Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Đặc trưng cơ bản của bộ dân luật bắc kì 1931 (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.6 KB, 38 trang )

f

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH KHNH HUYN

ĐặC TRƯNG CƠ BảN
CủA Bộ DÂN LUậT BắC Kì 1931

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2016


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH KHNH HUYN

ĐặC TRƯNG CƠ BảN
CủA Bộ DÂN LUậT BắC Kì 1931
Chuyờn ngnh: Lý lun v lch s nh nc v phỏp lut
Mó s: 60 38 01 01

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: GS.TS THI VNH THNG

H NI - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Khánh Huyền


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ BỘ DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931 ................... 6
1.1.
Hoàn cảnh ra đời của Bộ Dân luật Bắc Kì 1931.............................. 6
1.2.
Nguyên tắc cơ bản xây dựng Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 ................ 11
1.3.
Bố cục và nội dung của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 ......................... 30

Kết luận chƣơng 1 ......................................... Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 2: SỰ KẾT HỢP TƢ TƢỞNG PHÁP LUẬT PHƢƠNG TÂY
VÀ TƢ TƢỞNG PHÁP LUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
- ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA BỘ DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931Error! Bookmark
2.1.
Biểu hiện sự kết hợp tƣ tƣởng pháp luật phƣơng Tây và tƣ
tƣởng pháp luật truyền thống Việt Nam trong bộ dân luật
1931 trên một số chế định cơ bản ... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Sự kết hợp trong các vấn đề nguyên tắc cơ bản của Bộ Dân Luật
Bắc Kì 1931 ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Sự kết hợp trong chế định hôn nhân và gia đìnhError! Bookmark not defined.
2.1.3. Sự kết hợp trong chế định sở hữu ...... Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Sự kết hợp trong chế định khế ước .... Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Sự kết hợp trong chế định thừa kế ..... Error! Bookmark not defined.
Những giá trị khoa học của Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 có thể
kế thừa trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam
hiện nay ............................................. Error! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 2 ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.

KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 31


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Bộ dân luật Bắc Kì 1931 được xem là một trong những Bộ luật tiêu
biểu của luật pháp Việt Nam thời thuộc Pháp. Nó kế thừa nhiều quy định của
Bộ luật Hồng Đức và Bộ Luật Gia Long, tiếp thu không ít về kĩ thuật làm

luật, cơ cấu Bộ luật, hình thức pháp lí và một số nội dung của Bộ luật dân sự
Napoleon. Đồng thời ở một mức độ nhất định, Bộ luật này đã thể hiện những
phong tục tập quán của người Việt Nam nên nó có những quy định đặc thù
khác với phương Tây và Trung Hoa.
Ngày 10/10 /1945, trong sắc lệnh lâm thời của chủ tịch chính phủ lâm
thời Việt Nam Cộng Hòa là Hồ Chí Minh, trong những buổi ngày đầu độc lập,
để có thể tạm ổn định về mặt pháp luật đã quy định rõ rằng: “Cho đến khi ban
hành luật pháp trên toàn cõi Việt Nam, các luật lệ ở Bắc, Trung, Nam Kì vẫn
tạm thời giữ nguyên như cũ nếu những luật lệ ấy không trái với những thay
đổi ấn định được ghi trong điều khoản này.”
Kết quả nghiên cứu về đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 sẽ
đóng góp vào việc bảo tồn, kế thừa và phát huy các di sản văn hoá dân tộc, các
truyền thống pháp luật ở nước ta hiện nay. Quan trọng hơn, qua đó chúng ta rút
ra được những kinh nghiệm và bài học bổ ích đối với quá trình xây dựng pháp
luật, đảm bảo cao nhất quyền lợi chính đáng của mọi người dân. Đây còn là việc
làm thiết thực thể hiện quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng Sản Việt Nam đó là: “Tiếp tục xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. Vì những lí
do này, tôi lựa chọn vấn đề “Đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931”
làm đề tài luận văn Thạc sĩ luật học của mình.

1


2. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Bộ dân luật Bắc Kì 1931, trong
đó đặc biệt nghiên cứu các quy phạm pháp luật thể hiện đặc trưng cơ bản của
Bộ dân luật Bắc Kì 1931, là sự kết hợp của thành tựu pháp luật phương tây và
thành tựu lập pháp của các triều đại phong kiến Việt Nam ở trong Bộ luật.

3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là đặc trưng cơ bản nhất của Bộ Dân
luật Bắc Kì 1931 qua các quy phạm pháp luật của bộ luật , từ đó chỉ ra giá trị
khoa học của nó có thể tiếp thu trong công cuộc xây dựng NNPQ XHCN Việt
Nam hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn phân tích đặc trưng cơ bản nhất của Bộ Dân luật Bắc Kì 1931
từ đó để có thể thấy được giá trị khoa học và thực tiễn của bộ luật. Những giá
trị có thể kế thừa để hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Làm rõ bối cảnh xã hội (kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá tư
tưởng…) có ảnh hưởng trực tiếp tới tư duy làm luật của các nhà lập pháp thời
Pháp thuộc qua Bộ dân luật Bắc Kì 1931
+ Làm rõ những đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931.
+ Phân tích một số chế định cơ bản thể hiện sự kết hợp của thành tựu
pháp luật phương tây và thành tựu lập pháp trong pháp luật phong kiến Việt
Nam trong Bộ Dân luật Bắc Kì
+ Phân tích nhu cầu và khả năng tiếp tục kế thừa các giá trị khoa học và
thực tiễn của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 trong điều kiện xây dựng NNPQ
XHCN Việt Nam hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

2


5. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Bộ dân luật Bắc Kì là một Bộ luật quan trọng của pháp luật Việt Nam
thời kì thuộc Pháp. Bộ dân luật Bắc Kì đã thể hiện sự kế thừa và phát triển
của Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long về kỹ thuật lập pháp, cơ cấu của

