Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

GDCD MÃ ĐỀ 03- Ôn THPT Quốc gia 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.13 KB, 5 trang )

HÀNH TRÌNH 80 NGÀY ĐỒNG HÀNH CÙNG 99ER
BIÊN TẬP: KỸ SƯ HƯ HỎNG

Họ và tên thí sinh: .........................................................
Số Báo Danh: ................................................................

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Thời gian làm bài: 50 phút

ĐỀ SỐ 3/80

Câu 1. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật được thể hiện là
A. khuôn mẫu chung.
C. phong tục, tập quán.
B. chuẩn mực đạo đức
D. ràng buộc, chặt chẽ.
Câu 2. Bản chất xã hội của pháp luật được thể hiện ở
A. pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
B. pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của xã hội.
C. pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
D. pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện.
Câu 3. Hình thức thực hiện pháp luật nào mà chủ thể dưới đây khác với các chủ thể còn lại?
A. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 4. Cảnh sát giao thông xử phạt chị H đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Việc làm của cảnh sát giao
thông đã sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.


B. Thi hành pháp luật
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 5. Trong hợp đồng mua bán nhà của anh A ký kết với anh B đến ngày bàn giao nhà nhưng anh A
không bàn giao cho anh B. Hành vi này của anh A là hành vi vi phạm
A. hình sự.
B. dân sự
C. hành chính
D. Kỷ luật
Câu 6. Công dân A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy. Việc làm của công dân
A đã
A. sử dụng pháp luật.
C. không tuân thủ pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 7. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu là
A. đều có quyền ngang nhau.
B. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
C. đều có quyền và nghĩa vụ bằng nhau.
D. đều bình đẳng về quyền và là nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Câu 8. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.
Thể hiện ở công dân bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lý.
C. trách nhiệm chính trị.
B. trách nhiệm đạo đức.
D. trách nhiệm xã hội.
Câu 9. Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong những quan hệ nào dưới đây?
A. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
B. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ vợ chồng và quan hệ nội ngoại.

Câu 10. Pháp luật thừa nhận vợ chồng có quyền có tài riêng trong những trường hợp nào dưới đây?
A. Tài sản có trước khi kết hôn.
C. Tài sản được trao tặng sau khi kết hôn.
1


B. Tài sản có sau khi kết hôn.
D. Tài sản được thừa kế sau khi kết hôn.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình?
A. Đùm bọc nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.
B. Không biệt đối xử giữa các anh, chị, em.
C. Yêu quý, kính trọng, nuôi dưỡng cha mẹ.
D. Sống mẫu mực và noi gương tốt cho con.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây thể hiện công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động?
A. Tự do sử dụng sức lao động của mình.
B. Tự do sử dụng thời gian của mình.
C. Tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp.
D. Có cơ hội như nhau trong mọi mối quan hệ.
Câu 13. Nội dung nào dưới đây là không đúng về quyền bình đẳng trong kinh doanh của công dân?
A. Được lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh.
B. Được lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
C. Thực hiện quyền và nghĩa vụ kinh doanh.
D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh danh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.
Câu 14. Chị H cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây khi giao kết hợp đồng lao động?
A. Tích cực, tận tâm, tự quyết.
C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B. Tự giác, chủ động, trách nhiệm.
D. Tiến bộ, dân chủ, kỷ cương.
Câu 15. Quyền bình dửng giữa các dân tộc trong một quốc gia được hiểu là
A. không phân biệt về kinh tế.

C. không phân biệt về tiếng nói chữ viết.
B. Không phân biệt về chính trị.
D. không phân biệt đã số hay thiểu số.
Câu 16. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
A. Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về đạo đức.
B. Các dân tộc ở Việt nam đều bình đẳng về chính trị.
C. Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về đời sống vật chất.
D. Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về đời sống tinh thần.
Câu 17. Nội dung nào dưới đây thể hiện các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về chính trị?
A. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
B. Quyền khiếu nại, tố cáo.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền tự do thông tin.
Câu 18. Nội dung nào dưới đây thể hiện việc khám chỗ ở đúng quy định của pháp luật?
A. Không có lệnh của những người có thẩm quyền.
B. Khẳng định có tội phạm ở đó.
C. Nghị ngờ có tội phạm ở đó.
D. Có lệnh của người có thẩm quyền và thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật.
Câu 19. Do nghi ngờ anh H lấy trộm xe đạp, anh B tự ý vào nhà anh H khám xét. Hành vi này xâm phạm
đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. Quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện tín của công dân.
C. Quyền sở hữu tài sản của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.
Câu 20. Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của
công dân?
A. Tự ý bóc mở thư của người khác.
B. Bắt giữ người không có lý do.
Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất


Trang 2


C. Vu khống, bịa đặt người khác.
D. Tự tiện vào chỗ ở của người khác.
Câu 21. Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 22. Hành vi nào dưới đây xâm phạm đến sức khỏe của công dân?
A. Tự ý giam giữ người.
C. Đánh người gây thương tích
B. Tự ý vào chỗ ở của người khác.
D. Đặt điều, xúc phạm người khác.
Câu 23. Hành vi nào dưới đây xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Làm chế người.
Câu 24. Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật
về thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Người có thẩm quyền thì được phép kiểm tra thư để phục vụ điều tra.
B. Thư của người thân thì được phép mở ra đọc.
C. Thư nhặt được thì được phép xem.
D. Đã là vợ chồng thì được tự ý xem thư của nhau.
Câu 25. H và D cùng yêu Q. Nhưng Q chỉ yêu D mà không để ý đến H. H đã giằng xé, đánh đập D trọng
thương phải vào viện. Trong trường hợp này H nên chọn cách ứng xử nào phù hợp với quy định của pháp
luật?
A. Chửi mắng, xúc phạm D thậm tệ.

