đậm tình người. Bởi thiên nhiên và
con người có mối quan hệ gắn bó với nhau: càng yêu con người bao nhiêu càng yêu thiên
nhiên bấy nhiêu và ngược lại. Điều đó dễ nhận ra trong hành vi của các em nhỏ em nào biết
nâng niu những mầm sống như con gà mới nở, nụ hoa mới hé… thường là những em bé
biết thương yêu, thân ái với bạn bè biết quan tâm chăm sóc những em thơ dại, biết lễ phép
với người lớn, biết giúp đỡ ân cần đối với người già yếu, bệnh tật. Trái lại những đứa trẻ
nào thường có những hành vi thô bạo với thiên nhiên, ngắt lá bẻ cành… thì cũng thường
hay bắt nạt những em bé yếu hơn mình, ăn nói thô lỗ, láo lếu với người lớn và đặc biệt rất
thích nghịch trò, quậy phá, gây nguy hiểm cho người khác … đó là manh nha những hành
vi độc ác sau này. Rõ ràng hành vi thô bạo với thiên nhiên thường đi đôi với cách ứng xử
độc ác với con người của các em nhỏ thiếu giáo dục.
1.4.3. Hành vi văn hóa nhận thức
Nhận thức của con người là vô tận bởi sự tìm tòi chân lý không bao giờ đến tận cùng.
Từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày đến những điều lớn lao về xã hội và tự
nhiêu đều đòi hỏi con người luôn luôn khám phá để có được nhận thức đúng, vì nó mang
tính định hướng cao cho hành vi. Nhận thức của con người luôn luôn vận động từ đơn giản
đến phức tạp, từ thấp đến cao, đó là nhờ lòng ham hiểu biết của mỗi người không bao giờ
được thỏa mãn đầy đủ. Muốn có định hướng đúng để cuộc sống được hoàn thiện về vật chất
và tinh thần, con người luôn nâng cao sự hiểu biết của mình bằng những tìm tòi khám phá
thể hiện ở những hành vi văn hóa nhận thức. Sự tìm tòi khám phá đó được thực hiện qua
nhiều con đường sau:
Thông qua giao tiếp: Con người không bao giờ hiểu hết lẽ đời bởi tính đa dạng và sâu
sắc của nó. Mỗi khi thắc mắc, băn khoăn người ta thường tìm gặp người khác để bày tỏ thắc
8



mắc nhằm được giải đáp, hiện tượng đó được gọi là giao tiếp nhận thức - một bộ phận trong
hành vi văn hóa nhận thức. Trong giao tiếp các chủ thể truyền cho nhau những thông tin
mới lạ, để thỏa mãn nhu cầu nhận thức. Mỗi khi không biết một điều gì con người cần tìm
đến người khác để hỏi, để giải tỏa thắc mắc, nhưng mặt khác khi biết được một điều gì mới
lạ, người ta thường bộc lộ, nói ra cho người khác cùng biết, đó cũng chính là để thỏa mãn
nhu cầu nhận thức - nhu cầu tiếp nhận thông tin và truyền đạt thông tin.
Thông qua việc tiếp xúc với sách báo (kể cả báo hình và báo nói điện tử). Đối với
người có văn hóa việc tiếp xúc với sách báo là một nhu cầu bức thiết không thể thỏa mãn
được. Sách báo là người bạn thân thiết của nhiều người. Hằng ngày báo chí đem đến cho
chúng ta biết bao tin tức mới lạ, tin về mọi mặt tình hình trong nước và thế giới. Người ta ví
báo chí tựa như là người chỉ đường, nhờ đó chúng ta có thể định hướng được các công việc
phải làm sao cho phù hợp với thế sự trước mắt cũng như lâu dài. Nếu báo cho chúng ta
những hiểu biết vô cùng phong phú thì sách lại cho chúng từ những tri thức vô cùng sâu
rộng. Những cảnh đời với nhiều quan niệm sống, những lí luận với nhiều triết lý thâm thúy,
những thành tựu khoa học với những chân lý sáng ngời... sẽ giúp con người biết ứng xử
đúng với nhân tình thế thái, đúng với quy luật vận động của tự nhiên và xã hội.
Thông qua con đường tự tìm kiếm, tự khám phá trong thực tiễn. Hành vi văn hóa nhận
thức của con người nền văn minh của nhân loại sở dĩ bước được những bước khổng lồ đế
ngày nay chính là nhờ nhu cầu nhận thức của con người là vô tận, thúc đẩy những hành vi
khám phá, phát minh, sáng tạo ngày một cao.
1.4.4. Hành vi văn hóa hợp tác
Xã hội càng phát triển đòi hỏi tính hợp tác phải càng cao, càng rộng. Trong xã hội
đương đại sự hợp tác đang mở rộng đến nắm châu bốn biển và mang tính toàn cầu. Sự hội
nhập giữa các quốc gia đã mang đến cho loài người những thành tựu phát triển to lớn về
nhiều mặt. Hơn nữa, một đặc điểm nổi bật trong thời hiện đại là các ngành khoa học chuyên
biệt đang phát triển rất sâu và với tốc độ nhanh, hỗ trợ cho nhau trong ứng dụng thực tiễn,
vì vậy xu hướng hợp tác, hội nhập.
1.4.5. Hành vi văn hóa đánh giá

Hành vi này thường thực hiện ở hai chiều: Đánh giá người khác và đánh giá bản thân
mình.
Hành vi đánh giá người khác: Con người bao giờ cũng tồn tại trong một nhóm xã hội,
khi còn bé thì sống trong gia đình; lớn lên vui chơi cùng bạn bè, đến trường học tập trong
lớp có thầy có bạn; khi trưởng thành được làm việc với các đồng nghiệp... Đó là những môi
trường để con người phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Hằng ngày đối diện với
những người xung quanh, vô tình hay hữu ý ta đều nhận ra những đặc điểm của họ, trước
hết là dáng vẻ bên ngoài, sau đó là tính tình bên trong. Đương nhiên trong khi tiếp xúc với
người ngoài thông thường ta khó mà thoát khỏi thái độ đánh giá họ. Thái độ đánh giá đó
9


bao giờ cũng kèm theo cách ứng xử tương ứng: Gần gũi hay xa lánh, khâm phục hay khinh
bỉ, khó chịu hay dễ chịu... điều đó thường được thể hiện ở hình thái bên ngoài của hành vi
đánh giá.
Đánh giá người khác là việc rất khó khăn, đòi hỏi người đánh giá cần có thái độ khách
quan, thực sự cầu thị, tức là một thái độ nhìn nhận công bằng, khách quan. Tuy nhiên, bên
cạnh đó chúng ta đánh giá một cách quá dễ dãi, xuề xòa hay ngược lại quá khắt khe…
Những hành vi đánh giá như vậy thường không mang lại lợi ích gì cho người đánh giá lẫn
người được đánh giá mà nhiều khi còn có hại cho quan hệ giữa đôi bên.
"Đánh giá đón trước" là một kiểu hành vi đánh giá rất có văn hóa mang tính nhân đạo
cao. Thực chất của việc đánh giá đón trước là nâng phẩm chất nhân cách người đó vốn có,
để rồi từ đó mà tìm biện pháp giúp đỡ họ vươn tới mức của sự đánh giá đón trước. Người ta
đã nhận thấy rằng phương pháp đánh giá đón trước thường mang lại kết quả khả quan trong
việc giáo dục phát triển và hoàn thiện nhân cách con người.
Đánh giá người khác là một việc rất khó, hành vi đánh giá đòi hỏi vừa phải mang tính
khoa học, đúng mực, thẳng thắn, lại phải vừa mang tính nghệ thuật phù hợp với hoàn cảnh.
Đó mới là hành vi đánh giá có văn hóa.
Đánh giá bản thân - Tự đánh giá: Tự đánh giá bao giờ cũng trên cơ sở biết đánh giá,
nhận xét người khác qua đó mà nhận thức về bản thân để nhận ra mình là người như thế

