Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Giáo án lớp chồi tuần 25 chủ đề tết và mùa xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.07 KB, 31 trang )

GIÁO ÁN LỚP CHỒI
CHỦ ĐỀ: CHỦ ĐỀ THỰC VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TẾT VÀ NGÀY XUÂN

MỤC TIÊU

NỘI DUNG GIÁO DỤC

MẠNG HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC
1. LVPTTC
CS11: Đi thăng bằng - Thường xuyên đi trên ghế giữ được - Đi trên ghế băng đầu
được trên ghế thể dục

thăng bằng hết chiều dài của ghế

đội túi cát
+ TC: Kéo co

CS6: Tô màu kín

- Thường xuyên cầm bút đúng bằng ngón - Vẽ, tô màu các loại

không chờm ra ngoài

trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.

cây, lá, hoa

đường viền các hình



- Tự tô màu đều không chờm ra ngoài

- Tô nét và tô màu chữ

vẽ.

- Vẽ và tô màu các bài tạo hình, tập tô

cái, chữ số

chữ cái và chữ số trong chủ đề TGTV.
CS 19: Kể được tên 1 - Nói được tên thức ăn cần có trong bữa - Hoạt động ăn trưa
số loại thức ăn cần có ăn hàng ngày của trẻ
trong bữa ăn

- Hoạt động góc phân

- Biết được thức ăn đó được chế biến từ vai: trò chơi nấu ăn
loại thực phầm nào? thực phẩm đó thuộc
nhóm nào?

CS 20: Biết và không - Tự nhận ra thức ăn nước uống có mùi - Hoạt động có chủ
ăn uống 1 số thức có ôi thiu, bẩn, có màu lạ không ăn(thức ăn
hại cho sức khỏe

đích

có mùi chua, thiu, tanh, nước canh màu - Hoạt động góc
xanh đen)


- Hoạt động ngoài trời

- Không uống nước lã, bia rượu

- Giờ ăn trưa

CS 23: Không chơi ở

- Phân biệt được nơi bẩn, nơi sạch.

- Nhận biết một số nguy

những nơi mất vệ

- Biết được những nơi như: Ao hồ,

cơ không an toàn và

sinh, gây nguy hiểm.

giếng, bể chứa nước, bụi rậm..là nguy

cách phòng tránh

hiểm .


- Nói được mối nguy hiểm khi đến gần.
Những nơi sạch và an toàn.

2. LVPTTC-XH
CS 38: Thể hiện sự - Nhận ra đước cái đẹp

- Hoạt động mọi lúc mọi

thích thú trước cái - Thể hiện sự thích thú, reo hò, khen nơi
đẹp

ngợi, ngắm ngía trước cái đẹp

CS 39: Thích chăm - Chăm sóc cây hàng ngày, quan tâm - Hoạt động có chủ đích
sóc cây cối con vật theo dõi sự phát triển của cây
quen thuộc
CS 47: Biết chờ đến - Tuân theo trật tự, chờ đến lượt khi tham - Hoạt động chơi, GD
lượt khi tham gia các gia hoạt động

thể chất

hoạt động
3. LVPTNN-GT
CS 64: Nghe hiểu nội - Thể hiện mình hiểu ý chính của câu *Văn học
dung

câu

chuyện, truyện, thơ, đồng dao

đồng dao, ca dao, thơ + Tên

- Truyện: Sự tích bánh

chưng, bánh giày

dành cho lứa tuổi + Các nhân vật
thiếu nhi

+ Tình huống trong câu truyện

CS 76: Hỏi lại hoặc - Trẻ chủ động dùng câu hỏi hỏi lại khi - Hoạt động mọi lúc mọi
có những cử chỉ, điệu chưa hiểu người khác nói

nơi

bộ, nét mặt khi không - Hoặc thể hiện qua cử chỉ điệu bộ khi trẻ
hiểu người khác nói

không hiểu lời của người khác nói

CS 91: Nhận dạng - Nhận dạng được chữ cái đã học trong *Chữ cái
được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt

Ôn nhận biết các chữ cái

bảng chữ cái tiếng

đã học

viêt
4. LVPTNT
CS 92: Gọi tên nhóm - Trẻ phân được theo 1 dấu hiệu chung
cây cối , con vật theo nào đó và nói tên nhóm


*MTXQ
- Trò chuyện về cây


đặc điểm chung

xanh và môi trường sống

CS 101: Thể hiện -Thể hiện nét mặt phù hợp với sắc thái - Biểu diễn cuối chủ đề
cảm xúc và vận động của bài hát hoặc bản nhạc

- Nghe hát: Mùa xuân ơi

phù hợp với nhịp điệu -Vận động (vỗ tay, lắc lư,...)phù hợp với
của bài hát hoặc bản nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc
nhạc
CS 102: Biết sử dụng - Sử dụng từ hai loại vật liệu để làm ra 1 *Tạo hình
các vật liệu khác nhau sản phẩm

- Xé dán hoa dây

để làm một sản phẩm
đơn giản
CS 103: Nói được ý - Đặt tên cho sản phẩm

- QS trong hoạt động

tưởng hể hiện trong - Trả lời được câu hỏi con vẽ, nặn, xé góc, các giờ hđ tạo hình
sản phẩm tạo hình của dán cái gì

mình
CS 104: Nhận biết - Đếm và nói đúng số lượng trong phạm *Toán
con số phù hợp trong vi 9
phạm vi 10