Bộ luật, hình thức pháp lý. Tuy nhiên, Bộ dân luật Bắc kỳ vẫn thể hiện được
những đặc thù xã hội Việt Nam thời bấy giờ khác biệt với luật các nước
phương Tây và Luật của Trung Hoa. Do vậy có thể nói, Bộ dân luật Bắc kỳ là
Bộ luật tiêu biểu của pháp luật Việt Nam thời Pháp thuộc.
Cho đến hiện nay, các quy phạm pháp luật của Bộ luật này đã được các
nhà lập pháp Việt Nam kế thừa và phát triển. Chính vì giá trị đương đại của
nó, đã có nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên các trường đại học nghiên cứu về
Bộ dân luật Bắc Kì 1931 để làm tài liệu cho quá trình nghiên cứu và phục vụ
cho hoạt động giảng dạy của mình.
Tuy có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về pháp luật dân sự có đề cập đến
việc kế thừa và phát triển Bộ dân luật Bắc Kì 1931 nhưng cho đến nay chưa có một
công trình nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về Bộ luật này. Các công trình
nghiên cứu mới chỉ nghiên cứu theo hướng khái quát về các quy phạm pháp luật
trong Bộ Dân luật Bắc Kì hoặc nghiên cứu về một chế định trong Bộ luật dân sự.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu này tập trung đi sâu vào tìm hiểu các chế định có
trong Bộ Dân luật Bắc Kì 1931, từ đó có thể làm rõ được đặc trưng cơ bản nhất của
Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 đó là sự kết hợp của hai yếu tố: tư tưởng pháp luật phong
kiến Việt Nam và tư tưởng pháp luật truyền thống Việt Nam được kết hợp nhuần
nhuyễn trong bộ luật.
6. Tình hình nghiên cứu đề tài
- Trong cuốn Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam- Nhà
xuất bản Công an nhân dân, chương IX tác giả Phạm Điềm đã có những giới
thiệu khái quát nhất về nội dung của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 là một trong số
những Bộ luật thời kì Pháp thuộc. Trong chương này ông đã nêu nội dung của

3


một số chế định như: chế định sở hữu, chế định khế ước, chế định hôn nhân
và gia đình, chế định thừa kế…

- Bài viết” Một số vấn đề lí luận về việc đăng kí tài sản tại Việt Nam”
của PGS – TS Phùng Trung Tập trường đại học Luật Hà Nội trong hội thảo
“Hội thảo cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng dự án luật đăng kí tài sản
tổ chức 9-9-2013” đã có một phần đưa ra các quan niệm về tài sản theo Bộ
Dân luật Bắc Kì 1931.
- Bài viết “Một số ý kiến về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng” của tác
giả Nguyễn Thị Lan, khoa Luật Dân sự, trường đại học Luật Hà Nội đã nêu ra
các quy phạm pháp luật của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 về mối quan hệ tài sản
vợ chồng được quy định trong Bộ luật này.
Về thành tựu: Các bài viết trên đã đề cập đến Bộ Dân Luật Bắc kì trên
cơ sở là một thành tựu quý giá trong quá trình lập pháp của nước nhà. Các bài
viết hữu ích đối với những người nghiên cứu, giảng dạy lịch sử nhà nước
pháp luật và những người đang làm công tác xây dựng pháp luật.
Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: Do giới hạn của mục tiêu
nghiên cứu, các công trình của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực trên
đây đã tập trung nghiên cứu những vấn đề có tính chất khái quát hoặc đi vào
từng chế định dân sự như: hôn nhân, thừa kế,
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống sâu
sắc lịch sử hình thành và những nội dung cụ thể của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 chỉ
ra những yếu tố có tính tiến bộ mà hiện nay vẫn còn có tính thời sự. Việc bảo lưu
truyền thống văn hóa dân tộc cũng như tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của
Bộ Dân Luật Bắc Kì cũng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu
7. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về hoàn cảnh ra đời và nội dung đặc trưng

4


cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 thông qua các chế định về hôn nhân gia

đình, chế định về sở hữu, chế định về khế ước và chế định về thừa kế.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đề tài bao gồm các phương pháp nghiên cứu
cơ bản của khoa học pháp lý và lịch sử. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu sử
liệu, các thư tịch, kết hợp nghiên cứu thông sử về lịch sử nhà nước và pháp
luật. Ngoài ra còn có các phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp, logic,
liên ngành khoa học xã hội.v.v.
+ Hệ thống phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử, nhất là
phương pháp phân tích, so sánh được sử dụng chủ yếu tại Chương 1 vì đây là
phần nghiên cứu về lịch sử ra đời của Bộ luật, cũng như các Bộ luật mang
thành tựu lập pháp trong pháp luật cổ truyền Việt Nam, thành tựu pháp luật
phương Tây có ảnh hưởng đến Bộ dân luật Bắc Kì 1931. Phương pháp lịch sử
để phân tích các nguyên nhân chủ yếu làm nên sự kết hợp của thành tựu lập
pháp trong pháp luật cổ truyền Việt Nam và thành tựu pháp luật phương tây
của Bộ dân luật Bắc Kì 1931.
+ Phương pháp so sánh sử dụng nhiều nhất trong Chương 2 để nêu
bật sự kết hợp của thành tựu pháp luật phương tây và thành tựu pháp luật
phương tây của Bộ dân luật Bắc Kì 1931.thông qua các điều luật cụ thể.
Điều này giúp tác giả phân tích, lập luận, đánh giá các vấn đề được nhận
định mà luận văn nghiên cứu.
+ Các phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp,tư duy logic, liên
ngành khoa học xã hội.v.v.... được sử dụng xuyên suốt trong Luận văn.
8. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm: Phần Mở đầu, hai chương và kết luận. Cụ
thể các chương của luận văn như sau:
Chương 1: Tổng quan về Bộ Dân luật Bắc Kì 1931.
Chương 2: Sự kết hợp tư tưởng pháp luật phương Tây và tư tưởng pháp
luật phong kiến Việt Nam – Đặc trưng cơ bản của bộ Dân luật Bắc Kì 1931.
5



Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ BỘ DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931
1.1. Hoàn cảnh ra đời của Bộ Dân luật Bắc Kì 1931
Từ thế kỉ XVI, chế độ phong kiến châu Âu đã bước vào giai đoạn chót,
sửa soạn cho cách mạng tư sản. Chế độ phong kiến ở Việt Nam cũng chuyển
từ thịnh trị sang suy yếu nhưng chưa có mầm mống tư bản chủ nghĩa. Thế kỉ
XVIII - XIX, thế giới có những biến đổi vô cùng sâu sắc, các cuộc cách mạng
dân chủ tư sản liên tiếp nổ ra, nhà nước tư sản ra đời thay thế nhà nước phong
kiến. Ở phương Đông, duy nhất có Nhật Bản duy tân đất nước, kịp tiến lên tư
bản chủ nghĩa. Từ đó, các nước đế quốc tư bản chủ nghĩa đua nhau đi xâm
chiếm thuộc địa.
Trong khi đó, chế độ quân chủ chuyên chế cực đoan, lỗi thời và bảo thủ của
nhà Nguyễn đã làm kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội, làm mất năng lực phòng
thủ đất nước, dẫn đến việc nước ta bị rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp.
Sau một thời gian thăm dò và chuẩn bị, ngày 1/9/1858, đế quốc Pháp
nổ súng tấn công vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cho thời kì xâm
lược và thống trị thực dân ở Việt Nam. Bị sa lầy ở mặt trận Đà Nẵng, Pháp
phải thay đổi kế hoạch tấn công và đem quân vào đánh Gia Định. Do cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp rộng khắp và bền bỉ của nhân dân ta, kế
hoạch đánh nhanh thắng nhanh của người Pháp bị thất bại và việc xâm chiếm
Việt Nam phải kéo dài gần ba thập kỉ. Trong quá trình đó, Pháp đã thực hiện
phương châm "tằm ăn lá", là chiếm dần đất, lấn dần chủ quyền và từng bước
thiết lập bộ máy cai trị.
Tháng 2/1859, Pháp chiếm Gia Định; tháng 4/1861 chiếm Định Tường
(Mĩ Tho); tháng 12/1861 chiếm Biên Hoà. Ngày 5/6/1862, nhà Nguyễn kí với
Pháp một hiệp ước 12 điều khoản nhường hẳn cho Pháp 3 tỉnh trên. Đến ngày

6



14/3/1874, triều đình Huế kí tiếp bản hiệp ước thứ hai chính thức xác nhận lục
tỉnh Nam Kì là đất thuộc địa của Pháp (thêm 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà
Tiên). Quá trình mở rộng xâm lược đó cho đến năm 1879, đây là quá trình
Pháp xác lập được bộ máy cai trị ở Nam Kì.
Từ năm 1882, Pháp mở rộng xâm lược ra phía Bắc. Ngày 25/8/1883,
nhà Nguyễn kí Hiệp ước thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh
thổ Việt Nam. Ngày 6/6/1884, Pháp buộc nhà Nguyễn kí hiệp ước mới với
nội dung cơ bản là khẳng định lại nội dung Hiệp ước năm 1883. Cũng như
trước đây ở Nam Kì, trong quá trình đánh chiếm đất Bắc, Pháp đã xác lập dần
bộ máy chính quyền thuộc địa ở Bắc Kì và Trung Kì.
Sau khi đánh chiếm Bắc Kì và Trung Kì, kể từ Hiệp ước năm 1883 và Hiệp
ước năm 1884, Pháp chuyển hai xứ này trực thuộc Bộ chiến tranh Pháp, sau đó
sang Bộ ngoại giao, trong khi Nam Kì vẫn trực thuộc Bộ hải quân và thuộc địa.
Sự thiếu thống nhất này đã gây cho Pháp không ít khó khăn. Trước tình hình đó
và để tăng cường, ổn định nền thống trị, đẩy mạnh khai thác thuộc địa, Pháp đã
tiến hành hoàn chỉnh và củng cố một bước mới chính quyền thuộc địa.
Ngày 17/10/1887, Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh thành lập "Liên bang
Đông Dương" thuộc Pháp. Sắc lệnh này cùng với một số sắc lệnh được ban
hành sau đó quy định về Toàn quyền Đông Dương là những văn bản tạo ra cơ
sở pháp lí cơ bản để hoàn thiện và củng cố chính quyền thuộc địa ở Đông
Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Khi mới thành lập, Liên bang Đông
Dương gồm Việt Nam và Cămpuchia. Sắc lệnh ngày 19/4/1889 đưa Lào vào
Liên bang Đông Dương và từ năm 1890 thêm Quảng Châu Loan (vùng đất mà
Pháp đã chiếm được của Trung Quốc). Liên bang Đông Dương do Bộ thuộc
địa Pháp trực tiếp quản lí.
Về quy chế chính trị, toàn liên bang Đông Dương là đất thuộc địa của
Pháp, là lãnh thổ hải ngoại của nước Pháp. Liên bang Đông Dương gồm các
xứ với những quy chế chính trị tương ứng sau đây:


7


- Lào: Quy chế "bảo hộ".
- Campuchia: Quy chế "bảo hộ".
- Quảng Châu Loan: Quy chế "lãnh địa thuê".
- Bắc Kì (từ Ninh Bình ra Bắc): Quy chế "bảo hộ" (trừ hai thành phố
Hà Nội và Hải Phòng theo quy chế đất "thuộc địa").
- Trung Kì (từ Thanh Hoá vào tới Bình Thuận): Quy chế "bảo hộ" (trừ
thành phố Đà Nẵng theo quy chế "thuộc địa").
- Nam Kì: Quy chế "thuộc địa".
Dù quy chế chính trị khác nhau nhưng thực chất đều là thuộc địa.
Ba xứ ở Việt Nam thường được người Pháp gọi chung bằng một địa
danh "An Nam thuộc Pháp". Nam Kì, Trung Kì, Bắc Kì hưởng các quy chế
chính trị khác nhau, nên có những hình thức tổ chức chính quyền và các quy
chế pháp lí khác nhau.
Trong thời kì này, thực dân Pháp đã tiến hành tìm hiểu phong tục tập
quán, lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam và đi đến nhận xét:
Chúng ta thấy ở đây cả một nền văn minh, kể cả khoa học pháp
lý Nhà nước đều đã phát triển mạnh mẽ. Luật pháp, cổ phong, tôn
giáo, văn học, tất cả đã hoàn chỉnh và hoà hợp với nhau, trải qua bao
nhiêu thế kỷ đã được điều hoà và ngày càng hoàn hảo thêm. Những
vết tích man rợ đã mất đi từ lâu, dân tộc này đã sống trong một xã hội
thuần thục có tổ chức trong khi những người phương Tây còn ở tình
trạng bán khai. Yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, tôn kính tổ
tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học,
coi trọng lời thánh hiền, thương yêu nòi giống, tôn kính lẽ phải; ghét
xa hoa không hám tiền tài, khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ hy
sinh; đó là những đức tính răn dạy trong sách Thánh hiền, lưu lại trong
cổ phong và ghi thành luật pháp… [9, tr. 425- 426].