nào, mạnh ở mặt nào, yếu ở mặt nào.
Đánh giá người khác đã khó, nhưng đánh giá bản thân mình lại càng khó hơn. Biểu
hiện: Tự đánh giá có hai mặt: một mặt là biết nhận xét bản thân xem mình có ưu điểm gì,
khuyết điểm gì, tức là tự phê bình; mặt khác là biết tiếp thu sự nhận xét, đánh giá của người
khác về mình, tức là phải biết tiếp nhận phê bình. Trong việc tự phê bình có người không
dám nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, lại càng không dám nói ra điều đó với người
khác. Ngược lại có người luôn đánh giá bản thân quá thấp, lúc nào cũng thấy mình hèn kém
hơn người khác đâm ra tự ti, không tin vào sức mình, không bao giờ dám nghĩ, dám làm
một việc gì mới, thường ỷ lại vào người khác, mất hết tính độc lập, tính sáng tạo trong công
việc, họ thường sống rất thụ động.
Tự phê bình thường đi đôi với việc tiếp thu phê bình của người khác đối với mình.
Thông thường việc tự đánh giá lại phụ thuộc phần lớn vào việc tiếp nhận sự đánh giá từ
phía người khác đối với bản thân. Biết rằng nghe người khác nhận xét về mình để phát huy
mặt mạnh và hạn chế mặt yếu là một cách xử sự khôn ngoan. Cho dù đôi khi nhận xét đó
không đúng với giá trị vốn có của mình thì vẫn nên bình tĩnh lắng nghe rồi tự ngẫm nghĩ,
suy xét, vì điều đó chỉ có lợi, giúp bản thân nhìn lại mình một cách khách quan và đề phòng
những điều có thể xảy ra khi gặp hoàn cảnh thích hợp. Đó là hành vi tự đánh giá có văn hóa
cần có của mỗi người.
10


Việc phân chia hành vi văn hóa ra làm nhiều loại như trên là để nghiên cứu theo chiều
sâu. Nhưng trên thực tế lại rất khó khăn phân chia rạch ròi các loại hành vi văn hóa. Trong
nhiều trường hợp khi thực hiện một hành vi văn hóa nào đó thì các tính chất của các loại
hành vi văn hóa khác cũng có mặt trong đó, chúng đan xen, hòa quyện vào nhau tạo ra một
tổng thể để mang đến một hiệu quả lớn hơn. Do đó thông thường các hành vi văn hóa đều
mang tính tích hợp. Do vậy sự phân chia thành các loại hành vi văn hóa như trên chỉ mang
tính ước lệ.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày khái niệm hành vi, hành vi văn hóa, hành vi đạo đức, giao tiếp có văn hóa. Mối

quan hệ giữa hành vi văn hóa, hành vi đạo đức và hành vi giao tiếp có văn hóa
2. Phân tích mối quan hệ giữa hình thái bên trong và bên ngoài của hành vi văn hóa
3. Phân tích đặc điểm các loại hành vi văn hóa. Lấy ví dụ minh họa.

11


CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HÀNH VI VĂN HÓA
2.1. Sự hình thành và phát triển hành vi trong bậc thang tiến hóa

2.1.1. Sự hình thành và phát triển hành vi trong quá trình tiến hóa của động vật
Theo nghĩa rộng, hành vi là cách phản ứng của một cá thể trong một môi trường nhất
định để thiết lập sự cân bằng của cơ thể với môi trường nhắm thích nghi với môi trường đó,
thì mọi động vật đều có hành vi dù là động vật bậc thấp.
Từ giai đoạn phát triển đầu tiên của sự sống ta đã thấy xuất hiện hai hình thái cơ bản
của tính biến dị trong mối tác động qua lại giữa cơ thể và môi trường. Ngay ở các sinh vật
đơn bào, hai hình thái này cũng đã xác định sự phân chia tất cả các cơ thể sống thành hai
nhánh cơ bản là thực vật và động vật. Một hình thái có tính thụ động, chủ yếu thể hiện
trong sự biến đổi các quá trình biến hóa và trong cơ cấu của cơ thể dưới dạng ảnh hưởng
của môi trường, đó là hình thái biến dị quy định sự phát triển của thực vật. Hình thái thứ hai
có tính tích cực của tính biến dị vốn quy định sự phát triển của động vật, được biểu hiện ra
chủ yếu trong sự biến đổi các hình thái hành vi của cơ thể, tức là trong sự biến đổi các
phương thức và các hình thái phản ứng tích cực của cơ thể đối với tác động của môi trường
biến động.
Nếu thực vật chỉ dừng lại ở chứng chịu kích thích (tích chịu kích thích là năng lực của
cơ thể sống đáp ứng lại những kích thích trực tiếp của môi trường bằng các quá trình duy trì
sự sống của cơ thể - hình thức phản ánh sinh lí), thì động vật trong quá trình tiến hóa đã đáp
ứng với những kích thích của môi trường không những với những kích thích tín hiệu mà có
tác dụng chuẩn bị, định hướng cho cơ thể trong môi trường, đó là tính cảm ứng kích thích.
Hàng chục ngàn triệu năm trước đây, loài động vật nguyên sinh xuất hiện, đó là loài

động vật được cấu tạo đơn giản nhất. Chúng chưa có hệ thần kinh, chỉ có một vài tế bào
riêng lẽ giống tế bào thần kinh nhưng chưa liên lạc với nhau. Loài động vật tiêu biểu ở trình
độ thấp nhất là hải miên (bọt bể). Loài động vật nguyên sinh này ở bậc thang thấp nhất
trong quá trình tiến hóa của động vật, chúng mới có hiện tượng tâm lý vô cùng đơn giản, đó
là tính cảm ứng kích thích tức là hành vi sơ đẳng nhất của động vật.
Những động vật đa bào có mức độ phản ánh cao hơn là những động vật có xoang
tràng. Thoạt tiên những tế bào giống nhau của xoang tràng được phân hóa thành tế bào bắp
thịt, tế bào tuyến và tế bào thần kinh. Chúng liên hệ với nhau tạo nên hệ thần kinh lưới, tiêu
biểu là loài sứa, thủy tức. Khi bị kích thích ở bất cứ điểm nào thì các tế bào có liên quan tới
nó đều co lại làm cho toàn thân cũng co lại. Phản ứng này chính là hành vi của nó.
Từ 600 – 500 triệu năm trước (đại dương), một nhánh phát triển đã dẫn đến sự hình
thành loại giun ( với một nhánh là ngành nhuyễn thể) và sau đó là ngành tiết túc (chân có
đốt) và có hạch thần kinh tạo thành hệ thần kinh hình ống mà phát triển đỉnh cao nhất là
giống mối, kiến, ông, tức là những côn trùng sống thành những tập hợp vô cùng phức tạp
12


và xuất hiện tính nhạy cảm để thực hiện chức năng tín hiệu và định hướng của cơ thể, giúp
cho những hành vi của chúng phức tạp hơn như kiếm mồi, tha mồi, làm tố …
Từ 350 – 300 triệu năm trước (đại dương) động vật có xương sống xuất hiện với hệ
thần kinh có não tủy (còn gọi là tủy sống) và não đầu (còn gọi là đại não). Hệ thần kinh này
xét về cơ cấu thì ngay từ giai đoạn tiến hóa đầu tiên đã tạo mọi điều kiện để có mối liên hệ
với trung tâm tốt hơn ( hệ thần kinh trung ương – mầm móng của vỏ não). Nhờ đó mà tạo
điều kiện cho những đáp ứng tinh tế và chính xác của cơ thể với tư cách là một chỉnh thể
đối với môi trường. Tuy nhiên các hình thái hành vi của động vật được quy định bởi các
điều kiện tồn tại của chúng quan trọng hơn so với quan hệ giữa hành vi với cơ thể, với hệ
thần kinh. Bắt đầu là lớp cá, lớp cá trong môi trường nước đã tạo điều kiện để phát triển cơ
quan khứu giác và vị giác, nhưng cơ quan thị giác không phát triển mấy. còn ở lớp chim thì
hoàn cảnh sống trên không và phần nào ở dưới đất đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẻ các
trung tâm thị giác và sự phối hợp tác động.Nhờ đó hành vi của lớp chinh linh hoạt hơn,