- Đếm đến 9, nhận biết

- Chọn thẻ chữ số tương ứng với chữ số chữ số 9, so sánh thêm
đã đếm được

bớt tạo sự bằng nhau

- Đếm và nói đúng số lượng trong phạm trong phạm vi 9
vi 9
- Chọn thẻ chữ số tương ứng với chữ số
đã đếm được
- Nói được nhóm nào nhiều hơn, ít hơn,
bằng nhau


CS 113: Thích khám

- Tò mò tìm tòi, khám phá các sự vật,

- QS trong các giờ

phá các sự vật, hiện

hiện tượng xung quanh như đặt câu hỏi


KPKH, HĐNT

tượng xung quanh

về sự vật hiện tượng.
- Phối hợp các giác quan để quan sát,
xem xét và thảo luận về sự vật, hiện
tượng.
- Làm thử nghiệm và sử dụng công cụ
đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán,
nhận xét và thảo luận.
- Thu thập thông tin về đối tượng bằng
nhiều cách khác nhau..


A. THỂ DỤC SÁNG
Tập động tác kết hợp với lời ca bài “Em yêu cây xanh”
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Trẻ biết xếp hàng và về hàng đúng vị trí.
- Phát triển thể chất cho trẻ.
- Luyện cho trẻ khả năng vận động nhanh nhẹn, hoạt bát,tinh thần thoải mái
- Trẻ tập tốt theo bạn lớp trưởng
- Hứng thú,chú ý tập.
II. CHUẨN BỊ
- Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ, xắc xô, loa đài, nơ
- Kiểm tra sức khỏe trẻ
- Quần áo trang phục gọn gàng
III. HƯỚNG DẪN
1. Khởi động
Cho trẻ chuyển từ đội hình hàng dọc sang vòng tròn, chạy chậm và vỗ tay - đi thường- đi

gót - đi thường- đi mũi - đi thường - đi khom - đi mé - chạy nhanh - chuyển đội hình về 3 hàng
ngang
2. Trọng động
- Tập bài tập phát triển chung: Tập động tác kết hợp với lời ca bài “Em yêu cây xanh” 2
lần x 8 nhịp
+ Hô hấp: Ngửi hoa
+ Tay: 2 tay đưa trước sang ngang –lên cao
+ Chân: khuỵu gối
+ Thân: chân trước chân sau, tay sang ngang, nhún gối
+ Bật: Tách - chụm
- Cô chú ý quan sát sửa sai, động viên trẻ kịp thời.
3. Hồi tĩnh
- Chơi nhẹ nhàng hoặc hát một bài trong chủ đề


B. HOẠT ĐỘNG GÓC
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên chủ đề đang thực hiện “Thế gới thực vật” chủ đề nhánh “Tết và mùa xuân”
- Biết tên, vị trí từng góc chơi,biết nội dung từng góc chơi.
2. Kỹ năng
- Thể hiện tốt vai chơi của mình
- Biết phối hợp chơi với bạn tốt để hoàn thành công việc
- Luyện những kỹ năng đã học
- Phát triển ngôn ngữ nói rõ ràng mạch lạc
3. Thái độ
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
- Yêu quý, chăm sóc cây cối và các sản phẩm nông sản
II. CHUẨN BỊ
- Đồ chơi ở các góc chơi đủ cho trẻ,chỗ hoạt động hợp lí

- Góc phân vai: Đồ chơi nấu ăn, bán hàng
- Góc tạo hình: giấy, bút chì, bút màu, đất nặn, bảng, phấn
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, cắm hoa
- Góc học tập: lô tô các loại quả, các hoạt động trong ngày Tết
- Góc xây dựng: đồ dùng xây dựng, gạch, hàng rào...
III. HƯỚNG DẪN
1. Giới thiệu góc chơi
- Cho trẻ hát cùng cô bài “Mùa xuân”,
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Mùa xuân đến các loài hoa như thế nào?
+ Loài hoa nào là hoa đặc trưng của mùa xuân?
+ Trong mùa xuân có ngày lễ hội rất lớn đó là ngày gì?
+ Các con biết gì về ngày tết?
=> Ngày tết là ngày đầu tiên của năm mới âm lịch, tết là dịp để cả gia đình đoàn tụ quây
quần bên nhau, ai đi xa cũng mong trở về ăn tết cùng gia đình, trong ngày tết mọi người ai
cũng vui mừng, phấn khởi, chúc nhau những lời chúc năm mới hạnh phúc, an lành nhất. Và


ngày tết không thể thiếu mâm ngũ quả, cành đào, cây quất, bánh trưng xanh, và còn rất nhiều
các phong tục truyền thống và các trò chơi xuân rất vui nữa
- Để chào đón mùa xuân tươi đẹp, đón ngày tết xum vầy, hạnh phúc, hôm nay cô sẽ cho
chúng mình chơi những trò chơi xuân thật vui và ý nghĩa, các con có thích không?
- Cô giới thiệu các góc chơi trong lớp, nội dung của từng góc chơi,cho trẻ tự nhận góc chơi
và thỏa thuận vai chơi.
+ Góc phân vai: Chơi trò chơi nấu ăn :“Bữa cơm tất niên”
+ Góc học tập: Chơi : “Bầy mâm ngũ quả”, phân biệt lô tô các hoạt động có trong ngày tết
+ Góc tạo hình: Thi “Vẽ hoa mùa xuân”, nặn hoa quả theo ý thích
+ Góc xây dựng: Xây “vườn hoa mùa xuân”
+ Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh: Tưới nước, vun đất, lau lá, bắt sâu cho cây
2. Tiến hành chơi ở các góc