Về mặt xã hội, từ khi tiến hành cai trị đất nước Việt Nam, thực dân
8


Pháp đã khiến cho cách tổ chức của xã hội Việt Nam trước đây bị phá huỷ.
Khắp nơi bọn thực dân coi thường phong tục tập quán của người Việt Nam,
đã tiến hành cướp bóc tài sản của người dân Việt Nam một cách triệt để.
Chúng đã không mang đến nền văn minh cao cả cho dân tộc Việt Nam như
chúng thường nói, mà còn gây nên sự khủng hoảng cả về mặt chính trị, kinh
tế, xã hội và để lại di hại lâu dài. Thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân
để dễ bề cai trị, cố tâm huỷ bỏ Hán học mà chúng thấy là nguy hiểm cho sự
thống trị của chúng mà thay thế vào đó bằng nên giáo dục của Pháp. Trong
một bản báo cáo về tình hình Đông Dương, tướng Panơcanh viết: “Trong 50
năm chiếm đóng ở Nam Kì và 25 năm chiếm đóng ở Bắc Kì, những trường
học Pháp không đào tạo lấy một người An Nam thực sự có học thức”.
Về mặt kinh tế, Việt Nam có nguồn khoáng sản đáng kể, người ta ước
tính mỏ than ở Bắc kì có đến 12 tỷ tấn. Tuy nhiên, các hầm mỏ ở Đông
Dương khai thác rất tồi. Người Pháp không bỏ ra một lượng vốn lớn mà chỉ
vơ vét những gì dễ vơ vét để bỏ vào túi mình. Nông nghiệp kém phát triển vì
phương thức canh tác lạc hậu và cũng vì sự cướp bóc của thực dân Pháp.
Ở Việt Nam thời kì này có tất cả 140 đồn điền cao su và hàng ngàn hécta
rừng bị bọn thực dân Pháp bắt người dân Việt Nam chặt gỗ bán cho mình.
Ba cảng lớn (Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng) bình quân hang năm có
đến 5500 tàu và thuyền buôn lớn vào ra chuyên chở từ 7 triệu tấn hang hoá
nhập cảng và xuất cảng.
Về mặt tài chính do nhà bang Đông Dương nắm bá quyền, năm 1876
doanh số của nó là 24.000.000 phơ răng và đến năm 1921 con số ấy lên đến
145.000.000 phơ răng.
Trong thời kỳ này, thực dân Pháp còn thu hút sự độc quyền vào các công ty
của mình ở Việt Nam: độc quyền muối, độc quyền rượu, độc quyền thuốc phiện.

Có tài nguyên phong phú trên đất nước mình, có những số tiền kếch xù

9


luân chuyển xung quanh mình mà người dân Việt Nam lại sống trong cảnh
nghèo nàn nhất. Sự phồn thịnh ấy do bàn tay họ làm nên nhưng họ không
được hưởng. Sự áp bức về mặt kinh tế nặng trĩu trên vai người bản xứ.
Do nhận thức được vị trí, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
nên sau khi xâm chiếm Việt Nam và để bước đầu thực hiện quyền được qui
định trong cái gọi là “Hiệp ước hoà bình và hữu nghị” ngày 5 tháng 6 năm
1862 thực dân Pháp đã tổ chức bộ máy cai trị của chúng và ban hành những
bộ dân luật đầu tiên của Việt Nam, phù hợp với chinh sách nham hiểm “ chia
để trị”. Chính quyền thực dân - phong kiến rất chú trọng xây dựng luật pháp
và luôn coi đó là phương tiện cai trị hữu hiệu.
Pháp luật về dân sự bao gồm các bộ luật dân sự được ban bố ở ba xứ
Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, một số nghị định của Toàn quyền Đông Dương,
một số đạo dụ của nhà vua. Pháp luật dân sự quy định các quan hệ về khế ước
(hợp đồng) và trái vụ (nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng), về sở hữu, về
hôn nhân và gia đình, về thừa kế, về trách nhiệm dân sự, tất cả đều nhằm bảo
vệ quyền lợi của các tập đoàn tư bản Pháp và địa chủ phong kiến bản xứ và ở
mức độ nhất định, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân.
Hệ thống pháp luật về dân sự thời Pháp thuộc, với những nội dung chủ
yếu như đã trình bày ở trên nhằm các mục đích chính sau đây:
- Duy trì chế độ thuộc địa ở Đông Dương, bảo vệ địa vị thống trị của
người Pháp ở Đông Dương và của phong kiến bản xứ.
- Khai thác triệt để và bóc lột sức người sức của ở thuộc địa;
- Bảo đảm sự độc quyền của tư bản Pháp, buộc nền kinh tế ở thuộc địa
hoàn toàn phụ thuộc vào chính quốc.
Trong hệ thống pháp luật về dân sự thời Pháp thuộc, đáng chú ý nhất là

Bộ dân luật Bắc Kì ở đó chứa đựng nhiều nội dung quan trọng của luật pháp
của chế độ thực dân phong kiến bấy giờ.
Tên đầy đủ của Bộ luật này là “Bộ dân luật thi hành tại các toà Nam án
10


Bắc Kì”. Bộ luật này được soạn thảo trong một khoảng thời gian khá dài.
Ngay từ năm 1917, Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định thành lập một
Uỷ ban Việt - Pháp soạn thảo Bộ Dân luật Bắc Kì. Uỷ ban này đã làm việc
liên tục trong 4 năm và đến năm 1921, soạn thảo xong quyển thứ nhất, gồm
91 điều, mới chỉ quy định về người và tài sản. Quyển này được ban hành thực
hiện thí nghiệm ở tỉnh Hà Đông. Năm 1927, Uỷ ban cố vấn về luật lệ Việt
Nam được thành lập, bao gồm một số người Pháp và người Việt để khảo cứu
các tục lệ về gia đình, thừa kế, hương hỏa, giúp cho việc bổ sung và hoàn
chỉnh bộ luật. Năm 1931, Bộ luật chính thức được ban bố.
1.2. Nguyên tắc cơ bản xây dựng Bộ Dân luật Bắc Kì 1931
Bộ Dân luật Bắc Kì được đánh giá là một thành tựu lập pháp tiêu biểu
của pháp luật Việt Nam ở thời kì Pháp thuộc. Dù ra đời cùng một thời kì với
Bộ Dân Dân sự Trung Kì 1936 và Bộ Luật Dân sự giản yếu ở Bắc kì 1833
nhưng Bộ Dân luật Bắc Kì vẫn có những điểm rất riêng do nguyên tắc xây
dựng Bộ Dân luật Bắc Kì 1931. Điều này đã tạo thành đặc trưng cơ bản của
Bộ dân luật Bắc Kì 1931 so với hai bộ luật còn lại.
Nếu xét theo vùng, ở ba xứ có ba quy chế chính trị khác nhau nên mỗi
xứ có một quy chế pháp lí:
Nam Kì (cùng ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng) là đất thuộc
địa nên khi xét xử, toà án Pháp sẽ áp dụng luật pháp của Pháp.
Về việc hộ, có Bộ dân luật giản yếu áp dụng cho người Việt Nam. Đối
với người Pháp và những người ngoại kiều được biệt đãi như người Pháp (Âu,
Mỹ, Nhật, Trung Hoa) thì toà áp dụng Bộ dân luật Pháp.
Nam Kỳ là xứ thuộc địa của Pháp. Do đó, vào những thập kỷ cuối của

thế kỷ 19 các tranh chấp pháp lý đều do các tòa án Pháp xử. Nhu cầu về pháp
luật theo kiểu của Pháp được đặt ra.
Bộ giản yếu được ban hành vào ngày 26/03/1884, nhưng vẫn quen gọi