phóng khoáng hơn.
Từ 200 – 100 triệu năm trước đây, lớp bò sát xuất hiện với hệ thần kinh não bộ phát
triển và vỏ não bắt đầu xuất hiện, tri giác phát triển mạnh và đặc biệt là khả năng chú ý
trong môi trường biến động giúp cho hành vi rình mồi của bò sát thận trọng, chính xác hơn.
Từ 50 – 30 triệu năm trước đây, lớp có vú bậc thấp xuất hiện với hệ thần kinh có bán
cầu não lớn và vỏ não phát triển, bắt đầu có biểu tượng của trí nhớ. Nhờ đó hành vi của lớp
thú bậc thấp ( sói, hổ, cáo, voi…) khi săn mồi đã trở nên tinh khôn hơn trong môi trường
rừng núi rộng lớn.
Khoảng chục triệu năm trước đây, khi họ khỉ xuất hiện với hệ thần kinh phát triển, vỏ
não trùm lên các phần khác của não, khỉ bắt đầu có tư duy bằng tay và mầm móng của trí
tưởng tượng, khiến cho hành vi khỉ mang tính hợp lý hơn hay còn gọi là trí khôn.
2.1.2. Sự xuất hiện hành vi của con người
Khoảng 2 – 1 triệu năm trước đây, trong môi trường luôn luôn biến động, loài hôm –
sapiens (giống người đầu tiên) xuất hiện với hệ thần kinh hết sức tinh vi: vùng não trước
phát triển nhiều nếp nhăn, khúc cuộn não phát triển mạnh, tăng diện tích võ não lên rất
nhiều, xuất hiện hệ thống tín hiệu thứ hai, khiến cho hành vi của con người khác hẳn về
chất so với hành vi động vật trước đây, kể cả lớp khỉ. Hành vi của con người được điều
khiển bởi ý thức, tâm lý bậc cao rất phức tạp (bao gồm tư duy trừu tượng, ngôn ngữ, ý
chí…) giúp con người không chỉ thích nghi với môi trường mà quan trọng hơn là cải tạo
môi trường. Cũng từ đây con người đã thoát khỏi thế giới động vật để trở nên sáng tạo mới
của lịch sử, tạo ra một cuộc sống ngày càng phát triển như ngày hôm nay.
Trải qua hàng triệu năm, quá trình tiến hóa hành vi của thế giới động vật đã bước
những bước phát triểu từ thấp đến cao. Quá trình đó phụ thuộc vào hai mối quan hệ cơ bản
là mối quan hệ giữa hành vi của động vật với cơ thế (chủ yếu là hệ thần kinh) và mối quan
13


hệ giữa hành vi và môi trường. Trong sự phụ thuộc đó thì môi trường đóng một vai trò vô
cũng quan trọng, vì chính nó đã biến đổi cấu tạo cơ thể (chủ yếu là hệ thần kinh) mà biến
đổi hành vi động vật.

2.2. Các trình độ hành vi ở người
2.2.1. Hành vi bản năng
Bản năng là những hình thức hành vi bẩm sinh, phức tạp, mang bản chất sinh vật,
được biểu hiện ở hoạt động sống của sinh vật và con người, nhằm thỏa mản nhu cầu sinh
vật (như tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp…) và được cũng cố bằng con đường di truyền.
Bản năng vốn là một phản ứng toàn vẹn của cơ thể trước những kích thích phức tạp
của môi trường bên ngoài và bên trong. Xét về mặt cơ chế bản năng là những phản xạ
không điều kiện.
Động vật có vô số bản năng, dù có khác nhau đến đâu đi nữa thì bao giờ thì bao giờ
nó cũng gắn liền với sự thỏa mản nhu cầu sinh vật, đó là những nhu cầu căn bản để tồn tại
một đời sống sinh vật, như bản năng sinh dục, bản năng chăm sóc con cái, bản năng ăn
uống, bản năng di truyền theo mùa…
Các hình thức hành vi bản năng có thể ở các mức độ khác nhau, nhưng cơ sở của
chúng bao giờ cũng là những phản xạ không điều kiện, kèm với sự đáp ứng rập khuôn của
những kích thích trực tiếp có tính chất sinh vật trong hoàn cảnh rất ít biến đổi.
Trong hành vi bản năng của động vật, đôi khi có sự biểu hiện một cách hợp lý do
được quy định bởi một yếu tố thuần túy bên ngoài và hành vi của con vật không thay đổi
trước sự biến đổi của hoàn cảnh, thường chỉ có những cải biến không đáng kể. Nhưng nhiều
khi chỉ cần một biến đổi không đáng kể đó trong một phức hợp nhất định những điều kiện
gây ra hành vi bản năng thì cũng đủ làm rối loạn sự cân bằng của các hành vi bản năng ấy.
Sở dĩ như vậy là vì một loạt hành vi bản năng của con vật đã được hình thành trong những
điều kiện ổn định và được lặp đi lặp lại qua nhiều thế hệ.
Ở động vật, hình thức hành vi bản năng bẩm sinh là hành vi cơ bản. Còn ở người các
hình thức bản năng chỉ đóng vai trò quan trọng trong những tháng đầu tiên mới sinh ra, rồi
sau đó bản năng sẽ chịu sự chi phối của ý thức con người. Nhiều người đánh giá quá cao
vai trò của bản năng trong đời sống của con người (như thuyết học phân tâm của S.Freud
coi bản năng là hoạt động cơ bản của con người). Nhưng trên thực tế thì ở người lớn các
biểu hiện bản năng lại tùy thuộc vào hoạt động có ý thức và so ý thức chỉ huy. Chỉ trong
những trường hợp đặc biệt, bản năng mới có thể quy định hành vi của con người.
Từ trong bụng mẹ, một môi trường tương đối ổn định, đứa trẻ ra đời như đột ngột bị

đẩy vào một hoàn cảnh mới mẻ của môi trường không khí với vô số kích thích của thế giới
bên ngoài. Sở dĩ đời sống của em bé trong môi trường mới này vẫn được đảm bảo là nhờ
những cơ chế di truyền có sẵn: hệ thần kinh đã sẵn sàng thích nghi với điều kiện bên ngoài,
14


những hoạt động sống (hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa…) được thực hiện trên cơ sở những
phản xạ không điều kiện bắt đầu khởi động.
Đây là thời kì duy nhất trong đời sống con người những hành vi bản năng được biểu
hiện dưới dạng thuần túy nhất để thỏa mản những nhu cầu cơ thể, đảm bảo sự sống còn của
đứa trẻ. Đối với thế giới động vật, những phản xạ không điều kiện là cơ sở để đảm bảo cho
con vật một đời sống bình thường. Trong khi đó những phản xạ không điều kiện của đứa trẻ
lại không thể đảm bảo sự xuất hiện các hành vi của con người như nói năng, suy nghĩ, lao
động… Tuy vậy, khi mới sinh ra đứa trẻ lại có một khả năng đặc biệt mà động vật không có
được, đó là khả năng tiếp nhận kinh nghiệm lịch sử - xã hội để hình thành những hành vi
đặc biệt của con người mà ta thường gọi là hành vi văn hóa.
Như vậy sự lớn lên thành người là quá trình đứa trẻ tiếp nhận kinh nghiệm lịch sử - xã
hội ngày một phong phú, sâu rộng để hình thành và phát triển những hành vi văn hóa ngày
càng cao. Đồng thời trong quá trình đó những hành vi bản năng không còn giữ nguyên tình
trạng như bẩm sinh lúc đầu mà được biến đổi theo trình độ văn hóa đã được hình thành và
phát triển ở con người. Nói cách khác, hành vi bản năng ở con người đã bị chi phối bởi ý
thức xã hội mà thành hành vi xã hội mang trong mình một trình độ văn hóa nhất định. Sở dĩ
con người thoát ra khỏi thế giới động vật để bước sang phạm trù người và cao hơn hẳn con
vật, đó là nhờ con người biết biến hành vi bản năng thành hành vi văn hóa. Do đó việc ăn
uống, sinh đẻ, nuôi con… vốn là những hành vi bản năng được con người kế thừa từ tổ tiên
động vật, nhưng giờ đây hành vi bản năng đó ở con người không còn tính chất bẩm sinh
nữa mà thay đổi để biến thành hành vi văn hóa.
Hành vi bản năng đóng vai trò nhất định trong cuộc sống của con người, đó là hoạt
động sống, là điều kiện ban đầu để con người tồn tại như một thực thể sinh vật mà thôi.
Nhìn chung trong toàn bộ hoạt động của con người thì đại bộ phận hành vi của con người là