2.1: Góc phân vai :
+ Chơi: nấu ăn
- Cho trẻ thỏa thuận các vai chơi, phân công công việc
- Tạo tình huống cả nhà quây quần bên nhau cùng nấu các món ăn ngon chuẩn bị cho bữa
cơm tất niên thật thịnh soạn và làm mâm cơm đón giao thừa, cúng tổ tiên ông bà và nấu những
món ăn ngon để buồi dưỡng sức khỏe cho mọi người trong gia đình
- Cô giúp trẻ lấy đồ dùng đồ chơi ra hoạt động
2.2: Góc học tập: Chơi “Bày mâm ngũ quả”, cho trẻ chọn đủ 5 loại quả khác nhau bầy vào
đĩa làm mâm ngũ quả thật đẹp
2.3: Góc tạo hình : Thi “Vẽ hoa mùa xuân”, nặn hoa quả bé thích
- Cô hỏi trẻ ý định vẽ hoa gì ? nặn cái gì? vẽ như thế nào? Tô màu như thế nào?
- Cô khích lệ, động viên óc sáng tạo của trẻ
2.4:Góc xây dựng: Xây “Vườn hoa mùa xuân”
- Cô giúp trẻ lấy đồ chơi ra và hoạt động
- Lần đầu cô hướng dẫn trẻ khi lúng túng(Xây tường bao, hàng rào, chia ô trồng các loại
cây, rau, hoa quả...)
2.5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh: tưới nước, vun đất cho cây, lau lá cây
Và trổ tài “cắm hoa ngày tết”
3. Nhận xét hoàn thành các góc chơi


- Cô nhận xét các góc chơi
- Chọn 1 góc chơi chính, cô cho trẻ thăm quan góc chơi chính, cô nhận xét từng góc chơi,
từng cá nhân trong nhóm
C. CÁC TRÒ CHƠI TRONG TUẦN
- Trò chơi mới:
+ Ném còn
+ Cửa hàng bán hoa
- Trò chơi cũ:
+ Hái quả

+ Lộn cầu vòng
+ Gieo hạt
+ Kéo co
+ Truyền tin
-----------------------000-----------------------


THỨ 2 NGÀY 23/02/2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (KPKH)
A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Trò chuyện về ngày tết nguyên đán
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết ngày tết nguyên đán là ngày tết cổ truyền, ngày hội lớn nhất của dân tộc
- Ngày Tết đánh dấu ngày đầu tiên của năm mới âm lịch
+ Trẻ biết 1 số phong tục cổ truyền của dân tộc trong dịp tết
2. Kỹ năng
- Rèn luyện khả năng ghi nhớ có chủ đích
- Làm giàu vốn hiểu biết cho trẻ
3. Thái độ
- Trẻ biết ý nghĩa của ngày tết, thêm yêu quý, háo hức mong chờ ngày tết
- Biết ngoan ngoãn, lễ phép vâng lời, kính trọng ông bà cha mẹ, người lớn tuổi
II. CHUẨN BỊ
- Hình ảnh về ngày tết trên máy tính
- 1 số loại quả, 2 đĩa bầy quả, mũ hoa đào, hoa mai, chướng ngại vật
- Bài hát: “ Sắp đến tết rồi”, “Cùng múa hát mừng xuân”
- Trò chơi: “Bày mâm ngũ quả”
III. HƯỚNG DẪN
*HĐ 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài
- Cho trẻ hát bài “Sắp đến tết rồi”

+ Hỏi trẻ nội dung bài hát?
+ Sắp đến tết tâm trạng của các bé như thế nào?
+ Ngày tết mẹ mua gì cho các bé?
+ Xuân về, tết đến các bé sẽ trở lên như thế nào?
+ Thêm tuổi mới các bé sẽ như thế nào?
=> Cô thấy các bạn lớp mình hôm nay rất ngoan, mùa xuân đã về , ngày tết đang đến gần
ai ai cũng háo hức mong chờ đón ngày hội xuân, hòa với niềm hân hoan đó cô đã chuẩn bị một
chuyến du xuân qua màn ảnh nhỏ, cô mời cả lớp cùng đi với cô nào!


*HĐ 2: Đàm thoại về tết và mùa xuân:
a. Một số loài hoa mùa xuân (Cho trẻ quan sát qua máy chiếu)
- Mùa xuân đến các loài hoa như thế nào?
- Loài hoa nào là hoa đặc trưng của màu xuân?
- Mùa xuân có ngày nào vui nhất?
- Thời tiết mùa xuân như thế nào?
Cô cho trẻ biết mùa xuân là mùa đầu tiên của năm mới, hay có mưa phùn, cây cối đâm
chồi nảy nộc, thời tiết đã ấm hơn mùa đông
- Khi hoa đào hoa mai nở là báo hiệu điều gì?
- Ai biết gì về ngày tết ?
- Nhà con chuẩn bị những gì để đón Tết?
- Để hiều rõ hơn về ngày tết , cô mời cả lớp cùng hướng mắt xinh lên màn hình nào!
- Một số phong tục ngày tết
- Cho trẻ quan sát hình ảnh chợ hoa ngày tết, bắn pháo hoa trên máy chiếu
+ Mọi người đang đi đâu? Cảnh tượng chợ hoa ngày tết ntn?
+ Các con đã xem bắn pháo hoa chưa?
+ Pháo hoa được bắn vào dịp nào?
=> Đêm cuối cùng của năm cũ được gọi là đêm giao thừa, đúng 12 giờ đêm giao thừa,
pháo hoa sẽ được bắn khắp nơi để chào đón năm mới
- Vào ngày đầu năm mới mọi người thường làm gì?