11


là Bộ Dân luật giản yếu năm 1883 bởi trước đó có hai sắc lệnh được ban hành
vào năm 1883 liên quan tới quốc tịch, cư trú và hộ tịch.
Về phạm vi, Bộ luật này chủ yếu chỉ quy định về nhân thân. Chẳng
hạn: theo mô hình Pháp, Bộ luật này quy định người 21 tuổi có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ. Trong khi đó, Bộ luật Gia Long và tục lệ quy định người
con hay cháu trong gia đình dù ở bất kỳ tuổi nào, nếu sống chung với gia
trưởng thì phải thuộc quyền của gia trưởng và không có tài sản riêng. Nguyên
nhân không phát triển luật dân sự và luật thương mại ở Bộ luật Gia Long là
người Việt sống trong đại gia đình theo chế độ gia trưởng và ảnh hưởng của
Khổng Giáo về việc khi ông bà cha mẹ còn sống thì con cái không dám nghĩ
tới bản thân mình chứ chưa nói tới có tài sản riêng tư. Vì vậy, họ bị hạn chế
toàn Bộ tự do ý chí. Từ đó dẫn tới hệ quả là hạn chế giao lưu dân sự và không
thể góp vốn tạo lập các thương hội hoặc tự mình kinh doanh. Tuy nhiên, do
phạm vi quy định của Bộ luật dân sự giản yếu hẹp, nhiều khi các tòa án phải
áp dụng cả các quy định của Bộ luật Gia Long nên có sự mâu thuẫn về tư
tưởng và về giải pháp giữa hai Bộ luật này.
Ở Trung Kì (trừ thành phố Đã Nẵng) là đất bảo hộ nên khi xét xử, toà
án Nam Triều sẽ áp dụng luật pháp Nam Triều được ban bố thi hành ở Trung
Kì: Bộ Trung Kì pháp viện biên chế, Bộ dân luật Trung Kì, Bộ dân sự, thương
sự tố tụng Trung Kì, Bộ hình luật Trung Kì, Bộ luật tố tụng hình sự Trung Kì;
Bộ luật dân sự Trung Kỳ được ban hành từng quyển suốt từ năm 1936
tới năm 1939, song vẫn được gọi là Bộ luật dân sự Trung Kỳ năm 1936 bởi
vào năm đó, quyển thứ nhất của Bộ luật này được thông qua. Bộ luật này gần

như chép lại Bộ luật dân sự Bắc Kỳ năm 1931 với một vài sửa đổi không lớn.
Tuy nhiên, Bộ luật này cho thấy có sự thay đổi lớn về quan điểm pháp điển
hóa so với Bộ luật dân sự Bắc Kỳ năm 1931 ở chỗ Bộ luật này đã không quy
định về các hình thức thương hội trong chương nói về khế ước lập hội như Bộ

12


luật dân sự Bắc Kỳ năm 1931 để chuẩn bị cho sự ra đời Bộ luật Thương mại
(BLTM) năm 1942. Sự thay đổi này khiến cho Bộ luật này càng gần gũi với
Bộ luật dân sự Pháp.
Ở Bắc Kì (trừ hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng) là đất bảo hộ nên tại
các toà án Nam Triều ở đây cũng áp dụng luật pháp Nam Triều đã được ban bố
thi hành ở Bắc Kì: Bộ Bắc Kì pháp viện biên chế, Bộ dân luật Bắc Kì, Bộ dân
sự, thương sự tố tụng Bắc Kì, Bộ hình luật Bắc Kì, Bộ hình sự tố tụng Bắc Kì.
Bộ luật dân sự Bắc Kỳ năm 1931 được ban hành bởi Thống sứ Pháp ở
Bắc Kỳ đã xâm phạm vào quyền lập pháp của Việt Nam, theo Vũ Văn Mẫu,
vì Điều ước bảo hộ mà vua Tự Đức ký với Pháp ngày 06/06/1884 (tại Điều 10
và Điều 16) quy định Việt Nam vẫn có toàn quyền lập pháp, và viên Khâm sai
và Thống sứ chỉ có quyền hành chính chứ không có quyền lập pháp.
Bộ dân luật Bắc Kì 1931 được các nhà làm luật xác định xây dựng theo
đúng phương châm được ghi trong tờ trình của Hội đồng biên tập bản dự thảo
Bộ Dân luật cho các tòa Nam án Bắc Kì:
“Trong việc biên tập luật lệ này, đại khái chú ý không xâm phạm đến
những chế độ cốt yếu của xã hội Việt Nam, mà lại châm chước cho thích hợp
với phong tục cùng trình độ hiện thời của người dân An Nam…”
Bởi thế nên bản dự thảo Bộ Dân luật này, đã châm chước hiện tình
phong tục do Hội đồng khảo sát tục lệ đã sưu tập, nhất là thuộc về chế độ gia
đình cùng luật lệ thừa tự. Còn những điều cổ lệ cổ tục không nói đến hoặc
mập mờ không được chắc chắn, thời châm chước theo Dân luật Đại pháp.

