Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

QUY TRINH SAN XUAT CAY TOI TA (allium sativum l ) THEO GAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.21 KB, 5 trang )

Cây tỏi ta
(Allium sativum L.)
Tỏi là một trong ba loại sản phẩm (cùng với ớt và hạt tiêu) giữ vai trò chính trong mặt hàng gia
vị xuất khẩu của Việt Nam. Trong những năm vừa qua đã xuất khẩu tới hơn 2000 tấn/năm. Tuy
nhiên chất lượng sản phẩm còn chưa cao. Nhưng có thể khắc phục được bằng khâu giống và
biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý.
I. Nguồn gốc, đặc tính sinh học và giá trị dinh dưỡng
1.1. Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng
Xuất xứ của hành tỏi nói chung là ở các nước thuộc Trung á. Các dạng hoang dại hiện còn tìm
thấy ở Apganixtan, Iran..., nơi có nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp, biên độ nhiệt độ ngày đêm
và giữa các mùa chênh nhau rõ rệt.
- Tỏi là chất kháng sinh và sát khuẩn nói chung. Hơi tỏi có tác dụng tiêu diệt các vi trùng nguy
hiểm. Trong trường hợp cảm lạnh, hen phế quản và ho gà, người ta xoa ngực với tỏi giã nát.
Dùng một tép tỏi tươi xoa ngoài da trị chàm, nấm tóc và mụn cóc mà những phương pháp trị
không lành. Ta thường dùng cồn tỏi để nhỏ mũi hoặc cho ngửi tỏi cũng để trị lành các bệnh
cúm, viêm họng, sổ mũi lúc mới khởi phát. Cũng dùng tốt đối với các bệnh ho gà, viêm phổi,
viêm tai, viêm niêm mạc mắt.
- Tỏi điều hòa hệ sinh vật của ruột. Tỏi ngăn cản sự phát triển của một số vi khuẩn nguy hiểm
trong ống tiêu hóa. Được sử dụng trong các trường hợp ỉa chảy, lỵ, co cứng dạ dày, khó tiêu,
trướng bụng... nói chung những bệnh nhiễm trùng đường ruột, viêm kết tràng. Nó điều hòa sự
tiêu hóa và sự hoạt động của ruột.
- Tỏi là thuốc trị giun đặc biệt, có tác dụng đối với tất cả các loại giun kể cả giun đũa, nhất là
đối với giun kim
- Tỏi là chất kích thích cơ thể và điều hòa các chức năng chủ yếu như rối loạn gan (bệnh vàng
da) và các tuyến nội tiết, thống phong, đau dây thần kinh hông, chóng mặt, ù tai, cơn nóng
thình lình...
- Tỏi là thuốc chữa bệnh đái đường, nó điều hòa hàm lượng glucose trong máu. Dùng tốt cho
những người bị bệnh béo phì.


- Tỏi là chất phòng ngừa trạng thái ung thư, nhất là những trạng thái ung thư của ống tiêu hóa,


khi có sự báo hiệu của táo bón mà tỏi đóng vai trò tự chống độc, ở đó nó kích thích sự tiết dịch
của dạ dày đồng thời làm mạnh ruột.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã ghép vào thú vật những tế bào ung thư đã được ngâm trong
cao tỏi với những số lượng tăng dần và nhận thấy ngay cả những liều thật mạnh cũng không tao
nên u.
- Tỏi còn là người bạn của sự tuần hoàn. Không những nó hạ huyết áp mà nó còn làm mềm các
mạch máu (chống xơ cứng động mạch), nó điều hòa tỷ lệ cholesterol, nó tăng cường sự làm
việc của các hồng cầu vận chuyển ôxy, nó cản trở sự đầu độc nicotin và các chất ô nhiễm khác.
Những người mắc bệnh cao huyết áp và xơ vữa động mạch nên ăn mỗi ngày 2- 3 tép để làm giãn
các mạch máu và tránh được chứng nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ. Kinh nghiệm lâu đời của nhân
dân ta hòa tỏi với rượu (1 phần tỏi/5 phần rượu 600) uống 2- 3 lần trong ngày, mỗi lần 25- 30 giọt
để chữa cao huyết áp.
Tỏi cũng rất cần đối với những người làm việc ở một chỗ, ít đi lại, nhất là đối với những người
hoạt động trí óc vì nó kích thích não, tim và các tuyến sinh dục.
1.2. Yêu cầu ngoại cảnh
Tỏi ưa nhiệt độ mát và là cây chịu lạnh. Nhiệt độ cần thiết để cây sinh trưởng, phát triển
khoảng 18- 20oC, còn để tạo củ cần 20- 22oC.
Tỏi thuộc loại cây ưa ánh sáng ngày dài. Số giờ nắng 12- 13 giờ/ngày kích thích cây hình thành
củ sớm. Đối với các giống có nguồn gốc phía nam Trung Quốc, ánh sáng ngày ngắn hoặc trung
bình thích hợp hơn cho cây củ hoặc để giống.
Độ ẩm đất tùy giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây, cần ở mức 70- 80% cho phát triển thân
lá, 60% cho củ lớn. Thiếu nước, cây phát triển kém, củ nhỏ. Ngược lại, nếu thừa nước cây dễ
phát sinh các bệnh thối ướt, thối nhũn, ảnh hưởng tới quá trình bảo quản củ.
Đất trồng tỏi phải là đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn. Độ pH thích hợp 6- 6,5.
II. Biện pháp kỹ thuật
2.1. Giống tỏi
Các giống tỏi địa phương có tỏi gié, tỏi trâu, trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Các tỉnh


duyên hải miền Trung thường trồng các giống tỏi nhập nội củ to nên còn gọi là tỏi tây (nhóm