hành vi văn hóa (hiểu theo nghĩa rộng), bên cạnh còn một số hành vi khác vốn là hành vi
bản năng nhưng đã biến hành hành vi văn hóa do ý thức của con người chi phối.
Hành vi bản năng thuần túy bao giờ cũng mang tính bột phát vì đó là những phản ứng
tự nhiên của cơ thể đối với những kích thích trực tiếp của ngoại giới trên cơ sở phản xạ
không điều kiện mà không bị ý thức chi phối nên được gọi là là vi không ý thức.
2.2.2. Hành vi có ý thức
Hoạt động của con người căn bản khác với hoạt động của con vật ở chổ phần lớn
những hành vi của con người đều có ý thức. Đó là những hành vi cao hơn hẳn về chất và
phức tạp hơn rất nhiều so với hành vi của con vật, vì nó có sự thống nhất với ý thức và phụ
thuộc vào ý thức nên được gọi là hành vi có ý thức.
Ý thức là một hình thức cao của sự phản ánh hiện thực khách quan mà chỉ ở con
người mới có. Ngay đối với hoạt động sống, C.Mác đã nhận xét: con vật không phân biệt
nó với hoạt động của nó. Nó chính là hoạt động sống ấy. Còn con người thì biến bản thân
15


hoạt động sống của mình thành đổi tượng của ý chí và ý thức của mình. Hoạt động sống
của con người mang tính chất ý thức… điều đó có thể hiểu rằng hành vi của động vật là
hành vi bản năng hay hành vi vô ý thức, còn hành vi của con người là hành vi có ý thức.
Hành vi có ý thức của con người có những đặc điểm sau đây:
Đó là hành vi được con người nhận thức. Khi thực hiện một hành vi nào đó, người ta
đều cần hiểu được mục đích mà hành vi nhằm tới, phương tiện để thực hiện hành vi, kết
quả mà hành vi sẽ đạt được.
Đó là hành vi bao hàm trong bản thân nó cả thái độ của con người khi thực hiện, có
thể bao hàm thái độ tình cảm hay thái độ đánh giá.
Đó là hành vi mang tính định hướng vào thời gian: biết đâu là quá khứ, đâu là hiện tại,
đâu là tương lai. Nhờ đó mà con người biết nhìn vào quá khứ để rút kinh nghiệm về những
thành công và thất bại, đồng thời biết dự đoán về tương lai nên khi thực hiện hành vi có ý
thức con người thường dự kiến trước, tức là hình dung trước sẽ gặp khó khăn hay thuận lợi
gì, cách thực hiện hành vi ra sao, kết quả của hành vi đạt đến đâu.

2.2.3. Mối quan hệ giữa hành vi có ý thức và hành vi vô thức
Trong mỗi con người, đời sống ý thức và vô thức không phải là hai thế giới tách biệt
nhau, mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong mối quan hệ ấy, hành vi ý thức và
hành vi vô thức có thể hỗ trợ cho nhau, chuyển hóa lẫn nhau. Chiều ngươc lại của mối quan
hệ này là hành vi ý thức cũng có thể chuyển thành hành vi vô thức trong những điều kiện
nhất định. Một hành vi ý thức nếu được lặp đi lặp lại, được cũng cố nhiều lần trong hoàn
cảnh nhất định sẽ được tự động hóa thành hành vi vô thức. Điều đó có nghĩa là việc thực
hiện hành vi từ việc phải cần đến sự thường trực của ý thức để điều khiển, để kiểm soát đến
chỗ không cần có ý thức chi phối mà hành vi vẫn tự động thực hiện một cách dễ dàng.
Hoạt động vô thức (trừ bản năng) dù là hành vi được tự động hóa thành kỹ xảo, dù
hành vi đã gắn với nhu cầu thành thói quen hay là những hành vi được tích lũy, ẩn giấu
trong sâu thẳm của tâm hồn mà thành tiềm thức thì cơ sở duy nhất của chúng ta đều là hành
vi ý thức và về thực chất, những hành vi đó đều là hành vi văn hóa. Như vậy hành vi ý thức
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần và cả trong hoạt động thực tiễn
của con người. Nếu không có nó thì không có con người và tất nhiên là không có hoạt động
sáng tạo.
2.2.4. Điều kiện hình thành hành vi ý thức
Hành vi ý thức hay hành vi văn hóa đã được hình thành và phát triển nhờ nguyên nhân
nào, chúng ta hãy cùng tìm kiếm các nhân tố tạo thành sự hình thành và phát triển đó.
Ý thức của con người được hình thành trong cuộc sống, xã hội. Trở lại thời kì con
người mới được sinh ra, họ sống cũng nhau theo bầy đàn rồi hợp thành xã hội nguyên thủy.
Trong xã hội ấy mối quan hệ giữa người với người được hình thành và ngày càng chặt chẽ
và phong phú. Nhờ đó con người có thể giúp nhau kiếm ăn, làm ra sản phẩm cho bản thân
16


và cho những người xung quanh, chia sẽ niềm vui, nỗi buồn, cho nhau cuộc sống và hợp tác
với nhau trong công việc. Hơn nữa trong lao động, con người phải nhận thức đối tượng và
phương thức lao động, phải thăm dò từng bước đi, học hỏi kinh nghiệm của bạn cùng làm
việc, đoán trước những khó khăn sẽ gặp phải để tìm cách đối phó cũng như những điều kiện

thuận lợi để tận dụng là tính toán hiệu quả sẽ đạt được… điều đó giúp con người hiểu
người, hiểu mình và nhờ đó ý thức được hình thành. Như vậy là nhờ có sinh hoạt xã hội và
lao động mà những hành vi có ý thức – hành vi văn hóa – được hình thành và phát triển,
giúp cho thế giới con người đạt tới trình độ như ngày nay. Do đó có thể nói rằng quá trình
xây dựng xã hội cũng là quá trình phát triển ý thức, phát triển hành vi văn hóa ở mỗi thành
viên của xã hội.
Xã hội ngày nay, một xã hội văn minh, hiện đại đòi hỏi thế hệ nối tiếp phải có ý thức
sâu sắc về cuộc sống và bản thân. Để mỗi cá nhân cũng như cuộc sống xã hội phát triển tới
đỉnh cao thì mỗi người cần phải có hệ thống hành vi văn hóa chất lượng cao.
Các yếu tố hình thành ý thức cũng tức là hình thành hành vi văn hóa có thể kể ra khá
nhiều nhưng chung quy vẫn là giao tiếp và hoạt động, đó là hai con đường cơ bản, chủ yếu
để con người tiếp thu kinh nghiệm lịch sử - xã hội được kết tinh trong nền văn hóa của dân
tộc của nhân loài. Đối với thế hệ trẻ, để tạo ra những điều kiện thuận lợi giúp họ đi trên hai
con đường đó đạt hiệu quả tốt, rất cần một sự dẫn hướng chu đáo và khoa học từ phía người
lớn, đó là giáo dục.
2.3. Tự ý thức và sự xuất hiện hành vi văn hóa
2.3.1. “Cái tôi” hình thành và sự xuất hiện hành vi văn hóa
Mức độ cao của ý thức chính là tự ý thức tức là tự nhận thức về bản thân, về vai trò
của mình đối với người xung quanh, tự nhận thức, tự đánh giá được vị trí của mình là một
thành viên trong xã hội để chủ động điều chỉnh hành vi của mình. Tự ý thức còn được gọi
là ý thức bản ngã hay “cái tôi”.
Tự nhận thức về bản thân, thông thường trước hết là về vẻ bề ngoài của mình (đầu tóc,
ăn mặc, đi đứng …) sau đó mới đến nội dung tâm hồn (tính tình, thái độ, năng lực, quan
điểm…) và vị thế của mình trong các mối quan hệ xã hội. Sự xuất hiện tự ý thức là dấu hiệu
đầu tiên và cơ bản nhất để nhận biết nhân cách đã bắt đầu hình thành ở một đứa trẻ hay
chưa và cũng từ đây hành vi của trẻ bắt đầu bị chi phối bởi “ cái tôi” hay bởi ý thức bản
ngã, cũng có thể coi đây là thời điểm xuất hiện hành vi mang nhân cách.
Ý thức của con người bắt đầu hình thành từ nữa đầu năm thứ hai khi trẻ bắt đầu biết
nói (khoảng 18 tháng), còn tự ý thức thì xuất hiện muộn hơn, ở tuổi lên ba (tức là từ cuối
năm thứ hai đến năm thứ ba). Lúc ngày những yếu tố của nhân cách mới bắt đầu hình

thành, nhưng phải trải qua tuổi thiếu niên rồi thanh niên (đến 18 tuổi) nhân cách mới được
định hình về cơ bản.