C. Nhường nhịn, vị tha, bao dung, rút lui.
B. Chửi rủa, đặt điều xấu.
D. Tìm cách trả thù D.
Câu 26. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Dân chủ, bình đẳng, trực tiếp.
B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
C. Dân chủ, tự do, tự nguyện.
D. Trực tiếp, thẳng thắn, tự do.
Câu 27. Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của pháp luật?
A. Đang chấp hành hình phạt tù.
C. Đang đi công tác ở hải đảo.
B. Đang điều trị ở bệnh viện.
D. Đang nghi ngờ vi phạm pháp luật.
Câu 28. Theo quy định của pháp luật, người có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là
A. những công dân đủ 21 tuổi trở lên.
B. những cán bộ công chức nhà nước.
C. những công dân đủ 18 tuổi trở lên.
D. những người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Câu 29. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi nhà nước trưng cầu ý dân, công dân A đã thực
hiện quyền dân chủ nào?
A. Quyền ứng cử
B. Quyền kiểm tra, giám sát.
C. Quyền dân chủ.
D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Câu 30. Để nhân dân thực thi hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp, nhà nước ghi nhận các quyền
dân chủ của công dân bằng hình thức nào dưới đây?
A. Hiến pháp và luật.
C. Quy tắc.
Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất


Trang 3


B. Quy định.
D. Chỉ thị, Nghị quyết.
Câu 31. Khi phát hiện ra người lạ đột nhập vào nhà hàng xóm. M đã báo cáo ngay cho cơ quan công an.
Việc làm của M đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tố cáo.
D. Quyền sở hữu.
Câu 32. Nội dung nào dưới đây là đúng về tự ứng cử Đại biểu Quốc hội và Hội động nhân dân các cấp?
A. Mọi công dân Việt Nam.
B. Mọi công dân đủ 20 tuổi trở lên.
C. Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên.
D. Mọi công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực, tín nhiệm với cử tri.
Câu 33. Quyền được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện thuộc nhóm quyền
nào dưới đây?
A. Quyền sáng tạo.
C. Quyền được học tập.
B. Quyền phát triển.
D. Quyền sở hữu.
Câu 34. Quyền được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi để đưa ra các phát minh, sáng chế thuộc
nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền sáng tạo.
C. Quyền phát triển.
B. Quyền nhân thân.
D. Quyền được hưởng đời sống tinh thần.
Câu 35. Bạn N muốn học ngành y để sau này trở thành Bác sĩ. Bạn N đã thực hiện
A. quyền học không hạn chế

C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
B. quyền học bất cứ ngành nghề nào.
D. quyền học từ thấp đến cao.
Câu 36. Anh T 25 tuổi, hiện nay buổi tối anh đang tham gia khóa học tại chức của trường Đại học kinh tế
quốc dân. Anh T đã thực hiện
A. quyền học bất cứ ngành nghề nào.
B. quyền học không hạn chế.
C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. mọi công dân đều bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 37. Quan điểm nào dưới đây không đúng khi nói về quyền học tập của công dân?
A. Quyền học tập khi có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
B. Công bằng xã hội trong giáo dục.
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
Câu 38. Quyền tự do kinh doanh của công dân dưới đây được hiểu?
A. Công dân được tự do tuyết đối trong kinh doanh.
B. Công dân có quyền thành lập doanh nghiệp.
C. Không phân biệt độ tuổi, vị trí công tác đều có quyền thành lập doanh nghiệp.
D. Khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền hoạt động kinh doanh.
Câu 39. Công dân cần có nghĩa vụ nào dưới đây khi thực hiện các hoạt động kinh doanh?
A. Bảo vệ môi trường.
C. Bảo vệ tài sản của công dân.
B. Bảo vệ uy tín thương hiệu.
D. Cải tiến kỹ thuật trong sản xuất.
Câu 40. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm
A. của cán bộ, công chức nhà nước.
B. của các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
C. của nhà nước và mọi công dân.
D. của các tổ chức chính trị, xã hội.
------------ Hết------------


Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 4


ĐÁP ÁN MÔN GDCD – ĐỀ 03
1
A
11
A
21
B
31
B

2
D
12
C
22
C
32
D

3
A
13
B
23

D
33
B

4
D
14
C
24
A
34
A

5
B
15
D
25
C
35
B

6
B
16
B
26
B
36
C


7
D
17
A
27
A
37
A

8
A
18
D
28
C
38
D

9
C
19
A
29
D
39
A

10
A

20
C
30
A
40
C

HÀNH TRÌNH 80 NGÀY ĐỒNG HÀNH CÙNG 99ER
LÀ KHÓA CUNG CẤP ĐỀ THI
DÀNH RIÊNG CHO THÀNH VIÊN KỸ SƯ HƯ HỎNG
Đề thi được kiểm duyệt bởi sở GD&ĐT các Tỉnh trên cả nước
Cập nhật mới nhất - đầy đủ đáp án - bám sát nội dung thi 2017
Bao gồm các môn Toán Lí Hóa Sinh Văn Anh Sử Địa GDCD
Đăng kí thành viên tại Facebook.com/kysuhuhong
Ngoài khóa cung cấp đề thi, thành viên khi đăng kí sẽ được nhận tất cả tài liệu từ trước đến nay của
KỸ SƯ HƯ HỎNG mà không tốn thêm bất kì chi phí nào

Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 5



×