Từ đó có thể thấy rằng nguyên tắc xây dựng cơ bản nhất của Bộ luật
này chính là việc là việc kế thừa nhiều quy định của Bộ luật Hồng Đức và Bộ
luật Gia Long, tiếp thu không ít về kĩ thuật làm luật, cơ cấu bộ luật, hình thức
pháp lí và một số nội dung của Bộ luật dân sự Napôlêông của Pháp. Điều này
tạo nên nét đặc trưng cơ bản của bộ dân luật Bắc Kì so với hai bộ luật còn lại

13


là bộ Dân luật Trung Kì và Bộ luật giản yếu Nam Kì ra đời trong cùng thời
điểm. Bởi thực chất Bộ luật Giản yếu Nam Kỳ đã sao chép một cách máy móc
Bộ luật dân sự Napoleon của Pháp nên không phản ánh thực trạng xã hội Việt
Nam và những phong tục truyền thống của người Việt, do vậy nhiều điều
khoản không phù hợp với tình hình đất nước . Còn Bộ luật dân sự Trung Kỳ
ban hành sau cùng, đã sao chép Bộ Dân luật Bắc Kỳ và có sửa đổi bổ sung
một số điều. Còn bộ Dân luật Bắc Kỳ đã bước đầu phản ảnh các tục tệ truyền
thống của người Việt Nam, và có những quy định đặc thù khác với luật các
nước phương Tây và Trung Quốc.
Nguyên nhân chính tạo nên sự kết hợp tư tưởng pháp luật phương Tây
và tư tưởng pháp luật truyền thống Việt Nam trong Bộ dân luật Bắc Kì 1931
chính là từ hoàn cảnh lịch sử của đất nước, khi Pháp đã đặt được ách đô hộ trên
đất nước ta và xây dựng hệ thống pháp luật để dễ bề cai trị. Quá trình du nhập
pháp luật phương Tây vào Việt Nam theo đoàn quân viễn chinh Pháp từ cuối
thế kỷ thứ 19 lại là một quá trình cưỡng bức. Và quá trình đó đã mang theo
nhiều tư tưởng và quy tắc pháp lý tiến bộ mang tính dân chủ, nhân văn của
phương Tây áp dụng vào việc xây dựng luật pháp ở Việt Nam. Bản chất đằng
sau sự kết hợp đó chính là sự giao thoa, tiếp biến về văn hóa chính trị pháp lý.
Luật pháp chính là một khía cạnh, một hiện tượng văn hóa theo cách
gọi của ngành văn hóa học. Và văn hóa chính trị pháp lý cũng đi theo quy luật
chung của các khía cạnh văn hóa khác, đó là có sự giao lưu tiếp biến để có

nhiều sự biến đổi phù hợp với không gian và thời gian trong từng hoàn cảnh
đất nước cụ thể.
Khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những
nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với
nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Giao lưu văn
hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó

14


có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự
phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến Bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến
văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này
luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội
sinh" và "ngoại nhập".
Vậy thì việc kế thừa các giá trị văn hóa diễn ra như thế nào?
Diễn biến của việc kế thừa văn hóa là một quá trình vô cùng phức
tạp. Tính đến nay, có khá nhiều lý luận liên quan đến diễn biến của việc kế
thừa văn hóa.
Truyền bá văn hóa là chỉ hiện tượng văn hóa được phổ biến rộng rãi
thông qua những mối liên hệ, giao lưu của nhân loại trên các lĩnh vực thương
nghiệp, chiến tranh và di cư… Chúng ta biết rằng, các dân tộc khác nhau vẫn
có một số đặc tính chung, họ có điều kiện sinh hoạt chung, có năng lực thích
ứng với hoàn cảnh, tuy phân bố trên các khu vực không có liên hệ với nhau vẫn
có thể sáng tạo ra văn hóa tương tự. Nhưng, những phát minh sáng tạo của
nhân loại, xét đến cùng không phải xuất hiện một cách dễ dàng. Với việc mô
phỏng lẫn nhau, phát minh sáng tạo là rất khó khan. Vả lại trong các hình thức
giao lưu của nhân loại, những cuộc di cư và những cuộc chiến tranh cướp đoạt
thường diễn ra. Chính điều này đã làm xuất hiện hiện tượng truyền bá văn hóa
một cách tất yếu. Bởi vậy trong quá trình diễn biến, kế thừa văn hóa, việc

truyền bá và mượn dùng văn hóa có tác dụng rất quan trọng. Căn cứ vào khu
vực, họ chia toàn Bộ văn hóa nhân loại thành một số vùng văn hóa. Sau đó, lại
phân ra thành Nền văn minh gốc như văn minh Trung Quốc, Ấn độ, Hy LạpLa Mã và nền văn minh ảnh hưởng. Sự hình thành nền văn minh ảnh hưởng là
kết quả của việc truyền bá của nền văn minh gốc. Lấy ngay khu vực Đông Á để
xét: Không thể nghi ngờ, văn hóa Trung Quốc đã có ảnh hưởng nhất định đối
với văn hóa Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Việt Nam, Campuchia.

15


Hấp thu văn hóa là hiện tượng xảy ra ngay sau khi truyền bá văn hóa.
Khi một nền văn hóa ngoại lai được tiếp nhận vào khu vực nào đó, tất nhiên
sẽ dẫn đến sự phản ứng của văn hóa bản địa. Hai nền văn hóa, sau khi trải qua
những xung đột gay gắt, kết cấu của chúng không còn giữ nguyên ở trạng thái
ban đầu. Giữa văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai xuất hiện trạng thái thẩm
thấu lẫn nhau với những ranh giới mờ nhạt, cuối cùng trải qua sự điều chỉnh
hữu thức và vô thức của toàn xã hội, một nền văn hóa mới – tổng hợp ra đời,
không phải văn hóa bản địa cũng chẳng phải văn hóa ngoại lai, lại vừa là văn
hóa bản địa vừa là văn hóa ngoại lai. Từ đó có thể thấy, một quá trình hấp thu
văn hóa hoàn chỉnh phải trải qua bốn giai đoạn lớn là truyền bá văn hóa, xung
đột văn hóa, dung hợp văn hóa và đổi mới văn hóa.
Lịch sử đã chứng kiến nhiều sự tiếp nhận pháp luật nước ngoài ở tất cả
các châu lục. Chẳng hạn, Bộ luật dân sự Napoleon 1804 của người Pháp đã
được phát triển từ sự vay mượn nhiều quy tắc pháp lý của luật La mã (Roman
law) để rồi sau đó, nhiều nước châu Âu lại vay mượn Bộ luật nổi tiếng này để
xây dựng hệ thống pháp luật dân sự của mình [38, tr.98-111]. Trong thế kỷ
18-19, pháp luật châu Âu đã theo các đoàn quân viễn chinh của đế quốc Anh,
Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đến “cắm rễ” ở các châu lục khác.
Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi mà hầu hết các thuộc địa đã chịu ảnh
hưởng sâu sắc của pháp luật châu Âu. Hệ thống pháp luật kiểu Anh (English

law) đã trở thành hình mẫu pháp luật của các thuộc địa Anh như: Mỹ, Úc,
Singgapor, Ấn Độ,… để có hệ thống common law (thông luật) như hiện nay.
Những cuộc xâm lược, chiếm đóng đã đưa đến sự cấy ghép pháp luật cưỡng
bức vào quốc gia tiếp nhận.
Song, thế giới cũng chứng kiến những sự tiếp nhận pháp luật nước
ngoài một cách tự nguyện để phát triển. Nhật Bản là một ví dụ điển hình về sự
vay mượn rất thành công pháp luật nước ngoài. Từ thời Minh Trị duy tân cuối