17


Lên ba, đứa trẻ đứa trẻ có thể hành động không chỉ dưới ảnh hưởng của những kích
thích trực tiếp bên ngoài mà còn dưới ảnh hưởng của những biểu tượng được giữ lại trong
trí nhớ. Sự tham gia của trí nhớ vào các quá trình tâm lí đã làm cho thế giới bên trong của
đứa trẻ được hình thành và hành vi của nó cũng được cải biến: từ hành vi bột phát đến hành
vi có ý thức. Trí nhớ lúc này giúp trẻ nhận ra vị trí của mình trong thế giới đồ vật, trong
quan hệ với những người xung quanh và bắt đầu nhận ra mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại
và trong tương lai, tạo điều kiện cho “cái tôi” ra đời. Nhờ đó thế giới bên trong mà hạt nhân
là ý thức bản ngã bắt đầu có tác dụng chi phối hành vi của trẻ và thực hiện chức năng như
là động cơ của hành vi. Tuy nhiên, trẻ chưa thể có động cơ theo ý nghĩa đầy đủ của nó để
có thể điều khiển hành vi một cách tự giác như người lớn. Bởi vì thế giới bên trong nó mới
hình thành nhưng chưa xác định, đặc biệt là “cái tôi” vẫn chưa xác định. Tuy vậy thế giới
bên trong đó cũng đã mang đặc điểm riêng của từng đứa trẻ, nên lúc này người lớn không
thể trực tiếp áp đặt cho trẻ thái độ của mình đối với con người và sự vật xung quanh, cũng
không thể bắt trẻ phải theo cách ứng xử của mình. Nếu trước đây người lớn có thể áp đặt
cho trẻ chế độ sinh hoạt hàng ngày ( ăn, ngủ, tắm, chơi…) thì lúc này trẻ đã không ngoan
ngoãn phục tùng người lớn, có nghĩa là từng người lớn không còn hoàn toàn chỉ huy được
hành vi của trẻ nữa. Chính cái thế giới bên trong này đã quy định thái độ riêng của đứa trẻ
khi tiếp nhận những tác động bên ngoài, kể cả tác động giáo dục. Nó tiếp nhận những tác
động đó như thế nào là tùy theo những tác động đó đáp ứng đến chừng mức nào đối với các
nhu cầu và hứng thú đã được hình thành.
Trẻ em thường hay bắt chước, nếu trước đây đứa trẻ bắt chước người lớn một cách
không ý thức thì ở tuổi lên ba sự bắt chước đã có tính lựa chọn, nó chỉ bắt chước hành vi
nào mà nó thích, với ý thức là muốn làm như người lớn, được sống như người lớn. Do đó
ảnh hưởng của người lớn đối với trẻ em lúc này rất mạnh mẽ, người lớn được coi như tấm

gương cho trẻ noi theo. Đây là một mâu thuẩn trong sự phát triển của trẻ, một mặt trẻ muốn
tách mình ra khỏi người lớn để được coi như một người riêng biệt, nhiều khi còn muốn
chống đối người lớn để bảo vệ cái riêng của mình, nhưng mặt khác lại muốn giống như
người lớn đặc biệt trong hành vi, cách ứng xử. Đây cũng là điều kiện để trẻ tiếp nhận kinh
nghiệm ứng xử ở người lớn giúp cho hành vi của nó ngày càng có văn hóa.
Ngôn ngữ phát triển là điều kiện để hình thành ý thức. Một bước tiến bộ đáng quan
tâm trong sự phát triển của trẻ lên ba là biết sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với người xung
quanh (trước đây phương tiện giao tiếp chủ yếu là phi ngôn ngữ: cử chỉ, điệu bộ…), để tiếp
nhận kinh nghiệm lịch sử - xã hội và đó cũng là một trong những điều kiện chủ yếu để hình
thành tự ý thức ở đứa trẻ. Vì bằng ngôn ngữ con người mới thể hiện bản thân có hiệu quả
hơn, tinh vi hơn là bằng phi ngôn ngữ.

18


Khi tự ý thức xuất hiện thì hành vi của trẻ trở nên ít phụ thuộc vào tình huống cụ thể
trước mắt mà đã có cơ sở để phát triển hành vi bằng lời nói, tức là sự thực hiện hành vi
hướng tới những mục đích được chỉ ra bằng ngôn ngữ.
Một trong những thời điểm quan trọng nhất trong tiến trình phát triển của con người là
khi tự ý thức xuất hiện, tức là lúc trẻ tách được mình ra khỏi những người xung quanh
(trước đây trẻ đồng nhất mình với người khác), bắt đầu ý thức được mình là một con người
riêng biệt, khác với người xung quanh, có ý muốn riêng có thể hợp hay không hợp với ý
muốn của người lớn. Trẻ nhận ra tên gọi của mình và đồng nhất bản thân mình với tên gọi,
tên gọi giới thiệu trẻ như một người riêng biệt khác với những đứa trẻ cùng tuổi và phân
định nó với một cá nhân.
Ý thức về bản thân là nguồn gốc làm nảy sinh những ý muốn và hành vi phân biệt
mình với người khác giúp cho xu hướng độc lập trong hành vi xuất hiện và ngày càng rõ
nét. Từ tình trạng sống lệ thuộc vào người lớn như trước đây (đói người lớn cho ăn, khát
người lớn cho uống, nóng người lớn quạt cho…) nay trẻ chuyển sang một cuộc sống độc
lập hơn và tự khẳng định mình trong thế giới xung quanh. Vì trên thực tế trẻ đã làm được

nhiều điều: nó đã có thể tự đi từ nơi này sang nơi khác, nắm được khá nhiều phương thức
sử dụng đồ vật (thìa, bát, bút chì, tắt bật tivi…), có khả năng làm một số việc đơn giản để
thỏa mản nhu cầu hằng ngày (ăn, ngủ, “đi vệ sinh”…) và chủ động giao tiếp với những
người xung quanh bằng ngôn ngữ. Tất cả những thay đổi ấy khiến trẻ lần đầu tiên nhận ra
sức mạnh nơi bản thân mình và nhận ra mình là một chủ thể.
Bước cao hơn của ý thức là trẻ biết tự nhận xét đánh giá mình. Tuy nhiên sự nhận xét
này là dựa trên sự nhận xét của người lớn, có khi trẻ còn liên hệ bản thân với những nhân
vật trong truyện mà người lớn cho là tốt hay xấu và tự nhận mình là ngoan hay hư. Tình
cảm của trẻ đã biểu hiện nhiều sắc thái trái ngược: lòng thấy tự hào khi làm được việc tốt và
thấy xấu hổ khi phạm sai lầm. Một đứa trẻ được giáo dục tốt luôn có nguyện vọng trở thành
“bé ngoan” để được người lớn khen ngợi. Nguyện vọng đó dẫn đến sự phát triển tin thần tự
trọng và có tác dụng làm cho hành vi của trẻ trở nên tốt đẹp và có văn hóa.
2.3.2. Khủng hoảng của trẻ lên ba và đặc điểm hành vi của trẻ
Khi trẻ tách được mình ra khỏi người khác và có ý thức về khả năng của chình mình
thì đồng thời cũng xuất hiện một thái độ mới đối với người lớn: trẻ bắt đầu so sánh mình
với người lớn và bắt đầu muốn làm việc như người lớn, muốn được độc lập, tự chủ trong
mọi việc như người lớn. Trẻ lên ba thường hay nói: “con tự xúc cơm” hay “con tự mặc
áo”… chúng không muốn người lớn can thiệp vào “công việc” của mình, nhu cầu muốn
hành động độc lập là rất lớn. Do muốn “cái tôi” của mình được mọi người xung quanh công
nhận nên nhu cầu tự khẳng định được nổi lên rõ rệt trong cuộc sống hàng ngày và trở thành
một động lực mạnh mẽ thúc đẩy trẻ làm những việc để “cái tôi” được khẳng định. Đây
chính là dấu hiệu của sự trưởng thành rất đáng mừng. Nhưng cùng với nó, ở nhiều trẻ lên
19


ba lại xuất hiện một số tính mới lạ và trở nên trái tính trái nết. Biểu hiện rõ nét nhất là tính
bướng bỉnh, muốn làm theo ý mình và tự làm những gì mình muốn. Hơn thế nữa, trẻ còn cố
tình làm trái ý người lớn, làm những việc mà người lớn ngăn cấm hoặc bảo một đằng làm
một nẻo, thậm chí bắt người lớn phải làm theo ý mình như một vị chỉ huy độc đoán. Hiện
tượng không vâng lời tương đối phổ biến khiến người lớn không bằng lòng và quan hệ giữa