- Cho trẻ quan sát hình ảnh cả gia đình ăn tết, cháu chúc tết ông bà, bố mẹ đưa bé đi chúc
tết, mọi người đi lễ chùa, ông đồ viết câu đối (trò chuyện về các hình ảnh)
=>Cô chốt lại nội dung sau mỗi hình ảnh
b. Một số món ăn trong ngày tết
- Trên bàn thờ tổ tiên ông bà ngày tết có những gì?
+ Cho trẻ xem hình ảnh mâm ngũ quả, mứt tết
- Ngày tết còn có những món ăn gì?
+ Cho trẻ xem 1 số món ăn trong ngày tết
=>Cô chốt lại nội dung sau mỗi hình ảnh
c. Một số trò chơi trong ngày tết
- Ngày tết còn có rất nhiều trò chơi, bạn nào biết đó là trò chơi gì?


+ Cho trẻ quan sát 1 số trò chơi trên máy chiếu
=>Cô chốt lại nội dung : Tết nguyên đán hay còn gọi là tết âm lịch, tết cổ truyền của
dân tộc, là ngày đầu tiên của năm mới âm lịch, vào mùa xuân khi hoa đào hoa mai nở rộ là báo
hiệu tết đến, ngày tết là dịp để cả gia đình xum vầy bên nhau, năm mới mọi người đều vui vẻ
chúc nhau những lời chúc may mắn, hạnh phúc và bình an. Trong mỗi gia đình, ngày tết không
thể thiếu mâm ngũ quả, bánh chưng xanh và nhiều món ăn khác, đó là nét văn hóa đẹp, là
phong tục tập quán của người Việt Nam chúng ta.
*HĐ 3: Trò chơi củng cố
- TC 1 : “Ô số bí mật”
+ Trong mỗi ô số là 1 câu đố về ngày tết , cô cho trẻ mở và trả lời các câu đố
- TC 2:“Bày mâm ngũ quả”
+ CC: Lần lượt các thành viên trong mỗi đội phải bật qua chướng ngại vật lên tìm mua 1
các loại quả khác nhau về cho đội mình bày thành mâm ngũ quả
+ LC : Đội nào mang về 2,3 quả giống nhau thì chỉ được tính là 1 quả, kết thúc đôi nào
mang về được nhiều loại quả hơn sẽ dành chiến thắng
- Cho trẻ chơi, cô bao quát và nhận xét kết quả chơi
---------------------------------------B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI




QSCMĐ: Quan sát tranh xé dán hoa dây
Trò chơi:

Trò chơi (mới ): “Ném còn”
TCDG : “Dung dăng dung dẻ”
 Chơi tự do(4 nhóm)
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết nêu nhận xét của mình về sản phẩm
- Biết tác dụng của cây xanh đối với cuộc sống và môi trường
- Biết một số trò chơi dân gian trong dịp tết cổ truyền
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, phân biệt, ghi nhớ có chủ đích
- Phối hợp với bạn để chơi tốt trò chơi


3. Thái độ
- Trẻ thêm yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây xanh
- Trẻ thêm yêu thích ngày Tết cổ truyền của dân tộc
II. Chuẩn bị
- Tranh xé dán hoa dây. Câu hỏi đàm thoại
- Bài hát:“Hoa trường em”
- Bài đồng dao,
- Cột cao 1,5m. Vòng tròn, quả còn
- Đồ dùng, đồ chơi cho 4 nhóm
III. Hướng dẫn
*HĐ 1:Ổn định tổ chức, giới thiệu bài

- Cô cho trẻ hát bài:“Hoa trường em”
+ Đàm thoại với trẻ nội dung bài hát
+ Trò chuyện về chủ đề…
=>Cô chốt lại nội dung, giáo dục trẻ, dẫn dắt trẻ vào nội dung hoạt động
*HĐ 2: Cho trẻ quan sát tranh xé dán hoa dây
- Đàm thoại
+ Thể loại tranh?
+ Nội dung bức tranh nói lên điều gì?
+ Con có nhận xét gì về bức tranh?
+ Phần cành hoa như thế nào?
+ Những chiếc lá có đặc điểm gì?
+ Các bông hoa như thế nào?
+ Cách sắp xếp bố cục như thế nào? v.v…
=>Cô chốt lại nội dung. Giáo dục phải biết chăm sóc, bảo vệ hoa, chăm chỉ tưới nước cho
cây và không được phá hoại cây hoa
*HĐ 3: Trò chơi:
- TC1: Cô giới thiệu tên trò chơi mới “Ném còn”
+ CC: Cả lớp chia làm 2 đội: hoa đào và hoa mai. Cô treo 1 chiếc vòng trên cột cao, lần
lượt các bạn trong đội sẽ lên cầm quả còn đứng trước vòng tròn và ném sao cho quả còn dơi
trúng vào vòng tròn


+ LC: Đội nào ném trúng được nhiều quả còn vào vòng tròn sẽ dành chiến thắng
+ Cô chơi mẫu 1-2 lần
+ Cô cho trẻ 2 đội thi đua
- Trò chơi2: “Dung dăng dung dẻ” cô cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi và chơi 3-4 lần
*HĐ 4: Chơi tự do: cô cho trẻ chơi theo nhóm, chú ý bao quát trẻ chơi
Nhận xét kết quả các nhóm trẻ chơi
-------------------------------------------