Allium porrum L.)
ở các vùng tỏi chuyên canh như Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang...nông dân
thường trồng hai giống tỏi là tỏi trắng và tỏi tía.
- Tỏi trắng có đặc điểm lá xanh đậm, to bản, củ to. Đường kính củ đạt 4- 4,5cm. Khi thu hoạch
vỏ lụa củ màu trắng. Giống tỏi này khả năng bảo quản kém, hay bị óp.
- Tỏi tía lá dày cứng, màu lá xanh nhạt. Củ chắc và cay hơn tỏi trắng. Dọc thân gần củ có màu
tía. Khi thu hoạch có màu trắng ngà. Mỗi củ có 10- 11 nhánh. Đường kính củ 3.5- 4cm. Giống
này có hương vị đặc biệt nên được trồng nhiều hơn tỏi trắng.
Năng suất của hai giống tỏi trên trung bình đạt 5- 8 tấn củ khô/ha (180- 280kg/sào Bắc bộ).
2.2. Thời vụ:
- ở vùng đồng bằng sông Hồng, tỏi nằm trong công thức luân canh giữa 2 vụ lúa (mùa sớm và
xuân) nên thời vụ thích hợp trồng là 25/9- 5/10, thu hoạch 30/1- 5/2 vẫn đảm bảo đủ thời gian
sinh trưởng và không ảnh hưởng đến thời vụ của lúa. Tuy nhiên vì không có thời gian cho đất
nghỉ nên việc làm đất phải tính toán kỹ, từ việc chọn ruộng trồng đến việc chủ động chế độ
nước cho lúa mùa. Nếu để tỏi giống với thời gian sinh trưởng trên 140 ngày, tỏi phải trồng đất
bãi ven sông, không cấy lúa xuân.
- ở khu vực miền Trung, tỏi trồng vào tháng 9- 10, thu hoạch củ vào tháng 1- 2.
2.3. Làm đất, bón phân, trồng củ
Đất trồng tỏi chọn chân vàm cao, dễ thoát nước. Sau khi gặt xong lúa mùa sớm, làm đất kỹ và
lên luống ngay để tránh gặp mưa muộn. Luống rộng 1,2- 1,5m, rãnh rộng 0,3m. Sau khi lên
luống, rạch hàng bón phân. Mỗi luống trồng 5- 6 hàng, khoảng cách hàng 20cm.
Liều lượng và cách bón phân cho 1ha như sau:
Tổng
Loại phân

lượng
phân bón
(kg /ha)

Phân chuồng

hoai mục

20.000

Bón lót

Bón thúc (%)
Lần Lần

(%)

1

2

100

-

-

Lần 3

-


N

140 - 150


30

10

30

30

P2O5

90

100

-

-

-

K2O

100 - 120

30

10

30


30

Đất chua cần bón thêm vôi bột. Khối lượng vôi tùy thuộc theo độ chua của đất, thông thường
bón 300 kg vôi bột/ha.
Tỏi giống chọn những nhánh từ củ chắc, trọng lượng củ từ 12- 15g, có 10- 12 nhánh. Mỗi hecta
cần 1 tấn tỏi giống. Khoảng cách trồng mỗi nhánh từ 8- 10cm, ấn sâu xuống đất 2/3 nhánh tỏi,
phủ đất nhỏ lên trên. Sau khi trồng dùng rơm rạ băm nhỏ phủ một lớp dày 5cm để giữ ẩm và
hạn chế cỏ mọc.
2.4. Chăm sóc:
Tưới nước đều đến khi cây mọc và khi có 3- 4 lá thật thì tưới nước vào rãnh, để nước thấm lên
dần.
Cả thời gian sinh trưởng tưới 3 lần. Trước mỗi lần tưới rãnh nên kết hợp bón thúc phân hóa
học.
2.5. Phòng trừ sâu bệnh:
Cây tỏi thường bị các bệnh sau đây:
- Bệnh sương mai (Peronospora destructor Unger.). Xuất hiện vào cuối tháng 11 dương lịch,
khi có nhiệt độ thấp và ẩm độ không khí cao. Phòng bệnh tốt nhất là trước khi bệnh xuất hiện
phun định kỳ dung dịch Boocđô 1% (1kg phèn xanh + 1kg vôi cục + 100lít nước lã), hoặc các
thuốc trừ nấm ghi ở phần phụ lục.
- Ngoài ra, những ngày có sương nên tưới rửa sương cho cây hoặc rắc tro bếp cũng là biện
pháp tốt.
- Bệnh than đen (Urosystis cepula Prost.). Bệnh xuất hiện trên củ khi củ sắp thu hoạch và cả
trong thời kỳ bảo quản. Cách ly những củ bị bệnh.
2.6. Thu hoạch, để giống:
Củ thương phẩm thu hoạch sau khi trồng 125- 130 ngày lúc lá đã già gần khô. Nhổ củ, giũ sạch
đất bó thành từng chùm, treo trên dây ở chỗ thoáng để bảo quản. Nếu có nhiều để vào kho, trên
giàn nhiều tầng.


Củ giống phải có thời gian sinh trưởng trên 140 ngày. Chọn những củ đường kính 3,5- 4cm, có

10- 12 nhánh, không bị bệnh để riêng, bó thành bó nhỏ treo nơi thoáng mát hoặc trên gác bếp.



×