họ với trẻ trở nên căng thẳng. Một biểu hiện nữa ở trẻ là tính ích kỉ, cái gì cũng đòi là của
riêng mình, giành đồ chơi của bạn, đòi lấy các thứ của khách đến nhà…Bởi bé muốn có
thẩm quyền với những vật xung quanh, nhiều khi thật vô lý. Một em bé không cho chị ngồi
cạnh mẹ vì mẹ là của riêng nó; không cho chị hát một bài hát quen thuộc vì bài hát đó là
của riêng nó. Quyền sở hữu cá nhân quả thật là đã phát huy đến chỗ cực đoan “cái tôi” của
đứa trẻ lúc này đã quá lớn, dường như lất át mọi người xung quanh. Ở trong nhà thì nó như
một ông vua con, đòi gì được nấy, nếu không được thì nhiều đứa trẻ lăn ra ăn vạ. Dường
như trong “vũ trụ” này nó là tất cả, nó là trung tâm, em bé chỉ biết có mình. Đó là hiện
tượng tự kỉ trung tâm tức là lấy mình làm trung tâm (ego centrisme) thường biểu hiện ở
những em bé lên ba. Vì “cái tôi” mới được hình thành nên chưa phân biệt được đâu là chủ
quan, đâu là khách quan, lấy ý muốn của mình gắn cho các sự vật. Tất cả mọi thứ trên đời
này dường như đều do mình nghĩ ra và tất cả phải phục tùng ý muốn chủ quan của mình,
bất chấp quy luật khách quan và luật lệ trong xã hội. Một em bé cứ đòi mẹ lấy kẹo khi đi
mua một của hàng bánh kẹo mà không cần biết trong túi mẹ có tiền hay không; một em bé
khác bị vấp ngã lại đòi đánh cái bàn vì nó làm cho em ngã, những đòi hỏi trái khoáy đó làm
người lớn rất khó xử. Nhiều nhà tâm lí học gọi đó là hiện tượng khủng hoảng tuổi lên ba
thường bắt gặp trong các gia đình có trẻ vào tuổi ấy, đặc biết trong những môi trường mà
đứa trẻ được nuông chiều quá đáng, khiến cho hành vi của nó trở nên kì quái, khó chịu.
Thường thì vào tuổi lên ba đứa trẻ nào ít nhiều cũng bị rơi vào tình trạng khủng hoảng đó.
Nếu biết cách giáo dục tốt, đặc biệt người lớn cần chủ động cải tổ quan hệ giữa mình với
trẻ em, phát hiện được những khả năng mới của trẻ và tin vào những khả năng đó, mạnh
dạn tạo điều kiện cho trẻ có những hành động độc lập, chủ động trong cuộc sống hàng ngày
thì đứa trẻ sẽ thoát khỏi cơn khủng hoảng đó một cách nhẹ nhàng. Nhưng nếu người lớn
vẫn quá coi thường tình trạng này mà không thay đổi thái độ của mình đối với các cháu,
vẫn nuông chiều, trẻ muốn gì được nấy hoặc vẫn cấm đoán, không cho phép trẻ được độc
lập trong “công việc” của nó, thay vào đó là một sự chăm sóc quá đáng, làm thay các “công
việc” lẽ ra nó phải tự làm, thì những cơn khủng hoảng sẽ kéo dài suốt thời kì thơ ấu và để
lại những dấu vết nặng nề sau này. Mặt khác chúng ta lại cần phải thấy khủng hoảng tuổi
lên ba là một hiện tượng tạm thời mang tính chất chuyển tiếp. Tùy theo phương pháp giáo
dục của người lớn có phù hợp hay không mà thời kì khủng hoảng được rút ngắn lại hay kéo

dài ra, mang tính chất nặng nề hay nhẹ nhàng.
20


Tách được bản thân mình ra khỏi người khác để tự ý thức, tự nhận thức về mình,
mong được độc lập, chủ động trong hành vi là một bước ngoặt quan trọng trong phát triển
của trẻ, tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách ở những giai đoạn tiếp theo và
xây dựng những hành vi ngày càng có văn hóa rõ rệt và mang nhiều nhân tố tích cực.
2.4. Đặc điểm phát triển hành vi văn hóa của trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi)
2.4.1. Đặc điểm hành vi văn hóa của trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi)
Trong tình trạng khủng hoảng của tuổi lên ba, một mâu thuẫn nổi lên rõ rệt, đó là
mâu thuẫn giữa một bên là tính độc lập đang phát triển mạnh, trẻ muốn tự mình làm tất cả
mọi việc như người lớn (nấu cơm giống mẹ, đi xe máy giống bố, đọc sách giống ông…) và
một bên là khả năng còn quá non yếu của trẻ. Đây là mâu thuẫn mang tính phát triển, để
giải quyết mâu thuẫn này trẻ phải tìm đến một hoạt động mới, đó là chơi. Vì trong khi chơi
trẻ có thể làm được tất cả những việc mà người lớn làm. Hoạt động vui chơi mà trung tâm
là trò chơi đóng vai theo chủ đề là một hình thức độc đáo giúp trẻ tiếp xúc với xã hội người
lớn. Tuy còn ở dạng sơ khai nhưng trò chơi có tác động mạnh đối với sự phát triển hành vi
của trẻ. Một đặc tính của trò chơi này là cần có nhiều người tham gia mới mô phỏng được
cuộc sống xã hội. Vì vậy để trò chơi được tiến hành cần phải có nhiều người cùng chơi,
người đóng vai này, kẻ đóng vai nọ và nhiều người cùng chơi với nhau mới tạo thành một
“xã hội”. Từ đây hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề giữ vị trí
chủ đạo trong sự phát triển của trẻ, tạo ra những nét tâm lý mới: nhân cách xuất hiện khiến
cho hành vi của trẻ cũng biểu hiện nhiều nét mới. Nhưng do nhân cách mới ở bước khởi
đầu nên hành vi của trẻ mẫu giáo bé mang một vẻ độc đáo với những đặc điểm sau đây:
Hành vi mang tính kí hiệu – tượng trưng. Trong vô vàn hành vi của trẻ thực hiện
trong cuộc sống thì khi tham gia vào các trò chơi trẻ còn thể hiện nhiều hành vi mang tính
tượng trưng bằng các kí hiệu (vật thay thế). Từ chủ thể hành động đến đối tượng, phương
thức và kết quả hành động đều không phải là thật mà là tượng trưng, như “mẹ ru con ngủ”,
“bác sĩ khám bệnh cho người ốm”, “người lái xe”… tất cả đều tượng trưng, đều “giả vờ”.

Trong khi chơi trẻ đã lấy vật này kí hiệu (thay thế) cho vật kia để tượng trưng cho vật thật,
khiến cho hành vi của trẻ mang tính kí hiệu tượng trưng. Chức năng ký hiệu – tượng trưng
của hành vi giúp trẻ có thể nhận thức thế giới thông qua hệ thống kí hiệu, một nét đặc trưng
trong hoạt động loài người. Khác với động vật, con người nhận thức và sáng tạo thế giới
đều phải thông qua các hệ thống kí hiệu tượng trưng, như kí hiệu toán học, hóa học, ngôn
ngữ, âm nhạc, điện ảnh…
Hành vi bắt đầu mang tính hợp tác. Trò chơi đóng vai theo chủ đề là một hình thức
giúp trẻ mô phỏng lại cuộc sống xã hội của người lớn, muốn trò chơi được tiến hành thì
phải có nhiều trẻ cùng chơi với nhau để đóng vai này vai nọ. Do đó hành vi hợp tác giữa
các vai chơi bắt đầu xuất hiện, cũng là để mô phỏng lại quan hệ hợp tác giữa người lớn
xung quanh. Tuy vậy tính hợp tác của trẻ cũng chỉ thể hiện trong trò chơi và vì là bước khởi
21