C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 Trò chơi “Ném còn”
 Thơ “Cây dừa” Thơ “Hoa cúc vàng”
 Nêu gương cuối ngày
I. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ đọc diễn cảm bài thơ “Cây dừa”, “Hoa cúc vàng”
- Trẻ biết luật chơi, cách chơi và chơi tốt trò chơi
- Trẻ hứng thú, tích cực hoạt động
II. Chuẩn bị:
- Trẻ thuộc các bài thơ
- Chỗ hoạt động hợp lí, vòng tròn, quả còn
- Bảng bé ngoan, cờ…
III. Hướng dẫn
- Cô cho trẻ chơi nói lại luật chơi, cách chơi và chơi trò chơi 4-5 lần
- Cô cho trẻ đọc diễn cảm bài thơ “Cây dừa”, “hoa cúc vàng”dưới các hình thức thi đua
*Nêu gương cuối ngày: bình thưởng cờ bé ngoan
-------------------000---------------------


THỨ 3 NGÀY 24/02/2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT (Thể dục)
VĐCB: Đi trên ghế băng đầu đội túi cát
Trò chơi: Kéo co
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ và gọi đúng tên vận động
- Thực hiện đúng vận động: Đi trên ghế băng đầu đội túi cát
- Tập bài tập phát triển chung đều và đẹp
2. Kỹ năng
- Hình thành và rèn luyện kỹ năng đi thăng bằng trên ghế thể dục

- Biết phối hợp vận động
- Phát triển tố chất vận động, sự nhanh nhẹn, khéo léo
3. Thái độ
- Trẻ yêu thích thể dục, có ý thức tổ chức kỷ luật
- Mạnh dạn, biết phối hợp với bạn bè khi chơi trò chơi
II. Chuẩn bị
- Ghế thể dục, túi cát, dây kéo co, vạch chuẩn, xắc xô
- Kiểm tra sức khỏe cho trẻ
- Trang phục, đầu tóc gọn gàng
- Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ
III. Hướng dẫn
*HĐ 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài
- Tin nhắn, tin nhắn!
“Mầm non mở hội
Bé khỏe, bé ngoan
Mời các bạn nhỏ
Mau mau về dự”
- Cô và các con sẽ cùng chuẩn bị bài tập: “Đi trên ghế băng đầu đội túi cát”thật là tốt để
tham dự hội thi nhé !
*HĐ 2: Nội dung


1. Khởi động
- Cho trẻ chuyển từ đội hình hàng dọc sang vòng tròn, vừa đi vừa hát bài: “Mùa xuân”,
chạy chậm và vỗ tay -đi thường- đi gót - đi thường- đi mũi - đi thường - đi khom - đi mé - chạy
nhanh - chuyển đội hình về 3 hàng ngang
2. Trọng động
*Tập bài tập phát triển chung: 2 lần x 8 nhịp, động tác chân nhấn mạnh) 3 lần x 8 nhịp
- Tay: sang ngang – lên cao
- Chân: Bước 1 chân lên trước, 2 tay sang ngang - Khuỵu gối, tay đưa trước

- Thân: vặn mình
- Bật: tách chụm
*Vận động cơ bản: “Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát”
- Cô làm mẫu lần 1 (Trẻ quan sát)
- Cô làm mẫu lần 2(Vừa làm vừa phân tích)
+ Tư thế chuẩn bị: bước chân lên ghế thể dục, 2 chân đứng chụm, tay cầm túi cát đặt ngay
ngắn trên đầu
+ Đi: 2 tay chống hông đi thẳng, ngực ưỡn tự nhiên, giữ cho túi cát thăng bằng trên đầu và
hướng đi không bị đổ, đi đến hết ghế tay cầm túi cát và bật 2 chân xuống đất
- Cho 2 trẻ lên tập, cô và các bạn quan sát, cho trẻ nhận xét bài tập của bạn, cô nhận xét bài
tập, cho trẻ nhắc lại cách tập
- Trẻ thực hiện: Cô cho trẻ thực hiện theo đội, chú ý quan sát sửa sai cho trẻ
- Cô cho 2 đội thi đua
- Cô cho trẻ nhắc lại tên bài tập
*Trò chơi vận động: “ Kéo co”
- Cô nói tên trò chơi, trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi và chơi 3-4 lần
3. Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng, cất dụng cụ và kết thúc tiết học
------------------------------------------B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 HĐCMĐ: Làm quen câu truyện: “Sự tích bánh chưng bánh dày”(Tạ
Thúc Bình)
 Trò chơi:


Trò chơi : Ném còn(TT)
TCHT : Truyền tin
TCDG: Lộn cầu vồng
 Chơi tự do: Theo 4 nhóm
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức

- Biết được tên câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện, trả lời tốt các câu hỏi đàm thoại
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ có chủ đích
- Trẻ chơi tốt các trò chơi
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Trẻ thêm yêu quý và thích ăn một số món ăn trong ngày tết
II. Chuẩn bị
- Chỗ hoạt động hợp lý, câu chuyện “Sự tích bánh chưng, bánh dày” , hệ thống câu hỏi
- Bài đồng dao, đồ dùng đồ chơi cho 4 nhóm, Cột, quả còn, vòng tròn ,
- Bài hát “Mùa xuân đến rồi”
III. Hướng dẫn
*HĐ 1: Ổn định tổ chức- Gây hứng thú cho trẻ
- Cô cho trẻ hát bài “Mùa xuân đến rồi”
+ Hỏi trẻ nội dung bài hát, trò chuyện về ngày tết
=> Giáo dục trẻ thêm tuổi mới thêm chăm ngoan, lễ phép, vâng lời, dẫn dắt trẻ vào bài
*HĐ2: Làm quen với truyện: Sự tích bánh chưng bánh dày
- Cô kể chuyện cho trẻ nghe sau đó đàm thoại cùng trẻ
+ Tên câu chuyện? Thể loại chuyện?
+ Trong chuyện có những nhân vật nào?
+ Nhà vua muốn gì trong ngày hội lớn đầu năm?
+ Hoàng tử Lang Liêu là người như thế nào?
+ Các hoàng tử khác đã chuẩn bị gì để dâng vua?
+ Còn Lang Liêu có lễ vật gì?
+ Sản phẩm nào đã được nhà vua chọn làm vật quý nhất trong ngày hội tế đất trời?


+ Vua Hùng đã truyền ngôi cho ai?Vì sao?
=>Cô chốt lại nội dung, giáo dục trẻ biết yêu quý những thành quả của người lao động, kế
tục và phát huy những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời xưa để lại

*HĐ3: Trò chơi
- Cô nói tên trò chơi, trẻ nêu luật chơi, cách chơi
- Trò chơi chính “Ném còn” chơi 5-6 lần
- Trò chơi “Truyền tin”, “Lộn cầu vồng” chơi 2-3 lần
*HĐ 4: Chơi tự do : Cô cho trẻ chơi theo nhóm, chú ý bao quát trẻ
Nhận xét kết quả các nhóm trẻ chơi
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: (Văn học)
Truyện “Sự tích bánh chưng, bánh dày” (Tạ Thúc Bình)
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên câu chuyện, tác giả
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, kể lại được nội dung câu chuyện theo trình tự
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng nghe, ghi nhớ có chủ đích
- Kỹ năng kể chuyện theo nội dung chính
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú chú ý học
- Có thái độ yêu quý các sản phẩm nông nghiệp, yêu quý các món ăn truyền thống của dân
tộc: Bánh trưng, bánh giầy hiểu sâu sắc hơn về nguồn gốc và giá trị của các sản phẩm đó
II. Chuẩn bị
- Máy tính, đất nặn
- Câu chuyện “Sự tích bánh chưng bánh dày”
- Câu hỏi đàm thoại, bài hát “ Mùa xuân”, tranh minh họa câu chuyện “Sự tích bánh chưng
bánh dày”
- Chỗ ngồi hợp lí
III. Hướng dẫn
*HĐ 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài



- Cô cho trẻ hát bài “Mùa xuân”, trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát, trò chuyện với trẻ
về Tết và mùa xuân
=>Cô chốt lại nội dung, giáo dục trẻ, dẫn dắt trẻ vào bài
*HĐ 2: Nghe cô kể chuyện
- Cô kể diễn cảm lần 1 sau đó hỏi trẻ tên câu chuyện? tác giả
- Cô kể diễn cảm lần 2 cùng tranh minh họa
*HĐ 3: Đàm thoại
+ Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì? của tác giả nào?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Theo phong tục của dân tộc ta ngày tết thường làm bánh gì?
+ Vua nói gì với các hoàng tử vào dịp cuối năm?
+ Các hoàng tử đã làm gì để có lễ vật dâng vua cha?
+ Lang liêu đã làm gì để tế trời đất?
+ Ý nghĩa của 2 thứ bánh đó là như thế nào?
+ Vua cha đặt tên cho 2 thứ bánh đó là gì?
+ Vua đã nhường ngôi cho ai?
+ Qua câu chuyện này các con cần học tập ai?Vì sao?
=>Cô chốt lại nội dung, giáo dục trẻ biết yêu quý các sản phẩm nông nghiệp, biết chăm
chỉ lao động
*HĐ 4 : TC củng cố :
- Cho trẻ kể chuyện theo nhân vật
- Cho trẻ nặn bánh trưng, bánh giày
- Hát bài “Mùa xuân đến rồi” và kết thúc
*Nêu gương cuối ngày : bình thưởng cờ bé ngoan
-----------------------000----------------------


THỨ 4 NGÀY 25/02/2015
A. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ (tạo hình)
Thể loại: Xé dán hoa dây (theo mẫu)

I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết xé dải, xé bấm và xé vụn thành dây và hình hoa và dán vào đúng vị trí tạo thành
hoa dây
2.Kỹ năng
- Rèn kỹ năng xé dải, xé bấm cho trẻ
- Rèn quan sát, ghi nhớ có chủ đích
- Biết sắp xếp bố cục đẹp, hợp lí
3.Thái độ
- Trẻ hứng thú chú ý học
II. Chuẩn bị
- Giấy màu, keo dán khăn lau
- Vở bé tập tạo hình
- Chỗ hoạt động hợp lí, bài hát: “Hoa trường em”; bài thơ: “Cây dây leo”
III. Hướng dẫn
*HĐ 1:Ổn định tổ chức, giới thiệu bài
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: “Cây dây leo”,
+ Đàm thoại với trẻ nội dung bài thơ
+ Trò chuyện về chủ đề…
=>Cô chốt lại nội dung, giáo dục trẻ, dẫn dắt trẻ vào bài.
*HĐ 2: Cho trẻ quan sát tranh xé dán hoa dây
- Các con có nhận xét gì về bức tranh?
+ Phần cành hoa như thế nào?
+ Những chiếc lá có đặc điểm gì?
+ Các bông hoa như thế nào?
+ Cách sắp xếp bố cục như thế nào?
=>Cô chốt lại nội dung mẫu....
*HĐ 3: Cô làm mẫu