16


thế kỷ 19, người Nhật đã học tập và vay mượn pháp luật của người Pháp,
người Đức, người Mỹ. Chúng ta có thể thấy “hình dáng” truyền thống pháp
luật của cả civil law (dân luật) và common law (thông luật) của Pháp, Đức,
Hoa Kỳ trong hệ thống pháp luật hiện hành của Nhật Bản. Sự tiếp nhận pháp
luật thành công của người Nhật được coi là một trong các yếu tố tạo nên sự
phát triển thần kỳ của đất nước này trong hơn một thế kỷ qua.
Nếu văn hoá pháp lý là những giá trị tốt đẹp mà pháp luật tạo ra từ quá
trình đấu tranh sinh tồn và phát triển của con người và được chọn lọc qua thời
gian thì ở Việt nam, văn hoá pháp lý gắn liền với với quá trình hình thành,
phát triển và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống mang đặc sắc Việt nam.
Trong quá trình hội nhập và phát triển, văn hoá nói chung và văn hoá pháp lý
nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng để chúng ta hoà nhập mà không bị
hoà tan, vừa bảo tồn được các giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa tiếp thu có
chọn lọc những tinh hoa của văn hoá thế giới để hình thành một nền văn hoá
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá
VIII đã xác định: “Các nhân tố văn hoá phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và
xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, kỷ cương…
biên thành nguồn nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển”. Sự hình thành
của các yếu tố văn hoá, trong đó có văn hoá pháp lý ra trong thời gian rất dài

và phức tạp với cả những yếu tố khách quan và chủ quan.
Dân tộc Việt nam ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành
của nền văn minh sông Hồng với đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp và
canh tác lúa nước là chủ yếu. Để tồn tại và phát triển, người Việt cổ đã lựa
chọn những yếu tố có lợi và tìm cách thích nghi với những điều kiện khắc
nghiệt và qua đó tạo ra sắc thái riêng trong các hoạt động sinh hoạt sản xuất,
chiến đấu, tín ngưỡng… hình thành nên truyền thống của người Việt. Kể cả
sau này, trong sự nghiệp mở mang đất nước về phía nam, người Việt vẫn
mang theo những yếu tố văn hoá truyền thống này.

17


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam đã chứng kiến những sự tiếp
nhận pháp luật nước ngoài quy mô lớn, khi bị cưỡng ép, khi thì tự nguyện.
Trước hết, là sự tiếp nhận pháp luật Trung Hoa trong lịch sử của các triều đại
phong kiến Việt Nam. Sau một ngàn năm bị cai trị bởi người láng giềng
khổng lồ có nền văn minh lâu đời, việc tiếp nhận pháp luật phong kiến Trung
Hoa, hệ tư tưởng và các quy tắc pháp luật Trung Hoa vào Việt Nam của các
triều đại phong kiến nước ta cũng là điều dễ hiểu [29, tr.3-16].
Cha ông chúng ta đã học lấy cái hay, gạn cái dở và sáng tạo thêm để làm
cho sự tiếp nhận đó phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Bộ luật Hồng
Đức của nhà Lê, một bộ luật đậm đà bản sắc Việt Nam, được các nhà nghiên
cứu nước ngoài đánh giá cao, đã được thiết kế khác với người Trung Quốc. Có
6 chương trong tổng số 13 chương của nó khác với luật Trung Hoa, và chỉ có
314 trong tổng số 722 điều của bộ luật này được tiếp nhận và cấy ghép từ bộ
luật nhà Đường và nhà Minh [24, tr.3]. Sự vay mượn pháp luật phong kiến và
lý thuyết cai trị của người Trung Quốc để xây dựng đất nước của cha ông ta là
một sự lựa chọn tỉnh táo và rất khoa học. Bởi lẽ, gần như cả thế giới đều phải
thừa nhận rằng, nền văn minh Trung Hoa đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử và

có nhiều tính trội, tính ưu việt so với nhiều quốc gia khác.
Sự tiếp nhận đó là một yếu tố giúp các triều đại phong kiến Việt Nam
lớn mạnh, đủ sức đánh bại các cuộc xâm lăng của chính người Trung Hoa và
mở mang bờ cõi xuống phía nam.
Luật pháp Việt Nam, qua quá trình biến đổi cũng đã có sự hấp thu
những nền văn hóa pháp luật lớn ở trên thế giới.
Đó là sự học tập tiếp thu phương pháp làm luật và các chế định pháp
luật nổi tiếng từ những Bộ luật lớn của Trung Quốc. Như sự học tập rất sáng
tạo của Đại Việt ở thời kì nhà Hậu Lê với Bộ “Quốc Triều Hình Luật” từ Bộ
“Đường Luật sớ nghị” thời kì nhà Đường ở Trung Quốc. Hay là sự tiếp thu

18


từ Bộ “Đại Thanh luật lệ” thời kì nhà Thanh để làm nên Bộ luật “Hoàng Việt
luật lệ” ở thời kì nhà Nguyễn. Sự học tập này, qua truyền thống lâu dài, kết
hợp với cơ sở tư tưởng “nội sinh” trong văn hóa dân tộc như: tư tưởng yêu
nước và tư tưởng pháp lí làng xã đã khiến văn hóa chính trị pháp lí Trung
Quốc khi vào Việt Nam không phải là sự học tập một cách y nguyên, sao
chép mà là sự tiếp thu chọn lọc và sáng tạo. Tình yêu nước và truyền thống
tư tưởng làng xã đã trở thành những chất khúc xạ để bất kì tư tưởng ngoại lai
nào vào Việt Nam cũng bị biến đổi cho phù hợp với văn hóa chính trị pháp
của nước ta. Vì vậy dần lâu đời, tư tưởng chính trị pháp lí của Trung Quốc
được tiếp thu, biến đổi cho phù hợp với người Việt, qua hàng nghìn năm trở
thành văn hóa chính trị pháp lí của Việt nam mà vẫn mang rất nhiều nét
riêng biệt của nó.
Trong lịch sử tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, các nhà nước phong
kiến ở Việt Nam đã nhận thức được vai trò của luật pháp và quan tâm, đầu tư
cho việc ban hành pháp luật.
Trong đó, các Bộ luật: Quốc triều Hình luật (thời Trần) và Hoàng Việt