đầu nên còn rất lỏng lẻo, vừa mới tỏ ra thân thiện với nhau chỉ giây lát sau là đánh nhau
ngay; vừa mới cùng nhau xây dựng một “công trình” thì ngay sau đó đứa xây đứa phá,
tranh giành vật liệu của nhau, rồi la khóc tùm lum. Trong nhiều trường hợp trẻ chỉ biết chơi
một mình hay chơi cạnh nhau, mà thực chất cũng là chơi một mình, ý thức hợp tác của trẻ
mẫu giáo bé còn quá lõng lẻo. Nhưng dù sao tính hợp tác cũng đã bắt đầu xuất hiện trong
hành vi của trẻ.
Hành vi mang tính chất chủ quan ngây thơ. Ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo bé đã phát
triển đến trình độ có thể phát triển như một phương tiện giao tiếp chủ yếu, kéo theo là sự
phát triển của quá trình của các quá trình tâm lý, đặc biệt là tư duy, làm cho tâm lý của trẻ
trở nên có ý thức rõ rệt. Đó là một đặc điểm khiến tâm lý con người khác hẳn về chất so với
tâm lý của động vật. Nếu trước đây người ta thường ví trình độ tư duy của đứa trẻ lên 3 tuổi
là bằng trình độ tư duy của con khỉ, vì chúng đều là kiểu tư duy trực quan – hành động
(hay tư duy bằng tay) thì giờ đây nhờ sự hỗ trợ của ngôn ngữ, bên cạnh kiểu tư duy trực
quan – hình tượng, biết nghĩ thầm trong óc. Có nghĩa là đứa trẻ đã chuyển được tư duy từ
bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong. Nhờ đó trẻ đã có thể suy luận, phán đoán về
những hình tượng xung quanh. Tuy vậy, hiện tượng tự kỉ trung tâm (ego centrisme) vẫn còn

thể hiện rõ nét trong hành vi, nên trẻ thường giải thích hiện tượng xảy ra xung quanh theo
cách nghĩ của mình, như vì ông trời đái dầm nên có mưa hay vì ông trời đi ngủ nên có
đêm… trẻ thường lấy ý nghĩ của mình để giải thích sự vật xung quanh mà chưa phân biệt
được đâu là chủ quan (ý nghĩ, tình cảm, nhu cầu… của bản thân), đâu là khách quan (những
sự vật bên ngoài và những người xung quanh). Điều này dẫn tới hành vi của trẻ mang tình
chủ quan ngây thơ, chẳng hạn trẻ đòi lấy kính của ông đeo để đọc sách vì tưởng rằng muốn
đọc được chữ thì phải đeo kính hay đòi thả mèo xuống nước để xem nó bơi vì nghĩ rằng vịt
bơi được thì mèo cũng bơi được.
Hành vi bắt đầu có động cơ. Dưới 3 tuổi hành vi của trẻ tuy đã bắt đầu bị ý thức chi
phối, nhưng chủ yếu vẫn là hành vi bột phát, do kích thích trực tiếp bên ngoài hay do nhu
cầu của các cơ quan nội tạng bên trong và không kiềm chế được. Vào tuổi mẫu giáo bé,
hành vi bột phát vẫn còn nhiều, nhưng bên cạnh đó, nhiều hành vi của trẻ đã bắt đầu xuất
hiện động cơ, trẻ đã có thể hiểu được nguyên cớ nãy sinh hành vi. Chẳng hạn khi được hỏi
tại sao đánh bạn? trẻ trả lời vì bạn giằng đồ với cháu. Tại sao phải rữa tay? Vì tay sạch sẽ
được cô khen… Tuy vậy, động cơ trong hành vi vẫn chưa rõ nét, chưa ổn định, do đó hành
vi của trẻ còn thiếu nhất quán: vừa cho bạn đồ chơi, chỉ một lát sau là đòi lại ngay; vừa mới
vâng lời cô giáo không vứt giấy kẹo ra sân thì liền ngay sau đó lại vứt bừa bãi đồ chơi ra
khắp lớp; vừa mới ôm hôn mẹ thắm thiết thì liền sau đó đánh mẹ vì giận dỗi… nghĩa là trẻ
ngoan đấy rồi lại hư đấy. Thái độ thay đổi như vậy là một nét phổ biến trong hành vi của trẻ
ở độ tuổi này. Vì vậy việc khen ngợi và cũng cố những hành vi tốt là một phương pháp hữu
hiệu giúp cho những động cơ đúng của trẻ trở nên rõ nét và bền vững hơn.
22


So với hành vi của trẻ dưới 3 tuổi thì hành vi của trẻ mẫu giáo bé có một bước tiến bộ
đáng kể chứng tỏ ý thức và tự ý thức được phát triển lên một trình độ mới, trẻ đã bước vào
giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách. Vì thế tính nhân cách là một nét mới
trong hành vi của trẻ, nói cách khác, hành vi mang tính nhân cách là một kiểu hành vi mới
xuất hiện ở trẻ mẫu giáo bé, nó sẽ tiếp tục phát triển trong suốt lứa tuổi mẫu giáo cùng với
sự hình thành nhân cách của trẻ trong giai đoạn đầu của đời người.

2.4.2. Đặc điểm hành vi văn hóa của trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi)
Đây là chặng giữa của lứa tuổi mẫu giáo, là giai đoạn biểu hiện tập trung nhất những
đặc điểm của trẻ mẫu giáo trong hành vi. Những đặc điểm xuất hiện trong hành vi của trẻ
mẫu giáo bé nay được tiếp tục phát triển, đồng thời lại nãy sinh những nét mới, đặc trưng
cho hành vi của trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ.
- Tính mô phỏng trong hành vi phát triển mạnh. Nếu trò chơi đóng vai theo chủ đề ở
độ tuổi mẫu giáo bé mới bắt đầu, còn ở dạng sơ khai (inition) thì ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ nó
đã trở thành dạng chính thức (officiel). Việc đóng vai của trẻ đã trở nên sâu sắc hơn, giống
hơn và phong phú hơn. Những sự kiện trong đời sống xã hội được trẻ phản ánh vào trò chơi
một cách nhạy bén, những sinh hoạt của người lớn cũng được mô phỏng lại rất sinh động
chẳng khác mấy cuộc sống thực, nào lái xe taxi, nào đi du lịch, nào mua bán nơi siêu thị,
nào làm MC (người dẫn chương trình trong các cuộc biểu diễn, vui chơi, gặp mặt…). Sự
mô phỏng của trẻ đã lên đến trình độ đáng để cho người lớn phải ngạc nhiên về sự giống
với hiện thực. Thực chất đây chẳng qua là một sự bắt chước người lớn, nhưng khác với sự
bắt chước của trẻ lên hai – bắt chước trực tiếp (theo cách gọi của J. Piaget), tức là bắt chước
một cách máy móc, không có ý thức. Còn sự bắt chước của trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi)
khi tham gia vào trò chơi lại được thể hiện ở việc đóng vai, tức là ướm mình vào những
nhân vật trong xã hội được trẻ quan tâm và thực hiện chức năng xã hội của họ, nhưng lại
theo cách nghĩ, cách làm của trẻ và mang tính chất tượng trưng. Đó là sự bắt chước gián
tiếp (cũng theo cách gọi của J. Piaget). Nhờ tính mô phỏng của trẻ đã phát triển đến mức độ
cao mà xã hội người lớn được thể hiện lên trong trò chơi trẻ em một cách chân thực khiến
ta dễ nhận ra hành vi của trẻ là sự phản chiếu hành vi của người lớn. Từ hành vi của trẻ
trong trò chơi sẽ chuyển thành hành vi trong cuộc sống thực, bởi qua chơi mà trẻ học làm
người.
- Tính hợp tác trở thành một nhu cầu bức thiết. Trò chơi đối với trẻ, nhất là trò chơi
đóng vai theo chủ đề là nguyên cớ để tập hợp trẻ thành nhóm và một “xã hội trẻ em” được
hình thành rõ rệt. Trong xã hội đó mỗi đứa trẻ đều có một vị trí của mình. Vị trí đó nằm ở
các mối quan hệ để thực hiện việc hợp tác với nhau trong nhiều “công việc”. Trong quan hệ
thực – quan hệ giữa những đứa trẻ có thực – tính hợp tác thể hiện ở chỗ chúng rủ nhau cùng
chơi, cùng bàn bạc để thỏa thuận với nhau về việc chọn trò chơi, chọn cách chơi, phân vai

cho nhau… Trong quan hệ chơi – quan hệ giữa các vai chơi – tính hợp tác thể hiện ở những
23