- Cô vừa làm vừa phân tích
+ Đầu tiên cô xác định bố cục tranh thật cân đối
+ Cô chọn giấy màu nâu làm cành(dây) hoa
+ Cô dùng đầu ngón tay cái và đầu ngón tay trỏ để xé, xé dải tạo thành phần dây hoa
+ Tiếp theo cô chọn giấy màu xanh làm lá, cô xé giấy thành dải dài sau đó xé nhỏ làm
thành hình lá
+ Chọn giấy màu đỏ để làm cánh hoa, Cô cũng xé giấy thành giải dài sau đó xé nhỏ làm
các cánh hoa
+ Cô bôi hồ vào đều khắp mặt sau của phần cành hoa rồi dán phẳng vào đúng vị trí
+ Tiếp theo là dán lá đều khắp cành hoa
+ Sau đó dán các cánh hoa thành cụm tạo thành hoa dây
- Bức tranh đã hoàn thiện chưa?các con có nhận xét gì về 2 bức tranh?
- Cho trẻ nhắc lại cách thực hiện(2-3 trẻ)
*HĐ 4: Trẻ thực hiện
- Cô quan sát , giúp đỡ, động viên trẻ, khuyến khích trẻ thực hiện
- Hỏi trẻ ý định, cách làm
*HĐ 5: Trưng bầy - Nhận xét sản phẩm
- Cô cho cả lớp trưng bầy sản phẩm, gọi 3-4 trẻ lên nhận xét, thích bài nào ?vì sao?
- Cô nhận xét những bài đẹp: Bố cục, sắp xếp...
- Nhận xét những bài chưa đạt, động viên, nhắc nhở trẻ giờ sau cố gắng
- Hát bài “Hoa trường em” và kết thúc tiết học

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 HĐCMĐ: Dạo chơi với môi trường
 Trò chơi:
Trò chơi mới :“Cửa hàng bán hoa”
TC DG : “Bóng bay”
 Chơi tự do
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức

- Trẻ biết tên chủ đề đang học


- Biết lợi ích của môi trường sống trong sạch, nhiều cây xanh
2. Kỹ năng
- Rèn luyện ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc
3. Thái độ
- Trẻ yêu quý, giữ gìn, bảo vệ môi trường, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, mặc quần áo ấm
phù hợp với thời tiết
II. Chuẩn bị
- Bài đồng dao, chỗ hoạt động sạch sẽ thoáng mát, bài hát “Em yêu cây xanh”, cửa hàng
bán hoa: 1 số loài hoa
- Câu hỏi đàm thoại, đồ dùng đồ chơi cho 4 nhóm
III. Hướng dẫn
*HĐ1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài
- Cô cho trẻ hát bài “Em yêu cây xanh”, tc về cđ: Thế giới thực vật. Trò chuyện với trẻ về
chủ đề nhánh: Tết và mùa xuân
*HĐ2: Dạo chơi với môi trường
- Cho trẻ quan sát quang cảnh thiên nhiên, lắng nghe âm thanh tiếng động xung quanh
mình, cảm nhận bầu không khí trong lành dưới tán cây xanh
+ Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?
+ Các con phải làm gì để phóng tránh bị ốm trong thời tiết mùa xuân?
+ Hỏi trẻ các con cảm thấy thế nào khi được sống trong môi trường nhiều cây xanh?
+ Ở nhà các con có trồng cây xanh không?
+ Để môi trường sống luôn thoáng đãng và mát sạch như thế này các con phải làm gì?
=>Cô chốt lại nội dung. Giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ môi trường tự nhiên, phải biết giữ
gìn vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ để môi trường sống luôn xanh, sạch, đẹp
*HĐ 2: Trò chơi
- Trò chơi1: (mới) “Cửa hàng bán hoa”
+ Cô chuẩn bị cửa hàng hoa, 1 bạn đóng vai người bán, các bạn khác đóng vai người mua,

người mua sẽ mô tả đặc điểm của hoa cần mua, còn người bán tìm hoa đó và gọi tên
+ Luật chơi: Nếu người bán hoa không hiểu phải thay vai chơi
- Cô chơi mẫu, cho 2 bạn chơi thử. Cô cho trẻ chơi 5-6 lần
- Trò chơi 2: “Bóng bay” trẻ nêu luật chơi, cách chơi và chơi 3-4 lần


*HĐ 3:Chơi tự do : chơi theo nhóm, cô chú ý bao quát trẻ chơi
Nhận xét kết quả các nhóm trẻ chơi
------------------------------------C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Trò chơi “Cửa hàng bán hoa”
Hát “Hạt gạo làng ta”, “Màu hoa”
*Nêu gương cuối ngày
I. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi, và chơi tốt trò chơi “Cửa hàng bán hoa”
-Trẻ hát đúng giai điệu bài hát “Hạt gạo làng ta”, “Màu hoa”
II. Chuẩn bị
- Chỗ hoạt động cho trẻ, cửa hàng bán hoa:1 số loài hoa, bài hát “Hạt gạo làng ta”, “Màu
hoa”,
III. Tiến hành
- Cô nêu tên trò chơi “Cửa hàng bán hoa”trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi và chơi 4-5 lần
- Trẻ hát, vận động theo nhạc trên máy tính bài “Hạt gạo làng ta”, “Màu hoa”
*Nêu gương cuối ngày: bình thưởng cờ bé ngoan, vui văn nghệ
-----------------------000----------------------