Luật lệ (gòn gọi là Bộ luật Gia Long - Thời Nguyễn) là những Bộ luật phong
kiến tiêu biểu nhất được xây dựng và ban hành trong lịch sử Việt Nam (từ thế
kỷ XI đến thế kỷ XIX).
Thời Lê (hay còn gọi là thời Hậu Lê, bao gồm cả giai đoạn Lê sơ và Lê
Trung Hưng – là một trong những thời kì có vị trí đặc biệt trong lịch sử hình
thành và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Triều Lê là triều đại có
lịch sử tồn tại lâu dài trong lịch sử. Trong thời gian đó, triều Lê đã trải qua
biết bao thăng trầm và thay đổi về chính trị.
Theo các cứ liệu lịch sử, trong lịch sử lập pháp Việt Nam, Hình thư là
Bộ luật quốc gia thành văn đầu tiên, được ban hành dưới thời nhà Lý. Đại
Việt sử ký toàn thư chép:

19


Năm 1042, Lý Thái Tông sai quan trung thư san định lệnh, châm chước
những điều thời thế thông dụng, xếp thành môn loại, biên rõ điều mục, làm
thành riêng quyển Hình thư một triều đại, để cho người xem dễ biết. Sách làm
xong, chiếu ban ra cho thi hành. Dân đều lấy làm tiện [31, tr.269, 270].
Việc ban hành Bộ luật Hình thư được đánh giá là một cột mốc quan
trọng trong lịch sử lập pháp ở Việt Nam. Về mặt văn bản, Bộ luật này không
còn bản gốc [12, tr.73], nhưng nội dung của nó còn được ghi chép lại trong sử
cũ. Căn cứ vào những ghi chép trong sách Đại Việt sử ký toàn thư thì Hình thư
là một sưu tập luật lệ có tính pháp điển. Về quy mô, theo Phan Huy Chú trong
Lịch triều hiến chương loại chí, Hình thư gồm 3 quyển. Về nội dung, qua
những ghi chép còn lại trong sử cũ, Bộ luật có những quy định về tổ chức của
triều đình, quân đội và hệ thống quan lại; quy định biện pháp trừng trị đối với
những hành vi nguy hiểm cho xã hội; quy định một số vấn đề về sở hữu và mua
bán đất đai, tài sản; quy định về thuế... Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu,
Bộ luật Hình thư được ban hành để khẳng định quyền lợi, địa vị của nhà nước

phong kiến và giai cấp quý tộc quan liêu, đồng thời là công cụ để ổn định xã
hội, giữ gìn kỷ cương, bảo vệ sản xuất nông nghiệp [32, tr.272-273].
Kế thừa và phát triển tư duy lập pháp từ Thời Lý, nhà nước Việt Nam
dưới thời Trần tiếp tục quan tâm đến vấn đề xây dựng pháp luật. Từ năm
1226, ngay sau khi Trần Cảnh lên ngôi, nhà Trần đã định các điều luật lệnh và
tiếp tục bổ sung vào các năm 1230, 1244. Trên cơ sở đó, năm 1341, vua Trần
Dụ Tông đã sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu soạn ra Bộ Quốc
triều hình luật (còn gọi là Hình thư) [32, tr.361]. Về nội dung, ngoài việc kế
thừa những quy định có từ thời Lý, Bộ luật Hình thư của thời Trần đã có
những bổ sung và điều chỉnh nhất định, đặc biệt là những quy định về hình
phạt, thủ tục tố tụng và chế độ tư hữu đất đai, tài sản. Việc ban hành Bộ Hình
thư của nhà Trần cũng là dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của
pháp luật Việt Nam.

20


Bộ luật cổ quan trọng thứ ba trong lịch sử lập pháp Việt Nam là Quốc
triều Hình luật (hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức), được ban hành dưới thời
Lê Thánh tông năm 1483, trên cơ sở sưu tập tất cả các điều luật, các văn bản
pháp luật đã ban bố và thi hành trong các đời vua trước, được sửa chữa, bổ
sung và san định lại cho hoàn chỉnh. Căn cứ vào bản in chữ Hán hiện còn
được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội (hiệu A.341), đã được
Viện Sử học và Nhà xuất bản Pháp lý phối hợp dịch ra chữ quốc ngữ và ấn
hành năm 1991, thì Bộ luật gồm 722 điều, chia thành 12 chương, 6 quyển. Về
nội dung, ngoài những quy định chung, Bộ luật đã dành từng chương để quy
định các vấn đề cụ thể thuộc nhiều ngành luật (theo cách phân loại hiện nay)
như: hành chính, hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, tố tụng... Theo đánh giá
của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước “Quốc triều hình luật là thành
tựu có giá trị đặc biệt quan trọng trong lịch sử pháp luật Việt Nam” [25, tr.1].

Được ban hành trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của chế độ phong kiến
trung ương tập quyền, Quốc triều hình luật không chỉ là Bộ luật chính thức
của Việt Nam dưới thời Lê Sơ, mà còn được các triều đại khác sau này sử
dụng cho đến hết thế kỷ XVIII [33, tr.159].
Sau khi triều Lê suy yếu,Việt Nam rơi vào tình trạng nội chiến kéo dài
suốt 3 thế kỷ, cho đến khi Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn năm 1802. Để
củng cố chế độ phong kiến, bảo vệ quyền lực vương triều và ổn định xã hội
sau một thời gian dài biến động, ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã lập
tức sai quần thần biên soạn một Bộ luật mới. Năm 1815, Bộ Hoàng Việt Luật
lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long) đã được ban hành. Theo bản dịch từ bản khắc
in chữ Hán, Hoàng Việt Luật lệ gồm 398 điều, chia thành 22 quyển. Các điều
luật được phân loại và sắp xếp theo 6 lĩnh vực, tương ứng với nhiệm vụ của 6
Bộ, gồm các nội dung chính như: quy định về tổ chức nhà nước và hệ thống
quan lại (lại luật); quy định về tội danh và hình phạt (hình luật); quy định về

21


×