động tác qua lại của những người lớn mà chúng nhập vào vai trò của họ giống như tính hợp
tác vốn có trong xã hội loài người. Thật khó hình dung nổi khi chơi trẻ lại không hợp tác
với nhau, trái lại tính hợp tác lúc này trở nên rộng rải và chặt chẽ hơn trước nhiều. Như
trong thực tế, trong trò chơi cũng diễn ra nhiều quan hệ hợp tác; mẹ và con cùng nấu bữa
cơm cho gia đình; người mua phải hợp tác với người bán hàng; khách du lịch phải hợp tác
với người hướng dẫn; bác sĩ phải hợp tác với người bán thuốc để chữa bệnh cho người
ốm… Nếu không hợp tác thì còn gì là xã hội, còn gì là trò chơi! Và như vậy tình hợp tác đã
biến thành một nhu cầu bức thiết của trẻ, nó không thể chịu nỗi khi phải chơi một mình.
Cao hơn thế nữa, tính hợp tác giữa bạn bè cùng chơi còn biểu hiện như tình cảm gắn bó
giữa trẻ với nhau. Tuy nhiên sự hợp tác đó cũng có lúc tan vỡ do bất đồng ý kiến và trò
chơi cũng bị tan rã theo, thậm chí trẻ còn chửi bới, đánh đập nhau. Nhưng đó chỉ là tạm
thời, còn về cơ bản tính hợp tác vẫn là sợi dây nối kết trẻ mẫu giáo lại với nhau trong các
trò chơi và do đó cả trong cuộc sống thực.
- Hình thành hệ thống thứ bậc các động cơ. Nếu ở độ tuổi mẫu giáo bé động cơ hành
vi của trẻ còn mờ nhạt, chưa ổn định và còn tản mạn; thì đến độ tuổi mẫu giáo nhỡ các
động cơ trước đây đều được phát triển cùng với việc xuất hiện những động cơ mới mang
nhiều nội dung khác nhau. Điều cần lưu ý là trong độ tuổi này trẻ đã bắt đầu hình thành
quan hệ phụ thuộc theo thứ bậc các động cơ, được gọi là hệ thống thứ bậc động cơ. Đó là
một cấu tạo tâm lý mới trong sự phát triển nhân cách của trẻ tạo cho hành vi của trẻ có một
chất lượng mới.
Trong hệ thống thứ bậc này, các động cơ được sắp xếp theo ý nghĩa quan trọng của
mỗi động cơ đối với bản thân đứa trẻ. Chẳng hạn, trong việc làm trực nhật ở lớp, không
phải chỉ có một động cơ thúc đẩy mà thường có nhiều động cơ như: có thể là vì trẻ thích
chính công việc trực nhật, có thể trẻ nghĩ rằng làm trực nhật để được cô khen hoặc có thể là
để giúp bác cấp dưỡng… Những động cơ này thường không tồn tại ngang nhau, tùy theo
mỗi đứa trẻ mà động cơ nào sẽ được nỗi lên hàng đầu, chiếm vị trí ưu thế. Ở cháu A thì do

chính công việc trực nhật làm cháu thích, vì được dọn bát đĩa, bê thức ăn, đeo yếm giống
như bác cấp dưỡng; ở cháu B thì do sự đồng cảm với những khó nhọc của bác cấp dưỡng; ở
cháu C thì lại do ý muốn cho mình được chọn bát đẹp, chỗ ngồi theo ý thích lại được điều
khiển các bạn, nổi lên hàng đâu. Tất cả những động cơ này đều có thể có và ở mỗi cháu đều
có một hệ thống thứ bậc các động cơ thúc đẩy hành vi. Sự khác nhau giữa các cháu là ở chỗ
trong hệ thống thứ bậc ấy động cơ nào nỗi lên hàng đầu, chiếm ưu thế, do đó nó là động cơ
chủ đạo cho hành vi. Điều đó phụ thuộc vào sự giáo dục của người lớn và cuộc sống bên
ngoài mà trẻ tiếp xúc… Hệ thống thứ bậc các động cơ ở độ tuối này được khiến cho toàn bộ
hành vi của trẻ nhằm theo một xu hướng nhất định, do đó dễ xác định. Nếu động cơ là quan
tâm đến người khác, muốn đem lại lợi ích cho họ thì trong đại đa số trường hợp trẻ sẽ thực
hiện hành vi mang tính đạo đức tốt đẹp. Ngược lại nến động cơ nhằm thỏa mãn quyền lợi
24


riêng tư chiếm ưu thế thì trong nhiều trường hợp trẻ sẽ hành động nhằm tìm kiếm lợi ích cá
nhân. Tất nhiên những động cơ đó được biểu hiện dưới nhiều hình thức “ngây thơ” và rất
dễ thay đổi. Chúng ta không ngạc nhiên khi nghe một cháu bé 4 – 5 tuổi nói rằng: “lúc nào
cháu lớn lên sẽ làm bác sĩ thú ý để chữa bệnh cho gà và mèo”, nhưng chỉ vài phút sau ngồi
vào đàn đánh chơi thì cháu lại tuyên bố: “khi nào cháu lớn lên cháu sẽ làm nhạc sĩ để sáng
tác bài hát giống ông”/
Có thể nhận thấy rằng trong hệ thống thứ bậc các động cơ được hình thành ở trẻ mẫu
gião nhỡ đã xuất hiện rõ nét động cơ xã hội hay động cơ đạo đức, trẻ muốn làm một việc gì
đó để mang lại niềm vui cho mọi người. Trong thời kí này trẻ đã hiểu rằng hành vi của
chúng có thể mang lại lợi ích cho người khác và chúng bắt đầu làm những việc đó theo
cách riêng của mình.
Sự hình thành động cơ xã hội ở trẻ mẫu giáo nhỡ, đánh dấu một bước trưởng thành
so với trẻ mẫu giáo bé. Khi người ta hỏi trẻ mẫu giáo bé tại sao chúng làm trực nhật thì
thường trẻ không trả lời hoặc chỉ trả lời như: “tại cô bảo”. Nhưng trẻ mẫu giáo nhỡ thì có
thể trả lời: “cháu cần phải giúp đỡ bác cấp dưỡng cho bác ấy đỡ mệt” hoặc “cháu phải dọn
cơm cho các bạn ăn kẻo các bạn đói rồi”. Trong thực tế nhiều trẻ mẫu giáo nhỡ biết thực

hiện một cách có ý thức những hành vi mang nội dung đạo đức tốt đẹp, như đỡ em bé ngã
dậy, nhường đồ chơi, bánh kẹo cho bạn bè, nhổ tóc sâu cho bà, bưng nước mời ông, nhặt
rau giúp mẹ, quét nhà cho sạch… Kết quả những việc làm đó nhiều khi chẳng được bao
nhiêu nhưng ý nghĩa đạo đức lại rất lớn.
Trong động cơ hành vi của trẻ mẫu giáo nhỡ còn có thêm yếu tố thi đua, thi đua giữa
mình với các bạn, giữa tổ mình với tổ khác. Yếu tố thi đua kích thích trẻ hoạt động một
cách tích cực. Những lời cổ vũ như “Ai làm nhanh hơn!”, “ Tổ nào về đích trước!”, “cố
lên!”… đối với trẻ có một sức động viên lớn, thôi thúc trẻ thực hiện công việc tốt hơn bình
thường.
- Tính thẩm mĩ giúp hành vi của trẻ mang tính văn hóa rõ rệt. Tuổi mẫu giáo, nhất là
mẫu giáo nhỡ là thời kì phát triển mạnh những xúc cảm thẩm mĩ, trẻ dễ rung động với
những cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Có thể coi đây là thời
kì phát cảm của những xúc cảm thẩm mĩ, tức là những xúc cảm tích cực được nảy sinh khi
tiếp xúc với “cái đẹp” khiến trẻ thấy dễ chịu và gắn bó thiết tha với con người và cảnh vật
xung quanh, kích thích các cháu làm những điều tốt lành mang lại niềm vui cho mọi người.
Quan sát trong cuộc sống hàng ngày chúng ta có thể dễ nhận thấy trẻ rất dễ sung sướng
ngỡ ngàng trước vẽ đẹp tưởng chừng như rất đơn giản, như khi trông thấy một bông hoa
tươi thắm, một cánh bướm sặc sở, nghe một khúc nhạc hay hoặc một câu thơ vần
điệu…những điều đó dễ gây nên rung động mạnh mẽ trong lòng đứa trẻ khiến chúng dễ
cảm nhận vẽ đẹp xung quanh, trong cuộc sống và trong hành vi của con người qua lời ăn
tiếng nói, dáng điệu cử chỉ khi giao tiếp giữa người với người.
25


×