THỨ 5 NGÀY 26/02/2015
A. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ(chữ cái)
Ôn: chữ cái đã học
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết và phát âm chính xác nhóm chữ cái đã học
- Nhận biết được cấu tạo của chữ
2. Kỹ năng
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3. Thái độ
- Hăng hái, hứng thú tham gia các hoạt động học tập và vui chơi
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập
II. Chuẩn bị
- Máy tính
- Bộ chữ cái cho tất cả trẻ, bảng gài, hạt na
- Bài hát “Mùa xuân đến rồi”, “Cùng múa hát mừng xuân”
- Hệ thống câu hỏi
III. Hướng dẫn
*HĐ 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài
- Cô cho trẻ hát bài hát “Mùa xuân đến rồi”,
+ Hỏi trẻ nội dung bài hát
+ Trò chuyện về mùa xuân, về ngày tết
=>Cô chốt lại nội dung, giáo dục trẻ thêm mong chờ ngày tết, yêu quý mùa xuân,.. Dẫn
dắt trẻ vào nội dung hoạt động
*HĐ 2: Những trò chơi với chữ cái
- TC 1: Thi xem ai nhanh
+ Lần 1: cô nói tên chữ cái trẻ chọn chữ và giơ lên, gọi tên chữ đó
+ Lần 2: cô nêu đặc điểm cấu tạo trẻ chọn chữ cái giơ lên, gọi tên chữ cái đó
- TC 2: “Lối đi bí mật”
+ Cách chơi: cô rải chữ cái trên nền nhà, yêu cầu trẻ đi theo “lối đi” có những chữ cái mà
cô nêu trước. Ví dụ bạn A đi theo lối đi chữ t, Bạn Thu đi theo lối đi chữ k…


+ Luật chơi: Ai đi nhầm “lối” là bị “lạc” phải kêu cứu
- TC3: “Bé khéo tay”

Cô yêu cầu trẻ xếp chữ bằng hột hạt
*HĐ 3: Đọc một số bài đồng dao luyện phát âm cho trẻ
*HĐ4: Đọc theo hướng dẫn phát âm trên phần mềm máy tính
Nhận xét tiết học
Hát vận động bài: “Cùng múa hát mừng xuân” và kết thúc
-------------------------------------B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 QSCMĐ: Quan sát hộp mứt
 Trò chơi:
Trò chơi: “Hái quả” (Trọng tâm)
TCHT: “Truyền tin”
TCDG: “Lộn cầu vồng”
 Chơi tự do (4 nhóm)
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, thành phần, các loại thực phẩm có trong mứt
- Trẻ biết mứt là đặc sản đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ có chủ đích, khả năng diễn đạt rõ ràng mạch lạc
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Trẻ hiểu hơn về truyền thống của dân tộc trong dịp tết cổ truyền, háo hức, mong chờ
ngày tết
- Trẻ chơi đoàn kết với bạn
II. Chuẩn bị
- Bài thơ “Tết đang vào nhà”
- Hộp mứt, hệ thống câu hỏi
- Bài đồng dao, Một số tin, đồ dùng đồ chơi cho 4 nhóm
III. Hướng dẫn



*HĐ 1: Ổn định tổ chức- Gây hứng thú cho trẻ
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Tết đang vào nhà”
+ Trò chuyện với trẻ về ngày tết…Dẫn dắt trẻ vào nội dung hoạt động
*HĐ2: Quan sát hộp mứt Tết
+ Chơi trò chơi “Trời tối, trời sáng” (cô đưa món quà là hộp mứt ra cho trẻ quan sát)
+ Cô có món quà gì?
+ Hình dáng của hộp mứt như thế nào?
+ Các con có nhận xét gì về hộp mứt này?
+ Mứt là đặc trưng của ngày nào?
+ Các con có biết trong hộp mứt có gì không?
+ Vào dịp tết gia đình con có mua mứt không? Và thường bầy mứt ở đâu?v.v…
=>Cô chốt lai nội dung, giáo dục trẻ biết giữ gìn truyền thống đón tết của dân tộc Việt
Nam
*HĐ 3: Trò chơi:
- Cô nói tên trò chơi, trẻ nêu luật chơi, cách chơi
- Trò chơi chính “Hái quả”cho trẻ chơi 5-6 lần
- Trò chơi “Truyền tin”; “Lộn cầu vồng” cho trẻ chơi 2-3 lần
*HĐ4: Chơi tự do: cho trẻ chơi theo4 nhóm, cô bao quát trẻ chơi
Nhận xét kết quả các nhóm trẻ chơi
---------------------------------------C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 Chơi trò chơi “Hái quả”
 Ôn chữ số đã học
 Nêu gương cuối ngày
I. Mục đích -yêu cầu
- Trẻ nhận biết được các chữ số đã học
- Trẻ chơi thành thạo trò chơi “Hái quả”
- Hứng thú chú ý học
II. Chuẩn bị
- Máy tính
- Chỗ hoạt động hợp lí,



×